Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tài liệu Sự Thần kỳ Đông Á Tăng trưởng chính sách công doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.89 KB, 38 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
1
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI - 1993
SỰ THẦN KỲ ĐÔNG Á

TĂNG TRƯỞNG VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG

CHƯƠNG 1
TĂNG TRƯỞNG, CÔNG BẰNG
VÀ THAY ĐỔI VỀ KINH TẾ

Tám nền kinh tế mà chúng ta nghiên cứu (HPAE)
*
là những nền kinh tế khác biệt
nhau về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và thể chế chính trò. Nhật Bản, không giống như
những nước khác, đã là một nền kinh tế công nghiệp khá trưởng thành ngay từ lúc bắt đầu
của thời kỳ hậu chiến. Hơn nữa, tám nền kinh tế này còn khác biệt nhau về mức độ can
thiệp của chính quyền vào nền kinh tế và cách thức mà những nhà lãnh đạo đònh hình và
thực hiện chính sách của họ. Ví dụ, những nhà làm chính sách ở Hàn Quốc đã can thiệp
khá sâu vào thò trường công nghiệp, lao động, và tín dụng; trong khi đó những nhà lập
chính sách ở Hồng Kông thì luôn khoanh tay không can thiệp.


Tuy nhiên, bất kể nhiều khác biệt, tám nền kinh tế này có khá nhiều điểm tương
đồng. Xét theo nhiều mặt, ta có thể xếp các nền kinh tế này vào cùng một nhóm dựa vào
quá trình phát triển của họ sau chiến tranh. Đặc tính chung rõ nhất của họ là tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình khá cao. Trong cùng một thời gian, bất bình đẳng về thu nhập
giảm bớt, đôi khi giảm rất nhiều. Hai kết quả này - tăng trưởng nhanh và bất bình đẳng
giảm - là các đặc tính cơ bản của điều được xem là sự thần kỳ về kinh tế ở Đông Á.
Tám nền kinh tế còn có chung sáu đặc trưng phân biệt nữa. Khi so với hầu hết các
nền kinh tế đang phát triển khác, tất cả tám nền kinh tế đều có:


Tổng sản phẩm quốc dân và năng suất trong khu vực nông nghiệp tăng nhanh hơn

Tốc độ tăng trưởng cao hơn trong xuất khẩu công nghệ phẩm.

Tỷ lệ sinh sản giảm sớm hơn và nhanh hơn.

Tốc độ tăng trưởng vốn vật chất cao hơn, hỗ trợ bởi tỷ lệ tiết kiệm nội đòa cao hơn.

Mức độ khởi đầu và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn con người cao hơn.

Tốc độ tăng trưởng năng suất nhìn chung cao hơn.

Tất cả những đặc tính này đều liên quan đến tăng trưởng nhanh và công bằng hơn
của họ. Một số đặc tính là nguồn gốc của tăng trưởng, một số là kết quả của tăng trưởng,
và một số khác lại là đặc tính duy nhất của sự tăng trưởng của nhóm nước HPAE, tuy
nhiên, hầu hết đều rơi vào từ hai phân loại trở lên của cách phân loại này.

*
Tám nền kinh tế bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia và
Thái Lan. Trong báo cáo, các nước này được gọi là các nền kinh tế châu Á có thành tự kinh tế cao, viết tắt là

HPAE (high-performing Asian econonomies).
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
2
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG
Tám nền kinh tế HPAE này tăng trưởng nhanh hơn và nhất quán hơn so với bất kỳ
các nhóm nước khác trên thế giới từ 1960 đến 1990. Họ đạt được tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm về thu nhập thực bình quân đầu người là 5,5%, hơn hẳn các nền kinh tế tại
châu Mỹ La tinh và các nước châu Phi hạ Sahara (ngoại trừ Botswana giàu có kim cương).
Trung Quốc, một nền kinh tế khác ở Đông Á, đã tăng trưởng 5,8%/năm kể từ năm 1965 và
có thể đòi hỏi được xếp vào hàng ngũ các nước HPAE.
1

Hình 1.1 cho thấy mối quan hệ giữa mức thu nhập so với Mỹ trong năm 1960 và tốc
độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của 119 nền kinh tế trong giai đoạn 1960-
1985. Các nền kinh tế đang phát triển đã không bắt kòp các nền kinh tế đã phát triển; hơn
70% các nền kinh tế đang phát triển đã tăng trưởng chậm hơn so với mức trung bình của
các nền kinh tế có thu nhập cao.
2
Rắc rối hơn nữa là, trong mười ba nền kinh tế đang phát
triển, thu nhập bình quân đầu người đã sụt giảm thực sự. Tăng trưởng của tám nước HPAE

thì hoàn toàn khác. Tốc độ tăng trưởng của họ cao hơn đáng kể so với mức trung bình của
các nền kinh tế có thu nhập cao. Không giống như hầu hết phần còn lại của thế giới đang
phát triển, các nền kinh tế HPAE đã bắt kòp các nền kinh tế công nghiệp. Hồng Kông,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan là những trường hợp đáng chú ý.

