Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

“Tìm hiểu lễ hội chử đồng tử tiên dung ở xã dạ trạch,huyện khoái châu, tỉnh hưng yên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.68 KB, 30 trang )

Hồng Văn Hậu

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Những kết quả và
số liệu trong đề tài đều được thực hiện tại xã Dạ Trạch,huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên.


Hoàng Văn Hậu

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI ................................................ 4
1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về lễ hội: ................................................................................... 4
1.2. Giá trị văn hóa của lễ hội trong đời sống ngày nay ................................. 6
1.2.1. Giá trị cố kết cộng đồng của lễ hội. ........................................................... 6
1.2.2. Giá trị hướng về cội nguồn của lễ hội ...................................................... 7
1.2.3. Giá trị văn hoá tâm linh của lễ hội ........................................................... 8
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 9
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN
HÓACỦA LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ – TIÊN DUNG ................................... 10
2.1. Nguồn gốc của lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung………………………10
2.2. Thời gian và không gian……………………………………………...…..11
2.3. Các nghi lễ ……………………………………………………………..…11
2.3.1. Phần Lễ ..................................................................................................... 11
2.3.2. Rước Kiệu ................................................................................................. 16
2.4. Các hoạt động lễ hội:………………………………………………….....16
2.4.1. Trò chơi..................................................................................................... 16
2.4.2. Văn Nghệ .................................................................................................. 17


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ-TIÊN DUNG .................... 19
3.1. Đánh giá thực trạng lễ hội……………………………………………….19
3.1.1. Ưu điểm: ................................................................................................... 19
3.1.2. Hạn chế: ................................................................................................... 21
3.2. Giải pháp .................................................................................................... 21
3.2.1. Các cơ quan Chức năng .......................................................................... 21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 23
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 25
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 26


Hoàng Văn Hậu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật
thể của dân tộc Việt Nam và là một hiện tượng có tính chất tổng hợp chứa đựng
trong nó cả tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và
văn nghệ dân gian.
Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt Nam tìm tịi
và suy ngẫm thì “Lễ hội cịn là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn
hóa”. Ngày nay, lễ hội đang được tổ chức ngày càng nhiều để đáp ứng những
đòi hỏi trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân. Việc tham
dự các lễ hội truyền thống là nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân nhằm
thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh
cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần tạo nên
sự đa dạng của văn hóa. Lễ hội truyền thống tồn tại đến hơm nay đều là kết quả

của q trình tiếp biến văn hóa lâu dài.
Q trình tiếp biến ấy khiến cho lễ hội luôn mang dáng vẻ của thời đại mà
vẫn không mất đi diện mạo ban đầu, cái cấu trúc hai mảng lễ và hội của nó. Hiện
nay, người dân đã có khả năng và điều kiện làm chủ bản thân thì niềm tin vào sự
linh thiêng của thần thánh chuyển hóa dần nhường chỗ cho những tình cảm
thiêng liêng nhớ về cội nguồn, lịng tơn kính và biết ơn tổ tiên, tình yêu và niềm
tự hào về quê hương đất nước trở thành cảm hứng chủ đạo của lễ hội truyền
thống. Vì vậy, chức năng tín ngưỡng của lễ hội có phần giảm thiểu, chức năng
vui chơi, giải trí của phần hội được tăng lên. Các trị chơi dân gian, những làn
điệu dân ca, dân vũ được khai thác thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
gia. Vấn đề đặt ra là công tác tổ chức và quản lý đã phù hợp với truyền thống
văn hóa dân tộc, phong tục tập quán địa phương cũng như giữ gìn, phát huy
được các giá trị văn hóa truyền thống và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh

1


Hoàng Văn Hậu

trong khi lễ hội diễn ra chưa. Do đó, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về cơng tác
tổ chức và quản lý lễ hội để góp phần làm phong phú thêm kho di sản văn hóa
Việt Nam trong thời hiện nay.
Bản thân tôi là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hưng
Yên – một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng với bề dày lịch sử và có
nhiều nét văn hóa đặc sắc. Hơn nữa, tôi là một người học tập – nghiên cứu về
văn hóa nên tơi nhận thấy vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội truyền thống
ở địa phương mình là một việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng tổ
chức lễ hội cũng như bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc. Trên cơ sở những lý do trên tơi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu lễ hội
Chử Đồng Tử-Tiên Dung ở xã Dạ Trạch,huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”

làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Chử Đồng Tử -Tiên Dung .
Phạm vi nghiên cứu: Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung, xã Dạ Trạch,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu quan sát.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu thống kê.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung nhằm cung cấp một số thông
tin về cơ sở ra đời, quá trình hình thành, những đặc điểm cũng như tìm ra những
giá trị tiêu biểu và thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hơi. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý Lễ hội
Chử Đồng Tử -Tiên Dung, xã Dạ Trạch,huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

2


Hồng Văn Hậu

5. Tình hình nghiên cứu
Viết về lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung đã có những cơng trình nghiên
cứu sau: tác giả Nguyễn Khắc Thuần viết Việt Sử Giai Thoại (Nxb Giáo Dục),
tác giả Phạm Tuấn Ngọc viết Chử Đồng Tử Tiên Dung (2011), tác giả Nguyễn
Minh San; Nguyễn Phương Thảo viết Chử Đồng Tử (2007),tác giả Nguyễn Văn
Ba viết Lễ Hội Đền Đa Hịa Và Hóa Dạ Trạch ... cùng nhiều tác giả khác nhưng
nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo cứu,
thống kê giới thiệu, chưa đề cập về lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung một cách có

hệ thống và chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy lễ
hội cổ truyền trong giai đoạn hiện nay.
6. Đóng góp của đề tài
Giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tiễn góp
phần bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung .
Kết quả đạt được của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu về lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung .
7. Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, TÀI LIỆU THAM KHẢO và
PHỤ LỤC, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về lễ hội
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Chử
Đồng Tử – Tiên Dung
Chương 3: Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Chử
Đồng Tử – Tiên Dung trong đời sống xã hội hiện đại hôm nay

3


Hoàng Văn Hậu

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI
1.1.

