Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN TỒN THẮNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC
QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN TỒN THẮNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC
QUỐC GIA KHU VỰC ĐƠNG NAM Á

Chun ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỒNG THẮNG



TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ “Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và
tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khu vực Đơng Nam Á”
là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Học viên

Trần Tồn Thắng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
TĨM TẮT ..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................2
1.1. Lý do nghiên cứu .........................................................................................2
1.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu .......................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3
1.5. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................4
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn...................................................................5

1.7. Bố cục luận văn ............................................................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................8
2.1. Tổng quan lý thuyết.....................................................................................8
2.1.1.

Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế......................................................10

2.1.2.

Lý thuyết chi tiêu chính phủ ............................................................13

2.2. Một số mơ hình nghiên cứu thực nghiệm ................................................22
2.2.1.

Một số nghiên cứu về quan hệ tuyến tính giữa chi tiêu cơng và

tăng trưởng kinh tế...........................................................................................23


2.2.2.

Một số nghiên cứu về quan hệ phi tuyến giữa chi tiêu công và tăng

trưởng kinh tế ...................................................................................................26
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƯỚC
ASEAN .....................................................................................................................30
3.1.

Tổng quan kinh tế Việt Nam ...............................................................30


3.2.

So với các nước trong khu vực ASEAN..............................................32

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................37
4.1. Mô hình nghiên cứu...................................................................................37
4.2. Lựa chọn các biến kiểm sốt.....................................................................37
4.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................40
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................44
5.1. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ..................................................44
5.2. Ma trận hệ số tương quan.........................................................................45
5.3. Mối quan hệ tuyến tính giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng ..........46
5.3.1.

Kiểm định Unit root test ...................................................................46

5.3.2.

Kết quả hồi quy theo 3 mô hình và chọn lựa mơ hình phù hợp ....47

5.3.3.

Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mơ hình FEM..............................49

5.3.4.

Một số kiểm định khác .....................................................................51

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ......................55
6.1. Kết luận ......................................................................................................55

6.2. Kiến nghị chính sách .................................................................................56
6.2.1.

Cần có một tổ chức giám sát quy mơ chính phủ và nợ công .........57

6.2.2.

Nâng cao hiệu quả chi tiêu cơng .....................................................58

6.2.3.

Xây dựng chương trình cắt giảm chi tiêu cơng ..............................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu Á
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
FEM (Fixed Effects Model): phương pháp tác động cố định
GDP (Gross National Product): Tổng sản phẩm quốc nội
GLS (Generalized Least Squares): phương pháp bình phương bé nhất tổng qt có
trọng số
NSNN: Ngân sách Nhà nước
OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế

REM (Random Effects Model): phương pháp tác động ngẫu nhiên


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các bước thực hiện bài nghiên cứu.
Hình 2.1: Đường cong Rahn
Hình 2.2: Thuế suất tối ưu đối với tăng trưởng.
Hình 2.3 :Đường cong Armey.
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2001.
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2013.
Hình 3.3: Đồ thị GDP theo sức mua tương đương của các nước ASEAN năm 2012
Hình 3.4: Tốc độ tăng GDP hàng năm theo giá so sánh 1994 (Đồ thị)
Hình 3.5: Cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN năm 2012 (Đồ thị)
Hình 3.6: GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của các nước
ASEAN giai đoạn 2005-2012 (Đồ thị)
Hình 5.1: Kết quả kiểm định Hausman.
Hình 5.2: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mơ chi tiêu chính phủ ở một số nước Đông Nam Á.
Bảng 2.2: Tổng hợp một số nghiên cứu khác về tác động tuyến tính
Bảng 2.3: Tổng hợp một số nghiên cứu khác về tác động phi tuyến tính
Bảng 4.1: Tổng hợp các biến được sử dụng trong luận văn và dấu kỳ vọng
Bảng 5.1: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 5.2: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình
Bảng 5.3: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Unit Root Test bậc 0
Bảng 5.4: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Unit Root Test bậc 1
Bảng 5.5: Kết quả chạy hồi quy theo 3 mơ hình: mơ hình Pooled, mơ hình tác động
cố định (Fixed Effect Model) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model)

Bảng 5.6: Hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF
Bảng 5.7: Kết quả ước lượng theo phương pháp ước lượng moment tổng quát
(Generalized Methods of Moments Estimators)


