Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vấn nạn trầm cảm ở giới trẻ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.33 KB, 6 trang )

VẤN NẠN TRẦM CẢM Ở GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Nguyễn Minh Út
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD

L

u

T M TẮT
Trầm cảm là một bệnh lý thường gặp có ảnh hưởng đến khí sắc, tâm trạng, gây ra cảm giác buồn
bã và mất hứng thú liên tục, dai dẳng kéo dài. Trầm cảm ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận, suy
nghĩ và hành xử, cùng với một loạt các vấn đề khác liên quan đến cảm xúc và thể chất của người
mắc phải.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh đứng hàng
thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Trong đó, trầm cảm ở Việt Nam hiện
nay đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ.
Trầm cảm là một bệnh lý tiềm tàng vô c ng nguy hiểm, nó có thể làm xuất hiện những bệnh lý
khác, ức chế hệ thần kinh của người bệnh, khống chế cảm xúc, khiến người bệnh phải luôn trong
tâm trạng buồn rầu, u uất, day dứt, khó chịu, cảm giác thất vọng và chán nản... Hậu quả nghiêm
trọng nhất chính là hành vi tự sát.
Từ hố: Vấn nạn, giới trẻ, trầm cảm, rối loạn, tâm trạng.

1 NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra trầm cảm, có thể do tác động từ mơi
trường, cũng có thể do tác động từ bên trong cơ thể người bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân
chính gây nên bệnh trầm cảm:
Gia đ nh: Là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn cảm xúc và trầm cảm ở
giới trẻ, thường do tâm tư của họ không được người thân thấu hiểu, người thân thường xuyên áp
đặt cảm xúc hoặc so sánh họ với người khác.
p lực h c tập và thi cử: Chế độ học tập và thi cử dày đặc, nặng nề đã khiến một số học sinh, sinh


viên hiện nay không còn thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, khiến tâm trí gần như mệt mỏi và kiệt quệ.
Từ ã hội và các

ối quan hệ: Việc bị phủ nhận cảm xúc và bị bạn bè đối xử không tốt, cũng

như bị bạo hành học đường, khiến giới trẻ mất lòng tin vào cuộc sống và thu m nh lại, dẫn tới việc
thờ ơ với các mối quan hệ trong xã hội.
Lạm dụng thế giới ảo: Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển c ng với các mạng
xã hội và trò chơi điện tử đã khiến con người ngày càng xa cách với nhau hơn, chứng vô cảm cũng
dần thể hiện rõ nét hơn.

2394


Lối sống h ng lành

ạnh: Rượu bia, các chất kích thích, các thực phẩm có hại, thức khuya, khiến

nhịp sinh học bị rối loạn, ảnh hưởng đến các trung khu thần kinh, làm giảm sự giao tiếp xã hội.
Bị chối bỏ t nh cả : T nh yêu phát triển song song với giới trẻ, tuy nhiên một t nh yêu m quáng
kèm theo đó là bị từ chối, ghét bỏ, có thể khiến cho con người bất chấp làm tổn hại đến bản thân
và mọi người xung quanh.
p lực từ ch nh bản thân: Tự ti, xấu hổ, mặc cảm, luôn cho m nh yếu đuối, nhu nhược, không
thể làm được việc g , luôn nghĩ m nh thua kém người khác, cảm giác sợ hãi và không thể vượt qua
một người nào đó mãi mãi.

