Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------

NGUYỄN TH HƯ NG Ư I

PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU ÔNG
THIÊN NHIÊN CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯ NG TRÌNH Đ NH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------

NGUYỄN TH HƯ NG Ư I

PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU ÔNG
THIÊN NHIÊN CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯ NG TRÌNH Đ NH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS TS PHAN HUY ĐƯỜNG
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ
HƯỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

GS TS PHAN HUY ĐƯỜNG

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận Văn thạc sĩ là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của bản thân tôi. Những số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của
Luận văn là trung thực, do tôi thu thập, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng
được cơng bố trong bất cứ Luận văn nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương ưởi


LỜI CẢM

N

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận Văn Thạc sĩ
này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy, cô giáo ở Khoa Kinh tế Chính trị,
Phịng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và nghiên cứu,
thực hiện luận văn.

Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo GS.TS Phan
Huy Đường, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình tơi trong suốt
thời gian nghiên cứu để hồn thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Công ty Cổ phần Bông Việt Nam,
Công ty Cổ phần Bông miền Bắc và các cán bộ quản lý tại Bộ Công thương,
Tập đồn dệt may đã giúp tơi tìm tài liệu tham khảo và đóng góp ý kiến để tơi
hồn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiết sót
hoặc có phần nghiên cứu chưa sâu. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, thông
cảm của các thầy, cô.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt
tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương ưởi


MỤC LỤC
LỜI CẢM

N

MỤC LỤC
DANH MỤC ẢNG IỂU .............................................................................. i
PH N M

Đ U .............................................................................................. 1


CHƯ NG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, C

S



LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUN LIỆU
ƠNG THIÊN NHIÊN ................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 6
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nguyên liệu bông
thiên nhiên ........................................................................................................ 9
1.2.1. Khái niệm và vai trò của việc phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên...9
1.2.2 Nội dung phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt
may Việt Nam .................................................................................................. 11
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên
nhiên trong nước cho ngành Dệt may ............................................................. 17
1.2.4. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên
trong nước .......................................................................................... 22
1.2.4.1. Diện tích vùng ngun liệu bơng........................................................ 22
1.2.4.2. Năng suất ngun liệu bông ............................................................... 22
1.2.4.3. Sản lượng nguyên liệu bông ............................................................... 23
1.2.4.4. Chất lượng bơng khai thác ................................................................. 23
1.2.4.5. Chi phí vận chuyển nguyên liệu bông ................................................ 24
1.2.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên tại Trung
Quốc và bải học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................... 24
CHƯ NG 2: PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 35


2.1. Nguồn tài liệu, số liệu nghiên cứu ........................................................... 35

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................ 35
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu .................................................. 35
2.2.2. Phương pháp phân tích, t ng hợp, x l thơng tin ............................... 36
CHƯ NG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU
ÔNG THIÊN NHIÊN TRONG NƯỚC CHO NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM ............................................................................................. 37
3.1 Thực trạng các nền sản xuất bông trong nước và nhu cầu nguồn nguyên
liệu bông thiên nhiên cho ngành Dệt may Việt Nam ...................................... 37
3.1.1. Thực trạng nền sản xuất bông trong nước ............................................ 37
3.1.2. Nhu cầu nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam ...39
3.2. Tình hình phát triển nguồn ngun liệu bơng thiên nhiên trong nước .... 42
3.2.1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu
bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam .............................................. 42
3.2.2. T chức bộ máy phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho
ngành dệt may Việt Nam ................................................................................. 45
3.2.3. Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu
bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam .............................................. 47
3.2.4. Thanh tra, giám sát phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho
ngành dệt may Việt Nam ................................................................................. 60
3.3. Đánh giá phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước ..... 62
3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 62
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân gây ra .................................... 64
CHƯ NG 4: Đ NH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU

ÔNG THIÊN NHIÊN TRONG

NƯỚC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ......................................... 71



4.1. Định hướng phát triển nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may
Việt Nam ......................................................................................................... 71
4.2. Các giải pháp, đẩy mạnh phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên
trong nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ...................................................... 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88


