Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giai thoai ve nha van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.09 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Giai thoại về Tản Đà</b>


<b> Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1888, mất năm 1939,</b>
<b>ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Quê ông ở gần núi Tản</b>
<b>sông Đà, nên ơng lấy hiệu là Tản Đà. Ơng thơng minh, học chữ Hán giỏi,</b>
<b>nhưng thi mấy khoa không đỗ, sinh ra chán nản. Sau ông bỏ nghề thi</b>
<b>cử, chuyên làm thơ, làm báo. Thơ ca của ông khá gần gũi với thơ ca dân</b>
<b>gian, có một nghệ thuật đặc biệt điêu luyện, được nhiều người ưa thích.</b>
<b>Tương truyền Tản Đà rất thích ăn rau sắng, nhất là loại rau sắng chùa Hương.</b>
Nhiều lần ông đã ca tụng thứ rau này trong thơ ca của mình.Khoảng năm Nhâm
Tuất (1922) ơng ở trong một hoàn cảnh rất túng bấn, đến dịp hội chùa Hương
18 tháng 3 ông không đi được. Ngồi nhà nhớ hội chùa, nhớ rau sắng, ông ngâm
bài ca tự tình rằng:


Muốn ăn rau sắng chùa Hương,
<i> Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa</i>
<i> Mình đi ta ở lại nhà,</i>
<i> Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm. </i>


Sau đó bài thơ được phổ biến trên báo.Cuối tháng 3 năm ấy, ông bỗng nhận
được một bưu kiện gửi đến, không đề là của ai. Mở xem thì là một bó rau sắng
chùa Hương cịn xanh tươi, kèm thêm mảnh giấy con đề 4 câu thơ rằng:


Kính dâng rau sắng chùa Hương,
<i> Tiền đò đỡ tốn, con đường đỡ xa,</i>
<i> </i> <i> </i> <i> Không đi thời gửi lại nhà,</i>
<i> Thay cho dưa khú cùng là cà thâm.</i>


Ký tên: Đỗ Trang nữ.Nhà thơ vừa cảm động, vừa lấy làm lạ không biết món q
của ai. Với trí óc đầy mơ mộng, ơng gọi ngay người cho q là "người tình nhân
khơng quen biết". Ơng khơng biết gửi lời cảm tạ về đâu, nên đành làm một bài


thơ đăng lên báo vào mục Truyện thế gian.


Bài thơ như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i> Nước non khuất nẻo ngư nhàn,</i>
<i> Tạ lòng xin mượn "thế gian" đưa tình.</i>


Giai thoại về nhà văn


Nguyễn Tuân



Chủ Nhật, 23/10/2011 09:23
<b>Cho bác “chen” với</b>


Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân có thói quen đến uống bia ở quầy bia Cổ Tân. Bấy giờ
bia cịn là loại hiếm nên đơi khi nhà văn cũng phải xếp hàng như mọi người và bởi vậy
mà ơng được chứng kiến khơng ít cảnh “chen ngang”. Lần ấy, nhà văn già rất ngạc nhiên
khi thấy một chú bé - tay xách một cái can to - ở đâu bỗng chạy đến, lách vào đứng ngay
trước mặt ông. Nhà văn nắm lấy vai chú bé, hỏi ngay:


- Này, cháu làm gì thế?


Đứa bé ngước mắt nhìn ơng già rồi trả lời hết sức thản nhiên:
- Thưa bác, cháu xếp hàng mua bia cho bố cháu.


- Thế thì... - nhà văn già cúi xuống đứa bé - cháu hãy nhìn kỹ bác đây này: Bác già rồi.
Đầu bác hói, tóc bác bạc, cằm bác có râu. Nhớ chưa?


- Dạ thưa bác, cháu nhớ rồi. - Lần này đứa bé trả lời có vẻ ngần ngại. Song nó vẫn băn
khoăn - Nhưng thưa bác, nhớ thế để làm gì ạ?



