Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Giao an lop 4 tuan 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.72 KB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 30 Thứ 2 ngày 1 tháng 4 năm 2013 Tập đọc. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ( Theo Trần Diệu Tuấn và Đỗ Thái ) I. Mục đích, yêu cầu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi. - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK). KN: Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân, giao tiếp II. Đồ dùng dạy học: - Chân dung Ma-gien-lăng ở sgk. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - H đọc thuộc lòng bài Trăng ơi... từ đâu đến ? H nêu nội dung bài. - G: Nhận xét, ghi điểm HS. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - GV chia đoạn bài đọc: 6 đoạn. - HS: Nối tiếp đọc 6 đoạn của bài, G kết hợp hướng dẫn HS: - HS đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa lỗi cho HS luyện đọc từ khó: từ tên riêng nước ngoài, tinh thần. - HS đọc nối tiếp lần 2, luyện đọc đúng câu các câu dài. - HS đọc nối tiếp lần 3, GV sửa lỗi cho Hs kết hợp giải nghĩa từ: Ma-tan, sứ mạng. - HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc toàn bài. - GV HD cách đọc. Đọc chậm rãi, rõ ràng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng những từ ngữ nói về những gian khổ, mất mát, hi sinh mà đoàn thám hiểm đã phải trải qua. GV đọc diễn cảm bài văn. b. Tìm hiểu bài : - H đọc thầm đoạn 1, 2, 3, 4, trả lời câu hỏi: + Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích gì? + Dọc đường đi đoàn thám hiểm đã gặp những kó khăn gì ? + Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ? + Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ? (ý c) Đoàn tuyền xuất phát từ cửa biển Xê-vi-a nước Tây Ban Nha tức là Châu Âu. + Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt kết quả gì ? + Câu chuyện giúp em hiểu gì về các nhà thám hiểm ? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - 3 H đọc nối tiếp 6 đoạn của bài. Lặp lại 2 lượt..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - G h/dẫn H nhắc lại giọng đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện đúng nội dung bài. - G hướng dẫn H đọc diễn cảm đoạn: Vượt Đại Tây Dương... ổn định được tinh thần. - HS: Nêu giọng đọc và luyện đọc trong nhóm đôi. - Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm. HS: Bình chọn bạn đọc tốt nhất. - GV HD HS nêu nội dung bài văn. GV rút ra nội dung chính. 3. Củng cố, dặn dò: - Bài văn ca ngợi ai và ca ngợi điều gì? - G : Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, ngay từ bây giờ H cần rèn luyện đức tính gì ? (ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt qua khó khăn...). - Dặn H về nhà đọc trước bài sau. --------    ----------. Tiết 2: Toán Luyện tập chung. I. Mục tiêu: - Thực hiện được các phép tính về phân số. - Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. - Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó. II. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - HS làm lại BT1 - HS theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập : Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập - H làm bài vào vở và đọc kết quả sau khi tính xong. 3 11. 23. 5. 4. 13. 9. 4. 36. 3. a. 5 + 20 =20 b. 8 − 9 =72 c. 16 x 3 =48 = 4 - Câu e, phải lưu ý H thực hiện phép nhân chia trước, cộng trừ sau. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập - H làm bài vào vở. 1 H lên bảng chữa bài. G nhận xét, chữa bài. Bài giải Chiều cao của hình bình hành là: 5. 18 x 9 = 10 (cm) Diện tích của hình bình hành là: 18 x 10 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2 Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập - H thảo luận theo nhóm 2 tìm cách giải. H giải bài tập vào vở. 1 H lên bảng giải. Bài giải Búp bê:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 63 đồ chơi Ô tô: Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần) Số ô tô có trong gian hàng là: 63 : 7 x 5 = 45 (ô tô) Đáp số: 45 ô tô. - G nhận xét, chữa bài. Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập - H làm bài vào vở. 1 H lên chữa bài. G nhận xét, chữa bài. Bài giải Tuổi con: 35 tuổi Tuổi bố: Hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 2 = 7 (phần) Tuổi con là: 35 : 7 x 2 = 10 (tuổi) Đáp số: Tuổi con: 10 tuổi. Bài 5: HS nêu yêu cầu bài tập - Cho H tự làm bài rồi chữa bài. - G: Chấm bài một số em, chữa bài - Khi H chữa bài, G yêu cầu H giải thích cách làm. 3. Củng cố, dặn dò: - G: Nhận xét tiết học. Dặn dò HS làm các bài tập ở VBT xem kĩ các bài tập đã luyện. --------    --------Tiết 3: Đạo đức Bảo vệ môi trường (Tiết 1) I. Mục tiêu : - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường. - Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - KN: Trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường. Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị: - Các tấm bìa màu khác nhau. Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - Vì sao mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. Bài mới : * Giới thiệu bài : - Các em nhận được gì từ môi trường ? 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Thông tin trang 33, 34). - H đọc và t/luận các thông tin đã nêu trong sgk, đại diện nhóm tr/bày trước lớp. - G kết luận: Đất bị xói mòn, diện tích đất trồng trọt giảm - thiếu lương thực, nghèo đói. - Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị bệnh. - Rừng bị thu hẹp: Lượng nước ngầm giảm, lũ lụt, hạn hán, mất các loài cây – xói mòn đất. - H đọc thầm ghi nhớ ở sgk. 2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. - Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến. - G đọc từng ý kiến - H dùng các tấm thẻ để bày tỏ ý kiến - G gọi vài H giải thích sự lựa chọn. - G kết luận: Các việc làm b, c, d, g, là bảo vệ môi trường. Các việc làm a, d, e, H là làm ô nhiễm môi trường. 3. Củng cố, dặn dò: - HS: Tìm hiểu về tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương. Nêu những việc em đã làm và sẽ làm để tham gia bảo vệ môi trường nơi em sống. - G nhận xét tiết học. G nhắc về chuẩn bị bài sau. --------    --------Tiết 4: Lịch sử. Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung I. Mục tiêu: Nắm được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước: - Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: "Chiếu khuyến nông", đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: "Chiếu lập học", đề cao chữ Nôm,... Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển. II. Chuẩn bị: - Thư Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp. - Các bản chiếu của vua Quang Trung. Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - 2 lên bảng trình bày lại diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh. - Ý nghĩa của trận Quang Trung đại phá quân Thanh. B. Bài mới:: * Giới thiệu bài : 1. Những chính sách kinh tế của vua Quang Trung. * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - G trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển, đất nước chìm trong sự chia cắt và chiến tranh. - G chia lớp thành nhóm 6 và yêu cầu các nhóm thảo luận về: Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của những chính sách đó ? - H thảo luận nhóm và trình bày báo cáo kết quả. - G kết luận: Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông (dân lưu tán trở về quê cày cấy); đúc tiền mới; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hoá; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán). - G: Tác dụng của những chính sách này ? (Với những chính sách này, chỉ sau vài năm, mùa màng trở lại xanh tốt). - G: Vì sao vua Quang Trung lại mở cửa thông thường với nước ngoài ? Em có nhận xét gì về chính sách này ? (Nhằm giúp cho kinh tế đất nước phát triển, giao lưu với kinh tế nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, đây là một chính sách phát triển kinh tế hợp lý). - G: Những chính sách về kinh tế đã vực dậy nền kinh tế nước ta phát triển, vậy về văn hoá, vua Quang Trung có những chính sách gì ? 2. Những chính sách văn hoá của vua Quang Trung * Hoạt động 2: Làm việc nhóm 2 - G trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố Chiếu lập học. - H thảo luận theo nhóm 2 các câu hỏi G nêu ra trong phiếu: + Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm + Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào ? - H thảo luận và trình bày, nhóm khác trình bày bổ sung. G chốt lại: + Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là đề cao tinh thần dân tộc. - Đất nước muốn phát triển cần đề cao dân trí, coi trọng việc học hành. - G liên hệ * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - G trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung. - G đọc những thông tin cần cung cấp cho H về các bản chiếu. 4. Củng cố, dặn dò: - Bài lịch sử hôm nay cho em biết điều gì? HS nêu phần bài học. - Nhận xét tiết học. Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài sau. --------    --------Tiết 5: Toán:. Luyện toán I. Mục tiêu : - Giúp HS luyện tập lại các dạng toán đã học về tính giá trị biểu thức, giải toán có lời văn. Giải bài toán tìm một trong hai số biết hiệu tỉ của hai số đó. II. Các hoạt động dạy học :.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. Bài cũ : 5. - Hai kho chứa 121 tấn gạo, trong đó số gạo trong kho thứ nhất bằng trong kho thứ hai. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn gạo? - GV nhận xét, ghi điểm 2. Luyện tập : Bài 1: Tính: 3 4  8 5=. 5 6  b) 3 7 =. 11 6  2 7=. 6. số gạo. 3 6 2  : d) 7 7 7 =. a) c) - HS: Tự làm bài vào vở, sau đó 4 em chữa bài bảng lớp - G cùng HS chữa bài và chốt kết quả đúng Bài 2: Tính giá trị biểu thức a) 9900 : 36 – 15 x 11 b) (15 792 : 336) x 5 + 27 x 11 - HS: Tự làm bài vào vở, sau đó 2 em chữa bài bảng lớp - G cùng HS chữa bài và chốt kết quả đúng Bài 3: Một cửa hàng có 15 tạ muối. Trong 4 ngày đầu đã bán được 180 kg muối. Số muối còn lại đã bán hết trong 6 ngày sau. Hỏi: a. Trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu kg muối? b. 6 ngày sau, mỗi ngày bán được bao nhiêu kg muối? - HS: Trao đổi và làm bài vào vở, 1 em làm bảng nhóm, đính bảng - Lớp cùng nhận xét và chữa bài. Đổi 15 tạ = 1500 kg a. Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số muối là: 1500 : (6 + 4) = 150 (kg) b. Số muối bán trong sáu ngày sau là: 1500 – 180 = 1320 (kg) 6 ngày sau trung bình mỗi ngày bán được là: 1320 : 6 = 220 (kg) Đáp số: a) 150 kg : b) 220 kg Bài 4: Nếu thêm 45 đơn vị vào số thứ nhất thì được số thứ hai, tỉ số của hai số 2. là 5 Tìm tổng hai số. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem bài học sau. Làm BT ở vở BT --------    --------Tiết 6: Âm nhạc:. Giáo viên Âm nhạc dạy ----------    ----------Tiết 7: Tiếng Việt:. Luyện đọc I. Mục đích, yêu cầu : - Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ và câu, tiếng khó. Giọng đọc phù hợp câu chuyện Đàn ngan mới nở trang 119. - Hiểu các từ ngữ trong bài. Nội dung bài.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : - HS đọc bài Phép lịch sự - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Luyện đọc: * Luyện đọc: Đàn ngan mới nở - Đọc nối tiếp đoạn văn chia 2 đoạn. - Đoạn 1. Từ đầu đến…đôi mắt và cái mỏ. Đoạn 2. Còn lại. - Luyện đọc theo cặp. - Luyện đọc cá nhân - Gv đọc diễn cảm cả đoạn * Tìm hiểu bài: - Chia lớp thành 5 nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau: - Nêu nội dung đoạn văn trên? - Tìm chi tiết miêu tả các bộ phận của những con ngan nhỏ? * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS: 2 em đọc toàn bài. - HS: Nhắc lại giọng đọc của bài. - Nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm - HS luyện đọc trong nhóm. HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Bình chọn bạn đọc hay nhất. GV nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố dặn dò: - GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau. - Dặn HS về tiếp tục luyện đọc. ------------------------------------------  ---------------------------------------------Thứ 3 ngày 2 tháng 4 năm 2013 Tiết 1: Toán. Tỉ lệ bản đồ I. Mục tiêu : - Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. II. Chuẩn bị: - Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố có ghi tỉ lệ. III. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - HS làm lại BT1 - HS theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : * Giới thiệu bài: 1. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ. - H quan sát một số bản đồ: Bản đồ Việt Nam ở sgk.... - G giới thiệu các tỉ lệ 1: 10.000.000; 1:500.000 ghi trên bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ (TLBĐ)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1. - G: TLBĐ 1:10.000.000 có thể viết dưới dạng phân số 10 .000 . 000 (Tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài và mẫu số cho biết độ dài và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng 10.000.000 đơn vị đo độ dài đó). 2. Thực hành Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập - H làm vào giấy nháp và nêu câu trả lời. - G nhận xét. VD: Trên bản đồ, tỉ lệ 1:1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là 1000 cm, độ dài 1dm ứng với độ dài thật là 1000dm. - G nêu thêm câu hỏi về tỉ lệ 1:500 ; 1:100. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập. Viết số thích hợp vào ô trống. - H làm bài vào vở, sau đó nêu đáp số. Tỉ lệ bản đồ 1 : 1000 1 : 300 1 : 10 000 1 : 500 Độ dài thu nhỏ 1 cm 1 dm 1 mm 1m Độ dài thật 1000 cm 300 dm 10 000 mm 500 m - G cho H làm theo chiều ngược lại với độ dài thu nhỏ là 1 dm và độ dài thật là 20000. Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập - H ghi Đ hoặc S vào ô trống trước câu trả lời mà mình cho là đúng hoặc sai. - H làm và lên bảng làm ở bảng lớp. - Đáp án đúng là b và d. - H kết hợp giải thích. 3. Củng cố, dặn dò: - G: Nhận xét tiết học. Dặn dò HS làm các bài tập ở VBT và chuẩn bị tiết sau. ----------    ----------Tiết 2: Tập đọc. Dòng sông mặc áo (Nguyễn Trọng Tạo) I. Mục đích yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng). II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa nội dung bài học ở SGK. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: - 2 H nối tiếp đọc bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và trả lời các câu hỏi trong sgk. H nêu nội dung bài - HS nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> a. Luyện đọc: - G chia đoạn: chia bài làm 2 đoạn. Đoạn 1: 8 dòng đầu (màu áo của dòng sông lúc sáng, trưa, chiều, tối) Đoạn 2: 6 dòng thơ còn lại (màu áo của dòng sông lúc đêm khuya, trời sáng). - HS đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa lỗi cho HS luyện đọc từ khó thướt tha, ngẩn ngơ, vầng trăng, ngước. - HS đọc nối tiếp lần 2, Lưu ý H nghỉ hơi đúng sau giữa các dòng thơ: Khuya rồi, sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi / lặng yên đôi bờ... Sáng ra / thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ / áo hoa Ngước lên / bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai...// - HS đọc nối tiếp lần 3, GV sửa lỗi cho Hs kết hợp giải nghĩa từ: điệu, hây hây, ráng. - HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc toàn bài. - GV HD cách đọc. Giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm của bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông, sự đổi thay sắc màu đến bất ngờ của dòng sông. GV đọc diễn cảm bài thơ. b. Tìm hiểu bài : - Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu ? - Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong ngày ? - Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay ? (Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người). - Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì sao ? - H trả lời theo ý hiểu và sở thích của mình. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. - Hai H nối tiếp đọc 2 đoạn của bài thơ. - H nêu lại giọng đọc toàn bài. - G hướng dẫn H luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong bài. - HS: Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi. - H thi đọc diễn cảm. H nhẩm HTL bài thơ. - Cả lớp thi đọc thuôc từng đọan và cả bài thơ. - GV HD HS nêu nội dung bài. GV rút ra nội dung chính. 3. Củng cố, dặn dò: - Bài thơ muốn nói với em điều gì ? - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. ----------    ----------Tiết 3: Thể dục. Bài 59: Kiểm tra nhảy dây I. Mục tiêu: - Thực hiện được động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 1 dây nhảy, bàn ghế để G ngồi kiểm tra. Đánh vạch kiểm tra. III. Hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: 6-10 phút - G nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học và phương pháp kiểm tra. - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai, cổ tay. Tập theo đội hình hàng ngang, cán sự lớp điều khiển. - Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. - Ôn nhảy dây. 2. Phần cơ bản: 18-22 phút a. Nội dung kiểm tra: - Nhảy dây cá nhân kiểu chân trước, chân sau. b. Tổ chức và phương pháp kiểm tra. - Kiểm tra thành nhiều đợt, mỗi đợt 3 - 5 học sinh. - Mỗi H nhảy thử 1 - 2 lần và 1 lần chấm điểm chính thức. - Mỗi H khi kiểm tra đều phải đến vị trí quy định, thực hiện tư thế chuẩn bị và nhảy. - G: Cử mỗi em được kiểm tra có một bạn đếm số lần nhảy, T dựa thánh tích đạt được của HS để đánh giá. c. Cách đánh giá: Đánh giá trên mức độ thực hiện kỹ thuật động tác và thành tích đạt được của từng H theo từng mức độ sau: + Hoàn thành tốt: Nhảy cơ bản đúng kiểu, thành tích đạt 6 lần liên tục trở lên (nữ), 5 lần (nam). + Hoàn thành: Nhảy cơ bản đúng kiểu, thành tích đạt tối thiểu 4 lần (nữ), 3 lần (nam) + Chưa hoàn thành: Trường hợp 1: Nhảy sai kiểu. Trường hợp 2: Nhảy cơ bản đúng kiểu, nhưng thành tích đạt dưới 4 lần (nữ), 3 lần (nam). 3. Phần kết thúc :4- 6 phút - HS: Thực hiện một số động tác và trò chơi hồi tĩnh. - G nhận xét, công bố kết quả kiểm tra, tuyên dương, nhắc nhở một số H. GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. ----------    ----------Tiết 4: Khoa học. Nhu cầu chất khoáng của thực vật I. Mục tiêu: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. - GD: Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên II. Chuẩn bị: - Hình trang upload.123doc.net, 119 sgk. A. Bài cũ : - Nêu một số ví dụ về cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau ?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> B. Bài mới : * Giới thiệu bài : 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò chất khoáng đối với đời sống thực vật. * Mục tiêu : Kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật. * Cách tiến hành : - B1: Thảo luận theo nhóm 3: + Các cây cà chua ở hình b, c, d (trang upload.123doc.net) thiếu các chất khoáng gì ? Kết quả ra sao ? + Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất ? Hãy giải thích tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ? + Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa, kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì? - B2: Đại diện một vài nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. G bổ sung và rút ra kết luận. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhu cầu các chất khoáng ở thực vật. * Mục tiêu : Nêu một số ví dụ về các loại cây khác nhau hoặc cùng môt cây trong từng giai đoạn phát triển khác nhau, cần những lượng chất khoáng khác nhau. Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu chất khoáng của cây. * Cách tiến hành : - B1: G phát phiếu học tập cho các nhóm. - H đọc mục Bạn cần biết trang 119 để làm bài tập vào phiếu. - B2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc, nhóm khác bổ sung. - GKL: Các loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. - Cùng một cây ở từng giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. + Nắm được nhu cầu chất khoáng của các loài cây có tác dụng gì? - Biết nhu cầu chất khoáng của từng loại cây, của từng giai đoạn phát triển của cây sẽ giúp nhà nông bón phân đúng liều lượng, đúng cách để được thu hoạch cao. 3. Củng cố, dặn dò. - Dặn HS về nhà học bài - G: Nhận xét tiết học. Về nhà chuẩn bị bài sau. -------- a & b ---------. Tiết 5: Kể chuyện. Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục đích, yêu cầu : - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). - GD: HS kể lại câu chuyện. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước tiên tiến trên thế giới. II. Chuẩn bị: - Một số chuyện do thầy và học sinh sưu tầm thuộc chủ điểm bài học. - Bảng lớp ghi sẵn đề bài, dàn ý câu chuyện..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> III. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - 2 H kể lại câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng (mỗi em 2 đoạn). B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn H hiểu yêu cầu đề bài. - 1 H đọc đề bài, G gạch dưới những từ quan trọng. * Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đuợc nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm. - 2 H đọc gợi ý 1, 2. Lớp theo dõi ở sgk. - H nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. - 1 H đọc dàn ý kể chuyện viết sẵn trên bảng lớp. - G yêu cầu H: Kể tự nhiên với giọng kể chuyện, nhìn vào các bạn để kể. Với những chuyện dài chỉ kể 1 – 2 đoạn. 3. Hướng dẫn H kể chuyện và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. a) Kể chuyện trong nhóm: - Từng cặp H kể cho nhau nghe theo nhóm 2, kể xong trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. b) H thi kể chuyện trước lớp. - G nêu tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. - H nối tiếp nhau thi kể, mỗi em kể xong, lớp đặt câu hỏi trao đổi về câu chuyện bạn kể. - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất. - G: Tuyên dương, cho điểm nhưng em kể tốt. 4. Củng cố, dặn dò. - G nhận xét tiết học, biểu dương những HS kể hay. - Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe --------------------------------------------  -------------------------------------------Thứ 4 ngày 27 tháng 3 năm 2013 Tiết 1: Toán. Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ I. Mục tiêu : - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. II. Chuẩn bị: - Bản đồ trường Mầm non xã Thắng Lợi trong sgk vào tờ giấy to để treo lên bảng. III. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - HS: làm lại BT 3 tiết trước. - HS theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : * Giới thiệu bài: 1. Giới thiệu bài toán 1: * G gợi ý: - Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đọan AB) dài mấy cm ? (2 cm).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Bản đồ trường Mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào ? (1:300) - 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm ? (300cm) - 2cm trên bản đồ ững với độ dài thật là bao nhiêu cm ? (2cm x 300) * G: Giới thiệu cách ghi bài giải (như sgk) Bài giải Chiều rộng thật của cổng trường là: 2 x 300 = 600 (cm) 600 cm = 6 m Đáp số: 6m 2. Giới thiệu bài toán 2. - G nêu bài toán và giải thích: Độ dài thu nhỏ ở bài toán 2 là 102 mm. Do đó đơn vị đo độ dài thật phải cùng tên đơn vị đo của độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1mm. Khi cần ta sẽ đổi đơn vị đo của độ dài theo đơn vị đo thích hợp với thực tế. Bài giải Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài là : 102 x 1000000 = 102000000 (mm) 102000000mm = 102 km Đáp số: 102 km 3. Thực hành Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập: - G: Yêu cầu H tính được độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước), rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm. - H làm bài vào vở, 3 H lên bảng điền kết quả tính. Tỉ lệ bản đồ 1 : 500 000 cm 1 : 15 000 1 : 2000 Độ dài thu nhỏ 2 cm 3 dm 50 mm Độ dài thật 1000000 cm 45 000 dm 100000 mm Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập: - G gợi ý: - Bài toán cho biết gì ? (Bản đồ vẽ theo tỉ lệ 1 : 200 và chiều dài phòng học thu nhỏ trên bản đồ là 4cm). - Bài toán yêu cầu gì ? (Tìm chiều dài thật của phòng học). - HS Giải bài tập 2 vào vở. 1 H lên bảng làm bài. Bài giải Chiều dài thật của phòng học là: 4 x 200 = 800 (cm) 800 cm = 8 m Đáp số: 8m Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập: - 1 HS lên bảng chữa bài. Bài giải Quảng đường Thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn dài là: 27 x 2500000 = 67500000 (cm) 67500000 cm = 675 km Đáp số: 675 km.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Yêu cầu H ghi nhớ cách ứng dụng tỉ lệ bản đồ trong giải toán. - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài, làm các bài tập ở VBT và chuẩn bị bài sau. --------    --------Tiết 2: Mỹ thuật. Giáo viên mỹ thuật dạy --------    --------Tiết 3: Luyện từ và câu. Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm I. Mục đích, yêu cầu : - Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3). II. Chuẩn bị: - 2 tờ phiếu viết nội dung bài tập 1, 2. III. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - HS làm lại bài tập 1 tiết trước. - HS nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn H làm bài tập: Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập: - G phát phiếu cho các nhóm. - HS: Các nhóm trao đổi, tìm từ: Đại diện các nhóm trình bày. - G khen ngợi những nhóm tìm nhiều từ và đúng: a. Va-li, cần câu, lều trại, giày thể thao, áo quần bơi.... b. Tàu thuỷ, bến tàu, tàu hoả, ô tô con, máy bay.... c. Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ.... d. Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ nước.... Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập: Kết quả: a. la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo... b. Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm... c. Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo... Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập: - G hướng dẫn: Mỗi em tự chọn 1 nội dung viết về du lịch hay thám hiểm. - H viết đoạn văn, nối tiếp đọc đoạn văn trước lớp. - G: Nhận xét, chấm điểm 1 số đoạn, nhận xét, biểu dương những em có đoạn viết văn tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở, chuẩn bị bài sau. --------    --------Tiết 4: Khoa học.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Nhu cầu không khí của thực vật I. Mục tiêu : - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. - GD: Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: - Nắm được nhu cầu chất khoáng của các loài cây có tác dụng gì? - HS nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : * Giới thiệu bài : 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình q/ hợp và hô hấp: * Mục tiêu: HS kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật. Phân biệt được quang hợp và hô hấp. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 SGK và thảo luận các câu hỏi. + Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? + Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? + Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? + Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? + Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong 2 quá trình trên ngừng hoạt động? - Đại diện các nhóm trình bày từng câu của nhóm mình. - Nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt lại ( như SGV trang 199 ). 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. * Mục tiêu: HS nêu được một vài ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. * Cách tiến hành: - Giáo viên nêu vấn đề: Theo em thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó? - Yêu cầu học sinh đọc phần kenh chữ trong SGK để trả lời - Giáo viên nhận xét bổ sung (như SGV trang 199). KL: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật giúp chúng ta đưa ra được những biện pháp để tăng năng suất cây trồng. 3. Củng cố, dặn dò : - Qua bài tập hôm nay giúp em hiểu biết gì ? - G Nhận xét tiết học. Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. --------    --------Tiết 5: Toán.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Luyện toán I. Mục tiêu : - HS tiếp tục luyện bài toán Tìm hai số khi biết tổng, hiệu và tỉ số của hai số đó. - Củng cố cho HS các ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. II. Hoạt động dạy học : 1. Bài cũ : 3 4  8 5=. Tính: a) - GV nhận xét, ghi điểm 2. Luyện tập :. 5 6  b) 3 7 =. 1. Bài 1: Có 36 xe đạp. Số xe máy bằng 6 số xe đạp. Hỏi số xe đạp nhiều hơn xe máy là bao nhiêu xe? - H nêu các bước giải: - Tìm tỉ số. Vẽ sơ đồ. Tìm tổng số phần bằng nhau. Tìm số xe máy, số xe đạp. Tìm số xe đạp nhiều hơn xe máy là bao nhiêu xe? Bài 2: Mẹ hơn con 25 tuổi. Nếu giảm tuổi mẹ xuống 5 lần thì được tuổi con. Tính tuổi của mỗi người. - H nêu các bước giải: - Tìm tỉ số. Vẽ sơ đồ. Tìm hiệu số phần bằng nhau. Tìm tuổi mẹ, tuổi con Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Tỉ lệ bản đồ 1 : 1000 1 : 40 000 1 : 200 000 1 : 300 Độ dài trên bản đồ 1mm 1cm 1dm 1m Độ dài thực tế …. mm ..…cm .