Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Tỷ lệ chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ sau phá thai và các yếu tố liên quan tại bệnh viện phụ sản mêkông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 149 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRẦN ĐẠI QUÂN

TỶ LỆ CHẤP NHẬN CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI Ở PHỤ NỮ SAU PHÁ THAI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------



TRẦN ĐẠI QUÂN

TỶ LỆ CHẤP NHẬN CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI Ở PHỤ NỮ SAU PHÁ THAI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG

Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: CK 62 72 13 03

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ MINH TUẤN

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Đại Quân


.


.

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................4
1.2. Các biện pháp tránh thai ...............................................................................4
1.3. Các thông tin cơ bản về phá thai ................................................................25
1.4. Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai ở phụ nữ sau phá thai ....................29
1.5. Các yếu tố liên quan đến việc chấp nhận hay từ chối biện pháp tránh thai
hiện đại .........................................................................................................31
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................41
2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................41
2.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................41
2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ...................................................................................41
2.4. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................................41
2.5. Cỡ mẫu .........................................................................................................41
2.6. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................42
2.7. Công cụ thu thập số liệu ...............................................................................47
2.8. Phân tích và xử lý số liệu .............................................................................48
2.9. Y đức ............................................................................................................48
2.10. Các biến số .................................................................................................49
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................57
3.1. Các đặc tính của mẫu nghiên cứu .................................................................57

3.2. Khảo sát sự chọn lựa các biện pháp tránh thai .............................................61
3.3. Kiến thức về các BPTTHĐ ..........................................................................66

.


.

3.4. Phân tích hồi quy đa biến .............................................................................72
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................86
4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ..........................................................86
4.2. Bàn luận về đặc điểm dịch tễ - xã hội của đối tượng nghiên cứu ................88
4.3. Khảo sát sự hiểu biết về các BPTT và sự thuận tiện dịch vụ KHHGĐ .......91
4.4. Kiến thức về các BPTTHĐ ..........................................................................96
4.5. Các yếu tố liên quan đến việc chấp nhận BPTTHĐ ...................................100
4.6. Mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức ..............................................103
4.7. Hạn chế của đề tài ......................................................................................105
4.8. Điểm mới và tính ứng dụng của đề tài .......................................................106
KẾT LUẬN ............................................................................................................107
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2. BẢNG ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH TƯ LIỆU
PHỤ LỤC 4. DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU

.


.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCS

bao cao su

BPTT

biện pháp tránh thai

BPTTHĐ

biện pháp tránh thai hiện đại

BPTTTT

biện pháp tránh thai truyền thống

Cs

cộng sự

CTC

cổ tử cung

DCTC

dụng cụ tử cung


DS-KHHGĐ

dân số kế hoạch hóa gia đình

E2

Ethinyl estradiol

FSH

follicle-stimulating hormone

KHHGĐ

kế hoạch hóa gia đình

LH

luteinizing hormone

NMTC

nội mạc tử cung

QUE CẤY TT

que cấy tránh thai

TVTTKH


thuốc viên tránh thai kết hợp

TVTTKC

thuốc viên tránh thai khẩn cấp

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tại Việt Nam 2006-2016 ..............13
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số văn hóa xã hội ................................................................57
Bảng 3.2 Đặc điểm hơn nhân gia đình và tiền căn phá thai ......................................59
Bảng 3.3 Bảng thông tin dịch vụ ...............................................................................60
Bảng 3.4 Tiền căn sử dụng các biện pháp tránh thai ................................................61
Bảng 3.5 Chọn lựa các BPTTHĐ sau phá thai..........................................................62
Bảng 3.6 Lý do từ chối các BPTTHĐ .......................................................................64
Bảng 3.7 Kiến thức BCS ...........................................................................................66
Bảng 3.8 Kiến thức TVTTKC ...................................................................................66
Bảng 3.9 Kiến thức TVTTKH ..................................................................................67
Bảng 3.10 Kiến thức DCTC ......................................................................................68
Bảng 3.11 Kiến thức que cấy tránh thai ....................................................................68
Bảng 3.12 Tỷ lệ kiến thức đúng về các BPTTHĐ ....................................................69
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa kiến thức đúng với việc chọn lựa sử dụng từng
BPTTHĐ ...................................................................................................................71
Bảng 3.14 Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với sự lụa chọn
các BPTTHĐ .............................................................................................................73

Bảng 3.15 Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức
đúng sử dụng BCS.....................................................................................................76
Bảng 3.16 Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức
đúng sử dụng TVTTKC ............................................................................................77
Bảng 3.17 Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức
đúng sử dụng TVTTKH ............................................................................................79

.


.

Bảng 3.18 Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức
đúng sử dụng DCTC .................................................................................................82
Bảng 3.19 Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức
đúng sử dụng que cấy tránh thai ...............................................................................84
Bảng 4.1 So sánh tỷ lệ sử dụng các BPTTHĐ với một số nghiên cứu khác ............93
Bảng 4.2 Tỷ lệ chấp nhận BPTTHĐ ở phụ nữ sau phá thai......................................94
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ chấp nhận từng BPTTHĐ với một số nghiên cứu khác ......94

.