1

TĨM TẮT
Luận văn này được thực hiện để phân tích mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ
và tăng trưởng kinh tế với dữ liệu bảng được thu thập từ 5 quốc gia thuộc khu vực
Đông Nam Á (ASEAN) gồm: Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan và Việt Nam
từ năm 1996 đến năm 2013. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu tác động của các
biến cơ sở hạ tầng (INTERNET), dân số (POP), tỷ lệ thất nghiệp (UNEMP), chỉ số
giá (CPI), độ mở của nền kinh tế (OPEN) lên tăng trưởng kinh tế. Mơ hình được sử
dụng trong bài nghiên cứu là mơ hình bình phương nhỏ nhất (OLS) với ba phương
pháp ước lượng là phương pháp OLS thông thường (Pooled OLS), phương pháp tác
động cố định (Fixed Effects Model) và phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random
Effects Model). Bằng cách thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù
hợp trong ba mơ hình kể trên, kết quả cho thấy mơ hình FEM là mơ hình phù hợp
nhất với bài nghiên cứu. Sau khi thực hiện các kiểm định chẩn đốn cho mơ hình
FEM, mơ hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi, và để khắc phục hiện tượng
phương sai thay đổi trên tác giả đã hồi quy lại theo phương pháp ước lượng moment
tổng quát (Generalized Methods of Moments Estimators) bằng kỹ thuật Arellano
Bond. Sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi kết quả thực nghiệm cho
thấy tồn tại một mối tương quan âm giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tỷ lệ chi tiêu chính phủ so
với GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực giảm
0.0058% và ngược lại.



2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Mở đầu chương 1, luận văn sẽ trình bày lý do nghiên cứu với mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu được đề cập, tiếp theo luận văn sẽ xác định phạm vi nghiên cứu và ý
nghĩa của đề tài nghiên cứu; đồng thời kết cấu luận văn sẽ được trình bày ở phần
cuối chương này.
1.1.

Lý do nghiên cứu
Trong hơn hai thập kỉ qua đã có nhiều nghiên cứu kinh tế, cả lý thuyết lẫn thực

nghiệm, tập trung xem xét vai trị của chi tiêu cơng đối với tăng trưởng kinh tế ở các
nước trên thế giới. Các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách đôi khi
không thống nhất với nhau về việc liệu chi tiêu chính phủ có vai trị thúc đẩy hay làm
chậm tăng trưởng kinh tế. Những người ủng hộ quy mơ chi tiêu chính phủ lớn cho
rằng, các chương trình chi tiêu của chính phủ giúp cung cấp các hàng hố cơng cộng
quan trọng như cơ sở hạ tầng và giáo dục. Họ cũng cho rằng sự gia tăng chi tiêu chính
phủ có thể đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thông qua việc làm tăng sức mua của người
dân. Tuy nhiên, những người ủng hộ quy mơ chi tiêu chính phủ nhỏ lại có quan điểm
ngược lại. Họ giải thích rằng chi tiêu chính phủ quá lớn và sự gia tăng chi tiêu chính
phủ sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế, bởi vì nó sẽ chuyển dịch nguồn lực từ khu vực
sản xuất hiệu quả trong nền kinh tế sang khu vực chính phủ kém hiệu quả. Họ cũng
cảnh báo rằng sự mở rộng chi tiêu công sẽ làm phức tạp thêm những nỗ lực thực hiện
các chính sách thúc đẩy tăng trưởng – ví dụ như những chính sách cải cách thuế và
an sinh xã hội – bởi vì những người chỉ trích có thể sử dụng sự thâm hụt ngân sách
làm lý do để phản đối những chính sách cải cách nền kinh tế này.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ
và tăng trưởng với nhiều mẫu nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu khác nhau tuy nhiên
chưa thực sự có nhiều bài nghiên cứu về khu vực Đơng Nam Á.

Các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tranh luận về việc gia tăng chi tiêu công
hay cắt giảm chi tiêu cơng sẽ có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Để xác
định mối quan hệ cụ thể giữa chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế địi hỏi phải
nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính này. Đối với các quốc gia đang phát triển ở


3

ASEAN thì đây thật sự là vấn đề cấp thiết. Nên tăng hay giảm chi tiêu của chính phủ
để tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề
tài này.
1.2.

Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là xác định mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu chính phủ và

tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN gồm các nước: Indonesia, Malaysia,
Philipines, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 1996 đến năm 2013.
Thông qua phương pháp ước lượng OLS kết hợp với ba mơ hình tác động gộp
(Pooled OLS) tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) để đạt được
mục tiêu trên. Việc lựa chọn mơ hình phù hợp được thực hiện để đảm bảo tính thống
nhất về kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả sử dụng các kiểm định cần thiết đối
với mơ hình được lựa chọn để đảm bảo tính vững cho mơ hình nghiên cứu.
Từ đó, tác giả rút ra các nhận xét và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu
quả của chi tiêu chính phủ tại Việt Nam.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu trên, luận văn tập trung trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

-

Chi tiêu chính phủ có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trong

khu vực Đông Nam Á hay không ?
-

Tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trong

khu vực Đông Nam Á là cùng chiều hay ngược chiều?
1.4.

Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là mối quan hệ giữa chi tiêu chính

phủ và tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN trong giai đoạn từ năm 1996 đến
năm 2013. Ngoài ra luận văn còn xem xét các mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng, dân
số, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, độ mở của nền kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia này.
Luận văn không xem xét đến giá trị và đặc điểm cụ thể của từng khoản chi tiêu
chính phủ mà tiếp cận tổng thể ở dạng vĩ mơ về tồn bộ chi tiêu chính phủ. Theo đó


4

luận văn xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở dạng
tổng quát.
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 5 quốc gia trong khu vực ASEAN (Indonesia,
Malaysia, Philipines, Thái Lan và Việt Nam) kéo dài từ năm 1996 đến năm 2013. Tác
giả sử dụng dữ liệu theo năm của World Bank:

-

GDP theo giá cố định năm 2005, GDP bình quân đầu người (GDP_C), số

người sử dụng Internet trên 100 dân đại diện cho cơ sở hạ tầng (INTERNET) , dân
số (POP) , tỷ lệ thất nghiệp (UNEMP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được lấy từ World
Development Indicator của World Bank năm 2014.
-

Độ mở của nền kinh tế (OPEN) được tính tốn dựa trên chỉ tiêu xuất khẩu và

nhập khẩu theo dữ liệu từ World Development Indicator của World Bank năm 2014.
-

Tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP (EXP_WB) được tính tốn dựa trên chỉ

tiêu tổng chi tiêu chính phủ theo giá cố định năm 2005 và GDP theo giá cố định năm
2005 dựa trên dữ liệu từ World Development Indicator của World Bank năm 2014.
1.5.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về chi tiêu chính phủ và

tổng hợp các nghiên cứu về chi tiêu chính phủ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Bước tiếp theo là thu thập dữ liệu để phục vụ cho các biến kinh tế. Từ dữ liệu nghiên
cứu, đề tài tiến hành xây dựng mơ hình, định lượng và phân tích nghiên cứu. Cách
thức thực hiện được tác giả tóm tắt qua các bước như sau:


5


Hình 1.1: Các bước thực hiện bài nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết về chi tiêu chính phủ
và tăng trưởng kinh tế

Các nghiên cứu có liên quan

Thu thập và đánh giá dữ liệu nghiên
cứu

Xây dựng mơ hình nghiên cứu

Phân tích mơ hình hồi quy

Kiểm định một số giả

Giải thích kết quả nghiên

thuyết

cứu

Kết luận và khuyến nghị chính

1.6.

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu sẽ kiểm chứng liệu có tồn tại một mối quan hệ có ý nghĩa

giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế hay khơng, và nếu tồn tại thì tác động

của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế đối với các nước ASEAN trong giai
đoạn 1996 – 2013 là tích cực hay tiêu cực.
Luận văn với đề tài đề tài "Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng
trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á"
khi đạt được những mục tiêu nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để Chính phủ tham


6

khảo trong q trình phân tích và đề ra chính sách chi tiêu hợp lý nhằm mục tiêu tăng
trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế một cách bền vững.
1.7.

Bố cục luận văn

Luận văn được chia thành 6 chương
Chương 1: Giới thiệu
Nội dung chương 1 nhằm giới thiệu cơ sở lựa chọn đề tài, xác định vấn đề, mục tiêu,
đặt ra câu hỏi nghiên cứu, xác định phạm vi nghiên cứu, đưa ra được ý nghĩa thực
tiễn của đề tài cũng như thiết kế nghiên cứu và đưa ra bố cục cụ thể của bài nghiên
cứu.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2 nhằm tổng hợp các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế: truyền thống, tân cổ
điển, hiện đại. Xem xét những khác biệt trong từng mơ hình lý thuyết thơng qua
những mơ hình đại diện của Harrod-Domar (1946), Solow …
Lý thuyết về chi tiêu chính phủ với 2 mơ hình lý thuyết Keyness và Wagner.
Lý thuyết về ngưỡng chi tiêu công thông thường với các nghiên cứu của Barro (1989),
Armey (1995), Rahn (1996) và Scully (1998,2003) trong đó đi sâu phân tích về
nghiên cứu của Barro (1989) và Armey (1995) làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên
cứu.

Tổng hợp kết quả và các phát hiện từ những nghiên cứu thực nghiệm của các nhà
kinh tế học trên thế giới.
Chương 3: Thực trạng kinh tế Việt Nam so với các nước ASEAN.
So sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong chi tiêu chính phủ giữa
Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN. Xem xét xu hướng chi tiêu cơng của
chính phủ của các quốc gia ASEAN.
Chương 4: Thiết kế nghiên cứu
Dựa trên tổng quan lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ở
chương 2 xây dựng nên khung lý thuyết và khung phân tích cho bài nghiên cứu nhắm
xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế:


7

Dựa trên mơ hình tuyến tính, sử dụng phương pháp OLS với mơ hình tác động gộp
(Pooled OLS), tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) để tìm hiểu
mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế là tương quan âm hay
dương đối với từng quốc gia trong khu vực ASEAN. Sử dụng kiểm định Hausman để
lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp. Sau đó thực hiện các kiểm định đối với dữ
liệu bảng cho mơ hình nghiên cứu được lựa chọn.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Phân tích các kết quả hồi quy dựa trên 3 mơ hình: Pooled OLS, FEM, REM.
Sau đó thực hiện các bước kiểm định để lựa chọn mơ hình phù hợp. Sau đó thực hiện
các kiểm định đối với dữ liệu bảng cho mơ hình nghiên cứu được lựa chọn. Từ đó
đưa ra những nhận định và giải thích các kết quả hồi quy, kiểm định.
Chương 6: Khuyến nghị chính sách và kết luận
Đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế
tại các nước ASEAN. Dựa vào đó đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp với kết
quả nghiên cứu.



