Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Khoa luan cao cap chinh tri nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy ở các cơ sở tin lành trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn 2021 – 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 52 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
Ở CÁC CƠ SỞ TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

Họ và tên học viên

: Nguyễn Văn Lập

Lớp, khóa học

: K70-B21 (2019 – 2021)

HÀ NỘI - NĂM 2021


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
Ở CÁC CƠ SỞ TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 – 2025


Họ và tên học viên

: Nguyễn Văn Lập

Mã học viên

: AP 192035

Chức vụ, cơ quan cơng tác : Phó Chi Cục trưởng – Chi Cục Phòng,
chống Tệ nạn Xã hội Hà Nội (Trực thuộc
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Lớp, khóa học

: K70-B21 (2019-2021)

HÀ NỘI - NĂM 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan đây là khóa luận do chính tơi thực hiện. Các số liệu, kết quả
trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy
định. Đề tài khóa luận phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị cơng tác của tôi và chưa
được công bố trước đây.
Tác giả

Nguyễn Văn Lập


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Phân 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài .................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................... 6
7. Kết cấu của khóa luận ................................................................................. 6
Phần 2. NỘI DUNG............................................................................................. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CAI NGHIỆN MA TÚY CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7
1.1.1. Tổng quan về hoạt động cai nghiện ma túy .......................................... 7
1.1.2. Tổng quan về quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy ......................... 8
1.1.3. Khái quát về hoạt động của đạo Tin Lành tại Việt Nam .................... 10
1.2. Cơ sở thực tế ............................................................................................ 12
1.2.1. Các hoạt động hỗ trợ xã hội của đạo Tin Lành................................... 12
1.2.2. Mơ hình cai nghiện ma túy của đạo Tin Lành trên địa bàn thành phố
Hà Nội ........................................................................................................... 13
Tiểu kết ............................................................................................................ 16
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CAI NGHIỆN MA TÚY Ở CÁC CƠ SỞ TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................... 18
2.1. Thực trạng hoạt động cai nghiện ma túy .............................................. 18
2.1.1. Tình hình hoạt đợng ............................................................................ 18



iii
2.1.2. Đánh giá chung ................................................................................... 22
2.2. Những vấn đề đặt ra ............................................................................... 24
Tiểu kết ............................................................................................................ 26
Chương 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY Ở CÁC CƠ SỞ TIN
LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 . 27
3.1. Quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước ................................... 27
3.1.1. Quản lý nhà nước về tôn giáo ............................................................. 27
3.1.2. Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy ............................................. 28
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt
động cai nghiện ma túy ở các cơ sở Tin Lành trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2021 – 2025 .............................................................................. 33
3.2.1. Giải pháp chung về hoạt động cai nghiện ở các cơ sở Tôn giáo trên cả
nước............................................................................................................... 33
3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với quản lý hoạt động cai nghiện ma tuý do đạo
Tin lành đang thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội ............................. 34
Tiểu kết ............................................................................................................ 36
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 37
1. Kết luận ....................................................................................................... 37
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 41
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CP

Chính phủ

GS

Giáo sư

GS.TS

Giáo sư, tiến sỹ

HĐND

Hợi đồng nhân dân



Nghị định

Nxb

Nhà xuất bản

PGS.TS


Phó giáo sư, tiến sỹ

QLNN

Quản lý nhà nước

TT

Thơng tư

TTATXH

Trật tự an tồn xã hợi

UBND

Ủy ban nhân dân

VN

Việt Nam


1
Phân 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hà Nợi là là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa, xã hợi của cả
nước, với 30 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 579 xã, phường, thị trấn, dân số
tồn thành phố thời điểm tháng 7/2019 có 8.053.663 người. Trong những năm qua

bên cạnh những thành tựu to lớn về đảm bảo an ninh, chính trị của vị thế Thủ đô,
tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của
người dân thủ đô ngày càng nổi bật so với cả nước và tiếp tục trên đà phát triển,
thì tình hình tợi phạm và tệ nạn ma túy vẫn đang diễn biết rất phức tạp, nghiêm
trọng và tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.
Hà Nợi được đánh giá là địa bàn phức tạp của hoạt động tội phạm ma túy,
là tuyến trọng điểm ma túy được đưa về, qua Hà Nội để đến các địa bàn khác tiêu
thụ (lợi dụng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không), do gia tăng áp lực
và tính chất phức tạp về tợi phạm ma túy tại khu vực Đông Á – Đông Nam Á đến
Việt Nam cũng như một số nguyên nhân khác nên kéo theo số người sử dụng ma
túy tại Hà Nội gia tăng nhanh. Theo số liệu báo cáo mới nhất của cơ quan chức
năng, tính đến ngày 14/5/2021 trên địa bàn Hà Nợi có 17.528 người nghiện ma
túy và người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó 11.961 người nghiện có
mặt tại cợng đồng, có 1.649 người đang cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện
công lập và 1.559 người đang trong cơ sở giam giữ, 2.359 người đang vắng mặt
tại cộng đồng (so với thời điểm tháng 12/2016 tăng 5.422 người).
Trong nhiều năm qua, Hà Nội rất chú trọng đến công tác phịng, chống ma
túy nói chung, cơng tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện nói riêng, hiện nay,
thành phố đang áp dụng hai biện pháp cai nghiện là cai nghiện bắt buộc và cai
nghiện ma túy tự nguyện. Hà Nợi có 7 cơ sở cai nghiện ma túy cơng lập với 3.317
học viên cai nghiện, trong đó có 1.959 học viên cai nghiện bắt buộc và 1.104 học
viên cai nghiện tự nguyện, 254 người điều trị hình thức khác, đồng thời, Hà Nợi
hiện có 3 cơ sở cai nghiện ma túy ngồi cơng lập (đã được cấp giấy phép) đã tiếp
nhận 340 người vào cai nghiện ma túy (gồm: Cơ sở Cai nghiện ma túy Bạch Đằng,
Trung tâm Điều trị nghiện chất Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh Viện Bach và