.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ chấp nhận BPTTHĐ sau phá thai ................................................63
Biểu đồ 3.2. Các BPTTHĐ sẽ lựa chọn sau phá thai ................................................63
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ có kiến thức đúng về các BPTTHĐ ............................................69


.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe tồn dân là mục tiêu của ngành y tế nói riêng và của xã
hội nói chung. Đối với ngành sản phụ khoa mục tiêu chính là chăm sóc sức khỏe bà
mẹ và trẻ em. Thực hiện tốt các BPTT sẽ làm giảm tỷ lệ phát triển dân số trong
chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất
lượng cuộc sống. Trong những năm vừa qua, Nhà nước ta nói chung và Thành Phố
Hồ Chí Minh nói riêng rất quan tâm đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung cấp các
phương tiện tránh thai, phổ biến rộng rãi với nhiều hình thức và nội đung phong
phú, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng có nhu cầu áp dụng biện pháp tránh
thai (BPTT) với mục đích cuối cùng là giảm số nạo phá thai và phá thai lặp lại.
Nhưng thực tế, số trường hợp phá thai hàng năm vẫn còn cao.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 85 triệu ca có thai ngoài ý
muốn; 56 triệu ca phá thai mỗi năm, trong đó, có tới 25 triệu ca phá thai khơng an
tồn. Cụ thể, mỗi phút có 38 ca phá thai khơng an tồn; 68.000 ca tử vong mẹ do
phá thai khơng an tồn mỗi năm. Chi phí điều trị hàng năm do phá thai khơng an
tồn được ước tính là 553 triệu đô la Mỹ [23].
Tại Việt Nam, kết quả điều tra biến động Dân số -KHHGĐ thời điểm
1/4/2016 của Tổng cục Thống kê cho thấy, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ độ tuổi 15
- 49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngồi ý muốn. Bên cạnh đó, cứ 1.000
phụ nữ có thai thì có 24 trường hợp ở tuổi vị thành niên, trong 1.000 ca phá thai có
15 trường hợp ở tuổi vị thành niên. Theo Niên giám thống kê y tế, mỗi năm có
khoảng 250-300 nghìn ca phá thai được báo cáo và con số thực tế phá thai ở Việt
Nam có lẽ sẽ cao hơn nhiều nếu thống kê đầy đủ số lượng nạo phá thai ở cả các
phịng khám ngồi giờ, phòng khám tư nhân [1].
Theo kết quả các số liệu thống kê cho thấy trên thế giới, tình hình phá thai ở

các nước phát triển đang có khuynh hướng ngày càng giảm dần thì số người phá
thai tại Việt Nam vẫn còn ở mức cao, được xếp thứ hạng cao trên thế giới và khu

.


.

vực Đơng Nam Á. Theo thống kê số liệu chính thức của nhà nước ta, tỷ lệ phá thai
trên tổng số sinh chung là 52% [1]. Đầu thế kỷ 21, số ca nạo phá thai mỗi năm đã
lên đến hơn nửa triệu ca, tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 145.000 ca hút nạo
thai. Phá thai có nhiều tai biến và biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng, choáng,
thủng tử cung, vô sinh. Hậu quả của việc phá thai là cứ 4 ca phá thai thì có 1 ca phá
thai khơng an tồn gây ra cá biến chứng tạm thời và lâu dài và 13% có thể dẫn đến
tử vong mẹ. Phá thai làm tăng bệnh suất và tử suất cho phụ nữ [1].
Ở Việt Nam theo thống kê chỉ 1/4 số phụ nữ phá thai có quay trở lại trung
tâm KHHGĐ để sử dụng BPTT, vì điều quan trọng là phải dùng ngay BPTT sau
phá thai để tránh phá thai lập lại cho nên việc bắt đầu áp dụng một BPTT hiệu quả
ngay sau phá thai là rất cần thiết nếu tiếp tục có sinh hoạt tình đục, đặc biệt với các
BPTT hiện đại sẽ mang lại hiệu quả cao nếu sử dụng đúng cách. Ngoài ra, mặc dù
đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của các dịch vụ tránh thai nhằm gia tăng sự
chấp nhận các BPTT ở phụ nữ sau phá thai nhưng số trường hợp phá thai lặp lại vẫn
xảy ra.
Để có cái nhìn cụ thể về khuynh hướng lựa chọn BPTT sau phá thai và hiểu
được kiến thức và những yếu tố liên quan đến chấp nhận hay từ chối các BPTT hiện
đại sau phá thai, từ đó góp phần vào nâng cao chất lượng cơng tác tư vấn thực hiện
kế hoạch hóa gia đình và với mục đích làm sao cho việc sử dụng các BPTT hiệu quả
trở nên được chấp nhận rộng rãi và tự nguyện ở phụ nữ sau phá thai, nhằm tránh
phá thai lặp lại. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài với câu hỏi nghiên cứu là ―Tỷ lệ
chấp nhận biện pháp tránh thai hiện đại và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau phá

thai tại bệnh viện Phụ Sản MêKông‖, với câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ chấp nhận các
biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ sau phá thai tại bệnh viện Phụ Sản MêKông
là bao nhiêu?