8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương hai giúp tìm hiểu lý thuyết chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Sau
đó, luận văn trình bày cơ sở lý thuyết, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm về tác
động của chi tiêu công lên tăng trưởng kinh tế. Nội dung chương này làm cơ sở để
thực hiện mơ hình ở Chương 4.
2.1.

Tổng quan lý thuyết
Lý thuyết kinh tế thường không chỉ ra một cách rõ ràng về tác động của chi

tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hầu hết các nhà kinh tế đều
thống nhất với nhau rằng, trong một số trường hợp sự cắt giảm quy mơ chi tiêu chính
phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và trong một số trường hợp khác sự gia tăng
chi tiêu chính phủ lại có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ rõ
ra rằng nếu chi tiêu chính phủ bằng khơng sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế rất thấp,
bởi vì việc thực thi các hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, phát triển cơ
sở hạ tầng… sẽ rất khó khăn nếu khơng có chính phủ. Nói cách khác, một số khoản
chi tiêu của chính phủ là cần thiết để đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, chi tiêu chính phủ - một khi đã vượt quá ngưỡng cần thiết nói trên
sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu
quả. Đường cong phản ánh mối quan hệ giữa quy mơ chi tiêu chính phủ và tăng
trưởng kinh tế đã được xây dựng bởi nhà kinh tế Richard Rahn (1996), và được các
nhà kinh tế sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu vai trò của chi tiêu chính phủ đối với tăng
trưởng kinh tế. Đường cong Rahn hàm ý tăng trưởng sẽ đạt tối đa khi chi tiêu chính
phủ là vừa phải và được phân bổ hết cho những hàng hố cơng cộng cơ bản như cơ
sở hạ tầng, bảo vệ luật pháp và quyền sở hữu. Tuy nhiên chi tiêu chính phủ sẽ có hại
đối với tăng trưởng kinh tế khi nó vượt quá mức giới hạn này. Tuy các nhà kinh tế

còn bất đồng về con số chính xác nhưng về cơ bản họ thống nhất với nhau rằng, mức
chi tiêu chính phủ tối ưu tối với tăng trưởng kinh tế dao động trong khoảng từ 15 đến
25% GDP.


9

Hình 2.1: Đường cong Rahn

Quy mơ tối ưu

Chi tiêu chính phủ

Điểm tối ưu tăng trưởng trên đường cong Rahn là một trong chủ đề nghiên
cứu gây tranh cãi trong nhiều thập niên qua. Các nhà kinh tế nói chung kết luận điểm
này nằm trong khoảng từ 15% đến 25% GDP, mặc dù rất có thể những ước tính này
là q cao do những nghiên cứu thống kê bị hạn chế bởi sự sẵn có của số liệu. Bảng
1 cho thấy Singapore, Philippines, Indonesia, Campuchia là những nước Đơng Nam
Á có quy mơ chi tiêu chính phủ nhỏ nhất, chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 20% GDP. Trong
khi đó quy mơ chi tiêu ngân sách của Việt Nam đang nằm ở phía bên kia dốc của
đường Rahn, chiếm khoảng trên 25% GDP trong những năm gần đây. Tất nhiên thành
tựu kinh tế khơng chỉ phụ thuộc duy nhất vào chính sách tài khố. Các chính sách
tiền tệ, thương mại, lao động… cũng có vai trị quyết định quan trọng. Tuy nhiên đây
là một con số đáng ngại đối với tính hiệu quả và mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng của
các khoản chi tiêu công ở Việt Nam.
1996

2000

2005


2010

2013

Việt Nam

23.1

22.6

25.1

27.2

26.0

Thái Lan

15.9

16.8

17.3

19.2

20.1

Singapore


15.6

18.2

14.5

14.5

14.4

Philippines

18.6

18.1

16.9

16.9

16.3


10

Myanmar

9.2


3.5

...