2
Trung tâm Điều trị nghiện ma túy bằng biện pháp châm cứu - Viện Châm cứu
Trung ương), tuy nhiên cần phải tiếp tục có những giải pháp nâng cao chất lượng

công tác điều trị, cai nghiện ma túy trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó trước nhu cầu cai nghiện của người nghiện ma túy, hiện nay,
trên địa bàn thành phố Hà Nợi có mợt số tở chức tơn giáo tham gia hoạt đợng cai
nghiện, trong đó có các điểm nhóm của Đạo Tin Lành với các tên gọi khác nhau
như “Mục vụ chữa lành”, “Mục vụ cai nghiện”, “Hoạt động từ thiện nhân đạo”,
“Ngôi nhà yêu thương”, “Trung tâm giải cứu - AQUILA”, “Trung tâm ân điển”,
“Gia đình Bê-ten”,... Tuy nhiên, đây đều là hoạt động tự phát, lồng ghép và mang
danh là Điểm sinh hoạt tôn giáo cộng đồng chưa được cấp phép và quản lý của cơ
quan nhà nước về hoạt động cai nghiện, theo dự báo các điểm cai nghiện tự phát
dưới hình thức sinh hoạt tơn giáo sẽ tiếp tục gia tăng, vấn đề này rất cần thiết có
sự vào c̣c quản lý nhà nước về lĩnh vực cai nghiện, đồng thời sẽ góp phần phát
huy nguồn lực tích cực của tơn giáo, hạn chế sự tự phát, tiêu cực có thể phát sinh
nếu thiếu vai trị quản lý của chính quyền địa phương.
Xuất phát từ tình hình trên, tơi lựa chọn trình bày đề tài “Nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy ở các cơ sở Tin Lành
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025” làm Khóa luận tốt nghiệp
cho kết thúc chương trình đào tạo Cao cấp Lý luận Chính trị của mình. Khóa luận
tốt nghiệp này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn; đóng góp mợt phần trong
cơng tác nghiên cứu, từ đó đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách liên quan đến
các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực cai nghiện ma túy
của các cơ sở Tin Lành trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2021 – 2025.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có thể nói, khóa luận là nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt Nam thực
hiện ở mảng chủ đề quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy của
đạo Tin Lành trên địa bàn Hà Nợi.
Trước đó, đã có mợt số tài liệu, tư liệu, cơng trình liên quan trực tiếp đến
chủ đề nghiên cứu chung, có thể kể tới là:
Trần Thị Phương Anh (2020), “Hoạt động hỗ trợ cai nghiện ma túy của đạo
Tin Lành tại Trung tâm giải cứu Aquila”, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 9 (201)



3
đã chỉ ra một số kết quả biến đổi đời sống, nhận thức sức khỏe tinh thần của học
viên Trung tâm Auqila trong quá trình tham gia cai nghiện ma túy tại đây. Bài viết
cũng đề cập đến một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động cai nghiện ma túy của trung
tâm như: chưa được cấp phép cai nghiện ma túy trong khi hoạt động cai nghiện là
một hoạt đợng có điều kiện theo quy định của pháp luật và cần được cấp phép; hiệu
quả của “phương pháp cai nghiện bằng tâm linh” cần được nghiên cứu đánh giá
tồn diện.
TS. Đào Đình Thưởng và PGS, TS. Hồng Minh Đơ cũng đã có tiếp cận
đến hoạt đơng cai nghiện ma túy của đạo Tin Lành trong bài viết “Phát huy nguồn
lực tơn giáo nhìn từ hai điểm nhóm cai nghiện ma túy Aquila và Ê-xê-chi-ên của
đạo Tin Lành hiện nay” được in trong tập tài liệu “Phát huy nguồn lực tôn giáo:
kinh nghiệm thế giới và Việt Nam” do Viện Tơn giáo, Tín ngưỡng của Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 2020. Bài viết chỉ dừng lại đánh
giá cảm quan từ các số liệu mà các trung tâm cung cấp, chưa đề cập đến yếu tố
pháp lý của hoạt đợng nói trên.
Ngồi ra, cịn có các tư liệu về hoạt đợng cai nghiện ma tuý do đạo Tin
Lành thực hiện được một số báo điện tử, Đài truyền hình Việt Nam và truyền hình
địa phương đưa tin như:
Kênh VTV4 Đài truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Đồng Tháp với
các phóng sự về sự biến đổi của những người lầm lỡ được cưu mang, giúp đỡ tại
Trung tâm Aquila như Nguyễn Đình Bảo, Nguyễn Thị Cẩm …;
Báo VN Express với loạt bài kể về những biến đổi của các học viên tại
trung tâm Bê-tên như Bùi Ngọc Minh, Nguyễn Thế Trung, Phùng Văn Quyết, Vì
Văn Thánh... mang đến góc nhìn tích cực về hiệu ứng mà mục vụ cai nghiện ma
túy do các tôn giáo nói chung, đạo Tin Lành nói riêng đang thực hiện.
Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình nghiên cứu hay các bài báo, các thước
phim tư liệu nói trên đều chỉ đưa đến cái nhìn mợt chiều đối với hoạt động cai
nghiện của các tôn giáo; những vấn đề bất cập, những rủi ro tiềm ẩn mà hoạt động

tự phát này mang lại chưa được nhắc đến. Do đó, các cơng trình đi trước mới dừng
lại ở bước nghiên cứu hoạt động hoặc đánh giá hiệu quả cai nghiện tại các cơ sở