Nhà văn già điềm nhiên trả lời:


- À, để rồi ngày mai nhỡ bác có đến sau thì nhớ cho bác “chen ngang” với nhé.
Đứa bé im lặng, đỏ bừng mặt... Hình như nó đã hiểu.


<b>Tình bạn Nguyễn Tn - Ngơ Tất Tố</b>


Nhà văn Nguyễn Tuân sinh năm 1910, so với nhà văn Ngô Tất Tố (sinh năm 1894) thì
thuộc thế hệ “đàn em”, nhưng sinh thời, hai ơng đã từng có những kỷ niệm rất mật thiết
với nhau, như bạn bè đồng trang lứa.


Tác giả Vang bóng một thời có lần nhớ lại: Hồi ấy (quãng những năm ba mươi), nhiều
đêm Ngơ Tất Tố thường ngồi ở tồ soạn một báo nọ trong góc phố Hàng Da để viết bài.
Nguyễn Tuân trẻ trai thường hay đi chơi về khuya nên thỉnh thoảng lại tạt qua đây ngủ
nhờ. Bao giờ cũng vậy, trông thấy bộ dạng Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố lại vui vẻ hỏi:
“Thế nào, có vui và đông lắm không? Thôi bác thức, tôi đi ngủ đây”. Và Nguyễn Tuân
tâm sự: “Nhiều đêm về oi ả q, tơi chỉ muốn ngủ, cịn viết gì thì viết, mai hãy hay. Nhìn
những trang viết dở của bác Tố trên bàn, tự nhiên trong người thấy đứng đắn trở lại. Và
ngồi vào trước tờ giấy trắng, vừa ngáp vừa nhìn ơng bạn vong niên ngon giấc sau khi đã
viết một số trang kia”.


Đấy là một kỷ niệm với Ngơ Tất Tố lúc ơng cịn sống, trong đó Nguyễn Tn khơng hề
phủ nhận vai trị “động viên” tinh thần của bậc đàn anh trong quá trình sáng tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

chỉ ba hào một bát). Chưa hết, khi vào vai Chánh tổng trong phim Chị Dậu (chuyển thể
từ tiểu thuyết Tắt đèn), ngoài thù lao vai diễn, Nguyễn Tuân càng có thêm nhiều quần
chúng biết đến. Ông kể lại: “Đi trên hè phố, nhiều người tơi khơng quen nhưng nhìn tơi
với nụ cười cảm tình với một nhân vật màn ảnh họ vừa nhận ra”.


Đối với Nguyễn Tn, ơng có niềm vui thật trọn vẹn khi nhớ về tình bạn giữa ơng và Ngơ


Tất Tố: Một tình bạn buổi ban đầu đến với văn chương, một tình bạn trong những năm
kháng chiến gian khổ, một tình bạn trên trang sách mà ông viết lời giới thiệu và một tình
bạn trên những thước phim mà ông tham gia một cách tâm huyết.


<b> Giai thoại làng văn</b>



Nguyễn Tuân & Nguyên Hồng


Nguyên Hồng đến thăm Nguyễn Tuân. Hai cụ bày rượu ra uống, bày bàn cờ ra
chơi.


Ngồi cả buổi, hai cụ bàn về chuyện thời thế, chuyện văn chương rất tâm đắc
nhưng cả hai không ai đụng đến quân cờ.


Nậm rượu ngon đã cạn, thức nhắm đã vơi, bỗng Nguyên Hồng cầm quân cờ
đánh chát một cái xuống bàn, thét to:


- Chiếu tướng!


Nguyễn Tuân giơ cả hai tay lên trời:
- Thua!


Xuân


Hoàng


quên con



Nhà thơ Xuân


Hoàng đưa con đến bệnh viện khám bệnh. Khi cháu vào phòng khám rồi, anh
lững thững tản bộ trước sân. Bất chợt có người bạn đi qua trơng thấy, rủ anh


nhảy lên xe đạp về nhà mình uống rượu đọc thơ, anh đi liền.