DANH MỤC ẢNG IỂU

Stt

ảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4


Nội dung
Mục tiêu sản xuất của ngành Dệt may Việt
Nam qua các năm
Tình hình sản xuất bơng của Việt Nam (từ
2013/2014 đến 2015/2016)
Tình hình sản xuất bơng của Việt Nam theo
khu vực từ niên vụ 2013/14 đến 2015/16
Tình hình canh tác trong nơng dân tại Đồng
Nai (đại diện cho vùng Đông Nam bộ)

i

Trang

42

54
54
56


PH N M

Đ U

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập, tồn cầu hóa Việt Nam là thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới, của tổ chức thương mại khu vực - đó vừa là cơ hội
cũng vừa là thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành Dệt may
nói riêng, đặc biệt với tư cách là ngành kinh tế trọng điểm lại càng phải chịu

nhiều áp lực.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những
nước sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới, ngành hàng may
mặc của Việt Nam nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng đều qua các năm và đóng
góp rất nhiều vào tăng trưởng GDP nước ta. Bên cạnh sự quan tâm của Nhà
nước, cịn có các khoản đầu tư giá trị lớn từ những nhà đầu tư trong nước và
quốc tế vào các công đoạn khác nhau của dây chuyền sản xuất như: kéo sợi,
dệt sợi, dệt kim, nhuộm, hoàn thành sản phẩm và gia công hàng may mặc.
Và như vậy, ngay từ công đoạn đầu tiên của dây chuyền sản xuất, nhu
cầu kéo sợi từ ngành công nghiệp dệt may ngày càng lớn, sản lượng bông tiêu
thụ nội địa của Việt Nam được dự báo ngày càng tăng, nhu cầu về sợi bơng
tại thị trường trong và ngồi nước đều ở mức cao. Trong những năm gần đây,
Việt Nam là một trong số ít các nước ở châu Á phát triển ngành công nghiệp
kéo sợi. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 100 nhà máy kéo sợi, tương đương
khoảng 6,3 triệu đến 6,5 triệu cọc sợi, với năng suất một năm khoảng 900
nghìn tấn sợi bơng và sợi nhân tạo. Theo dự báo của các chuyên gia trong
ngành, dưới tác động của những dự án kéo sợi triển khai trong năm 2016, số
lượng cọc sợi trong niên vụ 2016/17 sẽ tăng lên mức 8,27 triệu cọc. Như vậy
để đáp ứng nhu cầu sợi ngày càng tăng cao thì bên cạnh nguyên liệu đầu vào
1


là từ nguồn nhân tạo thì bơng thiên nhiên là một phần ngun liệu khơng thể
thiếu bởi những đặc tính vốn có mà sợi nhân tạo khơng thể có được. Thực tế,
trong nhiều năm qua, bông thiên nhiên trong nước mới chỉ đáp ứng được rất
nhỏ, khoảng 2% nhu cầu cho ngành dệt. Do đó, nâng cao việc chủ động
nguyên liệu bông thiên nhiên là vấn đề cấp bách, là yêu cầu bắt buộc và cũng
là mục tiêu mà ngành Dệt may Việt Nam cần thực hiện trong chiến lược phát
triển của ngành.
Tuy nhiên, sản xuất bông thiên nhiên trong nước hiện vẫn còn manh

mún, thực sự chưa vững chắc, diện tích, năng suất và chất lượng chưa ổn
định, và thực tại đối mặt thêm với yếu tố khách quan trong mấy năm gần đây,
đó là giá bơng thế giới giảm sâu, sự cạnh tranh gay gắt với các cây trồng khác
làm cho người dân khơng cịn nhiều mặn mà với cây bơng, hệ quả là diện tích
trồng bơng có sự thu hẹp nhiều. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải có sự chung
tay của Nhà nước, Tập đồn Dệt may, cũng như sự đóng góp từ phía các
doanh nghiệp sản xuất, sự nhiệt tình gắn bó của bà con nơng dân đều góp
phần quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên
nhiên cho ngành Dệt may. Song then chốt vẫn là sự định hướng dẫn dắt của
Nhà nước. Bên cạnh sự vào cuộc của các Bộ: Bộ Nơng nghiệp, Bộ Tài Chính,
Bộ Khoa học cơng nghệ,.. thì Bộ Cơng thương là cơ quan trực tiếp quản lý, có
vai trị quan trọng trong việc xúc tiến, đầu tư, phát triển ngành Dệt may nói
chung và sản xuất bơng nói riêng. Với vai trị là trụ cột trong việc xây dựng
nền tảng phát triển ngành dệt may; hoạch định, ban hành các chính sách chiến
lược phát triển, song xét về tổng thể ngành dệt may cho thấy đã luôn gặt hái
được nhiều thành công với những bước tiến cả về số lượng và chất lượng; tuy
nhiên xét về sự phát triển cân đối trong khuôn khổ ngành, đặc biệt ở yếu tố
nguyên liệu đầu vào thì thấy rằng sự đầu tư, sự quan tâm của nhà nước còn
chưa đủ mạnh, đặc biệt là trong việc định hướng phát triển nguồn nguyên liệu