18.9

29.2

Malaysia

22.3

22.9

23.0

25.5

25.6

Lào

19.5

20.8

18.4

24.2


29.9

Indonesia

15.4

15.8

18.4

16.2

18.0

Campuchia

14.4

14.8

13.2

21.3

19.9

Brunei

51.0


40.6

32.1

36.9

31.3

Bảng 2.1: Quy mơ chi tiêu chính phủ ở một số nước Đông Nam Á.
Nguồn: ADB , Key Indicators of Developing Asia and Pacific Countries

2.1.1. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu tổng quát đã được thực hiện trên các nghiên cứu về tác động của
quy mơ chính phủ đến tăng trưởng kinh tế. Có sự khác nhau đáng kể giữa các nghiên
cứu, trong đó chủ yếu là do khác biệt giữa các mơ hình cơ bản của tăng trưởng được
sử dụng trong phân tích. Thật khơng may, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế chưa phát
triển đủ để bao quát một cách chính xác chi tiêu chính phủ trong việc ước tính các tác
động của quy mơ chính phủ đến tăng trưởng kinh tế.
2.1.1.1.

Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điền

Mơ hình tăng trưởng tân cổ điển được thành lập dựa trên mơ hình HarrodDomar (1946) với tăng trưởng năng suất. Trong mơ hình này, tỷ lệ tăng trưởng dài
hạn là biến ngoại sinh được xác định bằng cách giả định một tỷ lệ tiết kiệm nhất định
hoặc một tỷ lệ tiến bộ công nghệ. Tỷ lệ này vẫn khơng giải thích được trong mơ hình.
Lý do đằng sau giả định ngoại sinh là trong thời gian dài nền kinh tế sẽ có xu hướng
hội tụ đối với một tốc độ tăng trưởng ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào sự tích tụ của
lao động và cơng nghệ. Do đó, việc sử dụng các chính sách tài khóa như cắt giảm
thuế không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong dài hạn.
Hơn nữa, có bốn biến số đầu vào chính để giải thích cho tăng trưởng kinh tế

đó là: tích lũy vốn, tăng trưởng dân số, tiến bộ công nghệ và một biến số tổng hợp
các nhân tố. Hàm dưới dạng tốn học được trình bày như sau:


11

Y = F(A , K , L)
Trong đó A đại diện cho công nghệ, K đại diện cho vốn và L đại diện cho lao động.
Một giả định quan trọng trong mơ hình này là các chức năng sản xuất hoạt
động theo một mơ hình lợi nhuận biên giảm dần. Vì vậy, biến tích lũy vốn riêng lẻ sẽ
khơng duy trì tăng trưởng kinh tế. Do đó, tăng trưởng dân số tạo ra một sản lượng lớn
hơn. Tuy nhiên, nó khơng duy trì sự gia tăng tiêu chuẩn sống. Tăng vốn có thể được
phân loại thành hai thành phần; vốn vật chất và nguồn nhân lực. Vốn vật chất tạo ra
tăng trưởng kinh tế vì nó làm tăng năng suất lao động. Ví dụ như đầu tư vào máy móc
thiết bị, máy tính, nghiên cứu và phát triển làm giảm số giờ lao động với đầu ra tương
đương. Tăng nguồn nhân lực thông qua tăng đầu tư vào giáo dục, khoa học và thực
tập. Việc tăng năng suất này được thể hiện trong mơ hình của tiến bộ cơng nghệ. Quy
mơ của tiến bộ cơng nghệ trong mơ hình này được thực hiện như là một biến ngoại
sinh. Một cách tiếp cận để đo lường tiến bộ công nghệ trong giả thiết phần dư Solow.
=







Tóm lại, mơ hình tăng trưởng tân cổ điển cho rằng do suy giảm năng suất cận
biên nên tỷ lệ vốn-sản lượng hội tụ đến trạng thái ổn định được xác định bởi các đặc
tính ban đầu của nền kinh tế.

2.1.1.2.

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Theo lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, tiến bộ công nghệ nhấn mạnh phần dư
Solow là yếu tố quan trọng để giải thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong mơ
hình tăng trưởng nội sinh các biến góp phần làm tăng trưởng kinh tế được coi là biến
nội sinh và do đó có thể được xác nhận. Tiến bộ cơng nghệ là kết quả của những nỗ
lực tốn kém trong việc nghiên cứu và đóng góp vào kiến thức và phát triển. Mơ hình
này dựa trên các giả định sau (Burda & Wyplosz, 2005, trang 436.):
 Lao động không đồng nhất
 Tiến bộ công nghệ là kết quả của những nỗ lực tốn kém và cần được khen
thưởng


12

 Theo đuổi lợi ích cá nhân là khơng thúc đẩy các tập thể tốt được.
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh dựa trên nền tảng về nguồn gốc tăng trưởng của
các biến độc lập trong mơ hình tăng trưởng được theo dõi với sự nhấn mạnh đặc biệt
về kiến thức. Điều này được thực hiện bằng cách phân tích các biến ngoại sinh trong
lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển trở thành biến nội sinh trong lý thuyết tăng trưởng
nội sinh.
Để xác định tích lũy vốn, nguồn nhân lực được bổ sung trong mơ hình đại diện
cho thời gian, năng lượng và tiền bạc dành cho việc tiếp thu kiến thức của cá nhân.
Tiếp thu tri thức đòi hỏi nỗ lực và do đó được coi là một khoản đầu tư. Theo giả định
của mơ hình này phải được khen thưởng. Đầu tư vào vốn con người dẫn đến gia tăng
thêm năng suất lao động với việc tạo ra mức lương cao hơn. Hơn nữa, người lao động
có tay nghề cao cũng có thể tạo ra tác động bên ngồi tích cực khác. Vì vậy, một biến
độc lập thêm (H: vốn con người) được đưa vào chức năng sản xuất của nền kinh tế:

