Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị nguồn nhân lực tại Kissho Japanese Restaurant

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

----------------------------------------

LÊ MINH QUANG

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI KISSHO JAPANESE RESTAURANT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 8.34.01.01

Long An, Tháng 3 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

----------------------------------------

LÊ MINH QUANG

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI KISSHO JAPANESE RESTAURANT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã ngành: 8.34.01.01



Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Ngọc Duyên

Long An, Tháng 3 năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các
tạp chí khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin và số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi
chú rõ ràng.

Tác giả luận văn

Lê Minh Quang


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ tại trường Đại Học Kinh tế Công
Nghiệp Long An, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các đấng sinh thành đã luôn hỗ
trợ về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả an tâm hồn thành
khóa học.
Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Dương Ngọc
Duyên. Người giảng viên đã ln hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện cũng như
truyền đạt hết sức mình các kiến thức cần thiết để giúp tác giả có thể hoàn thành

luận văn này.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy cô
giảng dạy lớp cao học Quản Trị Kinh Doanh khóa I trong suốt quá trình học tập đã
tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể trang bị những kiến thức bổ ích nhằm nghiên
cứu và thực hiện luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn tồn thể nhân viên Kissho Japanese Restaurant đã
dành chút thời gian để sẵn sàng cung cấp thơng tin, tài liệu và hợp tác trong q
trình thực hiện luận văn.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ cùng tồn thể cán bộ,
nhân viên tại nhà hàng để luận văn này được hồn thiện hơn.
Tác giả xin kính chúc Q Thầy Cơ nhà trường cùng tồn thể nhân viên
Kissho Japanese Restaurant luôn dồi dào sức khỏe và đạt được những thành công
trong công việc.
Trân trọng cám ơn!

Tác giả luận văn

Lê Minh Quang


iii

NỘI DUNG TĨM TẮT
Luận văn được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại
Kissho Japanese Restaurant và xác định những kết quả đạt được, những hạn chế của
nhà hàng, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực
và nâng cao hoạt động kinh doanh đối với Kissho Japanese Restaurant.
Trong chương I, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực

và quản trị nguồn nhân lực tại nhà hàng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng
quản trị nguồn nhân lực tại Kissho Japanese Restaurant ở chương II.
Trong chương II, tác giả đã phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại
Kissho Japanese Restaurant, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những mặt
hạn chế trong quản trị nguồn nhân lực tại Kissho Japanese Restaurant. Đồng thời
nhận diện nguyên nhân của những hạn chế đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực ở chương III.
Cuối cùng, trong chương III, tác giả đã trình bày các định hướng, mục tiêu
phát triển kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực tại Kissho Japanese Restaurant.
Trên cơ sở những thực trạng tại nhà hàng ở chương II, tác giả đề xuất một số:
Giải pháp về tuyển dụng.
Giải pháp về đào tạo và phát triển.
Giải pháp về lương, thưởng, phúc lợi và động viên nhân viên.
Đồng thời đưa ra kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân
lực tại Kissho Japanese Restaurant.


iv

ABSTRACT
The thesis was conducted to understand the current status of human resource
management at Kissho Japanese Restaurant and to identify the achievements and
shortcomings of the Restaurant. From there, propose solutions to improve
management efficiency human resource management for Kissho Japanese
Restaurant.
In the Chapter I of this thesis, the author has presented theoretical basis of
human resource management in restaurant in order to analyzing the current status of
human resource at Kissho Japanese Restaurant in chapter II.
In Chapter II, the analysis related to current status of human resources in the
case of Kissho Japanese Restaurant contributes to assess many objectives as well as

limitations in human resources sector of this restaurant and simultaneously, it helps
to identify the crux of these limitations in order to come up with efficient solutions
for the human resources management of Kissho Japanese Restaurant in chapter III.
Finally, in chapter III, the author presented the orientations and objectives of
business development and human resources development in Kissho Japanese
Restaurant. Based on the facts at the restaurant in the second chapter, the author
proposes some:
Recruiting solutions.
Solutions for training and development.
Solutions on salaries, bonuses, benefits and motivate employees.
At the same time make recommendations contributing to improve the
efficiency of human resource management at Kissho Japanese Restaurant.


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ..................................................................................... iii
ABSTRACT ....................................................................................................... iv
MỤC LỤC .......................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 1

3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG DOANH NGHIỆP .............................................................................. 3
1.1 Hoạt động kinh doanh nhà hàng ............................................................... 3
1.1.1 Tổng quan về nhà hàng ........................................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh của nhà hàng ........................................................ 3
1.1.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của nhà hàng .............................................. 4
1.1.4 Đặc điểm về lao động của nhà hàng ....................................................... 5
1.2 Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực ..................................................... 6
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm ............................................................................ 6
1.2.1.1 Khái niệm về nhân lực và nguồn nhân lực .................................... 6
1.2.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực .............................................................. 6
1.2.2. Quản trị nguồn nhân lực ......................................................................... 6
1.2.2.1 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực ............................................... 6
1.2.2.2 Quan điểm của quản trị nguồn nhân lực ........................................ 7
1.2.2.3 Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực ........................................... 7
1.2.2.4 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực .............................................. 7
1.3 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực ................................................... 8
1.3.1 Hoạch định nguồn nhân lực ................................................................... 8


vi

1.3.2 Phân tích cơng việc ................................................................................ 8
1.3.3 Hoạt động tuyển dụng ............................................................................ 9
1.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực ....................................................................... 11
1.3.4.1 Xác định nhu cầu nguồn nhân lực cần đào tạo............................ 11