2


bông thiên nhiên. Xuất phát từ thực tiễn những vấn đề cấp thiết đặt ra, với
mong muốn góp phần nhỏ công sức để công tác quản lý của Bộ Công thương
đối với việc phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước ngày
một tốt hơn, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển nguồn nguyên liệu bông
thiên nhiên cho ngành Dệt may Việt Nam”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển nguồn
nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước thời gian qua của Bộ Cơng thương,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý phát triển
nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước cho ngành dệt may Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác
quản lý phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý phát triển ngành dệt
may nói chung và phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước
của Bộ Công thương nói riêng giai đoạn 2010 – 2018, chỉ ra những kết quả đã
đạt được, những điểm còn hạn chế, tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý phát triển nguồn nguyên liệu bông
thiên nhiên trong nước thời gian tới.
3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trả lời các câu hỏi sau:
- Phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước bao gồm
những nội dung gì?
- Cơng tác quản lý phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên của
Bộ Công thương gần đây như thế nào? Cần phải có những giải pháp nào giúp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý để nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên
trong nước phát triển?
3


4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác
quản lý phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành Dệt may
Việt Nam của Bộ Công thương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho dệt
may bao gồm nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu. Bài luận văn sẽ
không nghiên cứu lĩnh vực phát triển nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chỉ tập
trung nghiên cứu phát triển của nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong
nước với ý nghĩa tăng tính chủ động nguồn nguyên liệu cho ngành Dệt may
Việt Nam. Do vậy phạm vi nghiên cứu của bài luận là các vùng nguyên liệu
bông thiên nhiên trong nước.
- Phạm vi về thời gian:
+ Nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển nguồn nguyên liệu bông
thiên nhiên trong nước của Bộ Công thương giai đoạn 2010 - 2018 và định
hướng đến năm 2030.
5 Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn chỉ ra được những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn
chế trong công tác quản lý phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên
trong nước của Bộ Công thương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả công tác quản lý để phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong
nước đến năm 2030.
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 4 chương, cụ thể như sau:

4


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về phát triển nguồn nguyên liệu cây bông cho ngành dệt may
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu luận văn
Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên
trong nước cho ngành dệt may Việt Nam

Chương 4: Định hướng và giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý để
phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước cho ngành dệt may
Việt Nam

5


CHƯ NG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, C

S



LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU
ÔNG THIÊN NHIÊN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phát triển ngành dệt may nói chung và phát triển nguồn ngun liệu bơng
thiên nhiên nói riêng là vấn đề khơng mới ở các nước trên thế giới và Việt
Nam cũng vậy. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu bông
nên nhiều năm qua đã có rất nhiều các sách, giáo trình cũng như luận án, luận
văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề này, ở phạm vi trong nước và cả nước
ngồi. Tại Việt Nam, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
như sau:
- Cơng trình nghiên cứu của Đào Văn Tú (2009): “Phát triển sản xuất
nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam”, Đại học Thương Mại (Luận văn thạc
sỹ). Đây là cơng trình nghiên cứu gắn lý luận với phân tích thực trạng phát
triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc mà chủ yếu là sản xuất sợi, vải và chỉ
may, từ đó đưa ra định hướng nhằm phát triển ngành này. Tuy nhiên, luận văn
chỉ tập trung chủ yếu vào việc sản xuất sợi, vải, chỉ may mà khơng đi vào
nguồn gốc chính là cây bơng.

