Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn thạc sĩ quản trị dòng tiền và hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất trên thị trường chứng khoán VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ ÁNH NGỌC

QUẢN TRỊ DÕNG TIỀN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CƠNG TY SẢN XUẤT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ ÁNH NGỌC

QUẢN TRỊ DÕNG TIỀN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CƠNG TY SẢN XUẤT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Hay Sinh


TP. Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện luận văn “Quản trị dịng tiền và hiệu quả tài chính
của các cơng ty sản xuất trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam”, tôi đã vận dụng
kiến thức đã học và với sự trao đổi cũng như đóng góp của giáo viên hướng dẫn để
thực hiện nghiên cứu này.
Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, các số liệu và kết quả
trong luận văn là trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2015
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Ánh Ngọc


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT
CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU ............................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................3
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................3
1.5. Những đóng góp của luận văn....................................................................4

1.6. Kết cấu của luận văn. ..................................................................................5
CHƢƠNG II. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY.................... 6
2.1. Cở sở lý thuyết .............................................................................................6
2.1.1. Dịng tiền là gì? ..................................................................................6
2.1.2. Các tỷ số hoạt động của công ty .......................................................6
2.1.3. Hệ số Tobin’s Q .................................................................................9
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây: ....................................................10
2.2.1.Những quan điểm về quản trị dòng tiền ảnh hƣởng đến hiệu quả
tài chính của cơng ty. ..............................................................................................10
2.2.2. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu .....................................................18
CHƢƠNG III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 24
3.1. Giới thiệu: ..................................................................................................24
3.2. Chọn mẫu và dữ liệu: ................................................................................24
3.3. Giả thuyết nghiên cứu: .............................................................................25


3.3.1. Phân tích thay đổi dịng tiền và thay đổi hiệu quả tài chính của
cơng ty:

...........................................................................................................25

3.3.2. Phân tích nhân quả Granger giữa thay đổi hàng quý trong dòng
tiền và hiệu quả tài chính của cơng ty: ..................................................................27
3.4. Mơ hình ......................................................................................................27
3.5. Mơ tả biến ..................................................................................................31
3.6. Quy trình nghiên cứu ................................................................................33
CHƢƠNG IV. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................ 35
4.1. Thống kê mô tả ..........................................................................................36
4.2. Kết quả kiểm định các vi phạm của mơ hình..........................................38
4.2.1. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến ............................................39

4.2.2. Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi ..................................40
4.2.3. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan........................................ 40
4.3. Kết quả chính của mơ hình .......................................................................41
4.4. Kiểm định tính vững của các mơ hình ....................................................50
4.5. Mở rộng những kết quả đạt đƣợc về quản trị dòng tiền và hiệu quả tài
chính cơng ty ............................................................................................................57
4.5.1. Mối quan hệ giữa các thay đổi về biến thành phần của quản trị
dòng tiền và thay đổi về hiệu quả tài chính của cơng ty ......................................57
4.5.2. Mối quan hệ giữa các thay đổi về biến quản trị dòng tiền và thay
đổi của hiệu quả tài chính của cơng ty ..................................................................59
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN ............................................................................... 63
5.1. Kết luận của đề tài ............................................................................... 63
5.2. Hạn chế của đề tài ............................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN (Bảng 4.2)
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI (Bảng 4.3)
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN (Bảng 4.4)


PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC MƠ HÌNH: PHƯƠNG PHÁP
ƯỚC LƯỢNG TỔNG QUÁT (GEEs) (Bảng 4.5, Bảng 4.6)
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ GRANGER CỦA MƠ HÌNH
THÀNH PHẦN (Bảng 4.7)
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ GRANGER CÁC MƠ
HÌNH: CCC, OCC (Bảng 4.8)
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH (Fixed-effects) (Bảng 4.9,
Bảng 4.10)
PHỤ LỤC 8: KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CÁC KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NHÂN

QUẢ GRANGER CỦA MƠ HÌNH THÀNH PHẦN (Bảng 4.11)
PHỤ LỤC 9: KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CÁC KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NHÂN
QUẢ GRANGER CỦA CÁC MƠ HÌNH: CCC, OCC (Bảng 4.12)
PHỤ LỤC 10: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT ĐƯỢC NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

Tên Tiếng Việt

CCC

Cash Conversion Cycle

Chu kỳ tiền mặt

DSO

Days of Sales Outstanding

Kỳ thu tiền bình quân

DIO

Days of Inventory Outstanding


Số ngày tồn kho bình quân

DPO

Days of Payables Outstanding

Số ngày phải trả bình quân

DEBIT

Debt to assets ratio

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

GEEs

Generalized estimating equations

Phương trình ước lượng tổng quát

OCC

Operating Cash Cycle

Chu kỳ kinh doanh

SALEQ

Quarterly sales


Doanh thu thuần hàng quý

TOBIN’s q

Hệ số Tobin's q

Hệ số Tobin's q


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm lược các kết quả nghiên cứu .................................................20
Bảng 3.1 : Tóm tắt đo lường các biến ............................................................32
Bảng 4.1: Ma trận hệ số tương quan ..............................................................39
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến các mơ hình .............................40
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi các mơ hình ....................40
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tự tương quan các mơ hình ...........................401
Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa các biến dịng tiền và hiệu quả tài chính công ty
(ΔTOBINS_Q) ..........................................................................................................42
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa các biến quản trị dịng tiền và hiệu quả tài chính
cơng ty (ΔTOBINS_Q) .............................................................................................44
Bảng 4.7: Kiểm định nhân quả đối với các biến dòng tiền ............................48
Bảng 4.8: Kiểm định nhân quả đối với các biến quản trị dòng tiền ..............49
Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa các biến dòng tiền và hiệu quả tài chính cơng ty
theo mơ hình tác động cố định (ΔTOBINS_Q): Phương pháp tác động cố định
(Fixed-effects) ...........................................................................................................50
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa các biến quản trị dòng tiền và hiệu quả tài
chính cơng ty theo mơ hình tác động cố định (ΔTOBINS_Q): Phương pháp tác động
cố định (Fixed-effects) ..............................................................................................52
Bảng 4.11: Kiểm định nhân quả đối với các biến dòng tiền: Phương pháp tác
động cố định (Fixed-effects) .....................................................................................54

