Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Cúc Vạn Thọ F1 (tagetes erecta l.) trồng chậu tại Mỹ Tho, Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.81 KB, 9 trang )

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ PHỐI TRỘN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG HOA
CÚC VẠN THỌ F1 (Tagetes erecta L.) TRỒNG CHẬU
TẠI MỸ THO, TIỀN GIANG
Nguyễn Tiến Huyền1, Trần Thị Thu Tâm1
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến sinh trưởng, phát triển, chất lượng hoa Cúc Vạn
Thọ F1 triển vọng (Jenny 07 và Mê Kông 09) cho thấy, tỷ lệ phối trộn bánh dầu khác nhau trong 4 loại giá
thể có ảnh hưởng đến sinh trưởng, thời gian ra hoa, số lượng và chất lượng hoa của 2 giống Cúc Vạn Thọ
F1; giá thể T3 thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của cả 2 giống, cho thời gian từ trồng đến ra
hoa rộ ngắn hơn đối chứng 3 - 4 ngày; số lượng và chất lượng hoa cao hơn các nghiệm thức cịn lại trong thí
nghiệm. Khi trồng trên giá thể T3, Jenny 07 có nhiều ưu điểm hơn Mê Kông 09 về: chiều cao cây (58,3 cm
so với 52,1 cm), số hoa/cây (11,8 so với 11,3), đường kính hoa (13,0 cm so với 10,6 cm), tỷ lệ hoa thương
phẩm (89,8% so với 85,6%), độ bền hoa (30 ngày so với 26 ngày), tỷ lệ cây hoa loại 1 (86,37% so với 81,13%) và
cho lợi nhuận cao nhất (3.914.242 so với 3.674.842 đồng/100 chậu). Nghiên cứu này đã làm cơ sở cho việc
giới thiệu giống Jenny 07 và giá thể T3 có tỷ lệ phối trộn: 0,09 kg bánh dầu + 1 kg hỗn hợp (tỷ lệ 1: 1: 1 của
tro trấu + xơ dừa + phân bị hoai) + 1 kg đất là thích hợp cho sản xuất hoa Cúc Vạn Thọ F1 ở Mỹ Tho, Tiền
Giang.
Từ khóa: Bánh dầu, Cúc Vạn Thọ F1, độ bền hoa, giá thể, Mỹ Tho, Tiền Giang.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 8
Những năm gần đây diện tích và sản lượng hoa ở
Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các
sản phẩm hoa trồng thảm, trồng chậu đóng một vai
trị quan trọng đối với môi trường cảnh quan và là
một phần khơng thể thiếu được trong trang trí vườn
cảnh, cơng viên, các trục đường giao thơng, các cơng
trình kiến trúc.
Thành phố Mỹ Tho có tốc độ đơ thị hóa khá


nhanh nên nhu cầu về xây dựng các công viên, vườn
hoa, sinh cảnh ngày càng cao. Vì thế yêu cầu đối với
hoa trồng thảm, trồng chậu ngày càng khắt khe như:
chủng loại phải đa dạng, có nhiều màu sắc, khả năng
chống chịu tốt, hoa lộ rõ trên mặt tán, đường kính
hoa lớn, cánh hoa chắc, độ bền tự nhiên cao và thời
gian hồi xanh nhanh khi trồng trưng bày. Bên cạnh
đó hoa trồng chậu có qui trình canh tác phức tạp
hơn, việc lựa chọn chủng loại giống, giá thể, chậu,
dinh dưỡng và một số biện pháp kỹ thuật tác động
đòi hỏi phải chặt chẽ, chi phí đầu tư cao hơn nhưng
khắc phục được các nhược điểm của trồng hoa cắt
cành.

Cúc Vạn Thọ (Tagetes erecta L.) có nguồn gốc
tại khu vực kéo dài từ Tây Nam Hoa Kỳ qua Mexico
và về phía Nam tới khắp Nam Mỹ (Lê Kim Biên,
2007) [2]. Đây là lồi cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nơng
nên đất trồng phải cao ráo, thoát nước, tơi xốp, nhiều
mùn (Nguyễn Quang Thạch và Đặng Văn Đông,
2002) [5].
Từ kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng, phát
triển và chất lượng hoa của 8 giống Cúc Vạn Thọ F1
(Tagete serecta L.) đã được thực hiện tại trại thực
nghiệm Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ năm
2019, đã xác định được 2 giống Cúc Vạn Thọ F1 có
triển vọng là Jenny 07 và Mê Kơng 09, có nhiều ưu
điểm về chất lượng hoa, cũng như tỷ lệ hoa thương
phẩm và tỷ lệ cây loại 1. Xuất phát từ thực tiễn và căn
cứ vào kết quả đánh giá giống, việc nghiên cứu ảnh

hưởng của giá thể phối trộn đến sinh trưởng, phát
triển và chất lượng hoa Cúc Vạn Thọ F1 trồng chậu
tại Mỹ Tho, Tiền Giang đã được tiến hành nhằm xác
định giá thể trồng thích hợp và hiệu quả kinh tế của
việc sử dụng giá thể để giới thiệu cho sản xuất giống
Cúc Vạn Thọ F1 triển vọng, trồng trên giá thể phù
hợp với điều kiện sinh thái ở Tiền Giang và các địa
phương có điều kiện khi hậu tương tự.