- Cơng trình nghiên cứu của Bùi Thị Diệu Hương (2011): “Giải pháp mở
rộng diện tích cây bơng vải tại Công ty C phần Bông Việt Nam đến năm
2020”, Đại học kỹ thuật cơng nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc
sỹ). Đề tài đi sâu vào phác họa về tình hình trồng bơng tại Cơng ty CP Bơng
Việt Nam trong những năm trước và đi sâu phân tích số liệu trong năm 2011.
Đồng thời nghiên cứu về các vùng trồng bông của VCC gồm các tỉnh thành:
Daklak, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hịa, Gia Lai, KomTum, Sơn La,
Đồng Nai, Bình Phước, An Giang, Kiên Giang,.. nhằm từ đó rút ra được các

6


vấn đề cịn tồn tại. Phân tích các kiểu trồng bông và kết quả kinh tế kỹ thuật
của chúng và so sánh chúng với các cây trồng cạnh tranh chính khác (bắp, đậu
xanh, đậu phộng, khoai mỳ, khoai lang,…) nhằm đưa ra được các giải pháp
nhằm tăng diện tích trồng cây bơng vải, từ đó tăng nguồn cung bơng xơ cho
ngành Dệt may tại Việt Nam giảm nhập khẩu nguyên liệu bơng xơ.
- Cơng trình nghiên cứu của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2015): “Quy
hoạch vùng trồng bông tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm
2025” (Đề tài nghiên cứu). Các tác giả đã phân tích, đánh giá khá tồn diện
thực trạng và khả năng phát triển vùng trồng bông của tỉnh trong thời gian
qua; đồng thời xác lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu Bông tỉnh Sơn La
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 một cách hiệu quả, ổn định, khắc
phục các khó khăn, hạn chế. Đề tài này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt và là cơ sở cho các cấp, các ngành, các công ty tham gia đầu tư chỉ đạo
phát triển sản xuất Nguyên liệu bông một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững.
- Công trình nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hưng (2015): “Phát triển
nguồn nguyên liệu bông tại tỉnh Sơn La của Công ty C phần Bông miền
Bắc”, Đại học quản trị Paris (Luận văn thạc sỹ). Đây là cơng trình nghiên cứu
gắn lý luận với phân tích thực trạng phát triển, từ đó đưa ra giải pháp phát

triển nguồn nguyên liệu bông tại tỉnh Sơn La của Công ty Cổ phần Bông miền
Bắc. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung chủ yếu tại một tỉnh của một đơn vị
sản xuất bông cụ thể trong một phạm vi nghiên cứu nhỏ, mà chưa mang tính
bao qt tổng thể cho tồn bộ ngành bơng cả nước.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực dệt may, tác giả cịn
tham khảo một số các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành,
phát triển nguồn nguyên liệu một số cây trồng khác, kể đến như:
- Cơng trình nghiên cứu của Vương Đình Hải (2006): “Giải pháp phát
triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta đến năm 2010”, Đại học Kinh

7


tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (Luận văn thạc sỹ). Đề tài đã tập nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ
nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc, phân tích thực trạng việc phát triển nguồn
nguyên liệu thuốc lá từ đó đưa ra những giải pháp góp phần phát triển nguồn
nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta.
- Cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2016): “Phát triển
ngành trồng trọt theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 2020”, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (Luận văn thạc sỹ). Tác
giả đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển trồng trọt theo
hướng bền vững, đánh giá thực trạng phát triển ngành trồng trọt tỉnh Nam
Định giai đoạn 2010 - 2015, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản để hồn
thiện cơng tác quản lý phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững tại
tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 - 2020.
Như vậy, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía
cạnh với các cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau về phát triển ngành dệt may
nói chung và phát triển vùng ngun liệu bơng nói riêng, nhưng chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách tồn diện, chun sâu về công tác quản lý phát
triển nguồn nguyên liệu bông trong nước. Từ thực tiễn đó địi hỏi phải có một