2 NỘI DUNG
2.1 Thực trạng trầ

cả


ở Việt Nam

Trong nhiều năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của xã hội, số lượng người mắc bệnh
trầm cảm ở Việt Nam đang tăng lên một cách đáng kể, bản thân người bệnh cũng có thể chưa
nhận thức được họ có bị trầm cảm hay khơng. Một số trẻ vị thành niên ở Việt Nam có xu hướng tự
d ng những vật sắc nhọn rạch tay của m nh, tự nhốt m nh vào phịng kín hay nguy hiểm hơn là tìm
cách để tự tử, đa số gặp ở phụ nữ, mà nguyên nhân chính là do chuyện t nh cảm và gia đ nh.
(Vinmec.com; T nh trạng trầm cảm ở Việt Nam hiện nay).
Theo WHO thống kê năm 2018, tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, tỷ lệ mắc 10
chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng tỷ lệ rối loạn trầm cảm
chiếm đến 2,45%. Tỷ lệ tự tử hàng năm lên đến 36.000 - 40.000 người, gấp 4 lần số ca tử vong do
tai nạn giao thơng. Trầm cảm có liên quan đến 75% các vụ tự tử kể trên, còn lại 22% là do nghiện
rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% do tâm thần phân liệt, động kinh. Cũng theo nghiên cứu của Quỹ
Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8 - 29% trẻ vị thành niên mắc các chứng rối loạn về sức
khoẻ tâm thần. Hiện tại, Văn phòng WHO tại Việt Nam đang hỗ trợ Bộ Y tế phát triển mô h nh lồng
ghép sức khoẻ tâm thần vào chăm sóc sức khoẻ chung và tập trung chuyên sâu vào chăm sóc sức
khoẻ, đặc biệt cho các trường hợp bị trầm cảm theo các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa về sức khỏe,
trong đó sức khỏe tâm thần khơng chỉ là khơng bị mắc các rối loạn tâm thần, mà còn bao hàm
trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết
những tiềm năng của bản thân. Nghiên cứu này do UNICEF Việt Nam thực hiện, Viện Nghiên cứu
Phát triển Hải ngoại (ODI) và Viện Nghiên cứu Gia đ nh và Giới tính đảm trách chun mơn nghiên
cứu và kỹ thuật, nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng sức khỏe tâm thần
ở trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Các kết quả từ nghiên cứu này
cung cấp luận cứ hình thành các khuyến nghị về cách thức giải quyết các thách thức xung quanh
vấn đề sức khỏe tâm thần và tổn thương tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên, đồng thời đóng
góp cho các chương trình quốc gia hiện có. (Unicef.org; Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ

em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam).


2395


2.2 Thực trạng trầ

cả

trên thế giới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng
thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý tim mạch. Ước tính trên thế giới có
khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.
Ước tính có đến 80% dân số thế giới đã và đang bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc
đời của m nh, đối tượng dễ bị trầm cảm nhất là phụ nữ và thanh thiếu niên tuổi từ 14 - 25.
Số người d ng thuốc chống trầm cảm ngày càng nhiều và nó đem lại những tác dụng phụ nguy
hiểm, trầm cảm có thể quay lại bất k lúc nào và ngày càng khó điều trị, một căn bệnh nguy hiểm
về tâm sinh lý và ức chế thần kinh con người, đau đớn đến tột độ và mãi luôn trong trạng thái bi
quan, cô lập.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa đưa ra bảng xếp hạng những quốc gia có nhiều
người trầm cảm nhất dựa trên kết quả điều tra khắp thế giới, tập trung ở khu vực châu Âu. Trong số
24 nước được xếp hạng, Iceland ở vị trí số một với 14% dân số từ 25 đến 64 tuổi bị trầm cảm. Đây
cũng là nước sử dụng thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, an thần và giảm đau nhiều
nhất. Ireland, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ có lượng bệnh nhân trầm cảm chiếm 12% và đồng xếp hạng
hai. Đứng cuối bảng là Czech, Hy Lạp, Ý, Ba Lan, Slovakia. Tại năm quốc gia này, bệnh nhân
trầm cảm chiếm 4% tổng số dân. (Vnexpress.net; Quốc gia nhiều người trầm cảm nhất thế giới .
Dịch tễ học trầm cảm đã được nghiên cứu nhiều trên toàn thế giới. Và trầm cảm là nguyên nhân
chính gây nên bệnh tật toàn cầu. Tỷ lệ rất khác nhau giữa các khu vực, từ 3% ở Nhật Bản đến 17% ở
Mỹ. Dữ liệu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và Mỹ so với
các quốc gia khác. Trong 10 quốc gia được nghiên cứu, số người sẽ bị trầm cảm suốt đời chiếm tỷ

lệ vào khoảng 8 - 12% tại hầu hết các quốc gia. Dữ liệu tỷ lệ tương đối của trầm cảm giữa các nhóm
dân tộc khác nhau khơng đạt được sự đồng thuận rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu duy nhất được
biết đến bao gồm chứng loạn trương lực đặc biệt cho thấy phổ biến hơn ở người Mỹ gốc
Phi và người Mỹ gốc Mexico so với người Mỹ gốc Âu. (Wikipedia; Dịch tễ học trầm cảm .

