BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ngành: Quản trị Kinh Doanh
NGUYỄN NGỌC HIẾU
Hà Nội-2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ngành: Quản trị Kinh Doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên:
Nguyễn Ngọc Hiếu
Người hướng dẫn:
PGS,TS Nguyễn Văn Thoan
Hà Nội-2020
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ............................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI NGHĨA ....................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 ........................................................................................................... 5
1.1
xã hội
Khái quát về Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến
......................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0 ............................... 5
1.1.2. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh doanh .... 6
1.1.3. Tác động của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đến các Chính phủ7
1.1.4. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến con người ....... 9
1.1.5. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 định hình cho tương lai ............... 9
1.2
Những cơng trình nghiên cứu khoa học về Cách mạng Công
nghiệp 4.0 tại Việt Nam ................................................................................... 10
1.2.1. Cách mạng Công nghiệp 4.0: Một số đặc trưng, tác động và
hàm ý chính sách cho Việt Nam của Tiến Sĩ Nguyễn Thắng. .................... 10
1.2.2. Chính sách thúc đẩy cách mạng cơng nghiệp 4.0 tại Trung
Quốc và ngụ ý cho Việt Nam. ...................................................................... 12
1.3
Khái niệm về những nền tảng Công nghệ tiêu biểu của Cách mạng
Công nghiệp 4.0 ............................................................................................... 14
1.3.1. S.M.A.C.................................................................................... 14
1.3.2. Khái niệm Trí thơng minh nhân tạo AI ................................. 16
1.3.3. Khái niệm về Internet vạn vật-IoT ......................................... 19
1.3.4. Khái niệm Blockchain ............................................................. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 ......................................................................................................... 22
2.1
Thực trạng đầu tư và ứng dụng của ngành Công nghệ thông tin
của Việt Nam với Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 .................................... 22
2.1.1. Thực trạng chính sách đầu tư cho phát triển ngành Công nghệ
Thông tin tại Việt Nam qua các chỉ số và bộ chỉ số .................................... 22
2.1.1.1. Mối quan hệ giữa chi phí Cơng nghẹ thơng tin và truyền
thơng với chỉ số sẵn sang kết nối mạng của Việt Nam ........................... 22
2.1.1.2. Chỉ số tích hợp phát triển Bưu chính (Integrated Index for
Postal Development) ................................................................................ 24
2.1.1.3. Chỉ số phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông
(ICT Development Index) IDI ................................................................. 25
2.1.1.4. Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (Global
Cybersecurity Index-GCI) ....................................................................... 29
2.1.1.5. Bộ chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EDGI) ............... 31
2.1.2. Thực trạng ứng dụng những nền tảng Công nghệ thông tin tiêu
biểu của cuộc Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam .................. 35
2.1.2.1. Thực trạng ứng dụng của S.M.A.C vào các doanh nghiệp
của Việt Nam ........................................................................................... 35
2.1.2.2. Thực trạng nghiên cứu và ứng dụng trí thơng minh nhân
tạo tại Việt Nam ....................................................................................... 36
2.1.2.3. Những ứng dụng của Internet vạn vật vào đời sống tại Việt
Nam
........................................................................................... 38
2.1.2.3.1. Ứng dụng Nhà thông minh ........................................ 38
2.1.2.3.2. Ứng dụng các thiết bị đeo thông minh ...................... 38
2.1.2.3.3. Ứng dụng những chiếc ô tô tự lái .............................. 39
2.1.2.3.4. Ứng dụng vào Internet công nghiệp.......................... 39
2.1.2.3.5. Ứng dụng vào thành phố thông minh ....................... 40
2.1.2.4. Thực trạng ứng dụng Blockchain tại Việt Nam .............. 41
2.2
Những cơ hội từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với ngành Công
nghệ thông tin tại Việt Nam ............................................................................ 43
2.2.1. Cơ hội từ những đường lối, chính sách của Chính phủ dành
cho Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 ................................................................. 44
2.2.2. Cơ hội từ những thành quả sau hội nhập của Việt Nam với thế
giới
.................................................................................................. 45
2.2.3. Cơ hội từ sự đầu tư dành cho hạ tầng viễn thông của Việt Nam
.................................................................................................. 46