Bảng 4.12: Kiểm định nhân quả đối với các biến quản trị dòng tiền: Phương
pháp tác động cố định (Fixed-effects).......................................................................56
Bảng 4.13: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ................................................62


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Chu kỳ tiền mặt và Chu kỳ kinh doanh ...........................................9


TĨM TẮT
Chính sách quản trị dịng tiền của cơng ty là việc quản trị vốn luân chuyển
như là khoản phải thu từ khách hàng, hàng tồn kho và khoản phải trả cho người bán
tác động đến hoạt động của công ty. Bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên
nghiên cứu của Kroes và Manikas (2013) với cố gắng mở rộng những tìm hiểu
trước đây tại Việt Nam bằng cách nghiên cứu: (i) mối quan hệ giữa thay đổi các đo
lường quản trị dòng tiền và thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty thơng qua mẫu
dữ liệu bảng; (ii) độ trễ theo quý giữa thay đổi các đo lường dịng tiền và thay đổi
hiệu quả tài chính của công ty; và (iii) mối quan hệ nhân quả giữa thay đổi các đo
lường dòng tiền và thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty. Bài nghiên cứu sử dụng
phương pháp ước lượng tổng quát (Generalized Estimating Equations -GEE) để
phân tích mẫu dữ liệu trong 8 quý của các đo lường dịng tiền và hiệu quả tài chính
của 191 cơng ty sản xuất trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Những kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu cho thấy cả thay đổi trong
chu kỳ tiền mặt và chu kỳ kinh doanh đều có tác động tiêu cực và có ý nghĩa đến
thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty. Bên cạnh đó, kỳ phải thu bình qn và số
ngày phải trả bình quân cũng tác động đến hiệu quả tài chính của cơng ty. Khi giảm
kỳ thu tiền bình quân hoặc tăng số ngày phải trả bình quân sẽ có tác động làm cải
thiện hiệu quả tài chính của cơng ty và những sự tác động này cần phải có một độ
trễ thời gian là vài quý. Ngoài ra, việc kiểm tra mối quan hệ nhân quả của các đo
lường dịng tiền và hiệu quả tài chính để tìm hiểu mối quan hệ nội sinh giữa thay

đổi trong các chiến lược quản trị dòng tiền sẽ dẫn đến thay đổi trong hiệu quả tài
chính của cơng ty hay ngược lại, kết quả cho thấy rằng những thay đổi của các đo
lường dòng tiền sẽ tác động đến những thay đổi của thay đổi trong hiệu quả tài
chính của cơng ty.
Từ khóa: Dịng tiền, quản trị dịng tiền, hiệu quả tài chính, quản trị tài chính
ngắn hạn, phân tích dữ liệu bảng.


1

CHƢƠNG I.

GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu 2007-2008, mặc dù Việt Nam
khơng rơi vào tình trạng suy giảm như các nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng
qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cũng cho thấy cuộc khủng hoảng cũng đã có những
ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam. Hàng loạt các công ty phải đối mặt
với tình hình hoạt động khó khăn, thậm chí phải tiến hành giải thể hoặc rơi vào tình
trạng phá sản. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc sử
dụng dịng tiền chưa hiệu quả, tình trạng nợ xấu tồn động kéo dài, lượng hàng tồn
kho lớn dẫn đến khả năng chuyển đổi thành tiền mặt gặp nhiều khó khăn, lượng vốn
lưu động khơng đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của các công ty. Tuy nhiên, việc các
công ty giữ lượng tiền mặt nhàn rỗi quá nhiều sẽ khiến công ty bỏ qua các cơ hội
đầu tư tốt, giảm sút khả năng cạnh tranh, mất khách hàng, ảnh hưởng khơng nhỏ
đến hiệu quả tài chính. Quản trị tốt dịng tiền khơng chỉ đảm bảo việc kinh doanh
được thơng suốt và thuận lợi mà đó cịn là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh với
các đối thủ khi thời cơ đến. Theo Fisher (1998) và Quinn (2011) cũng cho rằng
quản trị dòng tiền đã trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược hoạt động của

nhiều cơng ty.
Chính sách quản trị dịng tiền của cơng ty là việc quản trị dòng vốn luân
chuyển dưới dạng tiền từ các khoản phải thu từ khách hàng, hàng tồn kho và khoản
phải trả cho người bán tác động đến hoạt động của công ty. Trên thế giới cũng như
Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về chính sách quản trị dòng tiền và hiệu quả
hoạt động của công ty. Moss và Stine (1993) đã kiểm tra mối quan hệ giữa chu kỳ
tiền mặt với các yếu tố như doanh thu, tài sản, tỷ số thanh khoản, kết quả cho thấy
rằng chu kỳ tiền mặt thường ngắn ở các công ty lớn. Shin và Soenen (1998) sử dụng
chu kỳ thương mại thuần– Net Trade Cycle (NTC) đã tìm thấy mối quan hệ nghịch
biến giữa chu kỳ kinh doanh thuần của công ty và khả năng sinh lợi. Farris và
Hutchison (2002, 2003) thông qua phương pháp đối chiếu giá trị trung bình chu kỳ
tiền mặt của các ngành cơng nghiệp cho thấy tầm quan trọng của chu kỳ tiền mặt và


