Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.96 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRƢỜNG TRINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VIỆT
HỒNG, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐẮC MẠNH

Hà Nội 2019


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố


trong bất kỳ công trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2019
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Trƣờng Trinh


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm
nghiệp đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành các mơn học trong
chương trình đào tạo Thạc sĩ - chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng.
Để đánh giá tổng kết khóa học, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với
đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào
cộng đồng trên địa bàn xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn trực tiếp từ thầy Nguyễn Đắc Mạnh
và các thầy/cô giáo khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường. Tôi xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Hạt kiểm lâm huyện Trấn Yên; Ủy ban
nhân dân xã Việt Hồng và người dân bản Nả đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình thu thập số liệu.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song vì hạn chế về nguồn lực nghiên cứu,
nên kết quả không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tơi rất mong nhận
được nhiều ý kiến của thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trấn Yên, ngày 28 tháng 10 năm 2019

Học viên


Nguyễn Trƣờng Trinh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Phương thức quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng..................... 3
1.2. Thế nào là mơ hình tốt về quản lý rừng dựa vào cộng đồng?.................4
1.3. Bài học thực tiễn trong quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng.....5
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên rừng của xã Việt
Hồng...............................................................................................................8
1.4.1. Đặc điểm địa hình.............................................................................9
1.4.2. Đặc điểm khí hậu - thủy văn...........................................................10
1.4.3. Kinh tế - xã hội............................................................................... 10
1.4.4. Đặc điểm tài nguyên rừng trên địa bàn xã Việt Hồng....................11
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU14

2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 14
2.1.1. Mục tiêu chung............................................................................... 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................14
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................14
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................14
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 14

2.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................15
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 15
2.4.1. Các phương pháp điều tra thu thập số liệu.................................... 15


iv
2.4.2. Các phương pháp xử lý số liệu....................................................... 19
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 23
3.1. Một số đặc điểm sinh thái nhân văn của người Tày bản Nả.................23
3.1.1. Lịch sử hình thành, dân sinh, kinh tế, văn hóa của bản Nả............23
3.1.2. Kiến thức bản địa liên quan đến tài nguyên rừng của ngƣời
Tày bản Nả...............................................................................................30
3.2. Thực trạng mơ hình QLR dựa vào CĐ tại bản Nả................................32
3.2.1. Đánh giá quy trình vận hành mơ hình QLR dựa vào CĐ...............32
3.2.2. Đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và mơi trường của mơ hình
QLR dựa vào CĐ...................................................................................... 34
3.2.3. Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đối với mơ hình QLR
dựa vào CĐ...............................................................................................37
3.3. Thảo luận.............................................................................................. 41
3.3.1. Ảnh hưởng của thực thi chính sách QLR dựa vào CĐ đến văn hóa
ứng xử của cộng đồng đối với môi trường................................................41
3.3.2. Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLR dựa vào
CĐ tại khu vực nghiên cứu....................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ........................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................48
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Những câu hỏi nhằm đánh giá mơ hình QLR dựa vào CĐ.............21
Bảng 2.2. Cách phân tích SWOT về thực trạng QLTNR dựa vào CĐ............22
Bảng 3.1. Ma trận lịch sử bản Nả....................................................................23
Bảng 3.2. Ma trận lịch thời vụ bản Nả............................................................25
Bảng 3.3. Nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở bản Nả............................... 27
Bảng 3.4. Đánh giá tính hợp lý trong quy trình vận hành mơ hình

QLR dựa

vào CĐ ở bản Nả.............................................................................................34
Bảng 3.5. Đánh giá tính hiệu quả của mơ hình QLR dựa vào CĐ ở bản Nả .. 37

Bảng 3.6. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mơ hình QLR dựa vào CĐ
tại bản Nả.........................................................................................................38
Bảng 3.7. Đánh giá tính bền vững của mơ hình QLR dựa vào CĐ tại bản Nả
.........................................................................................................................39
Bảng 3.8. Đề xuất của các bên cho công tác QLR dựa vào CĐ tại bản Nả....40


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của xã Việt Hồng trong khu vực.....................................9
Hình 2.1. Sơ đồ đường hướng đánh giá và ứng dụng kiến thức bản địa vào
cơng tác quản lý tài ngun rừng.................................................................... 20
Hình 3.1. Miếu thờ sơn thần tại bản Nả.......................................................... 29


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm 1980, khi các công ty lâm nghiệp nhà nước bắt đầu bộc

lộ hạn chế trong quản lý tài nguyên rừng quốc gia, nhà nước đã chú ý đến
phương thức huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong quản lý
bảo vệ rừng. Nhằm thể chế hóa phương thức này, Luật bảo vệ và phát triển
rừng (BV&PTR) năm 1991 và Luật Đất đai năm 1993 đã thiết lập căn cứ pháp
lý cho việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và
tổ chức với mục tiêu tạo động lực kinh tế khuyến khích người dân tham gia
bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa
vào rừng. Tiếp đó, nhà nước và chính phủ ban hành nhiều chính sách để triển
khai thực hiện việc khoán bảo vệ rừng, trong đó nhà nước vẫn nắm quyền sở
hữu và quản lý rừng và đất rừng, cụ thể là Nghị định 01/CP năm 1995 và
Quyết định 178/2001/QĐ-TTg.
Trong giai đoạn đầu những năm 2000, Luật Đất đai 2003 và Luật
BV&PTR 2004 bắt đầu công nhận quyền sở hữu cộng đồng đối với đất đai và
rừng cộng đồng, đồng thời Luật BV&PTR cho phép khốn rừng đặc dụng cho
các cá nhân/hộ gia đình sinh sống lâu đời tại địa phương. Cùng với sự phát triển
kinh tế xã hội, các văn bản dưới luật như Nghị định 135/2005/NĐ-CP và Nghị
định 75/2015/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện khoán bảo vệ rừng cũng thay đổi các
quyền, cơ chế hưởng lợi của các bên liên quan để phù hợp hơn với nhu cầu thực
tiễn. Nhờ chính sách giao đất giao rừng và khoán bảo vệ rừng, cơ chế quản trị
rừng của Việt Nam đã dần dần chuyển đổi từ bảo vệ nghiêm ngặt sang phát triển
trồng rừng, từ cơ chế quản lý nhà nước tập trung sang phân quyền về địa phương
và lấy con người là trung tâm (Nguyen et al., 2007).