Tàn bữa rượu, ra về đã q trưa, Xn Hồng thấy mình qn qn một cái gì.
Thị tay vào túi thấy chìa khóa xe, anh nhớ mình để xe ở bệnh viện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Con đâu? Anh đưa nó đi khám bệnh cơ mà!
Xn Hồng chợt tỉnh:


- Ồ nhỉ! Chết cha. Có ơng bạn rủ đi đọc thơ, thế là quên biến!


Trở lại bệnh viện không thấy con đâu, anh hốt hoảng đạp xe đi khắp thị xã tìm
con, chiều mới về. Đến nhà, thấy con đang nằm ngủ. Thì ra khám bệnh xong,
khơng thấy bố, nó đã khơn ngoan nhờ bác sĩ gọi điện cho mẹ ở Tỉnh hội Phụ nữ
sang đón.


Bà vợ giấu kín việc này để cho ơng chồng đãng trí một bài học.


Biên tập là cái gì?



Nhà văn Nguyễn Quỳnh là biên tập viên NXB Kim Đồng đi thăm bạn ở Vĩnh
Phúc. Bất ngờ có chuyện gấp, ơng phải về lúc gần nửa đêm.


Đến bến Chèm vừa nửa đêm. Bến vắng tanh vắng ngắt. May quá, gặp một ông
cụ giữ ngô, nhà văn hỏi đường đến nhà người chèo đò của hợp tác xã. Nghe
gọi, mắt nhắm mắt mở, ông lái đò dậy thắp đèn rồi đòi xem giấy cơng tác. Thấy
giấy ghi: “Đồng chí Nguyễn Quỳnh, biên tập viên nhà xuất bản Kim Đồng”, ông
càu nhàu:


- Biên tập là cái đ... gì mà đêm phải sang sơng?
Nguyễn Quỳnh nghiêm mặt:



- Sao ơng lại nói thế? Ơng khơng đọc thơ Tố Hữu: <i>“Nửa đêm biên tập diệt đồn</i>
<i>à?”</i>(Thực ra là: <i>“nửa đêm bơn tập...”</i>).


Ơng lái đị vui vẻ:


- Em ít đọc thơ. Vâng, mời bác xuống bến.
Thơ tặng tổ thơ


Năm ấy tổ thơ
báo <i>Văn Nghệ</i> chỉ có
nhà thơ Vĩnh Mai và
Xuân Quỳnh. Xuân
Quỳnh gọi Vĩnh Mai


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Chế Lan Viên khơng tiện nói thẳng ra điều đó, ơng tặng tổ thơ mấy vần lục bát
nghịch ngợm:


<i> Tổ thơ một</i>


<i>bố</i> <i>một</i> <i>con</i>


<i> Bố già lẩn thẩn, con cịn ngơ</i>
<i>nghê</i>


<i> Lại thêm Phạm Hổ mới về</i>
<i> Hổ gì... hổ giấy khị khè cả</i>
<i>đêm!</i>


Thứ trưởng ơm vai tơi



Nhà thơ Trần Lê Văn có thời gian được điều về làm việc ở Ty Văn hóa tỉnh H.
Một hơm, thứ trưởng Cù Huy Cận về thăm ty. Đi qua phòng văn nghệ, thấy Trần
Lê Văn, Huy Cận bắt tay rồi ôm vai dạo quanh sân đọc gần chục bài thơ mới
viết. Các trưởng phó ty nhìn cảnh ấy rất bực mình.


Mấy ngày sau, trong cuộc họp cơ quan, một anh trưởng phòng phê bình Trần Lê
Văn:


- Anh là cái thá gì mà dám ôm vai thứ trưởng!
Từ tốn, Trần Lê Văn cải chính:


- Khơng ạ, thứ trưởng ơm vai tơi chứ tơi không dám ôm vai thứ trưởng.


