Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tài liệu luận văn Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Doanh Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

HUỲNH NHƢ THẢO

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÕNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ
TẠI TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

HUỲNH NHƢ THẢO

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÕNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ

TẠI TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành
Mã số

:
:



Quản lý công
8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN VĂN GIÁP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
-----------

Tơi cam đoan rằng luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Tây Ninh” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực
hiện.
Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn hợp
pháp, trung thực; các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này có nguồn
trích rõ ràng, khơng có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn mà khơng được trích dẫn theo quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài
nghiên cứu.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Ngƣời thực hiện


Huỳnh Nhƣ Thảo

năm 2019


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
SUMMARY OF RESEARCH
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.7 Bố cục luận văn ..................................................................................................... 4
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 5
2.1 Các khái niệm có liên quan ................................................................................... 5
2.1.1 Doanh nghiệp đầu tư............................................................................................ 5
2.1.2 Môi trường đầu tư ............................................................................................... 7
2.1.3 Sự hài lòng của DN đầu tư .................................................................................. 8
2.2 Lược khảo các nghiên cứu ...................................................................................... 9
2.3 Mơ hình nghiên cứu và lập luận giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

của các DN đầu tư ....................................................................................................... 12
2.3.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 12
2.3.2 Lập luận giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các DN đầu tư
...................................................................................................................................... 14
2.3.2.1 Mối quan hệ giữa yếu tố nguồn lực tài nguyên với sự hài lòng của DN .......... 14
2.3.2.2 Mối quan hệ giữa yếu tố cơ sở hạ tầng với sự hài lòng của DN ...................... 15


2.3.2.3 Mối quan hệ giữa yếu tố nguồn nhân lực với sự hài lòng của DN ................... 16
2.3.2.4 Mối quan hệ giữa yếu tố cơ chế chính sách với sự hài lòng của DN ............... 16
2.3.2.5 Mối quan hệ giữa yếu tố môi trường sống và làm việc với SHL của DN ........ 17
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 18
3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 18
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu nghiên cứu ....................................... 19
3.3 Thang đo nghiên cứu ............................................................................................. 20
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu ........................................................... 22
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 24
4.1 Thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh .................................................. 24
4.1.1 Kết quả thu hút đầu tư vào Tây Ninh các năm qua ............................................ 24
4.1.2 Nhận định về các yếu tố liên quan sự hài lòng DN đầu tư của tỉnh Tây Ninh….27
4.1.2.1 Về nguồn lực tài nguyên ................................................................................... 27
4.1.2.2 Về chất lượng nguồn nhân lực.......................................................................... 29
4.1.2.3 Về cơ sở hạ tầng ............................................................................................... 29
4.1.2.4 Về cơ chế chính sách ........................................................................................ 31
4.1.2.5 Về mơi trường sống và làm việc ...................................................................... 32
4.2 Mô tả mẫu khảo sát ................................................................................................ 33
4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố ........................................................... 35
4.3.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn lực tài nguyên ........................................ 35
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cơ sở hạ tầng .................................................... 36
4.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn nhân lực ................................................. 36

4.3.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cơ chế chính sách ............................................. 38
4.3.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo Môi trường sống và làm việc ............................ 39
4.3.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo Sự hài lòng của DN đầu tư ................................ 40
4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ....................................................................... 41
4.4.1 Phân tích khám phá cho các nhân tố thuộc thang đo biến độc lập ..................... 41
4.4.2 Phân tích khám phá cho nhân tố thuộc thang đo biến phụ thuộc ....................... 43
4.5 Phân tích tương quan và hồi quy ........................................................................... 44
4.5.1 Kiểm định tương quan ........................................................................................ 44


4.5.2 Kiểm định hồi quy bội ........................................................................................ 46
4.6 Phân tích sự ảnh hưởng của các biến định tính đến thang đo Sự hài lịng của DN
đầu tư bằng phân tích ANOVA ................................................................................... 49
4.6.1 Kiểm định biến Lĩnh vực hoạt động của DN ..................................................... 50
4.6.2 Kiểm định biến Quy mô lao động ...................................................................... 51
4.6.3 Kiểm định biến Thời gian hoạt động của DN .................................................... 52
4.6.4 Kiểm định biến Thị trường mục tiêu của DN ..................................................... 53
4.7. Kiểm định giả thuyết ............................................................................................. 54
4.7.1 Nhân tố cơ chế chính sách .................................................................................. 55
4.7.2 Nhân tố cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 56
4.7.3 Nhân tố nguồn nhân lực ...................................................................................... 57
4.7.4 Nhân tố môi trường sống và làm việc ................................................................ 58
4.7.5 Nhân tố sự hài lòng của DN đầu tư .................................................................... 58
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................. 61
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................... 61
5.2 Hàm ý chính sách .................................................................................................. 62
5.2.1 Về Cơ chế chính sách ......................................................................................... 63
5.2.2 Về Cơ cở hạ tầng ................................................................................................ 65
5.2.3 Về Nguồn nhân lực ............................................................................................. 66
5.2.4 Về Môi trường sống và làm việc ........................................................................ 67

5.3 Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................... 68
5.4 Hướng nghiên cứu kế tiếp ..................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BOT: Build Operation Transfer (Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao).
BT:

Build Transfer (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao).

BQL: Ban quản lý.
DA:

Dự án.

DN:

Doanh nghiệp.

