Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi thu TNTHPT 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.16 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian làm bài : 60 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: : Đặc điểm của phản ứng thủy phân lipit trong môi trường axit là : A. phản ứng thuận nghịch B. phản ứng xà phòng hóa C. phản ứng không thuận nghịch D. phản ứng cho – nhận electron Câu 2: Làm bay hơi 7,4g một este X thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 3,2g khí oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khi thực hiện phản ứng xà phòng hoá 7,4g X với dung dịch NaOH (phản ứng hoàn toàn) thu được sản phẩm có 6,8g muối. Tên gọi của X là: A. etyl fomiat. B. vinyl fomiat. C. metyl axetat. D. isopropyl fomiat. Câu 3: Glucozơ tác dụng được với tất cả chất trong nhóm chất nào sau đây? A. H2/Ni , nhiệt độ; Cu(OH)2; [Ag(NH3)2]OH; H2O/H+, nhiệt độ. B. [Ag(NH3)2]OH; Cu(OH)2; H2/Ni, đun nóng; CH3COOH/H2SO4 đặc, đun nóng. C. H2/Ni , nhiệt độ; [Ag(NH3)2]OH; NaOH; Cu(OH)2. D. H2/Ni , nhiệt độ; [Ag(NH3)2]OH; Na2CO3; Cu(OH)2. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon. B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin. C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no và thơm. D. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân Câu 5:Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là A. axit glutamic. B. valin. C. alanin. D. glixin Câu 6: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ? A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH Câu 7: Trong các phản ứng giữa các cặp chất dưới đây, phản ứng nào làm giảm mạch polime? t.  A. poli (vinyl clorua) + Cl2  OH  ,t. t.  B. cao su thiên nhiên + HCl  H ,t. C. poli (vinyl axetat) + H2O     D. amilozơ + H2O    Câu 8:Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là A. glucozơ, ancol etylic. B. ancol etylic, anđehit axetic. C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, anđehit axetic. Câu 10: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 11: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 12: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7 ; (4) poli(etylen – terrphtalat); (5) nilon – 6,6 ; (6) poli(vinyl axetat); (7) poli(phenol – fomanđehit). Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng gồm A. (2), (3), (5), (7). B. (3), (4), (5), (7). C. (3), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (5). Câu 13:Nhiệt độ sôi của chất nào sau đây thấp nhất so với ba chất còn lại? A. CH3COOCH3 B. C2H5COOH C. C3H7NH2 D.C3H7OH Câu 14: Tính chất vật lí chung của kim loại là A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. B. Tính mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. C. Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. D. Nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. Câu 15Cho các ion : Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+ và các kim loại : Fe, Cu, Ag. Chọn một dãy điện hoá gồm các cặp oxi hoá- khử xếp theo chiều tính oxi hoá của ion kim loại tăng, tính khử của kim loại giảm: A. Fe2+/ Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. B. Fe2+/ Fe, Cu2+/Cu, Ag+/Ag, Fe3+/ Fe2+. + 3+ 2+ 2+ 2+ C.Ag /Ag, Fe / Fe , Cu / Cu, Fe / Fe. D. Ag+/ Ag, Fe2+/ Fe, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu Câu 16: Có 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch: (1) Cu(NO 3)2; (2) Pb(NO3)2; (3) Zn(NO3)2. Nhúng 3 lá kẽm (giống hệt nhau) X, Y, Z vào 3 ống thì khối lượng mỗi lá kẽm sẽ:A. X tăng, Y giảm, Z không đổi. B. X giảm, Y tăng, Z không đổi. C. X tăng, Y tăng, Z không đổi. D. X giảm, Y giảm, Z không đổi Câu 17:Có bao nhiêu tính chất không phải của NaHCO3 ? 1. Kém bền với nhiệt 2. Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu 3. Tác dụng với bazơ mạnh 4. Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh 5. Tác dụng với axit mạnh 6. Thuỷ phân cho môi trường axit 7. Là chất lưỡng tính 8. Tan ít trong nước A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 18: Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử thành Na ? A.ddNaOH tdụng với dd HCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy. C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl. D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3. Câu 19: Hai chất được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu là A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2. Câu 20: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ni + Mg(NO3)2. Câu 21: Trộn 8,1(g) Al và 48(g) Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, khi kết thúc lượng chất rắn thu được là: A. 61,5(g) B. 56,1(g) C. 65,1(g) D. 51,6(g) Câu 22: Hoà tan 13,92 (g) hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước thu được 5,376 (l) ở đktc. Hai kim loại là A. Li, Na B. Na, K C. K, Cs D. Cs, Rb.