2.2.4. Cơ hôi từ việc tham gia Cách mạng Công Nghiệp 4.0 của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. ............................................................................ 48
2.3
Những thách thức của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với ngành
Công nghệ thông tin của Việt Nam ................................................................. 49
2.3.1. Thách thức từ các yếu tố ngoài ngành chưa sẵn sang cho Cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0 ........................................................................ 49
2.3.2. Thách thức từ các yếu tố trong ngành Công nghệ Thông tin đối
với Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam............................................ 56
2.3.2.1. Thách thức từ việc thiếu hụt nguồn nhân lực Công nghệ
thông tin tại Việt Nam ............................................................................. 56
2.3.2.2. Thách thức từ chất lượng nguồn nhân lực Công nghệ thông
tin
........................................................................................... 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 ......................................................................................................... 60
3.1
Giải pháp từ cơ hội từ những đường lối, chính sách của Chính phủ
dành cho Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 ........................................................... 60
3.1.1. Nâng cao hiệu quả trong hoạch định chính sách, quyết định của
Chính Phủ .................................................................................................. 60
3.1.2. Nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách, nghị quyết của
Chính Phủ về Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 ................................................ 63
3.2
Giải pháp nâng cao cơ hội từ những thành quả sau hội nhập của
Việt Nam với thế giới dành đối với ngành Công nghệ thông tin. .................. 64
3.3
Giải pháp nâng cao cơ hội từ sự đầu tư dành cho hạ tầng viễn
thông của Việt Nam. ........................................................................................ 67
3.4
Giải pháp nâng cao cơ hôi từ việc tham gia Cách mạng Công
Nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ................................................ 69
3.5
Giải pháp cho thách thức từ việc thiếu hụt nguồn nhân lực Công
nghệ thơng tin tại Việt Nam ............................................................................ 70
3.5.1. Vai trị của các chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân
lực Cơng nghệ thơng tin của Nhà Nước ...................................................... 70
3.5.2. Vai trị của doanh nghiệp trong việc khuyến khích phát triển
nguồn nhân lực Công nghệ thông tin .......................................................... 71
3.6
Giải pháp cho thách thức từ chất lượng nguồn nhân lực Công nghệ
thông tin. ....................................................................................................... 73
3.6.1. Đẩy mạnh tìm kiếm đào tạo nguồn nhân lực. ........................ 74
3.6.2. Tuyển mộ nhân lực chất lượng cao từ cộng đồng Việt Kiều. 75
3.6.3. Đẩy mạnh phát triển hệ thống nghiên cứu triển khai............ 76
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 81
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS, TS Nguyễn Văn Thoan. Các số liệu, những kết luận
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hồn tồn trung thực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên
Nguyễn Ngọc Hiếu
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục hình vẽ, sơ đồ:
1. Hình 2.1: Quan hệ giữa chi phí cho CNTT&TT (% theo GDP) với chỉ số sẵn
sàng nối mạng (2018-2019)
2. Hình 2.2: Top 3 quốc gia có chỉ sô sẵn sàng nối mạng (NRI) cao nhất xếp theo
nhóm thu nhập.
3. Hình 2.3: Bảng xếp hạng chỉ số tích hợp phát triển bưu chính khu vực Đơng
Nam Á.
4. Hình 2.4. Ba giai đoạn phát triển hướng tới một xã hội thơng tin theo ITU.
5. Hình 2.5. Khung chỉ số Phát triển CNTT&TT của ITU.
6. Hình 2.6. Ba thành phần của bộ chỉ số Phát triển chính phủ điện tử.
7. Hình 2.7. Biểu đồ đánh giá Phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam theo
Liên hợp quốc.
8. Hình 2.8. Lợi ích thu được từ AI vào năm 2030 của các khu vực trên thế giới.
9. Hình 2.9: Đánh giá năng lực cạnh tranh 4.0 của các nước ASEAN.
10. Hình 2.10: Đánh giá tiềm năng sản xuất CMCN 4.0 của các nước ASEAN.
11. Hình 3.1: Quy trình đề xuất xây dựng khung chương trình ĐT CNTT.
Danh mục bảng biểu:
1. Bảng 2.1: Đánh giá CNTT &TT qua các chỉ số (2018-2019).
2. Bảng 2.2: Kết quả đánh giá, xếp hạng về Phát triển CNTT&TT của Việt Nam
của ITU.
3. Bảng 2.3: Hiện trạng điểm số và thứ hạng CGI của Việt Nam năm 2014 và
2018
4. Bảng 2.4: Kết quả đánh giá Phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam theo
Liên hợp quốc.
5. Bảng 2.5. Uớc tính về nhu cầu và quy mô thị trường AI.
6. Bảng 2.6: So sánh tổng chi cho R&D của Việt Nam và một số quốc gia.
7. Bảng 2.7: Ứng dụng các cơng nghệ điển hình của CMCN 4.0 tại các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI NGHĨA
Số thứ
tự
1
Từ viết tắt
Nghĩa Tiếng Anh
CMCN 4.0
2
CNTT-TT
3
4
CNTT
DNNVV
5
KH&CN
6
7
8
ATTT
TCTK
Viện NCQLKTTW
9
10
UBND
CEO
11
12
13
AI
IoT
IaaS
14
GDP
15
CBRE Vietnam
16
IIoT
17
18
Blockchain
Byzantine