EFA: Explorator Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá).
KCCN: Khu, cụm công nghiệp.
KMO: Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin.
PCI: Chỉ số năng lực cạnh cấp tỉnh.
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống kê trong khoa học
xã hội).
Sig:

Obsereved sighificance level (Mức ý nghĩa quan sát).


SHL: Sự hài lịng.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
TTHC: Thủ tục hành chính.
VIF: Variance Inflation Feactor (Độ phóng đại phương sai).


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu và mã hóa thang đo ................................................... 21
Bảng 4.1 Kết quả thu hút đầu tư vào Tây Ninh từ năm 2011 – 2017........................... 25
Bảng 4.2 Thống kê phân loại theo nhà đầu tư .............................................................. 26
Bảng 4.3 Thông tin về mẫu nghiên cứu ...................................................................... 33
Bảng 4.4 Kết quả độ tin cậy thang đo yếu tố Nguồn lực tài nguyên ........................... 35
Bảng 4.5 Kết quả độ tin cậy thang đo yếu tố Cơ sở hạ tầng ....................................... 36
Bảng 4.6 Kết quả độ tin cậy thang đo lần 1 yếu tố Nguồn nhân lực ........................... 37
Bảng 4.7 Kết quả độ tin cậy thang đo lần 2 yếu tố Nguồn nhân lực ........................... 38
Bảng 4.8 Kết quả độ tin cậy thang đo yếu tố Cơ chế chính sách ................................ 38
Bảng 4.9 Kết quả độ tin cậy thang đo lần 1 yếu tố Môi trường sống và làm việc ...... 39
Bảng 4.10 Kết quả độ tin cậy thang đo lần 2 yếu tố Môi trường sống và làm việc….. 40
Bảng 4.11 Kết quả độ tin cậy thang đo yếu tố Sự hài lòng của DN đầu tư ................. 40
Bảng 4.12 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến độc lập ................ 42
Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của thang đo các biến phụ thuộc
(nhân tố Sự hài lòng của DN đầu tư) ........................................................................... 44
Bảng 4.14 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc ................... 45
Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................... 47
Bảng 4.16 Kết quả phân tích ANOVA của biến Lĩnh vực hoạt động của DN ............ 50
Bảng 4.17 Kết quả phân tích ANOVA của biến Quy mơ lao động ............................ 51
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định Post Hoc giữa thang đo sự hài lòng của DN đầu tư với
quy mơ lao động .......................................................................................................... 52
Bảng 4.19 Kết quả phân tích ANONA của biến Thời gian hoạt động ......................... 52

Bảng 4.20 Kết quả phân tích ANOVA của biến Thị trường mục tiêu của DN ........... 53
Bảng 4.21 Kết quả giá trị trung bình mức độ hài lịng của DN về Cơ chế chính sách..55
Bảng 4.22 Kết quả giá trị trung bình mức độ hài lòng của DN về Cơ sở hạ tầng ....... 56
Bảng 4.23 Kết quả giá trị trung bình mức độ hài lòng của DN về Nguồn nhân lực…. 57
Bảng 4.24 Kết quả giá trị trung bình mức độ hài lịng của DN về Mơi trường sống và
làm việc ........................................................................................................................ 58
Bảng 4.25 Kết quả giá trị trung bình nhân tố Sự hài lòng của DN đầu tư .................. 59
Bảng 5.1 Kết quả phân tích ANOVA về mức độ hài lòng của DN đầu tư theo các biến
nhân tố nhân khẩu học ................................................................................................. 62


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 13
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 19
Hình 4.1 Bản đồ Hành chính tỉnh Tây Ninh................................................................. 28
Hình 4.2 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ..................................................................... 54


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đơng Nam bộ, thuộc vùng Kinh tế trọng
điểm phía Nam, tiếp giáp với vương quốc Campuchia, có tổng diện tích đất tự nhiên là
4032 km2, với hệ thống sơng Sài Gịn, sơng Vàm Cỏ Đơng và Hồ Dầu Tiếng, khí hậu
ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết bất lợi, dân số đơng có cơ cấu
trẻ là những điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, thời gian qua tình hình thu hút đầu tư
vào tỉnh Tây Ninh có sự khởi sắc. Tính đến năm 2017, Tây Ninh đã thu hút được 270
dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 5.137 triệu USD và 448 dự án đầu tư
trong nước với vốn đăng ký 45.550 tỷ đồng. Tuy nhiên, thu hút đầu tư của tỉnh Tây
Ninh vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng tiềm năng và khoảng cách chênh lệch còn khá
xa so với các tỉnh khác trong khu vực. Chính vì thế, nghiên cứu đề tài “Phân tích các

yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Tây Ninh” là
một vấn đề cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu là nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của doanh nghiệp nhằm giúp chính quyền địa phương có những chính sách
phù hợp cải thiện mơi trường đầu tư, nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp, thu
hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh vào Tây Ninh.
Đề tài áp dụng mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2005) và
Nguyễn Mạnh Toàn (2010) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của DN đầu tư để
lựa chọn các thang đo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Sau đó, thông qua thảo luận
với những chuyên gia và một số doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh để điều chỉnh
thang đo, xây dựng bảng câu hỏi và đưa ra mơ hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư vào Tây Ninh: nguồn lực tài nguyên,
cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cơ chế chính sách, mơi trường sống và làm việc.
Nghiên cứu khảo sát 170 doanh nghiệp đầu tư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh, kết quả thu được 158 phiếu hợp lệ và đưa vào phần mềm SPSS 20 để phân
tích, kiểm định giả thuyết. Dựa vào kết quả phân tích khám phá và phân tích mơ hình
hồi quy bội xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng doanh nghiệp về mơi
trường đầu tư tại tỉnh Tây Ninh, với mức độ ảnh hưởng theo thứ tự sắp xếp như sau:
(1) nhóm yếu tố về Cơ chế chính sách, (2) nhóm yếu tố về Cơ sở hạ tầng, (3) nhóm