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại sau phá thai tại
bệnh viện phụ sản MêKông
2. Xác định các yếu tố liên quan đến việc chấp nhận các biện pháp tránh thai
hiện đại
3. Xác định tỷ lệ có kiến thức đúng và các yếu tố liên quan với việc chấp nhận
các biện pháp tránh thai hiện đại

.


.

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Kế hoạch hóa gia đình: là những nỗ lực của các cặp vợ chồng hay của cá
nhân, nhằm mục đích chủ động có con theo ý muốn về số con và khoảng cách sinh
con, mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phải phá thai, hoặc sinh quá nhiều con, sinh
quá dày, sinh khi cịn q trẻ, khi đã nhiều tuổi. KHHGĐ khơng chỉ bao hàm việc
lựa chọn sử dụng các BPTT để tránh thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ

chồng để có thai và sinh con theo ý muốn (trong trường hợp khuyến khích sinh).
Tránh thai được định nghĩa là hành động có chủ ý dùng các biện pháp can
thiệp tác động lên cá nhân nhằm ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ. Các BPTT
thường áp dụng là thuốc, hóa chất, dụng cụ đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa
cắt đứt đường đi, ngăn cản tình trùng gặp trứng, hoặc các nỗ lực của các cá nhân
nhằm tránh thụ thai. BPTT giúp cho cá nhân và cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ.
Có nhiều BPTT hoạt động dựa trên những nguyên lý và cơ chế khác nhau.
Mỗi phương pháp được đặc trưng bằng:
1. Tính hiệu quả
2. Tính an tồn
3. Tính kinh tế
4. Khả năng chấp nhận của người dùng cụ thể
1.2. Các biện pháp tránh thai [4],[5],[11]
Có nhiều BPTT bao gồm: các BPTT tạm thời, các BPTT vĩnh viễn. Có các
BPTTHĐ (tránh thai có can thiệp), biện pháp tránh thai truyền thống (BPTTTT)
(biện pháp tránh thai tự nhiên). Mỗi BPTT đều có những ưu điểm, nhược điểm và
một số chống chỉ định. Vì vậy, khơng có một BPTT nào thích hợp cho mọi đối
tượng sử dụng. Để giúp cho các phụ nữ thực hiện KHHGĐ lựa chọn được những

.


.

BPTT thích hợp nhất, thì các nhà quản lý, cũng như các nhà chuyên môn cần nắm
được đầy đủ các thông tin về các BPTT, về hiệu quả tránh thai, độ an tồn của mỗi
biện pháp, để có kế hoạch và phương pháp truyền thông phù hợp nhất cho từng đối
tượng.
* Tất cả các BPTT đều nhằm mục đích:
- Ngăn ngừa sự thụ tinh.

- Ngăn ngừa sự làm tổ của trứng trong tử cung.
- Ức chế sự phóng nỗn.
Hiện nay, các báo cáo chương trình DS-KHHGĐ thường chia BPTT làm 2
loại là BPTTHĐ và BPTTTT:
1. BPTTHĐ: là những BPTT cần dùng dụng cụ, thuốc men, các thủ thuật để
ngăn cản sự thụ thai.
2. BPTTTT: là những BPTT không cần dụng cụ, thuốc hay các thủ thuật
tránh thai nào để ngăn cản sự thụ thai [2]
1.2.1. Biện pháp tránh thai hiện đại
1.2.1.1. Thuốc nội tiết tránh thai
Là những BPTT có hồi phục, sử dụng các dẫn xuất Steroids. Tùy theo cách
có phối hợp hay không phối hợp giữa hai loại nội tiết estrogen và progestin để sản
xuất ra các chế phẩm khác nhau, sử dụng nhiều cách khác nhau như: thuốc viên
tránh thai uống (TVTT), thuốc tiêm tránh thai, thuốc dán và que cấy tránh thai
(QCTT) sao cho phù hợp với khách hàng. Thuốc ngày càng được cải tiến để giảm
tác dụng phụ không mong muốn.
- Cơ chế tác dụng: dựa trên tác dụng của estrogen và progestin đơn thuần
hoặc phối hợp cả hai:
+ Tác dụng của estrogen: ức chế tuyến yên chế tiết FSH (Follicle stimulating
hormone) và LH (Luteinizing Hormone) gây ngăn cản sự phát triển của nang noãn
và ức chế phóng nỗn.
+ Tác dụng của progestin: ngăn hiện tượng phóng nỗn, làm cho chất nhầy
cổ tử cung đặc, qnh ngăn cản tinh trùng đi qua cổ tử cung (CTC) vào đường sinh

.