Thật như bịa



Anh em văn nghệ sĩ,
sau đợt chỉnh huấn,
viết bản tự kiểm
thảo. Nhà văn
Nguyên Hồng sau
khi viết được vài


trang, nghỉ tay rít một hơi thuốc lào. Ơng đến sau lưng nhà văn Nguyễn Cơng
Hoan nhìn vào tập giấy trắng của bạn. Ngồi mấy chữ <i>“Bản tự kiểm thảo”</i> viết
nắn nót, ngồi nửa buổi sáng, Nguyễn Công Hoan chưa viết được chữ nào.
Nguyên Hồng cười khà khà:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Nguyễn Cơng Hoan hóm hỉnh:



- Viết tiểu thuyết là bịa như thật cho nên nó nhanh. Cịn thứ này muốn viết nhanh
thì phải viết thật như bịa cho nên khó ơi là khó!


<b>NHỮNG BÚT DANH CỦA NHÀ VĂN NAM CAO</b>


<b>Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở xã Đại</b>
<b>Hoàng, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam. Ông là một trong</b>
<b>những gương mặt tác giả tiêu biểu của nền văn học hiện</b>
<b>đại Việt Nam - một nhà văn hiện thực lớn của Việt Nam,</b>
<b>một nhà nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu lớn nhất thế kỷ XX.</b>
<b>Bạn đọc từ lâu đã coi “Sống mịn”, “Chí Phèo”, “Lão</b>
<b>Hạc”, “Đôi mắt”… như những “file nén” chứa đầy giá trị</b>
<b>nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc được ký dưới</b>
<b>bút danh Nam Cao mà ít người hiểu được ý nghĩa của bút</b>
<b>danh này. Và chắc rất nhiều bạn đọc cũng không biết</b>
<b>ngồi “Nam Cao” ra, nhà văn cịn sử dụng bút danh nào</b>
<b>khác? Yêu mến nhà văn và muốn có một cách tiếp cận phong phú hơn về</b>
<b>cây bút hiện thực – nhân đạo tiêu biểu của văn học dân tộc, bài viết này hi</b>
<b>vọng sẽ cung cấp thêm những thông tin thú vị xung quanh việc chọn bút</b>
<b>danh của nhà văn Nam Cao.</b>


Qua lời kể của những người đã từng có thời gian sống và làm việc cùng nhà văn
Nam Cao, thì dưới các bản thảo của mình, ngồi bút danh Nam Cao nhà văn còn còn ký
rất nhiều bút danh khác như <i><b>Nam, Cao, Thúy Rư, Nhiêu Khê, Nguyệt, Suối Trong, Ma</b></i>
<i><b>Văn Hữu, Xuân Du</b></i>… Trong đó bút danh <i><b>Nam Cao</b></i> được nhà văn sử dụng nhiều nhất và
bút danh này được coi như một “con dấu phong cách” mà nhà văn đóng lên các tác phẩm
của mình, về sau được coi như những “khn thước” cho dịng văn học hiện thực thế kỷ
XX.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

đầy ắp tình cảm nhân đạo đối với nhân dân. Không thể phủ định rằng trong gia tài tác


phẩm của nhà văn, các tác phẩm được ký dưới bút danh <i><b>Nam Cao</b></i> đóng góp một phần
quan trọng khẳng định tầm vóc và vị trí của nhà văn trong nền văn học dân tộc.


Giải thích về lý do vì sao anh mình chọn bút danh <i><b>Nam Cao</b></i>, ông Trần Hữu Đạt,
em trai của nhà văn cho biết: Nam Cao đã ghép chữ đầu tên huyện (Nam Sang) với chữ
đầu tên tổng (Cao Đà) làm thành bút danh của mình, để nhớ ơn mảnh đất nơi ơng sinh ra.
Có một câu chuyện kể rằng khi chia tay Hồng Cao - một người bạn thân của mình trước
khi hai người đi hai hướng đánh giặc, Nam Cao đã nhắn nhủ với bạn rằng: “Chúng mình
là con trai làng Đại Hoàng, trai Lý Nhân, trai Nam Sang, đi đâu, làm gì cũng phải xứng
danh là trai Nam Sang nhé!”. Nam Cao vốn là người có lịng u nước, u quê hương,
yêu nhân dân vô cùng sâu sắc nên bút danh đó cịn có ý nghĩa là nước Nam cao cả, cao
sang nữa.