Việt Hồng là xã vùng cao của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có nhiều
thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp với độ che phủ của rừng lên đến 86,21% và
là địa bàn của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng (Lâm


2
trường Việt Hưng trước kia). Tuy nhiên; cho đến năm 2008, việc thực thi

chính sách quản lý rừng dựa vào cộng đồng (QLR dựa vào CĐ) mới được
triển khai tại đây, khi chính phủ ban hành Nghị định về việc giao khốn đất
nơng nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước ni trồng thủy sản trong
các nơng trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh (Nghị định số
135/2005/NĐ-CP). Phương thức quản lý rừng này lại tiếp tục được duy trì khi
chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng
gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 (Nghị định số 75/2015/NĐ-CP). Theo bối cảnh
dân sinh - kinh tế - văn hóa của mỗi cộng đồng dân cư, cách triển khai phù
hợp sẽ quyết định sự thành công của chính sách QLR dựa vào CĐ. Mặt khác;
chỉ khi cộng đồng dân địa phương tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng và
các hoạt động này thực sự mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cho họ thì lúc
đó việc thực thi chính sách QLR dựa vào CĐ mới có được hiệu quả cao.
Xuất phát từ bối cảnh trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã
Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”, với mong muốn góp phần đẩy
mạnh xã hội hóa cơng tác quản lý tài ngun rừng trên địa bàn nghiên cứu.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phƣơng thức quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng
Cộng đồng được hiểu là những nhóm xã hội cùng chia sẻ một mơi
trường, trong một phạm vi địa lý nơi họ cùng nhau nỗ lực, chung niềm tin,
chung nguồn tài nguyên, cùng có nhu cầu và chịu cùng rủi ro cũng như những
điều kiện chung khác tác động đến cuộc sống của họ (Hoàng Thị Thanh Nhàn
và Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2015). Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng
đồng (QLTNR dựa vào CĐ) là một cách tăng cường sự tham gia của cộng
đồng vào quản lý tài nguyên rừng tại địa phương (Vandergeest, 2006). Trên

thực tế việc quản lý tài nguyên rừng luôn song hành với quản lý đất rừng và
được thể hiện bằng thuật ngữ “rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm
nghiệp”. Ở Việt Nam, cộng đồng tham gia vào quản lý rừng và đất rừng dưới
ba hình thức (theo Nguyễn Bá Ngãi, 2009) như sau: (1). Cộng đồng tự công
nhận và quản lý theo truyền thống từ nhiều đời nay- đây chính là mơ hình
quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ); (2). Chính quyền địa phương giao cho
cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài; (3). Cộng đồng nhận khốn bảo
vệ, khoanh ni tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức nhà nước như: lâm
trường, ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ…
Tại mỗi quốc gia, địa phương cụ thể; cho dù được tổ chức dưới hình
thức nào thì việc quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng vẫn là phương
thức đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc hiểu không đúng
về “tài sản công cộng” theo thuyết của Garrett Hardin (Hardin, 1968) có thể
ảnh hưởng xấu tới các nỗ lực tăng cường quản lý tài nguyên rừng dựa vào
cộng đồng. Hardin cho rằng; khi tài nguyên là của cả cộng đồng, không phải
của riêng ai; từng cá nhân sẽ tranh thủ khai thác tài nguyên thật nhiều trước
khi chúng bị người khác khai thác, dẫn đến tài nguyên bị cạn kiệt nhanh.


4
Thực ra các mối quan hệ xã hội và thể chế cộng đồng là những yếu tố quan
trọng hạn chế chủ nghĩa cá nhân và hậu quả của nó đối với việc sử dụng quá
mức gây cạn kiệt tài nguyên. Do đó, tốt hơn là tìm hiểu hiện trạng và vai trị
của cộng đồng trong quản lý tài ngun cơng cộng hơn là việc xây dựng chính
sách dựa trên lý thuyết của Hardin về: “thảm họa công cộng”- nghĩa tiếng
Việt là: “cha chung khơng ai khóc”.
Quyền sử dụng rừng và đất rừng là yếu tố quan trọng trong QLTNR dựa
vào CĐ. Khi quyền của cộng đồng bị suy giảm và quyền của từng cá nhân
riêng rẽ được tăng cường thì việc quản lý tài nguyên theo truyền thống bị ảnh
hưởng tiêu cực (Colchester, 1995). Lynch và Alcorn (1994) tranh luận rằng;