đề tài nghiên cứu mang tính sâu sắc về nội dung trên. Vì vậy trên cơ sở kế
thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã cơng bố có ảnh hưởng đến phát
triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên và qua khảo sát thực tiễn công tác
quản lý phát triển ngành dệt may tại Bộ Công thương là những gợi mở để đề
tài “Phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt
Nam” được thực hiện. Luận văn này sẽ góp phần tìm ra các giải pháp tổng thể
cho việc quản lý phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước tại
Bộ Công thương một cách hợp lý, hiệu quả hơn. Đây là đề tài vừa có tính lý
luận khái qt, vừa mang tính thực tiễn cao.

8


1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nguyên liệu bông
thiên nhiên
1.2.1. Khái niệm và vai trị của việc phát triển nguồn ngun liệu bơng
thiên nhiên
Các khái niệm cơ bản:
- Bông thiên nhiên là tập hợp các sợi mềm và đều sợi, mọc quấn quanh
hạt của cây bông vải - một dạng cây bụi. Loại sợi này chủ yếu được dùng để
xe chỉ hay sợi và dệt thành loại vải mềm thống khí - loại vải sợi tự nhiên
được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành may mặc hiện nay.
- Khái niệm nguồn nguyên liệu bông: Nguồn ngun liệu bơng có thể
hiểu là sản phẩm có trong tự nhiên và do con người trồng để sẵn sàng cung
ứng nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp.
- Phát triển nguồn nguyên liệu bông là sự quản lý và tổ chức sản xuất
nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên gắn với việc tăng năng suất và chất lượng
nguồn nguyên liệu hay nói cách khác là phát triển các vùng nguyên liệu sản
xuất bông thiên nhiên, nâng cao khả năng sẵn sàng cung ứng của nguồn
nguyên liệu bông cho các doanh nghiệp


9


Vai trị của nguồn ngun liệu bơng cho ngành dệt may
- Là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may
Nguyên liệu bông là khâu ở giai đoạn đầu của chuỗi dệt may và giữ vai
trò trọng yếu trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các phân đoạn còn
lại gồm dệt - nhuộm và may, hỗ trợ cho ngành dệt may phát triển. Nếu quốc
gia nào chủ động được trong sản xuất nguyên phụ liệu (như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ấn Độ) sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn trong hoạt động may mặc so với
các nước phải nhập khẩu nguyên phụ liệu (như Việt Nam).
- Liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp
Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, do đó việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp trên thị trường. Đặc biệt, việc đảm bảo ngun liệu bơng trong nước là
mắt xích quan trọng hỗ trợ cho ngành dệt may phát triển và tham gia sâu vào
chuỗi giá trị toàn cầu.
Đối với Việt Nam, nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may có rất nhiều
loại như bơng xơ, tơ, sợi,… Trong đó, người ta thường nhắc đến hai loại
nguyên liệu chủ yếu quyết định, quan trọng cho sự phát triển của ngành dệt
may Việt Nam, đó là bơng, xơ và tơ tằm vì tính ưu việt của những loại
nguyên liệu này.
Việc nhập khẩu hầu hết nguyên liệu là một trong những nguyên nhân
khiến cho giá hàng dệt may Việt Nam cao hơn của các nước trong khu vực từ
10 - 20%, riêng với Trung Quốc khoảng 20%. Trong xu thế hội nhập, hàng
dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trên sân nhà với sản phẩm của các
nước, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Việc cắt giảm chi phí và củng cố lại