Y = AF(K , L , H)
Hơn nữa, cơ sở hạ tầng công cộng là một yếu tố góp phần trực tiếp đến năng
suất kinh tế. Do đó, chức năng sản xuất kinh tế được mở rộng bao gồm cả yếu tố KG:
Y = AF( K , L , H , KG )
Tuy nhiên, nếu các biến bổ sung giảm trở lại, sau đó mơ hình sẽ không thể làm
rõ sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa các nền kinh tế. Vì vậy, các nước tiếp tục
phát triển hướng tới một trạng thái ổn định như quy định trong lý thuyết tăng trưởng
tân cổ điển. Tuy nhiên, giả thiết về ngoại tác tích cực (Alfred Marshall, 1879-1890)
cũng được đưa vào mơ hình. Giả thuyết này cho rằng một đầu tư cụ thể có thể tạo ra
một tác động có lợi lên các yếu tố khác, trong khi có một tác động tiêu cực về bản
thân. Theo quan điểm này, tăng trưởng có thể được điều khiển thơng qua tích lũy vơ
hạn các yếu tố sản xuất được xem xét trong mơ hình. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự
tổng hợp của các yếu tố trong mơ hình khơng làm giảm theo quy mơ.


13

Điều này có nghĩa là chính phủ có thể giúp làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn bằng cách áp dụng các yếu tố trong mơ hình như đầu tư vào vốn,
nghiên cứu và phát triển, giáo dục. Tuy nhiên, chính phủ cũng có thể ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế.
2.1.2. Lý thuyết chi tiêu chính phủ
2.1.2.1.

Hai trường phái tư tưởng về chi tiêu chính phủ

Việc phân tích mối quan hệ giữa quy mơ chính phủ đối với mức độ phát triển
của nền kinh tế đã nhận được sự chú ý lớn trong lĩnh vực học thuật. Cụ thể, việc phân
tích về mối quan hệ dài hạn giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến
những kết luận khác nhau. Nói chung, những lý thuyết khác nhau về mối quan hệ này

có thể được tạm chia thành hai trường phái kinh tế; học thuyết Keynes và trường phái
tư tưởng của Wagner. Sự tương phản cơ bản của những lý thuyết này là hướng theo
quan hệ nhân quả. Wagner (1883) cho rằng tăng trưởng kinh tế, do q trình cơng
nghiệp hóa sẽ đi kèm với sự gia tăng tỷ lệ chi tiêu công trong GNP. Ngược lại, quan
điểm của Keynes giả định rằng chi tiêu của chính phủ là một cơng cụ của nhà nước
trong việc tạo ảnh hưởng đến chính sách tài khóa và với cơng cụ này sẽ làm ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Adolph Wagner (1835-1917) là người đầu tiên nhận ra mối tương quan giữa
chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế, được nhắc đến trong các tài liệu như Luật
Wagner (1883). Theo quan điểm này, sự co dãn trong dài hạn lớn hơn một đơn vị
được giả định cho chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy vai trị của
chính phủ sẽ gia tăng do tăng trưởng kinh tế. Điều này được giải thích bởi nhu cầu
ngày càng tăng cho các chức năng lãnh đạo và bảo vệ, những yếu tố cần thiết để duy
trì mức độ gia tăng sự giàu có của nền kinh tế. Ngoài ra, đối với các nước phát triển,
nhu cầu đối với hàng hóa cơng cộng như giáo dục, y tế và các dịch vụ văn hóa ngày
càng gia tăng. Các giả thuyết cho rằng sự cần thiết đối với hàng hoá và dịch vụ được
cung cấp bởi sự gia tăng quy mơ chính phủ với cơng nghiệp hóa của một quốc gia
đến từ sự tăng trưởng kinh tế của nó dựa trên ba lý do sau đây. Thứ nhất, khi nền kinh