người dân địa phương có thể quyết định về quản lý sử dụng tài nguyên trên
thực tế ngay cả trong trường hợp nhà nước đã công bố quyền sở hữu; mặc dù
quyết định của chính phủ có thể làm mất đi động lực quản lý tài nguyên bền
vững của cộng đồng. Vì thế cần bảo vệ thể chế, quyền lực chung của cộng
đồng, đặc biệt là quyền luật tục; đồng thời cải cách quyền sở hữu đất lâm
nghiệp nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng.
1.2. Thế nào là mô hình tốt về quản lý rừng dựa vào cộng đồng?
Vì sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng về cả hình thức và mức độ,
nên rất khó để nói mơ hình nào về quản lý rừng dựa vào cộng đồng (QLR dựa
vào CĐ) ở Việt Nam hay ở quốc gia khác là tốt nhất; vì mỗi mơ hình thích
ứng cho một cộng đồng cụ thể với những đặc trưng riêng về dân cư, địa lý,
thể chế và văn hóa. Để xem xét mức độ thành công của một mô hình QLR
dựa vào CĐ, cần phải có các tiêu chí và chỉ số đánh giá cụ thể.
Về lý thuyết, những tiêu chí cơ bản để đánh giá một mơ hình QLR dựa
vào CĐ (theo Apel và cộng sự, 2002) có thể bao gồm: tính hợp lý trong thực
hiện, tính hiệu quả (lợi ích thu được) và tính bền vững (duy trì lâu dài). Mỗi
tiêu chí lại có các chỉ số cụ thể; các khía cạnh của tính hợp lý trong thực hiện
sẽ có: chỉ số vận hành (phối hợp tham gia của cộng đồng), chỉ số tài chính


5
(đóng góp của cộng đồng, chi phí vận hành), và các chỉ số về thể chế (điều lệ
và quy định vận hành). Về tính hiệu quả, cần đánh giá các tác động của mơ
hình về kinh tế (lợi ích tài chính của cộng đồng), xã hội (tạo việc làm, nâng
cao năng lực) và mơi trường (tăng diện tích và chất lượng rừng). Về tính bền
vững, cần chú ý rằng; mơ hình tổ chức cùng những hiệu quả mang lại từ mơ
hình đã quan trọng, nhưng quan trọng hơn chính là “luật chơi” - hay cơ chế
chia sẻ lợi ích đang áp dụng có làm hài lịng các bên liên quan khơng? Đặc
biệt “luật chơi” đó có phù hợp với bối cảnh trong tương lai?
1.3. Bài học thực tiễn trong quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng

Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng đã và đang được định
hướng áp dụng bởi nhiều quốc gia trên thế giới với những đặc trưng khác
nhau. Do đó, việc nghiên cứu, so sánh, đánh giá thành công hay thất bại phải
dựa trên các điều kiện đặc trưng cụ thể của từng địa phương.
Kết quả phân tích của Roberts và Gautam (2003) khi nghiên cứu về
những kinh nghiệm của nhiều nước trên các châu lục khác nhau đã chỉ ra
rằng, sự thành công của lâm nghiệp cộng đồng phụ thuộc vào việc có hay
khơng: Rừng cộng đồng mang lại những giá trị cho cộng đồng; Hướng đến
mục tiêu của cộng đồng; Mang lại lợi ích cho cộng đồng. Trong đó, cải cách
hợp pháp, nhận thức, quan niệm của cộng đồng, công bằng, minh bạch và giải
trình là những vấn đề cốt lõi cần được quan tâm.
Ở Việt Nam, thực tiễn cũng cho thấy, do tính đa dạng của các cộng
đồng nên khơng thể có một mơ hình lâm nghiệp cộng đồng chung mà cần có
loại hình lâm nghiệp cộng đồng khác nhau, phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Theo những tổng kết và đánh giá của Nguyễn Bá Ngãi (2009), mặc dù các
loại hình rừng cộng đồng hình thành từ các nguồn gốc khác nhau nhưng đều
được 3 chủ thể chính quản lý là cộng đồng dân cư thơn, dịng tộc và nhóm hộ
hoặc nhóm sở thích. Trong đó hình thức cộng đồng dân cư thơn và dịng tộc
thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cịn hình thức


6
nhóm hộ hoặc nhóm sở thích thường ở những vùng có sản xuất và thị trường
phát triển, trình độ sản xuất của nông hộ cao và khả năng đầu tư lớn. Chính
điều này đã tạo nên 2 xu hướng trong quản lý rừng cộng đồng, đó là đáp ứng
nhu cầu sinh kế và sản xuất hàng hóa.
Đứng về góc độ vĩ mô, quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam đã
và đang gặp phải những trở ngại nhất định, làm hạn chế sự phát triển và tính
hiệu quả trong thực tiễn. Cụ thể gồm:
Thứ nhất là địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn bản chưa rõ ràng,

chưa được thừa nhận theo những tiêu chí được đề cập trong bộ Luật dân sự
năm 2005.
Thứ hai là những điểm thiếu trong cơ chế chính sách. Mặc dù khung
pháp lý về thực thi mơ hình quản lý rừng cộng đồng đã được thể chế hóa, tuy
nhiên những chính sách liên quan đến quyền hưởng lợi, nhất là hưởng lợi từ
sản phẩm gỗ và khai thác gỗ thương mại vẫn cịn thiếu sót. Thêm vào đó,
những thủ tục hành chính và tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, làm hạn chế sự
tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng.
Thứ ba là những vấn đề liên quan đến quy phạm kỹ thuật lâm sinh và
kế hoạch quản lý. Những kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng có sự
khác biệt với kỹ thuật lâm sinh truyền thống, thể hiện ở việc quy mô, cường
độ khai thác nhỏ, luân kỳ kinh doanh ngắn. Các quy định về đường kính khai
thác chỉ phù hợp với kinh doanh gỗ, chưa đề cập đến các nhu cầu đa dạng sản
phẩm từ rừng của cộng đồng và việc hướng dẫn thiên về kỹ thuật, chưa đề cập
đến việc kết hợp kiến thức bản địa, tiêu chuẩn xác định đối tượng khai thác
rừng cao… Đặc biệt là kế hoạch quản lý chưa được thừa nhận và thể chế hóa
như một phương án kinh doanh rừng hay phương án điều chế rừng cộng đồng.
Từ những hạn chế đã đề cập, Nguyễn Bá Ngãi đề xuất một số giải pháp
góp phần thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng hiệu quả như: Nên phân nhóm cộng
đồng để lựa chọn loại hình áp dụng phù hợp; Cấp quyết định giao rừng được ký