sản xuất có thể chưa đủ để gia tăng khả năng cạnh tranh của một nền công

10


nghiệp đang thiếu nguồn nguyên liệu nội địa. Các nhà sản xuất ngành dệt
may Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết ngun liệu, trong khi Trung Quốc
có thể tìm nguồn cung ngay tại trong nước. Đảm bảo nguồn nguyên liệu
trong nước, trong đó có nguồn ngun liệu bơng xơ tự nhiên là một vấn đề
cấp bách đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam (Thương Huế - Lan Anh,
2015) (Thiên Lộc, 2011).
- Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành lên thực thể sản phẩm, do
vậy chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nguyên vật
liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại... có tác động
rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu
cho sản xuất còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với hàng may mặc, giá trị của phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ
trọng lớn và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng nguyên liệu
bông tùy thuộc nhiều vào giống, kĩ thuật canh tác, chế biến. Nếu việc sử
dụng nguyên liệu bơng từ nhiều nguồn khác nhau sẽ gây khó khăn trong
quản lý sản xuất, khó đảm bảo tính nhất qn những đặc tính của bơng và
chất lượng thành phẩm.
1.2.2 Nội dung phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành
dệt may Việt Nam
1.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu bông
thiên nhiên cho ngành dệt may
- Quy hoạch là sự thể hiện việc bố trí chiến lược về mặt thời gian,
khơng gian, lãnh thổ, nó xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ

động hướng tới mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả cao nhất trên cơ sở
thực tế nguồn lực cho phép.

11


- Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh
sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành
các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định
những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện
nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Kế hoạch đặt ra cho việc
phát triển nguồn ngun liệu bơng thiên nhiên có thể là 2 năm, 10 năm, nhằm
hướng tới mục tiêu về diện tích, sản lượng,...
Cho tới nay, đã có nhiều góc nhìn, cách phân tích về những vấn đề
trong phát triển ngành bơng. Qua thực tế cho thấy, Nhà nước cũng như các tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm với ngành bơng đều rất tâm huyết và có tiếng
nói chung trong việc xác định những vấn đề nóng của ngành Bơng Việt Nam.
Và định hướng, kế hoạch cho việc phát triển nguồn nguyên liệu bông như sau:
+ Phát triển vùng nguyên liệu bông vải theo hướng nâng cao năng suất,
chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của cây bông, đảm bảo hiệu quả kinh tế
và bảo vệ môi trường sinh thái; Chú trọng xây dựng và mở rộng diện tích
vùng chun canh bơng có tưới; Xây dựng các trang trại trồng bông ở nơi có
điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển cây bông vải; Gắn với chế biến sản
phẩm bông, vải sợi và hình thành và phát triển các làng nghề may, gia công
phục vụ may mặc xuất khẩu.
+ Phát triển quy mô vùng nguyên liệu bông vải trên địa bàn các tỉnh
trồng bông theo quy định Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển cây bơng
vải Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm đáp ứng, cung
cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành dệt may.

+ Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cùng hỗ trợ của
Nhà nước cho đầu tư phát triển cây bông vải, gắn kết lợi ích giữa gia công chế
biến, tiêu thụ với lợi ích của người trồng bông.

12


+ Khuyến khích phát triển vùng ngun liệu bơng vải theo một trong
các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau
đây: Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu
vào với đại diện tổ chức của nông dân hoặc nông dân; Liên kết sản xuất giữa
doanh nghiệp với nông dân; Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức
đại diện của nông dân; Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân
với nông dân”.
Như vậy Quy hoạch được đề cập đến ở đây đó là quy hoạch vùng
nguyên liệu. Quy hoạch vùng nguyên liệu được xây dựng trên cơ sở điều tra,
khảo sát chi tiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất, đời
sống nhân dân trên địa bàn, tiến hành phân tích đánh giá tiềm năng, lợi thế
của từng vùng để lựa chọn đề xuất loại cây trồng tương thích với điều kiện tự
nhiên, cơ cấu cây trồng thành vùng sản xuất tập trung cho phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng, thủy văn... nhằm khai thác có hiệu quả cao nhất các tiềm
năng, lợi thế, khắc phục tối đa các hạn chế, rủi ro cũng như các tác động bất
lợi của điều kiện tự nhiên.
Phát triển vùng nguyên liệu đó là việc quy hoạch, lựa chọn vùng có
điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu,...) thích hợp cho việc trồng bông. Lựa
chọn vùng sản xuất bông còn tạo điều kiện cơ hội hợp tác - liên kết trong sản
xuất, phát triển thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn. Mơ hình này
nhằm tập trung những vùng có điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, nhằm khai
thác những diện tích tuy độ phì của đất khơng cao, nhưng có thể áp dụng
những kỹ thuật tiến bộ và đầu tư hợp lý vẫn cho hiệu quả canh tác cao. Đồng

thời tạo sự liên kết sản xuất của các hộ nơng dân thành những vùng sản xuất
liên hồn, để công tác cung ứng vốn, vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị,.. tiến
hành thuận lợi.