Một số khái niệm:

1.1.1. Khái niệm về lễ hội:
Việt Nam là đất nước có nền văn hố lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh
sống trên một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán măng bản

sắc riêng của mỗi vùng miền, dân tộc, tơn giáo... cho nền văn hố của dân tộc.
Trong đó lễ hội là yếu tố vừa đặc trưng cho mỗi dân tộc, vừa làm cho văn hoá
đất nước đặc sắc hơn.
Cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm lễ hội vẫn còn nhiều cách hiểu và
lý giải khác nhau trong giới nghiên cứu. Tựu trung lại trên thực tế đã xuất hiện
một số ý kiến sau đây: có quan niệm chia tách lễ và hội thành hai thành tố khác
nhau trong cấu trúc lễ hội dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hố dân gian
có lễ mà khơng có hội hoặc ngược lại. Theo Bùi Thiết thì “Lễ là các hoạt động
đạt tới trình độ nghi lễ, hội là các hoạt nghi lễ đạt trình độ cao hơn, trong đó có
các hoạt động văn hoá truyền thống” [1; tr. 25]; khác với quan điểm trên, nhà
nghiên cứu Thu Linh cho rằng:
Lễ (cuộc lễ) phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lệ trong
các dịp này trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến được quy
định một cách nghiêm ngặt nhiều khi đạt đến trình độ một “ cải diễn hố” cùng
với khơng khí trang nghiêm đóng vai trị chủ đạo. Đây chính là điểm giao thoa
giữa lễ với hội, và có lẽ cũng vì vậy người ta thường nhập hai từ lễ hội [8, tr.25].
Theo Nguyễn Quang Lê, thì bất kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ
thống đan quện và giao thoa với nhau:
- Hệ thống lễ: Bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo
cùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn bị
rất chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các nghi lễ này con người được giao cảm

4


Hoàng Văn Hậu

với thế giới siêu nhiên là các thần thánh (các nhiên thần và nhân thần), do chính
con người tưởng tượng ra và họ cầu mong các thần thánh bảo trợ và có tác động
tốt đẹp đến tương lai cuộc sống tốt đẹp của mình.

- Hệ thống hội: Bao gồm các trò vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng
dân gian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân gian.v.v
– chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đơi khi chưa thể tách ra khỏi
việc thờ cúng [5, tr.25].
Giáo sư Đinh Gia Khánh quan niệm: “đặc điểm cơ bản của văn hố dân
gian (trong đó có lễ hội) là tính nguyên hợp... tức nói rằng quan hệ nghệ thuật ấy
người ta nhận thức hiện thực như một tổng thể chưa bị chia cắt” [3, tr.25].
Nghiên cứu "Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch", Dương Văn
Sáu cho rằng: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hố cộng đồng diễn ra trên một
địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một số sự
kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử
văn hoá của con người với thiên nhiênthần thánh và con người với xã hội” [2,
tr.25].
Tác giả Phạm Quang Nghị cắt nghĩa “lễ hội là một sinh hoạt văn hố cộng
đồng, có tính phổ biến trong cộng đồng xã hội, có sức lơi cuốn đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia. Là sản phẩm sáng tạo của các thế hệ tiền nhân để lại
cho hôm nay, lễ hội chứa đựng những mong ước thiết tha vừa thánh thiện, vừa
đời thường, vừa thiêng liêng, vừa thế tục của bao thế hệ con người” [7, tr.25].
GS. Ngô Đức Thịnh quan niệm “lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn
hoá dân gian tổng thể”, “lễ hội là một hình thứ diễn xướng tâm linh" và diễn
giải: Tính tổng thể của lễ hội khơng phải là thực thể “chia đơi” như người ta
quan niệm mà nó hình thành trên trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào
đó (thường là tơn thờ một vị thần linh – lịch sử hay là một thần linh nghề nghiệp
nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh để tạo

5


Hoàng Văn Hậu


nên một tổng thể lễ hội cho nên một trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo,
phần hội là phần phát sinh tích hợp [4, tr.25].
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau hai thành tố cấu
trúc nên lễ hội (phần lễ tức là nghi lễ, là mặt thứ nhất: tinh thần, tơn giáo, tín
ngưỡng, linh thiêng; phần hội tức là hội hè, là mặt thứ hai: vật chất, văn hoá
nghệ thuật, đời thường). Tác giả Trần Bình Minh cho rằng: “lễ và hội hồ quện,
xoắn xít với nhau để cùng nhau biểu thị một giá trị nào đó của một cộng đồng.
Trong lễ cũng có hội và trong hội cũng có lễ” [9, tr.25].
Nguyễn Tri Nguyên khẳng định: Lễ hội là sự thể hiện, là sự phát lộ của ký
ức văn hoá dân tộc. Giống như gien di truyền, ký ức văn hố chứa đựng hàm
lượng thơng tin các giá trị văn hoá của quá khứ qua các truyền thống văn hoá
dân tộc, tạo nên bản sắc và sự đa dạng văn hoá, cũng thiết yếu đối với sự sống
con người tựa như sự đa dạng sinh học trong thế giới tự nhiên [6, tr.25].
Từ những quan điểm trên, tôi nhận thức như sau:
Lễ: là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lịng tơn kính của
con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người
trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.
Hội: là tập hợp các trị diễn có tính nghi thức, các cuộc vui chơi, giải trí
tại một thời điểm nhất định, thường trong khn viên các cơng trình tơn giáo
hay ở sát chúng, có đơng người tham gia, là đời sống văn hoá hàng ngày và một
phần đời của cá nhân và cả cộng đồng, nhân kỷ niệm một sự kiện quan trọng đối
với một cộng đồng xã hội.
Lễ hội là sản phẩm của xã hội quá khứ, được truyền lại tới ngày nay và nó
được người dân, cộng đồng tiếp nhận và thực hành trong đời sống sinh hoạt văn
hố, tín ngưỡng.
1.2.