19
IBL
Infinity Blockchain
Labs
20
VBC
21
VECOM
Việt Nam blockchain
country
Vietnam E-commerce
Association
Chief Executive
Office
Artificial Intelligence
Internet of Things
Infrastructure as a
service
Gross domestic
product
Viet Nam
Commercial Real
Estate Services
Industrial Internet of
Thing
Blockchain
Byzantine
Nghĩa Tiếng Việt
Cách
mạng
Công
nghiệp 4.0
Công nghệ thông tintruyền thông
Công nghệ thơng tin
Doanh nghiệp nhỏ và
vừa
KHoa học và Cơng
nghệ
An tồn thơng tin
Tổng cục Thống kê
Viện Nghiên cứu Quản
lý kinh tế Trung ương,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ủy ban nhân dân
Giám đốc điều hành
Trí thơng minh nhân tạo
Internet vạn vật
Cơ sở hạ tầng như một
dịch vụ
Tổng sản phẩm nội địa
Dịch vụ Bất động sản
Thương mại Việt Nam
Internet vạn vật Cơng
nghiệp
Chuỗi khối
Bài tốn các vị tướng
Byzantine
Công ty nghiên cứu và
phát triển Infinity
Blockchain Labs
Dự án Việt Nam
blockchain country
Hiệp hội Thương mại
Điện tử Việt Nam
22
VBS
23
WTO
24
25
TMĐT
ASEAN
26
ICT
27
IDI
28
UPU
29
ITU
30
GCI
31
EDGI
32
GCA
33
DAI
34
R&D
35
FDI
36
37
WB
CDIO
38
ABET
39
ISDN
40
41
IP
ATM
Vietnam Blockchain
Submmit
Word Trade
Organization
Association of
Southeast Asian
Nations
Information and
Communications
Technology
ICT Development
Index
Universal Postal
Union
International
Telecommunication
Union
Global Cybersecurity
Index
E-Government
Development Index
Global Cybersecurity
Agenda
Digital Adoption
Index
Research and
development
Foreign Direct
Investment
Word Bank
Conceive – Design –
Implement – Operate
Accreditation Board
for Engineering and
Technology
Integrated Services
Digital Network
Internet Protocol
Asynchronous
Transfer Mode
Diễn đàn Vietnam
Blockchain Summit
Tổ chức thương mại thế
giới
Thương mại điện tử
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
Công nghệ Thông tin và
Truyền thông
Chỉ số phát triển Cơng
nghệ thơng tin và
Truyền thơng
Liên minh Bưu chính
Thế giới
Liên minh viễn thơng
quốc tế
Chỉ số an tồn, an ninh
mạng tồn cầu
Bộ chỉ số phát triển
chính phủ điện tử
Chương trình nghị sự
về an ninh mạng tồn
cầu
Chỉ số Chấp nhận Cơng
nghệ tồn cầu
Nghiên cứu và phát
triển
Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Ngân hàng Thế Giới
Nhận thức - Thiết kế Thực hiện - Vận hành
Ban Cơng nhận Kỹ
thuật và Cơng nghệ
Mạng số tích hợp đa
dịch vụ
Giao thức Internet
Giao thức truyền thông
42
PMP
43
PMI
Project Management
Professional
Project Management
Insitute
Chứng chỉ chuyên gia
quản trị dự án
Viện Quản lý dự án
Tóm tắt kết quả luận văn
Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình phát triển ngành CNTT tại Việt Nam giai đoạn gần đây.
Nghiên cứu các khái niệm mới của CMCN 4.0
Phân tích và làm rõ những thành tựu của ngành CNTT đã đạt được và cáchạn
chế cịn tồn tại để ngành CNTT có thể đón đầu được những đổi mới của cuộc
CMCN 4.0.
Đưa ra giải pháp cho những hạn chế và thách thức mà ngành CNTT có thể
phải đối mặt khi tham gia vào CMCN 4.0
Những đóng góp mới của luận văn
Dựa vào các mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu, những đóng góp của luận văn
bao gồm:
Tổng hợp những đánh giá dựa trên các chỉ số của ngành CNTT của Việt Nam
theo các diễn đàn quốc tế những năm gần đây.
Sự phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam trong những năm gần đây ln
được đánh giá có sự phát triển nhanh và hiệu quả. Qua những kết quả từ số
liệu đã thu thập được nghiên cứu đã chỉ ra được những điểm cần cải thiện cho
ngành CNTT để có thể bước vào cuộc đua CMCN 4.0.
Qua đánh giá thực trạng của ngành CNTT hiện nay khi bước vào cuộc CMCN
4.0 cũng như những ứng dụng của CMCN 4.0 trong đời sống, nghiên cứu đã
đề xuất một vài giải pháp để có thể thúc đẩy việc ứng dụng thành tưu CMCN
4.0 nhằm thúc đẩy nền kinh tế của nước ta.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong vòng mười năm trở lại đây, cụm từ Cách mạng công nghiệp 4.0 đang
được nhắc đến rất nhiều từ cấp Nhà nước, đến doanh nghiệp và trường đại học, như
một thách thức và cơ hội để phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực kinh tế.
Trong ngành CNTT, Việt Nam đang là điểm đến ưa thích của các công ty công nghệ
lớn trên thế giới về lĩnh vực gia công phần mềm cũng như lắp ráp các mặt hàng điện
tử do lơi thế nguồn nhân công giá rẻ cũng như những chính sách ưu đãi đầu tư của
Nhà nước dành cho doanh nghiệp nước ngồi. Chính nhờ có những sự đầu tư đó mà
trong những năm gần đây là CNTT đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sự tăng trưởng của ngành CNTT thể hiện qua
cáo của lĩnh vực CNTT và Truyền Thông năm 2019, tổng doanh thu đạt mức 112,350
tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2018.
Tuy nhiên đứng trước sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của CMCN 4.0,
tất cả những ngành kinh tế của Việt Nam đều cần phải có những đổi mới trong ứng
dụng những thành quả mà CMCN 4.0 mang lại nếu như khơng muồn bị tụt hậu lại
phía sau. Trong một thế giới số của thế kỉ 21, những cơ hội để tạo nên bước ngoặt
cho sự phát triển nằm ở việc nắm bắt thật nhanh những nền tảng công nghệ mới và
đưa vào ứng dụng trong thực tiễn một cách nhanh nhất, tuy nhiên để có thể thực hiện
hóa điều đó, có rất nhiều thách thức và rủi ro cần phải vượt qua. Nếu làm được điều
này, Việt Nam sẽ khơng bị tụt hậu lại phía sau với cuộc chơi về CMCN 4.0 so với
các nước khác trên Thế Giới.