Hình 1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP thời gian 1960-85, và GDP bình quân đầu người 1960




Ghi chú: Trên hình có biểu diễn hàm hồi quy: GDPG = 0,013 + 0,062RGDP60 - 0,061RGDP60
2
. N = 119;
2
R
= 0,036
(0,004) (0,027) (0,033)
Nguồn: Summers and Heston (1991); Barro (1989); số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Những nền kinh tế đang phát triển khác đã tăng trưởng nhanh trong một số năm,
đặc biệt là trước thập niên 80, nhưng rất ít trong số đó đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền
vững trong vòng ba thập niên liền.
3
Hình 1.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng về thu nhập bình
quân đầu người của 119 nền kinh tế trong hai thời kỳ, 1960-1970 và 1970-1985. 11 nền
kinh tế đã đạt được tăng trưởng nhanh trong cả hai thời kỳ là những nền kinh tế ở góc đông
Tốc độ tăng trưởng GDP (%, bình quân, 1960-85)
GDP b/q đầu người so sánh (tính theo tỷ lệ % GDP b/q đầu người của Mỹ, 1960)
Các nến kinh tế thu nhập cao
Tám nền kinh tế HPAE

Các nến kinh tế đang phát triển khác
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
3
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
bắc (của Hình 1.2). Trong số đó, có năm nước là gương thành công điển hình ở khu vực
Đông Á: Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Rõ ràng là Nhật bản
đã chuyển từ nước có tốc độ tăng trưởng vô cùng cao trong thập niên 60 thành nước có tốc
độ tăng trưởng đặc trưng hơn của các nước có thu nhập cao trong thập niên 70. Ba nền
kinh tế HPAE khác - Indonesia, Malaysia và Thái Lan - đều cho thấy sự tăng trưởng gia
tốc, với tốc độ tăng trưởng cao hơn trong thời kỳ thứ hai so với thời kỳ đầu. Indonesia là
một trong ba nền kinh tế duy nhất di chuyển từ vò trí cuối lên vò trí hàng đầu trong bảng
xếp hạng tốc độ tăng trưởng giữa hai thời kỳ.

Hình 1.2 Tốc độ tăng trưởng được duy trì




Ghi chú: Các ô là vùng 75% của tốc độ tăng trưởng trong từng thời kỳ
Nguồn: Summers and Heston (1991); Barro (1989); số liệu của Ngân hàng Thế giới.


BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ THU NHẬP ĐANG GIẢM và NGHÈO ĐÓI ĐƯC THU HẸP
Các nước HPAE cũng có mức độ bất bình đẳng về thu nhập thấp lạ thường và ngày
càng giảm. Điều này trái lại với các kinh nghiệm trong lòch sử và các bằng chứng hiện
hữu ở những khu vực khác (Kuznets 1955). Quan hệ đồng biến giữa sự tăng trưởng và mức
độ bất bình đẳng thấp về thu nhập ở các nước HPAE, và sự tương phản với các nền kinh tế
khác, được minh họa ở Hình 1.3. Bốn mươi nền kinh tế được xếp hạng dựa vào tỷ số giữa
phần thu nhập của một phần năm dân số giàu nhất với phần thu nhập của một phần năm
dân số nghèo nhất, và sự tăng trưởng thực GDP bình quân đầu người trong thời gian 1965-
89. Góc tây bắc của Hình 1.2 cho thấy các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao (GDP
bình quân đầu người tăng cao hơn 4,0%) và độ bất bình đẳng về thu nhập khá thấp (tỷ số
của phần thu nhập của nhóm một phần năm đầu với phần thu nhập của nhóm một phần
năm cuối là nhỏ hơn 10). Có bảy nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và mức độ bất
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 1970-85
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 1960-70
Các nến kinh tế thu nhập cao
Tám nền kinh tế HPAE
Các nến kinh tế đang phát triển khác
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
4
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
bình đẳng về thu nhập thấp. Tất cả đều là các nước Đông Á; chỉ có Malaysia có chỉ số

chênh lệch thu nhập trên 15, được loại ra.
Khi các nền kinh tế Đông Á được phân chia nhóm theo tốc độ tăng trưởng, thì phân
phối thu nhập tại các nước tăng trưởng nhanh có mức quân bình cao hơn nhiều (Birdsall
and Sabot 1993b). Đối với tám nước HPAE, tăng trưởng nhanh và mức độ bất bình đẳng
về thu nhập giảm là những ưu điểm chung, như minh họa bởi so sánh về bình đẳng và tăng
trưởng theo thời gian bằng cách sử dụng hệ số Gini (xem Hình 3 trong phần tổng quan của
cuốn sách). Các nước đang phát triển HPAE rõ ràng hơn hẳn các nền kinh tế có thu nhập
trung bình khác ở điểm họ có mức độ bất bình đẳng về thu nhập thấp hơn và mức tăng
trưởng cao hơn. Hơn thế nữa, như ở các hình A1.7-A1.9 ở cuối chương cho thấy, những
tiến bộ trong phân phối thu nhập thường trùng khớp với thời kỳ tăng trưởng nhanh.
Hình 1.3 Bất bình đẳng về thu nhập và tăng trưởng GDP, 1965-89




Ghi chú: Sự chênh lệch thu nhập được đo bằng tỷ phần thu nhập của 20% dân số giàu nhất với tỷ phần thu nhập của 20%
dân số nghèo nhất.
Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Tốc độ tăng trưởng GDP b/q đầu người (%) 1970-85
Bất bình đẳng về thu nhập
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
5

Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
Ở đây, cần lưu ý hai điểm. Trước hết, một vài nghiên cứu về Hàn Quốc cho thấy sự
bất bình đẳng gia tăng trong những năm gần đây; tuy nhiên, hầu hết là do giá trò tài sản
tăng lên, đặc biệt là đất đai, chứ không phải mức chênh lệch thu nhập gia tăng. Thứ hai,
mức độ giảm thiểu bất bình đẳng ở Thái Lan tương đối không đáng kể so với các nước
khác trong HPAE, mặc dù thành tựu của Thái Lan vẫn tốt hơn hầu hết các nước đang phát
triển khác.
Với tăng trưởng nhanh và bất bình đẳng giảm, những nền kinh tế này tất nhiên đã
thành công vượt bậc trong xóa đói giảm nghèo. Bảng 1.1 so sánh các mức giảm thiểu
nghèo đói trong một vài nước HPAE và các nền kinh tế khác được chọn (thời gian thay đổi
tùy theo số liệu sẵn có). (Nghèo đói được đònh nghóa là không có khả năng đạt được mức
sống tối thiểu - Ngân hàng Thế giới 1990b). Mức gia tăng tuổi thọ cũng lớn hơn so với bất
kỳ khu vực nào khác (xem Bảng 1.2).

Bảng 1.1: Những Thay Đổi trong các Chỉ Số về Nghèo Đói


Phần trăm dân số Số lượng người nghèo
sống dưới mức nghèo đói (triệu)
_________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________
Năm Năm Thay đổi Năm Năm Phần trăm
Nền kinh tế Năm đầu cuối đầu cuối thay đổi
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Nhóm HPAE
Indonesia 1972-82 58 17 -41 67,9 30,0 -56
Malaysia
a
1973-87 37 14 -23 4,1 2,2 -46
Singapore 1972-82 31 10 -21 0,7 0,2 -71

Thái Lan
a,b
1962-86 59 26 -30 16,7 13,6 -18

Các nước khác
Brazil
a,b
1960-80 50 21 -29 36,1 25,4 29,6
Colombia 1971-88 41 25 -16 8,9 7,5 -15,7
Costa Rica
a
1971-86 45 24 -19 0,8 0,6 -25
Bờ Biển Ngà 1985-86 30 31 1 3,1 3,3 6,4
Ấn Độ 1972-83 54 43 -9 311,4 315,0 1
Morocco 1970-84 43 34 -9 6,6 7,4 12
Pakistan 1962-84 54 23 -31 26,5 21,3 -19
Sri Lanka
a
1963-82 37 27 -10 3,9 4,1 5
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ghi chú: Bảng này sử dụng mức nghèo đói cụ thể cho từng nền kinh tế. Khi có số liệu, mức nghèo đói chính thức hay
thường dùng được sử dụng. Trong các trường hợp khác, mức nghèo đói được đònh ở mức 30% thu nhập hoặc chi tiêu
tối thiểu. Mức nghèo đói, được tính theo mức chi tiêu của thành viên trong gia đình và dưới tính theo dollar ngang giá
sức mua (PPP), xê dòch trong khoảng $300-$700/năm trong 1985 ngoại trừ Costa Rica ($960), Malaysia ($1,420),
Singapore ($860). Trừ khi được chỉ đònh khác đi, bảng này dựa trên cơ sở chi tiêu của từng thành viên hộ gia đình.
a. Số liệu của các nước này sử dụng thu nhập hơn là chi tiêu
b. Số liệu của các mục này dựa vào hộ gia đình hơn là thành viên hộ.
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (1990b, bảng 3.2 và 3.3)





Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
6
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
Bảng 1.2 Tuổi thọ bình quân 1960 và 1990

Tuổi thọ bình quân (năm)

_____________________________________________________________

Nền kinh tế/Khu vực 1960 1990
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Các nước HPAE
Hồng Kông 64 78
Indonesia 46 59
Hàn Quốc 53 72
Malaysia 58 71
Singapore 65 74
Thái Lan 52 68


Các nước Châu Á khác
a
50 62
Trung Quốc 43 69
Ấn Độ 47 58

Châu Phi hạ Sahara 43 52
Châu Mỹ La tinh và Caribbean 54 70

Các nền kinh tế thu nhập thấp 36 62
Các nền kinh tế thu nhập trung bình 49 66
Các nền kinh tế công nghiệp phát triển 70 77
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Ghi chú: Trò số trung bình của khu vực được tính theo tỷ trọng.
a. Không kể Trung Quốc và Ấn Độ
Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế giới.


CÁC KHU VỰC NÔNG NGHIỆP NĂNG ĐỘNG
Nhìn chung, khi nền kinh tế phát triển, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế suy
giảm. Sáu nước HPAE với khu vực nông nghiệp đáng kể - Indonesia, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Malaysia, Thái Lan, và Đài Loan - đã thực hiện sự chuyển đổi này nhanh hơn so với
các nền kinh tế đang phát triển khác.
4
Tuy nhiên việc giảm tầm quan trọng tương đối của
nông nghiệp trong các nước HPAE không phải là do khu vực nông nghiệp kém năng động.
Ở khắp các khu vực đang phát triển, tỷ trọng sản lượng và lao động nông nghiệp trong nền
kinh tế đã giảm nhiều nhất và nhanh nhất tại nơi mà sản lượng và năng suất nông nghiệp