4
Đạo Tin Lành trên phạm vi rộng mà chưa nghiên cứu đến việc quản lý nhà nước
đối với các hoạt động này, đặc biệt trên một địa phương cụ thể.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở dựa trên số liệu được thu thập, khảo sát, phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt đợng cai nghiện ma túy và công tác quản lý nhà nước đối với các điểm
nhóm cai nghiện ma túy của đạo Tin Lành trên địa bàn Hà Nội, tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động cai
nghiện ma túy ở các cơ sở Tin Lành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích thực trạng các hoạt đợng cai nghiện ma túy tại các điểm, nhóm
của Đạo Tin Lành triển khai trên địa bàn Hà Nội.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động cai nghiện ma túy của Đạo Tin lành trên góc
đợ chun mơn.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực cai nghiện ma túy đối
với hoạt động cai nghiện ma túy của Đạo Tin Lành trên địa bàn Hà Nội.
- Chỉ ra những bất cập, tồn tại hạn chế về góc đợ chun mơn và quản lý
nhà nước đối với các hoạt động cai nghiện ma túy do Đạo Tin lành triển khai.
- Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy của Đạo Tin lành ở phạm vị chung
cũng như giải pháp cụ thể trên địa bàn Hà Nội, trong giai đoạn 2021 – 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài được tiến hành dựa trên phương pháp luận triết học Mác-xít và Tư
tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác quản lý tơn giáo. Theo đó, tơn giáo

được tiếp cận dưới góc đợ của mợt thành tố văn hóa, là sản phẩm của xã hợi lồi
người, có chức năng thế giới quan, liên kết và an ủi nhân sinh. Hoạt động cai
nghiện ma túy do tôn giáo thực hiện được nhìn nhận và đánh giá theo quan điểm
duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật.


5
4.2. Phương pháp tra cứu tài liệu
Phương pháp tra cứu tài liệu được áp dụng để phân tích các tài liệu như: (i)
Tra cứu các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công
tác cai nghiện ma túy , ví dụ như: Chỉ Thị 36-CT/TW năm 2019 cuả Bợ Chính Trị
(Khóa XII) về tăng cường nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống và kiểm sốt
ma túy; Luật phòng, chống ma túy; Luật Khám chữa bệnh; Luật Tơn giáo và Tín
ngưỡng, Đề án về cơng tác đởi mới cơng tác cai nghiện ma túy của Chính phủ đến
năm 2020, Nghị định 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cai nghiện ma
túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng; (ii) Nghiên cứu các tài liệu về
báo cáo khảo sát, thống kê, tài liệu của Ban Tơn giáo Chính phủ, của UBND thành
phố Hà Nợi, giáo lý của các điểm nhóm Tin Lành đang làm cai nghiện ma túy tại
Hà Nội; (iii) Nghiên cứu mợt số cơng trình của các tác giả nghiên cứu trong và
ngoài nước về cai nghiện ma túy hiện nay.
4.3. Các phương pháp khác
Sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: Phương pháp quan sát, phương
pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh... để hệ
thống hóa, khái quát hóa nhằm đưa ra kết quả tổng quan.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động cai nghiện ma túy do đạo Tin Lành triển khai trên địa bàn Hà Nội.
- Khách thể nghiên cứu: các điểm, nhóm - Cơ sở cai nghiện ma túy do
đạoTin Lành thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đánh giá thực trạng tổ chức cai nghiện và công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy do đạo Tin Lành triển khai tại Hà
Nội, giai đoạn 2016 -2020.
- Về không gian: địa bàn thành phố Hà Nội;
- Về thời gian: khóa luận tài thu thập và phân tích số liệu trong khoảng thời
gian từ năm 2016 đến năm 2020.


6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Khóa luận là nghiên cứu khoa học nhằm nêu ra và củng cố lý luận gắn sát
với thực tiễn chủ đề quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy do đạo
Tin Lành thực hiện trên địa bàn Hà Nội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần làm rõ thực trạng hoạt đợng, đặc điểm hoạt động cai nghiện ma
túy do đạo Tin Lành trên địa bàn Hà Nợi;
- Trên cơ sở đó, khóa luận đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước đồng thời phát huy nguồn lực của tôn giáo, mà cụ thể là đạo Tin Lành
trong hoạt động hỗ trợ cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nợi.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Khóa luận gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về
cai nghiện ma túy của đạo Tin Lành trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma
túy ở các cơ sở Tin Lành trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3. Quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma

túy ở các cơ sở Tin Lành trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025.


7
Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ CAI NGHIỆN MA TÚY CỦA ĐẠO TIN LÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về hoạt động cai nghiện ma túy
1.1.1.1. Một số khái niệm
Theo Điều 2, Luật Phòng, Chống ma tuý 2021 của Việt Nam:
Khoản 12, quy định “Người nghiện ma túy” là người sử dụng chất ma túy,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
Khoản 13, Điều 2, quy định “Cai nghiện ma túy” là quá trình thực hiện các
hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng
chất ma túy, thuốc gây nghiên, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.
Khoản 14, Điều 2, quy định “Cơ sở cai nghiện ma túy” là cơ sở được thành
lập để thực hiện đầy đủ quy trình cai nghiện theo quy định của Luật này, bao gồm
cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
1.1.1.2. Vai trò công tác cai nghiện mà túy
Nghiện ma túy là một bệnh lý và hiện nay thế giới đã nhìn nhận vấn đề này
bằng mợt quan điểm cho rằng “nghiện ma túy là bệnh mãn tính của não bợ”. Vì
vậy để giải thoát người nghiện khỏi tình trạng “lệ thuộc vào ma túy”, giải pháp
quan trọng đầu tiên là phải giúp họ cai nghiện. Công tác cai nghiện ma túy gồm
có cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt ḅc. Hoạt đợng cai nghiện ma túy có
vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các tác hại mà ma túy gây ra đối với bản
thân người nghiện; an ninh trật tự, an tồn xã hợi; kinh tế đất nước. Cụ thể:

Một là, vai trò của cai nghiện ma túy đối với bản thân người nghiện: Nhằm
mục đích đầu tiên là chữa bệnh cho người nghiện, giúp họ được tiếp cận và điều
trị thường xuyên với các phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả,..tạo điều kiện cho
người nghiện ma túy tái hịa nhập cợng đồng.