1.3.4.2 Thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ............................... 11
1.3.4.3 Đánh giá kết quả đào tạo ............................................................. 12
1.3.5 Phát triển nguồn nhân lực .................................................................... 12
1.3.6 Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên ........................... 13
1.3.7 Thù lao lao động................................................................................... 14
1.3.8 Động viên nhân viên ............................................................................ 15
1.4 Một số lý thuyết động viên trong quản trị nguồn nhân lực .................. 15
1.4.1 Lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow ............................................. 15
1.4.2 Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg ..................................................... 16
1.4.3 Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom .................................................. 16
1.4.4 Lý thuyết công bằng của John Stacy Adam ......................................... 17
1.4.5 Vận dụng các lý thuyết Quản trị nguồn nhân lực ................................ 18
1.5 Quản trị nguồn nhân lực tại nhà hàng .................................................... 18
1.6 Các chỉ số then chốt đo lường hiệu quả quản trị nguồn nhân lực ........ 19
1.6.1 Khái niệm về các chỉ số then chốt đo lường hiệu quả thực hiện
công việc ........................................................................................................... 19
1.6.2 Một số chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực ................... 19
1.6.2.1 KPI trong tuyển dụng và bố trí ................................................... 20
1.6.2.2 KPI trong đào tạo ....................................................................... 20
1.6.2.3 KPI trong hệ thống tiền lương, thưởng và phúc lợi ................... 21
1.6.2.4 KPI đánh giá tổng hợp về kết quả quản trị nguồn nhân lực ....... 21
1.7 Một số kinh nghiệm về quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp .... 22
Kết luận chương I ............................................................................................ 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
KISSHO JAPANESE RESTAURANT GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 ............... 25
2.1 Tổng quan về Kissho Japanese Restaurant ............................................ 25
2.1.1 Tóm tắt q trình hình thành và phát triển. ........................................... 25
2.1.2 Kết quả kinh doanh tại Kissho Japanese Restaurant giai đoạn
2016 - 2018 ...................................................................................................... 29
2.2 Thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Kissho Japanese

Restaurant giai đoạn 2016 - 2018.................................................................... 29
2.2.1 Quy mô và cơ cấu lao động tại Kissho Japanese Restaurant ................ 29


vii

2.2.2 Hoạch định nguồn nhân lực tại Kissho Japanese Restaurant ................ 33
2.2.3 Phân tích cơng việc tại Kissho Japanese Restaurant ............................. 33
2.2.4 Tuyển dụng nhân sự tại Kissho Japanese Restaurant ............................ 34
2.2.4.1 Nguồn tuyển dụng ....................................................................... 34
2.2.4.2 Quy trình tuyển dụng .................................................................. 35
2.2.4.3 KPI trong tuyển dụng và bố trí.................................................... 37
2.2.5 Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Kissho Japanese
Restaurant ........................................................................................................... 39
2.2.5.1 Nội dung đào tạo ......................................................................... 39
2.2.5.2 Hình thức đào tạo ........................................................................ 40
2.2.5.3 KPI trong đào tạo ........................................................................ 41
2.2.6 Đánh giá kết quả thực hiện công việc tại Kissho Japanese
Restaurant ........................................................................................................... 44
2.2.7 Thù lao lao động tại Kissho Japanese Restaurant ................................ 47
2.2.7.1 Tiền lương ................................................................................... 47
2.2.7.2 Tiền thưởng ................................................................................. 48
2.2.7.3 Hoạt động phúc lợi ...................................................................... 48
2.2.7.4 Môi trường và điều kiện làm việc ............................................... 49
2.2.7.5 KPI trong hệ thống tiền lương, thưởng, phúc lợi ........................ 50
2.3 KPI đánh giá tổng hợp về kết quả quản trị nguồn nhân lực ................ 53
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực tại
Kissho Japanese Restaurant............................................................................ 55
2.5 Đánh giá hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Kissho Japanese
Restaurant ......................................................................................................... 56