yếu tố về Nguồn nhân lực, (4) nhóm yếu tố về Môi trường sống và làm việc. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra khơng có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, ở các nhóm quy mơ lao động, thời gian hoạt
động và thị trường mục tiêu khác nhau.
Từ đó gợi ý một số chính sách liên quan đến 04 nhân tố cốt lỗi quyết định đến
sự hài lịng của doanh nghiệp về mơi trường đầu tư tại Tây Ninh, như: (1) Nâng cao
tính chủ động, sáng tạo, năng động của lãnh đạo và chính quyền địa phương trong thực
thi các chính sách ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp theo hiệu quả kinh doanh; nâng cao
chất lượng dịch vụ công; (2) Tập trung huy động nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ
cơ sở hạ tầng bên trong và kết nối bên ngoài, xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch các khu,

cụm công nghiệp trọng điểm để đón đầu và tiếp nhận sự di chuyển các doanh nghiệp
của Thành phố Hồ Chí Minh đến đầu tư tại Tây Ninh; (3) Thực hiện tự do hóa thị
trường lao động, có chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước tham gia phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo nghề chất lượng cao để nâng
cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; (4) Xây dựng môi
trường hợp tác và tin cậy giữa chính quyền, doanh nghiệp và người lao động, nâng cao
chất lượng môi trường sống.
Hạn chế của đề tài là chỉ khảo sát trong phạm vi hẹp đối với các doanh nghiệp
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; chưa khảo sát đối với các doanh nghiệp hiện đã
ngừng hoạt động tại Tây Ninh và các doanh nghiệp có ý định đến đầu tư tại Tây Ninh
trong tương lai, do đó việc đánh giá sự hài lịng của doanh nghiệp chưa đầy đủ và tồn
diện.
Từ khóa: Sự hài lịng, Sự hài lịng của doanh nghiệp, mơi trường đầu tư, Doanh
nghiệp, tỉnh Tây Ninh, Huỳnh Như Thảo


SUMMARY OF RESEARCH

Tay Ninh is a province located in the Southeast region, in the Southern Key
Economic Zone, adjacent to the Kingdom of Cambodia, with a total natural land area
of 4032 km2, with the system of Saigon River, Vam Co Dong River and Dau Tieng
Lake, a stable climate, less affected by the adverse weather phenomena, a large
population with young structure, all of which are favorable conditions for the
development of industry, agriculture and services.
With the efforts of the whole political system, the situation of attracting
investment in Tay Ninh province has prospered recently. By 2017, Tay Ninh has
attracted 270 foreign investment projects with a total registered capital of US $ 5.137
million and 448 domestic investment projects with registered capital of VND 45,550
billion. However, investment attraction in Tay Ninh province is still limited, not
commensurate with the potential and the gap which is still quite far from other

provinces in the region. Therefore, the study of the topic "Analysis of factors affecting
the satisfaction of investment enterprises in Tay Ninh province" is an urgent issue. The
objective of the study is to identify factors affecting the satisfaction of investment
enterprises to help local authorities have appropriate policies to improve the
investment environment, improve the satisfaction level of enterprises and collect
attracting investment enterprises, expanding production and business in Tay Ninh.
The topic applied the research model of Nguyen Dinh Tho et al (2005) and
Nguyen Manh Toan (2010) on the factors affecting the satisfaction of investment
enterprises to select research scales suitable to the research objectives. After that,
through discussions with experts and some local investment enterprises to adjust the
scale, build a questionnaire and provide a research model with 5 factors affecting the
satisfaction of investment enterprises in Tay Ninh: resource resources, infrastructure,
human resources force, policy mechanism, living and working environment.
The study investigated 170 active investment enterprises operating in Tay Ninh
province, the results were 158 valid and included in SPSS 20 software for analyzing
and testing hypotheses. Based on the results of analytical analysis and multiple


regression analysis, 4 factors affecting investment enterprises' satisfaction, with the
level of influence in the order of arrangement are as follows: (1) group of policy
mechanisms, (2) elements of infrastructure, (3) elements of human resources, (4) weak
groups factors of living and working environment. The research results show that there
are no differences in the factors affecting the satisfaction of enterprises in different
fields, in different groups of labor size, operating time and target market.
Since then, suggesting a number of policies related to 04 key factors that
determine the satisfaction of enterprises about the investment environment in Tay
Ninh, such as: (1) Enhancing the initiative, creativity and dynamism of leaders and
local authorities in implementing preferential policies and supporting businesses
according to business efficiency, improving quality public service; (2) Focusing on
mobilizing resources for synchronous development of internal infrastructure and

external connection, completing the planning of key industrial zones and clusters to
catch and receive the movement of investment of enterprises from Ho Chi Minh City
to Tay Ninh; (3) Implementation of labor market liberalization, preferential policies to
attract domestic and foreign economic sectors to develop high quality vocational
education and training networks to improve quality. labor resources meet the
requirements of enterprises; (4) Building a cooperative and reliable environment
between government, businesses and workers, improving the quality of living
environment.
The limitation of the topic lies on the fact that it is only in narrow scope for
enterprises operating in the province, has not surveyed for enterprises that have
stopped operating in Tay Ninh and businesses who will invest in Tay Ninh in the
future, so the assessment of enterprise satisfaction is incomplete and comprehensive.
Keywords: Satisfaction, Satisfaction of enterprises, investment environment,
Enterprises, Tay Ninh province, Huynh Nhu Thao.