gia tăng nhiều nhất (xem Bảng 1.3). Từ 1965 đến 1988, tăng trưởng cả về sản lượng lẫn
năng suất nông nghiệp ở khu vực Đông Á cao hơn so với các khu vực khác. Nhiều yếu tố
góp phần vào sự thành công trong nông nghiệp tại các nước này. Cải cách ruộng đất (rõ
ràng nhất là ở Hàn Quốc và Đài Loan), dòch vụ khuyến nông, hạ tầng cơ sở tương đối tốt
(đặc biệt tại các nước thuộc đòa cũ của Nhật Bản) và việc đầu tư mạnh vào khu vực nông
thôn (rõ nhất ở Indonesia) tất cả đã giúp tạo kết quả này.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
7
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
Bảng 1.3 Tốùc độ tăng thu nhập, lao động và tỷ trọng sản lượng nông nghiệp, 1965-1988 (%)
Tỷ phần nông nghiệp Tốùc độ tăng trưởng
trong tổng sản lượng trung bình hàng năm
______________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________
Giảm sút, Thu nhập Lao động Năng
Khu vực 1965 1988 1965-88 (%) nông nghiệp nông nghiệp suấùt
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Châu Á
Nam Á 44 33 25 2,4 1,7 0,6
Đông Á 41 22 46 3,2 1,0 2,2
Châu Phi hạ Sahara 43 34 21 1,9 1,6 0,3
Châu Mỹ La tinh 16 10 37 2,3 1,7 1,5

_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________


Nguồn: Turnham (1993). Về các số liệu tỷ trọng sản lượng nông nghiệp: số liệu của Ngân hàng Thế giới.


Chính quyền các nước Đông Á đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động nghiên cứu và các
dòch vụ khuyến nông để thúc đẩy sự phổ biến các công nghệ của cuộc Cách mạng Xanh.
Đầu tư đáng kể của các nước ngày về thủy lợi và các hạ tầng cơ sở khác ở nông thôn đã
đẩy nhanh việc áp dụng các giống cây có năng suất cao, vụ mới, và việc sử dụng các
nguyên liệu nhập lượng như phân bón, và thiết bò máy móc, để trồng trọt. Tại Đài Loan,
trong thập niên 50, 45% mức tăng trưởng nông nghiệp là do gia tăng năng suất, mà phần
lớn là kết quả của các chương trình nhà nước (xem Ranis 1993).
Có rất ít thông tin về việc phân bổ đầu tư nhà nước giữa khu vực nông thôn và đô
thò và cũng khó có được so sánh đúng giữa các nền kinh tế, tuy nhiên những số liệu sẵn có
cho thấy rằng các nước HPAE đã phân bổ phần đầu tư nhà nước của mình vào khu vực
nông thôn lớn hơn so với các nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình. Về khía cạnh này,
việc xây dựng cơ sở hạ tầng – cầu, đường, vận tải, điện, nước và vệ sinh - mang ý nghóa
rất lớn. Bảng 1.4 cho thấy có sự cân bằng giữa đầu tư nhà nước ở nông thôn và đô thò trong
hệ thống cấp nước và vệ sinh ở Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan hơn so với các nền kinh
tế đang phát triển khác. Số liệu về điện khí hoá nông thôn cũng cho thấy rằng, tính trung
bình, các nước HPAE đã cung cấp điện năng một cách hiệu quả hơn cho khu vực nông
thôn. Từ đầu thập niên 80, điện đã phổ biến trong khu vực nông thôn tại Hàn Quốc và Đài
Loan. Malaysia và Thái Lan đã có bước tiến đáng kể trong việc điện khí hóa nông thôn.
Indonesia tuy không làm được tốt như vậy nhưng sự chênh lệch giữa khu vực nông thôn và
đô thò cũng nhỏ hơn so với sự chênh lệch ở các nền kinh tế khác có cùng thu nhập bình
quân đầu người (Bolivia và Liberia) hoặc cùng số dân (Brazil). [Xem bảng 1.4]
Không kém phần quan trọng là thuế trực thu và gián đánh vào nông nghiệp ở khu
vực Đông Á thường có mức thấp. Trong ba thập niên qua, hàng chục chính quyền tại các
khu vực khác, vì thiết tha thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, đã chuyển thặng dư trong

nông nghiệp sang công nghiệp thông qua thuếâ khóa, kiểm soát giá cả thực phẩm và phân
bổ đầu tư nhà nước theo hướng ưu đãi công nghiệp. Dưới hình thức ít công khai hơn, chính
quyền ở nhiều nước ưu đãi các nhà sản xuất và gây tác động xấu cho nông nghiệp khi đònh
giá quá cao đồng nội tệ cũng như bảo hộ các ngành công nghiệp nội đòa sản xuất tư liệu
cho nông nghiệp và hàng hoá tiêu dùng của các hộ nông dân. Tỷ giá hối đoái hình thành
do hạn chế nhập khẩu làm giảm số tiền thu bằng nội tệ của các mặt hàng nông sản xuất
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
8
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
khẩu. Bảo hộ công nghiệp có tác động như một loại thuế ẩn ngầm đánh vào nông nghiệp,
làm tăng giá nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp để trợ cấp cho công nghiệp. Hình 1.4
đối chiếu ba nước HPAE có khu vực kinh tế nông thôn lớn với ba nền kinh tế Nam Á để
minh họa việc đánh thuế nông nghiệp nhẹ hơn ở Đông Á. Biện pháp can thiệp trực tiếp
của nhà nước vào nông nghiệp bao gồm thuế xuất khẩu và kiểm soát giá cả. Còn can thiệp
gián tiếp là các chính sách bảo hộ công nghiệp và việc đònh tỷ giá hối đoái thực quá cao.
Cả Hàn Quốc và Malaysia đều thu thuế nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các quốc gia
đối chiếu. Ở Hàn Quốc, khu vực nông nghiệp còn được bảo hộ. Thuế nông nghiệp ở Thái
Lan tương tự như mức thuế ở các quốc gia Nam Á vào những năm 60 và 70, nhưng trong
những năm 80 thì giảm xuống trong khi ở Nam Á thuế lại tăng lên.