7
bởi UBND huyện, tạo điều kiện pháp lý cho cộng đồng; Nhà nước cần đầu tư,
hỗ trợ, tạo điều kiện làm việc cho cộng đồng trên các diện tích rừng non, rừng
phục hồi và rừng nghèo kiệt và trong hoạt động quản lý rừng.
Bên cạnh những điểm thành công và hạn chế ở tầm vĩ mơ liên quan đến
chính sách và thể chế, việc thực hiện và thích ứng chính sách trong thực tiễn
QLRCĐ cũng đã được thể hiện, nhiều mơ hình về QLRCĐ thành cơng đã xuất
hiện với diện mạo và đặc thù khác nhau. Những yếu tố quyết định đến sự

thành công được thể hiện cụ thể thông qua một số trường hợp áp dụng cũng
như kinh nghiệm xây dựng và triển khai dự án cụ thể.
Trong Báo cáo của Nguyễn Quang Tân và cộng sự (2009) liên quan đến
địa vị pháp lý của cộng đồng, vấn đề giảm nghèo và những hỗ trợ cần thiết
cho QLRCĐ đã nêu bật được một số nội dung như: Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là rất quan trọng khi có mâu thuẫn phát sinh và người dân được
bảo vệ quyền của họ; Những hỗ trợ về thể chế, pháp lý, kỹ thuật, tài chính là
rất cần thiết, trong đó, việc hỗ trợ hướng đến nâng cao năng lực là quan trọng
nhất, những hỗ trợ bên ngồi đóng vai trị huy động nội lực trong cộng đồng
và hỗ trợ sử dụng hiệu quả nội lực để QLRCĐ.
Báo cáo của Bảo Huy (2009) khi nghiên cứu về xây dựng cơ chế hưởng
lợi cho các mơ hình QLRCĐ ở Tây Ngun khẳng định, việc xây dựng và áp
dụng cơ chế hưởng lợi dựa trên phương thức mơ hình rừng ổn định đã mang
lại hiệu quả thu nhập cho người nghèo nhận rừng. Cơ chế hưởng lợi này vừa
đảm bảo cơ sở khoa học trong xác định quyền hưởng lợi công bằng, xác định
lượng tăng trưởng đơn giản cũng như việc ứng dụng là phù hợp. Để đảm bảo
ổn định thu nhập từ rừng qua khai thác gỗ, bình qn diện tích rừng được giao
cho cộng đồng nên là 10 ha/hộ, với cường độ khai thác là 5% và ln kỳ là 10
năm.
Mơ hình đồng quản lý rừng ngặp mặn ở xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng cũng là mơ hình thành công khi trao quyền tự chủ quản


8
lý tài nguyên cho cộng đồng. Qua phân tích của Lý Hòa Khương (2010), bên
cạnh những nguyên lý cơ bản khi xây dựng thể chế quản lý tài nguyên dùng
chung, việc áp dụng quy hoạch phân khu sử dụng tài nguyên, sử dụng thẻ khi
tiếp cận và khai thác tài nguyên để kiểm soát, giới hạn việc khai thác quá mức
hoặc bất hợp pháp của cộng đồng. Trong phương án quy hoạch, những quy
định về chủng loại, số lượng và thời điểm được khai thác tài nguyên được đề

cập chi tiết và được sự thống nhất của tồn cộng đồng.
Mơ hình QLRCĐ của người Thái tại bản Nhộp đã thể hiện tính sự hiệu
quả trong việc hạn chế khai thác gỗ trái phép, khai thác củi bừa bãi, đốt nương
làm rẫy... Theo Báo cáo phân tích của Đào Hữu Bính và cộng sự (2010), việc
phân công trách nhiệm cho 1 nhóm nhỏ, phối hợp với các tổ chức đồn thể,
giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho cộng đồng là yếu tố mang đến sự thành cơng
cho mơ hình. Báo cáo và phân tích của tác giả Ngơ Trí Dũng và Bùi Phước
Chương (2010) cũng cho thấy, trong quá trình thực hiện các dự án liên quan
đến cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên rừng, việc quan tâm đến giải pháp
sinh kế, xây dựng, nâng cấp năng lực tổ chức, thể chế cộng đồng, cung cấp
thông tin chi tiết về tài nguyên rừng, nâng cao ý thức của cộng đồng về giá trị
tài nguyên là những vấn đề then chốt để đạt được hiệu quả trong thực hiện mơ
hình QLRCĐ.
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên rừng của xã Việt
Hồng
Xã Việt Hồng có tọa độ địa lý từ 21 033’55” vĩ độ Bắc và 104049’57”
kinh độ Đơng. Tổng diện tích tự nhiên của xã khoảng: 35,31 km2.
Phía Bắc: Giáp xã Việt Cường.
Phía Tây: Giáp xã Hưng Thịnh.
Phía Nam: Giáp xã Đại Lịch - huyện Văn Chấn.
Phía Đơng: Giáp xã Vân Hội.