Giá trị văn hóa của lễ hội trong đời sống ngày nay.

1.2.1. Giá trị cố kết cộng đồng của lễ hội.


6


Hoàng Văn Hậu

Lễ hội nào cũng là của cộng đồng và thuộc về một cộng người nhất định,
đó có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề),
cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền...), cộng đồng dân tộc (hội Đền Hùng).
Chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo
nên sự cố kết cộng đồng. Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của
những nền tảng gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ, gắn kết về sở hữu tài
nguyên và lợi ích kinh tế (cộng hữu), gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của
một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng sinh), gắn kết bởi nhu cầu đồng cảm
trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hố (cộng cảm)... Lễ hội là mơi
trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng sinh, cộng cảm của sức mạnh
cộng đồng. Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người này càng khẳng
định cái “cá nhân”, cái “cá tính” của mình, nhưng khơng vì thế cái “cộng đồng”
bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương
tựa vào nhau, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện như vậy, lễ hội vẫn
giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết của
cộng đồng.
1.2.2. Giá trị hướng về cội nguồn của lễ hội
Tất cả lễ hội cổ truyền đều hướng về cội nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên
mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là bộ phận hữu cơ, nguồn cội cộng
đồng, như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hố... Hơn thế
nữa, hướng về cội nguồn đã trở thành tâm thức của người Việt, “Uống nước,
nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Do đó, ngày nay lễ hội thường gắn với
hành hương du lịch. Lễ hội đồng thời tái hiện lại cuộc sống của quá khứ và hiện
tại bằng các hình thức lễ tế và trị diễn. Đó là cuộc sống lao động sáng tạo và

chống lại thiên tai, định hoạ, được thể hiện dưới dạng những hoạt động văn hố
tinh thần vơ cùng sinh động. Cũng thơng qua lễ hội, các kinh nghiệm lao động
sản xuất, kinh nghiệm sống của ông cha được tái hiện để con cháu học tập, noi

7


Hoàng Văn Hậu

theo. Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học cơng nghệ, tồn cầu hố lan
rộng, truyền thống văn hố độc đáo có đang có nguy cơ bị mai một. Chính trong
mơi trường này, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu tìm về nguồn cội tự
nhiên của mình, hồ mình vào mơi trường thiên nhiên, tìm lại cội nguồn gốc và
bản sắc văn hố của mình trong cái chung của văn hố nhân loại. Lễ hội cổ
truyền là một trong những phương thức quan trọng để con người thực hiện được
những nhu cầu đó. Đây cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ
hội cổ truyền có thể đáp ứng được nhu cầu con người trong mọi thời đại.
1.2.3. Giá trị văn hoá tâm linh của lễ hội
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu đời
sống tâm linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêngchân, thiện, mỹ mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm
tin tơn giáo tín ngưỡng. Tơn giáo, tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy
nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh lại thuộc về tôn giáo tín ngưỡng.
Chính tơn giáo, tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn về nhu
cầu đời sống tâm linh của con người, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống
hiện hữu. Trong quá trình lao động sáng tạo, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của
mình, cộng đồng làng khơng chỉ biến đổi cái tự nhiên để tạo ra sản phẩm văn
hố, mà cịn hồ mình vào với thế giới hữu hình và vơ hình trong tự nhiên. Và
khơng ít trường hợp con người bất lực trước tự nhiên, họ phải nhờ tới sự che chở
của tổ tiên, dịng tộc, thành hồng và các vị thần linh khác trong cuộc sống,
trong lao động sản xuất... Họ cầu mong thần linh phù hộ cho cuộc sống bình an,

mùa màng bội thu, thành đạt trong nghề nghiệp. Chỉ có lễ hội, các cộng đồng
dân cư mới có dịp thoả mãn đời sống tâm linh, được thăng hoa từ đời sống hiện
thực và hưởng thụ các giá trị đời sống tâm linh. Lễ hội với những hình thức
cúng tế, dâng lễ vật, cầu nguyện thần linh,... đã làm cho nó ẩn chứa trong mình
văn hố tâm linh.

8


Hồng Văn Hậu

Tiểu kết chương 1
Trên đây tơi đã trình bày khái quát lí luận chung về di lễ hội và giá trị văn
hóa của lễ hội trong đời sống ngày nay.

9


Hoàng Văn Hậu

Chương 2:
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ – TIÊN DUNG
2.1. Nguồn gốc của lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung
Cách thủ đô khoảng 20 km nếu đi xi dịng sơng Hồng và xa thêm dăm
cây số nữa nếu đi theo đường đê, du khách đã tới đền Chử Đồng Tử hay đền
Hóa ở xã Dạ Trạch, Khối Châu (Hưng Yên). Đây là một trong 2 ngôi đền diễn
ra lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung, được tổ chức 3 năm một lần. Nếu đền Đa
Hòa là nơi mở đầu cho thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian
Việt Nam giữa công chúa Tiên Dung đài các và chàng trai đánh cá nghèo Chử

Đồng Tử, thì ngơi đền Hóa ở xã Dạ Trạch (Khoái Châu) theo truyền thuyết là
nơi Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân “hóa”, tức bay về trời. Đền Hóa đã được
Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1988, cịn đền Đa Hịa đã được
cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1962. Chuyện kể rằng, vào một ngày
đẹp trời công chúa Tiên Dung đi du xuân trên sông Hồng, đến khu vực bãi Tự
Nhiên thấy cảnh đẹp, nàng muốn dừng chân đắm mình giữa chốn thiên nhiên
thơ mộng. Rồi tại đây, cuộc gặp gỡ bất ngờ với chàng Chử Ðồng Tử đã trở
thành "Thiên duyên kỳ ngộ" quyết định số mệnh nàng Tiên Dung. Khi nàng cho
người quây màn để tắm giữa sông, không ngờ lại đúng chỗ chàng trai họ Chử
nghèo khó khơng có nổi tấm khố che thân đang phải giấu mình. Nước dội cát
trơi, phút chốc nàng thấy lộ ra thân hình một chàng trai trẻ cũng khơng quần áo.
Trước người con gái có thân thể ngọc ngà, Chử Đồng Tử sợ hãi định chạy trốn.
Sau giây phút bỡ ngỡ ban đầu, nghe chàng Chử kể về số phận nghèo khổ của
mình, Tiên Dung đã động lịng và bình tĩnh nói: "Ta và chàng tình cờ gặp nhau
ở đây, đều mình trần như thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt". Liền
đó, Tiên Dung truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và cùng chàng làm lễ kết
duyên dù không được nhà vua chấp nhận.