Bảng 1.4 So sánh đầu tư nhà nước vào khu vực nông thôn và thành thò


Cách biệt giữa nông thôn và đô thò về dòch vụ hạ tầng, 1987-90
(100 = cân bằng giữa nông thôn và thành thò )
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Nền kinh tế Nước Vệ sinh
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Các nước HPAE
Hàn Quốc 53 72
Thái Lan 58 71
Indonesia 65 74

Các nước ChâuÁ khác 50 62
Châu Mỹ La tinh 43 69
Châu Phi hạ Sahara 47 58

Tỷ lệ dân số nông thôn và đô thò được cấp điện
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Nền kinh tế Đô thò Nông thôn
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Các nước HPAE
Indonesia, 1984 53 72
Malaysia, 1983 58 71
Thái Lan, 1984 65 74

Các nước ChâuÁ khác 50 62
Bangladesh, 1981 53 72
Ấn Độ, 1981 58 71

Sri Lanka, 1982 65 74

Châu Mỹ La tinh 43 69
Argentina, 1982 53 72
Bolivia, 1981 58 71
Brazil, 1982 65 74

Châu Phi hạ Sahara 47 58
Bờ Biển Ngà, 1981 53 72
Liberia, 1981 58 71
Senegal, 1982 65 74
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
9
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
Nguồn: Bảng trên: UNDP (các năm khác nhau); Bảng dưới: Munasinghe (1987).

Chúng tôi không có ý nói rằng các nước HPAE tránh không chuyển bất kỳ nguồn
lực nào từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nói đúng hơn, thì các quốc gia này chuyển ít

nguồn lực hơn so với một số nền kinh tế đang phát triển khác. Ngoài ra, việc chuyển dòch
nguồn lực thường là tự nguyện - ví dụ như dưới tiết kiệm tài chính - và thường được giới
hạn ở mức không bóp chết đà tăng trưởng của nông nghiệp.

Hình 1.4 Can thiệp và tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp





Nguồn: Schiff (1993).
TĂNG TRƯỞNG NHANH CỦA XUẤT KHẨU
Một nét nổi bật khác của các nước HPAE là thành quả xuất khẩu cao. Điều này
được phản ánh bởi tỷ trọng gia tăng đều đặn của các quốc gia trên trong kim ngạch xuất
khẩu của thế giới (xem bảng 1.5). Xét chung cả nhóm, thì các quốc gia HPAE đã tăng tỷ
trọng trong kim ngạch xuất khẩu thế giới từ 8% năm 1965 lên 13% năm 1980 và 18% năm
1990, trong đó chủ yếu dựa vào xuất khẩu công nghiệp chế biến. Từ 1965 đến 1990, Nhật
Bản nổi lên thành nước xuất khẩu lớn nhất về hàng công nghiệp chế biến, với thò phần trên
thò trường thế giới tăng từ khoảng 8% đến 12%. Vào những năm 70 và 80, trung tâm tăng
trưởng đã chuyển sang bốn con hổ châu Á với thò phần hàng công nghiệp chế biến của
những nước này tăng nhanh gần gấp bốn lần Nhật Bản (xem bảng 1.5). Bắt đầu vào
khoảng năm 1980, ba nước HPAE ở Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia và Thái Lan) trước
Mức bảo hộ GDP b/q đầu người (%)
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp(%)
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và

Thay đổi về kinh té

The World Bank
10
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
đây phụ thuộc vào xuất khẩu hàng nông sản cũng đã đạt được những thành quả tương tự
như bốn con hổ nhưng tốc độ tăng xuất khẩu hàng công nghiệp có kém hơn.
Bảng 1.5 Mức độ thâm nhập xuất khẩu của một số nền kinh tế Đông Á
Tỷ trọng trong xuất khẩu Tỷ trọng trong xuất khẩu
của toàn thế giới của các nước đang phát triển
_________________________________________________________________ _______________________________________________________________________
Nền kinh tế 1965 1980 1990 1965 1980 1990
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tổng xuất khẩu
Nhật Bản 5,0 7,0 9,0 - - -
Bốn con hổ
a
1,5 3,8 6,7 6,0 13,3 33,9
Các nước mới CNH ở ĐNÁ
b
1,5 2,2 2,4 6,2 7,8 12,4
Cộng các nước HPAE 7,9 13,1 18,2 12,2 21,1 56,3
Các nước đang phát triển 24,2 28,7 19,8 100,0 100,0 100,0
Toàn thế giới 100,0 100,0 100,0 N.A. N.A. N.A.


Xuất khẩu c/nghiệp chế biến
Nhật Bản 7,8 11,6 11,8 - - -
Bốn con hổ

a
1,5 5,3 7,9 13,2 44,9 61,5

Các nước mới CNH ở ĐNÁ 0,1 0,4 1,5 1,1 3,8 12,0
Các nước HPAE 9,4 17,3 21,3 14,2 48,6 73,5
Các nước đang phát triển 11,1 11,8 12,9 100,0 100,0 100,0
Toàn thế giới 100,0 100,0 100,0 N.A. N.A. N.A.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

- Không có số liệu.
N.A. Không áp dụng được.
a. Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore và Đài Loan.
b. Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Nguồn: Số liệu từ các hệ thống thương mại của LHQ (U.N. Trade systems data).


Một số nhà phân tích về sau đã giải thích các thành quả trên đạt được là do các
điều kiện về văn hóa và đòa lý đặc biệt của các quốc gia trên. Nhưng nếu xét ở khởi điểm
thì có rất ít dấu hiệu là các nền kinh tế Đông Á sẽ đạt những kết quả ngoạn mục như thế.
Vào những năm 1950, ngay những người lạc quan về ngoại thương cũng hết sức bi quan về
xuất khẩu và không hề dự đoán rằng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, trong suốt 30
năm sau, đã tăng nhanh gấp 4 lần so với mức bình quân toàn thế giới (vd, xem Little
1982).
Một tác động hiển nhiên của tăng trưởng xuất khẩu nhanh là sự gia tăng rõ nét mức
mức độ mở của nền kinh tế, cũng như sự gia tăng tỷ trọng kim ngạch xuất cộng nhập khẩu
trong GDP (xem bảng 1.6). Malaysia đã có nền kinh tế dựa chủ yếu vào ngoại thương
suốt thời gian sau khi giành được độc lập, còn Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan có những
chỉ số thiên hướng ngoại thương trung bình cho đến năm 1965, nhưng từ đó đã vượt trội
hẳn tiêu chuẩn thông thường của quốc tế. Indonesia, vốn có một nền kinh tế rộng lớn và
chỉ mới có nỗ lực xuất khẩu gần đây, có chỉ số thiên hướng ngoại thương đạt trên mức

trung bình của thế giới một ít, nhưng đang tăng lên.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
11
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
Bảng 1.6. Tỷ lệ tổng kim ngạch thương mại so với GDP
Nền kinh tế/khu vực 1970 1980 1985 1988
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Các nước HPAE
Hồng Kông 1,50 1,52 1,78 2,82
Indonesia 0,25 0,46 0,38 0,42
Hàn Quốc 0,32 0,63 0,66 0,66
Nhật Bản 0,19 0,25 0,23 0,11
Malaysia 0,89 1,00 0,85 1,09
Singapore 2,12 3,70 2,77 3,47
Đài Loan 0,53 0,95 0,82 0,90
Thái Lan 0,28 0,49 0,44 0,35

Châu Phi hạ Sahara 0,24 0,30 0,27 0,45
Nam Á 0,11 0,17 0,16 0,19
Châu Mỹ La tinh và Caribê 0,20 0,25 0,22 0,23
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________


Ghi chú: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại = kim ngạch xuất khẩu cộng kim ngạch
nhập khẩu rồi chia cho GDP.
Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế giới. Đài Loan, số liệu các lần xuất bản khác nhau.
Thống kê Tài khoản Quốc gia: Phân tích các chỉ số tổng hợp, 1988089 (Liên Hợp Quốc).

NHỮNG CHUYỂN ĐỔI NHANH VỀ NHÂN KHẨU HỌC
Chuyển đổi về nhân khẩu học trong đó tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm từ mức cao
xuống mức thấp đã bắt đầu ở châu Âu và Bắc Mỹ với cuộc Cách mạng Công nghiệp và
phải mất gần hai thế kỷ mới hoàn thành. Một chuyển đổi như thế đang xảy ra với tốc độ
nhanh hớn nhiều ở các nước đang phát triển. Thực tế ở hầu hết các nền kinh tế, tỷ suất
chết đã giảm rõ rệt sau thế chiến thứ hai; còn tỷ suất sinh ở tất cả các nước, ngoại trừ châu
Phi hạ Sahara, cũng đã giảm đáng kể (xem bảng 1.7). Tuy nhiên, so sánh với các vùng
đang phát triển khác ở Đông Á, việc chuyển đổi sang tỷ suất sinh thấp đã bắt đầu sớm hơn
(vào thập niên 60 ở phía Bắc, đầu thập niên 70 ở phía Nam - và sớm hơn thế nữa là ở Nhật
Bản) và vẫn đang tiếp tục.
Trong thời kỳ 1965-80, tất cả các nước đang phát triển trên thế giới đều kinh qua
một sự sụt giảm rõ về tỷ suất chết (xem bảng 1.7). Mức giảm thường thấy ở đa số các nền
kinh tế là 30-40% và không biến thiên nhiều quá giữa các vùng. Tuy nhiên, trên thực tế,
vẫn còn một sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực về mức độ tỷ suất sinh giảm có thể hạn
chế một sự bùng nổ tiềm năng về dân số do tỷ suất chết giảm nhanh. Ở châu Phi hạ
Sahara, trong thời kỳ này, tỷ suất sinh giảm đi khoản 2-10%; ở Nam Á là 10-30%; ở Mỹ
La tinh là 30-40%. Tỷ lệ giảm cao nhất là ở Đông Á, từ 40% đến 50%. Kết quả là mức
gia tăng dân số giảm ở tất cả các nền kinh tế Đông Á, trong một vài trường hợp, giảm rất
nhanh. Ví dụ ở Hàn Quốc, tỷ lệ này giảm từ 2,6%/năm trong giai đoạn 1960-70 xuống còn
1,1%/năm trong giai đoạn 1980-90; ở Hồng Kông, từ 2,5%/năm xuống còn 1,4%/năm; và ở
Thái Lan, từ 3,1%/năm xuống 18,6%/năm. Ở châu Mỹ La tinh, mức giảm tỷ suất sinh
cũng đủ để giảm tỷ lệ gia tăng dân số, tuy xét tổng quát vẫn chưa đạt đến mức như ở Đông
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
12
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
Á. Kết quả ở Nam Á không đồng nhất. Bangladesh có tỷ suất sinh giảm đủ để hạn chế đà
tăng dân số, nhưng Nepal và Pakistan thì không. Ở miền Nam Sahara, Phi châu, tỷ suất
chết giảm nhiều trong khi tỷ suất sinh giảm rất ít, từ đó khiến cho dân số tăng đáng kể -
chẳng hạn, tăng từ 2,3%/năm trong thời kỳ 1960-70 lên 3,4%/năm trong thời kỳ 1980-90 ở
Ghana, còn ở Kenya thì tỷ lệ này tăng từ 3,2% lên 3,8%.

Bảng 1.7 Sự chuyển đổi về nhân khẩu học
Thay đổi tỷ Thay đổi tỷ Tổ độ tăng
suất sinh thô suất chết thô dân số bình quân

______________________________________________________

Nền kinh tế/Khu vực 1965-80 1965-80 1960-70 1980-90
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Đông Á
Hồng Kông -52 -54 2,5 1,4
Indonesia -40 -55 2,1 1,8
Hàn Quốc -54 - 2,6 1,1
Malaysia -25 -58 2,8 2,6
Singapore -45 -16 2,3 2,2

Thái Lan -46 -30 3,1 1,8

Châu Mỹ La tinh và Caribbean
Brazil -31 -36 2,8 2,2
Mehicô -40 -55 3,3 2,0
Peru -33 -50 2,9 2,3
Venezuela -31 -38 3,8 2,7

Châu Phi hạ Sahara
Ghana -6 -28 2,3 3,4
Kenya -13 -50 3,2 3,8
Sierra Leone -2 -29 1,7 2,4
Tanzania -2 -22 2,7 3,1

Nam Á
Bangladesh -27 -33 2,5 2,3
Ấn Độ -33 -45 2,3 2,1
Nepal -13 -42 1,9 2,6
Pakistan -13 -43 2,8 3,1
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

- Không có số liệu.
Nguồn: số liệu của Ngân hàng Thế giới.

MỨC TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ CAO
Đầu tư vật chất bao gồm tất cả phần sản lượng của nền kinh tế không được tiêu thụ
trực tiếp hoặc sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Máy móc, nhà xưởng và hạ tầng
cơ sở là vốn vật chất, nhưng các thành phần vốn lưu động, như hàng tồn kho, cũng quan
trọng không kém. Các nhà kinh tế vẫn xem đầu tư là một trong những động lực thúc đẩy
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
13
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
tăng trưởng kinh tế. Trong một nền kinh tế khép kín, tiết kiệm là nguồn đầu tư duy nhất,
và theo đònh nghóa, tiết kiệm và đầu tư phải bằng nhau. Nhưng trong một nền kinh tế mở,
đầu tư còn có thể thực hiện bằng cách vay mượn của nước ngoài, nghóa là bằng tiết kiệm
của nước ngoài. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, tiết kiệm trong nước không đủ sau
cùng vẫn sẽ làm giảm mức đầu tư, bằng cách ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp do những
hạn chế vay thêm nợ nước ngoài mà kết cuộc phải dùng tiết kiệm nội đòa để hoàn trả.
Từ 1960 đến 1990, cả tiết kiệm và đầu tư đã tăng đáng kể ở các nước HPAE, bỏ xa
các nước đang phát triển khác (xem hình 1.5). Năm 1965, mức tiết kiệm tại các nước
HPAE đang phát triển thấp hơn các nước châu Mỹ La tinh, nhưng đến năm 1990 mức tiết
kiệm ở các nước HPAE lại vượt các nước Châu Mỹ La tinh đến gần 20%. Vào năm 1965,
mức đầu tư ở châu Mỹ La tinh và Đông Á gần như bằng nhau; nhưng đến năm 1990, mức
đầu tư ở Đông Á lại gần gấp đôi mức bình quân ở châu Mỹ La tinh, và đã vượt xa mức đầu
tư ở Nam Á và châu Phi hạ Sahara. Các nước HPAE là nhóm nước đang phát triển duy
nhất có mức tích lũy cao hơn đầu tư, nhờ đó họ trở thành các quốc gia xuất khẩu vốn.

Hình 1.5 Tỷ trọng tiết kiệm và đầu tư torng GDP

Ghi chú: Mức bình quân theo khu vực không được tính trọng số.
Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế giới.