14

tế phát triển khu vực công sẽ thực hiện chức năng quản lý và bảo vệ trước đây được
thực hiện bởi khu vực tư nhân. Thứ hai, khi nền kinh tế phát triển nhu cầu cung cấp
hàng hóa xã hội, văn hóa và dịch vụ tăng lên là tốt. Cuối cùng, khi nền kinh tế phát
triển, chính phủ can thiệp nhiều hơn mức cần thiết để quản lý và tài trợ độc quyền tự
nhiên và duy trì tốt chức năng của các lực lượng thị trường (Bird, 1971).
Quan điểm của Keynes lập luận rằng tăng trưởng kinh tế xảy ra như là kết quả
của việc tăng chi tiêu khu vực cơng. Trong bối cảnh này, chi tiêu chính phủ được coi
là một biến ngoại sinh độc lập và có thể được sử dụng như là một biến chính sách

hiệu quả để tác động đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết này được xác nhận bởi (Ansari
và cộng sự, 1997) trong nghiên cứu sâu rộng của họ về Indonesia, Malaysia,
Singapore, Philippines và Thái Lan.
Những năm 1970 trở về trước các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes
vẫn cho rằng các khoản chi tiêu thơng qua vay nợ - có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế nhờ làm tăng sức mua (tổng cầu) của nền kinh tế. Các nhà chính trị gia để tìm thấy
một lý do hợp lý cho việc gia tăng chi tiêu vẫn dựa vào lý thuyết Keynes. Dù đã có
nhiều nhà kinh tế ước lượng cho thấy một mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chi tiêu chính
phủ và tăng trưởng kinh tế nhưng khi sử dụng các phương pháp ước lượng phức tạp
với độ chính xác cao hơn đã cho thấy những sai lầm của các ước lượng cũ. Các nhà
kinh tế học hiện đại đã chỉ ra một trong những sai lầm của lý thuyết Keynes là: chính
phủ khơng thể bơm sức mua vào nền kinh tế trước khi làm giảm nó ra thơng qua thuế
và vay nợ.
Các nhà kinh tế học hiện đại trong nhiều thập kỉ gần đây cho rằng việc cắt
giảm thâm hụt ngân sách sẽ giúp hồi phục tăng trưởng kinh tế. Việc cắt giảm chi tiêu
chính phủ dẫn đến giảm thâm hụt ngân sách giúp giảm lãi suất, tăng đầu tư, tăng năng
suất và kết quả là thúc đẩy tăng trưởng. Theo đó chính sách tài khố nên tập trung
giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.
Hai trường phái trên có những quan điểm rất khác nhau về thâm hụt ngân sách,
tuy nhiên không trường phái nào nhấn mạnh đến quy mô chi ngân sách. Các nhà kinh


15

tế theo trường phái Keynes thường liên quan đến quy mơ chi tiêu chính phủ lớn nhưng
họ cũng khơng có phản đối gì với quy mơ chi tiêu chính phủ nhỏ, miễn là chi tiêu
chính phủ có thể được tăng khi cần thiết để đưa nền kinh tế thoát khoải tình trạng trì
trệ. Trong khi đó các nhà kinh tế tin vào mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, lãi
suất, đầu tư và tăng trưởng, như đã phân tích ở trên, cũng khơng có phản đối gì đối
với quy mơ chi tiêu chính phủ lớn miễn là nó được tài trợ bằng thuế thay vì vay nợ.

Các lý thuyết khác nhau sử dụng những lập luận khác nhau và do vậy chúng
không đưa ra được câu trả lời rõ ràng về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng
trưởng kinh tế. Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng có những trường hợp nhất định
việc cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và cũng có những
trường hợp sự gia tăng chi tiêu chính phủ là có lợi cho tăng trưởng
2.1.2.2.

Các hình thái nhà nước và chi tiêu chính phủ

Mục tiêu truyền thống của chi tiêu chính phủ là sử dụng nó như một cơng cụ
của chính sách nhà nước để bảo vệ một khu vực bằng cách cung cấp pháp luật, trật
tự và công lý (Rehman Sobhan, Development Papers No. 13, 1993). Tuy nhiên, quan
điểm hiện đại về chi tiêu của chính phủ cung cấp một mục tiêu rộng lớn hơn nhiều.
Ngày nay, chi tiêu chính phủ bao gồm các vấn đề như phát triển cơ sở hạ tầng, cải
thiện về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thúc đẩy phát triển cơ cấu
kinh tế. Để mở rộng các mục tiêu không cần thiết tùy thuộc vào đường lối chính trị
của Nhà nước.
Mức chi tiêu của chính phủ có thể được giải thích hướng theo một khn khổ
với ba mơ hình giải thích mức độ chi tiêu của chính phủ. Các mơ hình này phân loại
chi tiêu chính phủ phù hợp với chức năng kinh tế vĩ mơ của họ liên quan đến hình
thái của chính phủ về triết lý chính trị.
-

Thứ nhất, nhà nước tối thiểu, còn được gọi là trạng thái canh gác ban đêm,

được xem xét đến. Trong mơ hình này, chính phủ giới hạn trách nhiệm của mình để
bảo vệ các cơng dân khỏi ép buộc, lừa đảo và trộm cắp, cung cấp bồi thường cho các
nạn nhân và bảo vệ đất nước khỏi nguy hiểm từ nước ngồi. Vì vậy, vai trò của Nhà



16

nước sẽ bị giới hạn trong việc cung cấp đơn thuần về cảnh sát, hệ thống tòa án, nhà
tù và quân đội.
-