1

Trường Cao ng Nụng nghip Nam b
Email:

58

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 10/2020


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cam đỏ

2.1. Vật liệu nghiên cứu
Mê Kông 09

2.1.1. Giống Cúc Vạn Thọ F1 triển vọng
Tên giống
Jenny 07


Công ty nhập khẩu và
phân phối
Cam đỏ Công ty TNHH XNK

Màu sắc

A

Hạt giống An Điền
Công ty TNHH TM
và SX Quốc tế Rồng
Vàng

2.1.2. Giá thể

B

C

D
E
Hình 1. Các vật liệu dùng làm giá thể trong thí nghiệm

A (bánh dầu); B (tro trấu); C (xơ dừa); D (phân bò hoai); E (đất phù sa)
- Tro trấu: Có 2 thành phần chính carbonhydrat
và kali, thốt nước, thơng thống, giữ ẩm.
- Đất phù sa: thành phần cơ giới trung bình, tơi
xốp, sạch cỏ dại.
- Xơ dừa: đã qua xử lý, giữ ẩm, giúp đất tơi xốp,
thơng thống.

- Bánh dầu: hàm lượng đạm cao, thời gian phân
hủy lâu, giữ ẩm tốt.
- Phân bò hoai: tơi xốp, chứa đầy đủ các nguyên
tố đa, trung và vi lượng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến sự
sinh trưởng, phát triển, chất lượng hoa Cúc Vạn Thọ
F1 triển vọng trồng chậu tại Mỹ Tho, Tiền Giang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Cơng thức thí nghiệm

T1: 0,03 kg bánh dầu + 1 kg hỗn hợp (tỷ lệ tro
trấu + xơ dừa + phân bò hoai là 1:1:1)+ 1 kg đất (đối
chứng).
T2: 0,06 kg bánh dầu + 1 kg hỗn hợp (tỷ lệ tro
trấu + xơ dừa + phân bò hoai là 1:1:1) + 1 kg đất.
T3: 0,09 kg bánh dầu + 1 kg hỗn hợp (tỷ lệ tro
trấu + xơ dừa + phân bò hoai là 1:1:1) + 1 kg đất.
T4: 0,12 kg bánh dầu + 1 kg hỗn hợp (tỷ lệ tro
trấu + xơ dừa + phân bò hoai là 1:1:1) + 1 kg đất.
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng các cơng thức giá
thể của thí nghiệm
Chỉ tiêu/ký
T1
T2
T3
T4
hiệu mẫu
pHH2O

7,40 7,32
7,48
7,20
Hữu cơ (%)

5,96

5,58

6,86

6,96

N (%)

0,10

0,102

0,125

0,137

P2O5 (%)

0,07

0,07

0,072


0,074

- Yếu tố lô chính (G): G1: Giống Jenny 07; G2:
Giống Mê Kơng 09 (đối chứng).

K2O (%)

1,24

1,32

1,44

1,54

- Yếu tố lô phụ (T): Tỷ lệ các loại vật liệu trên
phối trộn theo khối lượng:

Ca (%)

0,40

0,41

0,417

0,422

Mg (%)


0,162

,159

0,202

0,194

2.3.2. B trớ thớ nghim

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 10/2020

59


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí kiểu lơ phụ
(Split - Plot Design – SPD) với 3 lần lặp lại (LLL), 4
công thức giá thể (T1, T2, T3, T4) được bố trí ngẫu
nhiên vào các ơ phụ và 2 giống (G1, G2) được bố trí
ngẫu nhiên vào các ơ chính.

Số cơng thức (CT) thí nghiệm: 8 CT x 3 LLL =
24.
Mỗi công thức trồng 12 chậu, 1 cây/1 chậu, theo
dõi 5 chậu/CT, mật độ 4 chậu/m2 .
Dải bảo vệ

G2


LLL1
T2

T4

G1
T1

T3

T3

T1

G1

LLL2
T4

T2

T1

T3

T2
Dải bảo
vệ


G2
T3

T1

T1

T3

G2

LLL3

T4

T2

T4

T1

T3

G1
T2

T4

T2


T4

Dải bảo vệ
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
theo ANOVA, trắc nghiệm phân hạng Duncan ở mức
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
α = 0,05 và 0,01.
Mỗi ơ thí nghiệm đánh dấu 5 cây ngẫu nhiên để
2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
theo dõi các chỉ tiêu và tiến hành lấy mẫu theo hình
zíc zắc.
Thí nghiệm được thực hiện tại Trại thực nghiệm
+ Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây: Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ, vụ đông
Chiều cao cây (cm), đường kính gốc (mm), đường xuân 2019 - 2020.
kính tán (cm), số cành cấp 1 (cành), thời gian từ
trồng đến ra hoa 50% (ngày), thời gian từ trồng đến
hoa tàn 75% (ngày).
+ Các chỉ tiêu về hoa: Số hoa/cây (hoa), đường
kính hoa (cm), đường kính cổ hoa (cm), độ dài
cuống hoa (cm), tỉ lệ hoa thương phẩm (%), độ bền
cây hoa (ngày), tỷ lệ cây loại 1 và loại 2 (%).
Điều tra phát hiện sâu bệnh hại theo QCVN 0138: 2010/BNNPTNT [1].
+ Hiệu quả kinh tế của các công thức: Dựa vào
việc tính tốn tổng thu, tổng chi, từ đó tính ra lãi
thuần và tính tỷ suất lợi nhuận (VCR): Lãi thuần =
Tổng thu – Tổng chi.
2.4. Xử lý số liệu thí nghiệm
Số liệu thí nghiệm thu thập, tổng hợp, tính tốn
bằng Microsoft Excel và xử lý thống kê với phần
mềm SAS 9.1 bằng cách phân tích số liệu trung bình