2.5.1 Kết quả đạt được .................................................................................. 56
2.5.2 Hạn chế ................................................................................................ 57
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................... 57
Kết luận chương II .......................................................................................... 58
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI KISSHO JAPANESE RESTAURANT ........................... 59
3.1 Xu hướng phát triển nhà hàng hiện nay ................................................ 59
3.1.1 Xu hướng phát triển kinh doanh nhà hàng trên thế giới ...................... 59
3.1.2 Dự báo phát triển thị trường ăn uống của ẩm thực Nhật Bản tại
Việt Nam ............................................................................................................ 60
3.2 Định hướng phát triển của Kissho Japanese Restaurant ...................... 61
3.2.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025 ..... 61


viii

3.2.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ..................................................... 61
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại
Kissho Japanese Restaurant............................................................................ 62
3.3.1 Giải pháp về tuyển dụng nhân sự tại nhà hàng .................................... 62
3.3.2 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .............................. 65
3.3.3 Giải pháp về chế độ lương, thưởng và phúc lợi ................................... 67
3.3.3.1 Giải pháp về tiền lương .............................................................. 67
3.3.3.2 Giải pháp về khen thưởng .......................................................... 70
3.3.3.3 Giải pháp về phúc lợi ................................................................. 72
3.3.4 Xây dựng môi trường làm việc thân thiện ........................................... 73
3.4 Một số kiến nghị ........................................................................................ 73
3.4.1 Kiến nghị đối với một số cơ quan ban ngành thành phố
Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 73
3.4.2 Kiến nghị đối với cơng ty quản lý Kissho Japanese Restaurant .......... 74

Kết luận chương III ........................................................................................ 75
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 78
PHỤ LỤC ............................................................................................................. I


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẨY ĐỦ

1

ATLĐ

An toàn lao động

2

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

3

BHXH


Bảo hiểm xã hội

4

BHYT

Bảo hiểm y tế

5

BMTCV

Bảng mô tả công việc

6

BTCCV

Bảng tiêu chuẩn công việc

7

DT

Doanh thu

8

HĐLĐ


Hợp đồng lao động

9

KPI

10

LN

Lợi nhuận

11

NNL

Nguồn nhân lực

12

NV

Nhân viên

13

PCCC

Phòng cháy chữa cháy


14

THCS

Trung học cơ sở

15

THPT

Trung học phổ thông

16

VNĐ

Việt Nam Đồng

17

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Key Performance Indicators/ Chỉ số đánh giá

hiệu quả hoạt động



x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 2.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng

29

Bảng 2.2

Quy mô và cơ cấu lao động theo độ tuổi

31

Bảng 2.3

Tỉ lệ nhân viên trúng tuyển vào nhà hàng

37

Bảng 2.4

Chi phí tuyển dụng trung bình của nhà hàng


38

Bảng 2.5

Tổng số nhân viên mới được tuyển dụng nghỉ việc

38

Bảng 2.6

Tỷ lệ nhân viên được đào tạo

42

Bảng 2.7

Tổng số giờ đào tạo

42

Bảng 2.8

Số giờ đào tạo trên một nhân viên

43

Bảng 2.9

Chi phí đào tạo cho một nhân viên nhà hàng


44

Bảng 2.10
Bảng 2.11

Cấp độ đánh giá hiệu quả cơng việc của
nhân viên nhà hàng
Mức lương bình quân người lao động tại nhà hàng

46
47

Bảng 2.12

Tiền lương tối thiểu theo chức danh

51

Bảng 2.13

Chỉ số năng suất của nhà hàng

53

Bảng 2.14

Chỉ số sinh lời của nhà hàng

53


Bảng 2.15

Doanh thu trên chi phí lương của nhà hàng

54

Bảng 2.16

Lợi nhuận trên chi phí lương của nhà hàng

54

Bảng 3.1

Các hình thức phỏng vấn sâu.

63

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 2.1

Quy mơ và cơ cấu lao động theo giới tính


30

Biểu đồ 2.2

Quy mơ và cơ cấu lao động theo trình độ

32


xi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

TÊN SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 1.1

Mô hình tổng quát về cơ cấu tổ chức trong nhà hàng.

4

Sơ đồ 1.2

Quá trình hoạch định nguồn nhân lực.

8


Sơ đồ 1.3

Ích lợi cùa phân tích cơng việc.

9

Sơ đồ 1.4

Đánh giá việc thực hiện công việc

14

Sơ đồ 1.5

Cơ cấu hệ thống trả công trong doanh nghiệp.

15

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tổ chức theo tình hình thực tế của Kissho
Japanese Restaurant.

28


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.

Có rất nhiều yếu tố và nguồn lực khác nhau tạo nên sự thành công của một
doanh nghiệp. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công và cũng là nguồn vốn
q nhất của doanh nghiệp đó chính là “Nguồn nhân lực”.
Ngày nay, các doanh nghiệp sẵn sàng tạo thu nhập cao cho nhân viên nhằm
lôi kéo những người tài giỏi về làm việc cho mình. Đội ngũ lãnh đạo tốt, các nhà
quản lý nhân sự tài năng, những nhân viên thạo nghề, có tâm huyết với nghề nghiệp
và có năng lực đáp ứng tốt cho yêu cầu của doanh nghiệp - đó là những yếu tố đưa
tới sự thành cơng, mang lại những lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho doanh nghiệp.
Nhưng để xây dựng và vận hành một hệ thống quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả
là cả một thử thách lớn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, kinh doanh nhà hàng đã
phát triển nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhà hàng là cầu nối văn hóa
ẩm thực giữa các quốc gia trên thế giới. Để tồn tại và phát triển bền vững các nhà
hàng cũng phải không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra những sản phẩm và dịch
vụ đặc sắc... để thu hút ngày càng nhiều thực khách đến với mình. Để làm được
điều đó thì nhà hàng cần phải có nguồn nhân lực mang tính cạnh tranh cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị nguồn nhân lực cũng
như những bất cập đang tồn tại tại Kissho Japanese Restaurant và với mong muốn
tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại đây, tác giả đã chọn đề
tài “Quản trị nguồn nhân lực tại Kissho Japanese Restaurant” làm luận văn thạc
sĩ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1 Mục tiêu chung.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Kissho
Japanese Restaurant.
2.2 Mục tiêu cụ thể.
- Mục tiêu 1: tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị NNL tại
Kissho Japanese Restaurant.
- Mục tiêu 2: xác định những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của