13


1.2.2.2. Chủ thế phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may
Xét ở góc độ hành vi của các nhân tố tới quá trình phát triển, các nhà
chính trị, kinh tế thường khẳng định 4 khối động lực: Nhà nước, con người,
cộng đồng và doanh nghiệp.
Áp vào lĩnh vực phát triển nguồn nguyên liệu bông cũng như thực tế triển
khai, phải có sự vào cuộc của bốn chủ thể quan trọng, có tác động qua lại liên kết
với nhau đó là: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp.
- Nhà nước: Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ lại cho Doanh nghiệp, xây
dựng quỹ hỗ trợ rủi ro phòng ngừa cho Doanh nghiệp và cho người dân, giúp
Doanh nghiệp và người dân tìm thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững, cụ thể:
+ Bộ Cơng Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện; kịp thời cập nhật
thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học công nghệ và tình hình thực tế tại cơ
sở sản xuất để có sự chỉ đạo kịp thời.
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng trọng điểm phát triển bông phê
duyệt quy hoạch của tỉnh phù hợp với quy hoạch; triển khai và chỉ đạo kiểm
tra việc tổ chức thực hiện quy hoạch và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
giữa các đơn vị tổ chức sản xuất bông với người trồng bơng để đảm bảo hài
hịa các lợi ích, đặc biệt quan tâm đến lợi ích của người trồng bông.
- Nhà khoa học: Trợ giúp về kỹ thuật, khoa học cơng nghệ, có vai trị
quan trọng trong việc nghiên cứu chọn tạo sản xuất ra các giống bơng có khả
năng năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh; cũng như nghiên cứu đưa ra
quy trình sản xuất phù hợp với từng đối tượng giống bông, từng vùng sản xuất

đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Doanh nghiệp: Hợp đồng sản xuất với hộ nông dân, đầu tư ứng vốn
(bao gồm giống và vật tư) và thu mua bao tiêu sản phẩm cho người dân; tổ
chức tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất cho người dân.

14


- Nhà nông: Trực tiếp sản xuất, thông qua các hợp đồng sản xuất với
các doanh nghiệp ngay từ đầu vụ, người nông dân trực tiếp sản xuất và bán
sản phẩm bông hạt cho doanh nghiệp
Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu về
vai trị của Bộ Cơng thương - với tư cách đơn vị quản lý nhà nước, trực tiếp
quản lý ngành hàng dệt may, có vai trị quan trọng trong việc định hướng phát
triển ngành.
1.2.2.3. Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
Từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, trên cơ sở tham khảo kinh
nghiệm phát triển ngành bông của các đơn vị sản xuất bông trong nước và
những tâm huyết với ngành nghề với ngành trồng bông về những giải pháp
phát triển ngành bông phải được thể chế hóa thành những chính sách cụ thể,
triển khai được tại các địa phương, và phải cụ thể hóa bằng những chương
trình cụ thể và được triển khai đồng bộ.
- Chính sách tài chính: Thực hiện thơng qua cơng cụ thuế và đầu tư
công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài chính là chính sách vĩ
mơ quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế. Các cơng cụ của chính
sách tài chính bao gồm: Đầu tư cơng từ nguồn ngân sách Nhà nước, chính
sách thuế, tín dụng, hỗ trợ tài chính,… có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất và
tác động qua lại lẫn nhau cùng thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất nói chung
và ngành bơng nói riêng.
- Chính sách đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng phụ trợ: Đất đai đối với

phát triển vùng nguyên liệu được coi là then chốt, và phải sử dụng trên quan
điểm đáp ứng yêu cầu phân bổ hợp lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết
kiệm và có hiệu quả. Khuyến khích tập trung và tích tụ đất để hình thành
những vùng sản xuất hàng hóa lớn, vừa giải phóng sức lao động, thuận tiện
cho việc canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng sao hiệu
quả đầu tư.