9

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của xã Việt Hồng trong khu vực
(Đường màu nâu đỏ khép kín là chu vi/ranh giới xã Việt Hồng)
1.4.1. Đặc điểm địa hình
Việt Hồng nằm cách thị trấn Trấn Yên khoảng 35 km, địa hình dạng đồi
thấp bát úp, độc lập hoặc theo từng dông, chạy theo hướng từ Đông sang Tây,

các mái dông và dơng phụ đều nghiêng dần về phía Bắc, tạo cho các mái dơng
chính và các hệ dơng phụ có độ nghiêng dần từ cao xuống thấp, gây nên
những nét đứt cục bộ (Ủy ban nhân dân xã Việt Hồng, 2019).
Với đặc điểm địa hình trên đã tạo nên nhiều khó khăn cho cơng tác
quản lý đất đai, sản xuất nơng, lâm nghiệp, bố trí xây dựng các cơng trình cơ
sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi… cũng như việc giao lưu bn bán, trao đổi
sản phẩm hàng hố giữa các địa phương trong và ngoài xã. Tuy nhiên các đặc
điểm về địa hình tạo điều kiện hình thành các tiểu vùng sinh thái khác nhau,
tạo sự đa dạng về sản xuất nông, lâm nghiệp trong tương lai (Ủy ban nhân dân
xã Việt Hồng, 2019).


10
1.4.2. Đặc điểm khí hậu - thủy văn
Việt Hồng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4
mùa trong năm, nhưng về cơ bản khí hậu hình thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm (có năm đến
sớm hơn, có năm kết thúc muộn hơn), mùa khô từ tháng 11 năm trước đến
tháng 3 năm sau (Ủy ban nhân dân xã Việt Hồng, 2019).
Do khơng có hệ thống sơng lớn, chế độ thuỷ văn của Việt Hồng chủ yếu
chịu ảnh hưởng của các suối nhỏ nằm rải rác trên toàn địa bàn xã, lưu lượng
nước so với các xã khác ít. Hệ thống suối của xã nhìn chung có đặc điểm là
ngắn và dốc, sự phân bố dòng chảy đối với các sơng suối theo mùa rõ rệt nên
tốc độ dịng chảy có sự biến động lớn, đặc biệt vào mùa mưa lũ nước chảy
dồn từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, nước lên rất nhanh gây lũ,
ngập lụt, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Ngược lại trong mùa khơ lưu
lượng nước xuống thấp, dịng chảy trong các tháng rất nhỏ, thường gây khô
hạn. Hầu hết các khe suốt nhỏ đều đổ ra ngòi Vần (Ủy ban nhân dân xã Việt
Hồng, 2019).
1.4.3. Kinh tế - xã hội

Việt Hồng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn n. Tồn xã có 6
bản (Nả, Chao, Din, Kho Bến, Phạ, Vần), 714 hộ với 2.648 nhân khẩu, gồm 6
dân tộc anh em sinh sống (Kinh, Tày, Dao, Mường, Cao Lan và H’Mơng);
trong đó số hộ dân tộc thiểu số chiếm 89%. Số người trong độ tuổi lao động là
1.575 trong đó nam 840 người, nữ 735 người. Tồn xã có 252 hộ nghèo và
250
hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người 22,36 triệu
đồng/người/năm.
(Ủy ban nhân dân xã Việt Hồng, 2018).
Tổng diện tích đất có rừng che phủ của xã Việt Hồng là 3.049,7 ha (bao
gồm 2.318,7 ha rừng tự nhiên và 731 ha rừng trồng). Công tác quy hoạch lâm
nghiệp đã phân chia lâm phần cho các chủ rừng quản lý gồm: 419,4 ha rừng
tự nhiên sản xuất do Ủy ban nhân dân xã Việt Hồng quản lý; 1.899,3 ha rừng


11
tự nhiên phịng hộ do Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm
nghiệp bền vững huyện Trấn Yên quản lý và; 731 ha rừng trồng sản xuất do
các hộ gia đình quản lý (Ủy ban nhân dân xã Việt Hồng, 2019).
1.4.4. Đặc điểm tài nguyên rừng trên địa bàn xã Việt Hồng
1.4.4.1. Rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên là lâm phần chính trên địa bàn xã Việt Hồng (2.318,7 ha;
chiếm: 76,03% tổng diện tích rừng của xã). Rừng tự nhiên được quy hoạch gồm
04 tiểu khu (415; 416, 418; 419); trong đó 419,4 ha rừng tự nhiên sản xuất do Ủy
ban nhân dân xã Việt Hồng quản lý. Kết quả điều tra cho thấy lâm phần này có
các kiểu trạng thái và đặc điểm lâm học của từng kiểu như sau (Ban chỉ đạo
chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Trấn Yên, 2018):
(1). Kiểu trạng thái rừng gỗ trung bình phục hồi sau khai thác chọn (IIIa2)
Cấu trúc tầng tán: Là loại rừng gỗ thứ sinh ít bị tác động, được chia làm