2

những hạn chế, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị
nguồn nhân lực cho nhà hàng.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu.
4.1 Phạm vi về không gian địa điểm:
Địa điểm là nhà hàng Kissho Japanese Restaurant - số 14 Nguyễn Huệ,
Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Phạm vi về thời gian:
- Số liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu là số liệu thực tế của Kissho
Japanese Restaurant giai đoạn 2016 - 2018.
- Định hướng, mục tiêu và giải pháp quản trị NNL tại Kissho Japanese
Restaurant giai đoạn 2020 - 2025.
5. Câu hỏi nghiên cứu.
- Câu hỏi 1: các hoạt động quản trị NNL tại nhà hàng Kissho Japanese
Restaurant trong giai đoạn 2016 - 2018 đã được thực hiện như thế nào? Những kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này là gì?
- Câu hỏi 2: cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản trị NNL tại
Kissho Japanese Restaurant trong giai đoạn 2020 - 2025?
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm:
+ Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản để xây dựng cơ sở lý luận và để phân tích
đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại nhà hàng.
+ Phương pháp thống kê: phân tích, tổng hợp, so sánh …
+ Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu ích.
- Nguồn dữ liệu: thu thập từ các báo cáo, các quy trình thủ tục, chính sách của
Kissho Japanese Restaurant, các văn bản pháp quy, sách, giáo trình…



3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1 Hoạt động kinh doanh nhà hàng.
1.1.1 Tổng quan về nhà hàng.
Trong cuộc sống, nhu cầu về ăn uống là nhu cầu cơ bản của con người, nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Khi cuộc sống còn nghèo và thiếu
thốn, con người cần được ăn no, uống đủ để tồn tại. Khi đời sống vật chất ngày
càng đầy đủ, nhu cầu thưởng thức của con người về ăn uống đã trở thành vấn đề
được xã hội quan tâm.
Trong thời đại ngày nay, tồn tại nhiều loại hình phục vụ ăn uống khác nhau
trên cơ sở nhu cầu, sở thích của con người và khả năng thanh tốn của họ. Nhà hàng
(Restaurant) chính là một trong những loại hình ăn uống bên ngồi thỏa mãn nhu
cầu đó. Kinh doanh nhà hàng là một ngành kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở
dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí cho khách du lịch và người dân địa phương với
những hoạt động và chức năng đa dạng. [3]
Theo từ điển Oxford: “Nhà hàng là nơi chế biến và phục vụ quá trình thưởng
thức các bữa ăn cho thực khách”.
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Nhà hàng chế biến và phục vụ thức
ăn, đồ uống cho khách. Các bữa ăn thường được phục vụ và thưởng thức tại chỗ,
nhưng nhiều nhà hàng cũng bán thức ăn cho khách mang về (take-out) và cung cấp
dịch vụ mang thức ăn đến tận nơi (food delivery services)”.
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh của nhà hàng.
• Sự khác biệt giữa nhà hàng và cơ sở phục vụ ăn uống khác thể hiện ở chỗ:
nhà hàng không chỉ là nơi phục vụ ăn uống mà cả về nghỉ ngơi và giải trí cho
khách. Vì thế địi hỏi nhà hàng phải thống mát, sạch sẽ, có khung cảnh đẹp. Âm
thanh, ánh sáng phải phù hợp với không gian của nhà hàng và các món ăn cung cấp

cho khách. Những món ăn, đồ uống và các dịch vụ cung cấp cho khách ở nhà hàng
có chất lượng cao hơn các cơ sở ăn uống khác. Giá cả thường đắc hơn các cơ sở ăn
uống khác vì phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ăn uống cho khách.


Về sản phẩm của nhà hàng được chia làm 2 loại: thứ nhất đó là các món ăn

đồ uống do nhà hàng tự chế biến (món ăn do nhà bếp chế biến, đồ uống do quầy


4

bartender pha chế), hàng chuyển bán hoặc mua của các nhà sản xuất để phục vụ
khách (bánh mì, bơ, đường, rượu, bia, nước giải khát…). Thứ hai đó là các dịch vụ
phục vụ món ăn, đồ uống cho khách.
Về hoạt động, tùy theo đặc điểm kinh doanh mà nhà hàng thường hoat động
từ 5 giờ - 20 giờ/ngày. Bên cạnh đó, cịn có các nhà hàng hoạt động gần như liên tục
24 giờ/ngày (đối với nhà hàng nằm trong khuôn viên khách sạn).
Về chức năng, nhà hàng không chỉ phục vụ tất cả các bữa ăn, uống (sáng,
trưa, chiều, tối) cho khách hàng, phục vụ theo yêu cầu của khách mà cịn là nơi nghỉ
ngơi, giải trí của khách trong thời gian họ ăn uống. [3]
• Đối tượng phục vụ của nhà hàng cũng rất đa dạng như khách lẻ, khách đi
theo đoàn, khách của hội nghị, tiệc cưới… Các nhà hàng này có thể nằm trong
khách sạn, khu du lịch hoặc nằm ngồi tại các vị trí thuận lợi về kinh doanh.
1.1.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của nhà hàng.
Chủ Doanh Nghiệp