2

thời gian trung vị của chu kỳ tiền mặt đã giảm trong giai đoạn 1986-2001. Riêng tại
Việt Nam, tác giả Dong, Huynh Phuong & Jyh-tay Su (2010) đã tìm thấy mối quan
hệ mạnh giữa khả năng sinh lợi và chu kỳ tiền mặt và cho rằng ban quản trị có thể
gia tăng giá trị tài sản cho cổ đông bằng cách xác định chu kỳ tiền mặt phù hợp và
duy trì từng thành phần của chu kỳ này ở mức tối ưu. Bài nghiên cứu của Ths. Từ
Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) cũng đã kiểm chứng lại mối
quan hệ trên trong một mẫu quan sát lớn hơn với thời gian nghiên cứu dài hơn và
nghiên cứu tác động trên một số ngành cụ thể, kết quả phân tích tương quan và phân
tích hồi quy bằng các phương pháp Pooled OLS, GLS và FEM trên dữ liệu bảng
cho thấy rằng quản trị vốn luân chuyển được đo lường bằng chu kỳ tiền mặt (CCC)
có tác động âm lên tỷ suất sinh lợi hoạt động kinh doanh của các công ty và mối
quan hệ nghịch biến giữa DIO, DSO, DPO với tỷ lệ lợi nhuận hoạt động từ hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường xem xét các vấn đề theo
một cách nhìn tĩnh, không xét đến tác động của sự thay đổi của các yếu tố nghiên

cứu.
Bài nghiên cứu “Quản trị dòng tiền và hiệu quả tài chính của những cơng
ty sản xuất trên Thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện với nổ lực mở
rộng các nghiên cứu trước đây. Bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa
thay đổi của các biến dòng tiền theo dữ liệu bảng và thay đổi hiệu quả tài chính của
cơng ty theo thời gian của các công ty sản xuất ở Việt Nam được niêm yết cơng
khai trên thị trường chứng khốn. Từ đó, đề xuất những phương pháp quản lý dịng
tiền tốt hơn nhằm cải thiện hiệu quả tài chính của công ty, làm tăng giá trị công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của bài luận văn là:
i. Nghiên cứu về mối tương quan cùng với giá trị độ trễ giữa những thay đổi
của quản trị dòng tiền và thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty.
ii. Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa những thay đổi của quản trị dòng tiền
và thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty.


3

Qua đó các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
i. Dựa vào phương pháp ước lượng tổng quát (Generalized Estimating
Equations -GEE) để nghiên cứu sự thay đổi của dòng tiền liên quan đến sự thay đổi
trong hiệu quả tài chính của cơng ty như thế nào? Có tác động ngay lập tức hay
không? Hay cần một khoảng thời gian trễ nhất định và trong bao lâu?
ii. Mối quan hệ nội sinh giữa các thay đổi về những biến dòng tiền trên và cải
thiện hiệu quả tài chính của cơng ty như thế nào thông qua kiểm định nhân quả
Granger?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản trị dịng tiền và hiệu quả hoạt động tài chính
của các cơng ty sản xuất trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích này tập trung vào 191 công ty sản xuất giao

dịch công khai được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) và
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Dữ liệu được thu thập bao gồm các chỉ tiêu đo lường dòng tiền, dữ liệu tài
chính và dữ liệu giá chứng khốn trong 12 quý (8 quý xem xét và 4 quý độ trễ của
dữ liệu) kể từ quý 3/2011 đến quý 2/2014. Trong đó, dữ liệu được dùng để phân tích
đánh giá là 8 quý kể từ quý 3/2012 đến quý 2/2014.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng để phân tích mẫu dữ
liệu bảng thơng qua mơ hình ước lượng tổng qt (Generalized Estimating
Equations -GEE) để kiểm tra mối quan hệ và độ trễ giữa thay đổi các đo lường dòng
tiền và thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty.
Sau đó, để kiểm tra mối quan hệ nội sinh giữa các thay đổi của biến dòng
tiền ảnh hưởng đến thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty hay các thay đổi của
biến dịng tiền có phụ thuộc vào những thay đổi của hoạt động công ty hay không?
Bài nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định nhân quả Granger để làm sáng tỏ hướng quan


4

hệ có thể xảy ra giữa hành động quản lý dịng tiền và thay đổi trong hiệu quả tài
chính của công ty để xác định vị thế giữa các biến.
Cuối cùng, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tác động cố định (fixedeffects) để kiểm định lại những kết quả đạt được.
1.5. Những đóng góp của luận văn.
Dù đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt, khả năng
thanh toán bằng tiền mặt và hiệu quả tài chính cua cơng ty, bài luận văn này được
thực hiện với nổ lực nhằm mở rộng trước đây.
Đầu tiên, các nghiên cứu trước đây thường xem xét các vấn đề theo một cách
nhìn tĩnh. Cụ thể là, thơng qua việc so sánh các công ty theo các đại lượng về dịng
tiền như: kỳ thu tiền bình qn, số ngày tồn kho bình quân, số ngày phải trả bình
quân … và hiệu quả tài chính của cơng ty. Các nghiên cứu này vẫn chưa xem xét