60

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến sinh
trưởng phát triển Cúc Vạn Thọ F1 triển vọng
+ Chiều cao cây: Yếu tố giống và giá thể có tác
động đến chiều cao Cúc Vạn Thọ F1; đạt giá trị cao
nhất từ 54,91 - 58,31 cm ở các nghiệm thức trồng
Jenny 07 trên giá thể T2, T3, T4; thấp nhất (46,30 49,38 cm) ở giá thể T1 khi trồng cả 2 giống; sự sai
khác có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự chênh
lệch về chiều cao cây của 2 giống, nhưng sự sai khác
khơng có ý nghĩa thống kê. Trung bình yếu tố giống
đã tạo ra sự khác biệt về chiều cao cây của 2 giống,
Jenny 07 đạt 54,8 cm, cao hơn hẳn Mê Kơng 09 (50,3
cm), sự khác biệt có ý ngha thng kờ mc tin cy
95%.

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 10/2020


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Bảng 2. Ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến sinh trưởng của giống Jenny 07 và Mê Kơng 09
Chỉ tiêu

Chiều cao
cây (cm)

Đường

kính tán
(cm)

Giá thể (T)

Giống
(G)

T1

T2

T3

T4

Trung bình
(G)

G1

49,4 c

54,9 ab

58,3 a

56,5 ab

54,8 A


G2

46,3 c

51,3 bc

52,1 b

51,6 bc

50,3 B

Trung
47,8 B
bình (T)
CV% = 6,61

53,1 AB

55,2 A

54,0 AB

Số cành
cấp 1
(cành)

PG 0,05


PTG 0,05

G1

41,2 bc

43,6 b

47,2 a

45,0 ab

44,2 A

G2

38,2 c

41,1 bc

43,8 b

40,0 bc

40,8 B

Trung
bình (T)

39,7 B


42,3 AB

45,5 A

42,5 AB

CV% = 4,44
Đường
kính gốc
(mm)

PT 0,05

PG 0,05

PT 0,05

PTG 0,05

G1

12,0 ab

12,5 ab

13,7 a

12,6 ab


12,7 A

G2

11,0 b

11,2 b

12,8 ab

11,3 b

11,6 A

Trung
11,5 B
bình (T)
CV% = 8,52

11,8 B

13,3 A

11,9 B

PT 0,05

PG 0,05

P TG 0,05


G1

11,0 bc

11,2 ab

12,0 a

11,5 ab

11,4 A

G2

10,8 c

11,0 bc

12,0 a

11,0 bc

11,2 A

Trung
bình (T)

10,9 B


11,1 B

12,0 A

11,3 B

CV% = 5,63

PT 0,05

+ Đường kính tán: Sự tương tác giữa yếu tố giá
thể và giống đã tạo ra sự sai khác về đường kính tán
của Jenny 07 và Mê Kơng 09 so với công thức đối
chứng, dao động từ 38,2- 47,2 cm; đạt giá trị cao nhất
(47,2 cm) ở nghiệm thức trồng Jenny 07 trên giá thể
T3; sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy
95%.
Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự chênh
lệch về đường kính tán cây của 2 giống, nhưng sự sai
khác khơng có ý nghĩa thống kê. Trung bình của yếu
tố giống đã tạo ra sự khác biệt về đường kính tán cây
của 2 giống, Jenny 07 có đường kính tán cây 44,2 cm,
cao hơn hẳn Mê Kông 09 (40,8 cm), sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
+ Đường kính gốc của 2 giống dao động từ 11,0 13,7 mm, giữa các nghiệm thức tuy có sự chênh lệch,
nhưng khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.
Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự khác
biệt về đường kính gốc của 2 giống, giá thể T3 đạt
13,3 mm, cao hơn hẳn đường kính gốc ở các giá thể
cịn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin


PG 0,05

PTG 0,05

cậy 95%. Trung bình yếu tố giống đã tạo ra sự chênh
lệch về đường kính gốc của 2 giống, sự khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê.
+ Sử dụng các loại giá thể trên các giống khác
nhau sẽ ảnh hưởng đến sự phân cành của cây, dao
động từ 10,8 - 12,0 cành; đạt giá trị cao nhất từ 11,5 12,0 cành ở các nghiệm thức trồng Jenny 07 trên giá
thể T2, T3, T4 và giống Mê Kông trồng trên giá thể
T3; đạt giá trị thấp nhất (10,8 cành) ở giá thể T1 khi
trồng Mê Kơng 09; sự sai khác có ý nghĩa trong
thống kê ở mức tin cậy 95%.
Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự khác
biệt về số cành cấp 1 của 2 giống, giá thể T3 đạt 12
cành, cao hơn hẳn các loại giá thể còn lại; sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Trung
bình của yếu tố giống đã tạo ra sự chênh lệch về số
cành cấp 1 của 2 giống, sự khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê.
Như vậy giá thể khác nhau đã ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng của hai giống Cúc Vạn Thọ F1. Giá thể
T3 và giống Jenny 07 l thớch hp nht, cho chiu

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 10/2020

61



KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
cao cây (58,3 cm), đường kính tán (47,2 cm), đường
kính gốc (13,7 cm) và đạt 12 cành cấp 1/thân chính.
+ Thời gian từ trồng đến ra hoa của 2 giống dao
động từ 38,5 - 42,9 ngày; thời gian ra hoa muộn nhất
từ 42,0 - 42,9 ngày ở các nghiệm thức trồng 2 giống

Cúc Vạn Thọ F1 trên giá thể đối chứng T1; thời gian
ra hoa sớm nhất (38,5 - 38,6 ngày) ở các nghiệm thức
trồng 2 giống Cúc Vạn Thọ F1 trên giá thể T3; sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 99%.

Bảng 3. Ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến thời gian ra hoa và hoa tàn của giống Jenny 07 và Mê Kơng 09
Trung bình
Giá thể (T)
Giống
Chỉ tiêu
(G)
(G)
T1
T2
T3
T4
G1
42,97 a
40,10 abc
38,64 c
39,24 bc
40,24 A

Từ trồng
G2
42,00 a
39,40 bc
38,53 c
39,10 bc
39,76 A
đến ra
Trung
hoa 50%
42,49 A
39,75 B
38,56 B
39,17 B
bình (T)
(ngày)
CV% = 2,81 PT 0,01
PG 0,05
PT*G 0,01
G1
69,03 ab
71,33 ab
71,03 a
69,40 ab
70,70 A
G2
67,19 b
70,37 ab
72,80 a
70,00 ab

70,09 A
Trung
68,11 B
70,85 AB
72,91 A
69,70 AB
bình (T)
CV% = 3,31
PT 0,05
PG >0,05
PT*G 0,05
Điều này cho thấy dinh dưỡng có trong giá thể tiêu thụ. Thời gian sinh trưởng của 2 giống Cúc Vạn
T3 nhiều hơn dinh dưỡng trong giá thể T1 do trộn Thọ F1 dao động từ 67,2- 72,8 ngày; các nghiệm thức
lượng bánh dầu gấp 3 lần so với giá thể đối chứng, trồng Jenny 07 và Mê Kông 09 trên giá thể T3 có thời
dẫn đến thời gian ra hoa của cả 2 giống được rút gian sinh trưởng dài nhất (71- 72,8 ngày); nghiệm
ngắn. Kết quả thu được phù hợp với nhận xét của Lê thức trồng Mê Kơng 09 trên giá thể T1 có thời gian
Trọng Hiếu (2008) khi nghiên cứu trên cây Cúc Vạn này ngắn nhất (67,2 ngày); sự khác biệt có ý nghĩa
Thọ ở các công thức phối trộn giá thể khác nhau đã thống kê ở mức tin cậy 95%. Điều này cho thấy Cúc
cho thấy: về thời gian ra hoa có sự thay đổi tùy theo Vạn Thọ F1 sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng khi
thành phần dinh dưỡng có trong giá thể, các loại giá trồng trên giá thể có dinh dưỡng cao và ngược lại.
thể có hàm lượng dinh dưỡng cao thì cây có thời gian Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ngô
ra hoa ngắn hơn so với các loại giá thể có hàm lượng Thị Hạnh và ctv (2007) khi trồng cây cà chua trên
các loại giá thể khác nhau thì sẽ có ảnh hưởng khác
dinh dưỡng thấp [3].
nhau đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất
Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự khác
thương phẩm [4].
biệt về thời gian ra hoa của 2 giống, thời gian ra hoa
Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự khác
muộn nhất là giá thể đối chứng T1 có số ngày ra hoa