Giám Đốc Nhà Hàng

Bộ Phận Marketing


Bộ Phận Bàn

Lễ
Tân

Phục
vụ

Bộ Phận Hành
Chính Nhân Sự

Bộ Phận Bar
(Pha chế/
Bartender)

Pha
chế

Phục
vụ

Bộ Phận Bếp

Kho

Bộ Phận
Tạp Vụ

Bộ Phận

Kế Toán

Bộ Phận Bảo Vệ

Chế
Biến

Nguồn: PGS. TS Trịnh Xuân Dũng, Tổ chức kinh doanh nhà hàng.
Sơ đồ 1.1: Mơ hình tổng qt về cơ cấu tổ chức trong nhà hàng.
Có nhiều mơ hình cơ cấu tổ chức của nhà hàng. Một số bộ phận cơ bản trong
một nhà hàng bao gồm: quản lý, phục vụ, bếp, kho, kế toán, vệ sinh tạp vụ... [3]


5

Tùy vào quy mơ, nguồn nhân lực hiện có, cơ sở vật chất, đặc thù của nhà hàng
mà các nhà giám đốc/quản lý điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp.
1.1.4 Đặc điểm về lao động của nhà hàng.
• Lao động địi hỏi tính chun mơn hóa.
Có thể thấy, ngồi việc chế biến các món ăn để phục vụ khách, nhà hàng địi
hỏi phải có lực lượng nhân viên phục vụ các món ăn, đồ uống với kỹ năng nghề
nghiệp cao. Chun mơn hóa lao động trong nhà hàng được hiểu là chun mơn hóa
theo bộ phận và theo thao tác kỹ thuật.
Chun mơn hóa theo bộ phận: trong nhà hàng có nhiều bộ phận và mỗi bộ
phận đều có chức năng nhiệm vụ khác nhau, khó có thể thay thế nhau nên khi tuyển
nhân viên phải theo chuyên ngành và được đào tạo chuyên sâu. Chuyên môn hóa
theo thao tác kỹ thuật được hiểu là chun mơn hóa theo từng cơng đoạn phục vụ.
• Đội ngũ lao động trong nhà hàng chủ yếu là lao động trực tiếp.
Kinh doanh nhà hàng là ngành kinh doanh dịch vụ. Sản phẩm du lịch chỉ có
thể là sản phẩm hồn chỉnh khi có sự tham gia trực tiếp của nhân viên nhà hàng.

Điều này được thể hiện qua sự ti áp dụng hiệu quả phương pháp trả lương khoa học này vào nhà hàng thì
Kissho cần phải hiểu được bản chất của nó và tình hình hoạt động của nhà hàng để
có lộ trình xây dựng và áp dụng phù hợp:
+ Giai đoạn đầu nhà hàng xây dựng và áp dụng P1 và P2 trước để xác định
giá trị của từng vị trí và xác định năng lực thực tế của nhân viên, rồi sau đó mới


70

xem xét xây dựng và áp dụng P3.
+ Cần có kinh nghiệm trong nhà hàng để xây dựng các KPI sát thực tế, phải
thực sự đạt mục tiêu S.M.A.R.T để tạo thử thách, lôi kéo nhân viên cố gắng để hồn
thành KPI.
+ Khi áp dụng phương pháp này thì nhà hàng cũng đồng thời xây dựng các
chính sách phù hợp để liên kết khi nhân viên đạt hoặc vượt mục tiêu.
Trả lương theo vị trí cơng việc (P1), Kissho chỉ cần đặt ra một mức lương cho
vị trí cơng việc đó ngay từ lúc đăng tin tuyển dụng, rồi trong q trình làm việc coi
đó là con số cố định.
Trả lương theo năng lực của cá nhân (P2): Kissho sẽ dùng kết quả đánh giá
năng lực nhân sự để định ra số tiền lương tương xứng với năng lực đó. Những người
tài sẽ nhận được hậu đãi, còn những nhân viên còn hạn chế về thực lực, tất nhiên cần
phải cố gắng trau dồi hơn để được nhà hàng trả mức lương cao hơn.
Trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí cơng việc (P3), Kissho
thưởng bằng tài chính cho nhân viên khi hiệu năng làm việc của họ ở mức tốt, đáp
ứng được các chỉ tiêu đặt ra và mang lại lợi ích cho đơn vị.
Do đó, việc xây dựng các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả công việc
(KPI) tại Kissho phải cụ thể, rõ ràng và căn cứ vào bảng mô tả công việc. Khi đánh
giá hiệu năng của nhân viên cần thực hiện qua 3 giai đoạn: thiết lập mục tiêu và
minh bạch hố nó, theo dõi kết quả và điều chỉnh mục tiêu trong quá trình thực hiện,
đánh giá kết quả đạt được cuối kỳ. Xác định mức độ phức tạp của cơng việc, mức độ

