Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tình trạng sử dụng kem chống nắng và nồng độ vitamin d huyết thanh trước và sau khi sử dụng kem chống nắng của sinh viên – học viên y khoa đại học y dược thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 108 trang )

.

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------LÊ TUẤN KHANH

TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG
VÀ NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH
TRƯỚC VÀ SAU KHI SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG
CỦA SINH VIÊN – HỌC VIÊN Y KHOA
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: DA LIỄU
MÃ SỐ: NT 62 72 35 01

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VĂN THẾ TRUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

ii

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Tác giả

Lê Tuấn Khanh

.


.

iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT .................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ KEM CHỐNG NẮNG ......................................................4
1.2. TỔNG QUAN VỀ VITAMIN D ...................................................................13
1.3. VITAMIN D Ở NGƯỜI DÙNG KEM CHỐNG NẮNG ..............................18
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI .....................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................22
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................22

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................24
2.4. Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ..................................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................33
3.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI TIẾP XÚC ÁNH NẮNG VÀ SỬ
DỤNG KEM CHỐNG NẮNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................34
3.2. NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................45
3.3. TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG TRONG 3 THÁNG, SỰ
DUNG NẠP, MỨC ĐỘ HÀI LÒNG, TÁC DỤNG PHỤ KHI SỬ DỤNG KEM
CHỐNG NẮNG ....................................................................................................49
3.4. SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH CỦA ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ SAU KHI SỬ DỤNG KEM CHỐNG
NẮNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN.............................................................52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................55

.


.

iv
4.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI TIẾP XÚC ÁNH NẮNG VÀ SỬ
DỤNG KEM CHỐNG NẮNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................55
4.2. NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................62
4.3. TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG TRONG 3 THÁNG, SỰ
DUNG NẠP, MỨC ĐỘ HÀI LÒNG, TÁC DỤNG PHỤ KHI SỬ DỤNG KEM
CHỐNG NẮNG ....................................................................................................67
4.4. SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH CỦA ĐỐI

TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ SAU KHI SỬ DỤNG KEM CHỐNG
NẮNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN.............................................................69
4.5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5

.


.

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

BMI

Body Mass Index

ĐLC


Độ lệch chuẩn

DNA

Deoxyribonucleotide acid

FDA

Food and Drug Administration

GTLN

Giá trị lớn nhất

GTNN

Giá trị nhỏ nhất

KCN

Kem chống nắng

KTPV

Khoảng tứ phân vị

MED

Minimal Erythema Doses


MPD

Minimal Pigmenting Dose

PABA

Para-aminobenzoic

PPD

Persistent Pigment Darkening

PTH

Parathyroid Hormone

SPF

Sun Protection Factor

Tia UV

Tia cực tím

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TV


Trung vị

UVA

Tia cực tím A

UVA-PF

UVA Protection Faction

UVB

Tia cực tím B

.


.

ii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

American Academy of Dermatology

Hiệp hội Da Liễu Hoa Kì


Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

Food and Drug Administration

Cục quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kì

Keratinocyte

Tế bào tạo sừng

Minimal Erythema Doses

Liều đỏ da tối thiểu

Minimal Pigmenting Dose

Liều tăng sắc tố tối thiểu

Persistent Pigment Darkening

Chỉ số làm tối sắc tố kéo dài

Photon

Phân tử lượng ánh sáng

Sun Protection Factor


Chỉ số chống UVB

.


.

iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Típ da theo Fitzpatrick ................................................................................5
Bảng 1.2: Chỉ số UVA-PF ..........................................................................................9
Bảng 1.3: Các loại KCN............................................................................................10
Bảng 3.1: Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu.....................................................34
Bảng 3.2: Kiến thức về tác hại của ánh nắng của đối tượng nghiên cứu ..................34
Bảng 3.3: Kiến thức về tác hại của ánh nắng theo giới.............................................35
Bảng 3.4: Nguồn kiến thức về tác hại của ánh nắng của đối tượng nghiên cứu .......36
Bảng 3.5: Hành vi tiếp xúc với ánh nắng của đối tượng nghiên cứu ........................36
Bảng 3.6: Hành vi tiếp xúc với ánh nắng theo giới...................................................37
Bảng 3.7: Tần suất sử dụng các biện pháp chống nắng cơ học của đối tượng nghiên
cứu ................................................................................................................38
Bảng 3.8: Tần suất sử dụng các biện pháp chống nắng cơ học theo giới .................38
Bảng 3.9: Kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng KCN của đối tượng nghiên cứu ......40
Bảng 3.10: Kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng KCN theo giới ...............................41
Bảng 3.11: Quan điểm của đối tượng nghiên cứu về KCN, ánh nắng và vitamin D 43
Bảng 3.12: Quan điểm về KCN, ánh nắng và vitamin theo giới ..............................43
Bảng 3.13: Tình trạng sử dụng thuốc bổ sung vitamin D của đối tượng nghiên cứu
......................................................................................................................44
Bảng 3.14: Tình trạng sử dụng thuốc bổ sung vitamin D theo giới ..........................44

Bảng 3.15: Nồng độ vitamin D huyết thanh và phân độ vitamin D huyết thanh của
đối tượng nghiên cứu ...................................................................................45
Bảng 3.16: Nồng độ vitamin D huyết thanh và phân độ vitamin D huyết thanh theo
giới ...............................................................................................................46

.


.

iv
Bảng 3.17: Típ da của đối tượng nghiên cứu ............................................................46
Bảng 3.18: Típ da theo giới .......................................................................................47
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và các đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu .........................................................................................48
Bảng 3.20: Tình trạng sử dụng KCN của đối tượng nghiên cứu trong 3 tháng ........50
Bảng 3.21: Mức độ hài lòng, mức độ dung nạp và tác dụng phụ khi sử dụng KCN 51
Bảng 3.22: Nồng độ vitamin D huyết thanh của đối tượng nghiên cứu trước và sau
khi sử dụng KCN trong 3 tháng ...................................................................52
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ vitamin D và các yếu tố ..........53
Bảng 4.1: Kiến thức về tác hại của ánh nắng trong một số nghiên cứu ....................56
Bảng 4.2: Nguồn thông tin về tác hại của ánh nắng trong một số nghiên cứu .........57
Bảng 4.3: Kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng KCN ở một số nghiên cứu ..............60
Bảng 4.4: Quan điểm về kem chống nắng, ánh nắng và nồng độ vitamin D huyết
thanh ở một số nghiên cứu ...........................................................................61

.


.


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Thang đo màu da Felix von Luschan ..........................................................6
Hình 1.2: Chỉ số SPF ...................................................................................................9
Hình 1.3: Cấu trúc vitamin D ....................................................................................13
Hình 1.4: Quá trình hấp thu vitamin D và chuyển hóa vitamin D ............................15

.


.

vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nồng độ vitamin D huyết thanh của đối tượng nghiên cứu .................45
Biểu đồ 3.2: Típ da của đối tượng nghiên cứu ..........................................................47
Biểu đồ 3.3: Sự thay đổi nồng độ vitamin D huyết thanh sau 3 tháng sử dụng KCN
và nồng độ vitamin D huyết thanh ban đầu .................................................54

.


.

vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2-1: Sơ đồ nghiên cứu .....................................................................................32
Sơ đồ 3-1: Sơ đồ đối tượng tham gia nghiên cứu theo từng bước ............................33

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tác hại của tia cực tím (tia UV) trong việc gây ra bỏng nắng, lão hóa da, ung
thư da, suy giảm miễn dịch và tái hoạt nhiễm virus tiềm ẩn đã được nghiên cứu rõ
ràng [42]. Việc tiếp xúc với tia UV cường độ cao kéo dài có thể gây ra hoặc làm
bùng phát nhiều bệnh da chẳng hạn như dày sừng ánh sáng [13], ung thư biểu mô
da tế bào đáy [13], ung thư biểu mô da tế bào gai, ung thư tế bào hắc tố [32], lupus
ban đỏ [15], viêm bì cơ [37], v.v …
Được khuyến cáo sử dụng như một trong những phương pháp giảm thiểu tác
hại của tia UV đối với làn da, kem chống nắng (KCN) đang ngày càng trở nên phổ
biến trên toàn thế giới. Kem chống nắng được sản xuất để ngăn tia UV xâm nhập
vào da bằng cách hấp thu hoặc phân tán tia UV [21]. Tuy nhiên, một trong những lo
ngại khi sử dụng KCN kéo dài là nguy cơ thiếu vitamin D do việc tiếp xúc với tia
UV là tối cần thiết cho việc tổng hợp vitamin D ở người [10],[21],[36]. Thiếu
vitamin D có thể dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương, bệnh tự miễn [51], ung thư
[24], bệnh tim mạch [39]. Theo nhiều nghiên cứu tại khu vực Đông Nam Á và
Đông Á, tỉ lệ thiếu vitamin D nhìn chung trong cộng đồng dao động từ 30 – 50%
[16],[25],[27],[44],[61],[63]. Tình trạng thiếu vitamin D có thể gặp ở mọi lứa tuổi,
từ trẻ nhũ nhi, trẻ em, thanh niên đến người trưởng thành, người già.
Sự ảnh hưởng của việc sử dụng KCN với chỉ số SPF (Sun Protection Factor)
thấp (10 – 15) trên sự tổng hợp vitamin D vẫn còn nhiều tranh cãi. Vài tác giả kết

luận rằng có sự ức chế đáng kể [22],[41],[49] trong khi những tác giả khác cho rằng
việc sử dụng KCN khơng có ảnh hưởng đến nồng độ vitamin D huyết thanh
[10],[27],[29],[36],[38]. Gần đây, những sản phẩm chống nắng trên thị trường đạt
tới mức độ chống nắng cao hơn rất nhiều (SPF 50 – 80), chưa có nhiều dữ liệu về
liệu những sản phẩm có chỉ số SPF cao như vậy có làm giảm trữ lượng vitamin D
trong cơ thể hay không. Một nghiên cứu ở Bỉ kết luận KCN SPF 50+ làm giảm sự
tổng hợp vitamin D qua da đáng kể sau khi chiếu UVB phổ hẹp, tuy nhiên lại không

.


.

2
ảnh hưởng đến nồng độ 25-(OH)-D huyết thanh [33], một nghiên cứu nữa ở Ấn Độ
kết luận bệnh nhân rám má sử dụng KCN SPF 50+ ở mặt trong 3 tháng, kết hợp với
chống nắng cơ học, không làm giảm nồng độ vitamin D huyết thanh [56].
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với thời tiết nắng nóng gần như quanh
năm, chỉ số UV luôn ở mức cao. Hiện nay ở Việt Nam, những kiến thức, thái độ,
hành vi đối với việc tránh nắng, sử dụng KCN và vitamin D cịn chưa được hiểu rõ,
chưa có nghiên cứu nào về tình trạng vitamin D ở những người dùng KCN, nên
chúng tơi thực hiện đề tài:
“Tình trạng sử dụng kem chống nắng và nồng độ vitamin D huyết thanh
trước và sau khi sử dụng kem chống nắng”.
.

.


.


3

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình trạng sử dụng kem chống nắng và nồng độ vitamin D huyết thanh
trước và sau khi sử dụng kem chống nắng SPF 50 của sinh viên – học viên Y khoa
trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi tiếp xúc ánh nắng và sử dụng kem chống
nắng của đối tượng nghiên cứu.
2. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với đặc điểm
tiếp xúc ánh nắng của đối tượng nghiên cứu.
3. Khảo sát tình trạng sử dụng kem chống nắng, sự dung nạp, tác dụng phụ,
mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu đối với kem chống nắng.
4. Khảo sát sự thay đổi nồng độ vitamin D huyết thanh của đối tượng nghiên
cứu trước và sau khi sử dụng kem chống nắng SPF 50 và các yếu tố liên quan.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ KEM CHỐNG NẮNG
1.1.1. Đại cương về tia UV
Bức xạ mặt trời tiếp cận đến mặt đất bao gồm tia cực tím (UV), ánh sáng nhìn thấy
và tia hồng ngoại. Tia cực tím A (UVA) có bước sóng 320 – 400 nm gây sạm da và

lão hóa da. Ngồi ra tia UVA còn tạo ra nhiều gốc oxy tự do gây tổn thương
deoxyribonucleotide acid (DNA) gián tiếp, tăng số lượng tế bào viêm trong trung bì,
giảm hoạt động trình diện kháng nguyên tại thượng bì và giảm số lượng tế bào
Langerhans. Cường độ UVA ổn định suốt ngày và quanh năm, chiếm 95% tổng số
năng lượng tia UV tại bề mặt trái đất. Tia cực tím B (UVB) có bước sóng 290 – 320
nm gây đỏ da, bỏng nắng, tổn thương DNA trực tiếp thơng qua hình thành chuỗi đơi
pyrimidine. Các tác động của tia UV lên da có thể dẫn đến đột biến và ung thư. Tia
UVB mạnh hơn UVA gấp 1000 lần [52].
Lượng UVB và UVA đến mặt đất ảnh hưởng bởi vĩ độ, độ cao, mùa, thời gian
trong ngày, tình trạng tầng ozone. Bức xạ tia UV mạnh nhất vào khoảng 10 giờ đến
16 giờ. UVA có bước sóng dài hơn UVB nhiều lần, nên nó ít bị ảnh hưởng bởi môi
trường và độ cao, xuyên được qua cửa kính và tác động sâu vào tận lớp bì. Tia UVB
chủ yếu được hấp thụ ở lớp thượng bì, hiếm khi xuyên sâu đến lớp bì.

1.1.2. Đại cương về sắc tố da
Típ da là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định độ nhạy cảm với tia
cực tím và nguy cơ ưng thư da. “The Fitzpatrick Scale” là một thang đo bán định
lượng trong đó có 6 típ được phân loại dựa trên màu sắc da cơ bản, lượng melanin,
phản ứng với tia UV và nguy cơ ung thư da (Bảng 1.1) [55]. “Liều đỏ da tối thiểu”
(Minimal Erythema Doses – MED) là một phương pháp định lượng để xác định
lượng tia UV (đặc biệt là UVB) cần thiết để gây ra bỏng nắng (đỏ da, phù nề) trong
24 – 48 giờ sau tiếp xúc. MED cao nhất ở những người có típ da sậm màu và thấp

.


.

5
nhất ở những người có típ da sáng màu [50]. Do đó da càng sáng màu thì càng dễ

bỏng nắng bởi tia UV và có nguy cơ ung thư da càng cao [45].
Bảng 1.1: Típ da theo Fitzpatrick
Típ da Kiểu hình

I

Đáp ứng với tia UV

Da trắng sáng, mắt xanh, Thường xuyên bỏng
thường có nhiều tàn nhang

MED

Nguy cơ

(mJ/cm2)

ung thư

15 – 30

++++

25 – 40

+++/++++

30 – 50

+++


40 – 60

++

60 – 90

+

nắng. Không bao giờ
sạm da

II

Da trắng, mắt xanh hoặc Dễ bỏng nắng.
nâu, tóc đỏ, vàng hoặc nâu

III

Da sáng màu, mắt nâu, tóc Bỏng nắng trung bình.
đen.

IV

V

Hiếm khi sạm da

Sạm da trung bình


Da nâu nhạt, mắt đen, tóc Bỏng nắng ít.
đen.

Dễ sạm da

Da nâu, mắt đen, tóc đen.

Hiếm khi bỏng nắng.
Sạm da dễ và đáng kể

VI

Da đen, mắt đen, tóc đen.

Khơng bao giờ bỏng 90 – 150

+/-

nắng.
Sạm da nhanh và diện
rộng
Ngồi ra, cịn có bảng phân độ màu sắc da của Felix von Luschan, được đặt tên
theo người tạo ra nó. Bảng phân độ này được sử dụng rộng rãi vào nửa đầu thế kỷ thứ
20 trong nhân trắc và khảo cổ học, tuy nhiên sau đó với sự ra đời của quang phổ kế,

.


.


6
bảng phân độ này khơng cịn phổ biến nữa. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội nói
chung, và ngành thẩm mỹ nói riêng, các vấn đề sắc tố da ngày càng được quan tâm
nhiều hơn. Do đó, một công cụ đánh giá nhanh màu sắc da rất cần thiết trong việc
đánh giá hiệu quả điều trị các vấn đề về sắc tố. Nhiều nghiên cứu cho thấy màu sắc da
khi đo bằng cách sử dụng bảng phân độ Felix von Luschan có tương quan cao với
màu sắc da đo bằng quang phổ kế. Đây là một công cụ lí tưởng, dễ sử dụng, nhanh
chóng, rẻ tiền và có độ chính xác cao trong việc đo màu sắc da trong thực hành lâm
sàng [58].

Hình 1.1: Thang đo màu da Felix von Luschan

1.1.3. Đại cương về kem chống nắng
Kem chống nắng là chế phẩm sử dụng nhằm mục đích làm suy giảm bước sóng
của tia UV khi tương tác với các tế bào đích trong da, gọi là chromophore. Bằng cách
hấp thu hoặc phân tán tia UV, KCN ngăn tạo ra các phản ứng quang hóa dẫn đến
những thay đổi quang sinh học. KCN được giới thiệu đầu tiên tại Mỹ năm 1928. Tuy
nhiên, cho đến Thế Chiến thứ II, KCN mới được sử dụng nhiều hơn nhằm chống
bỏng nắng cho quân đội đóng ở khu vực nhiều nắng. Từ sau đó, sự quan tâm đối với

.


.

7
các chất có khả năng hấp thu tia UV ngày càng tăng, và para-aminobenzoic (PABA),
được cấp bằng sáng chế năm 1943, là một trong những sản phẩm được sử dụng rộng
rãi nhất [21],[52].
Ban đầu, KCN chứa chủ yếu các chất hấp thu tia UVB bước sóng ngắn giúp phịng

ngừa bỏng nắng. Cho đến khi những tác động có hại của tia UVA được chứng minh,
các hoạt chất hấp thu được bước sóng dài hơn như benzophenones được ứng dụng
vào KCN. Các hoạt chất vô cơ như titanium dioxide cũng được sử dụng từ những
ngày đầu sản xuất KCN, nhưng do kích thước phân tử lớn, titanium dioxide khơng
đạt được hiệu quả thẩm mỹ cho đến khi những công nghệ mới sản xuất được hạt kích
thước nhỏ hơn (dạng micro) [21],[34].
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm khác nhau phối hợp KCN như
kem nền, dưỡng ẩm hay son môi. Các sản phẩm KCN cũng phát triển theo hướng
tăng tính “bền vững” bằng cách pha với chất nền có khả năng tồn tại lâu hơn trong
lớp sừng. Những sản phẩm này thường được gọi là “sản phẩm thể thao” nhờ hiệu quả
chống nắng bền vững cho các hoạt động thể lực ngồi trời, đổ mồ hơi nhiều và thậm
chí bơi lội [21].

1.1.4. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng [21]
Khi được thoa đúng cách, KCN tạo thành một lớp màng phủ lên tế bào sừng, ngăn
chặn tia UV xâm nhập vào các lớp sâu hơn của thượng bì và lớp bì bằng cách cơ chế
hấp thu hoặc phân tán tia UV. Hiện nay, hầu hết các loại KCN phối hợp nhiều hoạt
chất khác nhau hoạt động dựa trên một hoặc hai cơ chế trên. Hoạt chất trong KCN
thường được chia thành hai nhóm chính: nhóm hoạt chất hữu cơ, hay cịn gọi là hoạt
chất hóa học, tan trong nước hoặc dầu, có khả năng hấp thu các phân tử lượng ánh
sáng (photon); và nhóm hoạt chất vơ cơ hoặc vật lý, khơng tan, có tác dụng phân tán
năng lượng ánh sáng. Tuy nhiên, cách phân loại này có một số giới hạn và ngoại lệ
chưa được phân biệt rõ ràng.
Khi các hoạt chất chống nắng hóa học hấp thu bức xạ UV, chúng chuyển thành
phân tử ở trạng thái kích thích và năng lượng cao. Phần lớn chúng trở lại trạng thái cơ

.


.


8
bản ban đầu sau đó, và năng lượng này bị tiêu tán dưới dạng nhiệt, hầu như không
gây hại cho da. Tuy nhiên, một số hoạt chất chống nắng khi bị kích thích có thể gây
ra các phản ứng quang hóa với các thành phần chống nắng khác (như ecamsule), dẫn
đến mất tác dụng chống nắng ban đầu. Do đó, các hoạt chất này, cụ thể là
avobenzone, được xếp vào nhóm khơng ổn định với ánh sáng và cần phối hợp với các
chất ổn định với ánh sáng như salicylates, octocrylene để duy trì khả nắng chống
nắng của chúng.
Trước đây, các sản phẩm KCN khi thoa lên da tạo một lớp màng trắng đục bởi
chứa các oxide kim loại không tan. Các hoạt chất vật lý này phân tán ánh sáng chủ
yếu nhờ vào kích thước lớn của phân tử. Do đó, KCN chứa những hoạt chất phân tử
lớn này tạo ra một lớp màng trắng đục trên da khiến chúng khơng đạt được tính thẩm
mỹ. Ngày nay, các phân tử này được micron hóa thành dạng hạt nhỏ, mịn hơn, nhờ
đó lớp màng KCN mờ đi và ít nhìn thấy hơn. Hơn nữa, những bằng chứng mới cho
thấy các hoạt chất chống nắng vật lý, cụ thể là titanium dioxide, khi được micron hóa,
có thêm khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng đáng kể, và tác dụng này có thể quan
trọng hơn tác dụng phân tán ánh sáng ban đầu của chúng.

1.1.5. Qui định về kem chống nắng
Một sản phẩm bôi chống nắng thể hiện mức độ bảo vệ da qua các chỉ số SPF và
UVA-PF (UVA Protection Faction), trong đó SPF = MED (vùng da bơi kem)/MED
(vùng da trần); UVA-PF = MPD (vùng da bôi kem)/MPD (vùng da trần), với MED là
liều đỏ da tối thiểu (Minimal Erythemal Dose), MPD là liều tăng sắc tố tối thiểu
(Minimal Pigmenting Dose) [52].
Chỉ số SPF lần đầu được giới thiệu bởi Franz Greiter vào năm 1962 và được Food
and Drug Administration (FDA) công nhận vào năm 1978 [34]. Một sản phẩm có
SPF 15 làm giảm 93,3% lượng tia UV tiếp xúc với da. Tương tự, KCN có SPF 50
ngăn 98% lượng tia UV đến da (Hình 1.2). Cơng thức tính phần trăm lượng tia UV
được hấp thu bởi KCN được tính theo cơng thức: lượng hấp thu = 100 – (100/SPF)


.


.

9
[19]. Tuy nhiên, KCN chỉ thể hiện đúng chỉ số SPF khi được sử dụng đủ lượng 2
mg/cm2 [30].

Hình 1.2: Chỉ số SPF
Theo điều chỉnh mới của FDA, sản phẩm chống nắng được yêu cầu ghi nhận thêm
mức độ chống tia UVA dựa trên hệ thống đánh giá 4 sao (Bảng 1.2). Các chế phẩm
chống nắng có phổ hấp thu rộng với SPF 30 và UVA-PF > ** là thích hợp nhất cho
việc sử dụng hàng ngày [35]. Ngoài ra, khả năng chống UVA cịn được tính bằng chỉ
số làm tối sắc tố kéo dài (Persistent Pigment Darkening – PPD). Chỉ số PPD biểu thị
lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi KCN, tức là thông qua đó, bạn sẽ đo
lường mức độ chống lại sự làm tối sắc tố của KCN. Theo đó, PPD 8 là 75%; PPD 16
là 93%.
Bảng 1.2: Chỉ số UVA-PF
Loại

UVA-PF

Không bảo vệ chống UVA

Không

<2


*

Thấp

2–4

.


.

10

**

Trung bình

4–8

***

Cao

8 – 12

****

Rất cao

≥ 12


1.1.6. Các hoạt chất trong kem chống nắng
Kem chống nắng thường chứa hai thành phần chính: hoạt chất chống nắng –
đóng vai trị hấp thụ tia UV và chuyển thành năng lượng nhiệt và tá dược. Trong đó,
hoạt chất chống nắng chia thành hai nhóm chính: KCN hữu cơ (hay cịn gọi là KCN
hóa học) và KCN vơ cơ (hay cịn gọi là KCN vật lý, tiêu biểu với titanium oxide và
kẽm oxide). Hoặc khi phân loại dựa trên phổ hấp thụ, hoạt chất có thể chia thành 3
nhóm: nhóm hấp thụ tia UVA, hấp thụ tia UVB, hấp thụ tia UVA/UVB.
Hiện nay, hầu hết KCN phối hợp từ hai hoạt chất trở lên nhằm mở rộng phổ
chống nắng. Sau đây là bảng tóm tắt trình bày các hoạt chất đang được sử dụng
trong KCN, cơ chế tác dụng và phổ bảo vệ của chúng [21].
Bảng 1.3: Các loại KCN
Nhóm

Hoạt chất

Đặc điểm
Padimate O (hay octyl dimethyl PABA): dẫn xuất ester của

Hoạt chất hữa cơ

PABA và là một trong những tác nhân chống tia UVB sử
dụng phổ biến nhất.
PABA

Padimate O và PABA: hấp thu tia UVB rất hiệu quả.
Ngày nay, PABA ít được sử dụng hơn do nhuộm màu quần
áo.
Octyl methoxycinnamate: hấp thu tốt tia UVB nhưng khơng
mạnh bằng nhóm PABA.


Cinnamates

Đây là hoạt chất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại
Mỹ.

.


.

11

Bao gồm: octisalate, homosalate, trolamine salicylate.
Salicylates

Hấp thu tia UVB yếu nhưng ổn định hơn các hoạt chất khác,
do đó thường được dùng dạng phối hợp các hoạt chất hữu
cơ khác nhằm duy trì ổn định của KCN.
Benzophenones: Hấp thu tốt tia UVA, chủ yếu phổ UVA2.
Oxybenzone: hoạt chất phổ biến nhất trong nhóm, chống

Benzophenones được tia UVA và UVB.
Sulibenzone và dioxybenzone: phổ tương tự nhưng ít được
sử dụng hơn.
Octocrylene: hấp thu tia UVB, thường sử dụng phối hợp với
các hoạt chất không ổn định với ánh sáng.
Ensulizole: hấp thu tia UVB, có tính ổn định.
Avobenzone: hấp thu tia UVA, chủ yếu phổ UVA2, tuy
Một


số

tác nhiên hiệu quả thấp.

nhân hữu cơ Ecamsule: hấp thu ánh sáng có bước sóng tối đa 345nm.
khác
Một số hoạt chất đang chờ phê duyệt: amiloxate (UVB),
enzacamene

(4-methyl-benzylidene

camphor;

UVB),

ethylhexyl triazone (UVB), iscotrizinol (UVB và UVA),
drometrizole trisiloxane (UVB và UVA), bisoctrizole (UVB
và UVA), and bemotrizinol (UVA)
Hoạt chất vô cơ

Thường dùng phối hợp với các hoạt chất hữu cơ.
Kẽm oxide và Zinc oxide micron hóa có khả năng chống tia UVA1 tốt hơn
titanium

titanium dioxide ở cùng nồng độ.

dioxide

Công nghệ nano tiên tiến giúp tạo ra phân tử kích thước nhỏ

hơn.

.


.

12

Hoạt chất chống nắng khác

Là một chất không màu, khi gắn lên lớp tế bào sừng có khả
Dihydroxyacet

năng “nhuộm” màu khiến da có màu “rám nắng”.

one

SPF rất thấp nhưng có thể ngăn bức xạ bước sóng dài (ánh
sáng nhìn thấy).
Phổ chống nắng rộng từ tia UV đến ánh sáng nhìn thấy.

Sắt oxide

Tạo màu cho KCN.
Bao gồm: Vitamin E, vitamin C, polyphenol trà xanh.

Chất

chống Tác dụng: giảm tác hại phá hủy của tia UV.


oxy hóa

Tuy nhiên hiện nay chưa có tiêu chuẩn xác định về nồng độ
và độ ổn định của chúng.

1.1.7. Chiến lược thoa kem chống nắng
Tóm tắt về hướng dẫn sử dụng KCN của American Academy of Dermatology
(AAD), khi thoa KCN cần tn thủ [9]:
• Kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, chống nước tốt, phổ rộng
• Thoa kem chống nắng trước khi ra ngồi nắng 15 phút
• Dùng lượng kem chống nắng tương đương 1 ounce (tương đương 28,35
grams) cho tồn bộ cơ thể
• Thoa kem chống nắng ở tất cả các vùng phơi bày như cổ, mặt, tai, tay –
chân, v.v…
• Thoa lại mỗi hai giờ, hoặc ngay sau khi tắm, đổ mồ hơi

1.1.8. Độ an tồn của kem chống nắng
Tác dụng phụ quan trọng của KCN bao gồm kích ứng da nhẹ (thường gặp) và
viêm da tiếp xúc dị ứng (hiếm xảy ra hơn). Những phản ứng này thường do các
thành phần nền của KCN như chất tạo mùi thơm hay chất bảo quản.

.


.

13
Những tác dụng phụ khác của việc sử dụng KCN có thể gặp là nổi mụn, bóng
nhờn, khơ da.

Vấn đề lo ngại về việc ngăn cản hấp thu vitamin D dẫn đến thiếu vitamin D ở
những người dùng KCN sẽ được đề cập ở phần sau.

1.2. TỔNG QUAN VỀ VITAMIN D
1.2.1. Đại cương vitamin D
Vitamin D là tên gọi chung của nhóm chất có hoạt tính sinh học tan trong dầu,
mỡ và acetone là cholecalciferol. Vitamin D có 2 loại bao gồm ergocalciferol
(vitamin D2), dẫn xuất 28 nguyên tử carbon của ergosterol, được tổng hợp bởi sự
quang giải sterol từ thực vật và cholecalciferol (vitamin D3), dẫn xuất 27 nguyên tử
carbon của cholesterol, được chuyển hố từ q trình quang giải tự nhiên 7dehydrocholesterol trên bề mặt da nhờ tia UV, đặc biệt là UVB (290 – 320 nm)
[17]. Nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể là tổng hợp vitamin D3 ở da,
chiếm 90 – 95% tổng thu nhập vitamin D của cơ thể. Nguồn cung cấp thứ yếu là
thức ăn, chiếm 5 – 10% tổng thu nhập của cơ thể, phần lớn là vitamin D2 [17].
Vitamin D đóng vai trị quan trọng trong việc điều hồ vi khoáng chất: Calcium
(Ca2+), Phosphate (Pi), and Magnesium (Mg2+) giúp duy trì sự bền vững của xương
và răng.

Hình 1.3: Cấu trúc vitamin D
Nguồn: Nature.com

.


.

14
Quá trình tổng hợp vitamin D phụ thuộc vào đặc tính của da và mơi trường như
thời gian trong ngày, mùa, vị trí địa lí hoặc da đen, da mắc các bệnh lý mạn tính
[28].
Một khi vitamin D đi vào tuần hồn từ da và hạch bạch huyết, nó nhanh chóng

được dự trữ vào mỡ hay chuyển hóa tại gan. Q trình chuyển hố vitamin D liên
quan q trình chuyển đổi các sản phẩm hydroxyl hố. Q trình này gồm 2 bước:
Bước 1: Hầu hết vitamin D hấp thụ bởi gan được chuyển đổi bằng cách hydroxyl
hóa của carbon tại vị trí 25 bởi enzyme 25-hydroxylase để tạo ra 25-hydroxyvitamin
D (25-(OH)-D). Đây là dạng lưu hành chính của vitamin D trong tuần hồn và có
thời gian bán hủy từ 15 đến 45 ngày. Nồng độ 25-(OH)-D huyết thanh tăng tương
ứng với mức tổng hợp tại da và khẩu phần nhập vitamin D từ chế độ ăn, do đó 25(OH)-D là chỉ điểm tốt nhất về tình trạng vitamin D trong cơ thể.
Bước 2: Hình thành 1,25-dihydroxyvitamin D (1,25-(OH)2-D) dưới sự xúc tác
của men 1-hydroxylase. Nồng độ 1,25-(OH)2-D được điều hoà tại thận thơng qua cơ
chế điều hồ ngược âm tính. Nồng độ 1,25-(OH)2-D trong khoảng máu 40 pg/mL
(100 nM). 1,25-(OH)2-D tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng chuyển
hoá bởi men 24-hydroxylase. Thời gian bán hủy của 1,25-(OH)2-D là 15 giờ [3],
[9]. Tổng hợp 1,25-(OH)2-D tăng lên khi lượng Ca2+ và lượng Pi huyết tương thấp
và giảm sản xuất 1,25-(OH)2-D khi nồng độ Pi huyết tương cao do tế bào xương sản
xuất yếu tố tăng nguyên bào sợi. Q trình này được điều hồ bởi hormone tuyến
cận giáp là parathyroid hormone (PTH) và hormone tuyến yên [17],[43].

.


×