Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.58 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ 13 Câu 1: Cho đoạn văn sau: “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới…Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.” (Tiếng mưa – Nguyễn Thị Như Trang). a/ Hãy xác định những từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên. b/ Đoạn văn có những từ nào là từ tượng hình? Câu 2: Thay thế từ in nghiêng được dùng theo nghĩa bóng ở mỗi dòng dưới đây bằng từ ngữ được dùng theo nghĩa đen. (Ví dụ: căn nhà ổ chuột – căn nhà chật chội, tối tăm) a/ Tấm lòng vàng. b/ Ý chí sắt đá. c/ Lời nói ngọt ngào. Câu 3: Các từ ngữ được in nghiêng trong mỗi câu dưới đây là bộ phận phụ gì trong câu: a/ trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn nô đùa vui vẻ. b/ Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. Câu 4: Thêm những vế câu và cặp từ chỉ quan hệ khác nhau để tạo thành 3 câu ghép có nội dung khác nhau từ mỗi câu đơn dưới đây. a/ Hải lười học. b/ Linh bị ốm. Câu 5: Trong bài Tiếng hát mùa gặt (Tiếng Việt 5, tập 2), nhà thơ Nguyễn Duy có viết: “Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.” Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ở hai câu thơ trên? Nhờ biện pháp nghệ thuật nổi bật đó, em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ? Câu 6: Vào những ngày vui, gia đình em thường cắm một lọ hoa đẹp. Hãy tả lại lọ hoa đó và nêu cảm nghĩ của em. (Bài viết khoảng 20 dòng). GIẢI ĐÁP – GỢI Ý ________________ Câu 1: a/ Xác định đúng các từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau: - Từ đơn: mưa, những, rơi, mà, như. - Từ ghép: mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ; - Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót. b/ Chỉ rõ 2 từ tượng hình: mềm mại, nhảy nhót. Câu 2: Thay thế được từ in nghiêng dùng theo nghĩa bóng ở mỗi dòng bằng từ ngữ cùng nghĩa được dùng theo nghĩa đen..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> a/ Tấm lòng vàng – Tấm lòng tốt đẹp, quý báu (hoặc: quý giá, đáng trân trọng, …) b/ Ý chí sắt đá - Ý chí vững vàng, không lay chuyển được (hoặc: cứng rắn, vững vàng,…) c/ Lời nói ngọt ngào – lời nói êm ái, dễ nghe, ( hoặc: dễ ưa, nghe thích thú,…). Câu 3: Chỉ rõ được tên gọi của các bộ phận phụ (trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ) được in nghiêng trong mỗi câu như sau: a/ Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn nô đùa vui vẻ. TN ĐN BN b/ Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. TN ĐN BN Câu 4: Thêm được những vế câu và cặp từ chỉ quan hệ khác nhau để tạo thành 3 câu ghép có nội dung khác nhau từ mỗi câu đơn đã cho. Ví dụ: Câu a: Hải lười học. (1) Vì Hải lười học nên cô giáo rất buồn. (2) Nếu Hải lười học thì Hải không thể được điểm tốt. (3) Chẳng những Hải lười học mà Hải còn hay nghịch dại. Câu b: Linh bị ốm. (1) Tuy Linh bị ốm nhưng bạn ấy vẫn làm bài đầy đủ. (2) Vì Linh bị ốm nên Bình làm trực nhật thay bạn. (3) Nếu Linh bị ốm thì các bạn trong tổ sẽ rất buồn. Câu 5: Nêu được biện pháp nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ: nhân hóa (thể hiện rõ ở các từ thường chỉ đặc điểm của người: nâng, liếm). - Cảm nhậ được nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ: cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật vui tươi, náo nức (Gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn cuộc sống ấm no (Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Những cảnh đó gợi cho ta thấy không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến. Câu 6: Bài viết có độ dài khoảng 20 dòng: viết đúng thể loại văn miêu tả ( kiểu bài tả đồ vật). Nội dung cần tả rõ: - Vẻ đẹp về màu sắc, hương thơm, đặc điểm nổi bật khác…của những bông hoa trong lọ, đồng thời chú ý đến nét nổi bật của lọ hoa để làm tôn thêm sự hài hòa của đồ vật. - Cảm nghĩ chân thành của em trước vẻ đẹp của một đồ vật đem lại niềm vui cho bản thân và gia đình trong ngày vui. Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ..
<span class='text_page_counter'>(3)</span>