đóng góp của nhân viên vào kết quả kinh doanh chung để xác định mức lương cho
người lao động. Tùy thuộc vào mức độ hoàn thành cơng của từng nhân viên mà có
mức lương khác nhau, nhân viên ở các bộ phận khác nhau thì có các chỉ số đánh giá
khác nhau nên mức lương cũng không giống nhau. Chẳng hạn đối với quản lý, lễ
tân, phục vụ, bếp... tiêu chí đánh giá hồn thành công việc sẽ khác với nhân viên
nhân sự, marketing… trong cùng một bộ phận sẽ có những nhân viên hưởng lương
cao hơn nhân viên còn lại. ( Xêm thêm phụ lục 6 - Ví dụ về chấm điểm đánh giá hiệu
quả công việc (KPI) minh họa lương 3P cho chức danh nhân viên phục vụ).
3.3.3.2 Giải pháp về khen thưởng.
Bên cạnh cải tiến chế độ tiền lương, nhà hàng cũng cần hồn thiện chính sách


71

khen thường:
- Xây dựng chính sách khen thưởng, xử phạt kịp thời hợp lý, khoảng cách từ khi
người lao động có thành tích được thưởng cho đến khi được khen thưởng càng sớm
càng tốt. Nếu chưa thể trao phần thưởng ngay thì cũng phải có những lời khen ngợi,
biểu dương đối với những thành tích xuất sắc mà người lao động đạt được. Tiến
hành công khai trước tập thể cho những người khác noi theo và học tập, cũng như
khích lệ tinh thần của người được khen thưởng, thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng
của người lao động. Được ban lãnh đạo khen thưởng nhất là khen trước mặt mọi
người về thành tích của mình sẽ làm cho người lao động có hứng thú làm việc, đạt
hiệu quả cao.
- Muốn động viên khen thưởng kịp thời và công bằng cần phải thực hiện một số
biện pháp như:
Dựa vào các kết quả của việc đánh giá thực hiện công việc, hàng quý nhà
hàng nên tổ chức khen thưởng cho các cá nhân xuất sắc, cân nhắc nâng lương trước
hạn để đảm bảo tính cơng bằng trong khen thưởng và khơng bỏ sót thành tích của
nhân viên.

Chế độ khen thưởng phải được hồn thiện hơn nữa để đảm bảo tính cạnh
tranh và giữ chân nhân viên giỏi. Kissho nên xây dựng chỉ tiêu khen thưởng đối với
nhân viên có sáng kiến giải pháp hay đem lại lợi ích cho nhà hàng, khuyến khích họ
nâng cao tinh thần sáng tạo trong cơng việc hạn chế cách làm việc theo lối mòn. Mở
rộng các hình thức thưởng như:
+ Khen thưởng thành tích đột xuất: khen thưởng các cá nhân có thành tích
xuất sắc trong cơng việc, góp phần mang lại lợi ích về kinh tế hoặc góp phần nâng
cao hiệu quả cơng việc của bộ phận, nâng cao uy tín, hình ảnh của nhà hàng; Khen
thưởng các cá nhân/tập thể tích cực tham gia các hoạt động văn thể, xây dựng văn
hóa nhà hàng. Tăng mức tiền thưởng đột xuất, thưởng cho các danh hiệu thi đua và
hình thức khen thưởng thường xun có giá trị.
+ Khen thưởng sáng kiến: khen thưởng các cá nhân có sáng kiến mang lại lợi
ích cho Cơng ty, có các đề xuất cải tiến mới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh, của bộ phận, nâng cao hình ảnh, uy tín của nhà hàng.
+ Khen thưởng gương “Người tốt việc tốt”: khen thưởng những cá nhân ngăn


72

chặn được thảm họa hoặc xử lý tốt với tình huống khẩn cấp, dũng cảm cứu người
trong điều kiện nguy hiểm, trả lại tài sản nhặt được.
+ Bên cạnh các hình thức thưởng trực tiếp bằng tiền mặt như hiện nay cơng
ty có thể áp dụng các hình thức thưởng như một chuyến du lịch cho nhân viên và
gia đình, một món q có ý nghĩa.
Ngồi nhu cầu về vật chất thì nhu cầu được thể hiện, ghi nhận thành tích và
tơn trọng ln là yếu tố tiếp theo. Chính vì vậy, các lời động viên khích lệ, tun
dương và khen thưởng từ cấp trên sẽ giúp nhân viên thỏa mãn được nhu cầu đó và
tiếp tục nổ lực làm việc, gắn bó với nhà hàng hơn.
3.3.3.3 Giải pháp về phúc lợi.
- Thiết kế thêm các dạng phúc lợi hỗ trợ đời sống cho người lao động như cho