Chính vì thế mà ngành CNTT gặp phải những thác thức không hề nhỏ trong
việc đáp ứng nhu cầu vừa đổi mới vừa phải là ngành đi tiên phong ứng dụng những
nền tảng công nghệ mới. Ngành CNTT Việt Nam được coi là nước có ưu thế về gia
cơng phần mềm do đội ngũ nhân công giá rẻ với tay nghề ở mức khá. Tuy nhiên, với
những nền tảng công nghệ mới của CMCN 4.0 tay nghề của những kỹ sư CNTT tại
Việt Nam lại chưa đánh giá cao. Nếu như khơng có những thay đổi nhằm giữ được
lợi thế cạnh tranh này, sẽ rất khó khăn cho việc giữ được sự tăng trưởng của ngành
2
trong tương lai. Tuy nhiên, những cơ hội mới được mở ra cho sự phát triển của ngành
CNTT cũng là rất lớn nếu như có thể ứng dụng và làm chủ được những nền tảng công
nghệ của CMCN 4.0. Từ việc có thể giữ được lợi thế cạnh tranh, đến việc nắm bắt cơ
hội phát triển ngành nhằm thoát khỏi việc chỉ đi gia công phần mềm cho các khách
hàng trên thế giới mà có thể phát triển được những sản phẩm mang thương hiệu của
Việt Nam và bán ra thế giới.
Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Cơ hội, thách
thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành Công nghệ thông tin” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Đối với những ảnh hưởng của CMCN 4.0 đối với Việt Nam, đã có một vài nghiên
cứu tiêu biểu như sau:
Tiến Sĩ Nguyễn Thắng (2016), CMCN4: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý
chính sách cho Việt Nam, đăng tải trên trang web Ngoại giao kinh tế trực tuyến- Bộ
Ngoại Giao đã chỉ ra những thách thức với những ngành kinh tế trọng điểm của Việt
Nam trước CMCN 4.0.
Tác giả Lý Hồng Bách(2018), Chính sách thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0
tại Trung Quốc và ngụ ý cho Việt Nam, đăng tải trên trang web Trung tâm thông tin
và dự bá kinh tế-xã hội - Bộ kế và đầu tư, là một nghiên cứu về những chính sách
dành cho CMCN 4.0 tại Trung Quốc và những điều mà Việt Nam cần học tập cho
CMCN 4.0 tại Việt Nam.
PGS, TS Từ Thúy Anh (2020), Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển
nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia thuộc
Chương trình Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Đây là cơ sơ nghiên cứu khoa học để phát
triển nguồn nhân lực Việt Nam, tiền để cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2021-2030.
3
Ngồi ra, có rất nhiều bài báo được đăng trên các tạp trí của Bộ TT&TT, Bộ Tài
Ngun Mơi Trường, Bộ Giáo dục và đào tạo, Học viên Cảnh sát Nhân dân v.v.. bàn
luận về những điều mới mẻ mà CMCN 4.0 mang lại. Cùng với đó là những cơ hội và
thách thức với các ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nghiên cứu cụ thể nào về cơ hội, thách thức của
CMCN 4.0 đối với ngành CNTT nên đề tài vẫn sẽ có tính thực tiễn cao.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Dưới góc độ kinh tế, đề tài của tác giả nghiên cứu những cơ hội và thách thức của
ngành CNTT tại Việt Nam với quan trò là một ngành quan trọng trong việc đón đầu
CMCN 4.0 cho các ngành nghề khác của nền kinh tế.
3.2. Phạm vị nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tính từ mốc thời gian năm 2010 trở lại đây vi trong khoảng
thời gian này, CNTT đã trở thành nền kinh tế mũi nhọn, đóng góp khơng nhỏ cho sự
phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, với đặch thù là một ngành có tốc độ phát triển
nhanh và rộng lớn, luận văn sẽ khơng xem xét đánh giá dưới góc nhìn kĩ thuật mà sẽ
tập trung vào phân tích các chỉ số phát triển trong những năm qua để có một cái nhìn
tổng quan về những cơ hội và thách thức của ngành CNTT cới CMCN 4.0.
3.3. Mục đích của nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là chỉ ra những cơ hội và thách thức của ngành CNTT
của Việt Nam trên các số liệu thống kê, các chỉ số phát triển về hạ tầng cũng như thực
trạng của ngành CNTT Việt Nam. Qua đó, đưa ra những giải pháp phát huy những
cơ hội và ứng phó với những thách thức của ngành CNTT trước CMCN 4.0.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định tính: thơng qua mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các
lý thuyết liên quan đến cuộc CMCN 4.0, các dường lối, chính sách của Nhà nước với
ngành CNTT, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội và thách thức của ngành CNTT đối
với cuộc CMCN 4.0.