10


Hồng Văn Hậu

Và chuyện tình dun giữa hai con người ở hai hồn cảnh đối lập đã mãi
trở thành tình yêu đích thực và bất tử, là sự vượt lên tất cả không phân biệt ranh
giới giàu nghèo, đẳng cấp. Mối tình của Chử Đồng Tử Tiên Dung đã dệt nên câu
chuyện tình yêu đặc sắc, mãi mãi là huyền thoại đẹp vang vọng mãi đến muôn
đời sau.
2.2. Thời gian và không gian
Hàng năm, từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch, nhân dân trong tỉnh Hưng

Yên và khách thập phương lại háo hức tiến về Đền Dạ Trạch (thuộc huyện
Khoái Châu, Hưng Yên) để tham dự lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung, một trong
lễ hội lớn ở nước ta.
2.3. Các nghi lễ :
2.3.1. Phần Lễ
Phần lễ với nhiều nghi thức trang nghiêm như: Rước cờ, trống, phường
bát âm, múa sinh tiền, kiệu long đình, kiệu choé nước, kiệu đặt nón gậy, kiệu
“Bế ngư thần quan”, ba kiệu rước Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa, Tây Sa
công chúa đi sau.
Theo tục lệ, nước dùng làm lễ lau tượng, nước cúng ở đền phải là nước
lấy ở giữa dịng sơng Hồng. Vì vậy, vào dịp lễ hội đầu năm, người dân Tổng Mễ
thường tổ chức lễ rước nước để lấy nước từ sông Hồng mang về đền. Đây cũng
là điểm nhấn của lễ hội. Mỗi chiếc thuyền rước nước có khoảng 50 – 60 người
bao gồm đội tế, đội múa sênh tiền, đội múa rồng, đội khiêng kiệu… được gọi là
các giai đồ. Người đại diện cho dân làng lấy nước là cụ già có đức độ trong làng.
Đám rước uy nghi, rồng vàng dẫn đầu; hội rước cờ, trống, phường bát âm, múa
sinh tiền, kiệu long đình, kiệu choé nước, kiệu đặt nón gậy, kiệu "Bế ngư thần
quan", ba kiệu rước Chử Đồng Tử và 2 vị phu nhân là Tiên Dung công chúa và
Tây Sa công chúa đi sau. Đồn thuyền được trang trí cờ hoa, sắc màu rực rỡ,
tiếng trống, tiếng nhạc âm vang cả khúc sông tái hiện lại cảnh nàng Tiên Dung

11


Hồng Văn Hậu

đi du ngoạn trên sơng thuở nào. Sau khi lấy nước ở sông Hồng về, các kiệu trở
về đền Hố lễ thánh. Đi đầu là hai bơ lão cùng hai nam, hai nữ dâng nước vào
đền. Lễ rước nước là một sinh hoạt văn hoá dân gian, biểu hiện tín ngưỡng cầu
nước của những cư dân nơng nghiệp. Hoạt động này thể hiện lịng mong mỏi

của người nơng dân về một năm mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu..
Từ sớm tinh mơ, khi những giọt sương trên lá cỏ cịn chưa tan hết, đồn
người từ trên đê tấp nập kéo xuống, nơ nức đến trẩy hội tình u. Ai ai cũng
mang trong mình tấm lịng thành kính, tưởng nhớ công ơn của đức thánh Chử
Đồng Tử đã có cơng xây dựng nơi đây thành miền q trù phú. Lễ hội Chử
Đồng Tử được tổ chức tại hai ngơi đền: Đền ở thơn Đa Hịa và đền ở thôn Yên
Vĩnh, xã Dạ Trạch với nhiều nghi lễ truyền thống, biểu thị những tín ngưỡng của
văn hóa dân gian. Cứ 3 năm, hai xã lại tổ chức lễ rước tổng, 9 xã rước bộ về đến
Đa Hòa, 8 xã khác tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng về đến Dạ Trạch. Trong
lễ rước, các nghệ nhân trong xã sẽ hát trống quân và tràu văn để phục vụ nhân
dân và góp thêm khơng khí linh thiêng cho ngày hội.
Chưa ai biết chính xác lễ hội Chử Đồng Tử có tự bao giờ, chỉ biết đó là
một tập tục truyền thống, một thói quen sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Dạ
Trạch nói riêng và cả nước nói chung. Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, mùa
xuân cũng là mùa của lễ hội, là dịp để nhân dân cầu mong sự che chở bảo vệ của
các vị Thánh họ thờ cúng. Và theo thần phả của xã Dạ Trạch, xưa kia nơi đây là
một vùng lau sậy, đầm lầy dân sinh cịn thưa thớt. Nhờ cơng ơn của Đức Thánh
Chử Đồng Tử đã khai dân lập ấp, nhân dân mới có cuộc sống no đủ hạnh phúc
như ngày nay. Lễ hội Chử Đồng Tử không chỉ gắn liền với tâm linh (sự tích Chử
Đồng Tử) mà cịn tưởng nhớ thiên tình sử nên thơ của Ngài với cơng chúa Tiên
Dung – con gái Vua Hùng Vương thứ 18. Từ nhiều đời nay, nhân dân nơi đây
vẫn ca ngợi bản tình cả về một tình yêu bất diệt này, đã vượt qua mọi sang hèn
giàu nghèo, một tấm gương lớn về đức hiếu trung để lại tiếng thơm cho con

