Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Hán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.71 KB, 6 trang )

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN
VIỆT NAM KHI HỌC TIẾNG HÁN
Trần Thị Hoài Ngọc, Lưu Nguyễn Thảo Nguyên,
Nguyễn Mỹ Trân, Hỏa Thị Quỳnh Hoa
Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phan Anh Tuấn

TĨM TẮT
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dưa trên cơ sở lý thuyết, kết quả những nghên cứu trước đó và tình
hình học tập tiếng Trung của sinh viên Việt Nam. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra
những thuận lợi có được như: văn hóa, lịch sử, cộng đồng và những khó khăn gặp phải như: khơng
thể tự mình học, Piyin, cách ghép câu và quan trọng nhất là chữ tượng hình của sinh viên trong quá
trình học tiếng Trung, nhằm chỉ rõ sai lầm mắc phải trong quá trình học cũng như cách khắc phục
và biện pháp học đúng cách cho các bạn sinh viên.
Từ khóa: Hán tự, khó khăn, khắc phục, tiếng Hán, thuận lợi .

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới trừ tiếng Anh chính là ngơn ngữ quốc tế với sự phổ biến trải rộng tồn cầu thì
bên cạnh đó tiếng Hán cũng đang dần phổ biến khá mạnh. Hơn ⅕ dân số thế giới hiện nay dùng

tiếng Hán là tiếng mẹ đẻ, tiếng Hán có thể nói là ngơn ngữ có tốc độ phát triển nhanh nhất. Hiện
nay trên thế giới có trên 30 triệu người học tiếng Hán. Và theo dự đốn, chỉ trong vịng 5 năm tới,
con số này sẽ lên tới 100 triệu. Hiện “cơn sốt” học tiếng Hán vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Theo
thống kê, có 330 Trường Đại học ở Trung Quốc đã đưa vào chương trình dạy tiếng Hán cho người
nước ngồi. Các khóa học tiếng Hán cũng được đưa vào giảng dạy tại 2.300 Trường Đại học của
hơn 100 quốc gia. Bên cạnh đó cơ hội việc làm cũng tăng lên, hiện nay, ngày càng có nhiều cơng ty
Trung Quốc, Đài Loan đầu tư hợp tác sang nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam chúng ta, tạo nên một
làn sóng ngơn ngữ mới, cơ hội có việc làm cao cho sinh viên ngoại ngữ và đặc biệt là được tiếp thu
thêm nhiều ngơn ngữ và văn hóa mới. Lượng đầu tư của Trung Quốc vào nước ta đòi hỏi một
nguồn nhân lực rất lớn. Khi tuyển người, từ nhân viên kế tốn đến nhân viên bán hàng thì ngồi u


cầu chung về nghiệp vụ, có chứng chỉ tiếng Anh thì vốn ngoại ngữ tiếng Trung Quốc luôn được ưu
tiên. Do đó, nhu cầu học tiếng Trung ngày một gia tăng, số lượng người nộp tuyển sinh vào ngành
học tiếng Trung của các trường cũng tăng nhanh. Do yếu tố địa lý, lịch sử, văn hố; tiếng Việt và
tiếng Trung có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng: trong
tiếng Việt có hơn 60% là từ Hán Việt. Những từ Hán Việt này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người
Việt học tiếng Trung, ví dụ như làm tăng khả năng ghi nhớ và nắm bắt ý nghĩa của từ. Tuy nhiên, do
sự vận động, thay đổi không ngừng của ngôn ngữ đã khiến cho một bộ phận từ có sự chuyển dịch,

2430


vì vậy gây khơng ít khó khăn cho người học. Theo top 10 ngơn ngữ khó học nhất thế giới của
UNESCO thì tiếng Hán được đánh giá là ngơn ngữ khó học nhất. Vì vậy, dù phổ biến và cần thiết
nhưng việc học tiếng Hán không hề dễ dàng và khơng ít người khơng thể học nổi ngơn ngữ này.
Nhưng bất kỳ một loại ngơn ngữ nào đều có những thuận lợi và khó khăn khác nhau, nhất là ở Việt
Nam. Vì vậy nhóm nghiên cứu chọn đề tài này để nêu rõ những thuận lợi và khó khăn của sinh viên
Việt Nam khi học tiếng Hán.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát những thuận lợi và khó khăn của hầu hết sinh viên Việt Nam trong quá trình học tiếng
Hán, đồng thời khảo sát độ nắm vững và hiểu biết của sinh viên về các quy luật của tiếng Hán, từ
đó tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn giúp sinh viên học tập có tiến độ nhanh và tốt hơn.
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những thuận lợi mà sinh viên Việt Nam có được khi học tiếng Hán.
Phân tích những khó khăn mà sinh viên gặp phải, sau đó đề ra hướng giải quyết và khắc phục.