người lao động vay tiền mua nhà, mua xe với lãi suất thấp hoặc khơng lãi suất để họ
có thể n tâm hơn với công việc, tham gia các dạng bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm
nhân thọ…
- Vào những dịp đặc biệt của nhân viên như ngày sinh nhật, ngày thành lập
nhà hàng, kỷ niệm 5, 10, 15 năm làm việc. Có tiền thăm hỏi khi trong nhà nhân viên
có hiếu hỷ, tiền thưởng trong các ngày lễ, nên tạo điều kiện để nhân viên có dịp
thưởng thức và sử dụng các dịch vụ, sản phẩm để nhân viên thấy mình được trân
trọng và được ghi nhận khi làm việc tại nhà hàng.
Đồng thời với những trải nghiệm thực tế của bản thân, nhân viên sẽ tự tin
hơn khi giới thiệu và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng với đối tác, với
khách hàng một cách cụ thể, sinh động và hấp dẫn nhất.
-

Chế độ BHYT, BHXH, BHTN nên được tham gia đầy đủ trên tổng mức

lương thay vì chỉ tham gia theo mức lương theo từng vị trí chức danh. Hỗ trợ nhân
viên tham gia các bảo hiểm nhân thọ, cân nhắc thêm việc mua bảo hiểm sức khỏe
cộng thêm cho vợ, chồng, con của nhân viên.
-

Chính sách khám và chăm sóc sức khỏe hằng năm nên mở rộng thêm nhiều

dịch vụ khác như khám và tư vấn nha khoa, các xét nghiệm phổ biến như xét
nghiệm nhóm máu, siêu âm chuyên sâu… thay vì nhân viên phải tốn phí thêm cho
những dịch vụ này.


73

3.3.4 Xây dựng môi trường làm việc thân thiện.

- Cần tạo nên một môi trường ngày càng thân thiện hơn khi làm việc. Phòng
nghỉ dành cho nhân viên cần được nâng cấp.
- Khẩu phần ăn cần chú trọng hơn nữa tính dinh dưỡng và đa dạng món ăn
hơn. Nên có nơi phục vụ bữa cơm cho nhân viên thoáng mát, sạch đẹp để nhân viên
ngồi việc dùng bữa, cịn lại nơi họ có thể giao lưu, trị chuyện và kết nối với các
đồng nghiệp trong và ngoài bộ phận làm việc.
- Bộ phận nhân sự nên phối hợp với công đoàn nhằm tổ chức nhiều hoạt
động phong trào nhằm nâng cao tinh thần đồng đội, tăng cường thể lực và tinh thần
tạo tâm lý phấn khởi cho nhân viên. Đồng thời phát triển các dịch vụ văn hóa, tạo
mơi trường thư giản sau giờ làm việc. Tổ chức các hoạt động thể thao với tham gia
các giữa các đơn vị, giữa các đối tác, các hoạt động mang tính chất cộng động, các
chương trình uống nước nhớ nguồn, thiện nguyện… Chương trình văn nghệ vào các
dịp Lễ trong năm (08/03, 20/10, Trung thu, giáng sinh, tết nguyên đán…), các cuộc
thi nghiệp vụ, các buổi tọa đàm, các hội thao giữa các đơn vị, đối tác…
+ Tổ chức vui chơi, dã ngoại định kỳ 1 lần/năm bên cạnh hình thức thưởng tiền.
+ Các hoạt động Team Buiding, party… gắn kết, nâng cao kỹ năng mềm.
3.4 Một số kiến nghị.
3.4.1 Kiến nghị đối với một số cơ quan ban ngành thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối với Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh: cần tạo điều kiện cho các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển dựa trên nền tảng phát triển du lịch. Đồng
thời gắn kết với phát triển du lịch bền vững: như hướng các nhà hàng tới việc kinh
doanh sản phẩm ăn uống mang hơi hướng hiện đại, có chất lượng cao, có khả năng
thu hút và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, song không gây
tổn hại đến môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa, đồng thời phải có trách nhiệm
bảo tồn và phát triển nguồn tài ngun và mơi trường.
- Ban Quản lý an tồn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh: đơn giản hóa quy
trình và các thủ tục về hồ sơ cấp mới cũng như cấp lại các giấy chứng nhận về an
toàn thực phẩm như giấy chứng nhận VSATTP, cơ sở đủ điều kiện VSATTP… Đây
là việc làm thiết thực, có ý nghĩa quan trọng.
- Đối với Ủy ban nhân dân Quận 1: ban hành các quy định nhằm đơn giản