12


Hoàng Văn Hậu

cháu. Lễ hội là nơi lắng đọng một truyền thuyết với những câu chuyện huyền

thoại lịch sử, biểu thi khát vọng của nhân dân muốn có cuộc sống đời đời bền
vững. Và đức thánh Chử Đồng Tử còn được tưởng nhớ là ông Tổ của nghề
buôn, thông thương giao lưu với nước ngồi, là người có tấm lịng từ bi đi chữa
bệnh cứu giúp dân nghèo và tuyên truyền đạo Phật. Hiện nay có 72 nơi thờ Đức
Thánh Chử Đồng Tử, nhưng chỉ có đền Đa Hà và Dạ Trạch được nhà nước cơng
nhận là di tích lịch sử văn hóa. Với niềm tự hào và vinh dự đó, mặc dù cịn
nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân nơi đây long trọng tổ chức lễ hội Chử
Đồng Tử- Tiên Dung, mỗi năm 1 lần đúng ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch.
Tại Dạ Trạch – nơi có sự tích “Tam vị Đồng Thăng” – trước giờ khai hội
nhìn quanh bãi cỏ trước sân đền đã kín người. Đoàn người khăn áo đủ màu sắc
vẫn nườm nượp kéo về, trụng như dịng thác người đang chảy, cười nói rộn ràng
làm ngày hội thêm tưng bừng. Đúng 7h30’, đoàn rước của xã Dạ Trạch và xã
hàm Tử (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên) được cử hành từ đền Dạ Trạch tiến ra
phía sơng Hồng lấy nước. Đi đầu đồn rước là hai con rồng dài trên 20m của hai
xã do hơn bốn chục thanh niên khỏe mạnh thay nhau múa dưới tiếng trống thúc
liên hồi. Đây là biểu tượng của một mối tình gắn kết giữa hai xã. Rồng cịn thể
hiện cho nền kinh tế phát triển cho ước mở khát vọng muốn được bay cao, bay
xa của thần dân Dạ Trạch. Tiếp theo là đoàn rước cờ do các bà, các chị, áo quần
rực rỡ, đội trống chiêng, đội nhạc lễ, gươm trường bát cửu, đội múa sinh tiền…
vừa đi vừa mua hát theo nhịp góp phần cho ngày hội thêm tươi vui. Rồi đến kiệu
rước chúe đựng nước, kiệu rước “Bế ngư thần quan” (thần cá chép), kiệu Đức
Thánh Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân và các dội tế lễ của hai xã đi theo hầu
kiệu. Đồn rước gồm hàng nghìn người, chưa kể dân chúng tiến ra sông để du
thuyền lấy nước về tế Thánh. Hai bờ sông Hồng, dân chúng náo nức, chen nhau
ngắm xem chiếc thuyền lớn, cờ hội tung bay đang lướt đi trên mặt nước cịn mờ
hơi sương. Khơng khí này gợi nhớ đến 4000 năm trước khi công chúa Tiên

13



Hoàng Văn Hậu

Dung cờ quạt rộn ràng, du thuyền để vãn cảnh sông Hồng và đã ngẫu hợp Chử
Đồng Tử tại bãi cát tự nhiên, bắt đầu cuộc tình duyên đầy ý trời này. Hàng nghìn
con mắt đang dõi theo đồn thuyền, nhìn ai cũng đang mơ màng như sống trong
truyền thuyết xưa. Khi được hỏi chuyện, bác Nguyễn Thị Thái, người làng Đức
Nhuận, xã Hàm Tử cùng những người khác háo hức thi nhau kể lại truyền thuyết
cho tôi, bác cịn nói: “Cháu à, mấy năm trước lễ rước nước còn đẹp hơn nữa cơ.
Người dân cũng vây mùng màn tượng trưng để mô tả lại cảnh Tiên Dung tắm
như trong truyền thuyết, trên bờ cịn có đồn hát quan họ biểu diễn hay lắm”.
Ngừng một lúc, bác lại tiếp: “Bác thuộc một bài thơ tương truyền cho chính
Tiên Dung công chúa đã làm, mẹ bác và chị bác đã kể lại, bác nghe đã truyền
qua nhiều đời lắm rồi’. Bác vừa đọc vừa ngâm kéo dài bài thơ:
“Vây màn tắm mát kề liền bên sông
Người thục nữ kẻ tiên đồng
Tình cờ ai biết vợ chồng dun ưa
Trận cịn ra thói mây mưa
Truyền đi mấy tháng, truyền đem bắt về
Cùng nhau đã trót lời thề
Hai người một phút hịa về
Hồng Châu Đơng An, Dạ Trạch, Đơng Kim”
Khói hương nghi ngút truyền sau mn đời”… Bác bảo cịn dài lắm,
nhưng bác chỉ đọc thế thôi. Thế mới biết hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung đã ăn
sâu vào tiềm thức người dân và lễ hội dân gian đến nhường nào.
Sau khi nước được lấy đầy vào bình, đồn rước tiến về phía đến Dạ Trạch
để làm lễ khai mạc lễ hội. Màn hòa âm của 25 chiếc trống to nhỏ như một lời
hiệu triệu đầy khí thế, báo hiệu một mùa lễ hội thành công, một năm mới với
nhiều thắng lợi. Tám cơ gái, tượng trưng cho tám nữ tì, bước qua cầu tiên rước
nước vào đền. Hai cụ bô lão thay mặt dân chúng khiêng nước vào tế Thánh cầu