4
Phương pháp xử lý thông tin: Nghiên cứu cũng tổng hợp, phân tích các bản báo
cáo hàng năm ICT Việt Nam Index nhằm đánh giá thực trạng ngành CNTT, kết hợp
với các đánh giá từ Tổng cục Thống kê, Bộ TT & TT, Bộ Công Thương, Bộ Khoa
học và Công nghệ cùng với sự đánh giá từ các tổ chức nước ngoài như Diễn đàn Kinh
tế Thế Giới.
Phương pháp phân tích định lượng: dựa vào những số liệu đã thu thập được từ
các tổ chức, diễn đàn thế giới, so sánh các chỉ số của Việt Nam so với các nước trên
Thế giới về độ sẵn sàng về CMCN 4.0
5. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Luận văn tập trung vào các khía cạnh sau:
Hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển CNTT, ứng dụng
CMCN 4.0 ở Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNTT Việt Nam với những công
nghệ mới mà CMCN 4.0 mang lại. Chỉ ra những cơ hội, thách thức của
CMCN 4.0 đồng thời đưa ra các vấn đề cần giải quyết nhằm thúc đẩy sự
phát triển CMCN 4.0 với ngành CNTT tại Việt Nam.
Đưa ra một số giải pháp cơ bản để thực hiện.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: lý thuyết chung về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Chương 2: thực trạng, cơ hội và thách thức của ngành công nghệ thông tin
việt nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Chương 3: giải pháp cho những cơ hội, thách thức của ngành công nghệ
thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0
1.1 Khái quát về Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến xã hội
1.1.1. Khái niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0
Chúng ta đang cận kề cuộc cách mạng công nghệ thay đổi cách sống, làm việc
và tác động nhau. Xét trên quy mô, phạm vi và sự phức tạp, sự biến đổi sẽ không
giống như bất cứ điều gì ta đã trải qua trước đây. Chúng ta chưa thể dự đoán hết được
sự thay đổi to lớn mà nó sẽ mang lại, nhưng có một điều rõ ràng: cách đối phó với
cuộc cách mạng phải mang tính tích hợp và tồn diện, có sự tham gia của tất cả các
bên liên quan từ chính thể tồn cầu, đến khu vực công và tư nhân.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã sử dụng năng lượng nước và hơi
nước để cơ giới hóa sản xuất. Lần thứ hai sử dụng năng lượng điện để tạo ra sản xuất
hàng loạt. Lần thứ ba sử dụng công nghệ điện tử và thơng tin để tự động hóa sản xuất.
Giờ đây, một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được xây dựng trên nền
tảng cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã xảy ra từ giữa
thế kỷ trước. Nó được đặc trưng bởi sự hợp nhất của các cơng nghệ đang xóa nhòa
ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Có ba lý do tại sao ngày nay các biến đổi không chỉ đơn thuần là sự kéo dài của
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba mà là sự xuất hiện của cuộc cách mạng công
nghiệp thứ tư mang tính đột phá về tốc độ biến đổi, phạm vi và tác động. Khi so sánh
với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng lần thứ tư đang phát
triển theo cấp số nhân chứ không phải là một tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá
vỡ hầu hết mọi ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những
thay đổi này báo trước sự biến đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Hàng tỷ người được kết nối bằng thiết bị di động, với sức mạnh xử lý chưa từng
có, khả năng lưu trữ và truy cập vào kiến thức là không giới hạn. Và những khả năng
này sẽ được nhân lên nhờ những đột phá cơng nghệ mới nổi trong các lĩnh vực như
trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, xe tự trị, in 3-D, công nghệ nano, công nghệ
sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và điện toán lượng tử.
5
6
Đã có trí tuệ nhân tạo có ở quanh ta, từ xe hơi tự lái và thiết bị bay không người
lái đến trợ lý ảo và phần mềm dịch hoặc đầu tư. Những tiến bộ ấn tượng đã được thực
hiện trong AI trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi sự gia tăng theo cấp số
nhân của sức mạnh tính tốn và bởi lượng dữ liệu khổng lồ, từ phần mềm được sử
dụng để khám phá các loại thuốc mới đến thuật toán được sử dụng để dự đoán lợi thế
văn hóa của chúng ta.
1.1.2. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh doanh
Trên tất cả các ngành cơng nghiệp, có bằng chứng rõ ràng rằng các công nghệ
làm nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có tác động lớn đến
các doanh nghiệp.
Về phía cung, nhiều ngành cơng nghiệp đang chứng kiến sự ra đời của các công
nghệ mới tạo ra những cách hoàn toàn mới để phục vụ nhu cầu hiện có và phá vỡ
đáng kể chuỗi giá trị ngành hiện có.
Sự thay đổi lớn về phía nhu cầu cũng đang diễn ra, vì sự minh bạch ngày càng
tăng, sự tham gia của người tiêu dùng và các mơ hình hành vi tiêu dùng mới (ngày
càng được nâng cao khi truy cập vào mạng di động và dữ liệu) buộc các công ty phải
điều chỉnh cách thiết kế, tiếp thị và cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
Xu hướng chính là sự phát triển của các nền tảng hỗ trợ công nghệ kết hợp cả
nhu cầu và nguồn cung để phá vỡ các cấu trúc cơng nghiệp hiện có, chẳng hạn như
những nền tảng mà chúng ta thấy trong nền kinh tế chia sẻ, hoặc theo nhu cầu của
nền kinh tế. Các nền tảng công nghệ này được điện thoại thông minh sử dụng dễ dàng,
kết nối mọi người, tài sản và dữ liệu, do đó tạo ra những cách tiêu thụ hàng hóa và
dịch vụ hồn tồn mới trong quy trình. Ngồi ra, chúng hạ thấp các rào cản cho các
doanh nghiệp và cá nhân để tạo ra sự giàu có, thay đổi mơi trường cá nhân và nghề
nghiệp của người lao động. Các doanh nghiệp nền tảng mới này đang nhanh chóng
nhân rộng ra nhiều dịch vụ mới, từ giặt ủi đến mua sắm, từ công việc đến đỗ xe, từ
mát xa đến du lịch.