1

Chƣơng 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay để hội nhập và phát triển kinh tế, các quốc
gia và vùng lãnh thổ phải có định hướng phát triển và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào
địa phương nhằm tăng cường nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách,
tạo động lực cho địa phương phát triển và thốt ra khỏi tình trạng kinh tế kém phát
triển. Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, luôn coi trọng cơng tác
thu hút đầu tư, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI (2011) cũng đã xác định tiếp tục cải
thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn quốc tế, các
nhà đầu tư lớn có cơng nghệ cao vào nền kinh tế Việt Nam (Văn kiện Đại hội Đảng,
2011). Do đó, để phát triển kinh tế đòi hỏi mỗi địa phương phải đổi mới tư duy, nâng
cao sự hài lòng của doanh nghiệp thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư, huy

động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, nguồn
nhân lực, cơ sở vật chất, môi trường sống và làm việc,… để thu hút đầu tư. Vì việc
làm hài lịng doanh nghiệp sẽ giữ chân doanh nghiệp đầu tư lâu dài, mở rộng quy mô
sản xuất, và kêu gọi thêm những đối tác đầu tư vào địa phương.
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích
4.032 km2, tiếp giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước ở phía Đơng, Thành phố Hồ
Chí Minh (viết tắt TP.HCM) và tỉnh Long An ở phía Nam, Vương quốc Campuchia ở
phía Tây và Bắc; có khí hậu ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết bất
lợi; dân số Tây Ninh đơng và có cơ cấu trẻ là những điều kiện thuận lợi để thu hút các
doanh nghiệp đến đầu tư. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh
Tây Ninh cũng đã có nhiều nỗ lực cải thiện mơi trường đầu tư, như: ban hành chính
sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế
cửa khẩu, cải thiện chỉ số cạnh tranh năng lực cạnh tranh PCI cấp tỉnh (năm 2017, PCI
của Tây Ninh xếp hạng 19/63 tỉnh, thành phố và nằm trong tốp các địa phương được
đánh giá khá và có triển vọng phát triển tốt), .... để tạo sự hài lịng cho doanh nghiệp,
khuyến khích các doanh nghiệp về đầu tư sản xuất và mở rộng sản xuất tại Tây Ninh,


2

trong đó đã thu hút được một số dự án lớn, như: Dự án Trung tâm thương mại
Shophouse Vincom Tây Ninh, Dự án khu du lịch Núi Bà Đen của tập đoàn Sungroup,
Nhà máy chế biến rau củ quả Tanifood, Dự án khu phố thương mại MB Land, dự án
hệ thống siêu thị CoopMart xây dựng ở các huyện, thành phố, Dự án nhà ở xã hội
Hoàng Quân.
Tuy nhiên so với tiềm năng, việc thu hút đầu tư của Tây Ninh vẫn còn hạn chế,
chưa thu hút được các dự án có quy mơ lớn có hàm lượng cơng nghệ cao, có giá trị gia
tăng và quy mơ lớn, tỷ lệ các dự án lắp đầy ở các khu, cụm công nghiệp (viết tắt là
KCCN) và khu kinh tế cửa khẩu cịn thấp. Tính đến năm 2017, tồn tỉnh Tây Ninh có

4.853 doanh nghiệp (viết tắt là DN), trong đó đã thu hút được 270 dự án (viết tắt là
DA) đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 5.137 triệu USD và 448 DA đầu tư
trong nước với vốn đăng ký 45.550 tỷ đồng. Trong khi đó, Bình Dương đã thu hút
được 3.034 DA đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 28.330 triệu USD và
30.571 DA đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 234.722 tỷ đồng; Đồng Nai thu
hút được 1.750 DA đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 31.865 triệu USD và
722 DA đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 201.637 tỷ đồng; Long An thu hút
được 981 DA đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 7.654 triệu USD và 1.445
DA đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 165.675 tỷ đồng.
Vấn đề thu hút đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mơi trường đầu tư
quyết định sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp. Tuy nhiên sự hài lịng của DN về
mơi trường đầu tư của Tây Ninh chưa cao; Tây Ninh vẫn chưa phát huy được tiềm
năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu so với
các tỉnh trong khu vực; lao động chủ yếu ở nơng thơn, trình độ văn hóa thấp, ý thức,
trách nhiệm của người lao động chưa cao; hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương chưa
thật sự đủ mạnh để thu hút đầu tư, việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp cịn khó
khăn (thơng tin giữ liệu sơ sài, không tin cậy), việc thực hiện thủ tục hành chính cịn
mất nhiều thời gian và chi phí; cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục chất lượng cao, đạt tiêu
chuẩn quốc tế cịn ít, các dịch vụ vui chơi giải trí tại hầu hết các khu, điểm du lịch còn
rất nghèo nàn.