đến tác động của các nổ lực để điều chỉnh dòng tiền trong giai đoạn trước sẽ tác
động đến thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty như thế nào? Mặc dù phương pháp
tiếp cận tĩnh đã cung cấp rất nhiều hiểu biết sâu sắc về việc quản lý dịng tiền có
hiệu quả nhưng nhìn chung, phương pháp tiếp cận tìm hiểu mối quan hệ theo quan
điểm động, tức là xem xét tác động sự thay đổi của các đại lượng, có thể dẫn đến
những suy luận và hiểu biết về những vấn đề kinh tế cơ bản tốt hơn. Bài nghiên cứu
này sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa thay đổi của các biến dòng tiền theo dữ liệu bảng
và thay đổi hiệu quả tài chính của cơng ty theo thời gian. Phương pháp này sẽ cho
phép các công ty xác định những biện pháp đo lường dòng tiền để giám sát và kiểm
soát nhằm theo dõi và cải thiện hoạt động cơng ty.
Thứ hai, vì những bài nghiên cứu dịng tiền trước đây thường sử dụng tập dữ
liệu từ một khoảng thời gian, bài nghiên cứu này tiến hành phân tích sử dụng
phương pháp phân tích dữ liệu bảng để kiểm tra độ trễ theo thời gian có thể xảy ra
trong quan hệ giữa thay đổi của các đại lượng đo lường dịng tiền và thay đổi hiệu
quả tài chính của công ty.


5

Cuối cùng, thông qua kiểm định nhân quả của Granger sẽ làm sáng tỏ hướng
quan hệ có thể xảy ra giữa hành động quản lý dòng tiền và thay đổi trong hoạt động,
theo đó các chiến lược quản lý dịng tiền sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty
hay dòng tiền sẽ phụ thuộc vào những thay đổi của hoạt động công ty.
1.6. Kết cấu của luận văn.
Kết cấu của luận văn bao gồm:
Chƣơng I: Giới thiệu
Chƣơng II: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chƣơng III: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng IV: Nội dung và Kết quả nghiên cứu
Chƣơng V: Kết luận



6

CHƢƠNG II.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

2.1. Cở sở lý thuyết
2.1.1. Dịng tiền là gì?
Dịng tiền là luồng lưu chuyển tiền mặt vào và ra cơng ty. Do đó, quản trị
dòng tiền là quản trị dòng tiền vào và ra cơng ty. Dịng tiền chứ khơng phải doanh
thu hay lợi nhuận là thước đo cuối cùng của hiệu quả tài chính do doanh thu và lợi
nhuận là những con số được ghi nhận từ phương pháp kế toán phát sinh. Do đó q
trình phân tích dịng tiền vào và ra của một công ty từ các hoạt động kinh doanh,
đầu tư và tài trợ là một trong các nghiên cứu quan trọng nhất.
Phương pháp đo lường dòng tiền ghi nhận dịng tiền vào khi cơng ty nhận
tiền nhưng khơng nhất thiết đó phải là thu nhập và ghi nhận dịng tiền ra khi cơng ty
chi tiền nhưng khơng nhất thiết là chi phí. Nhìn chung những thơng tin về dịng tiền
có thể giúp chúng ta đánh giá khả năng trả nợ của công ty, chi trả cổ tức, gia tăng
năng lực sản xuất và nguồn tài trợ. Ngoài ra, các thơng tin này cịn giúp chúng ta
đánh giá chất lượng của thu nhập, sự phụ thuộc của thu nhập vào giá trị ước tính và
các giả định liên quan đến dòng tiền trong tương lai.
Ba yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến dịng tiền mặt vào ra của cơng ty:
(1) Tiền từ những khoản phải thu khơng có sẵn trong khi công ty đang chờ
khách hàng chi trả cho hàng hoá được cung cấp;
(2) Tiền đầu tư vào hàng hố bị giữ lại và khơng có sẵn trong khi những
hàng hố nằm tồn kho;
(3) Tiền có thể có sẵn nếu được trì hỗn thanh tốn những hành hóa hay dịch
vụ cho nhà cung cấp.

2.1.2. Các tỷ số hoạt động của cơng ty
Khi đánh giá hiệu quả dịng tiền, các bài nghiên cứu trước đây thường sử
dụng các tỷ số hoạt động sau:
Kỳ thu tiền bình quân (Days of Sales Outstanding - DSO): Đo lường số ngày
trung bình thu hồi các khoản phải thu và các ngân phiếu phải thu. Nó được tính


7

bằng khoản phải thu cuối kỳ chia cho doanh thu thuần rồi nhân với số ngày trong
một kỳ.

Kỳ thu tiền bình qn khơng mang tính so sánh trực tiếp về các điều khoản
thương mại mà công ty đưa ra cho khách hàng của mình như tỷ số vịng quay các
khoản phải thu đo lường tốc độ thu hồi các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân
thường được so sánh với trung bình ngành hay kỳ hạn trả chậm do công ty đưa ra.
Khi kỳ thu tiền được so sánh với kỳ hạn trả chậm mà công ty quy định, chúng ta có
thể đánh giá mức độ trả tiền đúng hạn của khách hàng.
Số ngày hàng tồn kho bình quân (Days of Inventory Outstanding - DIO): Đo
lường số ngày trung bình bán hàng tồn kho. Nó được tính bằng giá trị của hàng tồn
kho cuối kỳ chia cho giá vốn hàng bán rồi nhân với số ngày của một kỳ (thường
tính 360 ngày/năm).

Đây là một chỉ tiêu khác để đo lường vịng quay hàng tồn kho khác hữu ích
trong việc đánh giá chính sách sản xuất và mua hàng của cơng ty. Tỷ lệ vịng quay
hàng tồn kho đưa ra các chỉ tiêu đo lường chất lượng và tính thanh khoản các tài sản
ngắn hạn. Chất lượng hàng tồn kho thể hiện khả năng của công ty sử dụng và bán
hàng tồn kho. Tuy nhiên, các công ty đang hoạt động không sử dụng hàng tồn kho
để trả các khoản nợ ngắn hạn bởi vì bất kỳ sự sụt giảm xuống dưới mức tồn kho
thông thường cũng giống sự cắt giảm số lượng bán hàng ra.