15


Bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trị quan trọng trong
việc phát triển vùng ngun liệu. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm những hệ
thống về mạng lưới giao thông, điện, thủy lợi, hệ thống kho tàng, bến bãi,...
Chúng là những thành tố quan trọng để đảm bảo sự hoạt động sản xuất - kinh
doanh vùng trồng bơng; giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập
cho bà con nông dân
Thực tế, các vùng trồng bông nước ta chủ yếu nằm ở vùng trung du,
miền núi, vùng sâu vùng xa, mà các vùng này hệ thống cơ sở hạ tầng quá yếu
kém. Trong khi đó, cơ sở chế biến và tiêu thụ thành phẩm bông xơ lại ở các
tỉnh thành khác, điều này làm cho chi phí vận chuyển, đi lại tăng, thậm chí
vận chuyển qua rất nhiều cơng đoạn và do vậy giá vốn hàng bán bị đẩy lên rất
nhiều, đây là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất bông.
Để hạn chế phần nào nhược điểm này, Nhà nước cần phải đầu tư xây
dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc miền núi,
hoặc phối hợp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động
tối đa nguồn vốn của tất cả các thành phần kinh tế tham gia công cuộc đầu tư
này, để tạo ra lợi ích kinh tế cho người lao động và các cơ sở sản xuất bơng.
- Chính sách khoa học cơng nghệ: Trong sản xuất trồng trọt, yếu tố
khoa học công nghệ giữ vai trò rất quan trọng, quyết định đến vấn đề năng
suất, hiệu quả, bền vững. Bởi vì, nơng nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt

nói riêng có đặc điểm là chịu sự tác động lớn của yếu tố thiên nhiên. Tiến bộ
khoa học công nghệ được ứng dụng vào sản xuất đặc biệt là giống và cách
thức chăm sóc, thu hoạch, bảo quản nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng
và năng suất cao hơn. Sự phát triển của khoa học công nghệ hạn chế được sự
lệ thuộc của nông nghiệp và yếu tố thiên nhiên, cho phép phát triển nông
nghiệp một cách chủ động, hiệu quả, tăng lợi nhuận, tăng tính ổn định.

16


Bên cạnh việc thực thi các chính sách nêu trên, việc phát triển vùng
nguyên liệu còn được thể hiện ở chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng bơng
tại các tỉnh trong cả nước. Diện tích vùng nguyên liệu là một trong những
nhân tố quan trọng để đánh giá vùng ngun liệu đó có phát triển hay khơng.
Điều này được thể hiện qua diện tích quy hoạch, diện tích trồng thực tế và khả
năng phát triển, mở rộng diện tích trồng bơng trong tương lai. Để tính tốn
mức độ phát triển, có thể đo lường tỉ trọng diện tích của vùng ngun liệu của
doanh nghiệp với diện tích có thể trồng (bơng) trên địa bàn. Diện tích ngun
liệu mở rộng là điều kiện cần để đảm bảo việc cung cấp nguồn bông ổn định,
tăng sản lượng.
1.2.2.4. Thanh tra giám sát phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho
ngành dệt may
Công tác thanh kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là một trong những yếu tố tạo nên
thành công trong công tác quản lý phát triển nguồn nguyên liệu. Việc tiến
hành kiểm tra, giám sát rất quan trọng bởi nếu buông lỏng dễ dấn đến các tổ
chức, cá nhân thực hiện không theo định hướng, sử dụng các nguồn hỗ trợ sai
mục đích, làm thất thốt ngân sách nhà nước. Mặt khác, thông qua công tác
thanh tra để đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của các chủ trương,
chính sách, chế độ do Đảng và Nhà nước đề ra, từ đó có những điều chỉnh

phù hợp, kịp thời.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nguyên liệu bông
thiên nhiên trong nước cho ngành Dệt may
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nguyên liệu
bông trong nước. Ngành trồng bông là một ngành sản xuất cây công nghiệp
chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm: nhân tố khách quan,
chủ quan; nhân tố tự nhiên, con người,.. nhưng trong điều kiện nước ta hiện
nay có thể chia làm 2 loại nhân tố chính:

17


×