14


Hồng Văn Hậu

mong mưa thuận gió hịa, cây cối tốt tươi, mùa mang thắng lợi, xóm làng n
vui, gia đình hạnh phúc. Sau các nghi lễ tế rước, đại diện Sở Văn hóa huyện
Khối Châu, tỉnh Hưng n đến thắp hương và cầu mong mọi điều tốt lành sẽ
đến. Những mâm lễ gồm sôi trắng, thủ lợn, gà luộc cùng hương hoa được người
dân đội vào cúng tế.
Cũng tại quê hương Dạ Trạch- mảnh đất giàu truyền thống cách mạngTriệu Quang Phục, vị tướng tài giỏi nhà Lý, được sự giúp đỡ của đức thánh Chử
Đồng Tử ban cho móng rồng đã dẹp tan quân xâm lược nhà Lương, giải phóng
nước Vạn Xn thuở trước. Vì vậy lễ hội Chử Đồng Tử cịn là dịp để nhân dân
tơn vinh các vị anh hùng cách mạng, đã góp cơng, góp sức xây dựng quê hương.
Theo lời của anh Nguyễn Quang Úy trưởng ban tổ chức lễ hội tại Dạ Trạch thì
“Đền Hịa Dạ Trạch được cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa, chúng tơi tổ chức
thêm nhiều nghi lễ, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc để khách thập phương tới
tế lễ và thăm quan. Người dân từ khắp mọi miền từ thành phố Hồ Chí Minh ra
tới Hà Nội, Hải Phịng, ngược lên vùng cao, khách nước ngồi đến lễ rất đơng.
Họ muốn tìm hiểu về truyền thống và cội nguồn, văn hóa nơi đây. Được sống
trong khơng khí lễ hội, ai cũng cảm thấy trẻ và khỏe thêm”. Anh Úy cũng khoe:
Có nhiều người hỏi tơi, đội quân tế lễ anh lấy ở đâu mà đông thế, lại đẹp nữa.
Đó đều là dân trong xã hết đấy, dân ủng hộ nhiều lắm. Bình thường họ tất bật
quanh năm, nhưng vào ngày hội dù bận thế nào cũng gác lại hết. Có gia đình tới
hơn 20 người tham gia đồn rước từ ơng bà, bố mẹ, đến con cháu”. Niềm tự hào
lộ rõ trên gương mặt của anh, cũng như người dân Dạ Trạch. Cịn ở phía gần cầu
tiên ơng Nguyễn Như Bích người xã Dạ Trạch đang say sưa kể lại truyền thuyết
Chử Đồng Tử- Tiên Dung cho các cháu của mình nghe. Đứa nào cũng trịn mắt
ngạc nhiên, chăm chú nghe. Ơng kể về sự tích con cá chép, rằng: Ngày xưa nghe
các cụ kể lại ở đầm Dạ Trạch có con cá chép to bằng con trâu, tháng năm trời

nắng, hễ thấy trẻ chăn trâu ra tắm, là cá nổi lên nói chuyện, rồi sau đợt vỡ đê

15


Hồng Văn Hậu

khơng biết ơng cá đi đâu mất, dân mới lập đền thờ. Chỉ một mình Dạ Trạch mới
thờ thần cá này, độc đáo lắm”. Rồi ông lại chỉ đến chữ Kiệu có gậy và nón úp
nói: “Đây là biểu tượng gợi nhớ sự uy linh của Đức Thánh Chử Đồng Tử và
cũng là vật biểu thị cho hai chữ hiếu – trung của Chử Đồng Tử và Tiên
Dung…”. Cứ như vậy ơng kể hết sự tích này, đến sự tích khác, cố gắng truyền
cho lũ cháu mình niềm tự hào về quê hương đất nước. Lễ hội Chử Đồng Tử
cũng như một ngày lễ lớn thứ hai trong năm, theo lời của người dân Dạ Trạch nó
cịn tốn hơn tết. Trong 3 ngày hội, con cháu từ khắp nơi đều về, rồi bạn bè khách
khứa đến thăm quan. Nhà nhà trong thơn xóm đều đi cúng lễ, nhà nào lễ nhỏ thì
hương hoa, lễ lớn thì mâm xơi, đĩa thịt, đội ra đình. Nhà có điều kiện thì cơng
đức, kiến thiết xây dựng, tơn tạo đình, nhà khó khăn thì thành tâm, chỉ cần có
nén nhang là đủ. Nó đã trở thành tập tục lưu truyền qua nhiều đời và trở thành
một nét đẹp truyền thống, mang đậm văn hóa và tín ngưỡng dân gian.
2.3.2. Rước Kiệu
Vào lễ hội, mở màn là chương trình rước kiệu thánh từ đình làng về đền 9
xã rước bộ về đến Đa Hòa, 8 xã khác tổ chức lễ rước nước từ sơng Hồng về đến
Dạ Trạch. Đi đầu đồn rước là con rồng dài trên 20 mét được ba mươi thanh
niên khoẻ mạnh thay nhau múa theo điệu trống thúc liên hồi khiến cuộc rước
thật tưng bừng. Tiếp theo sau là hai hàng các bà, các chị, các cô trang phục đủ
sắc màu rực rỡ tay cầm cờ hội, chống chiêng, cùng ngựa hồng, ngựa bạch, gươm
trường bát bửu, phường đồng văn, đội múa sinh tiền, đội múa nón, đội nhạc lễ…
2.4.


Các hoạt động lễ hội:

2.4.1. Trò chơi
Người dân và du khách khi tham gia lễ hội Chử Đồng Tử không chỉ được
sống trong khơng khí linh thiêng của 4000 năm về trước mà còn được tham dự
các trò chơi dân gian: Leo cầu Kiều, đập nồi niêu, bịt bắt bắt dê, đánh đu, cờ
người và các màn múa rồng, múa lân đặc sắc. Các chàng trai thi nhau đi trên