sau gieo 42,49 ngày; các giá thể T2, T3, T4 có thời biệt về thời gian sinh trưởng của 2 giống, thời gian
gian ra hoa từ 38,56 - 39,75 ngày, sớm hơn so với đối sinh trưởng của 2 giống dài nhất (72,9 ngày) khi
chứng từ 3 - 4 ngày; thời gian ra hoa sớm nhất là trồng trên giá thể T3 các giá thể cịn lại có thời gian
trồng trên giá thể T3 rút ngắn được 4 ngày, sự khác này ngắn hơn 2,1 - 4,8 ngày, sự khác biệt có ý nghĩa
biệt có ý nghĩa trong thống kê ở mức tin cậy 99%. thống kê ở mức tin cậy 95%. Trung bình của yếu tố
Trung bình của yếu tố giống có thời gian ra hoa từ giống có thời gian sinh trưởng từ 70,1 - 70,7 ngày, sự
39,76 - 40,24 ngày sau gieo, sự chênh lệch về thời chênh lệch về thời gian sinh trưởng của giống Jenny
gian ra hoa của giống Jenny 07 và Mê Kông 09, sự 07 và Mê Kông 09, sự khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê.
khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, giá thể khác nhau đã ảnh hưởng đến
+ Giá thể trồng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến
thời gian từ trồng đến khi hoa tàn 75% của cây hoa thời gian sinh trưởng và ra hoa của Jenny 07 và Mê
mà thời gian này lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời Kơng 09. Trong đó giá thể T3 là thích hợp nhất cho
vụ gieo trồng và thời điểm xuất hoa cho thị trường sự sinh trưởng, phát triển của hai giống, cho thời
gian từ trồng đến ra hoa 50% ngắn nhất, đối với Jenny
Từ trồng
đến hoa
tàn 75%
(ngy)

62

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - TH¸NG 10/2020


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
07 (38,2 ngày) và Mê Kơng 09 (38,5 ngày).
3.2. Ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến chất
lượng hoa Cúc Vạn Thọ F1 triển vọng

Giá trị thương phẩm của cây hoa Cúc Vạn Thọ
F1 phụ thuộc nhiều vào số lượng hoa trên cây và

đường kính hoa. Cây nhiều hoa và đường kính hoa
lớn thì được thị trường ưa chuộng và cho giá bán cao.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể phối trộn
đến số lượng và kích thước hoa của giống Jenny 07
và Mê Kơng 09 được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4. Ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến số lượng và kích thước hoa của giống Jenny 07 và Mê Kông 09
Giá thể (T)
Giống
Trung bình
Chỉ tiêu
(G)
(G)
T1
T2
T3
T4
G1
10,50 cd
11,00 bc
11,83 a
10,67 bcd
11,00 A
G2
10,00 d
10,50 cd
11,33 ab

10,17 d
10,50 A
Số hoa
trên cây
Trung
10,25 B
10,75 B
11,58 A
10,42 B
(hoa)
bình (T)
CV% = 3,85 PT 0,05 PG >0,05
PT*G 0,05
G1
5,36 a
5,38 a
5,38 a
5,35 a
5,37 A
G2
5,45 a
5,50 a
5,53 a
5,55 a
5,51 A
Độ dài
cuống hoa
Trung
5,41 A
5,44 A

5,45 A
5,45 A
(cm)
bình (T)
CV% = 10,40
G1
5,50 a
5,61 a
5,70 a
5,70 a
5,64 A
Đường
G2
5,45 a
5,50 a
5,53 a
5,51 a
5,50 A
kính cổ
Trung
hoa
5,50 A
5,56 A
5,60 A
5,61 A
bình (T)
(mm)
CV% = 8,15
G1
10,55 b

12,50 a
13,00 a
12,00 a
12,01 A
Đường
G2
9,50 b
10,00 b
10,60 b
9,64 b
9,94 B
kính hoa
Trung
10,03 C
11,25 B
11,80 A
10,82 B
(cm)
bình (T)
CV% = 5,45
+ 2 giống Cúc Vạn Thọ F1 có số lượng hoa dao
động từ 10,00 - 11,83 hoa/cây; ảnh hưởng của yếu tố
giá thể đã tạo ra sự sai khác về số hoa/cây ở các
nghiệm thức, cao nhất là số lượng hoa ở các nghiệm
thức trồng Jenny 07 và Mê Kông 09 trồng trên giá
thể T3 với số hoa là 11,33 - 11,83 hoa/cây; thấp nhất
là 2 nghiệm thức trồng Jenny 07 và Mê Kông 09 trên
giá thể T1, T4 đạt 10,00 - 10,67 hoa/cây; sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
Điều này cho thấy khi trồng Cúc Vạn Thọ F1

trên giá thể có dinh dưỡng cao hơn thì cây sinh
trưởng khỏe hơn và hoa cũng nhiều hơn; tuy nhiên
khi môi trường dinh dưỡng nhiều đạm (giá thể T4
trộn 0,12 kg bánh dầu) thì số lượng hoa có xu hướng
giảm; kết quả này cũng phù hợp với Ngô Thị Hạnh
và ctv (2007) khi nghiên cứu về giá thể thích hợp
trồng cà chua trong nhà lưới [4].

Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự khác
biệt về số hoa/cây của Jenny 07 và Mê Kông 09, số
hoa/cây ở giá thể T3 là cao nhất (11,58 hoa) so với 3
giá thể còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức tin cậy 95%. Trung bình của yếu tố giống có số
hoa dao động từ 10,50 - 11,00 hoa, sự chênh lệch về
số hoa/cây khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.
+ Cây Cúc Vạn Thọ F1 thường phổ biến trồng
trong chậu và độ dài cuống hoa là một trong những
chỉ tiêu để đánh giá giá trị thẩm mỹ của chậu hoa và
liên quan đến độ bền của chậu hoa trong quá trình
vận chuyển. Xét về sự tương tác của hai yếu tố giá
thể và giống thì sự tương tác khơng tạo ra hiệu quả
và sự tác động của từng yếu tố cũng không tạo ra sự
khác biệt có ý nghĩa trong thống kê.
+ Đường kính cổ hoa của Jenny 07 và Mê Kơng
09 khi trồng trên 4 loại giá thể dao động từ 5,5 - 5,7
mm; tuy có sự chênh lệch về đường kớnh c hoa,