Thứ hai, nhà nước phúc lợi, là Nhà nước chịu trách nhiệm về các phúc lợi của

cơng dân mình. Chính phủ có trách nhiệm cung cấp vật chất và đáp ứng các nhu cầu
xã hội. Triết lý là có một nền tảng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu chính là tạo ra một
xã hội cơng bằng và giảm bất bình đẳng thu nhập. Do đó, trách nhiệm của nhà nước
sẽ được mở rộng và bên cạnh đó phải chịu trách nhiệm cung cấp an ninh Nhà nước
cũng như chịu trách nhiệm về các vấn đề như giáo dục, nhà ở, y tế, bảo hiểm, nghỉ
ốm, thu nhập bổ sung, trả lương công bằng …
-

Cuối cùng, nhà nước phát triển, là hình thái khó khăn để đạt được. Thuật ngữ

này được sử dụng để xác định một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ do nhà nước
lãnh đạo được áp dụng ở một số nước Đông Á. Trong mơ hình này, Nhà nước có
quyền lực chính trị gần như đủ để kiểm sốt nền kinh tế. Do đó, Chính phủ có thể áp
dụng rộng rãi các quy định, lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp can thiệp mạnh
mẽ. Tuy nhiên, nền tảng của mơ hình này nằm trong bối cảnh tư bản. Điều này là bởi
vì một khi Nhà nước hồn tồn phát triển; Chính phủ chia sẻ quyền sở hữu của mình
và cho phép các lực lượng thị trường tham dự vào quá trình của mình. Trong mơ hình
này, chính phủ chịu hồn tồn trách nhiệm trong phát triển kinh tế. Chi tiêu chính phủ
do đó sẽ tập trung thúc đẩy sản xuất nói chung, thông qua cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho
các doanh nghiệp và xuất khẩu.
Từ phân tích này, có thể kết luận rằng một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng
đến quyết định về mức độ chi tiêu của chính phủ là động lực chính trị của Nhà nước.

Hơn nữa, Nhà nước cũng gặp phải hạn chế về tình hình tài chính trong việc lựa chọn
mơ hình mà nhà nước mong muốn. Do đó, nếu chi tiêu chính phủ được coi là một
biến ngoại sinh, mức độ có thể được hồn tồn dựa trên các mục tiêu chính trị của
người ra quyết định thay vì lý do kinh tế.
2.1.2.3.

Mơ hình lý thuyết về chi tiêu chính phủ


17

Trước Barro (1990) cũng đã có nhiều nghiên cứu về chi tiêu chính phủ, tuy
nhiên vai trị của chi tiêu chính phủ và thuế đối với tăng trưởng kinh tế chỉ được xem
xét một cách có hệ thống dựa trên các hành vi tối đa hố lợi ích của các tác nhân trong
nền kinh tế kể từ khi xuất hiện bài báo “Government Spending in a Simple Model of
Endogenous Growth” của Barro vào năm 1990. Mục tiêu chính của bài báo này là
đưa khu vực chính phủ vào mơ hình tăng trưởng tân cổ điển chuẩn để nghiên cứu mối
quan hệ giữa các lựa chọn chính sách của chính phủ đốivới tăng trưởng kinh tế. Ý
tưởng chính của mơ hình Barro (1990) có thể tóm tắt như sau:
+ Khu vực sản xuất: Barro (1990) giả định chi tiêu chính phủ đối với hàng hố và
dịch vụ cơngcộng, ví dụ chi xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ quyền sở hữu…, có ảnh
hưởng tích cực đếnsản xuất của khu vực tư nhân. Hàm tổng sản xuất trong nền kinh
tế có dạng Cobb-Douglas vàđược biểu diễn như sau:
=

.

.

.


, (1.1)

trong đó 0 < <1, L , K và Y lần lượt là lao động, tư bản, và sản lượng của nền kinh
tế, và G là tổng chi tiêu chính phủ. Để đơn giản chúng ta có thể giả định tổng lực
lượng lao động trong nền kinh tế, L, là cố định. Phương trình này hàm ý rằng cơng
nghệ sản xuất của nền kinh tế có hiệu suất khơng đổi theo quy mơ đối với các đầu
vào lao động và tư bản. Với L cố định, nếu G cố định, K sẽ có hiệu suất biên giảm
dần. Tuy nhiên nếu G tăng cùng với K thì hàm sản xuất sẽ có hiệu suất cố định theo
G và K và nền kinh tế có thể có được tăng trưởng nội sinh. Hàm tổng sản xuất (1) có
thể được biểu diễn dưới dạng biến bình quân một lao độngnhư sau:
=

(1.2)

trong đó y = Y/L và k = K / L lần lượt là sản lượng và tư bản bình quân một đơn vị
lao động.
+ Khu vực chính phủ: Do mơ hình khơng nhằm phân tích tác động của các loại thuế
suất khác nhau đến tăng trưởng kinh tế nên để đơn giản, Barro (1990) giả định rằng


×