Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DE KIEM TRA HOC KY I 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.01 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS CƯPUI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN 8. Thời gian: 90 phút. I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình HKI, môn Ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 1. Kiến thức: Hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn trong chương trình HKI. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng. 3. Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức đã học ở học kì I. - Chọn các nội dung cần đánh giá: + Văn bản: “ Cô bé bán diêm” và “ Bài toán dân số”. + Tiếng việt: Trường từ vựng; Từ tượng hình, từ tượng thanh; Câu ghép. + Tập làm văn: Viết bài văn tự sự. - Thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS CƯPUI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN 8 Tên chủ dề. Nhận biết. Thông hiểu Cấp độ thấp. Chủ đề 1 Văn bản - Cô bé bán diêm. - Bài toán dân số. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Chủ đề 2 Tiếng Việt - Trường từ vựng. - Từ tượng hình, từ tượng thanh. - Câu ghép Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Chủ đề 3 Tập làm văn Viết bài văn tự sự Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ:. Tổ trưởng. Huỳnh Thị Hạnh. Nhớ giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản “Cô bé bán diêm”. (C1) Số câu 1 Số điểm 2,0 Tỉ lệ : 20% Nhận biết những từ ngữ thuộc trường từ vựng và những từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích. ( C3a,b) Số câu 1 (3a,b) Số điểm 1,0 Tỉ lệ : 10 %. Vận dụng Cấp độ cao. Thông qua văn bản “ Bài toán dân số”, nêu giải pháp về hạn chế việc gia tăng dân số. ( C2) Số câu 1 Số điểm 1,0 Tỉ lệ : 10% Hiểu xác định đúng câu ghép. ( C3c). Số câu 2 Số điểm 3,0 Tỉ lệ : 30%. Câu (3c) Số điểm 1,0 Tỉ lệ : 10 %. Tổng số câu 2 Tổng số câu:1 Tổng số điểm: 3,0 Tổng số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20%. Chuyên môn. Nguyễn Văn Bền. Cộng. Số câu 1 Số điểm 2,0 Tỉ lệ : 20 % Viết bài văn tự sự ( Kể lại buổi lễ khai giảng năm học 2012 - 2013 tại trường em.) ( C4) Số câu 1 Số điểm 5,0 Tỉ lệ: 50 % Tổng số câu :1 Tổng số điểm 5,0 Tỉ lệ: 50 %. Số câu 1 Số điểm 5,0 Tỉ lệ: 50 % Tổng số câu: 4 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 %. GV làm ma trận:. Trần Thị Hoa.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS CƯPUI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN 8. Thời gian: 90 phút.. Câu 1: (2.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong văn bản " Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen. Câu 2: (1.0 điểm) Qua văn bản “ Bài toán dân số”, nêu giải pháp về hạn chế việc gia tăng dân số? Câu 3: (2.0 điểm) “… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. ( Lão Hạc - Nam Cao) a. Tìm trong đoạn trích những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người. b. Chỉ ra những từ tượng hình, từ tường thanh có trong đoạn trích trên. c. Xác định câu ghép trong đoạn trích và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. Câu 4: (5.0 điểm) Hãy kể lại buổi lễ khai giảng năm học 2012 - 2013 tại trường em.. Tổ trưởng. Huỳnh Thị Hạnh. Chuyên môn. Nguyễn Văn Bền. GV làm đề:. Trần Thị Hoa.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS CƯPUI. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu 1 : - Nội dung : Tác phẩm Cô bé bán diêm của An- đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận của em bé bất hạnh. (1.0 điểm) - Nghệ thuật : Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí. Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết hình ảnh đối lập. (1.0 điểm) Câu 2 : - Giải pháp: Không có cách nào khác, phải hành động, tự giác hạn chế sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số. (1.0 điểm) Câu 3: a. Những từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người có trong đoạn trích “ Lão Hạc” của Nam Cao là: mặt, đầu, miệng. (0.5 điểm) b. Từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích : - Từ tượng hình : co rúm, ngoẹo, móm mém. (0.25 điểm) - Từ tượng thanh : hu hu. (0.25 điểm) c. Câu ghép trong đoạn trích: - “ Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.” (0.5 điểm) - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu : dùng từ “và” ( quan hệ từ) có tác dụng nối, quan hệ đồng thời. (0.5 điểm) Câu 4: Yêu cầu chung: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn tự sự, có kết hợp vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, đáp ứng yêu cầu của đề bài. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: Bài làm phải có bố cục 3 phần: Mở bải, thân bài, kết bài * Mở bài: Giới thiệu quang cảnh lễ khai giảng. (1.0 điểm) * Thân bài: - Quang cảnh, không khí, tâm trạng mọi người trong buổi lễ khai giảng. (1.0 điểm) - Cảnh buổi lễ khai giảng diễn ra như thế nào? Chú ý ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, nét mặt, tâm trạng của em và mọi người trong buổi lễ khai giảng. (1.5 điểm) - Kết thúc buổi lễ khai giảng và cảm xúc đọng lại trong em. (0.5 điểm) * Kết bài: Cảm nghĩ của em về buổi lễ khai giảng đã qua và ý nghĩa thiêng liêng của buổi lễ. (1.0 điểm) Định hướng thang điểm: - 5 điểm : Bài làm hoàn chỉnh, bố cục 3 phần, rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo các nội dung như dàn bài, đúng đặc trưng thể loại. Hành văn lưu loát, rõ ràng có sức lôi cuốn, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. - 4 điểm : Có đủ các yêu cầu đặt ra đối với thang điểm 5 nhưng mức độ diễn đạt thấp hơn, nghĩa là sức lôi cuốn chưa cao, còn có một số câu diễn đạt chưa rõ ý, mắc ít lỗi về chính tả và diễn đạt. - 3 điểm: Nêu được các yêu cầu về mặt nội dung, tuy nhiên đôi chỗ còn sơ sài. Bài viết có bố cục 3 phần, nhưng diễn đạt chưa rõ, mắc một vài lỗi chính tả và diễn đạt. - 2 điểm: Bài viết còn chung chung, trình bày chưa khoa học, diễn đạt lủng củng, bố cục chưa rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả, trình bày cẩu thả. - 1 điểm : Bài viết còn quá sơ sài, chưa có bố cục 3 phần, ý lan man, không đi vào trọng tâm của đề. Sai quá nhiều lỗi chính tả. - 0 điểm : Bài làm không đáp ứng nội dung, bỏ giấy trắng hoặc vẽ bậy. Tổ trưởng. Chuyên môn. GV làm đáp án:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Huỳnh Thị Hạnh Nguyễn Văn Bền Trần Thị Hoa TRƯỜNG THCS CƯPUI Họ và tên:..................................... KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Lớp: 8...... MÔN: NGỮ VĂN 8. Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm. Lời phê của giáo viên. ĐỀ: Câu 1: (2.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong văn bản " Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen. Câu 2: (1.0 điểm) Qua văn bản “ Bài toán dân số”, nêu giải pháp về hạn chế việc gia tăng dân số? Câu 3: (2.0 điểm) “… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. ( Lão Hạc - Nam Cao) a. Tìm trong đoạn trích những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người. b. Chỉ ra những từ tượng hình, từ tường thanh có trong đoạn trích trên. c. Xác định câu ghép trong đoạn trích và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. Câu 4: (5.0 điểm) Hãy kể lại buổi lễ khai giảng năm học 2012 - 2013 tại trường em. BÀI LÀM ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×