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020

63



KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
nhưng sự tương tác giữa 2 yếu tố giá thể và giống đã
không tạo ra hiệu quả, sự tương tác của từng yếu tố
cũng tương tự; không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
+ Đường kính hoa là chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá chất lượng của chậu hoa khi thu hoạch. Chỉ tiêu
đường kính hoa của 2 giống chịu tác động của hai
yếu tố giá thể và giống; đường kính hoa dao động từ
9,5 - 13,0 cm và đạt giá trị cao nhất (12,0 - 13,0 cm)
khi trồng giống Jenny 07 trên các giá thể T2, T3, T4
khác biệt với đường kính hoa ở các nghiệm thức cịn
lại; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy
95%.

Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự khác
biệt về đường kính hoa của Jenny 07 và Mê Kơng 09,
đường kính hoa ở giá thể T3 đạt giá trị cao nhất (11,8
cm) so với các giá thể cịn lại, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức tin cậy 95%. Trung bình của yếu tố
giống đã tạo ra sự khác biệt về đường kính hoa và đạt
cao nhất ở Jenny 07 với giá trị 12,01 cm, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
+ Tỷ lệ hoa thương phẩm dao động từ 81,76 92,82%; nghiệm thức trồng giống Jenny 07 trên các
giá thể T3 có tỉ lệ cao nhất 92,82%; thấp nhất là 3
nghiệm thức trồng Mê Kông 09 trên giá thể T1, T2,
T4 đạt 81,76 - 82,00%; sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê ở mức tin cậy 95%.


Bảng 5. Ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến tỷ lệ hoa thương phẩm, độ bền hoa, tỷ lệ cây hoa loại 1 và loại 2
của giống Jenny 07 và Mê Kơng 09
Giá thể (T)
Trung bình
Chỉ tiêu
Giống
(G)
(G)
T1
T2
T3
T4
G1
85,86 ab
88,45 ab
92,82 a
87,54 ab
88,67 A
Tỷ lệ hoa
G2
81,76 b
84,00 b
87,63 ab
82,00 b
83,85 B
thương Trung bình
83,81 B
86,23 AB
90,23 A

84,77 B
phẩm
(T)
(%)
CV% = 5,16 PT 0,05
PG 0,05
PTG 0,05
G1
24,10 c
G2
22,43 c
Trung bình
23,27 C
(T)
CV% = 3,71 PT 0,05
G1
80,50 cd
G2
76,96 e
Tỷ lệ cây Trung bình
78,73 C
loại 1 (%)
(T)
CV% = 5,88
PT 0,01
Độ bền
hoa
(ngày)

27,46 b

23,96 c

30,00 a
26,00 b

30,58 a
26,00 b

25,71 B

28,00 A

28,29 A

PT 0,05
84,66 ab
79,00 de

PTG 0,05
88,37 a
83,13 bc

81,00 cd
77,00 e

81,83 B

85,75 A

79,00 C


PG 0,05

G1
18,00 bc
15,34 d
G2
21,26 a
20,36 ab
Tỷ lệ cây
Trung bình
loại 2 (%)
19,63 AB
17,85 B
(T)
CV% = 7,20
PT 0,05
PG 0,05
Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự khác
biệt về tỉ lệ hoa thương phẩm của cả 2 giống, giá thể
T3 đạt cao nhất (90,23%) so với 2 giá thể T1 và T4, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
Trung bình của yếu tố giống đã tạo ra sự khác biệt về
tỉ lệ hoa thương phẩm và đạt cao nhất ở giống Jenny
07 với 88,67%, sự khác biệt có ý nghĩa ở mức tin cậy
95%.

64

28,04 A

24,60 B

82,13 A
78,03 B

PTG 0,05
11,63 e
16,50 cd

18,00 bc
22,00 a

14,07 C

20,00 A

15,74 B
21,03 A

PTG 0,05

+ Độ bền hoa dao động từ 22,43 - 30,58 ngày; các
nghiệm thức trồng Jenny 07 trên các giá thể T3, T4
cao nhất 30,00 - 30,58 ngày; thứ đến là nghiệm thức
trồng Jenny 07 trên giá thể T2 và Mê Kông 09 trên
giá thể T3, T4 đạt 26 - 27,46 ngày; thấp nhất là
nghiệm thức trồng Mê Kông 09 trên giá thể T2 và cả
2 giống trên giá thể T1 có độ bền hoa 22,43 - 24,10