3 tầng rõ rệt: Tầng cây chính tán đều, chiếm ưu thế ở tầng trên; tầng trung
gian là cây gỗ nhỏ phát triển lên; tầng thảm tươi và cây gỗ tái sinh chủ yếu là
cây thân thảo, dây leo, cây bụi.
Trữ lượng: Tổng trữ lượng 202.500 m3, trữ lượng bình quân đạt: 199,6
m3/ha, cá biệt có một số lơ rừng khu vực Hang Dơi đạt trên 250 m3/ha.
Tổ thành loài cây: Gồm các lồi cây gỗ phân bố đa dạng, mang đặc tính
rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh. Các loài chiếm ưu thế như: Dẻ; Táu muối;
Sâng; Phay; Trám; Trâm.
Các nhân tố bình qn: đường kính: 32 cm; chiều cao: 18 m.
Tình hình tái sinh: Rừng IIIa2 là dạng tái sinh đủ, cây tái sinh có nhiều
lồi: Trám, Trâm, Táu muối, Sâng, Kẹn, Trường, Táu mật, Sến... Tình hình
sinh trưởng tốt, cây khoẻ và trung bình đạt trên 80%, cây yếu dưới 20%. Số
cây trung bình/ha 1.918 cây.
Vị trí phân bố: Rừng IIIa2 được phân bố chủ yếu ở các tiểu khu: 418,
419 trên các dãy núi chính của vùng núi Nả, núi Hận thuộc các lưu vực khe
Nả, khe Đá mài, khe Nước mát, là nơi cao xa có độ dốc lớn, những khu vực
này cần được bảo vệ nghiêm ngặt.


12
(2). Kiểu trạng thái rừng nghèo phục hồi sau khai thác chọn (IIIa1)
Cấu trúc tầng tán: Rừng thứ sinh đã bị tác động mạnh nên tầng tán đã bị
phá vỡ, tầng chính và tầng trung gian xen kẽ lẫn nhau tạo nên mặt tán cây
rừng có dạng sóng lượn khơng đều, tầng thảm tươi dây leo và cây bụi, cây gỗ
tái sinh phát triển mạnh.
Tổ thành loài cây: Do bị tác động khai thác chọn với cường độ cao nên
tổ thành của trạng thái rừng này không được đa dạng, chủ yếu gồm có các lồi
cây gỗ như: Xoan đào; Trám; Sâng; Phay; Lim xẹt; Táu muối; Dẻ; Táu mật.
Các nhân tố bình qn: Đường kính: 26 cm; chiều cao: 16 m.
Tình hình tái sinh: Do bị tác động tán rừng bị phá vỡ nên tầng thảm

tươi, dây leo, cây gỗ tái sinh phát triển mạnh. Mật độ bình quân đạt 1.600
cây/ha. Loài cây đa dạng chủ yếu là các loại gỗ thân mềm như: Trám, ngát,
xoan nhừ, vang, phay, ngồi ra có phân bố một số lồi cây gỗ cứng như:
Trâm, táu mật... song số lượng ít.
Vị trí phân bố: Ở các tiểu khu 418; 419 thuộc các khe Nước mát, khe đá
mài, khe Nả, khe Nhiêu năm. Trạng thái rừng IIIa1 hầu hết phân bố ở các nơi
cao, xa, địa hình phức tạp có độ dốc cao, loại rừng này cần được bảo vệ để
rừng phát triển.
(3). Kiểu trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy (II)
Cấu trúc tầng tán: Tán rừng đã bị phá vỡ tạo nhiều khoảng trống cho
dây leo, cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh. Tầng chính và trung gian khơng
phân biệt rõ, các tầng đan xen lẫn nhau.
Tổ thành loài cây: Cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh; đồng thời xuất hiện
loài cây gỗ cứng mọc chậm (rừng IIa) hoặc cây cong queo, sâu bệnh, cây rỗng
ruột, cây kém phẩm chất còn chừa lại sau khai thác (rừng IIb). Một số loài cây
tiêu biểu như: Táu muối; Trám; Xoan đào; Dẻ; Kháo; Ngát; Máu chó. Các
nhân tố bình qn: đường kính: 8 cm (IIa), 16 cm (IIb); chiều cao:
10 cm (IIa), 12 cm (IIb).


13
Tình hình tái sinh: là loại rừng tái sinh thiếu, mật độ bình qn đạt từ
1.200 - 15.000 cây/ha, lồi cây tái sinh chủ yếu là: Trám, Vạng, Xoan nhừ,
Kháo, Lim xẹt, Hu đay, Ba soi, Mần tang.
Vị trí phân bố: Ở các tiểu khu 415; 416 thuộc các lưu vực khe Nước
mát, khe Giang.
(4). Rừng tre nứa
Cấu trúc và tổ thành lồi cây: Bao gồm hai lồi chính là Nứa và Giang.
Nứa mọc thành bụi, cịn giang thì bị lan theo sườn núi đất.
Các nhân tố bình quân: đường kính Nứa (2,5 cm), Giang (2,0 cm);

Chiều cao Nứa (8 m), chiều dài dây Giang (6 m); Mật độ Nứa (70 bụi/ha);
Giang (6.800 cây/ha).
Rừng tre nứa phân bố ở đầu nguồn ngịi Vần có tác dụng bảo vệ nguồn
nước chính trong vùng.
1.4.4.2. Rừng trồng
Rừng trồng là lâm phần có diện tích nhỏ trên địa bàn xã Việt Hồng (731
ha; chiếm: 23,97% tổng diện tích rừng của xã); rừng trồng được quy hoạch
thuộc tiểu khu 417 và đã được giao cho các hộ gia đình quản lý. Thơng qua
kết quả khảo sát sơ bộ của tôi; đặc điểm rừng trồng trên địa bàn xã được mơ tả
như sau:
Tổ thành lồi trong rừng trồng gồm: Bồ đề, Keo, Bạch đàn, Mỡ, Quế.
Các nhân tố sinh trưởng bình quân: Rừng bồ đề thuần lồi (đường kính:
12 cm; chiều cao: 10 m); rừng Keo thuần lồi (đường kính: 3 cm; chiều cao: 6
m); rừng Bạch đàn thuần lồi (đường kính: 10 cm; chiều cao: 12 m).
Trữ lượng bình qn: Rừng bồ đề thuần lồi (58 m 3/ha); rừng Bạch đàn
thuần loài (16,8 m3/ha); rừng Keo thuần loài (6,3 m 3/ha); rừng hỗn giao (30
m3/ha).