Việc vòng quay hàng tồn kho giảm theo thời gian hoặc thấp hơn trung bình
ngành, cho thấy có các loại hàng luân chuyển chậm do lạc hậu, do cầu thấp hoặc
khó bán. Điều này đặt ra vấn đề về tính khả thi của cơng ty trong việc thu hồi lại chi
phí tồn kho. Chúng ta cần biết quản lý hàng tồn kho vừa kịp lúc nhằm mục đích duy


8

trì mức hàng tồn kho thấp bằng cách kết hợp việc đặt hàng, sản xuất, bán hàng và
phân phối. Quản lý hàng tồn kho hiệu quả sẽ làm tăng vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày phải trả bình quân (Days of Payables Outstanding - DPO): Đo
lường mức độ mà khoản phải trả đại diện cho các nghĩa vụ nợ quá hạn và nợ ngắn
hạn. Nó được tính bằng khoản phải trả cuối kỳ chia cho doanh thu mua hàng bán
chịu rồi nhân với số ngày của mỗi kỳ (thường tính 360 ngày/năm).

Đối với các công ty thương mại, thường ước tính gần đúng doanh thu mua
chịu bằng cách điều chỉnh giá vốn hàng bán đối với các khoản khấu hao, các chi phí
phi tiền mặt và thay đổi hàng tồn kho như sau:
Doanh thu mua chịu= Giá vốn hàng bán đã điều chỉnh + Hàng tồn kho cuối
kỳ- Hàng tồn kho đầu kỳ
Chỉ số này cho thấy tốc độ mà một cơng ty thanh tốn các khoản mua chịu.
Chu kỳ tiền mặt (Chu kỳ luân chuyển tiền )(Cash Conversion Cycle - CCC):
Chu kỳ tiền mặt (CCC) kết hợp ba tỷ số dòng tiền để cung cấp chỉ tiêu tổng thể của
cơng ty. Nó được tính bằng tổng số Kỳ thu tiền bình quân và Số ngày hàng tồn kho
bình quân, trừ Số ngày phải trả bình quân. Số liệu CCC đại diện cho khoảng thời
gian cần thiết để chuyển đầu tư tiền trong cung cấp thành biên nhận từ khách hàng
cho hàng hoá hoặc dịch vụ.
Chu kỳ tiền mặt = Kỳ thu tiền bình quân + Số ngày hàng tồn kho bình quân Số ngày phải trả bình quân
Chu kỳ kinh doanh (Operating Cash Cycle - OCC): Số liệu OCC chỉ là tập
con của số liệu CCC. Nó được tính bằng tổng Kỳ thu tiền bình quân và Số ngày

hàng tồn kho bình qn. OCC khác với CCC vì nó chỉ bao gồm số hàng tồn kho và
khoản phải thu. Nó khơng xem xét đến khoản tiền phải trả, nên do đó cân bằng với
số ngày mà tiền được lưu giữ như hàng tồn kho trước khi nhận số tiền thanh toán từ


9

khách hàng. Đây cũng là một chỉ tiêu hữu ích để đo lường tính thanh khoản của
hàng tồn kho.
Chu kỳ kinh doanh= Kỳ thu tiền bình quân + Số ngày hàng tồn kho bình
quân
Hình 2.1: Chu kỳ tiền mặt (Chu kỳ luân chuyển tiền) và Chu kỳ kinh doanh

Nguồn: Ths. Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014)

2.1.3. Hệ số Tobin’s Q
Hệ số Tobin’s q (1969) là tỷ số giữa giá trị thị trường của công ty chia cho
chi phí thay thế vốn (chi phí mua sắm các cơng cụ, tài sản….). Đồng thời, nó cũng
thiết lập mối quan hệ giữa giá chứng khoán và chia đầu tư. Hệ số Tobin’s q được đo
lường bằng giá trị thị trường của vốn cổ phần cộng với giá trị của nợ trên tổng tài
sản.

Một giá trị cao của hệ số Tobin’s q đại diện cho hiệu quả tài chính cao hơn
của cơng ty vì giá cả thị trường của cơng ty cao hơn so với chi phí thay thế vốn. Khi
đó, cơng ty phát hành chứng khốn và nhận một mức giá cao hơn so với giá cả các


10

loại tài sản vốn mà họ mua. Vì vậy chi tiêu vốn đầu tư gia tăng, bởi vì các cơng ty

