Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.93 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÔN TẬP HKI NĂM HỌC 2012-2013 MÔN VẬT LÝ 6 I. LÝ THUYẾT: 1. Đơn vị đo độ dài là gì? Dụng cụ đo độ dài. Cách đo độ dài. - Đơn vị đo độ dài là mét, ký hiệu: m. (Ngoài ra người ta còn dùng: km, dm, cm, mm,…) - Dụng cụ đo độ dài là thước. Có nhiều loại thước: thước thẳng, thước dây, thước kẹp. (Mỗi dụng cụ có GHĐ và ĐCNN) - Cách đo độ dài: + Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. + Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật trùng vạch số 0 của thước. + Đọc kết quả: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật. 2. Đơn vị đo thể tích là gì? Dụng cụ đo thể tích trong phòng thí nghiệm. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ. - Đơn vị đo thể tích là mét khối, ký hiệu: m 3; hoặc lít, ký hiệu: l. (Ngoài ra người ta còn dùng: dm3, cm3(cc), mm3, ml). Mối quan hệ lít và mét khối: 1l = 1dm3. - Dụng cụ đo thể tích trong phòng thí nghiệm: Bình chia độ. (Mỗi dụng cụ có GHĐ và ĐCNN). - Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước: Có 2 cách: *. Dùng bình chia độ: + Đổ nước vào bình chia độ xác định thế tích V1. + Thả vật rắn vào bình chia độ (nước sẽ dâng lên) xác định thể tích V2. + Thể tích của vật: V= V2 – V1 *. Nếu vật không bỏ lọt vào bình chia độ ta dùng bình tràn: + Đổ nước thật đầy bình tràn. + Thả chìm vật rắn vào bình tràn, nước sẽ tràn sang bình chứa. + Đổ nước từ bình chứa sang bình chia độ để xác định thể tích của vật. 3. Đơn vị đo khối lượng là gì? Dụng cụ đo khối lượng. - Đơn vị đo khối lượng là kí lô gam, ký hiệu: kg. Ngoài ra người ta còn dùng: Tấn, tạ, yến, g, mg. - Dụng cụ đo khối lượng là cân. 4. Lực là gì? Đơn vị của lực. Dụng cụ đo lực. Thế nào là hai lực cân bằng? Những kết quả tác dụng của lực là gì? - Lực là tác dụng đẩy, kéo,…vật này lên vật khác. - Đơn vị của lực là Newton, ký hiệu: N. - Dụng cụ đo lực là lực kế. (lực kế có GHĐ và ĐCNN) - Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật có độ lớn bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều. - Kết quả tác dụng của lực: Làm cho vật biến đổi chuyển động hoặc làm cho vật bị biến dạng. 5. Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? - Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên mọi vật. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới. (Trọng lực được ký hiệu chữ P) 6. Mối quan hệ giữa khối lượng và trọng lượng. - Một vật có khối lượng 1kg thì có trọng lượng (trọng lực) là 10N. P - Hay: P = 10.m; suy ra: m= . 10 7. Khối lượng riêng là gì? Đơn vị khối lượng riêng. Công thức tính khối lượng riêng, tên và đơn vị của từng đại lượng. - Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của mét khối chất đó. - Đơn vị: kg/m3; g/cm3. m Khối lượng: kg, g *. Từ công thức tính khối lượng V Thể tích: m3, cm3. riêng suy ra: m = D.V m: - Công thức: D= .Khối lượng riêng: kg/m3, g/cm3. V: D: ¿{{.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 8. Trọng lượng riêng là gì? Đơn vị trọng lượng riêng. Công thức tính trọng lượng riêng, tên và đợn vị của từng đại lượng. Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng. - Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của mét khối chất đó. - Đơn vị: N/m3. P Trọng lượng: N. *. Từ công thức tính trọng lượng V riêng suy ra: P = d.V 3 P : Thể tích: m . 3 - Công thức: d= V : Trọng lượng riêng: N/m . d: ¿{{ - Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d = 10.D 9. Các máy cơ đơn giản thường dùng là gì? Dùng máy cơ đơn giản giúp ta có lợi gì? - Máy cơ đơn giản thường dùng là: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - Dùng máy cơ đơn giản cho ta lợi: + Giảm lực kéo. + Làm việc dễ dàng hơn. + Đổi chiều của lực tác dụng. II. BÀI TẬP: - Đổi đơn vị đo: Chiều dài, thể tích, khối lượng. P - Tìm trọng lượng khi biết khối lượng và ngược lại: P = 10.m; hoăc: m= 10 m - Công thức tính khối lượng riêng: D= ⇒ m=D. V V P - Công thức tính trọng lượng riêng: d= ⇒ P=d .V V.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>