16


Hoàng Văn Hậu

chiếc cầu Kiều dựng bằng tre, bắc ngang trên hồ trước cửa đền. Mặc dù bị ngã
xuống nước, nhưng họ vẫn không bỏ cuộc, cố leo lên đi tiếp. Xung quanh hồ
người dân đứng kớn để cổ vũ… Trò chơi được tổ chức trong suốt 3 ngày để
phục vụ dân chúng.
2.4.2. Văn Nghệ
Điều đặc biệt ở lễ hội Chử Đồng Tử ở Dạ Trạch người dân còn được nghe
hát trống quân, một làn điệu dân ca của vùng châu thổ sông Hồng. Nghe các cụ
trong xã kể lại: “Sau khi nên vợ nên chồng, Chử Đồng Tử và công chúa Tiên
Dung đã cùng nhân dân cải tạo vùng lau sậy bạt ngàn, cùng làm ăn, sinh sống.
Công chúa đã dạy nhân dân cách trồng lúa, ươm tơ, dệt vải và dạy hát trống
quân”. Hàng năm, trong những ngày hội, những nghệ nhân thường hát trông
quân để tưởng nhớ công ơn của các vị thánh. Điệu hát này đang dần bị mai một,
nhưng với người dân Dạ Trạch, đặc biệt là các nghệ nhân già việc lưu giữ và
phát triển làn điệu dân ca cổ là điều nên làm, nó sẽ góp phần làm đẹp thêm
truyền thống văn hóa quê hương. Hơn nữa, lễ hội Chử Đồng Tử cũng là nơi để
nhân dân trong xã và các nơi khác được trao đổi, bn bán hàng hóa. Những sọt
xu hào, những mớ rau cải còn tươi xanh được nhân dân bày bán. Đấy là sản

phẩm của đất trồng mau nơi đây. Điểm đặc biệt trong các đêm diễn ra lễ hội là
những buổi đốt đèn trời. Bến sông Hồng ở khu vực đền vào khi ấy chật kín
những người, minh chứng sống động cho câu châm ngơn “Tình u khơng có
tuổi”, bởi khơng chỉ có nam thanh, nữ tú háo hức và hồi hộp thả những lời cầu
nguyện về tình yêu và hạnh phúc theo những ngọn đèn trời…. Ngoài ra, còn
thấy bày bán những đặc sản của những nơi khác: Bánh củ mài Chùa Hương, chè
lam Hà Tây, bánh dày Quán Gánh… để khách thăm quan mua làm quà.
Tiểu kết chương 2
Trên đây tơi đã phân tích về Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung gồm 3 phần.

17


Hồng Văn Hậu

Phần thứ nhất nói về nguồn gốc của Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung.
Phần thứ 2 nói về các nghi lễ của Lễ hội. Phần thứ 3 nói về các hoạt động trong
Lễ hội.

18


Hoàng Văn Hậu

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ-TIÊN DUNG
3.1. Đánh giá thực trạng lễ hội
Trong kỷ nguyên công nghiệp hố, hiện đại hố, tồn cầu hố, xã hội phát

triển tồn diện thì cuộc sống của nhân dân lao động sẽ không ngừng được cải
thiện và nâng cao về mọi mặt. Do vậy, nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần
sẽ cao hơn nhiều so với xã hội hiện nay ở nước ta. Khi ấy nhu cầu về tín
ngưỡng, tâm linh của nhân dân lao động trở thành nhu cầu cấp thiết không thể
thiếu được, để cân bằng về mặt tâm lý và tình cảm của con người, sự cộng cảm
và cộng mệnh của các cộng đồng người trong đời sống xã hội hiện đại càng
được thể hiện rõ nét thông qua các mối quan hệ và giao lưu văn hố, với lịng
thân ái, vị tha và bao dung sâu sắc. Khi ấy lễ hội cổ truyền càng đóng vai trị là
phương tiện hữu ích cho con người hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá.
Vai trị, vị trí của lễ hội cổ truyền vẫn được xác định là cầu nối liền từ quá khứhiện tại- đến tương lai. Do đó mà các hoạt động văn hố lệ hội cổ truyền sẽ nhộn
nhịp, sơi nổi hơn nhiều so với hiện nay, để thoả mãn nhu cầu của đời sống xã
hội văn minh hiện đại, nhu cầu đời sống văn hoá tâm linh của nhân dân càng
nhiều hơn.
3.1.1. Ưu điểm:
Công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện Khoái Châu đã từng
bước đi vào nền nếp, nội dung lễ hội phong phú, đa dạng. Nhận thức của các cấp
chính quyền và nhân dân về vấn đề xã hội hóa trong cơng tác tổ chức lễ hội ngày
càng được nâng cao, phát huy được vai trò chủ thể và năng lực sáng tạo giá trị
văn hóa . Qua đó, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, thuần phong
mỹ tục được phát huy, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; "Ăn quả nhớ người

19


Hoàng Văn Hậu

trồng cây" được thường xuyên quan tâm giáo dục cho các thế hệ gắn với tôn
vinh những người có cơng với dân, với nước.
Trước khi tổ chức, lễ hội được xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản
hướng dẫn, thành lập Ban tổ chức và tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch,

chương trình lễ hội đã được ban hành. Việc quản lý tài chính trong lễ hội chặt
chẽ, tiền công đức, tiền giọt dầu được công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục
đích; các vấn đề về an ninh xã hội, về bảo vệ môi trường được quan tâm, cho
thấy sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân trong công tác tổ chức lễ hội.
Nguồn kinh phí thu được từ lễ hội đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phát
triển du lịch của địa phương, tái tu bổ di tích và tổ chức lễ hội.
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội được coi trọng và đã có nhiều
biến chuyển tích cực.Khuyến khích đặt 01 hịm cơng đức, tích cực tun truyền
hạn chế việc đặt tiền giọt dầu, đặt nhiều bát hương trong di tích. Lễ hội khơng
cịn hiện tượng dắt tiền lẻ, cắm hương bừa bãi vào tay tượng, cây cối...
Ban tổ chức lễ hội xây dựng quy chế hoạt động, nội quy bảo vệ di tích
cũng như hướng dẫn nhân dân, khách tham quan và hành lễ tại di tích, nâng cao
ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích, cảnh quan, mơi trường, thực hiện nếp sống văn
minh, văn hóa tín ngưỡng trong hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo và lễ hội, giữ gìn
sự trang nghiêm, linh thiêng nơi thờ tự, đẩy lùi những bất cập, tiêu cực, hành vi
không hợp thuần phong mỹ tục trong việc thắp hương, đốt mã tràn lan, đặt q
nhiều hịm cơng đức, thương mại hóa lễ hội.
Nhìn chung, cơng tác tổ chức và quản lí lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung
trong những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực , góp phần quan
trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân , thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, du lịch. Thông qua
việc tổ chức lễ hội góp phần củng cố tinh thần đồn kết , giáo dục truyền thống
văn hóa.