có thể mua nhiều tài sản vốn chỉ với một lượng nhỏ chứng khoán phát hành.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây:
2.2.1. Những quan điểm về quản trị dòng tiền ảnh hƣởng đến hiệu quả
tài chính của cơng ty.
Các bài nghiên cứu trước đây của Moss và Stine (1993), Stewart (1995),
Christopher và Ryals (1999), Brewer và Speh (2000); Farris và Hutchison (2002,
2003) đều ủng hộ quan điểm cho rằng các cơng ty có thể cải thiện tính thanh khoản
để làm tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc quản trị òng tiền, hơn nữa khả
năng chuyển nguyên vật liệu thành tiền mặt từ hoạt động bán hàng của công ty cũng
phản ánh khả năng cơng ty đó thu hồi khoản đầu tư một cách hiệu quả. Bên cạnh
đó, cải thiện hiệu quả tài chính thơng qua việc tăng khả năng thanh tốn tiền mặt sẽ
giúp cải thiện uy tín của công ty, hạn chế rủi ro phá sản, và tăng các cơ hội đầu tư
tốt. Theo Richards và Laughlin (1980) có 3 yếu tố trực tiếp tác động đến tiếp cận
tiền mặt cơng ty: tiền từ phải thu thì khơng có sẵn trong khi đợi khách hàng thanh
tốn, tiền đầu tư vào hàng tồn kho có thể bị trói chặt và khơng có sẵn khi hàng hóa
trong kho, tiền có sẵn từ khoản phải trả nếu trì hỗn việc thanh toán cho nhà cung
cấp. Bài nghiên cứu của Stewart (1995) về các yếu tố trọng tâm để tạo nên chuỗi
cung ứng hồn hảo nhằm giúp các cơng ty theo đuổi chuỗi cung ứng hồn hảo cho
rằng chính sách quản trị dòng tiền là việc thực hiện quản lý các dòng vốn lưu động
mà cụ thể là quản lý: các khoản tiền nhận từ khách hàng, lượng hàng tồn kho, và
các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho những nhà cung cấp nhằm cải thiện hiệu
quả tài chính của cơng ty. Qua đó, ta thấy dịng tiền của cơng ty có thể được kiểm
sốt bởi ba yếu tố: (1) Thay đổi về thời gian từ khi hàng hoá được bán cho đến khi
được thu hồi của công ty, tức là sự thay đổi của kỳ thu tiền bình quân; (2) Thay đổi
mức tồn kho của công ty, tức là sự thay đổi của số ngày tồn kho bình quân; (3) Thay
đổi về thời gian mà cơng ty phải thanh tốn cho người bán, tức là sự thay đổi của số
ngày phải trả bình qn. Khi cơng ty thực hiện quản trị dòng tiền- quản trị từng yếu
tố riêng rẻ tác động đến dịng tiền như: kỳ thu tiền bình qn, số ngày tồn kho bình



11

quân, số ngày phải trả bình quân; hay là sự kết hợp cùng lúc các yếu tố trên đó là
quản trị chu kỳ tiền mặt hoặc chu kỳ kinh doanh- một cách hiệu quả sẽ dẫn đến cải
thiện khả năng thanh tốn, từ đó cải thiện hiệu quả tài chính của công ty. Các bài
nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam đã sử dụng nhiều phương
pháp để tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của những câu hỏi về quản trị dòng tiền
và hiệu quả tài chính của cơng ty.
Ở châu Âu và Mỹ, khi nghiên cứu về kỳ thu tiền bình quân, Bauer (2007)
cho rằng tiền được thu hồi từ các khoản phải thu càng nhanh (nghĩa là, kỳ thu tiền
bình qn của cơng ty càng ngắn), cơng ty càng có nhiều cơ hội để tiếp tục hoạt
động, do đó sẽ tác động cải thiện hiệu quả tài chính của cơng ty. Để tìm hiểu chi tiết
hơn về tác động của kỳ thu tiền bình quân dưới tác động của rủi ro, Tsai (2011) đã
dựa trên các giả định nghiên cứu và dữ liệu lịch sử để thiết lập các mơ hình tối ưu
hóa, kết quả cho thấy rằng nếu công ty kéo dài thời kỳ thu tiền bình quân sẽ làm rủi
ro thu hồi các khoản phải thu cũng tăng lên đáng kể, thiếu tiền mặt sẽ làm công ty
bỏ qua các cơ hội tăng trưởng tốt, khả năng nhận chi trả tiền hàng và dịch vụ từ
khách hàng đúng lúc có thể cải thiện khả năng thanh tốn của cơng ty thơng qua các
hoạt động đầu tư nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Mặc dù, kỳ thu tiền bình quân
được rút ngắn có thể mang đến những bất lợi cho khách hàng, nhưng theo Moran
(2011) và Tsai (2011), các cơng ty có thể sử dụng những ưu đãi như chiết khấu
thanh toán sớm, nhằm cố gắng hạn chế chu kỳ thu tiền của họ mà không gây ảnh
hưởng đến các nhà mối quan hệ với khách hàng. Những nghiên cứu trước đây cũng
hỗ trợ quan điểm này như Wort và Zumwalt (1985) cho thấy rằng những chương
trình ưu đãi thanh tốn, về phía cơng ty sẵn lịng chấp nhận nhận ít doanh thu
thương mại để thu tiền nhanh hơn, cải thiện khả năng thanh tốn và hạn chế rủi ro
cho cơng ty.
Bên cạnh các nghiên cứu về kỳ thu tiền bình quân, các tài liệu nghiên cứu về
mối quan hệ giữa hàng tồn kho và hiệu quả tài chính cơng ty cũng khá nhiều nhưng
mối quan hệ này lại khá phức tạp. Căn cứ các bài nghiên cứu của Chen và cộng sự