…dm ….m - HS giải bài toán vào vở, 2 HS làm ở bảng lớp. G chữa bài, nhận xét. Bài 4: Tổng số tuổi bố và tuổi con bằng 46. Nếu tăng tuổi con lên 4 tuổi thì tuổi 1. con bằng 4 tuổi bố. Hỏi bố hơn con bao nhiêu tuổi? 34 - H nêu các bước giải: - Tìm tỉ số. Vẽ sơ đồ. Tìm tổng số phần bằng nhau. Tìm tuổi bố, tuổi con 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Làm BT ở vở BT --------    --------Tiết 6: Tiếng Việt. Luyện chính tả : I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe viết chính xác, bài thơ Dòng sông mặc áo (HS yếu, TB) - Viết có sáng tạo (HS khá, giỏi) - Giáo dục thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng chữ viết II. Hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài : - GV nêu MĐ,YC của tiết học..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2. Hướng dẫn HS nghe viết - G đọc bài thơ Dòng sông mặc áo - H nêu nội dung bài thơ - HS: Đọc thầm lại bài thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: thướt tha, ráng vàng, vầng trăng, ngẩn ngơ. - G: Nhắc HS cách trình bày bài chính tả. Hướng dẫn HS viết từ khó. - G: Đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết. - Mỗi câu (cụm từ) đọc 2 lượt cho HS viết. - GV đọc chậm cho HS rà soát. - GV chấm chữa bài. GV lưu ý 1 số lỗi thường gặp trong bài. - G: Chọn chấm 7- 10 bài. Trong khi đó HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả. - G: Nhận xét chung về bài viết của HS. GV lưu ý 1 số lỗi thường gặp trong bài. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết đẹp - Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài sau. --------    --------Tiết 7: Thể dục. Bài 60: Môn tự chọn - Trò chơi “Kiệu người” I. Mục tiêu: - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 2 người. - Thực hiện được động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: “Kiệu người” II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Kẻ sân để tổ chức trò chơi và dụng cụ để tập môn tự chọn. III. Hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: 6-10 phút - G nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai, cổ tay. Tập theo đội hình hàng ngang, cán sự lớp điều khiển. - Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. - Ôn nhảy dây. 2. Phần cơ bản: 18-22 phút a. Môn tự chọn: Đá cầu + Ôn tâng cầu bằng đùi: HS tập theo đội hình vòng tròn theo tổ. + Thi tâng cầu bằng đùi: HS cử đại diện các tổ tham gia thi. + Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người. b. Trò chơi vận động: Kiệu người. - G nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi. - HS chơi thử sau đó chơi chính thức. - G nhắc HS chú ý đảm bảo kĩ thuật và an toàn. 3. Phần kết thúc :4- 6 phút - G hệ thống bài học. HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh. - G nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ------------------------------------------------  ---------------------------------------Thứ 5 ngày 04 tháng 4 năm 2013 Tiết 1: Luyện từ và câu:. Câu cảm I. Mục đích, yêu cầu: - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ). - Biết chuyển câu kể đã cho tàhnh câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm (BT3). II. Chuẩn bị: - Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT1 (phần Nhận xét). - Một vài tờ giấy khổ to để các nhóm thi làm BT2 (phần Luyện tập). III. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - 2 H đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm (BT3 - tiết LTVC trước). - HS nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Phần Nhận xét - 1 H đọc nội dung bài tập 1, 2, 3. - G dán bảng phụ viết 2 câu cảm ở BT1. - H suy nghĩ, lần lượt phát biểu từng câu trả lời. - G nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. Bài 1: Những câu sau dùng để làm gì ? - Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao !(Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của con mèo). - A! Con mèo này khôn thật ! (Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo). Bài 2: Cuối câu trên có dấu gì ? (Có dấu chấm than). Bài 3: Câu cảm dùng để làm gì? ( Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói). - Trong câu cảm thường có những từ gì ? (Ồ, ôi chao, trời, A; quá, lắm, thật, nhỉ...) 3. Phần ghi nhớ. - 3 H đọc nội dung càn ghi nhớ trong sgk. - G yêu cầu H về nhà học thuộc ghi nhớ. 4. Phần Luyện tập Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập: (Làm bài cá nhân). - G phát phiếu học tập cho H, một H làm bài vào giấy khổ rộng. - H làm xong dán lên bảng lớp. Ở dưới lớp đọc phần bài làm của mình. - G cùng HS chữa bài trên bảng lớp. VD: Con mèo này bắt chuột giỏi ./ Chà, con mèo này bắt chuột giỏi quá ! Trời rét./ Ôi, trời rét quá ! Bạn Ngân chăm chỉ./ Bạn Ngân chăm chỉ quá !.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bạn Giang học giỏi./ Chà, bạn Giang giỏi ghê ! Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập: - Làm bài theo nhóm 6 - H nêu yêu cầu bài tập. H làm bài theo nhóm 6. - H làm bài theo nhóm. Treo kết quả và trình bày theo từng nhóm. *Tình huống a : Trời, cậu giỏi thật ! Bạn thật là tuyệt ! Bạn giỏi quá ! Bạn siêu quá ! Bạn thông minh quá ! *Tình huống b: Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt ! Trời ơi, lâu quá mình mới gặp cậu ! Trời, bạn làm mình cảm động quá ! Hôm nay, mình được gặp lại cậu, thích thật ! Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập: (Đọc đúng giọng của câu cảm). - H thảo luận theo nhóm 2. a. Ôi ! Bạn Nam đến kìa ! (Bộc lộ cảm xúc vui mừng/ phấn khởi/ mừng rỡ). - H nêu tình huống sử dụng cây cảm này. b. Ồ, bạn Nam mình thông minh quá ! (Bộc lộ cảm xúc thán phục/ khâm phục). - H nêu tình huống sử dụng. c. Trời, thật là kinh khủng ! (Bộc lộ cảm xúc sợ hãi, ghê sợ). H nêu tình huống sử dụng. *Trò chơi: Nhận diện câu cảm (Nếu còn thời gian) - G đưa ra các câu, H tự mình tìm các câu cảm trong dãy câu. Nhóm nào tìm đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm. 5. Củng cố, dặn dò: - G nhận xét tiết học. Dặn H về nhà học thuộc phần ghi nhớ và viết 3 câu cảm vào vở. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. --------    --------Tiết 2: Toán Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (Tiếp theo) I. Mục tiêu : - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. II. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - HS làm lại BT1 - HS theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : * Giới thiệu bài: 1. Bài toán 1: G vẽ hình như ở sgk lên bảng, nêu bài toán. - H tìm hiểu bài toán: Độ dài thật là bao nhiêu m ? Trên bản đồ có tỉ lệ nào ? Phải tính độ dài nào ? Theo đơn vị nào ? Muốn tính được độ dài thu nhỏ trước hết ta làm gì? (Đổi đơn vị đo)..