14
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần vào cơng tác quản lý bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn
xã Việt Hồng; đồng thời bổ sung cơ sở lý luận trong thực thi chính sách QLR
dựa vào CĐ ở Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
(1). Đánh giá ảnh hưởng của thực thi chính sách QLR dựa vào CĐ đến
văn hóa +++ vực nghiên cứu.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Mơ hình QLR dựa vào CĐ tại bản
Nả, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.2.1. Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu này đặt ra ba nhóm câu hỏi nghiên cứu, liên quan đến ba
tiêu chí chính trong đánh giá mơ hình QLR dựa vào CĐ:
*

Quy trình: Quản lý rừng dựa vào cộng đồng diễn ra như thế nào ở bản

Nả? Vai trị của các bên liên quan trong q trình lập kế hoạch và thực hiện?
Cộng đồng người Tày tại đây đã thích ứng như thế nào với quy trình vận hành
như vậy?
*

Tác động: Những tác động đáng kể nhất đã đạt được về mặt kinh tế,

xã hội và môi trường của mơ hình QLR dựa vào CĐ theo cảm nhận của các
bên liên quan? Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tính hiệu quả trong thực thi
chính sách QLR dựa vào CĐ ở bản Nả?
*Chính sách - “Luật chơi”: Những “luật chơi” cần phát huy, những chính
sách cần xóa bỏ để nâng cao hiệu quả mơ hình QLR dựa vào CĐ tại bản Nả?


15
2.2.2.2. Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu này được triển khai trong thời gian 6 tháng (từ 20/6/2019
đến 20/10/2019).

2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái nhân văn của cộng
đồng người Tày bản Nả.
-

Nghiên cứu lịch sử hình thành, dân sinh, kinh tế, văn hóa.

- Nghiên cứu kiến thức bản địa trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng.
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng mơ hình QLR dựa vào CĐ tại bản Nả.

-

Đánh giá cách vận hành mơ hình QLR dựa vào CĐ tại bản.

Đánh giá tác động về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường của mơ
hình.
-

Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi đối với mơ hình QLR

dựa vào CĐ.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Các phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.4.1.1. Phỏng vấn người dân địa phương
Tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 hộ đại diện cho 126 hộ dân sống ở bản
Nả để có được thơng tin về cơ cấu nguồn thu nhập của hộ dân; cũng như ý
kiến đánh giá của họ về mơ hình QLR dựa vào CĐ đang triển khai tại bản.
Có 12 câu hỏi (phân làm 3 nhóm) đưa ra để phỏng vấn 45 người đại
diện cho 04 nhóm đối tượng (cán bộ kiểm lâm hạt phụ trách địa bàn xã Việt
Hồng - 1 người, cán bộ Lâm trường Việt Hưng - 2 người; cán bộ UBND xã

Việt Hồng - 5 người, tổ bảo vệ rừng bản Nả - 7 người và, người dân bản Nả 30 người), bao gồm: nhóm 1 (câu 1, câu 2, câu 3, câu 4), nhóm 2 (câu 5, câu
6, câu 7, câu 8, câu 9), nhóm 3 (câu 10, câu 11, câu 12) lần lượt để đánh giá
mơ hình về các mặt: Quy trình quản lý; các tác động về kinh tế - xã hội - mơi
trường; các yếu tố bên ngồi tác động vào mơ hình (mẫu phiếu ở phụ lục 2).
Ngồi ra, cuối mẫu phiếu đều thiết kế để lấy thông tin cá nhân của
người được phỏng vấn; để sau này thống kê, đánh giá năng lực của các nhóm


16
đối tượng. Việc thiết kế thông tin cá nhân ở phần cuối là để người được phỏng
vấn cảm thấy thoải mái khi điền các câu hỏi từ 1 đến hết; thơng tin về họ tên
người được phỏng vấn có thể không cung cấp - nếu không muốn.
2.4.1.2. Đánh giá nông thơn có sự tham gia (PRA)
Tiến hành họp dân với đầy đủ các thành phần, để tiến hành PRA với nội
dung thảo luận liên quan chặt chẽ tới vấn đề QLR dựa vào CĐ (tiến hành PRA
theo Matarasso M và cộng sự, 2004). Cụ thể tiến hành 4 công cụ PRA theo
sau:
(I). Lược sử thơn bản
Trình tự các bước như sau:
(1). Trước tiên cho họ xem Lược sử thôn bản (bản mẫu) và giải thích
q trình lập nên nó;
(2). Lập một bảng ma trận hai chiều (trục hoành; trục tung). Trong khi
họp với cộng đồng để hỏi về những sự kiện lịch sử quan trọng có liên quan
đến phương thức sử dụng tài nguyên, người thúc đẩy ghi những thông tin này
vào trục hoành; đồng thời ghi thêm mốc tương lai 5 năm tới (để cộng đồng dự
đoán sự biến động tài nguyên trong tương lai). Trên trục tung ghi những chỉ số
sử dụng tài nguyên quan trọng đã thay đổi theo thời gian tại địa phương như:
độ che phủ rừng, diện tích nương rẫy, diện tích đất bỏ hóa, số lượng cây gỗ
lớn trong rừng, số lượng động vật hoang dã, lượng nước, chất lượng đất…
(3). Cùng cộng đồng điểm qua từng ô (giao nhau giữa trung tung và

trục hoành) và yêu cầu họ định lượng mỗi chỉ số sử dụng tài nguyên vào lúc
xẩy ra từng sự kiện theo cách cho điểm từ 1 đến 10 (điểm 10 là thời điểm chỉ
số môi trường đạt được cao nhất về chất hoặc lượng).
Trong quá trình tiến hành thảo luận, cho điểm có thể tiếp tục bổ sung/thay
đổi những thời điểm/sự kiện lịch sử trên trục tung. Bởi có thể lúc cho điểm cộng
đồng mới nhận ra sự biến động tài nguyên rõ ràng ở thời điểm đó.