.

dục trên và làm cho nội mạc từ cung mỏng nên trứng thụ tinh không đủ điêu kiện

làm tổ.
1.2.1.1.1. Thuốc tránh thai loại viên kết hợp Estro-Progestogen
Thuốc tránh thai phối hợp đường uống bằng Estro-Progestogen là phương
tiện tránh thai sử đụng các dẫn xuất steroids. Thuốc được cấu tạo bởi một estrogen,
thường là estrogen tổng hợp 17α-Ethinyl Estradiol và một dẫn xuất steroids có hoạt
tính progestogenic, tức là progestogen.
E2 đảm bảo thực hiện cơ chế tránh thai sơ cấp của TVTTKH là khơng thể
xảy ra hiện tượng phát triển nỗn nang. E2 tạo ra nồng độ cao thường trực của E2
huyết tương, duy trì thường trực phản hồi âm lên FSH của E2, giữ cho nồng độ độ
FSH huyết tương luôn ở mức thấp. Do nồng độ FSH được khống chế liên tục ở mức
thấp nên sẽ không thể xảy ra hiện tượng phát triển noãn nang, bất chấp các noãn
nang này đã được chiêu mộ.
Song song với cơ chế tránh thai sơ cấp của E2, progestogen còn đảm bảo
thực hiện hai cơ chế tránh thai thứ cấp khác của TVTTKH là khơng để xảy ra hiện
tượng phóng nỗn và ngăn cản sự làm tổ của trứng thụ tinh.
Progestogen tạo ra áp lực thường trực trên chế tiết LH của tuyến yên, giữ cho
nồng độ LH huyết tương luôn ở mức thấp. Do nồng độ LH được khống chế liên tục
ở mức thấp, nên sẽ sẽ không thể xảy ra hiện tượng phóng nỗn nếu như có nỗn
năng được chọn lọc.
Duy trì sự hiện diện liên tục và kéo dài của progestogen gây ra sự biến đổi
nội mạc tử cung kiểu màn rụng hóa, do khơng cịn cửa sổ làm tổ nên sẽ không thể
xảy ra hiện tượng làm tổ trong trường hợp có phóng nỗn có thụ tinh
* Các dạng trình bày thương mại:
Các dạng thương phẩm của TVTTKH khác nhau tùy theo hàm lượng ethinyl
estradiol trong mỗi viên thuốc và loại p được dùng phối hợp với ethinyl estradiol
1. Nhóm các TVTTKH mà mọi viên thuốc có hoạt chất đều có hàm lượng
ethinyl estradiol và P hồn tồn như nhau (tiện dụng và phổ biến)

.



.

2. Nhóm các TVTTKH với các viên thuốc có hàm lượng nội tiết ngoại sinh
thay đổi tùy theo pha
Các TVTTKH mà mọi viên thuốc có chứa hoạt chất đều có hàm lượng
ethinyl estradiol và P như nhau được chia thành 2 nhóm nhỏ:
* E2 hàm lượng chẩn: 30-35 microgam E2 trong mỗi viên
* E2 hàm lượng thấp: 20 microgam E2 trong mỗi viên
Các thương phẩm TVTTKH phát triển theo chiều giảm dần liều lượng E2
nhằm giảm tác dụng và theo chiều hướng sử dụng các progesterone chỉ có tác dụng
trên NMTC. Các thương phẩm nhóm này được trình bày dưới 2 dạng:
- Dạng vỉ 21+ 7 viên: gồm 21 viên đầu chứa hoạt chất thành phần giống hệt
nhau và 7 viên còn lại chứa giả dược. Được đánh số thứ tự từ 1 đến 28, khởi đầu
bằng một viên có hoạt chất và chỉ sang viên giả dược khi đã uống đủ 21 viên có
hoạt chất. Ưu điểm của dạng này là người dùng duy trì thói quen dùng thuốc hàng
ngày.
- Dạng vỉ 21 viên: gồm 21 viên có thành phần giống hệt nhau, vỉ thuốc có thể
bắt đầu bằng bất cứ viên thuốc nào và sẽ kết thúc bằng viên liền kề nó, ngược chiều
kim đồng hồ. Khi dùng cần tuân thủ khoảng nghỉ 7 ngày không thuốc.
- Dạng 3 pha: gồm 21 viên cố thành phần không giống nhau, chia ra 3 pha
khác nhau, theo trình tự nghiêm ngặt. Vỉ thuốc bắt đầu bằng 1 viên ít progestogen,
đánh số 1, tiếp theo bằng các viên thuộc pha 1, các viên giữa vỉ chứa nhiều ethinyl
estradiol, và kết thúc bằng các viên có chứa nhiều progestogen, được đánh số đến
21.
* Ưu điểm:
- Hiệu quả cao, khả năng có thai trở lại sớm sau khi ngừng uống thuốc.
- Giảm đau bụng kinh và giảm mất máu khi hành kinh.
* Khuyết điểm:
- Khơng giúp phịng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục.

* Sau phá thai, thuốc tránh thai loại viên kết hợp có thể sử dụng ngay sau khi
biết đã sẩy hoàn toàn. Một số nghiên cứu cho thấy việc dùng thuốc tránh thai loại

.