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - G cùng H giải bài toán: 20 m = 2000 cm - Khoảng cách AB trên bản đồ là: 2000 : 500 = 4 (cm) - H nêu: 2000 cm trong thực tế ứng với 4 cm trên bản đồ. 2. Bài toán 2: G nêu bài toán, gợi ý để H hiểu bài toán tương tự bài 1. - G lưu ý đổi 41 km = 41 000 000 mm - H giải vào vở và nêu kết quả. 3. Thực hành: Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập: - H quan sát bảng ở sgk, dùng bút chì điền vào chỗ chấm trong các ô. - G: Để tính được trước hết ta cần làm gì ? (Đổi đơn vị đo) - H làm bài và lần lượt nêu kết quả: ô 1: 50cm; ô 2 : 5mm; ô 3 : 1dm Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập: - H nêu các bước giải, làm bài vào vở. 1 H làm bảng lớp. Bài giải 12 km = 1 200 000 cm Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là: 1 200 000 : 100 000 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập: - H nêu cách tính và giải vào vở. G chấm bài một số em, nhận xét, sửa chữa và chốt kết quả đúng. Bài giải Đổi : 12m = 1500 cm; 10 m = 1000 cm Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là: 1500 : 500 = 3 (cm) Chiều rộng hình chữ nhật là: 1000 : 500 = 2 (cm) Đáp số: Chiều dài: 3 cm Chiều rộng : 2 cm 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học, lưu ý cách tính độ dài thật và độ dài thu nhỏ trên bản đồ. - Về nhà xem kĩ các bài tập đã luyện. Chuẩn bị bài sau. ----------    ----------Tiết 3: Địa lí. Giới thiệu về Thành cổ Quảng Trị I. Mục tiêu : - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành cổ Quảng Trị. + Thiên nhiên đẹp với công trình kiến trúc cổ gắn liền với lịch sủ khiến Thành cổ Quảng Trị thu hút được nhiều khách du lịch. - Chỉ được Thành cổ Quảng Trị trên bản đồ (lược đồ). II. Chuẩn bị - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh, ảnh về Thành cổ Quảng Trị III. Các hoạt động dạy học :.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> A. Bài cũ : - Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung? B. Bài mới : * Giới thiệu bài : 1. Vị trí địa lí: - Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam. Đây vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Theo các nguồn tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (nay là phường 2 thị xã Quảng Trị). 2. Kiến trúc: - Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành Cổ Quảng Trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng 6 thước (gần 2000m), cao 1 trượng 94m), dưới chân dày 3 trượng (12m). Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo, đài cao, nhô hẳn ra ngoài. Các cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt thành. - Nội thành có các công trình kiến trúc như Hành cung, cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên, Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại lính … Trong đó, Hành cung được xem là công trình nổi bật nhất: bao bọc xung quanh là hệ thống tường dày, chu vi 400m, có hai cửa. Hành cung là một ngôi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, trên có trang trí các hoạ tiết: rồng, mây, hoa, lá… Đây là nơi để vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm. 3. Lịch sử: - Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành Cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn... Từ năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước và chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị, để rèn luyện ý chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu nước. Thành Cổ Quảng Trị còn được thế giới biết đến và kính phục bởi cuộc đấu tranh anh dũng để bảo vệ Thành Cổ suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị Hai phần ba tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng vào đầu năm 1972 là sự quyết định thắng lợi tại bàn Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Vì vậy, để làm thay đổi hội nghị, Mỹ - Ngụy đã âm mưu huy động tối đa lực lượng và phương tiện nhằm tái chiếm thị xã Quảng Trị mà trong đó mục tiêu đánh phá hàng đầu là Thành Cổ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tại thị xã nhỏ bé chưa đầy 2Km2 này, địch đã tập trung vào đây mỗi ngày 150 170 lần máy bay phản lực, 70 - 90 lần máy bay B52, 12 - 16 tàu khu trục, tuần dương hạm, 2 sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động, 4 trung đoàn thiết giáp (với 320 xe tăng, xe bọc thép) và hàng chục tiểu đoàn pháo cỡ lớn... Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ- Ngụy đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng ngày 25/7, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5000 quả đại bác. Trước cuộc tấn công cực kỳ dã man đó, quân và dân ta dù số lượng không đông (các đơn vị của sư 320, 308, 325 là chủ yếu) song với ý chí quyết tâm cao độ, tinh thần chiến đấu kiên cường đã đánh địch bật ra khỏi Thành Cổ và cả thị xã mà có khi "mỗi mét vuông đất là cả một mét máu". Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng. Thành Cổ là nơi hi sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng. Thành Cổ Quảng Trị được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích Quốc gia theo quyết định số 235/VH - QĐ ngày 12/12/1986. Năm 1994, Thành Cổ Quảng Trị lại được xếp vào danh mục những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng. Do phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên từ sau hoà bình lập lại, Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu... Từ năm 1993 - 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạt thành, cổng tiền đã được tu sửa, hàng nghìn cây dừa đã mọc lên phía trong thành. Đặc biệt một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành Cổ. Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo thành hình bốn cửa của Thành Cổ, phía trên là nơi để mọi người thắp hương tưởng niệm. Hiện nay Thành Cổ được Nhà nước đầu tư để tôn tạo các khu vực: - Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc Đông Nam, tái tạo lại chiến trường năm 1972 với hầm hào, công sự, hố bom… Tại đây sẽ đặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường của quân và dân ta. - Khu phục dựng Thành Cổ nguyên sinh: ở phía Đông bắc, thu nhỏ kiến trúc các công trình cổ, trồng một rừng mai vàng để gợi biểu tượng non Mai sông Hãn. - Khu công viên văn hoá: ngoài tượng đài và nhà trưng bày bổ sung hai tầng, tại phía tây và tây nam này xây dựng một công viên có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh, hồ nước, sân chơi,... Thành Cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế 4. Củng cố, dặn dò: - G: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. ----------    ----------Tiết 4: Tập làm văn. Luyện tập quan sát con vật I. Mục đích, yêu cầu :.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT2); bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3, BT4). II. Chuẩn bị - Tranh minh hoạ bài học trong sgk. - Tờ giấy khổ rộng viết bài Đàn ngan mới nở (BT1). - Một số tranh, ảnh chó, mèo (cỡ to). III. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - 1 H đọc nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV truớc (Cấu tạo bài văn miêu tả con vật). 