3

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020
định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tây Ninh đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh
phát triển cơng nghiệp. Để hồn thành mục tiêu đề ra, việc cải thiện môi trường đầu tư,
thu hút đầu tư và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội là vấn đề thách thức
cho các nhà lãnh đạo và các cơ quan quản lý Tây Ninh. Xuất phát từ thực tế trên, tơi
chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu

tư tại tỉnh Tây Ninh” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài cung cấp luận cứ khoa học hữu
ích, giúp cho lãnh đạo và chính quyền Tây Ninh hoạch định và triển khai các chính
sách phù hợp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư của doanh nghiệp và thúc đẩy tăng
trưởng phát triển kinh tế Tây Ninh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến SHL của các doanh nghiệp đầu
tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Đo lường mức ảnh hưởng của từng yếu tố đến SHL của các doanh nghiệp đầu
tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Gợi ý một số chính sách cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao mức độ hài lòng
của DN đầu tư của tỉnh Tây Ninh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến SHL của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh ?
- Các yếu tố đó có tác động như thế nào đến SHL của doanh nghiệp đầu tư trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh ?
- Cần làm gì để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao mức độ hài lòng của các
DN đầu tư vào tỉnh Tây Ninh ?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến SHL của các doanh nghiệp
đầu tư vào Tây Ninh.
- Đối tượng khảo sát: Các DN đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (số liệu thứ cấp thu thập
trong niên giám thống kê, các báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh trong năm 2017, số
liệu sơ cấp thu thập từ các doanh nghiệp trong tháng 03 và tháng 04/2019).


4

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính và định lượng được sử dụng để thực hiện nghiên cứu,
trong đó:
- Phương pháp định tính: Dựa trên thang đo của các nghiên cứu trước và kết
hợp tham khảo ý kiến chuyên gia để khám phá, bổ sung xây dựng mơ hình nghiên cứu,
xác định thang đo và xây dựng bảng câu hỏi điều tra với thang đo Likert 5 mức độ, sau
đó tổ chức khảo sát để thu thập thơng tin từ các DN đầu tư của tỉnh Tây Ninh.
- Phương pháp định lượng: Từ kết quả dữ liệu thống kê thu thập được, tiến
hành xử lý số liệu thông qua phần mềm SPSS 20 để kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s
Alpha; kiểm tra tương quan giữa các biến trong tổng thể thơng qua phân tích nhân tố
khám phá EFA để phân chia các yếu tố; kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
bằng phương pháp hồi quy tuyến tính; phân tích phương sai ANOVA cũng được sử
dụng để xác định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến định lượng.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến SHL của doanh nghiệp
đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp lãnh đạo và các
nhà quản lý địa phương tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách thúc đẩy thu
hút đầu tư nhằm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh.
1.7 Bố cục luận văn
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu, trong đó xác định sự cần thiết, mục tiêu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến SHL của các doanh nghiệp đầu tư, phân tích mối quan hệ giữa các các yếu
tố có liên quan – là biến độc lập đến SHL của các DN đầu tư – là biến phụ thuộc.
Chương 3. Trình bày thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và quy mô
mẫu, thiết kế bảng hỏi, việc thu thập dữ liệu để xây dựng thang đo, phương pháp phân
tích dữ liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy thang đo để đưa vào phân
tích nhân tố khám phá, kiểm định hồi quy các giả thuyết và xác định các nhân tố và
mức độ tác động đến mô hình nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và các kiến nghị.



5

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này thảo luận các lý thuyết về đầu tư của DN, SHL của doanh nghiệp
đầu tư, môi trường đầu tư, các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến SHL của
doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các yếu tố đến SHL của doanh nghiệp và đề xuất mơ
hình nghiên cứu.
2.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1 Doanh nghiệp đầu tƣ (hay còn gọi là nhà đầu tƣ)
Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, thực hiện một số khâu
của quá trình sản xuất phục vụ nhu cầu xã hội. Do đó sự phát triển của doanh nghiệp
tạo nên tăng trưởng của nền kinh tế. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, DN là tổ
chức được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh, như: sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, cung
ứng dịch vụ trên thị trường,… nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Theo D.Larua.A Caillat
(1992) trích trong Đỗ Đình Chuyển (2015), doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà
chức năng chính của nó là sản xuất hàng hóa, của cải hay dịch vụ để bán. Như vậy,
doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế, được thành lập theo những quy định
pháp luật, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị
trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Q trình hoạt động kinh doanh của DN được gọi là quá trình đầu tư. Hiện nay
ở mỗi góc độ khác nhau người ta có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về đầu tư.
Đầu tư là một hình thức bỏ vốn vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội
nhằm thu được những lợi ích kì vọng trong tương lai. Nguồn vốn đầu tư bao gồm: tiền
vốn, đất đai, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hàng hố, bằng sáng chế, phát minh nhãn
hiệu hàng hố, uy tín kinh doanh, quyền thăm dị khai thác, sử dụng tài ngun, bí
quyết kỹ thuật, bí quyết thương mại (Giáo trình Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
2007).