.

viên kết hợp ngay sau khi sẩy thai vừa có tác dụng tránh thai, vừa giảm thời gian ra
huyết âm đạo sau phá thai nội khoa.
Ảnh hƣởng của viên thuốc tránh thai kết hợp đến khả năng sinh sản
Một phân tích gộp dựa trên cá nghiên cứu ở Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ trên
hơn 59.510 khách hàng cho thấy tỷ lệ có thai ở khách hàng sau 1 năm ngưng sử
dụng thuốc viên tránh thai kết hợp liều thấp vẫn cao như những người không sử
dụng, bất kể loại progestin và thời gian sử dụng. Sau 2 năm ngưng thuốc, tỷ lệ có
thai lại là 88,3%, thời gian trung bình có thai sau ngưng thuốc là 5,5 chu kỳ [20],

[25].
Các lợi ích ngồi mục đích tránh thai của thuốc viễn tránh thai kết hợp
Ngoài tác dụng ngừa thai, thuốc viên tránh thai kết hợp cịn có nhiều tác
dụng có lợi khác như kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giảm
lượng máu kinh, giảm triệu chứng tiền kinh, giảm mụn trứng cá và các dấu hiệu
nam tính khác, cũng như giảm được nguy cơ mắc một số bệnh ung thư thường gặp
khác.
Đối với khả năng kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt: thuốc viên tránh thai kết hợp
giúp cải thiện tình trạng kinh thưa hay vơ kinh ở những trường hợp rối loạn phóng
nỗn và giúp người khách hàng chủ động về thời gian có kinh
Giảm đau bụng kinh: tình trạng thống kinh có liên quan đến sự phóng thích
prostaglandin trong tử cung, dẫn đến tăng co bóp tử cung gây đau. Ngay những năm
đầu phổ biến thuốc viên tránh thai kết hợp, đã có nhiều báo cáo cho thấy thuốc làm

giảm triệu chứng này ở 70-80% trường hợp và sau 12 tháng sử dụng chỉ còn 12%
còn ghi nhận triệu chứng.
Giảm lượng máu kỉnh: thuốc viên tránh thai kết hợp có thể làm giảm lượng
máu kinh từ 40-50% và được xem là lựa chọn đầu tay cho việc điều trị cường kinh,
nhất là ở những khách hàng cịn muốn có con. Để tăng hiệu quả thuốc được sử dụng
kéo dài liên tục.
Giảm triệu chứng tiền kinh, hội chứng tiền kinh (premenstrual syndromePMS) được mô tả năm 1953 bởi Greene và Dalton gồm các triệu chứng như bụng

.


.

căng, mệt mỏi, căng ngực, nhức đầu, dễ cáu gắt... PMS được cho là có liên quan với
sự thay đổi tình trạng nội tiết trong cơ thể. Việc sử dụng thuốc viên tránh thai kết
hợp giúp duy trì lượng nội tiết ổn định trong cơ thể trong chu kỳ nên đây được xem
là phương pháp điền trị
Giảm mụn trứng cá và các dấu hiệu nam tính khác: do thuốc viên tránh thai
kết hợp làm giảm sản xuất androgen của buồng trứng, giảm nồng độ androgen tồn
phần và có hoạt tính sinh học, đồng thời tăng sản xuất globulin gắn kết nội tiết sinh
dục (sex hormone binding globulin). Những loại TVTTKH có chứa progestin kháng
androgen cao như drospirenon hay cyproterone acetate có hiệu quả cao hơn các
nhóm khác trong điều trị mụn. Thời gian sử dụng trung bình là 6 tháng để có tác
dụng.
Ngồi ra thuốc viên tránh thai kết hợp còn làm giảm nguy cơ ung thư đối với
một số loại ung thư thường gặp ở người khách hàng như ung thư nội mạc tử cung,
ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng...[16], [20], [25], [37]
Ung thư nội mạc tử cung: kết quả từ nhiều nghiên cứu bệnh chứng và các
nghiên cứu đoàn hệ lớn đều cho thấy sử dụng TVTTKH làm giảm 50% nguy cơ ung
thư nội mạc tử cung sau 12 chu kỳ. Nếu sử dụng lâu hơn 3 năm, tác dụng bảo vệ

này càng rõ ràng, và có thể kéo dài đến 20 năm sau khi ngưng thuốc. Ngồi ra tác
dụng này khơng phụ thuộc thành phần của viên thuốc. Nghiên cứu bệnh chứng ở
Thụy Điển cũng khẳng định kết quả này, nguy cơ ung thư nội mạc tử cung giảm
30% ở những khách hàng sử dụng TVTTKH loại bất kỳ (OR - 0,7; KTC 95% 0,5 0,9), còn ở những khách hàng sử dụng loại chỉ có progestin nguy cơ này giảm 60%
(OR = 0,4; KTC 95% 0,2 - 1,4). Những khách hàng sử dụng TVTTKH trong thời
gian ít nhất 3 năm có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung giảm 50% (OR ~ 0,5; KTC
95% 0,3 - 0,7) và nếu thời gian sử dụng kéo dài đến 10 năm thì giảm 80% nguy cơ
(OR - 0,2; KTC 95% 0,1 - 0,4) [45].
Ung thư buồng trứng: kết quả phân tích số liệu trên 23.257 khách hàng có sử
dụng TVTTKH và 87.303 khách hàng thuộc nhóm chứng cho thấy những khách

.