Như đã liệt kê ở trên, ngoài bút danh Nam Cao, nhà văn xuất sắc thế kỷ XX
cịn có các bút danh khác như <i><b>Nhiêu Khê, Xuân Du, Thúy Rư</b></i>… Theo nhà văn Tơ
Hồi,Nam Cao ký bút danh <i><b>Nhiêu Khê</b></i> là có ý đùa. Còn bút danh <i><b>Xuân Du</b></i> mà nhà văn
ký dưới các bài thơ của mình là do ơng lấy 2 chữ ở đầu câu thơ mà nhà văn và Tơ Hồi
hồi ấy thường ngâm ngợi:


<i>Xn du phương thảo địa</i>
<i>Hạ thưởng lục hà trì</i>
<i>Thu ẩm hồng hoa tửu</i>
<i>Đơng ngâm bạch tuyết thi</i>
Tạm dịch:


<i>Mùa xuân chơi miền cỏ non</i>
<i>Mùa hạ tắm hồ sen ngát</i>


<i>Mùa thu uống rượu hồng hoa </i>
<i>Mùa đơng ngâm thơ tuyết trắng</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Nam Cao bước vào văn đàn khá sớm nhưng chỉ khi ngòi bút ấy chỉ thực sự sắc
sảo khi tập trung hướng vào miêu tả cuộc sống hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám. Vì những đóng góp của mình, Nam Cao được coi là người
đem lại chiến thắng vẻ vang cho chủ nghĩa hiện thực trong văn chương hiện đại Việt
Nam nửa đầu thế kỉ XX. Bút danh thì có nhiều nhưng phong cách và “cái chất riêng ” của
Nam Cao cho đến nay vẫn chỉ có một. Và có thể khẳng định rằng trong tất cả các bút
danh đã dùng,<i><b>Nam Cao</b></i> là bút danh để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng và ý nghĩa
nhất.


<b>NGUYỄN ĐÌNH THI VÀ MỐI TÌNH KHƠNG BIÊN GIỚI</b>


<b>Nhà văn Nguyễn Đình Thi vốn nổi tiếng vì tài hoa và vẻ</b>
<b>ngồi đẹp trai, phong trần. Gắn với cuộc đời ông là</b>
<b>những chuyện tình lãng mạn, đẹp đẽ. Mối tình của</b>
<b>Nguyễn Đình Thi với nữ nhà báo Madeleine Riffaud để lại</b>
<b>trong lòng người nhiều dư vị nuối tiếc, bâng khuâng xen</b>
<b>lẫn cảm phục.</b>


Cuộc gặp “sét đánh” giữa đôi trai tài, gái sắc xảy ra vào năm 1951, tại Đại hội liên
hoan Thanh niên Quốc tế diễn ra ở Berlin, Nguyễn Đình Thi được cử làm đại biểu của
VN. Tại đây, chàng trai 27 tuổi đẹp trai, tài hoa lần đầu gặp được một phụ nữ rất quan
trọng trong đời mình. Năm ấy, Nguyễn Đình Thi đã nổi tiếng với hai ca khúc Diệt phát
<i>xít vàNgười Hà Nội, đang giữ cương vị Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc kiêm Ủy viên</i>
Thường vụ Quốc hội. Lúc này cuộc chiến tranh chống Pháp đang đi vào giai đoạn khốc
liệt, tin chiến thắng đến liên tục, nên đồn đại biểu Việt Nam ln là tâm điểm của các
đồn quốc tế, truyền thơng và báo chí. Trong đó, Nguyễn Đình Thi càng được chú ý bởi
vóc dáng cao ráo, vẻ đẹp trai rất phong trần và khả năng nói tiếng Pháp lưu lốt, tư duy
sắc sảo.