(II). Lịch thời vụ
Trình tự các bước như sau:


17
(1). Trước tiên cho họ xem Lịch thời vụ (bản mẫu) và giải thích q
trình lập nên nó;
(2). Ghi các tháng trong năm trên trục hồnh (phía trên), và trên trục
tung ghi những hoạt động sản xuất và các hoạt động mà cán bộ kiểm lâm khu
bảo tồn cho là những mối đe dọa đến đa dạng sinh học. Thảo luận với cộng
đồng để thống nhất danh sách các hoạt động;
(3). Cùng với cộng đồng điểm qua từng hoạt động trên danh sách và
yêu cầu họ đánh dấu những tháng họ thực hiện hoạt động đó;
(4). Đối với các hoạt động là mối đe dọa tiềm tàng, gây suy thoái tài
nguyên thiên nhiên; hỏi sâu thêm: Lý do lựa chọn thời điểm đó trong năm để
tiến hành hoạt động.
(III). Lát cắt làng
Trình tự các bước như sau:
(1). Vẽ một vịng trịn lớn trên giấy A 0 mơ phỏng ranh giới của khu vực
đang xem xét (ranh giới bản/làng + vùng rừng KBT gần bản);
(2). Yêu cầu người dân xác định những yếu tố tự nhiên, địa lý, cơng
trình xã hội nổi bật (giơng núi, suối, đường đi, nhà văn hóa...) và đánh dấu lên
sơ đồ. Tiếp theo xác định những hệ sinh thái chủ yếu (rừng tự nhiên, rừng

trồng, ruộng nước, nương rẫy, hoa màu...) rồi đánh dấu lên sơ đồ. Cuối cùng,
đánh dấu vị trí cộng đồng đang ngồi trên sơ đồ. Như vậy, sơ đồ của khu vực
xem như đã được phác thảo;
(3). Viết các hoạt động của cộng đồng đã xác định trong Lịch thời vụ
lên thẻ màu (thẻ loại nhỏ), và yêu cầu người dân dán thẻ màu lên bản đồ - nơi
hoạt động đó được thực hiện;
(4). Sau khi hoàn thành sơ đồ với các hoạt động; thảo luận với cộng
đồng để chọn một tuyến đi sao cho tuyến này đi qua phần lớn những nơi diễn
ra các hoạt động của cộng đồng (tuyến đi này thường bắt đầu từ một phía của
bản đồ và kết thúc ở một phía khác);


18
(5). Vẽ bảng ma trận 2 chiều; một trục thể hiện các hoạt động của người
dân, trục kia thể hiện sinh cảnh - nơi diễn ra hoạt động đó. Có thể dùng hình
vẽ minh họa các sinh cảnh trên ma trận để thông tin thêm hấp dẫn.
(IV). Ma trận ra quyết định quản lý, sử dụng tài nguyên
Trình tự các bước như sau:
(1). Lập một bảng ma trận hai chiều (trục hoành, trục tung). Trên trục
tung liệt kê những hoạt động liên quan đến tài nguyên đang được khai thác tại
địa phương. Trên trục hoành, liệt kê những người/các bên liên quan có vai trị
ra quyết định cho đối tượng nào đó tiếp cận hay sử dụng các loại tài nguyên;
(2). Cùng với cộng đồng điểm qua từng hoạt động (từng dịng) trong
ma trận; mơ tả mức độ quyền lực khác nhau của các bên liên quan (tương ứng
với từng ô trong dòng) trong việc ra quyết định về việc sử dụng tài nguyên.
Trong mỗi ô tương ứng, ghi rõ ai là người sử dụng tài nguyên.
2.4.1.3. Phỏng vấn chuyên gia kiến thức bản địa của địa phương
Phương pháp phỏng vấn (RRA) được tham khảo từ tài liệu Sổ tay lưu
giữ và sử dụng kiến thức bản địa (Viện Kinh tế sinh thái - biên dịch, 2000).
Cụ thể như sau:

Phần 1. Xác định các chuyên gia về kiến thức bản địa
Các bước tiến hành như sau:
1)

Xác định chủ đề và phạm vi muốn nghiên cứu (tôi đã lựa chọn 03

chủ đề: Kinh nghiệm khai thác/ kỹ thuật sơ chế sử dụng/ tín ngưỡng bảo vệ);
2)

Xác định nhóm người có thể giúp chúng ta thu thập thông tin, chọn

một mẫu ban đầu (5 người trong tổ bảo vệ rừng);
3) Đề nghị từng người nêu tên, địa chỉ (nhiều nhất là 4 người)
những
người trong bản có hiểu biết nhiều nhất về chủ đề đó;
4)

Đến thăm những người được giới thiệu; cũng đề nghị họ đưa ra danh

sách những người mà họ cho rằng có hiểu biết nhiều nhất về chủ đề.


×