8
Hai là, vai trò của cai nghiện ma túy đối với an ninh trật tự, an tồn xã hợi:
Việc áp dụng biện pháp cai nghiện có mợt vai trị hết sức quan trọng góp phần tích
cực trong cơng tác đấu tranh phịng, chống ma túy nói chung và cơng tác cai nghiện
ma túy nói riêng, góp phần ởn định tình hình an ninh trật tự, an tồn xã hợi.
Ba là, vai trò của cai nghiện ma túy đối với kinh tế gia đình và đất nước: Ma
túy làm tởn thất một nguồn nhân lực rất lớn cho phát triển kinh tế vì đại đa số người
nghiện đều trong đợ t̉i lao đợng và cịn rất trẻ, thiệt hại về kinh tế do nghiện ma
túy gây ra rất lớn. Vì vậy, công tác cai nghiện sẽ tạo điều kiện cho người nghiện có
thời gian, mơi trường phù hợp để phục hồi sức khỏe, hành vi nhân cách, học nghề,
học tập văn hóa để gia nhập trở lại vào lực lượng lao đợng góp phần đóng góp các
giá trị vào phát triển kinh tế cho gia đình, xã hợi và đất nước.
1.1.2. Tổng quan về quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy
1.1.2.1 Khái niệm “quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy”
Để tìm hiểu quan niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện
ma túy, trước hết cần phải làm rõ nội hàm thuật ngữ “quản lý nhà nước”. Theo
nghĩa rộng, QLNN là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa
là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tở
chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình
xã hợi và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được mục tiêu
yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Từ đây, có thể hiểu QLNN là mợt dạng quản
lý xã hợi đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng pháp luật Nhà nước để
điều chỉnh các quá trình xã hợi và hành vi hoạt động của con người trên tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội do các Cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn
nhu cầu hợp pháp của con người và duy trì sự ởn định, phát triển của xã hợi.
Theo đó, có thể đưa ra khái niệm QLNN về hoạt động cai nghiện ma túy
như sau: QLNN về hoạt động cai nghiện ma túy là chuỗi các hoạt động mang tính
hệ thớng của các chủ thể có thẩm quyền sử dụng các biện pháp, cách thức nhất
định để tiến hành áp dụng đối với người nghiện ma túy và hoạt động có liên quan
đến cơng tác cai nghiện nhằm giúp đối tượng chữa bệnh, tham gia lao động, học


9
văn hóa, học nghề được đặt dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc
hệ thống chính quyền địa phương nơi người nghiện cư trú, thông qua đó góp phần
duy trì sự ởn định, phát triển của xã hội.
1.1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy
* Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cai
nghiện ma túy
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cai nghiện ma túy nói chung
và cai nghiện ma túy bắt ḅc nói riêng, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã
đề ra nhiều chủ trương, chính sách và chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về
cai nghiện ma túy. Đặc biệt Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV, Kỳ
họp thứ 11 đã thơng qua Luật Phịng, chống ma túy số 73/2021/QH14, ngày
30/3/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, trong đó dành riêng mợt chương mới
(Chương V) quy định về Công tác cai nghiện ma túy, trong đó quy định cụ thể về
quy trình cai nghiện (Điều 29), cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cợng
đồng (Điều 30), cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy (Điều
31). Hiện nay Chính phủ đã giao các Bợ, Ngành tham mưu xây dựng nghị định
trình Chính phủ ban hành để triển khai Luật trong đó có các hướng dẫn chi tiết về
cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
Trước đó Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định quy định về tở chức cai
nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng (Nghị định

94/20210/NĐ - CP ngày 09/9/2010); quy định về điều kiện, thủ tục cấp phép và
quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (Nghị định 147/2003/NĐ
–CP ngày 02/12/2003) và nhiều văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung
nhằm chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về hoạt động cai
nghiện ma túy tự nguyện.
* Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức về công tác cai
nghiện ma túy bắt buộc
Đáp ứng yêu cầu nhân lực tham gia công tác cai nghiện ma túy, trong những
năm qua, Chính phủ và các ngành chức năng đã quan tâm chỉ đạo xây dựng, kiện
tồn bợ máy, lực lượng các cơ quan chun trách về cai nghiện ma túy, đặc biệt


10
là các cơ sở cai nghiện ma túy và ở cấp cơ sở, cụ thể nhằm triển khai công tác cai
nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, tại cợng đồng theo Nghị định 94/2010, NĐ
– CP của Chính phủ, liên bộ LĐTBXH, BCA, BYT đã ban hành thông tư liên tịch
số 03/2012/ TTLT- BLĐTBXH - BYT – BCA ngày 10/2/2012 về hướng dẫn
thành lập Tổ công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cợng đồng, đồng thời chỉ
đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hợi chủ trì phối hợp với cơ quan cơng
an, y tế, giáo dục và đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tở chức có liên quan tở chức
cai nghiện ma túy, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và người đã cai nghiện
ma túy; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.
* Quản lý, hỗ trợ người đã cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng
Chính phủ đã xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để tạo cơ sở cho
việc quản lý, hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy tại các địa phương như:
Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009; Thông tư số 41/2010/TTBLĐTBXH ngày 05/ 8/ 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông
tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội; Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày
12/8/2010 của liên tịch Bộ Tài chính, Bợ Lao đợng - Thương binh và Xã hợi;
Quyết định 29/2014/QĐ- Ttg ngày 26/4/2019 của Thủ Tướng Chính Phủ về tín

dụng đối với hợ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người
điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hồn lương.
1.1.3. Khái quát về hoạt đợng của đạo Tin Lành tại Việt Nam
1.1.3.1. Các khái niệm về “tôn giáo”, “cơ sở tôn giáo”
Theo Luật Tin ngưỡng, Tôn giáo số 02/2016/QH14, “Tôn giáo là niềm tin
của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng
tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” (Khoản 5, Điều 2); “Cơ sở tôn giáo
gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn
giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo” (Khoản 4, Điều 2).
1.1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đạo Tin Lành
Đạo Tin lành có mặt ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX do tổ
chức Tin Lành Liên hiệp Phúc âm và Truyền giáo Mỹ (CMA) truyền vào. Năm