0.

hàng đã từng sử dụng TVTTKH có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn 0,73 lần
so với nhóm khơng sử dụng.
Ung thư cổ tử cung: theo Cơ Quan Kiểm Sốt và Dự Phịng Bệnh Hoa Kỳ
(CDC) tần suất ung thư cổ tử cung xâm lấn không gia tăng với TVTT. Có sự gia
tăng ung thư trong biểu mơ cổ tử cung do khách hàng sử dụng TVTT thường xuyên
thực hiện phết tế bào cổ tử cung nên phát hiện được ung thư ở giai đoạn sớm.
Nghiên cứu của tổ chức Y Tế Thế Giới cũng có kết luận như trên.
Một số bất lợi của thuốc viên tránh thai kết hợp [6], [7]
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng TVTTKH cũng có một số nhược điểm như
khơng thể bảo vệ người sử dụng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
người khách hàng phải uống thuốc đều đặn mỗi ngày ngay cả khi khơng có giao
hợp mới đạt được hiệu quả ngừa thai, và đặc biệt có một số khách hàng không được
phép sử dụng phương pháp này. Kèm theo đó, người sử dụng có thể gặp một số rối
loạn nhẹ như tăng cân do ứ nước, tăng chuyển hóa đường đạm, đau vú do tác dụng

của ethinyl estradiol, buồn nơn, và có thể có rụng tóc, sạm da, đau nhức, mệt mỏi,
giảm thi lực.
-

Một số tác dụng phụ của thuốc viên tránh thai kết hợp
Thuốc viên tránh thai kết hợp có thể gây ra một sổ biến chứng nghiêm trọng

trên các khách hàng có các bệnh sẵn có như tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch và
rối loạn đông máu và các bệnh về gan khác. Tác dụng phụ trên các bệnh tim mạch
và rối loạn đông máu: estrogen với liều cao (> 50 mcg) có thể làm tăng tổng hợp
các yếu tố đơng máu, progestin khơng có tác dụng trên hệ thống đông máu. Các
nghiên cứu gần đây cho thấy khách hàng bình thường, khơng cao huyết áp, không
hút thuốc, sử dụng TVTTKH liều thấp để tránh thai (ethinyl estradiol < 50 mcg)
không tăng tỷ lệ tai biến tim mạch, không tăng viêm tắc tĩnh mạch hay động mạch,
không tăng đột quỵ. Khách hàng thừa cân, béo phì, và khách hàng >35 tuổi sử đụng
TVTTKH liều thấp không làm tăng đột quỵ và tai biến tim mạch. Cao huyết áp là
yếu tố nguy cơ đột quỵ sẵn có, nếu sử dụng TVTTKH sẽ có nguy cơ cao hơn.

.


1.

Tác dụng phụ trên các bệnh về gan: viêm gan cấp tính và bệnh gan ứ mật
mạn tính là 2 chống chỉ định sử dụng TVTTKH trong các bệnh về gan mật. Xơ gan
và tiền sử viêm gan không phải là chống chỉ định. Khi qua khỏi cơn cấp tính có thể
sử dụng nội tiết tránh thai. TVTTKH có làm tăng tần suất sỏi mật và vàng da ở
những khách hàng có sẵn bệnh lý tiềm ẩn, nhưng chỉ tăng trong năm đàu và năm
thứ 2 sau đó ổn định.
Những vấn đề cụ thể trong việc dùng thuốc tránh thai kết hợp

Chỉ định
Tất cả các khách hàng trong độ tuổi sinh đẻ (trừ một số chống định) đều có
thể dùng thuốc tránh thai. Đặc biệt nên dùng thuốc cho những khách hàng có các
hội chứng phụ khoa như thống kinh, kinh nhiều, rong kinh cơ năng, chu kỳ kinh
không đều.
Chống chỉ định
-

Các trường hợp ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

-

Khối u lành tính ở vú và tử cung.

-

Có tiền sử tắc nghẽn mạch, giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.

-

Các bệnh về máu, rối loạn đông máu, các bệnh tim mạch.

-

Các bệnh nội tiết như: cường giáp, u tuyến thượng thận.

-

Các rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, tăng cholesterol hay tăng lipid.


-

Bệnh về gan, thận, mắt, đau khớp.

-

Những người còn quá trẻ, chưa con, kinh muộn hoặc kinh thưa.

Cách sử dụng thuốc viên tránh thai kết hợp [11],[7], [25]
Người sử dụng bắt đầu uống viên thuốc đầu tiên vào ngày thứ nhất của chu
kỳ kinh, sau đó uống mỗi ngày 1 viên, vào một giờ nhất định. Đối với vỉ 21 viên,
khi uống xong viên thứ 21, người sử dụng nghỉ một tuần rồi bắt đầu vỉ thuốc mới,
dù có kinh hay khơng. Cịn đối với vỉ 28 viên thì người sử dụng sau khi uống liên
tục 28 ngày sẽ bắt đầu vỉ mới tiếp theo mà khơng có thời gian nghỉ.
Lưu ý người sử dụng phải luôn uống thuốc vào một giờ quy định trong ngày
đề giữ mức nội tiết trong cơ thể được ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả tránh thai.

.


2.