(2005), Swamidass (2007), Koumanakos (2008), Capkun et al (2009), việc giảm


12

hàng tồn kho có cả tiềm năng lẫn thiệt hại đến cải thiện hoạt động của cơng ty vì
hàng tồn kho là tài sản mà các công ty thường phải tích trữ để kịp thời cung cấp
hàng hố cho khách hàng, có nghĩa là giảm hàng tồn kho có thể dẫn đến giảm chất
lượng dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, bằng việc trữ hàng tồn kho trong khi tiền đầu
tư vào hàng tồn kho thường khơng có sẵn, và cơng ty buộc phải gánh chịu chi phí
tích trữ, chi phí cơ hội của việc nắm giữ hàng tồn kho. Do đó, giảm hàng tồn kho có
thể giảm chi phí và có khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư tiếp tục nhằm tăng doanh thu.
Lieberman và Demeester (1999) cũng kiểm tra quan hệ giữa hàng tồn kho và hiệu
quả tài chính của các công ty Nhật Bản và nhận thấy rằng việc giảm 10% lao động
trong quá trình tồn kho gắn liền với 1% cải tiến năng suất với độ trễ một năm. Bên
cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều cho rằng thời gian lưu giữ hàng
tồn kho ngắn (nghĩa là, số ngày tồn kho bình quân ngắn) có ảnh hưởng tích cực với
việc cải thiện thanh khoản hoạt động của công ty tốt hơn. Tương đồng với các
nghiên cứu trên, Singhal (2005) đã ước tính ảnh hưởng giữa giá cổ phiếu trong dài
hạn và thặng dư hàng tồn kho bằng việc sử dụng 900 thông báo thặng dư hàng tồn
kho của các công ty giao dịch công khai trong giai đoạn 1990-2002, kết quả cũng
cho thấy rằng mức tồn kho quá độ sẽ làm hiệu quả tài chính và hoạt động của cơng
ty kém đi. Đồng thời, theo Myers và cộng sự (2000) cho rằng trong thực tế, các
cơng ty thường có thể giảm hàng tồn kho mà vẫn khơng ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính thơng qua các phương pháp như: Thực hiện các chiếc lược quản lý hàng tồn
kho đúng lúc thông qua hệ thống bổ sung tự động, chương trình VMI (Vendor
Managed Inventory) hoặc là chương trình hàng tồn kho ký gửi. Các phương pháp
giảm lượng hàng tồn kho thành công bởi việc bổ sung hàng tồn kho kịp thời với
thông tin tốt hơn, đã cho thấy việc giảm mức tồn kho hiệu quả mà không gây thiệt
hại đến hoạt động.

Giống như số ngày tồn kho bình quân, mối quan hệ giữa số ngày phải trả
bình qn và hiệu quả tài chính của cơng ty rất phức tạp, thiếu rõ ràng. Mặc dù, theo
Stewart (1995), việc mở rộng chu kỳ thanh toán rõ ràng sẽ cho phép công ty giữ tiền
lâu hơn, dẫn đến cải thiện thanh khoản. Trong nghiên cứu của Farris và Hutchison


13

(2002) sau khi xem xét mối quan hệ giữa quản trị chuỗi cung ứng và dòng tiền dựa
trên việc nghiên cứu bản sao dữ liệu tài chính của từng trường hợp cụ thể của các
công ty bằng phương pháp case-examples cũng cho thấy rằng hoạt động của công ty
tốt hơn khi số ngày phải trả bình quân dài hơn. Tuy nhiên, theo quan điểm của
Fawcett và cộng sự (2010) khi mở rộng chu kỳ thanh tốn, cơng ty buộc phải bỏ
chiết khấu thanh tốn trước và có thể làm tổn hại quan hệ của cơng ty đó với nhà
cung cấp. Ngoài ra, Raghavan và Mishra (2011) cũng cho rằng khi nhà cung cấp
thiếu tiền mặt vì chu kỳ thanh tốn kéo dài, chuỗi cung ứng tổng thể có thể chịu tác
động tiêu cực lâu dài. Đồng thời, theo nghiên cứu của Timme và Wanberg (2011),
chu kỳ thanh toán kéo dài hơn cũng có thể buộc những nhà cung cấp của công ty
cung cấp các dịch vụ kém hơn, ủng hộ quan điểm cho rằng số ngày phải trả bình
quân càng ngắn càng có tác động cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty.
Đi sâu vào nghiên cứu chiến lược quản trị dòng tiền, theo nghiên cứu của
Moss và Stine (1993) về 171 công ty bán lẻ giao dịch công khai của Mỹ từ năm
1971-1990 bằng cách kiểm tra mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt với các yếu tố như
doanh thu, tài sản, tỷ số thanh khoản, kết quả cho thấy rằng chu kỳ tiền mặt thường
ngắn ở các công ty lớn. Shin và Soenen (1998) sử dụng chu kỳ thương mại thuần–
Net Trade Cycle (NTC) để kiểm tra mối quan hệ quản trị vốn luân chuyển và lợi
nhuận của cơng ty bằng cách sử dụng phân tích tương quan và hồi quy đối với một
mẫu lớn gồm 58.895 công ty ở Mỹ trong giai đoạn 1975-1994, kết quả tìm thấy mối
quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ kinh doanh thuần của công ty và khả năng sinh lợi.
Còn theo Churchill và Mullins (2001) cũng đã nghiên cứu bản sao dữ liệu tài chính

của từng trường hợp cụ thể của các công ty bằng phương pháp case-examples cho
thấy rằng chu kỳ kinh doanh cũng có thể được sử dụng như thước đo xác định tiềm
năng tăng trưởng của một công ty và ông cũng cho rằng kỳ thu tiền bình quân càng
ngắn sẽ tác động cải thiện đến hiệu quả tài chính của các cơng ty. Theo nghiên cứu
mở rộng của Farris và Hutchison vào năm 2003 từ dữ liệu tài chính hàng năm từ
1986-2001 của 5884 cơng ty ở các ngành bằng phương pháp đối chiếu giá trị trung
bình chu kỳ tiền mặt của các ngành cơng nghiệp đều cho thấy tầm quan trọng của