20


Hoàng Văn Hậu

3.1.2. Hạn chế:

Nhưng một điều dễ nhận thấy trong lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở
Dạ Trạch là sự lấn át của các phương tiện và hình thức hoạt động hiện đại đối
với các nghi thức dân gian.
Bên cạnh đền những quán hát karaoke, vui chơi có thưởng với tiếng nhạc
xập xình ầm ỹ đã làm khơng ít người phải nhăn mặt.
Mọi năm trong lễ rước nước, những nam thanh, nữ tú khỏe mạnh được
chọn để rước kiệu hộ giá đức thánh Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung và
Hồng Vân công chúa nhưng năm nay tất cả đều được đặt lên xe đẩy.
3.2.

Giải pháp:

3.2.1. Các cơ quan Chức năng
Ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã chủ động và phối hợp với các
ngành chức năng các huyện, thị, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá sâu
rộng, thường xuyên qua thông tin đại chúng; tổ chức các cuộc liên hoan, hội
diễn nghệ thuật; sản xuất băng đĩa nhạc, đĩa hình; giới thiệu trưng bày các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, xuất bản sách...nhằm để các cấp, các
ngành nhận thức sâu, toàn diện về giá trị của lễ hội, loại hình văn hóa dân gian
đặc sắc tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch, để chính quyền các cấp có ý thức
trân trọng dồn sức chỉ đạo đầu tư đúng mức.
Chọn lựa và bố trí cán bộ được đào tạo cơ bản, chun ngành, có năng lực
chun mơn, đạo đức tốt, u nghề làm công tác bảo tồn, khai thác lễ hội tiêu
biểu, loại hình văn hóa dân gian đặc sắc. Hàng năm duy trì các lớp tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm cơng tác văn hóa, du lịch ở các phịng, trung
tâm Văn hóa – Thể thao huyện, thị, thành phố. Kết hợp với các công ty lữ hành,
các cơ sở lưu trú tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn về lễ hội, văn hóa
dân gian cho người lao động ở các đơn vị này. Khuyến khích họ thành lập các
đội văn nghệ, câu lạc bộ trình diễn các trò chơi, trò diễn, dân ca, dân vũ... đặc


21


Hồng Văn Hậu

sắc, chế biến các món ẩm thực đặc sản phục vụ du khách. Liên kết giữa các cơ
sở lưu trú, lữ hành để kịp thời phục vụ nhu cầu thưởng thức lễ hội, loại hình văn
hóa dân gian địa phương của du khách.
Hàng năm, lượng khách về tham quan chiêm bái và tham gia lễ hội Chử
Đồng Tử-Tiên Dung không ngừng tăng lên. Để những hoạt động lễ hội được
diễn ra nghiêm túc, không gây ảnh hưởng đến sự linh thiêng của đền cần có
những giải pháp cụ thể. Những giải pháp này không những bảo tồn được nét đẹp
văn hóa vốn có của lễ hội mà cịn phát huy được giá trị của nó với sự phát triển
du lịch của địa phương.
Phát huy và nâng cao vai trị lãnh đạo của chính quyền địa phương trong
cơng tác tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động tại lễ hội Chử Đồng Tử
– Tiên Dung . Cần xác định đây là một hoạt động lễ hội nghiêm túc, linh thiêng,
có giá trị về mặt tâm linh đối với cư dân địa phương và khách du lịch. Vì vậy,
cần xác định đúng vai trị chủ đạo trong cơng tác tham mưu của Ban tổ chức lễ
hội, Ban quản lý di tích. Cần giải quyết những vấn đề phát sinh diễn ra trong lễ
hội một cách nhanh nhất tránh xảy ra những vấn đề đáng tiếc ảnh hưởng đến giá
trị tâm linh của lễ hội.
Để lễ hội diễn ra thành công, hạn chế những vi phạm của người tham gia
lễ hội thì cần có sự phối hợp, tham gia của các cấp các ban ngành địa phương sở
tại. Đặc biệt là chính quyền xã Dạ Trạch , huyện Khối Châu và ban quản lý khu
di tích đền . Cơng tác thanh tra, kiểm tra phải tổ chức thường xuyên. Cần xử lý
nghiêm minh những sai phạm tại lệ hội như biến tướng cờ bạc, lừa bịp du
khách…
Tăng cường tuyên truyền nét đẹp văn hóa lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung
cho du khách thập phương thơng qua các trị chơi truyền thống như đánh cờ, đu

tiên, đua thuyền rồng… Đặc biệt, cần khơi phục những trị chơi truyền thống đã
bị mai mọt qua thời gian để thu hút sự quan tâm của khách thập phương, đồng

22


Hồng Văn Hậu

thời gìn giữ được nét đặc sắc, độc đáo vốn có của lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên
Dung của xứ Nhãn nổi tiếng.
Tăng cường tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. để
nâng cao ý thức của người dân và du khách khi tham gia lễ hội trong việc bảo vệ
và gìn giữ mơi trường xanh sạch đẹp , bảo vệ di tích khơng bị phá hủy những nét
cổ vốn có của nó. Thành lập các đội thanh niên tình nguyện để hướng dẫn, giúp
đỡ du khách trong suốt những ngày diễn ra lễ hội.
Chính quyền xã Dạ Trạch nên kết hợp với Sở Du lịch Hưng Yên để
thường xuyên tổ chức những hội thảo liên quan đến việc tu bổ, giữ gìn và phát
huy giá trị lịch sử của đền Hóa , nhằm thu thập những ý kiến của các nhà khoa
học để tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc khai thác và bảo tốn giá trị
của nó trước những tác động tiêu cực hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Trên đây tôi đã phân tích những ưu điểm, hạn chế của lễ hội Chử Đồng
Tử – Tiên Dung và đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế đã nêu
trên.

23


×