3 NHẬN X T
Ở giai đoạn đầu, trầm cảm thường khó phát hiện, dễ bị bỏ sót do triệu chứng rất phân tán. Bệnh
nhân thường có những biểu hiện tồn thân như: đau ngực, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau
lưng, khó thở, mất ngủ, đau bụng, tê cóng… Điều này khiến cho bệnh nhân rất khổ sở vì đi thăm
khám nhiều chun khoa khác nhau mà khơng tìm được ngun nhân gây bệnh cụ thể. Theo thống
kê có tới 88% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần đến khám ở các cơ sở khám chữa bệnh
ban đầu thay vì chuyên khoa tâm thần.
Trầm cảm là một bệnh lý phức tạp và cần phải được điều trị giống như bất kỳ bệnh lý thông thường
nào khác. Chứng trầm cảm nếu khơng được chữa trị có thể ảnh hưởng tới tinh thần, thể chất và
nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Thậm chí, trầm cảm nặng cịn có thể dẫn tới tự tử. Chính vì vậy,
khi có các triệu chứng trầm cảm nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được

2396


khám, chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ sẽ chẩn đốn trầm cảm chủ yếu thơng qua hỏi triệu chứng, tiền
sử bệnh và gia đ nh.
Thuốc điều trị trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất là SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc
serotonin) do dễ sử dụng và ít tác dụng khơng mong muốn. Các nhóm thuốc khác được sử dụng
trong điều trị trầm cảm là thuốc chống trầm cảm ba vòng, MAOIs, cũng như các thuốc chống trầm
cảm khác. Ngồi ra, bác sĩ có thể phối hợp thêm thuốc an thần, chống lo âu trong thời gian ngắn
để cải thiện triệu chứng cho người bệnh.
Đáp ứng của mỗi người với một loại thuốc có thể khác nhau, vì vậy bác sĩ có thể phải thay đổi hoặc
kết hợp nhiều loại thuốc để tìm ra thuốc thực sự thích hợp với từng bệnh nhân. Hơn nữa, thuốc
chống trầm cảm cần một khoảng thời gian đủ dài (từ 3 đến 4 tuần) để cho thấy được hiệu quả điều

trị và có thể sẽ gặp một số tác dụng không mong muốn trong một vài tuần đầu tiên sử dụng thuốc.
Chính vì vậy, việc điều trị địi hỏi sự kiên trì, tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Tuyệt đối khơng nên tự ý ngừng thuốc đột ngột, vì nó có thể làm các triệu chứng trầm cảm đột ngột
xấu đi, thậm chí dẫn tới nguy cơ tự tử. Khi cần ngừng thuốc trầm cảm, hãy trao đổi với bác sĩ để
được hướng dẫn giảm dần liều. (Benhlytramcam.vn, Tổng quan về trầm cảm, Bác sĩ Lê Đ nh

Phương .
Bên cạnh việc sắp xếp thứ tự các quốc gia, báo cáo của OECD còn cho thấy phụ nữ dễ trầm cảm
hơn nam giới, người có trình độ học vấn thấp nhiều khả năng mắc bệnh hơn người có trình độ học
vấn cao.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy trầm cảm có xu hướng xuất hiện ở nữ giới gấp đôi so với nam
giới, mặc dù vẫn chưa rõ lý do của điều này. Tuổi dậy thì có liên qn mật thiết với vấn đề này, tỷ lệ
đỉnh cao trong độ tuổi từ 15 đến 18. Trầm cảm liên quan nhiều đến yếu tố tâm lý xã hội hơn là yếu
tố nội tiết tố.
Một người nhiều khả năng phải chịu đựng cơn trầm cảm lần đầu tiên trong độ tuổi 30 đến 40, và
lần thứ hai nhẹ hơn ở tuổi 50 đến 60. Nguy cơ trầm cảm tăng khi có các vấn đề về thần kinh
như đột quỵ, bệnh Parkinson hay bệnh đa xơ cứng và trong năm đầu sau khi sinh con. Nguy cơ
chính gây trầm cảm cũng có mối liên hệ với các yếu tố gây căng thẳng như khi một người phải đối
mặt với sự khắc nghiệt của môi trường xã hội xung quanh như trong đào tạo chiến binh hay bác sĩ.
Trầm cảm phổ biến hơn sau bệnh tim mạch. Có sự mâu thuẫn trong các nghiên cứu về tỷ lệ trầm
cảm ở người cao tuổi, nhưng hầu hết các dữ liệu cho thấy có sự giảm tỷ lệ ở nhóm tuổi này. Rối
loạn trầm cảm thường hay gặp ở thành thị hơn so với nông thơn và nói chung thì tỷ lệ cao hơn ở
các nhóm dân cư có điều kiện kinh tế xã hội kém (như người vô gia cư .
Dự báo trầm cảm có thể trở thành nguyên nhân hàng đầu cướp đi mạng sống đứng thứ hai
sau bệnh tim vào năm 2020. (Wikipedia; Dịch tễ học trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh lý, không phải là một sự yếu đuối về nhân cách hay thiếu ý chí và nó cần
được nhìn nhận cũng như điều trị giống các bệnh lý thông thường khác. Đây là một bệnh lý mạn