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 23: Fe tác dụng được với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây? A. dd CuSO4, Cl2, H2SO4 đặc, nguội B. dd FeSO4, H2SO4 loãng, Cl2 C. dd FeSO4, Cl2, dd AgNO3 D. H2SO4 loãng, dd CuSO4, Cl2 Câu 24: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng. C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 25: Quặng nhôm (nguyên liệu chính) được dùng trong sản xuất nhôm là A. Boxit Al2O3.2H2O. B. Criolit Na3AlF6 (hay 3NaF.AlF3) C. Aluminosilicat (Kaolin) Al2O3.2SiO2.2H2O D. Mica K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O Câu 26: Có Dung dịch muối nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NH3 dư, có thể tạo thành kết tủa hidroxit kim loại? A. AlCl3, CuCl2, FeCl3. B. ZnCl2, MgCl2, AgNO3. C. AlCl3, FeCl3, MgCl2. D. CuCl2, FeCl3, BaCl2. Câu 27: Cho m gam Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng (dư), thu được 6,42 gam kết tủa nâu đỏ. Giá trị của m là ? A. 2,32. B. 4,64. C. 1,6. D. 4,8. to  NaOH  CO2 du SO4 Câu 28: Cho sơ đồ: X Y Z          H 2   Al2(SO4)3 Chất X có thể là A. AlCl3 B. Al(NO3)3 C. Al2O3 D. Al4C3 Câu 29: . Cho 25,8 gam hỗn hợp bột Al và Al 2O3 tác dụng với V lít dung dịch NaOH 4M thu được 6,72 lít H 2 (đktc). Giá trị của V là A. 150 ml B. 250 ml C. 300 ml D. 500 ml Câu 30: Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày ngoài trời ?A. Sắt và đồng đều bị ăn mòn. B. Sắt bị ăn mòn. C. Đồng bị ăn mòn. D. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn Câu 31: Muốn điều chế được 6,72 lít Cl 2 (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiểu cần lấy để cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là A. 26,4 gam B. 27,4 gam C. 28,4 gam D. 29,4 gam Câu 32: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa làA. 5. B. 4. C. 1. D. 3. .II. PHẦN RIÊNG [8 câu].Thí sinh chỉ được chọn phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình Chuẩn ( 8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V đã dùng làA. 200 ml. B. 500 ml. C. 400 ml. D. 600 ml. Câu 34: Chất tác dụng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím là A. anđehit axetic. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. peptit (có từ 2 liên kết peptit trở lên). Câu 35: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. B. NH3, C6H5NH2, CH3NH2. C. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. D. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. Câu 36: Khi cho các chất : Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe(NO3)2, FeCO3 khi tác dụng với HNO3 đặc nóng thì số chất có giải phóng được NO2 là: A.7 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 37: Cho 0,02 mol NaHCO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là A. 0,672 lít. B. 0,224 lít. C. 0,336 lít. D. 0,448 lít. Câu 38: Cho 16,4 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 8,5. B. 2,2. C. 6,4. D. 3,4. Câu 39: Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol Câu 40: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Zn, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Mg, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg B. Theo chương trình Nâng cao ( 8 câu , từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Cho Eo(Zn2+/Zn)= – 0,76V; Eo(Sn2+/Sn)= – 0,14V. Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Zn–Sn là A. – 0,90V. B. 0,90V. C. – 0,62V. D. 0,62V. Câu 42: . Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 6,2g. Số mol H2O sinh ra và khối lượng kết tủa tạo ra là: A. 0,1 mol; 12g. B. 0,1 mol; 10g. C. 0,01mol; 10g. D. 0,01 mol; 1,2g. Câu 43: Khi cho glyxin tác dụng với dung dịch chất X thấy có khí N2 được giải phóng. Chất X là A. HCl. B. HNO3. C. HNO2. D. NaOH. Câu 44: Có bốn lọ mất nhãn chứa: Glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên ? A. [Ag(NH3)2]OH.B. Na kim loại. C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.D. Nước brom. Câu 45: Cho các tơ sau: tơ axetat; tơ capron; tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ enang. Các tơ thuộc loại tơ tổng hợp là A. tơ axetat; tơ capron; tơ nitron; tơ visco. B. tơ axetat; tơ capron; tơ nitron; tơ nilon-6,6. C. tơ capron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ enang. D. tơ capron; tơ nitron; tơ nilon-6,6; tơ enang. Câu 46: Cặp chất nào sau đây không phải là cặp đồng phân? A. Glucozơ, fructozơ B. Tinh bột, xenlulozơ C. Axit axetic, metyl fomat D. Saccarozơ, mantozơ Câu 47: Hai hiđroxit đều tan được trong dung dịch NH3 (dư) là A. Cu(OH)2 và Ni(OH)2. B. Fe(OH)2 và Ni(OH)2. C. Cu(OH)2 và Al(OH)3. D. Zn(OH)2 và Al(OH)3. Câu 48: Khử m g bột CuO bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hoà tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO là: A. 70%. B. 75%. C. 80%. D. 85%..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×