74

hóa và từng bước ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào việc nộp các hồ sơ và báo cáo
định kỳ cho ủy ban như báo cáo lao động, thang bảng lương, thỏa ước lao động…
nhằm giảm bớt thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
3.4.2 Kiến nghị đối với cơng ty quản lý Kissho Japanese Restaurant.
Sau khi phân tích, đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của nhà hàng
thông qua các bộ chỉ số KPI thì tơi xin đưa ra một số kiến nghị với Công ty cổ phần
Tập đoàn Quản lý Bất động sản Windsor (WMC Group) như sau:
- Xây dựng, duy trì và củng cố các mối quan hệ với lãnh đạo thành phố nơi
đặt nhà hàng. Tích cực xây dựng hình ảnh một nhà hàng lớn mạnh, có uy tín.
- Xây dựng mơi trường văn hóa ngày càng độc đáo, thân thiện, tạo khơng khí
hợp tác, đoàn kết trong toàn nhà hàng để mục tiêu chiến lược của nhà hàng được
truyền đạt rộng rãi và thấu hiểu từ đó tạo sức mạnh đồn kết cùng thực hiện mục
tiêu đề ra.
- Cần kết hợp tốt hơn nữa lợi ích nhà hàng với lợi ích cá nhân thơng qua
chính sách khen thưởng động viên nhằm kích thích các thành viên tích cực đóng
góp. Chú trọng phát hiện nhân tài, có chính sách trọng dụng và phát triển mạnh mẽ
đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý.
- Nâng cấp giao diện website nhà hàng vừa thân thiện, dễ dùng nhưng vẫn
đầy đủ các thơng tin hữu ích: tin tức nhà hàng, các món ăn thức uống, chương trình
khuyến mãi... nhằm tăng cường mối quan hệ với đối tác và khách hàng.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý và nhân viên xuất sắc tham gia các
chương trình đào tạo cao cấp trong và ngoài nước để nâng cao năng lực cạnh tranh
của NNL của Kissho Japanese Restaurant.


75


KẾT LUẬN CHƯƠNG III.
Từ kết quả phân tích thực trạng quản trị NNL tại Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần
Dịch Vụ - Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh - Kissho Japanese Restaurant,
nhận diện và đánh giá những mặt được cũng như những hạn chế, đồng thời kết hợp
với những lý luận về quản trị NNL ở chương II. Chương III đã trình bày những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị NNL tại nhà hàng Kissho.
Tác giả đã nhận diện được những thành công trong quản trị NNL tại đây. Đó
là những giải pháp về: tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển NNL, giải pháp về
tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi, môi trường làm việc nhằm nâng cao hiệu quả
quản trị NNL tại Kissho. Chính những thành cơng này góp phần phát triển quy mô,
đáp ứng yêu cầu và mang lại những hiệu quả kinh tế cao cho nhà hàng.
Tuy vậy, trong lĩnh vực quản trị NNL nhà hàng cũng có những hạn chế như:
kỹ thuật tuyển dụng, chất lượng đào tạo, chính sách lương, thưởng và động viên về
tinh thần cho nhân viên. Tác giả đề xuất một số giải pháp để khắc phục các hạn chế
và phát huy các kết quả đạt được. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra kiến nghị đối
các đơn vị liên quan và với công ty quản lý nhà hàng Kissho nhằm có các hỗ trợ
thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị NNL tại Kissho Japanese
Restaurant.


76

KẾT LUẬN
Quản trị NNL là công việc quan trọng và phức tạp đối với mọi doanh nghiệp.
Dựa trên những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và hoạt động quản trị nguồn nhân
lực của các doanh nghiệp áp dụng nhiều năm nay. Chúng ta nhận thấy rằng để đạt
được mục tiêu của doanh nghiệp, ngồi việc có các chiến lược kinh doanh phù hợp,
còn phải đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản trị NNL, có nguồn nhân lực vững
mạnh và hoạt động đúng đắn. Bởi con người là chủ thể của mọi hoạt động quản trị

trong doanh nghiệp.
Quản trị nguồn nhân lực là cần thiết đối với tất cả tổ chức. Bởi vì các hoạt
động quản trị nguồn nhân lực liên quan đến người lao động nên nhà hàng cần phải
điều chỉnh những hoạt động một cách tinh tế, thực thi một cách phù hợp và quản lý
một cách liên tục để đạt được những kết quả như mong muốn. Chính điều này đã
đặt ra vấn đề cần thiết phải nâng cao hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Kissho
Japanese Restaurant vì sự tồn tại và phát triển của nhà hàng.
Với mục tiêu như ban đầu đã đưa ra, đề tài “Quản trị nguồn nhân lực tại
Kissho Japanese Restaurant” đã nghiên cứu và đạt được các nội dung chính :
+ Khái qt và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hoạt động quản trị nguồn
nhân lực như hoạch định, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, lương thưởng và động
viên nhân viên… Từ cơ sở lý luận trên được áp vào tình hình thực tế đối với các
hoạt động chức năng nhiệm vụ của Kissho Japanese Restaurant.
+ Tổng hợp, phân tích tồn diện và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị
nhân lực của Kissho Japanese Restaurant trong thời gian qua.
+ Đồng thời từ những phân tích và đánh giá đó đã đề ra một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực cho nhà hàng trong những năm sắp tới.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực nhà hàng
cịn ít, các đề tài thường nghiên cứu một số hoạt động chức năng như đào tạo và
phát triển, tiền lương, sử dụng lao động… ít đề cập tồn diện về quản trị NNL.
Chưa có nghiên cứu nào về quản trị nguồn nhân lực tại Kissho Japanese Restaurant,
không có sự trùng lặp.
Bằng việc thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin từ Kissho Japanese
Restaurant. Luận văn “Quản trị nguồn nhân lực tại Kissho Japanese Restaurant” lần


×