Theo Robert Eisner (1978) trích trong Lương Đắc Tường (2017), dưới góc độ
tài chính, đầu tư là một chuỗi hoạt động chi tiêu của chủ đầu tư, để nhận về một chuỗi


6

những dịng thu; dưới góc độ tiêu dùng, đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để thu
về được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội (1995), đầu tư là bỏ vốn vào một dự
án hay một cơng trình bao gồm vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh hoặc cấp phát ngân
sách để mua sắm thiết bị, xây dựng mới hoặc thực hiện mở rộng xí nghiệp nhằm thu
doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng.
Theo Luật Đầu tư năm 2005, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài
sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Đặng Thành Cương (2012), đầu tư là quá trình ứng ra một lượng vốn bằng
tiền mặt, tài sản ở thời điểm hiện tại với mục đích là làm tăng thêm giá trị trong tương
lai cho chủ thể bỏ vốn. Như vậy, đầu tư phát triển là quá trình bỏ vốn ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động đầu tư nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản mới (nhà
xưởng, thiết bị, tri thức, kỹ năng), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm.
Nói chung đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật
chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương
đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Như vậy, đầu tư là động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, mục tiêu của mỗi công cuộc đầu tư
là đạt được các kết quả lớn hơn so với sự hy sinh về nguồn lực mà DN phải gánh chịu
khi tiến hành đầu tư, do đó thu hút đầu tư trở thành vấn đề rất được lãnh đạo các địa
phương quan tâm thực hiện.
Phân loại theo nguồn vốn thì có 03 loại đầu tư, gồm: (i) Đầu tư trong nước: Là
vốn đầu vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam;
(ii) Đầu tư nước ngoài: Các tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ

tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư vào Việt Nam theo quy định của
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; (iii) Đầu tư ra nước ngoài: Đây là loại đầu tư của
các tổ chức hoặc cá nhân quốc tịch Việt Nam đầu tư sang nước khác.
Tóm lại, doanh nghiệp đầu tư hay còn gọi là nhà đầu tư là những tổ chức kinh tế
được thành lập theo pháp luật, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
thơng qua việc sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ


7

để sản xuất kinh doanh trong một thời gian dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế
xã hội. Phân loại doanh nghiệp đầu tư gồm: Doanh nghiệp đầu tư trong nước, doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.
2.1.2 Môi trƣờng đầu tƣ
Môi trường đầu tư tốt là yếu tố then chốt tác động đến hành vi đầu tư cũng như
SHL của doanh nghiệp trong thu hút đầu tư. Để có một mơi trường đầu tư thực sự hấp
dẫn, có sức cạnh tranh thì việc cải thiện mơi trường đầu tư thơng thống, thuận lợi là
thật sự cần thiết của các địa phương. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về môi trường
đầu tư.
Theo Wim P.M Vijverberg (2004), môi trường đầu tư được hiểu khá rộng là
bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng
tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Theo World Bank (2005), môi trường đầu tư là bao gồm những yếu tố đặc thù
của địa phương, đó là chính sách của Chính phủ và các yếu tố khác liên quan đến quy
mô thị trường, ưu thế địa lý, nhằm tạo ra các động lực và cơ hội để DN đầu tư có hiệu
quả, tạo việc làm và mở rộng quy mơ sản xuất. Các yếu tố này có tác động đến chi phí
cơ hội vốn đầu tư, mức độ rủi ro và những rào cản về cạnh tranh trong q trình đầu tư
của DN, từ đó DN sẽ xác định những cơ hội và động lực đầu tư đến một địa phương
nào đó.
Theo Nguyễn Thị Ái Liên (2011), mơi trường đầu tư là tổng hịa các yếu tố của

nước nhận đầu tư có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển
kinh tế. Hơn nữa, môi trường đầu tư không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư
hoạt động sinh lời mà cịn mang lại lợi ích cho mọi người, làm tăng hiệu quả kinh tế xã
hội.
Theo quan điểm của nhà đầu tư (VietStock, 2002), môi trường đầu tư là tập hợp
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Môi trường đầu tư bao
gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tự nhiên, cơng nghệ. Trong đó,
chính sách của Chính phủ, các yếu tố về địa lý, về quy mô thị trường là quan trọng.
Như vậy dù tiếp cận ở góc độ nào thì trong nghiên cứu này, mơi trường đầu tư
là tổng thể các yếu tố về pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội và các yếu tố cơ sở hạ tầng,


8

năng lực thị trường, các lợi thế của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia có liên quan
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của DN trong và ngoài nước
tại vùng lãnh thổ nào đó.
* Mơi trường đầu tư có thể chia thành 2 loại:
- Môi trường cứng gồm các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng giao thông (đường xá,
cầu cảng…), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước, hạ tầng khu,
cụm công nghiệp…
- Môi trường mềm gồm hệ thống dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý, hệ thống
các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kế tốn, bảo hiểm. Mơi trường mềm cịn bao gồm các
yếu tố về ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế.
2.1.3 Sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tƣ
Đối với doanh nghiệp thì sự thành cơng trong kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào
việc chọn địa điểm đầu tư kinh doanh. Vì vậy, để thu hút DN đầu tư và cạnh tranh với
các địa phương khác, các nhà quản lý địa phương phải làm cho địa phương mình có
những đặc tính riêng làm hài lòng DN đầu tư hiện tại và tương lai. Hiện nay, có nhiều
nghiên cứu khác nhau về SHL.

Theo Parasuraman và cộng sự (1988), sự hài lòng là tâm trạng, cảm giác của
khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ khi sự kỳ vọng, mong đợi của họ được thỏa
mãn; khách hàng đạt được sự thỏa mãn sẽ có được lịng trung thành và tiếp tục sử
dụng dịch vụ của nhà cung cấp đó. Kotler (2007) cho rằng, sự hài lòng là mức độ trạng
thái cảm giác của con người từ việc so sánh kết quả thu được với những mong muốn,
kỳ vọng mà họ đặt ra và mức độ hài lòng của khách hàng thể hiện ở 03 cấp độ: nếu kết
quả thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì khách hàng khơng hài lịng, nếu kết quả thực tế
tương xứng với sự kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng, nếu kết quả thực tế cao hơn sự
kỳ vọng thì khách hàng rất hài lịng. Đồng thời, Hansemark và Albinsson (2004) trích
trong Đặng Thu Hương (2009), SHL là một cảm xúc phản ứng khác biệt của khách
hàng đối với những gì khách hàng nhận được từ sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu
hay mong muốn của họ, có thể nói một cách đơn giản đó là một thái độ chung của
khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ.