Thuộc phái đồn đến từ Pháp, Madeleine Riffaud, phóng viên báo Nhân đạo cũng không
kém nổi bật, không chỉ bởi chị đẹp một cách thanh tú và mê hoặc hay vì chị là tác giả của
tập thơ Con ngựa đỏ đã được trao giải văn chương Pháp, mà Madeleine Riffaud từng là
đội viên du kích chống phát xít, nữ du kích đầu tiên hạ sát một sĩ quan Nazi giữa lòng
Paris. Riffaud bị Gestapo bắt năm 1944, bị kết án tử hình và được giải cứu thành cơng chỉ
6 ngày trước ngày hành quyết. Năm 1946, Madeleine được nước Pháp phong tặng danh
hiệu anh hùng và được thưởng huân chương Bắc Đẩu bội tinh, phần thưởng cao quý nhất
của nước Pháp. Với một quá khứ kỳ lạ như thế, việc Madeleine Riffaud được nhiều người
quan tâm, ngưỡng mộ không phải là lạ. Trong số đó có Nguyễn Đình Thi. Hay nói đúng
hơn là họ bị “sét đánh” và say mê nhau từ lần đầu gặp gỡ. Đôi trai tài gái sắc cảm nhau vì
tài, ln quấn qt trong đợt liên hoan, mà dù đã cố gắng giữ khoảng cách, khách sáo với
nhau, nhưng nhiều nhà văn từ phái đoàn các nước cũng đã nhận ra những “tín hiệu bất
thường” và tác hợp cho họ. Kết thúc kỳ liên hoan, cả hai chia tay trong lưu luyến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Ở hai đất nước xa xôi, những cánh thư vẫn liên tục đi về kết nối họ với nhau. Nhà thơ
Huy Cận, bạn thân của Nguyễn Đình Thi sau này từng kể lại: "Cuối năm 1951, một hôm
tôi nhận được bức thư của chị Madeleine Riffaud gửi cho anh Thi, nhờ tơi chuyển. Ngồi
phong bì có đề 'Xin mở xem thư và nhớ học thuộc lòng càng tốt, để đọc lại cho anh Thi
nghe, nhỡ mà thư có thể trơi mất hoặc ướt khi qua suối qua đèo'". Tôi mở thư ra đọc, bắt
đầu bằng hai câu ca dao Việt Nam: "Ông tơ ghét bỏ chi nhau - Chưa vui sum họp đã sầu
chia phôi" và "Đôi ta làm bạn thong dong - Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng", tiếp
theo là thư bằng tiếng Pháp. Cuối tháng anh Thi mới gặp tôi, tôi đọc cả bức thư cho anh
Thi nghe rồi mới giao thư...”.


Nguyễn Đình Thi đã làm nhiều bài thơ tặng người tình trong mộng của mình. Một bài thơ
Nguyễn Đình Thi từng viết tặng Madeleine Riffaud được nhiều người biết đến, đó là bài
thơ Nhớ viết trên đường hành quân:


Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần


Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn
Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Thi ra khỏi biên giới Việt Nam. Hình ảnh quen thuộc của Madeleine Riffaud mà người ta
thường thấy và đến nay vẫn còn lưu lại trong các ảnh tư liệu chiến tranh, là chị đứng
trong lửa khỏi, quấn khăn rằn rất hiên ngang và rất “Việt Nam”. Có người nói, hình ảnh
người con gái hiện lên đẹp đẽ trong bài thơ Lá đỏ, chính là tạc lại từ Madeleine Riffaud:
Gặp em trên cao lộng gió


Rừng lạ ào ào lá đỏ


Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×