1 H đọc dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà (Bài tập phần Luyện tập). B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - G nêu mục đích yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn quan sát Bài tập 1, 2: 1 H đọc nội dung bài tập 1, 2. - Lớp hoạt động nhóm đôi , trả lời các câu hỏi: + Những bộ phận nào được quan sát và được miêu tả? - G dán lên bảng tờ giấy đã viết bài : Đàn ngan mới nở. - Hướng dẫn H xác định các bộ phận của đàn ngan được quan sát và miêu tả. - G dùng bút đỏ gạch dưới các từ đó trong bài. + Hình dáng: chỉ to hơn cái trứng một tí. + Bộ lông: vàng óng, như màu của những con tơ nõn mới guồng. + Đôi mắt: chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt tuyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước. + Cái mỏ: màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ, mọc ngăn ngắn đằng trước. + Cái đầu: xinh xinh, vàng nuột + Hai cái chân: lủn củn, bé tí, màu đỏ hồng. - Những câu nào miêu tả em cho là hay. - H phát biểu, nói những câu miêu tả các em cho là hay. Ghi vào vở những câu đó. Bài tập 3: H đọc yêu cầu đề bài. - G kiểm tra kết quả quan sát con mèo, con chó đã dặn ở tiết trước. - G treo tranh, ảnh chó, mèo lên bảng. Nhắc các em trình tự thực hiện bài tập. - H ghi vắn tắt kết quả quan sát, tả các đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó. H ghi theo hai cột: VD: tả con mèo: Các bộ phận Từ ngữ miêu tả Bộ lông hung hung có sắc vằn đo đỏ Cái đầu tròn tròn Hai tai dong dỏng, dựng đứng rất thính nhạy Đôi mắt hiền lành, ban đêm sáng long lanh Bộ ria vểnh lên có vẻ oai vệ lắm Bốn chân thon nhỏ, bước đi êm, nhẹ như lướt trên mặt đất.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Cái đuôi dài, thướt tha, duyên dáng - H phát biểu, dựa trên kết quả đã quan sát. G nhận xét. Bài tập 4: H đọc yêu cầu của bài. G nhắc nhở H chú ý yêu cầu của bài. - H nhớ lại kết quả các em quan sát về các hoạt động thường xuyên của chó, mèo của nhà em hoặc nhà hàng xóm. - G: Lưu ý HS: Dựa trên kết quả quan sát, tả các hoạt động của con vật. Khi tả chú ý tả các hoạt động nổi bật. H làm bài cá nhân, nối tiếp nhau phát biểu. - G nhận xét, khen ngợi những H biết miêu tả sinh động. 3. Củng cố, dặn dò: - G nhận xét tiết học. Yêu cầu H về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Dặn H quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích, mang đến lớp ảnh con vật (nếu có) để chuẩn bị cho tiết TLV tới. ----------    ----------Tiết 5: Kỹ thuật Lắp xe nôi (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi. - Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được. II. Chuẩn bị: - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - HS đọc ghi nhớ Sgk. B. Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. 1. Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe nôi a. HS chọn các chi tiết để lắp xe nôi - GV đến từng nhóm để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ chi tiết lắp xe nôi. b. Lắp từng bộ phận c. Lắp ráp xe nơi - GV nhắc HS phải lắp theo quy trình trong Sgk v chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch - GV theo dõi, quan sát HS để kịp thời uốn nắn, bổ sung các HS còn lúng túng. 2. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành: + Lắp xe nơi đúng mẫu và theo đúng quy trình. + Xe nơi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch + Xe nôi chuyển động được. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS và nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 3. Củng cố, dặn dò:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS và nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - Chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật để học bài sau: Lắp ô tô tải. --------------------------------------------  -------------------------------------------Thứ 6 ngày 05 tháng 4 năm 2013 Tiết 1 : Tập làm văn. Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục đích, yêu cầu : - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2). - KN: Thu thập, xử lí thông tin. Đảm nhận trách nhiệm công dân II. Chuẩn bị: - Bản phô tô Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. III. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài : 2. H/dẫn HS làm bài tập: Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS làm bài tập, treo tờ phiếu phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt trong bảng, hướng dẫn HS điền đúng ND vào ô trống ở mỗi mục: + Ở mục địa chỉ: ghi địa chỉ của người họ hàng. + Mục Họ và tên chủ hộ : ghi tên chủ nhà nơi mẹ mẹ con em đến chơi. + Ở mục 1: Họ và tên: ghi họ, tên của mẹ. + Ở mục 6: (không khai đi đâu) chỉ khai nơi mẹ con em ở đâu đến. + Mục dành cho chủ hộ: Người họ hàng của em kí và viết họ, tên. - GV nhận xét, sửa sai cho HS. - GV nhận xét, biểu dương những HS có bài làm tốt. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS làm bài tập. Lần lượt HS trả lời. - GV hướng dẫn, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - G hỏi và chốt tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. - Xem lại bài, cần nhớ cách viết vào Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật - sgk, trang 128 - Nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt. ----------    ----------Tiết 2: Toán. Thực hành I. Mục tiêu : - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. II. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - HS làm lại BT1.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - HS theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : * Giới thiệu bài: 1. Hướng dẫn học sinh thực hành tại lớp: - G hướng dẫn học sinh cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng (như SGK). 2. Thực hành ngoài lớp: Bài 1: Thực hành đo độ dài. - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. + Nhóm 1: Đo chiều rộng lớp học. + Nhóm 2: Đo chiều dài lớp học. + Nhóm 1: Đo khoảng cách giữa hai cây trên sân trường. - HS thực hành đo và ghi kết quả vào VBT. - HS báo cáo kết quả đo, học sinh nhóm khác kiểm tra lại. Bài 2: Tập ước lượng độ dài. - Học sinh thực hành đi 10 bước và ước lượng độ dài đó. - Giáo viên kiểm tra việc ước lượng và đo kết quả của học sinh. - GV củng cố kiến thức về đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. GV hệ thống kiến thức toàn bài - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập ở VBT và chuẩn bị bài sau. ----------    ----------Tiết 3 : Chính tả (Nhớ - viết ). Đường đi Sa Pa I. Mục đích, yêu cầu: - Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a hoặc (3) a. II. Chuẩn bị - Bảng lớp ghi sẵn nội dung bài tâp 2a. III. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - Lớp viết bảng con từ: chênh chếch, mứt tết, con ếch, tết tóc. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS nhớ - viết: - G nêu yêu cầu của bài. - 1 H đọc thuộc lòng đoạn cần viết. - Lớp theo dõi. - H đọc thầm đoạn văn cần viết. G nhắc H cách trình bày những từ ngữ dễ viết sai. - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. - HS tập viết các từ ngữ dễ viết sai vào bảng con : Thoắt, khoảnh khắc, hây hây, long lanh, nồng nàn. - G nhắc H một số điểm về cách trình bày. H gấp sgk, nhớ lại đoạn văn, viết bài. 3. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Bài 2a: H nêu yêu cầu bài tập, H làm bài tập theo nhóm 5, tìm các tiếng theo yêu cầu bài tập. - HS: Đại diện các nhóm nêu tiếng, từ của mình. G chọn lọc ghi vào bảng, nhóm nào được nhiều từ đúng, nhóm đó thắng. VD: r: rong, rong chơi, rong biển, đi rong... Rông: nhà rông, con rồng, rỗng, rộng, rống lên... d: dong, cây dong... dông: cơn dông... Bài tập 3b: H nêu yêu cầu bài tập, làm bài vào vở BT, nối tiếp nêu kết quả. - G: Chữa bài, chốt lời giải đúng. - Kết quả: b. Thư viện quốc gia, lưu giữ, bằng vàng, đại dương, thế giới. 4. Củng cố, dặn dò: - G nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu : - Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua. - Triển khai một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo. II. Nội dung sinh hoạt 1. Đánh giá tình hình tuần học thứ 30: a. Nề nếp: - Sĩ số: duy trì khá tốt 21 HS. - Duy trì được nề nếp học tập. b. Học tập: - Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo GV kịp thời - Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Vân Anh, Đại, Hoàng, Ánh… c. Lao động vệ sinh: - Công tác vệ sinh lớp học và khu phân công thực hiện tốt. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. 2. Kế hoạch tuần thứ 31: a. Nề nếp: - Tiếp tục duy trì nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động Đội, nề nếp vệ sinh. - Duy trì tốt việc mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường - Tiếp tục phát động phong trào thi đua học tập tốt chào mừng ngày 30/4, 1/5. b. Học tập: - Tăng cường hơn nề nếp học tập - Kiểm tra bài, báo cáo kịp thời với GV về tình hình học bài ở nhà của các bạn. c. Các hoạt động khác: - Vệ sinh khu quy định, lớp học sạch sẽ - Thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, trang phục đến trường. d. Sinh hoạt văn nghệ: - Hát một số bài hát tập thể. - Tiếp tục công tác trang trí lớp học. --------    ---------.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Tiết 5: Toán. Luyện toán I. Mục tiêu : - Củng cố về tỉ lệ bản đồ. - Củng cố về bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. II. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ : 1. - Có 36 xe đạp. Số xe máy bằng 6 số xe đạp. Hỏi số xe đạp nhiều hơn xe máy là bao nhiêu xe? - HS nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm 2. Luyện tập Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 300, quãng đường từ trường học đến bưu điện dài 5cm. Như vậy, độ dài thật của quãng đường từ trường học đến bưu điện là………...m. b) Chiều dài của một sân trường hình chữ nhật dài 400m. Vậy, trên bản đồ tỉ lệ 1: 2000 chiều dài của sân trường đó là………....cm. - Lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. G nhận xét chốt bài giải đúng. Bài 2: Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1 500 000, quãng đường từ Hà Nội đến Nam Định là 6cm. Hỏi độ dài thật của quãng đường từ Hà Nội đến Nam Định là bao nhiêu kilô-mét? - Lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. G nhận xét chốt bài giải đúng. Bài 3: Vườn hoa của một trường tiểu học là hình vuông có độ dài cạnh là 15m. Hãy vẽ bản đồ của vườn hoa đó với tỉ lệ bản đồ là 1: 500 - Lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. G nhận xét chốt bài giải đúng. Bài 4: Năm nay tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con, 10 năm nữa thì tuổi mẹ gấp hai lần tuổi con. Hỏi năm nay mẹ và con mỗi người bao nhiêu tuổi? - Vì hiệu số tuổi mẹ và con luôn không thay đổi. Bài giải: Năm nay tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con hay tuổi mẹ bằng 3/(3-1) = 3/2 (hiệu số tuổi mẹ và con). 10 năm nữa tuổi mẹ gấp 2 lần tuổi con hay tuổi mẹ bằng 2/(2-1) = 2 (hiệu số tuổi mẹ và con) Theo đề ra ta có: 2 (hiệu số tuổi mẹ và con) - 3/2 (hiệu số tuổi mẹ và con) = 10 (tuổi). Hay 1/2 (hiệu số tuổi mẹ và con) = 10 (tuổi) Hiệu số tuổi mẹ và con là: 10 : 1/2 = 20 (tuổi) ( bài toán hiệu tỉ) Tuổi mẹ năm nay: 3 phần. Tuổi con năm nay: 1 phần Hiệu số phần bằng nhau là: 3 - 1 = 2 (phần) Giá trị 1 phần hay Tuổi con năm nay là: 20 : 2 = 10 (tuổi) Tuổi mẹ năm nay là: 10 + 20 = 30 (tuổi) - Lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. G nhận xét chốt bài giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem bài học sau. Làm BT ở vở BT --------    ---------.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Tiết 6: Tiếng Việt. Luyện từ và câu I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục luyện cho HS trung bình yếu những dạng bài thông thường về vốn từ và các kiểu câu. - Luyện cho HS khá giỏi về dạng bài có tính chất nâng cao II. Hoạt động dạy học : 1. Bài cũ: 2. Luyện tập : 1. Bài dành cho HS trung bình, yếu a) Đánh dấu x và ô trống trước tên gọi đúng của từng từ loại. * Từ chỉ người, khái niệm, đơn vị, khối lượng... gọi là danh từ động từ tính từ x * Từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật gọi là: danh từ động từ. x. tính từ. * Từ chỉ hoạt động, trạng thái, cảm xúc của người, vật là danh từ tính từ x động từ - HS: Nhớ lại các khái niêm về từ loại và lựa chon câu trả lời đúng, nêu kết quả trước lớp - G cùng cả lớp nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về từ loại đã học. b) Gạch chân dưới bộ phận CN- VN trong các câu sau + Trên nền trời xanh, những lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay. + Bạn Tuyết rất chăm chỉ tập thể dục. + Ở miền rừng núi, lúc sáng sớm, tiết trời thường lành lạnh - HS: Làm bài vào vở, 3 em làm phiếu lớn, đính bảng - G cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải đúng VD: + Ở miền rừng núi, lúc sáng sớm, tiết trời / thường lành lạnh CN VN 2. Bài dành cho HS khá giỏi a) Điền thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh những thành ngữ, quán ngữ sau: + Giấy rách phải... + Cây ngay không sợ... + ... còn hơn sống nhục + Chết đứng còn hơn...sống quỳ + ...chia rẽ là chết b) Viết một đoạn văn có sử dụng một trong các thành ngữ, quán ngữ trên - HS: Tự suy nghĩ làm bài và nêu kết quả trước lớp VD: b) Trong gia đình em, bà nội là người em yêu quí nhất. Bà thường chăm sóc, dạy dỗ em. Bà thường răn dạy em những điều hay lẽ phải, những đạo lí ngàn năm trong cuộc sống. Bà thường nói: Nhà ta tuy nghèo song sống giản dị, thanh cao, gia đình có nề nếp. Vì vậy cháu nên nhớ: “Giấy rách phải giữ lấy lề” nghe cháu!.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 3. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. Nhận xét tiết học. --------    --------Tiết 7: Tiếng Việt. Luyện tập làm văn I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục giúp HS luyện tập cách quan sát con vật, miêu tả lại hình dáng, hoạt động của một con vật II. Chuẩn bị - Tranh ảnh một số con vật: ngan, chó gà, mèo... II. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : B. Bài mới : * Giới thiệu bài : 1. Tìm hiểu đề bài * Đề bài: Quan sát và miêu tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động, thói quen của một con vật nuôi mà em yêu thích. - HS: Một số em nối tiếp đọc đề bài - Lớp: Suy nghĩ, quan sát tranh kết hợp với liên tưởng đến những hình ảnh quen thuộc từ con vật nuôi trong gia đình để tả. - T: yêu cầu HS: + Trước hết các em quan sát tranh, sau đó kết hợp liên tưởng đến những hình ảnh quen thuộc về đặc điểm hình dáng, hoạt động, thói quen của con vật em chọn tả + Dựa vào cách tả của bài Con mèo Hung để làm bài. Có thể tả theo trình tự: - Tả hình dáng: bộ lông, cái đầu, đôi tai, đôi mắt, 4 chân... - Tả thói quen, hoạt động của con vật 2. Viết bài - HS: Thực hành viếtầòi vào vở. - G: Nêu yêu cầu cao hơn với những đối tượng HS khá giỏi về bài làm 3. Nhận xét, đánh giá - HS: Nối tiếp một số em đọc bài làm trước lớp - G: Nhận xét nhanh bài viết của các em, chữa những lỗi chưa đạt trong bài viết của HS - G: Chọn đọc đoạn, bài viết tốt đọc cho cả lớp nghe và học tập - G: Nhận xét giờ học, yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa được về nhà viết lại vào vở. 4. Củng cố, dặn dò: - G nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau..

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×