11
1911, CMA đã cử R.A.Jaffray, Paul.M.Husel, G.LoyHugher đến Đà Nẵng lập Hội
thánh đầu tiên. Đây là sự kiện đánh dấu mốc cho sự truyền bá đạo Tin Lành vào
Việt Nam. Từ cơ sở ở Đà Nẵng, các giáo sĩ hội truyền giáo mở thêm một số cơ sở
khác ở những vùng lân cận như: Hội An, Tam kỳ, Đại Lộc... và cử người dân đi
truyền đạo ở Bắc kỳ và Nam kỳ với các hoạt động chủ yếu là dịch kinh thánh, lập
nhà in và mở trường đào tạo mục sư truyền đạo.
Từ năm 1924 đến năm 1927, đã có 4 Đại hội đồng của Đạo Tin Lành được
tổ chức. Đại hội đồng lần thứ IV ở Đà Nẵng đã bầu ra Ban Trị sự Tổng liên Hội
thánh Tin lành Việt Nam do mục sư Hồng Trọng Thừa làm Hợi trưởng đầu tiên.
Trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ II, Hợi thánh Tin Lành Việt Nam rơi vào
tình trạng suy thoái, các sinh hoạt tín ngưỡng của tín đồ cũng bị xáo trộn. Chiến
tranh kết thúc, các giáo sĩ trở lại Việt Nam và các sinh hoạt của đạo Tin Lành ở
cả ba miền được phục hồi. Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), đạo Tin Lành ở hai
miền Nam - Bắc có sự khác nhau. Ở Miền Bắc, số đơng tín đồ giáo sĩ bị đế quốc
Mỹ và các thế lực thù địch kích đợng nên đã di cư vào Nam. Sau 1975, đất nước

được hồ bình thống nhất, giáo sĩ người nước ngồi rút khỏi Việt Nam, mợt số
giáo sỹ người Việt di tản, phạm vi và mức độ hoạt động của đạo Tin Lành ở miền
Nam thu hẹp lại.
Những thập kỷ gần đây, các giáo phái Tin Lành đã đẩy mạnh hoạt đợng như
phục hồi các hình thức tơn giáo, phát triển tín đồ, củng cố giáo hợi... Nhiều hoạt
động như vận động lập lại các tổ chức cũ, quan hệ với bên ngoài... Cơ quan cứu trợ
và phát triển Cơ đốc Phục lâm gần đây có thực hiện một số dự án viện trợ nhân đạo
trong lĩnh vực y tế, giáo dục, thuỷ lợi, ngư nghiệp...
1.1.3.3. Đặc điểm giáo lý
Cùng với Công giáo, đạo Tin Lành là tơn giáo lớn ở Việt Nam được hình
thành trên nền tảng đức tin Cơ đốc. Hệ thống giáo lý Cơ đốc nhấn mạnh vào tính
tin cậy của Kinh thánh và sự cần thiết chuyển đổi đời sống cá nhân thông qua
niềm tin vào Chúa Jesus.
Nội dung các bài học được Tin Lành dùng để giảng dạy cho học viên được
xây dựng thành 8 nguyên tắc và 12 bước thực hành chủ yếu dựa theo "bài giảng


12
trên núi" mà Chúa Jesus đã giảng cho các môn đệ được ghi trong sách Phúc âm
Matthew với niềm tin về 08 mối phúc của mợt người Kitơ hữu.
Ngồi ra, trong hệ thống niềm tin của mình, các Hợi thánh Tin Lành đều
chú trọng thực hiện các "Dấu chỉ thời đại" mà Thiên chúa ban cho các Giáo hội.
Giáo hội có vai trị quan trọng trong việc giáo dục đức tin cho tín hữu, là nguồn
bình an, chỗ dựa cho mọi thành phần, đặc biệt những người yếu thế.
1.2. Cơ sở thực tế
1.2.1. Các hoạt động hỗ trợ xã hội của đạo Tin Lành
- Chương trình khám chữa bệnh từ thiện:
Các nợi dung hoạt đợng của chương trình này là hướng dẫn, tư vấn, khám
chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí. Theo báo cáo của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
cùng với các chính quyền địa phương, chỉ tính riêng Hà Nội, một đợt khám bệnh

đáp ứng cho khoảng 1.000 người nghèo.
Bên cạnh việc khám chữa bệnh định kỳ, Hội Thánh Tin Lành cịn chú trọng
đến việc chăm sóc sức khỏe cợng đồng. Chương trình tủ thuốc tình thương, phát
thuốc miễn phí được hình thành tại các hợi thánh nhỏ, các điểm nhóm vùng sâu,
vùng xa có nhiều khó khăn mà hệ thống chính quyền ít vươn tới.
- Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường:
Để thực hiện dự án, Hợi thánh đã huy đợng tài chính để thực hiện trước hết
là các Hội thánh địa phương, tủy theo yêu cầu của từng địa phương mà hỗ trợ
khoan giếng hoặc hỗ trợ ỗi gia đình có hồn cảnh khó khăn mợt bình lọc nước và
tập huấn cho mọi người về cách sử dụng nước sạch.
- Dự án sửa chữa và xây dựng nhà ở:
Hợi Thánh kêu gọi sự đóng góp từ chính các đối tượng được giúp đỡ, Hợi
Thánh trong khu vực, Hội Thánh địa phương và ân nhân để xây mới hoặc sửa
chữa tùy từng trường hợp, giúp các gia đình yên tâm sinh hoạt, làm ăn
- Về giáo dục:
Hợi Thánh mở nhiều cơ nhi viện tiếp đón các trẻ em bơ vơ đến để được
nuôi dưỡng và học hành cho đến khi trưởng thành. Bên cạnh đó, cịn tổ chức dạy
nghề, lập các trường học và nhà giữ trẻ, tài trợ học bổng cho người đến trường,
tặng quà Giáng sinh,...