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - TH¸NG 10/2020



KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
ngày; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê mức tin cậy
95%.
Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự khác
biệt về độ bền hoa của 2 giống, giá thể T3 và T4 đạt
cao nhất từ 28,00 - 28,29 ngày so với giá thể T1 chỉ
đạt 23,27 - 25,71 ngày, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê ở mức tin cậy 95%. Trung bình của yếu tố giống đã
tạo ra sự khác biệt về độ bền hoa và đạt cao nhất ở
giống Jenny 07 với giá trị 28,04 ngày, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
+ Khi thu hoạch, Cúc Vạn Thọ F1 trồng chậu
được chia làm 3 nhóm: cây loại 1, 2 và cây không
xuất vườn. Cây loại 1 có lá xanh, khơng bị sâu bệnh,
dáng cây thẳng, tán trịn, có từ 9 - 12 hoa/cành cấp 1
phân bố các bông đều trên tán, ≥ 80% hoa đạt hoa
thương phẩm. Cây loại 2 là cây không xuất vườn. Cây
không xuất vườn có hoa khơng nở đúng thời gian, lá
bị sâu bệnh, số hoa ≤ 5 hoa/ cành cấp 1.

Tỷ lệ cây loại 1 xuất vườn cao hơn tỷ lệ cây loại 2
từ 3 - 4 lần; dao động từ 77,00 - 88,37%; các nghiệm
thức trồng Jenny 07 trên giá thể T2 và T3 có tỷ lệ cây
loại 1 xuất vườn đạt cao nhất từ 84,66 - 88,37%; thấp
nhất là giống Mê Kông 09 trồng trên giá thể T1 và T4
tỷ lệ cây loại 1 chỉ đạt 76,96 - 77,00%; ảnh hưởng của
sự tương tác giữa yếu tố giá thể và yếu tố giống đã
tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy

95%.
Trung bình của yếu tố giá thể đã tạo ra sự khác
biệt về tỷ lệ cây loại 1 của 2 giống, tỷ lệ cây loại 1 ở
giá thể T3 đạt cao nhất 85,75% so với 2 giá thể T1 và
T4 chỉ đạt 78,37 -79,00%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức tin cậy 99%. Trung bình của yếu tố
giống đã tạo ra sự khác biệt về tỷ lệ cây loại 1 và đạt
cao nhất ở giống Jenny 07 với giá trị 82,13%, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
3.3. Ảnh hưởng giá thể phối trộn đến tình hình
sâu hại Cúc Vạn Thọ F1 triển vọng

Bảng 6. Ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến mức độ gây hại của sâu ở giống Jenny 07 và Mê Kông 09
Chỉ tiêu

Sâu vẽ bùa (Liriomyza sp.)
Sâu khoang
(Spodoptera litura)

Giống
(G)
G1
G2
G1
G2

Giá thể (T)
T1
+
++

+
+

T2
+
++
+
++

T3
+
++
++
++

T4
++
++
++
++

Ghi chú: +: Mức gây hại thấp, ++: Mức gây hại trung bình, +++: Mức gây hại cao
Kết quả ở bảng 6 cho thấy, sâu vẽ bùa
(Liriomyza sp.) gây hại ở tất cả các nghiệm thức
nhưng chủ yếu vào giai đoạn cây con, mức độ gây hại
trung bình, chủ yếu ở các nghiệm thức có tỉ lệ cành
cấp 1 cao. Đối với sâu khoang (Spodoptera litura)
ngoài cắn phá các phần cịn non thì cịn phá hoại hoa
rất lớn, do thành trùng đẻ trứng vào nụ hoa.
Kết quả theo dõi trong suốt q trình thí nghiệm

đã khơng ghi nhận sự xuất hiện bệnh trên cây Cúc
Vạn Thọ F1.
3.4. Hiệu quả kinh tế của giá thể phối trộn trồng
trên giống CúcVạn Thọ F1 triển vọng
Bảng 7 cho thấy, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
của giống Jenny 07 (tính trên 100 chậu) ở các
nghiệm thức cao hơn hẳn giống Mê Kông 09 từ 1,02
lần ở giá thể T1 (đối chứng) và T4, đến 1,04 lần ở giá
thể T2 và 1,07 lần ở giá thể T3.
Hiệu quả kinh tế thu được ở các giá thể trồng
hoa Cúc Vạn Thọ F1 cũng khác nhau, trồng Cúc Vạn

Thọ F1: Jenny 07 và Mê Kông 09 trên giá thể T3 cho
lợi nhuận cao hơn giá thể T2 và giá thể T1 (đối
chứng), trồng trên giá thể T4 có lợi nhuận và tỷ suất
lợi nhuận thấp nhất trong các nghiệm thức thí
nghiệm.
Bảng 7. Ảnh hưởng của giá thể phối trộn đến hiệu
quả kinh tế của giống Jenny 07 và Mê Kông 09
Nghiệm Tổng chi Tổng thu Lợi nhuận Tỷ suất
thức (đồng/100 (đồng/100 (đồng/100
lợi
chậu)
chậu)
chậu)
nhuận
T1G1 1.689.986 5.355.000 3.665.014
2,17
T1G2 1.689.986 5.285.400 3.595.414
2,13

T2G1 1.703.972 5.513.400 3.809.428
2,24
T2G2 1.703.972 5.350.800 3.646.828
2,14
T3G1 1.717.958 5.632.200 3.914.242
2,28
T3G2 1.717.958 5.392.800 3.674.842
2,14
T4G1 1.731.944 5.280.000 3.548.056
2,05
T4G2 1.731.944 5.221.800 3.489.856
2,01

N«ng nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - TH¸NG 10/2020

65


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Tỷ lệ phối trộn bánh dầu khác nhau trong 4 loại
giá thể dùng trong thí nghiệm có ảnh hưởng đến
sinh trưởng, thời gian ra hoa, số lượng và chất lượng
hoa của giống Jenny 07 và Mê Kông 09; giá thể T3
(0,09 kg bánh dầu + 1 kg hỗn hợp (tỷ lệ tro trấu + xơ
dừa + phân bò hoai là 1:1:1) + 1 kg đất) thích hợp
nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của hai giống,
cho thời gian từ trồng đến ra hoa rộ ngắn nhất (38,18
ngày với giống Jenny 07) và (38,53 ngày với giống

Mê Kông 09), rút ngắn được thời gian ra hoa từ 2 - 5
ngày; cho số lượng và chất lượng hoa đều cao hơn
các nghiệm thức khác trong thí nghiệm.
- Trên nền giá thể T3 giống Jenny 07 có nhiều ưu
điểm hơn Mê Kơng 09: về chiều cao cây (58,3 so với
52,1 cm), đường kính tán (47,2 so với 43,8 cm), số
hoa/cây (11,8 so với 11,3 hoa), đường kính hoa (13,0
so với 10,6 cm), tỷ lệ hoa thương phẩm (89,82 so với
85,63%), độ bền hoa (30 so với 26 ngày), tỷ lệ cây loại
1 (92,8 so với 87,6%) và cho lợi nhuận cao nhất
(3.914,24 so với 3.674,84 ngàn đồng/100 chậu).
4.2. Đề nghị
Sử dụng giống Jenny 07 và giá thể có tỷ lệ phối
trộn (0,09 kg bánh dầu + 1 kg hỗn hợp (tỷ lệ tro trấu

+ xơ dừa + phân bò hoai là 1:1:1) + 1 kg đất) cho sản
xuất hoa Cúc Vạn Thọ F1 ở Mỹ Tho, Tiền Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). QCVN 0138 : 2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
2. Lê Kim Biên (2007). Thực vật Việt Nam quyển 7 họ Cúc. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
3. Lê Trọng Hiếu (2008). Nghiên cứu một số loại

giá thể gieo ươm cây con cà chua (Lycopersicum
esculentum Mill), ớt (Capsicum annuum), Vạn Thọ
(Tagetes erecta L.), Cúc lá nhám (Zinnia elegant) và
giá thể trồng cây Cúc Vạn Thọ. Luận văn thạc sỹ
khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Nơng Lâm
thành phố Hồ Chí Minh.

4. Ngơ Thị Hạnh, Trần Khắc Thi và Nguyễn
Quốc Vọng (2007). Nghiên cứu lựa chọn giá thể

thích hợp trồng cà chua trong nhà lưới có sử dụng
phương pháp tưới nhỏ giọt. Tạp chí Nơng nghiệp và
PTNT, số 12 + 13, tháng 6 + 7 năm 2007.
5. Nguyễn Quang Thạch và Đặng Văn Đông
(2002). Cây hoa cúc và kỹ thuật trồng. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.

THE EFFECTS OF THE MIXED COMPOUND ON GROWING, DEVELOPING AND FLOWER
QUALITY OF VAN THO F1 (Tagetes erecta L.) IN MY THO, TIEN GIANG
Nguyen Tien Huyen, Tran Thi Thu Tam
Summary
The research on the effect of the mixture substrate on the growth, development and quality of potential Cuc
Van Tho F1 (Jenny 07 and Mekong 09 variety) shows that the various mixing ratio of cattle oilcake in 4
substrates has different affect on the growth, flowering time, quantity and quality of flowers of two varieties
Cuc Van Tho F1; T3 substrate is most suitable for the growth and development of both varieties, with 3-4
days shorter from planting to full flowering; flower quantity and quality higher than other treatments in the
experiment. Planting on T3 substrate, Jenny 07 variety shows more advantages than Mekong 09 one in
terms of plant height (58.3 cm versus 52.1 cm), number of flowers/plant (11.8 vs. 11.3), flower diameter
(13.0 cm vs. 10.6 cm), commercial flower rate (89.8% vs. 85.6%), flower durability (30 days vs. 26 days),
percentage of flowers Type 1 (86.37% vs. 81.13%) and has the highest profit (3,914,242 compared to
3,674,842 VND/100 pots). This research provided the basis for the introduction of Jenny 07 variety and the
substrate with the mixing ratio (0.09 kg of cattle oilcake + 1 kg of mixture of rice husk ash + coconut fiber +
decomposed cow manure (ratio 1: 1: 1) + 1 kg of topsoil) is suitable for production of Cuc Van Tho F1 in My
Tho district, Tien Giang province.
Keywords: Cattle oilcake, Cuc Van Tho F1, flower durability, substrate, My Tho, Tien Giang.

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lý

Ngày nhận bài: 24/8/2020
Ngày thông qua phn bin: 25/9/2020
Ngy duyt ng: 02/10/2020

66

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 10/2020



×