14

chu kỳ tiền mặt và thời gian trung vị của chu kỳ tiền mặt đã giảm trong giai đoạn
1986-2001.
Bài nghiên cứu của Deloof (2003) sử dụng một mẫu dữ liệu gồm 1.009 cơng
ty phi tài chính lớn của Bỉ trong giai đoạn 1992 – 1996, nghiên cứu mối quan hệ
giữa các biến dòng tiền và tổng thu nhập hoạt động của công ty bằng phương pháp
tương quan và hồi quy, kết quả cho thấy rằng kỳ thu tiền bình quân, số ngày tồn kho
bình quân, số ngày phải trả bình quân ngắn hơn khi tổng thu nhập hoạt động cao
hơn, đồng thời ơng cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ tiền mặt và
tổng doanh thu hoạt động của cơng ty. Ơng cũng chú ý đến mối quan hệ định hướng
khơng chắc chắn giữa quản lý dịng tiền và hiệu quả tài chính của cơng ty với đề
xuất rằng thay đổi trong hiệu quả tài chính của cơng ty có thể dẫn đến thay đổi trong
dịng tiền. Theo đó, ơng cho rằng việc giảm lợi nhuận là kết quả của doanh thu thấp
do tích tụ nhiều hàng tồn kho, khi đó khách hàng có thể muốn có nhiều thời gian
hơn để đánh giá chất lượng sản phẩm mà họ mua từ công ty. Đồng thời, ông cũng
đồng ý với quan điểm giải thích lý do vì sao khoản phải trả dài hơn lại có tác động
tiêu cực đến lợi nhuận, đó là do lợi nhuận của cơng ty kém cần nhiều thời gian để
thanh tốn các hóa đơn.
Ngoài ra, Garcia-Teruel and Martinez Solano (2007) cũng ủng hộ quan điểm
trên của Deloof (2003) khi nghiên cứu các bằng chứng thực nghiệm mối quan hệ

giữa kỳ thu tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân, số ngày phải trả bình quân,
chu kỳ tiền mặt và lợi nhuận (tỷ suất sinh lợi trên tài sản- ROA) bằng cách sử dụng
mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên, hiệu ứng cố định và phân tích đa biến thơng qua
nghiên cứu dữ liệu tài chính hàng năm của 8872 cơng ty quy mơ nhỏ và vừa ở Tây
Ban Nha giai đoạn 1996-2002. Bài nghiên cứu của ơng có nhiều điểm mới so với
các bài nghiên cứu trước đây, nó cung cấp một bằng chứng thực nghiệm cho các
trường hợp công ty vừa và nhỏ, nơi mà vai trò của vốn luân chuyển cũng rất quan
trọng, bên cạnh đó là kiểm định tính chắc chắn của kết quả được thực hiện cho vấn
đề nội sinh có thể xảy ra, mục đích để chắc chắn rằng mối quan hệ được tìm thấy là
do tác động của chu kỳ tiền mặt lên lợi nhuận chứ không phải là do ngược lại. Kết


15

quả được tìm thấy cũng ủng hộ quan điểm cho rằng tồn tại mối quan hệ nghịch biến
có ý nghĩa giữa lợi nhuận và kỳ thu tiền bình quân, số ngày tồn kho bình qn, chu
kỳ tiền mặt. Qua đó, các cơng ty vừa và nhỏ có thể quan tâm đến quản trị vốn luân
chuyển để tăng giá trị công ty bằng việc giảm kỳ thu tiền bình quân, số ngày tồn
kho bình quân, chu kỳ tiền mặt đến một giá trị tối thiểu hợp lý. Tuy nhiên, không
thể xác nhận số ngày phải trả tác động lên lợi nhuận, bởi vì mối quan hệ này có thể
mất đi ý nghĩa khi tác giả kiểm soát vấn đề nội sinh có thể xảy ra.
Đồng thời, Gill, Biger & Neil (2010) cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến
giữa chu kỳ tiền mặt và lợi nhuận có ý nghĩa thống kê dựa trên mẫu quan sát gồm
88 công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán New York cho giai đoạn 3 năm 2005–
2007 thơng qua phương pháp hồi quy có trọng số. Ebben và Johnson (2011) cũng đã
nghiên cứu dữ liệu tài chính hàng năm của 833 cơng ty bán lẻ và sản xuất ở Mỹ, kết
quả phân tích hồi quy OLS cho rằng các cơng ty có thể gia tăng hiệu quả tài chính
bằng cách giảm chu kỳ tiền mặt của công ty.
Và bài nghiên cứu gần đây nhất của Kroes và Manikas (2013) đã sử dụng
một mẫu dữ liệu bảng gồm 1.233 công ty sản xuất bắt đầu từ quý 3 năm 2008 đến

quý 2 năm 2011 bằng phương pháp ước lượng tổng quát (GEEs), phương pháp tác
động cố định và kiểm định nhân quả Granger, xem xét mối quan hệ giữa thay đổi
các biến dòng tiền được đại diện bởi kỳ thu tiền bình, số ngày tồn kho bình quân, số
ngày phải trả bình quân, chu kỳ tiền mặt và chu kỳ kinh doanh với thay đổi biến
hiệu quả tài chính của cơng ty được đại diện bởi biến Tobin’s q, kết quả cho thấy
rằng tác giả cũng ủng hộ quan điểm về mối quan hệ nghịch biến giữa những thay
đổi về quản trị dòng tiền và hiệu quả tài chính của cơng ty. Trong khi kiểm tra
những tác động theo thời gian của sự thay đổi của các biến, tác giả thấy rằng thay
đổi nhiều trong chu kỳ tiền mặt khơng có liên quan đến sự thay đổi nhiều trong hiệu
quả công ty, tuy nhiên sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh là một công cụ tốt đối với
các nhà quản lý, cả sự thay đổi của kỳ thu tiền bình quân và sự thay đổi của số ngày
tồn kho bình qn cũng là những cơng cụ đo lường tích cực để quản trị dịng tiền,
khi giảm khoản phải thu và hàng tồn kho có thể cải thiện hiệu quả tài chính của


×