13
1.2.2. Mơ hình cai nghiện ma túy của đạo Tin Lành trên địa bàn thành phố
Hà Nội
1.2.2.1. Nội dung của mơ hình
Tuy cùng là Ki-tơ giáo, nhưng khác với Cơng giáo, tín đồ đạo Tin Lành
khơng sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,..) nên bản thân việc hành đạo
của tơn giáo này đã có khả năng phịng ngừa đối với ma túy.
Hoạt động cai nghiện ma túy diễn ra trong đạo Tin Lành ở Việt Nam hiện
nay được ghi nhận do ba chức sắc tiên khởi là mục sư Ngơ Tấn Sĩ (Bình Long,

Bình Phước1), mục sư Đinh Thanh Hùng2 (Thành phố Hồ Chí Minh) và mục sư
Nguyễn Văn Cầm (Tiền Hải, Thái Bình3). Đây là những người đầu tiên tham gia
hoạt động cai nghiện mà bản thân họ không phải là người nghiện ma túy. Ban đầu,
mục vụ này xuất phát từ việc cưu mang những người yếu thế trong xã hội, dạy dỗ
họ thực hiện những điều răn trong Kinh thánh và giáo dục họ sống đời sống của
mợt tín hữu trung tín: khơng hút chích, không rượu chè, không cờ bạc, không tệ
nạn xã hội. Với niềm tin Chúa Jesus đã tái sinh cuộc đời họ, những người này đã
mang trong lịng tình u đối với Thiên Chúa và báo đáp tình yêu ấy bằng việc
nhân rộng cách làm của mục sư Ngô Tấn Sĩ và Nguyễn Văn Cầm trên địa bàn
thành phố Hà Nội, từ thành phố Hà Nội lan rộng ra các tỉnh, thành phố khác. Đến
nay, tồn thành phố Hà Nợi có 01 Hợi Thánh Tin Lành và 26 điểm nhóm tham
gia cai nghiện ma túy.
Dù khác nhau về quy mô, tên gọi nhưng các điểm cai nghiện ma túy do đạo
Tin Lành thực hiện dựa theo cách thức gồm 05 bước. Đó là:
* Bước 1: Tiếp cận tư vấn
Thơng tin về hoạt động cai nghiện ma túy được các Hội thánh đăng tải trên
website, mạng xã hội (facebook, zalo, viber) dưới các tên gọi “mục vụ chữa lành”,
“mục vụ phục hồi”; hoặc thông qua mạng lưới nhân sự truyền thông vốn là người
đã cai thành cơng từ mơ hình.
Thực hiện cai nghiện tại địa chỉ số 342 tổ 1, KP2, phường Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
Thực hiện cai nghiện tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh.

Thực hiện cai nghiện tại địa chỉ thơn Trung Sơn, xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.




14
Hoạt đợng tư vấn có thể diễn ra tại các điểm cai nghiện, cũng có thể diễn
ra qua điện thoại, qua mạng xã hội hoặc qua các buổi chứng đạo của người tốt

nghiệp tại các Hội thánh. Các Hội thánh cũng sẵn sàng cử nhân viên tư vấn trực
tiếp cho gia đình học viên nếu gia đình có nguyện vọng.
Việc tiếp nhận, phân loại học viên đa số dựa vào kinh nghiệm của nhân
viên vốn từng là người nghiện và khai báo của người tham gia. Mợt số điểm cai
có thực hiện thăm khám y tế, test ma túy nhanh bằng que (test) thử nước tiểu.
* Bước 2. Cắt cơn, giải độc
Việc cắt cơn giải độc thường diễn ra trong 7 - 30 ngày tùy theo tình trạng
nghiện và chất ma túy mà học viên sử dụng. Hoạt động cắt cơn diễn ra tại phịng
riêng, khép kín và chung mợt phương pháp “cai khan” (không sử dụng thuốc hỗ trợ
điều trị hội chứng cai) cho mọi học viên dù sử dụng các loại ma túy khác nhau.
Trong giai đoạn này, những học viên đến trước, đã chuyển sang giai đoạn
giáo dục phục hồi, có kinh nghiệm, kỹ năng, sức khỏe sẽ được bố trí chăm sóc
cho người có hợi chứng cai 24/7 bằng cách xoa bóp, giác hơi, đợng viên, an ủi,
yêu thương.
* Bước 3: Giáo dục, tái lập tư duy, tâm tính và hành vi
Với mục tiêu làm thay đởi tâm tính của học viên từ tiêu cực đến tích cực,
thay đởi thói quen xấu, hình thành nếp nghĩ và hành vi tốt, các điểm cai nghiện của
đạo Tin Lành dành thời gian dài cho giai đoạn này từ khoảng 18 đến 24 tháng.
Trong khoảng thời gian này, học viên được học tập Kinh thánh, cầu nguyện, sống
đời sống của mợt tín hữu Tin Lành, hịa đồng với các anh em, học viên khác.
Lịch sinh hoạt của học viên được cố định và niêm yết ở các điểm cai. Ngồi
cầu nguyện, học Kinh thánh, các điểm cai cịn bố trí thời gian để học viên tham
gia tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe, lao động và học năng khiếu khiếu (từ
những hoạt động giản đơn phục vụ sinh hoạt của của cá nhân như nấu ăn, dọn dẹp
vệ sinh, giặt giũ đến các hoạt động như trồng rau, chăn nuôi để cải thiện đời sống
học viên).


15
* Bước 4: Thực hành phục vụ cộng đồng, từng bước tiếp xúc hịa nhập cộng đồng

Khi học viên có sự tiến bộ về hành vi và cách cư xử trong thời gian từ 6
tháng trở lên, có đời sống kỷ luật cá nhân tốt, vượt qua một số lần kiểm tra ma tuý
bằng test thử nước tiểu, học viên sẽ được giao đi chợ, giúp đỡ học viên mới…để
thực hành lối sống trách nhiệm; hình thành tinh thần phục vụ, ý thức tự trị tự quản,
từng bước hoà nhập cộng đồng và nêu gương tốt cho học viên khác.
Hoạt động phục vụ cộng đồng của học viên được diễn ra trước hết trong
điểm cai (phục vụ bạn đồng đẳng), từng bước mở rộng tới cộng đồng xã hội thông
qua các hoạt động như dọn vệ sinh đường phố, làm đẹp ngõ xóm, thu hoạch mùa
vụ, phát khẩu trang, quà từ thiện, … Sau 06 đến 09 tháng, tùy vào mức đợ tiến bợ,
học viên có thể được về phép như mợt biện pháp thử thách và tái hịa nhập cợng
đồng ngay trong q trình cai. Sau mỗi lần về phép, học viên sẽ được kiểm tra ma
túy và quan sát để đảm bảo can thiệp kịp thời khi cần thiết.
* Bước 5: Học nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
Ở giai đoạn này, học viên sẽ được tư vấn về đời sống tôn giáo và thế tục.
Tuy năng lực chưa đủ nhưng về bản chất các Hội thánh làm cai nghiện đều nhận
thức về tầm quan trọng của việc hướng nghiệp, dạy nghề, bố trí việc làm và đào
tạo kỹ năng sống cho học viên. Một số Hội thánh đã và đang nỗ lực kết nối, kêu
gọi sự hỗ trợ của câu lạc bộ doanh nhân cơ đốc chung tay hướng nghiệp và tiếp
nhận học viên sau cai.
1.2.2.2. Nhận diện mơ hình cai nghiện ma túy của đạo Tin Lành để quản lý theo
quy định của pháp luật
Đối chiếu với các quy định tại Luật Phòng, Chống ma t hiện hành (Luật
sửa đởi 2008) có thể nhận diện mơ hình hoạt đợng cai nghiện ma túy trong đạo
Tin Lành ở Việt Nam và ở Hà Nội như sau:
- Về biện pháp, mơ hình sử dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện để tác động
tới học viên (trước hết là sự tự nguyện tìm đến của gia đình người nghiện và người
nghiện; then chốt là ý thức tự giác, tự nguyện của học viên).
- Về hình thức, tuy chưa đầy đủ các yếu tố pháp lý (cai nghiện ma túy tại
gia đình và cợng đồng phải do UBND cấp xã quản lý), nhưng có thể nhận ra hình



16
thức cai nghiện ma túy tại cộng đồng, cai nghiện ma túy tại gia đình trong mơ
hình cai nghiện ma túy của đạo Tin Lành, trong đó, hình thức cai nghiện ma túy
tại cộng đồng được phản ánh rõ nét nhất bởi tôn giáo là một thực thể xã hội, tồn
tại trong cộng đồng, là một bộ phận cấu thành cợng đồng làng, xã. Nếu nhìn nhận
mợt số điểm cai nghiện ma túy của đạo Tin Lành là một cơ sở cai nghiện ma túy
tự phát thì đây là hình thức cai nghiện thứ ba của tôn giáo khi tham gia cai nghiện
ma túy.
- Tiếp cận theo giai đoạn (trước, trong và sau cai) thì mơ hình cai nghiện
ma túy của Tin Lành hướng tới việc cai nghiện ma túy trọn quy trình, trong đó,
hoạt đợng thế mạnh thể hiện rõ nhất ở hai giai đoạn là giáo dục, phục hồi hành vi,
nhân cách và phòng chống tái nghiện, chuẩn bị tái hịa nhập cợng đồng.
- Tiếp cận theo chủ thể thực hiện, thì mơ hình cai nghiện ma túy của đạo
Tin Lành vừa do tổ chức vừa do cá nhân tôn giáo thực hiện. Tất cả đều là tổ chức,
cá nhân ngồi cơng lập.
- Tiếp cận theo hoạt đợng thì mơ hình của đạo Tin Lành gồm chuỗi hoạt
đợng được tổ chức thực hiện tuy chưa đầy đủ nhưng có bám sát theo quy trình bao
gồm: Tiếp nhận, cắt cơn, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, hướng nghiệp,
hồ nhập cợng đồng.
Đặc biệt nếu tiếp cận theo nợi dung Luật phịng, chống ma túy 2021, sẽ có
hiệu lực từ ngày 01/01/2022: nếu tiếp cận hoạt động cai nghiện ma túy do đạo Tin
lành thực hiện là mơ hình cai nghiện ma túy tự nguyện tại cợng đồng thì hoạt động
này phải chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu coi là cơ sở
cai nghiện ma túy tự nguyện, cung cấp dịch vụ hỗ trợ điều trị, cai nghiện thì lại là
tở chức kinh doanh dịch vụ chứ không phải là tổ chức tơn giáo. Do vậy nếu triển
khai mơ hình cai nghiện ma túy do đạo Tin Lành thực hiện thì phải tách riêng,
hồn tồn khơng lẫn trong cơ sở sinh hoạt tôn giáo.
Tiểu kết
Việc tham gia hoạt động cai nghiện ma túy của đạo Tin Lành dựa trên cơ

sở thần học và thực tiễn. Ở khía cạnh thần học, tơn giáo có khả năng thức tỉnh,
khơi dậy niềm tin, thêm sức, truyền đợng lực, nâng quyết tâm và thơi thúc tín đồ


17
của mình hành đợng. Những giá trị tác đợng này của đức tin phù hợp với mục đích
trị liệu tâm lý mà khoa học về cai nghiện hướng đến nên hiệu quả khi sử dụng.
Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, các hoạt động cai nghiện này đều là tự phát, tiềm ẩn
nguy cơ đặt người nghiện và gia đình họ trước nhiều rủi ro; đặt cộng đồng xung
quanh điểm cai nghiện vào trạng thái lo lắng vì tập trung người nghiện; đặt chính
quyền địa phương vào thế bị đợng, lúng túng và đứng trước nhiều hệ lụy bao gồm
khả năng mất an ninh trật tự do hành vi của người nghiện và hoạt động mua bán
trái phép chất ma túy, việc thuê, mượn nhà ở để làm nơi cai nghiện dưới hình thức
điểm sinh hoạt tơn giáo tập trung cũng gây ra phức tạp về đất đai sau này,..
Trong bối cảnh đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt
đợng cai nghiện ma túy nói chung, cai nghiện ma túy tự phát ở các cơ sở Tin Lành
nói riêng, thành phố Hà Nợi cần quan tâm, phối hợp với các bộ, ngành liên quan
tổ chức nghiên cứu đánh giá một cách khoa học, thực tiễn.