Cách xử trí khi quên thuốc:
-

Quên uống một viên thuốc phải uống viên thuốc bị quên ngay thời điểm nhớ
hay phát hiện ra. Tối hơm đó vẫn tiếp tục uống thuốc như thường lệ.

-


Quên uống hai viên thuốc liên tiếp. Nếu quên thuốc trong 15 viên đầu của vỉ
thuốc:
Uống 1 viên x 2 lần trong ngày phát hiện quên thuốc.Trong ngày kế tiếp
uống 1 viên x 2 lần. Kể từ ngày thứ 3, uống 1 viên mỗi ngày như thường lệ.
Lưu ý: thuốc đã khơng cịn hiệu quả ngừa thai kể từ thời điểm uống thuốc bù.

Phải sử dụng một BPTT hỗ trợ kèm theo, có thể dùng BPTT khẩn cấp, bao cao su
hoặc kiêng giao hợp. Việc duy trì uống thuốc chỉ nhằm mục đích ngăn chặn xuất
huyết tử cung do ngưng thuốc quá sớm.
Nếu quên 2 viên thuốc của 2 ngày liên tiếp trong khoảng 5 viên cuối cùng
của vỉ thuốc 21 viên thì nên ngưng thuốc và chờ ra kinh trở lại
Nếu quên 3 viên thuốc liên tiếp trong 21 viên có tác dụng thì hiệu quả ngừa
thai đã khơng cịn vì vậy khơng uống phần cịn lại của vỉ thuốc mà bắt đầu vỉ thuốc
mới.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Lam năm 2009 [18], trên 425 công
nhân ở quận 9, tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại là 46,7%. Riêng trên đối tượng nữ
công nhân chưa lập gia đình đã có quan hệ tình dục khơng có trường hợp nào sử
dụng BPTT hiện đại. Tỷ lệ kể được tên BPTT hiện đại bất kỳ lả 98,4% nhưng chỉ có
55,8% biết sử dụng đúng 1 BPTT hiện đại

.


3.

Bảng 1.1 Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tại Việt Nam 2006-2016 [13]
(Đơn vị tính: Phần trăm)

1.2.1.1.2. Thuốc viên progestogen đơn thuần liều thấp uống liên tục [11]
Thuốc viên progestogen đơn thuần có thành phần hoạt chất là một

progestogen
Tất cả các thuốc progestogen đơn thuần liều thấp đều được trình bày dưới
dạng 28 viên và tất cả các viên thuốc trong vỉ là cùng chứa hoạt chất progestogen
như nhau. Dựa trên thành phần progesterone có 2 nhóm chính
1. Progesterone cổ điển
-

Chứa các progesterone dẫn xuất từ nhân estrane: lynestrenol 0,5 mg
(Exluton), ethynodiol 0,5 mg (Femulen)

-

Có tính kháng estrogen, khả năng ức chế LH yếu

-

Tác dụng chủ yếu lên chất nhầy CTC là cơ chế chính

-

Thay đổi khả năng tiếp nhận trứng thụ tinh đến làm tổ là cơ chế phụ

2. Progesterone mới

.


4.

-


Chứa progesterone dẫn xuất từ nhân gonane: desogestrel 0,075
(Embevin)

-

Ức chế trên đỉnh LH mạnh, ngăn cản sự phóng nỗn là cơ chế chính

-

Ngồi ra vẫn cịn có tác dụng như progesterone cổ điển là cơ chế phụ

-

Do cơ chế bảo vệ nhiều tầng nên progesterone mới được kỳ vọng có hiệu
quả hơn

Thuốc được uống liên tục mỗi ngày một viên vào giờ nhất định, bắt đầu
không muộn hơn 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh (kể cả những trường hợp sau sinh
đã có kinh lại) hoặc trong vịng 3 tuần đầu sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ hoặc
trong vòng 7 ngày sau phá thai.
Các thuốc progesterone liều thấp được thiết kế trên nền tảng BPTT không
estrogen nhằm tránh được tác dụng không mong muốn quan trọng nhất của estrogen
là tắc mạch do huyết khối.
1.2.1.1.3. Các phương pháp tránh thai khẩn cấp [11],[15]
Các phương pháp tránh thai khẩn cấp có các đặc tính: là phương pháp sử
dụng khi có một giao hợp có nguy cơ có thai. Khơng phải là phương pháp ngừa thai
thường quy, không được chỉ định sau giao hợp bất kỳ và với mục đích chính của
phương pháp là tránh thai cho lần giao hợp không bảo vệ vừa xảy ra.
Có 4 nhóm tránh thai khẩn cấp:

1. Estrogen-Progesterone phối hợp liều cao:
-

Được đề nghị bởi Yuzpe

-

Cơ chế di dời cửa sổ làm tổ

-

Trong vòng muộn nhất là 72 giờ sau một giao hợp có nguy cơ có thai

-

Dùng 2 liều TVTTKH cách nhau 12 giờ, mỗi liều 4 viên TVTTKH hàm
lượng 30 microgam E2

-

Có nhiều tác dụng phụ liên quan đến liều rất cao E2 nên hiện nay cơng thức
này khơng cịn phổ biến nữa. Tác dụng phụ chính là buồn nơn và ói.