7
Nhìn chung, có bốn tác động chính mà Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang
lại cho doanh nghiệp đối với sự mong đợi của khách hàng, về nâng cao sản phẩm, đổi
mới hợp tác và về hình thức tổ chức. Cho dù người tiêu dùng hay doanh nghiệp, khách
hàng đang ngày càng trở thành tâm điểm của nền kinh tế, đó là tất cả về việc cải thiện
cách phục vụ khách hàng. Hơn nữa, các sản phẩm và dịch vụ vật lý, hơn nữa, giờ đây
có thể được tăng cường với các khả năng kỹ thuật số làm tăng giá trị của chúng. Các
công nghệ mới làm cho tài sản bền hơn và có khả năng phục hồi hơn, trong khi dữ
liệu và phân tích đang thay đổi cách chúng được duy trì. Trong khi đó, một thế giới
trải nghiệm của khách hàng, dịch vụ dựa trên dữ liệu và hiệu suất tài sản thơng qua
phân tích địi hỏi phải có các hình thức hợp tác mới, đặc biệt là với tốc độ sự đổi mới
và gián đoạn đang diễn ra. Và sự xuất hiện của các nền tảng tồn cầu và các mơ hình
kinh doanh mới khác, cuối cùng, có nghĩa là tài năng, văn hóa và các hình thức tổ
chức sẽ phải được xem xét lại.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang buộc các công ty phải xem xét lại
cách họ kinh doanh. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là như nhau: các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp và giám đốc điều hành cấp cao cần hiểu môi trường thay đổi của họ, thách
thức các giả thuyết của sự điều hành của họ, không ngừng đổi mới và liên tục đổi
mới.
1.1.3. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến các Chính phủ
Khi thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học tiếp tục hội tụ, các công nghệ và nền
tảng mới sẽ ngày càng cho phép cơng dân tham gia với chính phủ, nói lên ý kiến của
họ, phối hợp các nỗ lực và thậm chí phá vỡ sự giám sát của các cơ quan cơng quyền.
Đồng thời, các chính phủ sẽ có được sức mạnh cơng nghệ mới để tăng cường kiểm
sốt dân số, dựa trên các hệ thống giám sát phổ biến và khả năng kiểm soát cơ sở hạ
tầng kỹ thuật số. Tuy nhiên, về tổng thể, các chính phủ sẽ ngày càng phải đối mặt với
áp lực phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại đối với sự tham gia và hoạch định chính
sách cơng cộng, vì vai trị trung tâm của họ trong việc thực hiện chính sách giảm do
các nguồn cạnh tranh mới và phân phối lại quyền lực mà các cơng nghệ mới có thể
thực hiện được.
8
Cuối cùng, khả năng thích ứng của các hệ thống chính phủ và cơ quan cơng
quyền sẽ quyết định sự sống còn của họ. Nếu họ chứng minh được khả năng chấp
nhận một thế giới thay đổi đột phá, khiến cấu trúc của họ phải ở mức độ minh bạch
và hiệu quả sẽ cho phép họ duy trì lợi thế cạnh tranh, họ sẽ chịu đựng. Nếu họ không
thể linh hoạt, họ sẽ phải đối mặt với rắc rối ngày càng tăng.
Điều này sẽ đặc biệt đúng trong lĩnh vực luật pháp. Các hệ thống chính sách
cơng và ra quyết định hiện nay đã phát triển cùng với Cách mạng công nghiệp lần thứ
hai, khi những người ra quyết định có thời gian nghiên cứu một vấn đề cụ thể và phát
triển các phản ứng cần thiết hoặc khung pháp lý phù hợp. Tồn bộ q trình được
thiết kế theo tuyến tính và cơ học, tuân theo cách tiếp cận nghiêm ngặt từ trên xuống.
Tuy nhiên, cách tiếp cận như vậy khơng cịn khả thi. Với cuộc cách mạng cơng
nghiệp lần thứ tư, tốc độ thay đổi nhanh chóng và tác động rộng lớn, các nhà lập pháp
và nhà quản lý đang bị thách thức ở một mức độ chưa từng có và phần lớn khơng thể
ứng biến.
Làm thế nào, sau đó, họ có thể bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và cơng chúng
nói chung trong khi tiếp tục hỗ trợ đổi mới và phát triển công nghệ? Khu vực tư nhân
đã ngày càng chấp nhận các sự thay đổi một cách nhanh chóng để phát triển phần
mềm và hoạt động kinh doanh nói chung. Điều này có nghĩa là các cơ quan quản lý
phải liên tục thích nghi với một mơi trường mới, thay đổi nhanh chóng, tự sáng tạo
lại để họ có thể thực sự hiểu những gì họ đang điều chỉnh. Để làm như vậy, chính phủ
và các cơ quan quản lý sẽ cần phải hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp và xã hội dân
sự.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng sẽ tác động sâu sắc đến bản chất
của an ninh quốc gia và quốc tế, ảnh hưởng đến cả xác suất và bản chất của xung đột.