18
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CAI NGHIỆN MA TÚY Ở CÁC CƠ SỞ TIN LÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng hoạt động cai nghiện ma túy
2.1.1. Tình hình hoạt đợng
Trên địa bàn Thành phố Hà Nợi hiện nay có 26 điểm cai nghiện của đạo
Tin lành, phân bố trên địa bàn 14 xã, phường, thị trấn thuộc 11 quận, huyện, 26
điểm này thuộc 03 Hội thánh Tin lành (02 Hội thánh đã được cấp chứng nhận

đăng ký hoạt động tôn giáo); 09/26 điểm diễn ra tại điểm nhóm đã được UBND
cấp xã chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung (SHTGTT); 17 điểm cịn
lại nằm trong số 86 điểm nhóm Tin lành chưa được chấp thuận SHTGTT của
Thành phố Hà Nợi (tính đến 3/2021); tất cả đều th, mượn nhà ở riêng lẻ trong
khu dân cư để sử dụng, diện tích chủ yếu duới 200 m2/điểm, 01 điểm có diện tích
15.000 m2; diện tích sử dụng tính theo đầu người trung bình: 20 m2/học viên, rợng
nhấ là: 75 m2/học viên và chật nhất là: 7,5 m2/học viên. Hiện chỉ duy nhất có mợt
điểm cai nghiện của đạo Tin lành có quy mô lớn nhất với khá đầy đủ cơ sở vật
chất, là Trung tâm giải cứu Aquila Center, tại huyện Quốc Oai, Hà Nợi.
Với mục đích cai nghiện nên cơ sở vật chất tại các điểm nhóm có Mục vụ
giải cứu được bố trí khác các điểm nhóm chỉ sinh hoạt tơn giáo. Cụ thể ngồi
phịng thờ phượng và học đạo (rợng nhất), tại đây cịn có trí phịng nghỉ (dành cho
nam hoặc nữ), phịng cắt cơn (chăm sóc học viên xuất hiện hội chứng cai); bếp
ăn, sân chơi. Một số cơ sở có bể bơi, phịng gym; sân chơi tenis, bóng đá; vườn,
ao, chuồng phục vụ lao đợng trị liệu, giải đợc, phục hồi sức khoẻ. Riêng điểm
nhóm tái sanh (trung tâm giải cứu Aquila, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện
Quốc Oai, Hà Nợi) có thêm 16 “hầm kín” dành cho học viên tự vấn bản thân, đối
diện với chính mình và phịng y tế (4- 6 m2).
Từ năm 2016 đến tháng 8/2020, theo khai trình của 26 điểm đã có khoảng
1.500 lượt học viên đến cai, trong đó 674 người bỏ c̣c (44,93%), có 387 học
viên đang cai, bằng 48,90%.


19
Về tôn giáo, trước khi đến cai tại cơ sở tơn giáo khoảng 80% học viên chưa
có niềm tin tơn giáo rõ ràng, 20% học viên xác định được tôn giáo của mình (Phật
giáo, Cơng giáo: 63 trường hợp).
Nhìn chung, hoạt động tạicác điểm cai nghiện của đạo Tin lành tại Hà Nội
diễn ra như sau: bản thân người nghiện hoặc gia đình học viên ký đơn tự nguyện
gửi người thân, cam kết tuân thủ quy định của cơ sở, các bước tiếp: (1) Đăng ký

tạm trú tạm vắng; (2) Cắt cơn, giải độc (chủ yếu “ cai khan”, “cai vo”); (3) Tâm
vấn theo nhóm, đơi bạn, cá nhân hoặc tở chức cho học viên tự vấn tại các buồng
kín; (4) Hằng ngày học viên học đạo, hành đạo, thể dục thể thao (chạy bợ, cử tạ,
nhảy sào, đá bóng, cầu lông, lao động trị liệu (đào ao, chăn nuôi, trồng rau); (5)
Thực hiện các hoạt đợng ngoại khố (dọn vệ sinh đường phố, giúp đỡ cộng đồng
thu hoạch mùa vụ, dọn dẹp sau thiên tai, tặng quà và giúp đỡ người nghèo, trẻ mồ
côi, người khuyết tật,..); (6) Nghỉ phép thăm thân hoặc tới các Hội thánh, điểm
cai nghiện khác để giao lưu; (7) Xét nghiệm ma tuý đột xuất khi học viên từ cộng
đồng trở lại; (8) Gửi học viên sau tốt nghiệp tới các Hội thánh để tiếp tục theo dõi,
giúp đỡ. Mợt số Hợi thánh có kết nối để đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo một số nghề
và giới thiệu việc làm đơn giản cho học viên, chủ yếu là lái xe, cắt tóc, trang điểm,
may mặc,…
Điểm khác của đạo Tin lành trong thực hiện quy trình cai nghiện ma túy so
với quy định của Nhà nước đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện bao gồm:
(1) Yếu tố tôn giáo (đức tin) được sử dụng làm cơng cụ để “giáo hóa”, biến
đởi học viên từ bên trong. Tham gia mơ hình này, học viên được tư vấn, truyền
giảng về quyền năng chữa lành, khả năng cứu cḥc, lịng bác ái, đức khiêm
nhường của Thiên Chúa. Khi xác tín mãnh liệt vào điều đó, thực hành thành tín,
thường xun và tự giác tâm tính học viên có cơ hợi cai nghiện thành cơng cao
hơn, giảm tỷ lệ tái nghiện, tâm tính thay đởi từ tự ti, chán nản, thù hận, bất chấp
đến sống có chủ đích, trách nhiệm, u thương, kỷ luật và hướng thiện.
(2) Phương pháp “chứng đạo” (dùng người đã cai giúp người đang cai, dùng
người được biến đổi bởi đức tin hướng dẫn người chưa tin) được sử dụng một cách
có chủ đích, xun suốt q trình cai nghiện do đạo Tin lành thực hiện. Chính điều


×