2. Progesterone đơn thuần liều cao

.


5.


-

Là biện pháp hiệu quả và thơng dụng

-

Có 2 chế độ dùng
+ Dùng 2 liều cách nhau 12 giờ, càng sớm càng tốt sau giao hợp có nguy cơ
có thai, muộn nhất là 72 giờ, mỗi liều 1 viên chứa 75 microgam
Levonorgestrel (Postinor 2)
+ Dùng một liều duy nhất, càng sớm càng tốt sau giao hợp có nguy cơ có
thai, muộn nhất là 72 giờ, gồm duy nhất 1 viên chứa 150 microgam
Levonorgestrel (Postinor)

-

Tác dụng phụ thường gặp là buồn nơn nhưng ít hơn khi dùng theo cơng thức
Yupze ( 23% so với 50,5%) [44]. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt 16% rong
huyết trong vòng 7 ngày sau dùng TVTTKC levonorgestrel, 50% khách hàng
có kinh sớm hoặc trễ hơn vài ngày so với chu kỳ kinh bình thường

-

Levonorgestrel là progestin thế hệ thứ 2, khơng có liên quan đến nguy cơ
thun tắc mạch. Do đó TVTTKH chỉ có progestin thích hợp cho khách hàng
có chống chỉ định với TVTTKH như bệnh gan, thun tắc mạch [68],[70]

-

Khơng có bằng chứng làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung: trong một thử

nghiệm lớn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chỉ có 42 thai kỳ trong gần 2000
trường hợp uống VTTTKC và khơng có trường hợp nào bị thai ngồi tử cung
và cũng không ghi nhận trường hợp quái thai nào trong các thai kỳ do thất
bại khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Theo tác giả Carolyn Westhoff [70]
tỷ lệ có thai ít hơn 1% nếu uống trong vịng 12 giờ so với trên 3% nếu uống
từ 61 – 72 giờ sau giao hợp. Hai nghiên cứu quan sát khác thì cho thấy uống
thuốc ngừa thai khẩn cấp từ 72 – 120 giờ sau giao hợp thì tỷ lệ có thai tương
tự như trong những nghiên cứu uống sớm hơn

3. Chất điều hòa chọn lọc thụ thể Progesterone [53]
-

Là chất đối kháng Progesterone có cấu tạo giống Progesterone nên có thể gắn
vào thụ thể của Progesterone do cạnh tranh với Progesterone trên thụ thể, gây
trì hỗn rụng trứng có thể kéo dài chu kỳ kinh nguyệt, do đó dùng

.


6.

mifepristone thường gây trễ kinh. Có 2 loại chất điều hòa chọn lọc thụ thể
Progesterone thường dùng là mifepristone và ulipristal
-

Mifepristone dùng liều duy nhất, càng sớm càng tốt sau giao hợp có nguy cơ
có thai, muộn nhất là 120 giờ, gồm duy nhất 1 viên chứa 10 mg mifepristone

-


Ulipristal dùng liều duy nhất, càng sớm càng tốt sau giao hợp có nguy cơ có
thai, muộn nhất là 120 giờ, gồm duy nhất 1 viên chứa 30 mg ulipristal

-

Khơng có sự khác biệt về hiệu quả của mifepristone và ulipristal

-

Tác dụng phụ buồn nơn và ói tương tự Levonorgestrel

4. Dụng cụ tử cung
-

DCTC chứa đồng vừa có thể được dùng như một BPTT khẩn cấp vừa có thể
được dùng như một BPTT lâu dài sau tránh thai khẩn cấp

-

DCTC chứa đồng được đặt càng sớm càng tốt sau giao hớp có nguy cơ có
thai, muộn nhất là 7 ngày.

-

Sau khi đạt mục đích tránh thai khẩn cấp, DCTC được giữ lại cho mục đích
tránh thai lâu dài.

1.2.1.1.4. Các dạng nội tiết tránh thai không dùng đường uống
* Thuốc tránh thai dạng tiêm Depo Međroxy Progesteron Acetat (DMPA) [11]
Là các steroid tác dụng dài có thành phần hoạt chất là một progesterone,

được phóng thích với lượng vừa đủ hằng ngày ngăn hiện tượng phóng nỗn
Là một đạng nội tiết tránh thai dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da
phóng thích chậm, được tồn trữ ngay tại vị trí tiêm dưới dạng một ―kho chứa‖.
Sau một lần tiêm bắp 150 mg Depo-provera hoặc tiêm dưới da 104 mg
Depo-provera (MPA) mỗi ngày sẽ có một lượng cao MPA được phóng thích khỏi
kho dự trữ để tạo nên một nồng độ huyết thanh bình nguyên của MPA khoảng
1ng/ml giúp tránh thai. Thời gian tiêu thụ toàn bộ lượng MPA là 12 tuần.
Cơ chế tránh thai đa tầng, lượng MPA này đủ để gây ức chế LH nội sinh
ngăn cản phóng nỗn, làm chất nhầy CTC trở nên đặc, tinh trùng không thể xâm

.


×