Lịch sử chiến tranh và an ninh quốc tế là lịch sử đổi mới công nghệ, và ngày nay cũng
không ngoại lệ. Xung đột hiện đại liên quan đến các quốc gia đang ngày càng trở nên
hỗn hợp về bản chất, kết hợp các kỹ thuật chiến trường truyền thống với các yếu tố
trước đây liên quan đến các diễn viên không phải là người nước ngoài. Sự khác biệt
9
giữa chiến tranh và hịa bình, chiến binh và phi quân sự, và thậm chí bạo lực và bất
bạo động (nghĩ rằng chiến tranh mạng) đang trở nên mờ nhạt khó chịu.
Khi q trình này diễn ra và các cơng nghệ mới như vũ khí tự trị hoặc sinh học
trở nên dễ sử dụng hơn, các cá nhân và các nhóm nhỏ sẽ ngày càng gia nhập các quốc
gia để có thể gây hại hàng loạt. Lỗ hổng mới này sẽ dẫn đến những nỗi sợ hãi mới.
Nhưng đồng thời, những tiến bộ trong công nghệ sẽ tạo ra tiềm năng giảm quy mô
hoặc tác động của bạo lực, thông qua việc phát triển các chế độ bảo vệ mới. Ví dụ,
độ chính xác cao hơn trong nhắm mục tiêu.
1.1.4. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến con người
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ thay đổi khơng chỉ những gì chúng
ta làm mà cịn cả chúng ta là ai. Nó sẽ ảnh hưởng đến danh tính của chúng ta và tất
cả các vấn đề liên quan đến nó: ý thức về quyền riêng tư, quan niệm về quyền sở hữu,
mơ hình tiêu dùng của chúng ta, thời gian chúng ta dành cho công việc và giải trí, và
cách chúng ta phát triển sự nghiệp, trau dồi kỹ năng, gặp gỡ mọi người, và nuôi dưỡng
các mối quan hệ. Danh sách này là vơ tận vì nó chỉ bị ràng buộc bởi trí tưởng tượng
của chúng ta.
Một trong những thách thức cá nhân lớn nhất được đặt ra bởi các công nghệ
thông tin mới là quyền riêng tư. Chúng ta hiểu theo tại sao nó rất cần thiết, tuy nhiên
việc theo dõi và chia sẻ thông tin là một phần quan trọng của kết nối mới. Tranh luận
về các vấn đề cơ bản như ảnh hưởng đến cuộc sống bên trong của chúng ta về việc
mất quyền kiểm sốt dữ liệu của chúng tơi sẽ chỉ tăng cường trong những năm tới.
Tương tự, các cuộc cách mạng xảy ra trong công nghệ sinh học và AI, đang định
nghĩa lại con người bằng cách đẩy lùi các ngưỡng hiện tại của tuổi thọ, sức khỏe,
nhận thức và khả năng, sẽ buộc chúng ta xác định lại ranh giới đạo đức và đạo đức
của mình.
1.1.5. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 định hình cho tương lai
Cả cơng nghệ lẫn sự gián đoạn đi kèm với nó đều là một lực lượng ngoại sinh
mà con người khơng kiểm sốt được. Tất cả chúng ta có trách nhiệm hướng dẫn sự
10
phát triển của nó, trong các quyết định chúng ta đưa ra hàng ngày với tư cách là công
dân, người tiêu dùng và nhà đầu tư. Do đó, chúng ta nên nắm bắt cơ hội và sức mạnh
để định hình cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hướng nó đến một tương lai
phản ánh các mục tiêu và giá trị chung của chúng ta.
Tuy nhiên, để làm được điều này, chúng ta phải phát triển một cái nhìn tồn
diện và chia sẻ tồn cầu về cách cơng nghệ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta và
định hình lại mơi trường kinh tế, xã hội, văn hóa và con người. Chưa bao giờ có một
thời gian hứa hẹn lớn hơn, hoặc một trong những nguy cơ tiềm năng lớn hơn. Tuy
nhiên, ngày nay, những người ra quyết định thường bị mắc kẹt trong suy nghĩ truyền
thống, tuyến tính hoặc quá mải mê với nhiều cuộc khủng hoảng đòi hỏi sự chú ý của
họ, để suy nghĩ chiến lược về các lực phá vỡ và đổi mới định hình tương lai của chúng
ta.
Cuối cùng, chúng ta cần định hình một tương lai phù hợp với tất cả chúng ta bằng
cách đặt mọi người lên hàng đầu và trao quyền cho họ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư thực sự có tiềm năng để robot hóa nhân loại và do đó tước đoạt trái tim và tâm hồn
của chúng ta. Sáng tạo, đồng cảm, quản lý, nó cũng có thể nâng nhân loại thành một ý thức
tập thể và đạo đức mới dựa trên ý thức chung về sinh mệnh.
1.2 Những cơng trình nghiên cứu khoa học về Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại
Việt Nam
1.2.1. Cách mạng Công nghiệp 4.0: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính
sách cho Việt Nam của Tiến Sĩ Nguyễn Thắng.
