Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.49 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>- Trong lịch sử cách mạng Việt Nam có một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, quyết </b>
<b>tâm và nghị lực phi thường vượt qua khó khăn, gian khổ hồn thành xuất sắc mọi nhiệm </b>
<b>vụ được giao. </b>
Suốt 11 năm du học ở nước ngồi, ơng đã âm thầm nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ và hệ thống
tổ chức chế tạo vũ khí, để rồi trở về nước góp phần đắc lực vào cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Với chiến công ấy ông đã được phong quân hàm cấp tướng và danh hiệu Anh hùng lao động,
Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xơ. Ơng là GS, viện sĩ Trần Đại Nghĩa.
<b>Hơn chục năm âm thầm nghiên cứu vũ khí</b>
Sinh ngày 13/9/1913, trong một gia đình giáo viên nghèo ở thị xã Vĩnh Long. Cha mất sớm, mới
7 tuổi đã phải xa gia đình đi trọ học. Ngay từ những năm học tiểu học, rồi trung học, Phạm
Quang Lễ (tên khai sinh của GS Trần Đại Nghĩa) luôn luôn là một học sinh xuất sắc, giỏi toàn
diện, nhất là mơn tốn.
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của các phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, rồi phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh, ngay từ thuở thiếu thời, anh đã tâm
niệm rằng, nước mình phải tự chế tạo được nhiều loại vũ khí, cả những vũ khí hiện đại, mới có
thể qt sạch bọn xâm lược. Một hơm tình cờ anh gặp nhà báo Việt kiều yêu nước Vương
Quang Ngươu từ Pháp về. Qua vài lần trò chuyện, thấy chàng thanh niên này giàu lòng yêu
nước, kiến thức uyên thâm, lại lễ phép, trung thực, chín chắn, khiêm nhường, ơng Ngươu rất q
mến.
Biết anh có nguyện vọng sang Pháp du học, nhưng nhà nghèo, ông Ngươu đã vận động Hội Ái
hữu Trường Chasseloup Laubat ở Pháp cấp cho anh một năm học bổng. Điều này làm cho Phạm
Sau năm học dự bị, anh thi đỗ xuất sắc vào Trường Đại học Cầu đường Paris và được học bổng
toàn phần của Nhà nước Pháp. Cũng trong năm 1936, lần đầu tiên anh biết đến tên tuổi Nguyễn
Ái Quốc. Càng đọc những bài báo của Người, ý thức dân tộc, tình cảm yêu nước trong anh càng
thêm nồng nàn, động cơ học tập và mục tiêu của đời anh càng trở nên rõ ràng. Ngoài giờ lên lớp
ở trường cầu đường, anh còn theo học ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Paris và khoa toán Trường
Đại học Sorbonne.
Bởi vậy không bao giờ anh bỏ các giờ trắc-thực nghiệm ở trường, thực tập ở xí nghiệp, nhà máy.
Năm 1940, Phạm Quang Lễ đã nhận gần như cùng một lúc ba bằng: Kỹ sư cầu đường, Kỹ sư
điện và Cử nhân toán. Sau đó anh cịn học tiếp và nhận thêm ba bằng nữa: Kỹ sư hàng không,
Mỏ địa chất và Chế tạo máy.
Trong thời gian ở Pháp, Phạm Quang Lễ rất hay lui tới Viện Bảo tàng vũ khí, xem xét kỹ lưỡng
tất cả các loại vũ khí từ thơ sơ đến hiện đại. Anh học gì và đọc sách nào cũng đều liên quan tới
thời cuộc và kỹ thuật chế tạo vũ khí, tổ chức và quản lý ngành cơng nghiệp quốc phịng.
Thường xun tới thư viện đọc sách, gây được cảm tình với người thủ thư, anh càng có điều kiện
"lén" nghiên cứu những tài liệu liên quan tới vũ khí, điều mà chính quyền Pháp nghiêm cấm đối
với dân tộc thuộc địa. Cảm phục chàng sinh viên Việt Nam cần cù, chăm chỉ và trung thực,
người thủ thư nhiều khi còn "phá lệ" cho anh được mang sách về nhà đọc.
Suốt 11 năm âm thầm nghiên cứu, anh đã ghi chép hơn 30 nghìn trang tài liệu về vũ khí.