9

Trong nghiên cứu này, khách hàng là doanh nghiệp đầu tư và địa phương là nhà
cung cấp dịch vụ. Như vậy có thể hiểu rằng, khách hàng hay các DN đầu tư sẽ hài lòng
với một địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả tại địa phương đó. Khi DN đạt được
mục tiêu, họ sẽ có xu hướng tiếp tục quá trình đầu tư của họ tại địa phương, đồng thời
sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho các doanh nghiệp khác đến đầu tư nhiều hơn.
2.2 Lƣợc khảo các nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của DN vào tỉnh Tây Ninh được thực
hiện thông qua đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư dựa trên giả thuyết
chính là các nhân tố mơi trường đầu tư sẽ tác động tích cực đến khả năng thu hút đầu
tư vào Tây Ninh và đầu tư sẽ gia tăng khi DN hài lịng với mơi trường đầu tư của Tây
Ninh. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, có khá nhiều yếu tố về mơi trường đầu tư
quyết định đến sự hài lòng của DN:
Theo lý thuyết hành vi đầu tư của Lucas (1988) cho thấy, hành vi đầu tư của

DN bị tác động trực tiếp bởi 09 yếu tố: sự thay đổi trong nhu cầu; lãi suất; mức độ phát
triển của hệ thống tài chính; đầu tư công; nguồn nhân lực; các dự án đầu tư khác trong
cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết; tình hình phát triển cơng nghệ, khả
năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; mức độ ổn định của môi trường đầu tư; các quy
định về thủ tục; mức độ đầy đủ về thông tin. Trong khi theo lý thuyết chiết trung của
Dunning (1977), có 03 điều kiện để một doanh nghiệp quyết định thực hiện đầu tư trực
tiếp nước ngồi: Về quy mơ (Doanh nghiệp nào sở hữu được mạng lưới tiếp thị, quy
mô, công nghệ, khả năng tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp hay các tài sản vơ hình
đặc thù thì DN đó sẽ có lợi thế hơn so với doanh nghiệp khác); Nội vi hóa (Việc sử
dụng những lợi thế đó trong nội bộ doanh nghiệp có lợi hơn là bán hay cho các doanh
nghiệp khác thuê); Địa điểm (Sản xuất tại nước tiếp nhận có chi phí thấp hơn là sản
xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu), trong đó lợi thế về địa điểm để thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài gồm các yếu tố về nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách khuyến khích
đầu tư, lao động, các rào cản thương mại và cả những tác động ngoại vi mà địa điểm
có thể tạo ra cho doanh nghiệp khi hoạt động tại đó.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Zdenek Drabek và Warren Pyne (2001)
thì cho rằng, cơ chế chính sách, lao động rẻ, gần nguồn nguyên liệu, chính sách pháp


10

lý ổn định, tính năng động của lãnh đạo, tính minh bạch, cải cách hành chính là các
nhân tố tác động đến sự hài lòng của DN và quyết định đến sự lựa chọn của các nhà
đầu tư. Trong khi nghiên cứu của Na và Lightfoot (2006) về các nhân tố quyết định
đến FDI ở mức độ địa phương ở Trung Quốc, với phương pháp sử dụng phát triển mơ
hình hồi quy đa biến từ các cơng trình nghiên cứu trước để chỉ ra rằng các vấn đề về
quy mô thị trường, sự tích tụ, chất lượng lao động, chi phí lao động, mức độ mở cửa và
q trình cải cách là các nhân tố ảnh hưởng đến sự mất cân đối trong phân bổ dòng
vốn FDI vào các lãnh thổ của một quốc gia.
Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2013) về

chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt là PCI). Chỉ số CPI là chỉ số dùng để đo
lường và xếp hạng năng lực điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh của
cấp tỉnh nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư, thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế tư
nhân. Chỉ số PCI được thực hiện hàng năm, cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước
thông qua điều tra, khảo sát cảm nhận của các doanh nghiệp đầu tư. Kết quả nghiên
cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã xác định 10 chỉ số thành
phần ảnh hưởng sự hài lòng của DN khi quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, bao
gồm: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính
minh bạch và tiếp cận thơng tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà
nước, chi phí khơng chính thức, tính năng động và tiên phong, dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý, cạnh tranh bình đẳng.
Theo nghiên cứu Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2005) về điều tra đánh giá thực
trạng môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở lý thuyết về tiếp thị địa phương,
thông qua 03 yếu tố về môi trường đầu tư cơ bản là cơ sở hạ tầng, chế độ chính sách,
mơi trường sống và làm việc để nói lên mức độ thỏa mãn, hài lòng của doanh nghiệp
khi tiến hành đầu tư vào một địa phương. Kết quả nghiên cứu từ 402 DN ở tỉnh Tiền
Giang đã chứng minh, các vấn đề về chính sách pháp luật (gồm: chính quyền hỗ trợ
khi doanh nghiệp cần, hành chính pháp lý nhanh chóng, triển khai văn bản pháp luật,
hỗ trợ giao thơng, quy trình cấp giấy phép đầu tư cụ thể, thủ tục vay vốn đơn giản,
thuận tiện, cập nhật chính sách thuế, hệ thống thuế rõ ràng, hệ thống ngân hàng hồn
chỉnh); chính sách đầu tư (gồm: chính sách ưu đãi đến kịp thời, chính sách ưu đãi đầu


11

tư hấp dẫn); đào tạo kỹ năng (gồm: công nhân có kỷ luật lao động cao, dễ dàng tuyển
dụng cán bộ quản lý giỏi, trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu, tốt nghiệp trường dạy
nghề có thể làm việc); mơi trường sống và làm việc (gồm: hệ thống trường học, y tế
tốt, điểm vui chơi giải trí hấp dẫn, mơi trường khơng bị ơ nhiễm, có nhiều nơi mua
sắm, chi phí sinh hoạt rẻ, người dân thân thiện) là những yếu tố có tác động đến SHL

cũng như quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu Nguyễn Mạnh Toàn (2010) về các nhân tố tác động đến thu
hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam, được đăng trên
tạp chí khoa học và công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu
được thực hiện thơng qua các phân tích định lượng mơ hình gồm 04 nhóm nhân tố: về
kinh tế (gồm: thị trường tiềm năng và lợi thế về chi phí), tài nguyên (gồm: mức độ sẵn
có và chất lượng nguồn nhân lực, mức độ sẵn có và dồi dào của tài nguyên thiên nhiên,
vị trí địa lý tạo thuận lợi hay bất lợi về chi phí), cơ sở hạ tầng (gồm: cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và cơ sở hạ tầng xã hội) và chính sách (gồm: sự ổn định của nền kinh tế vĩ mơ,
về chính trị, chính sách mở cửa và nhất quán của địa phương). Kết quả nghiên cứu từ
300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các thành phố lớn của Việt Nam
(TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội) cho thấy, các nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu
tư của các doanh nghiệp này bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chi phí thấp, sự ưu đãi và
hỗ trợ của chính quyền địa phương, trong đó cơ sở hạ tầng và sự ưu đãi và hỗ trợ của
chính quyền địa phương là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa
chọn của DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Lê Tấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013) đã chỉ ra các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại thành phố Đà Nẵng,
bao gồm: Cơ sở hạ tầng, công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự
hình thành và phát triển của cụm ngành, chất lượng nguồn nhân lực, vị trí địa lý và tài
nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và
cộng sự (2013) cho rằng, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng trị
như: tiềm năng thị trường, lợi thế chi phí, năng suất và tính kỷ luật lao động, tài
nguyên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng khu công nghiệp, khu


12

kinh tế, quá trình ra quyết định liên quan đến thủ tục đầu tư, chính sách hỗ trợ từ cơ
quan quản lý liên quan đến nhà đầu tư.

Có rất nhiều đề tài với những cách thức nghiên cứu khác nhau về các yếu tố ảnh
hưởng đến SHL doanh nghiệp đầu tư, tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến SHL doanh nghiệp đầu tư ở tỉnh Tây Ninh bằng phương
pháp định lượng, vì thế tác giả muốn đi sâu nghiên cứu với một định hướng mới và có
định lượng đối với vấn đề này.
2.3 Mơ hình nghiên cứu và lập luận giả thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến
sự hài lòng của các DN đầu tƣ
2.3.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Như vậy các nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằng có nhiều nhân tố tác
động sự hài lịng của DN đầu tư và những địa phương mà chất lượng các yếu tố trên
được cải thiện, đáp ứng nhu cầu của DN sẽ làm gia tăng sự hài lòng của DN đầu tư, là
cơ sở cho việc tiếp tục mở rộng đầu tư của các DN, giới thiệu cho các DN đầu tư khác
và là tiền đề cho việc tiếp tục thu hút được nhiều DN đến đầu tư tại địa phương.
Dựa vào lý thuyết về các mơ hình nghiên cứu trên cho thấy, có 04 yếu tố được
sử dụng khá phổ biến và được thực hiện nhiều trong các nghiên cứu, như: cơ sở hạ
tầng, chế độ chính sách, chất lượng nguồn lao động, môi trường sống và làm việc.
Trên cơ sở đó, tác giả vận dụng mơ hình và thang đo nghiên cứu của Nguyễn Đình
Thọ và cộng sự (2005) để đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng
DN đầu tư vào Tây Ninh, vì các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu này khá bao quát, có
sự tương đồng nhất định với các nghiên cứu khác và phù hợp với bối cảnh, đặc thù của
tỉnh Tây Ninh, bảng câu hỏi trong mơ hình ngắn gọn, dễ hiểu, tiết kiệm được thời
gian và có thiện cảm, khơng gây nhàm chán cho người trả lời, giúp hạn chế được sai
sót trong chất lượng dữ liệu thu thập.
Sau đó, nghiên cứu định tính được tiến hành thảo luận và phỏng vấn các chuyên
gia là cán bộ cơng chức nhà nước có thâm niên cơng tác lâu năm về đầu từ và một số
DN đầu tư ở Tây Ninh. Tất cả đều cho rằng cần bổ sung vào thang đo nhóm nhân tố về
“vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên”. Trên cơ sở, tác giả bổ sung thêm thang đo từ
nghiên cứu Nguyễn Mạnh Toàn (2010) về nguồn lực tài nguyên.



×