2397



tính, cần điều trị lâu dài, địi hỏi bệnh nhân phải kiên trì cũng như cần có sự thấu hiểu, hỗ trợ, động
viên từ người thân.

4 GIẢI PH P
Muốn phòng tránh bệnh trầm cảm, chúng ta cần có một thái độ sống tích cực và lạc quan, giao
tiếp xã hội nhiều hơn, cũng như thực hiện một chế độ ngủ nghỉ thích hợp, tránh thức khuya, hạn
chế d ng các thiết bị công nghệ, để tâm trạng luôn ở mức thoải mái nhất. Tăng cường hoạt động
thể chất, tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn cũng được cho là sẽ giảm bớt căng thẳng và cảm giác cô
đơn. Tự khuyến khích và tạo động lực cho bản thân m nh. Tránh suy nghĩ những việc buồn lo, đau
đớn và lối mòn tư duy tiêu cực, sa ngã và loại bỏ ngay ý định tự vẫn, quyên sinh.
Trầm cảm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì nguy cơ bệnh nhân tự sát là rất cao,
chiếm 50% tổng số bệnh nhân trầm cảm. Trong gia đ nh, người thân có ai có những biểu hiện trên
cần được đưa đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám để phát hiện và chữa trị kịp thời.
Nguyên tắc điều trị:
– Loại bỏ các rối loạn cảm xúc.
– Chống tái phát.
– Phục hồi chức năng.
– Không được tự ý dùng thuốc.
– Dùng thuốc đúng, đủ theo phác đồ, không tự ý bỏ thuốc.
– Thông báo với bác sĩ những tác dụng phụ của thuốc để đưa ra hướng giải quyết phù hợp
nhất.
Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm, thuốc ổn định khí sắc theo đúng cơ chế bệnh tùy từng trường
hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ kê đơn đem lại hiệu quả rất tốt với tỷ lệ khỏi
bệnh cao, ít tái phát:
– Điều trị bằng liệu pháp tâm lý: Chia sẻ, cảm thông, gần gũi người bệnh.
– Các biện pháp điều trị khác như vật lý trị liệu: Xoa bóp trị liệu, châm cứu.
(Vinmec.com; T nh trạng trầm cảm ở Việt nam hiện nay)

5 KẾT LUẬN

Rối loạn trầm cảm có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người. Tuy
nhiên, không phải ai cũng nhận thức được đúng đắn về vấn đề này. Sự hiểu biết không đầy đủ
hoặc nhận thức sai lầm về vấn đề này có thể dẫn đến t nh trạng xuất hiện những dấu hiệu trầm
cảm hoặc nguy cơ tăng nặng đối với những cá nhân đã có dấu hiệu hoặc nguy cơ từ trước. Việc
sinh viên có dấu hiệu trầm cảm nhưng khơng có hiểu biết về các biện pháp can thiệp mà e ngại, tự
m nh giải quyết hay lảng tránh đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

2398


Chính v lý do đó, đã thơi thúc tơi t m hiểu đề tài ‚Vấn nạn trầm cảm ở giới trẻ hiện nay‛. Tơi hy vọng
qua nghiên cứu này, có thể phát hiện được thực trạng nhận thức của sinh viên nói riêng và giới trẻ
nói chung về rối loạn trầm cảm.

TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1]

Who.int; Sức khoẻ tâm thần; Sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam.

[2]

Unicef.org; Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và
thành phố ở Việt Nam.

[3]

Benhlytramcam.vn; Bệnh lý trầm cảm; Tổng quan về trầm cảm.

[4]


Vinmec.com; T nh trạng trầm cảm ở Việt Nam hiện nay.

[5]

Iacapap.org; Rối loạn khí sắc; Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên.

[6]

Vnexpress.net; Quốc gia nhiều người trầm cảm nhất thế giới.

[7]

Wikipedia; Dịch tễ học trầm cảm.

2399



×