<b>Bác Hồ chắp cánh thực hiện ước mơ</b>
Ngày 5/12/1946 trở thành bước ngoặt trong cuộc đời người trí thức trẻ vừa từ Pháp được theo
Người giải thích một cách rất dí dỏm "Một là họ Trần khơng có họ với Bác, đấy là họ của Trần
Hưng Đạo. Hai là, Đại Nghĩa là nghĩa lớn để chú nhớ đến nhiệm vụ của mình với nhân dân, với
đất nước". Bác cịn nói thêm: "Dùng bí danh này để giữ bí mật cho chú và để bảo vệ gia đình, bà
con chú cịn ở trong Nam".
40 ngày trên chiến hạm Dumont d'Urville lênh đênh trên biển trở về quê hương, anh và nhóm trí
thức cùng về đã được Bác giảng giải những điều cơ bản và sâu sắc nhất về lịch sử Việt Nam và
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Anh cảm thấy khơng cịn gì sung sướng và hạnh phúc hơn khi
được chính Bác Hồ giao cho nhiệm vụ lo sản xuất vũ khí để đánh giặc, điều mà anh đã mơ ước
từ thủa niên thiếu và âm thầm chuẩn bị suốt 11 năm du học.
Về nước, mặc dù hồn cảnh vơ cùng khó khăn và hầu như bắt đầu từ số không, thế nhưng chỉ sau
gần 3 tháng, cuối tháng 2/1947, các chiến sĩ quân giới dưới sự chỉ đạo của Trần Đại Nghĩa đã sản
xuất thành công súng bazôka với sức mạnh xuyên thủng 75 cm tường thành gạch xây, tương
đương với sức nổ của đạn bazôka do Mỹ chế tạo.
Đánh địch cố thủ trong lô cốt bê tông cốt thép, bộ đội ta phải cho nổ bộc phá cỡ lớn, hoặc mìn
lõm cỡ lớn. Cách đánh đó nguy hiểm cho xung kích, bộ đội phải ém sát đối phương. Ông nghĩ
đến việc chế tạo một loại súng nhẹ, có thể vận chuyển dễ dàng trên đơi vai bộ đội, nhưng lại có
sức cơng phá ngang như một cỗ đại bác sáu tấn thép - Đấy là súng khơng giật SKZ, loại vũ khí
hiện đại, mới xuất hiện lần đầu trong trận quân Mỹ đổ bộ lên đảo Okinawa (Nhật Bản) cuối
chiến tranh thế giới thứ hai.
Trần Đại Nghĩa cùng với những cộng sự gần gũi như Nguyễn Minh Tiếp, Hồng Đình Phu, Bùi
Minh Tiêu, Phạm Đồng Điện, Nguyễn Văn Hường… đã phải lặp lại q trình sáng chế SKZ,
hồn tồn độc lập với người Mỹ. Cuối cùng, ông và các cộng sự đã chế tạo thành công.
SKZ Việt Nam xuất trận lần đầu trong trận Phố Lu, đánh phá tan tành các lơ cốt địch có tường bê
tơng cốt thép dày hơn 1 mét. Năm 1950 chiến trường Nam Trung bộ nhận được 10 khẩu SKZ và
150 quả đạn từ Việt Bắc chuyển vào. Trong một đêm, với loại súng không giật này ta đã nhổ 5
đồn giặc. Quá hốt hoảng, địch tháo chạy thục mạng khỏi hàng trăm đồn bốt khác. Có SKZ rồi,
ơng tiếp tục nghiên cứu và chế tạo đạn bay. Và ông cũng đã sáng chế thành công loại tên lửa
nặng 30 kg có thể đánh phá các mục tiêu ở cách xa 4 km.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trần Đại Nghĩa đã góp phần to lớn trong việc tìm
biện pháp chống nhiễu của máy bay B-52 và nâng cấp độ bay cao của tên lửa SAM-2 để tổ chức
phịng khơng hiệu quả nhất. Ơng cũng có cơng rất lớn trong việc tìm biện pháp phá hệ thống
thủy lôi của địch và chế tạo những trang thiết bị đặc biệt cho Bộ đội Đặc cơng.
Ơng đã vĩnh biệt chúng ta vào chiều ngày 9/8/1997, song những thành quả mà ông để lại thực sự
là những tài sản vô cùng to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta