Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Cô lập một số hợp chất diterpene từ phân đoạn cao ethyl acetate cây euphorbia antiquorum l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________________

Lâm Vũ Hồng Thơng

CƠ LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT DITERPENE TỪ
PHÂN ĐOẠN CAO ETHYL ACETATE
CÂY EUPHORBIA ANTIQUORUM L.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh-2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________________

Lâm Vũ Hồng Thơng

CƠ LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT DITERPENE TỪ
PHÂN ĐOẠN CAO ETHYL ACETATE
CÂY EUPHORBIA ANTIQUORUM L.
Chun ngành: Hóa học hữu cơ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG THÚC HUY

Thành phố Hồ Chí Minh-2020




LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Dương Thúc Huy, giảng viên
hướng dẫn đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Bằng sự nhiệt huyết và tận tụy của một nhà
giáo dục, thầy đã giúp đỡ em từng ngày một vững bước hơn trên con đường chinh phục
kiến thức lý thuyết và nghiên cứu khoa học hóa học hữu cơ. Những sự quan tâm của thầy
chính là nguồn động lực lớn để em tự nhắc nhở bản thân mình phải ln cố gắng phấn
đấu để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trong khoa Hóa học
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những mảng kiến thức
lý thuyết, kỹ năng thực nghiệm trong suốt những năm qua và tạo những điều kiện thuận
lợi để giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời tri ân đến các anh, chị và các bạn trong phịng thí nghiệm
Hóa Hữu cơ đã giúp đỡ, hướng dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm học tập, nghiên cứu và
tạo động lực để em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách thành công nhất.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ và động viên em
trong thời gian học tập và nghiên cứu.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020
Lâm Vũ Hồng Thơng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................................
DANH MỤC PHỤ LỤC...................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................... 2

1.1. Mô tả về chi Euphorbia........................................................................................ 2
1.2. Mô tả về cây E. antiquorum L. ............................................................................ 2
1.2.1. Các thông tin chung ......................................................................................... 2
1.2.2. Các nghiên cứu về dược tính ........................................................................... 3
1.2.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học ........................................................... 5
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .................................................................................. 12
2.1. Hóa chất, thiết bị, phương pháp tiến hành...................................................... 12
2.1.1. Hóa chất ......................................................................................................... 12
2.1.2. Thiết bị .......................................................................................................... 12
2.1.3. Phương pháp tiến hành .................................................................................. 12
2.2. Nguyên liệu ......................................................................................................... 13
2.3. Điều chế cao ethyl acetate ................................................................................. 13
2.4. Phân lập hợp chất TH1 và TH2 trong cao EA ................................................ 13
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .............................................................................................. 16
3.1. Khảo sát cấu trúc hợp chất TH1 ...................................................................... 16
3.2. Khảo sát cấu trúc hợp chất TH2 ...................................................................... 19
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................. 22
4.1. Kết luận ............................................................................................................... 22
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 23
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Hx

n-hexane.

C


Chloroform.

A

Acetone.

EA

Ethyl acetate.

Me

Methanol.

H2O

Nước cất.

NMR

Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy.

1

Proton Nuclear Magnetic Resonance.

H-NMR

13


C-NMR

Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance.

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Coherence.

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Correlation.

HMQC

Heteronuclear Multiple Quantum Correlation.

COSY

H-H Correlation Spectroscopy.

NOESY

Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy.

HR-ESI-MS

High Resolution-Electrospray Ionization-Mass Spectroscopy.

s


singlet.

d

doublet.

t

triplet.

m

multiplet.

J

Hằng số ghép cặp.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số hợp chất được cô lập từ thân và nhựa của cây E. antiquorum L. ...... 7
Bảng 3.1. So sánh dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của TH1 với ent-14[S],16α,17trihydroxyatisan-3-one ................................................................................................... 17
Bảng 3.2. So sánh dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất TH2 với 20-deoxy16-hydroxyingenol ......................................................................................................... 21


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Một số lồi chi Euphorbia ............................................................................... 2
Hình 1.2. Một số hình ảnh cây E. antiquorum L. ............................................................ 3
Hình 1.3. Cấu trúc một số hợp chất hữu cơ trong cây E. antiquorum L. . ...................... 9
Hình 2.1. Một số hình ảnh trong quá trình phân lập các chất từ cao EA ...................... 14

Hình 3.1. Cấu trúc hóa học và một số tương quan HMBC, COSY, NOESY của TH1 14
Hình 3.2. Cấu trúc hóa học và một số tương quan HMBC, COSY, NOESY của TH2 20
Hình 4.1. Cấu trúc hóa học các chất đã được cơ lập ..................................................... 22


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Quy trình cơ lập chất từ cao EA của cây E. antiquorum L. ........................... 15


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phổ 1H-NMR của hợp chất TH1 ......................................................................
Phụ lục 2. Phổ 13C-NMR của hợp chất TH1.....................................................................
Phụ lục 3. Phổ HSQC của hợp chất TH1 ..........................................................................
Phụ lục 4. Phổ HMBC của hợp chất TH1.........................................................................
Phụ lục 5. Phổ COSY của hợp chất TH1 ..........................................................................
Phụ lục 6. Phổ NOESY của hợp chất TH1 .......................................................................
Phụ lục 7. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TH2 ................................................................
Phụ lục 8. Phổ 1H-NMR của hợp chất TH2 ......................................................................
Phụ lục 9. Phổ 13C-NMR của hợp chất TH2.....................................................................
Phụ lục 10. Phổ HSQC của hợp chất TH2 ........................................................................
Phụ lục 11. Phổ HMBC của hợp chất TH2.......................................................................
Phụ lục 12. Phổ COSY của hợp chất TH2 ........................................................................
Phụ lục 13. Phổ NOESY của hợp chất TH2 .....................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia nằm gần đường xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh
năm và còn nằm trên khối Indosinias của vỏ Trái Đất bền vững từ rất lâu. Do đặc tính độ
ẩm cao, nhiệt độ phù hợp mà thời tiết và vị trí địa lý của nước ta đã tạo thành một tổ hợp
các điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự sinh sơi, phát triển của của các lồi thực vật. Vì thế,

Việt Nam trở thành một trong những vùng đất có nền thực vật vô cùng đa dạng và phong
phú, với hơn 12.000 loài sinh sống (chưa kể rong, rêu, tảo, …) [1]. Từ xa xưa, người dân
chúng ta đã biết tận dụng đặc điểm thuận lợi này trong việc nghiên cứu dược tính của các
loại cây thuốc và đã tạo nên một nền y học cổ truyền rất phát triển (thường gọi là Nam Y).
Với kiến thức y học cổ truyền hàng nghìn năm cùng nguồn thảo dược vơ cùng phong phú
và đầy tiềm năng này đã tạo ra động cơ cho việc nghiên cứu về thành phần hóa học cũng
như hoạt tính sinh học của các hợp chất đó, nhằm mục đích phát hiện ra những chất có hoạt
tính cao và từ đó mới tiến hành tổng hợp nên các hợp chất nhằm mục đích làm tăng tính đa
dạng trong kho tàng y học thế giới.
Hiện nay, ngành hóa dược trên thế giới đang có sự tiến triển vượt bậc. Cùng với
những kỹ thuật, công nghệ phân lập, tổng hợp mới mà nhiều loại dược phẩm có giá trị y
học cao đã xuất hiện. Những loại dược phẩm này góp vai trị quan trọng trong việc cải thiện
sức khỏe và an sinh cho nhân loại.
Gần đây, những cơng trình nghiên cứu về chi Euphorbia đã cho thấy dược tính của
chi này rất đa dạng và phong phú, hứa hẹn sẽ là nguồn thảo dược đầy tiềm năng trong
ngành y học. Một số công dụng của chi Euphorbia như phần nhựa của cây có nhiều tác
dụng y học điển hình như các bài thuốc trị đau dạ dày, tiểu đường, thuốc chống viêm, sát
khuẩn [2]. Trong đó, Euphorbia antiquorum L. trở nên nổi bật với nhiều chức năng chữa
bệnh được sử dụng trong các đơn thuốc Đông Y trong nhiều quốc gia ở Đông Nam Á,
Trung Quốc, Ấn Độ và thành phần hóa học của cây cho thấy sự hiện diện một số hợp chất
diterpene có giá trị. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về cây này vẫn cịn hạn chế. Từ
đó, xuất phát từ kết quả nghiên cứu của thế giới và bổ sung vào nền y dược học các chất
diterpene trên đối tượng cây E. antiquorum L. chúng tơi đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp
này.
1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Mô tả về chi Euphorbia
Euphorbia thuộc họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae), là chi thực vật có hoa và số lượng

lồi của chúng vơ cùng phong phú với hơn 2000 loài, đứng thứ hai chỉ sau cây họ đậu
Astragalus [3]. Đặc điểm chung của các loại cây này thường có một loại mủ trắng độc hại
được tiết ra khi bị cắt. Một số loài trong chúng được cho là độc hại [4]. Tuy nhiên, chúng
có một lợi thế đó là có vẻ bề ngồi hấp dẫn, vì thế một số loài trong chúng được tận dụng
làm cây cảnh hay nhân giống với mục đích thương mại hóa tồn cầu.
Euphorbia sinh sống và phát triển chủ yếu ở sa mạc Nam Phi, các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới như Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á [1].

Cây Bát Tiên

Cây Cushion Spurge

Cây Trạng Nguyên

(E. milii)

(E. polychroma)

(E. pulcherrima)

Hình 1.1. Một số lồi chi Euphorbia

1.2. Mơ tả về cây E. antiquorum L.
1.2.1. Các thơng tin chung
Cây Xương rồng Ngọc Lân có tên khoa học là E. antiquorum L., thuộc bộ
Malpighiales, họ Euphorbiaceae và chi Euphorbia. Cây nhỏ, cao khoảng 7 m, nhánh có 3
cạnh, dày khoảng từ 2 cm trở lên. Lá ở các ngọn nhánh, hình trái xoan ngược thn, hơi

2



nạc, ngun, chóp trịn, thon đầu lại thành cuống rộng, dài 13-15 cm, rộng 3-4 cm, có lá
kèm thành gai, xếp 2 cái một ở các đệm. Cụm hoa thành xim nhỏ bên, ở ngọn các nhánh.
Quả nhỏ có màu xanh có 3 mảnh và mang vịi nhụy. Hoa thường nở vào đầu mùa hè hằng
năm (khoảng tháng 3-4) [1,5].
Cây E. antiquorum L. sinh sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới như Decan (Ấn Độ),
Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… Đặc biệt ở nước ta, cây được trồng khá phổ biến ở khu
vực miền trung và có thể thu hái thân cành quanh năm [1,5].

Hình 1.2. Một số hình ảnh về cây E. antiquorum L.
1.2.2. Các nghiên cứu về dược tính
Y học cổ truyền cho rằng cây Xương rồng có vị đắng, tính hàn, có độc. Mỗi bộ phận
của cây sẽ có những tác dụng khác nhau như: thân cây có tác dụng chống loét, tăng cường
đường huyết; lá có tác dụng giải nhiệt, giải độc; nước ép ra sữa có tác dụng điều trị ho
khan, giảm đau do sưng khớp. Ngồi ra, cây Xương rồng cịn có tác dụng điều trị nhiễm
trùng da và các vết thương do rắn cắn [5].
Cây Xương rồng đã trở thành một trong những cây thuốc phổ biến ở nhiều quốc gia
trong các khu vực khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, quan điểm về công dụng của cây
Xương rồng là khác nhau ở mỗi quốc gia. Điển hình tại Assam đã diễn ra một cuộc nghiên
3


cứu về dược tính cổ truyền của cây này trên đối tượng dân địa phương ở các vùng khác
nhau vào năm 2008. Cây được sử dụng để điều trị các căn bệnh như giảm đau các vết đốt
của côn trùng và rắn, dịch chiết từ lá cây điều trị ho và cảm cúm, nhựa cây được sử dụng
để điều trị bệnh trĩ cũng như các vết nhọt, mụn độc và tăng cường khả năng lợi tiểu [6]. Ở
Việt Nam, cây Xương rồng được xem là một trong những cây thuốc quý được dùng để điểu
trị nhiều căn bệnh khác nhau như chữa bệnh đau dạ dày, đau lưng và đau do gai cột sống
[2,3]. Y học dân gian đã có rất nhiều bài thuốc hay món ăn kết hợp với cây Xương rồng
nhằm tạo thành một phương thuốc trị bệnh hiệu quả.

Hiện nay, trên thế giới cũng đã công bố nhiều cơng trình liên quan đến dược tính
của E. antiquorum L.
Năm 2008, Jyothi T.M và các cộng sự đã công bố bài báo về một cuộc nghiên cứu
chứng minh được cây E. antiquorum L. có khả năng bảo vệ gan và kháng oxi hóa một cách
tự nhiên. Tác giả điều chế cao chiết và tiến hành khảo sát thực nghiệm và kết quả cho thấy
tiềm năng điều trị bệnh vàng da ở người [7]. Cùng thời điểm trên, W.A.P.P. de Silva và
cộng sự đã đưa ra kết luận rằng nhựa cây E. antiquorum L. có khả năng tiêu diệt cơn trùng
hiệu quả là do ơng đã tiến hành thí nghiệm sử dụng cao thơ trên một quần thể lồi cơn trùng
và kết quả là trên 50% số loài này đã bị tiêu diệt [8].
Năm 2011, Wen-Tsong Hsieh và cộng sự bằng thực nghiệm đã đưa ra kết luận rằng
nhựa cây E. antiquorum L. có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Điều này đã cho thấy rằng E. antiquorum L. có tiềm năng kháng ung thư ở người [9].
Năm 2015, Varadharajan Madhavan và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu
về khả năng chống tăng đường huyết được thực hiện trên chuột, và nhận ra rằng những con
chuột bị đái tháo đường được điều trị bằng rễ cây E. antiquorum L. trong một thời gian thì
lượng đường huyết trong cơ thể đã giảm. Hoạt tính chống tăng đường huyết của chiết xuất
E. antiquorum L. được so sánh với glimepiride - thuốc hạ đường huyết thế hệ thứ hai, cho
thấy rằng cây này rất có tiềm năng điều trị bệnh đái tháo đường ở người [10].
Năm 2017, Chandrasekaran Rajkuberan và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm chế tạo
hạt nano bạc (EAAgNPs) thơng qua sự sinh tổng hợp từ dịch được chiết xuất từ nhựa của
cây E. antiquorum L. Với kích thước 10-50 nm, các hạt nano phân tán tốt trong cơ thể và
4


có khả năng hoạt động tiêu diệt mầm bệnh của các sinh vật ký sinh. Thơng qua đánh giá
độc tính tế bào trong ống nghiệm đã cho thấy khả năng chống lại các tế bào ung thư cổ tử
cung ở người [11].
Năm 2018, Miao Dong đã cô lập một số hợp chất và đã thử nghiệm hoạt tính sinh
học của chất từ E. antiquorum. Kết quả đáng ngạc nhiên, khi một trong chúng có tên là
Prostratin có khả năng kháng hoạt động của các virus HIV. Điều này đã tạo một kỷ nguyên

mới về dược tính của E. antiquorum [12].
1.2.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học
Trên thế giới, đã có một số các cơng trình khoa học về thành phần hóa học của cây
E. antiquorum L.
Năm 1989, Min Zhi-Da và cộng sự đã cô lập được một diterpene mới tên là
antiquorin (1) và hai triterpene là friedelan-3β-ol (2) và β-taraxerol (3) [13]. Cùng năm đó,
Mohan B. Gewali và cộng sự đã cơ lập được bốn macrocylic diterpene đó là 3,12-di-Οacetyl-8-O-benzoylingol (4); 3,12-di-O-acetyl-8-O-tigloylingol (5);

12-O-acetyl-8-O-

tigloylingol (6) và 8-O-tigloylingol (7) [14].
Năm 1990, Mohan B. Gewali và cộng sự đã cô lập được ba triterpene là

euphol

3-O-cinnamate (8), antiquol A (9) và antiquol B (10), euphol (11), 24methylenecycloartanol (12), cycloeucalenol (13), (Z)-9-nonacosene (14), sitosterol (15), Sacetoxyphenol (16) [15].
Năm 2002, Toshihiro Akihisa và cộng sự đã cô lập một triterpene từ nhựa cây là
antiquol C (17), antiquol B, euphorbol (18), lemmaphylla-7,21-dien-3β-ol (19), isohelianol
(20), camelliol C (21) và khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất đó trong việc ức chế
virus Epstein-Barr (EBV-EA) [16].
Năm 2014, Wei-Yan Qi và cộng sự đã cô lập được 18 hợp chất diterpene mới (2239) cùng với 4 hợp chất đã biết từ trước (40-43). Một số hợp chất được khảo sát hoạt động
ức chế 1β-HSD1 (một loại enzim liên quan đến đái tháo đường loại 2) trên chuột [17].
Năm 2016, Jiang hu và cộng sự đã cô lập được ba hợp chất neolignan mới là 7S,8S4,9-dihydroxy-3,5,3’,9’-tetramethoxy-7-O-5’,8-O-4’-neolignan(44),

7S,8S-4,9-diacetyl-

3,3’,9’-trimethoxy-7-O-5’,8-O-4’-neolignan (45), 3’-hydroxycleomiscosin B (46) [18].
5



Năm 2018, Miao Dong và cộng sự đã cô lập được các chất mới 24,24-dimethoxy25,26,27-trinoreuphan-3β-ol (47), (24S)-24-hydroperoxyeupha-8,25-dien-3β-ol (48) và
khảo sát hoạt tính kháng HIV của chúng trơng mơi trường ống nghiệm [12]. Cùng thời
điểm đó, Siritapetawee và cộng sự đã cô lập được galactose-lectin (49) và được khảo sát
về hoạt tính kháng khuẩn [19]. Trong cơng trình nghiên cứu của Wei-Yan Qi và cộng sự
đã phát hiện ra các chất quorumolides A-C (50-52) [20].
Năm 2019, Yue Liang và cộng sự đã cô lập thành công 18 diterpenoid (53-70) [21].
Cùng năm đó, Lijun An và cộng sự đã cơ lập đã phân lập được thêm 12 chất (71-82) từ
thân cây E. antiquorum. Một số trong các chất này được tiến hành khảo sát hoạt tính sinh
học chống viêm trên người [22].
Năm 2020, W. J. Yuan và cộng sự đã cô lập thêm sáu diterpenoid mới euphonoid
A-F (83-88).[23]
Các hợp chất tự nhiên đã được phân lập từ cây E. antiquorum L. được thống kê ở
bảng dưới đây.

6


Bảng 1.1. Một số hợp chất được cô lập từ thân và nhựa của cây E. antiquorum L.
Tên hợp chất
Antiquorin
Friedelan-3-β-ol
β-taraxerol
3,12-di-Ο-acetyl-8-O-benzoylingol
3,12-di-O-acetyl-8-O-tigloylingol
12-O-acetyl-8-O-tigloylingol
8-O-tigloylingol
Euphol 3-O-cinnamate
Antiquol A
Antiquol B
Euphol

24-methylenecycloartanol
Cycloeucalenol
(Z)-9-nonacosene
Sitosterol
S-acetoxyphenol
Antiquol C
Euphorbol
lemmaphylla-7,21-dien-3β-ol
Isohelianol
Camelliol C
Euphorantin A-R
3,12-diacetyl-7-angeloyl-8-methoxyingol
7S,8S-4,9-dihydroxy-3,5,3’,9’-tetramethoxy-7-O-5’,8-O-4’neolignan
7S,8S-4,9-diacetyl-3,3’,9’-trimethoxy-7-O-5’,8-O-4’neolignan
3’-hydroxycleomiscosin B
24,24-dimethoxy-25,26,27-trinoreuphan-3β-ol
(24S)-24-hydroperoxyeupha-8,25-dien-3β-ol
Galactose- lectin
Quorumolides A
7


hiệu
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
2242
43

Tài liệu
tham khảo
[13]

[14]

[15]

[16]

[17]

44

45
46
47
48
49
50

[18]

[12]
[19]
[20]


Quorumolides B
Quorumolides C

51
52
5361

Antiquorpene (A-I)
(4R,5S,8S,9R,10S,13R,16S)-ent-16α,17-dihydroxy-19butyryloxykauran-3-one
ent-3-oxokaurane-16α,17-diol
Euphopilolide
Eurifoloid G
17-hydroxyjolkinolide A
Andaracopimaradienolal
3,12-di-O-acetyl-8-O-tigloylingol
12-O-acetylingol 3,8-ditiglate

12-O-acetyl-3-O-benzoylingol 8-tiglate
Euphorin A-E
3,12-O-diacetyl-7-O-[(E)-2-methyl-2-butenoyl]-8,12-diepjing-ol
3,12-diacetyl-8-benzoylingol
12-O-acetyl-8-O-benzoylingol 3-tiglate
ent-3,14-dioxo-16-atisane
ent-(3α,5β,8α,9β,10α,12α)-3-hydroxyatis-16-en-14-one
eurifoloid R
(3β,11β)-3,11-dihydroxylanosta-8,24-dien-7-one
Euphonoid A-F

8

62
63
64
65
66
67
68
69
70
7175
76
77
78
79
80
81
82

8388

[21]

[22]

[23]


Hình 1.3. Cấu trúc một số hợp chất hữu cơ trong cây E. antiquorum L.
9


Hình 1.3. Cấu trúc một số hợp chất hữu cơ trong cây E. antiquorum L. (tiếp)

10


Hình 1.3. Cấu trúc một số hợp chất hữu cơ trong cây E. antiquorum L. (tiếp)

11


CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất, thiết bị, phương pháp tiến hành
2.1.1. Hóa chất
-

Dung mơi hữu cơ: methanol, ethanol, n-hexane, ethyl acetate, chloroform,
acetone.


-

Silica gel 0.040–0.063 mm (Merck), 60 RP-18 F254S dùng cho sắc ký cột.

-

Sắc ký bản mỏng loại DC–Alufolein 20×20, Kiesel gel 60 F254 (Merck).

-

Thuốc thử hiện hình sắc ký bản mỏng: dung dịch H2SO4 15% + vanilin.

2.1.2. Thiết bị
-

Cột sắc ký pha thường, pha đảo, sephadex LH-20 với các kích thước khác nhau.

-

Máy cơ quay chân khơng;

-

Cân điện tử 4 số;

-

Đèn UV bước sóng 254 nm;


-

Máy cộng hưởng từ hạt nhân (Bruked Avance III) tần số 400 MHz đối với phổ
1

-

H-NMR và 100 MHz đối với phổ 13C-NMR tại viện kiểm nghiệm thuốc Tp.HCM.

Máy đo phổ khối Bruker MicroTOF Q-II tại viện cơng nghệ Hóa học Tp.HCM.

2.1.3. Phương pháp tiến hành
-

Cao EA thô được điều chế bằng phương pháp chiết lỏng – lỏng lần lượt với các
dung môi có độ phân cực tăng dần như n-hexane, n-hexane:ethyl acetate (1:1),
ethyl acetate.

-

Để phân lập các hợp chất trong cao EA, sử dụng các kỹ thuật sắc ký cột (pha
thường, pha đảo, sephadex LH-20).

-

Dự đoán cấu trúc của các hợp chất cô lập được bằng khối phổ, phổ cộng hưởng từ
hạt nhân 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC, COSY, NOESY, MS được hòa tan
trong dung môi CD3OD (Methanol-d4 với các peak dung môi δH 4.87 và δC 49.00).

12



2.2. Nguyên liệu
Toàn bộ cây E. antiquorum L. được thu hái từ tỉnh Bình Thuận, Việt Nam vào tháng
6 năm 2019. Sau đó, mẫu cây được bảo quản và vận chuyển về phịng nghiên cứu hợp chất
tự nhiên, Khoa Hố học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Mẫu cây được định danh là E. antiquorum bởi TS. Phạm Văn Ngọt, Khoa Sinh học,
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Điều chế cao ethyl acetate
Các bộ phận của cây Xương rồng có khối lượng 6 kg được thái nhỏ, phơi khơ sau
đó ngâm trong ethanol ở nhiệt độ phòng một thời gian thu được cao tổng. Lần lượt tiến
hành chiết lỏng-lỏng trong Hx, Hx:EA (1:1), EA. Phần dung dịch chiết được từ EA đem
lọc và được cô quay chân không, thu được 180.7 gam cao EA.
2.4. Phân lập hợp chất TH1 và TH2 trong cao EA
Thực hiện sắc ký cột cao EA (180.7 g) thu được ở trên với hệ dung môi giải ly là
Hx:EA (1:2) thu được năm phân đoạn (A-E). Phân đoạn B và C tiếp tục được khảo sát để
phân lập các chất.
Thực hiện sắc ký gel Sephadex LH-20 phân đoạn B (5.6 g) với dung môi giải ly là
C:Me (1:3) thu được sáu phân đoạn (B1-B6). Tiến hành phân tách các chất trong B3 (2.31
g) bằng sắc ký cột sử dụng hệ dung môi giải ly Hx:C:EA:A:Me:H2O (170:10:70:20:1:0.1)
thu được năm phân đoạn (B6A-B6E). Tiến hành sắc ký pha đảo phân đoạn B3B (300 mg)
với hệ dung môi giải ly Me:H2O (1:3) thu được hợp chất TH1 (3.7 mg).
Thực hiện sắc ký gel Sephadex LH-20 với dung môi giải ly là methanol đối với phân
đoạn C (20.3 g) thu được năm phân đoạn (C1-C5). Tiến hành chạy sắc ký phân đoạn C1
(0.334 g) với dung môi giải ly là Hx:EA (1:1.5), thu được bốn phân đoạn (C1A-C1D).
Thực hiện sắc ký pha đảo phân đoạn C1D (50 mg) với dung môi giải ly Me:H2O (2:1) thu
được hợp chất TH2 (3.8 mg).

13



Hình 2.1. Một số hình ảnh trong quá trình phân lập các chất
từ cao EA của E. antiquorum L.

14


Cao EA thô
(180.7g)
SKC
Hx:EA (1:2)

B
(5.6 g)

A
(41.1 g)

C
(20.3 g)

Sephadex LH-20
C:Me (1:3)

B1
B2
(523 mg) (426 mg)

B3
(2.31 g)


B3B
(300 mg)

E
(40.8 g)

Sephadex LH-20
Me (100%)

B6
B4
B5
(238 mg) (243 mg) (156 mg)

SKC
Hx:C:EA:A:Me:H2O
(170:10:70:20:1:0.1)

B3A
(148 mg)

D
(12.3 g)

B3C
B3D
B3E
(201 mg) (605 mg) (333 mg)


C1
(334 mg)

C2
(1.45 g)

C3
(4.18 g)

SKC
Hx:EA (1:1,5)

C1A
(47 mg)

C1B
(94 mg)

C1C
(33 mg)

C1D
(50 mg)

SKC pha đảo
Me: H2O (2:1)

SKC pha đảo
Me:H2O (1:3)


TH2
(3.8 mg)

TH1
(3.7 mg)

Sơ đồ 1. Quy trình cô lập chất từ cao EA của cây E. antiquorum L.

15

C4
(6.20 g)

C5
(1.97 g)


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Đề tài “Cô lập một số hợp chất diterpene từ phân đoạn cao ethyl acetate của cây
Euphorbia antiquorum L.” thu được các kết quả sau:
Sử dụng phương pháp chiết lỏng-lỏng kết hợp với các kỹ thuật sắc ký cột cao EA
đã cô lập được hai chất có kí hiệu như sau: TH1 (từ phân đoạn B3B) và TH2 (từ phân
đoạn C1D). Sử dụng phương pháp phổ nghiệm và đối chiếu với các tài liệu tham khảo
có liên quan đã đưa ra cấu trúc đề nghị của các hợp chất như sau:

Hình 4.1. Cấu trúc hóa học các chất đã được cơ lập
Trong đó, hợp chất TH1 là hợp chất tự nhiên mới lập thể và hợp chất TH2 là hợp
chất tự nhiên mới.
4.2. Kiến nghị

Trong phạm vi của khóa luận này chỉ cô lập được hai chất trong cao EA của cây
E. antiquorum L. Trong tương lai nếu có đầy đủ điều kiện và sự thuận lợi sẽ tiếp tục
khảo sát các phân đoạn khác của cao EA và tiến hành kiểm tra hoạt tính sinh học của
chúng với hy vọng tìm ra những hợp chất mới có giá trị y học nhằm đóng góp một phần
vào kho tàng kiến thức của nhân loại.

22


×