Khi so sánh từng nước HPAE riêng rẽ với cả 118 nước mà chúng ta có số liệu đầu
tư thì bức tranh còn phức tạp hơn (xem hình 1.6). Trong thời kỳ 1960-1985, mức đầu tư ở
các nước HPAE nằm trong tứ phân vò đầu của các nền kinh tế có thu nhập trung bình và
thu nhập thấp, nhưng điều này không có gì đáng kể, vì mức đầu tư thường tăng theo thu
nhập. Điều đáng kể là tỷ lệ đầu tư tư nhân cao của họ. Hình 1.7 so sánh tỷ trọng trung
bình trong GDP của đầu tư nhà nước và đầu tư tư nhân trong giai đoạn 1970-1980 giữa các
nước HPAE và các nước có thu nhập trung bình khác. Đầu tư tư nhân ở các nước HPAE
cao hơn 7% so với các nước có thu nhập trung bình khác. Mức này tăng từ 15% GDP năm
1970 lên đến 22% năm 1974, sau đó giảm, rồi đứng ở mức 18% trong thời gian 1975 đến
1984. Từ 1984 đến 1986, đầu tư tư nhân giảm đáng kể phản ánh suy thoái kinh tế toàn
cầu, rồi sau đó tăng dần trở lại vào năm 1988. Ngược lại, ở các nước có thu nhập trung
bình, đầu tư tư nhân tương đối ổn đònh ở mức khoảng 11% GDP.
Tổng tiết kiệm nội đòa
Tổng đầu tư nội đòa
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
14
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
Hình 1.6 Tỷ lệ đầu tư/GDP bình quân, 1960-1985 và GDP bình quân đầu người, 1960





Ghi chú: Phương trình hồi quy là: GDPG = 10,125 + 59,120RGDP60 – 51,881RGDP60
2
. N = 119;
2
R
= 0,295
(1,383) (10,344) (12,593)
Nguồn: Summers and Heston (1991); Barro (1989); số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Bức tranh hoàn toàn khác đối với đầu tư nhà nước. Vào thập niên 70, tổng mức đầu
tư nhà nước không khác biệt gì mấy giữa các nước HPAE và các nước đang phát triển
khác. Trong suốt thập niên này, đầu tư nhà nước tăng từ 7% đến 10% trong mọi nền kinh
tế (xem hình 1.7). Nhưng, trong suốt những năm 80, các nước HPAE và các nước đang
phát triển khác đã tách biệt nhau. Ở các nền kinh tế đang phát triển khác, mức ngân sách
suy giảm do các điều chỉnh về kinh tế vó mô được thể hiện qua tỷ lệ đầu tư nhà nước thấp
hơn. Ngược lại, ở các nước HPAE, tỷ lệ đầu tư nhà nước trong thực tế đã tăng lên từ năm
1979 đến 1982 và giữ ở mức gần 4% cao hơn mức bình quân của những năm 70. Chỉ sau
năm 1986, tỷ lệ này mới bắt đầu giảm dần xuống mức bình quân của thập niên 70. Tóm
lại, khác biệt với các nơi khác, đầu tư nhà nước ở các nền kinh tế Đông Á vào năm 80-87
vận động ngược với xu hướng đầu tư tư nhân.
TẠO LẬP VỐN CON NGƯỜI
Tại hầu hết các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Đông Á, sự phát triển và chuyển
đổi hệ thống giáo dục đào tạo trong ba thập niên qua diễn ra rất sâu sắc, số lượng trẻ em
đến trường tăng lên đồng thời với việc cải tiến đáng kể chất lượng trường lớp và chất lượng
đào tạo tại nhà. Ngày nay, trình độ nhận thức của học sinh tốt nghiệp cấp trung học tại
một số nước Đông Á đã ngang bằng, thậm chí cao hơn ở các nước có thu nhập cao (xem
phụ lục 1.2).
Tỷ lệ đầu tư bình quân (tính theo %GDP, 1960-85)

GDP b/q đầu người so sánh (tính theo tỷ lệ % GDP b/q đầu người của Mỹ, 1960)
Các nến kinh tế thu nhập cao
Tám nền kinh tế HPAE
Các nến kinh tế đang phát triển khác
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Sự thần kỳ Đông Á
Ch. 1 Tăng trưởng, công bằng và
Thay đổi về kinh té

The World Bank
15
Dịch: Lửa Hạ/Xinh Xinh
H.Đính: Xn Thành
Hình 1.7 Đầu tư nhà nước và đầu tư tư nhân


Ghi chú: LMIE là các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình.
Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Hình 1.8 và 1.9 trình bày tóm tắt kết quả nổi bật của hồi qui tỷ lệ đi học tiểu học và
trung học theo thu nhập bình quân đầu người của hơn 90 nền kinh tế đang phát triển trong
hai năm 1965 và 1987.
7
Tỷ lệ đi học có mức cao hơn ở những nước có thu nhập bình quân
đầu người cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở những nước HPAE có xu hướng vượt mức dự
đoán tính theo thu nhập bình quân đầu người của các nước này. Vào năm 1965, Hồng
Kông, Hàn Quốc và Singapore đã hoàn tất phổ cập tiểu học, vượt xa các nền kinh tế đang

phát triển khác. Ngay cả Indonesia, nước rất đông dân, cũng có tỷ lệ đi học tiểu học trên
70%.
8
Vào năm 1987, sự vượt trội của hệ thống giáo dục Đông Á còn thể hiện ở bậc trung
học. Indonesia có tỷ lệ đi học trung học là 46%, hơn hẳn so với các nước khác có cùng thu
nhập. Tỷ lệ này ở Hàn Quốc đã tăng từ 35% lên 88%, dẫn đầu xét về thành tích tương đối.
Tỷ lệ đầu tư tư nhân/GDP (%)
Tỷ lệ đầu tư nhà nước/GDP (%)
HPAE (không kể Nhật) Các nước LMIE
HPAE (không kể Nhật) Các nước LMIE

×