Tiến Sĩ Nguyễn Thắng là Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo trực thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tháng 12/2016, Tiến sĩ đã có một cơng
trình nghiên cứu khoa học về CMCN 4.0 với tên gọi CMCN4: Một số đặc trưng, tác
động và hàm ý chính sách cho Việt Nam được đăng tải trên trang web Ngoại giao
kinh tết trực tuyến của Bộ Ngoại Giao Việt Nam.
Trong nghiên cứu, TS Nguyễn Thắng đã nhận định Cuộc cách mạng công nghệ
lần thứ tư này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo với quy mô và tốc độ
11
phát triển chua từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Tiến sĩ nhận xét rằng “thời gian
từ khi các ý tưởng về công nghệ và đổi mới sáng tạo được phơi thai, hiện thực hóa
các ý tưởng đó trong các phịng thí nghiệm và thương mại hóa ở qui mơ lớn các sản
phẩm và qui trình mới được tạo ra trên phạm vi toàn cầu được rút ngắn đáng kể.
Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực như kể trên với tốc độ rất
nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa
và ngày càng trở nên hiệu quả và thông minh hơn.”
Theo tác giả, CMCN 4.0 đã có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi
trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Tuy các tác động
này mang tính tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh
trong ngắn và trung hạn. Cuộc CMCN 4.0 đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên Thế giới,
với sự giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự
gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tại Việt Nam, theo Tiến Sĩ Nguyễn Thắng, CMCN 4.0 sẽ có những tác động
mạnh, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức trong trung và dại hạn. Tuy nhiên, khác với
các nước tư bản phát triển trên thế giới, quá trình điều chỉnh đến tiêu dùng, giá cả và
môi trường do tác động của CMCN 4.0 sẽ gặp phải nhiều thách thức hơn do những
thách thức trong vấn đề tái cơ cấu lĩnh vự sản xuất.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thắng dự đốn những nhóm ngành như Năng lượng, Công
nghiệp chế tạo (dệt may, giày dép, điện tử), Dịch vụ (tài chính ngân hàng, du lịch,
giáo dục, y tế) và Nơng nghiệp sẽ là những nhóm ngành sẽ chịu những tác động mạnh
mẽ nhất từ CMCN 4.0 và cần phải có những thay đổi để có thể thích ứng với những
tác động mà CMCN 4.0 mang lại.
Về những kiến nghị Chính sách cho CMCN 4.0 tại Việt Nam của Tác giả
Nguyễn Thắng, có bảy kiến nghị đã được tác gải đưa ra như sau:
Thứ nhất, cần đưa những cơ hội và thách thách thức liên quan đến Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư vào như là một nội dung bắt buộc của việc phân tích bối
cảnh để điều chỉnh những thông số của các kế hoạch phát triển trung và dài hạn.
12
Thứ hai, cần tăng cường nâng cao nhận thức của các cơ quan hoạch định chính
sách cũng như khu vực doanh nghiệp(nhất là đối với các doanh nghiệp trong ngành
năng lượng, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế tạo do các ngành này có khả năng
chịu nhiều tác động) và khu vực ngân hàng về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư.
Thứ ba, cần có những thay đổi căn bản trong điều hành tỷ giá theo hướng linh
hoạt và mang tính thị trường hơn, tránh để đồng tiền Việt Nam bị định giá cao.
Thứ tư, trong bối cảnh dư địa tài khóa hạn hẹp do nợ cơng đã ở mức cao, cần
xem xét việc đánh thuế tài sản để có thêm nguồn ngân sách dành cho an sinh xã hội.
Thứ năm, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng
tạo thúc đẩy thiết lập các cụm liên kết ngành.
Thứ sáu, thực hiện chính sách cơng nghiệp phù hợp để tăng cường mối liên kết
chặt chẽ hơn giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI.
Thứ bảy, thực hiện cải cách mạnh hệ thống giáo dục, đào tạo.
1.2.2. Chính sách thúc đẩy cách mạng cơng nghiệp 4.0 tại Trung Quốc và ngụ ý
cho Việt Nam.
Công trình nghiên cứu “Chính sách thúc đẩy cách mạng cơng nghiệp 4.0 tại
Trung Quốc và ngụ ý cho Việt Nam” được thực hiện bởi Tác giả Lý Hoàng Bách tại
Ban Kinh tế thế giới thuộc Trung tâm thông tin và dự bá kinh tế-xã hội của Bộ kế
hoạc đầu tư, đăng tải trên trang web của Trung tâm vào tháng 12/2018.
Đây là một nghiên cứu về chính sách thúc đẩy, chiến lược và mục tiêu phát triển
của CMCN 4.0 tại Trung Quốc, một quốc qia có nền chính trị tương đồng với Việt
Nam.
Trung Quốc với những chiến lược thúc đẩy công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là
chiến lược “Made in China 2025” đã đạt được những thành công rực rỡ trong việc
phát triển nền kinh tế trong thời kí CMCN 4.0. Mục tiêu của các chính sách của Trung
Quốc là định hướng thị trường thơng qua định hướng của chính phủ với quan điểm
lấy sáng tạo để thúc đẩy, chất lượng là hàng đầu, phát triển xanh, cải thiện kết cấu,