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên Việt Nam nói chung.
2.2 Những thuận lợi của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Hán
Về mặt văn hoá:

Văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc đều thuộc về văn hoá phương Đơng. Do đó, xưng hơ,
chào hỏi, phong tục, tập quán đến cả phương thức tư duy đều có những điểm gần gũi. Phần lớn
các bạn đều đã từng biết về văn hóa Trung Quốc qua những bộ phim hoặc bài hát quen thuộc từ
nhỏ, hay những bộ phim ngôn tình thời hiện đại. Điều này giúp sinh viên Việt Nam học tiếng Hán sẽ
cảm thấy không quá bỡ ngỡ mà ngược lại sẽ thấy khá thân thuộc, dễ hiểu hơn.
Về lịch sử:
Tiếng Việt và tiếng Hán có sự tiếp xúc lâu đời. Việt Nam và Trung Quốc có sự giao lưu và tiếp biến
văn hoá từ rất sớm và kéo dài liên tục. Là nước từng bị phong kiến Trung Quốc đơ hộ 1000 năm,
qua q trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán đã khiến Việt Nam ta ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi
văn hóa, ẩm thực cũng như tiếng nói của Trung Quốc. Tiếng nói ở đây khơng phải là tồn bộ mà
bởi vì tiếng Việt của chúng ta có một số từ vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Nôm – một
hệ chữ viết dựa trên chữ Hán – để viết. Theo các nhà nghiên cứu thì khoảng hơn 60% số từ của
tiếng Việt là từ vay mượn của tiếng Hán. Vì vậy trong vốn từ vựng, thành ngữ, tục ngữ cũng có nhiều
hiện tượng tương đồng. Đó là một điểm thuận lợi cho sinh viên Việt Nam nắm bắt nghĩa và nghĩa
các thành ngữ một cách nhanh chóng.

2431


Cộng đồng mạng:
Nếu bạn có nhu cầu học tiếng Trung thì trên facebook có những group rất lớn, lên tới hàng trăm
ngàn thành viên. Ngoài ra các trung tâm dạy tiếng TRUNG cũng đơng đảo. Hay các khóa học tiếng
trung online cũng rất nhiều.
2.3 Những khó khăn của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Hán

2.3.1 Chữ tượng hình
Xác định được cách đọc
Mỗi khi học một ngơn ngữ mới thì bước cơ bản thường là học bản chữ cái, tiếng Anh có tổng cộng
26 chữ cái, tiếng Hàn có 40 chữ cái, tiếng Việt có 29 chữ cái, sau khi học xong bản chữ cái cơ bản
sẽ đọc được chính tả của bất kỳ một từ lạ nào dù chưa hiểu được nghĩa. Nhưng tiếng Hán thì khác,

bạn khơng thể nhìn vào một chữ lạ mà biết cách đọc được. Chữ Hán được tạo ra theo Lục Thư (chỉ 6
cách tạo ra chữ Hán) do người đời sau căn cứ vào sự hình thành của chữ Hán, chỉnh lý mà ra bao
gồm có: Tượng hình, Chỉ sự, Hình thanh, Hội ý, Giả tá, Chuyển chú. Trong đó Tượng hình, Chỉ sự, Hội
ý, Hình thanh chủ yếu là cách tạo thành chữ Hán. Giả tá, chuyển chú là cách dùng chữ chưa nói
đến những cách khác thì tượng hình đã rất phức tạp: số chữ trong một hệ thống chữ tượng hình của
một ngơn ngữ thường lớn hơn rất nhiều so với số chữ cái trong một hê thống chữ tượng âm tương
ứng; hơn nữa, những chữ tượng hình diễn tả những khái niệm cao cấp thường có cấu tạo phức tạp.
Đây là bất lợi lớn nhất của chữ tượng hình khiến cho người học tốn nhiều công sức để học và nhớ
hết các chữ, khiến cho quá trình tự động hóa như in ấn, truyền điện tín, lưu trữ điện tử trở nên vơ
cùng khó khăn (thực tế là ngày xưa, ngay cả việc khắc bản in, người ta cũng phải làm thủ cơng). Vì
vậy mỗi khi học xong một từ nào phải nhớ luôn từ ấy cả về Hán tự và Pinyin. Điều này gây cản trở
nhiều cho sinh viên khi bắt đầu học tiếng Hán vì tiếng Việt theo phiên âm Latinh, để tập làm quen
với một cách viết mới hồn tồn lạ là khá khó khăn.
Số lượng Hán tự
Tiếng Hán được ước tính có khoảng 50000 ký tự được sử dụng trong tiếng Hán. Tuỳ theo từng cấp
bậc số ký tự sẽ tăng dần lên. Nếu bạn muốn có một cuộc giao tiếp cơ bản với người bản địa bạn
phải nắm vững đến 2000 ký tự, muốn đọc hoàn toàn một cuốn sách bạn cần phải biết 8000 ký tự.
Điều này đòi hỏi sinh viên phải luyện tập nhiều để nâng cao được vốn Hán tự mình biết.
Tra từ điển
Bạn cũng sẽ gặp vấn đề khi tìm một từ trong từ điển nếu bạn không biết các ký tự trong như thế nào
(Vd: Một sinh viên mới bắt đầu học sẽ gặp khó khăn về khía cạnh ngữ âm của nhiều ký tự).
7 quy tắc bút thuận viết chữ Hán

Việc viết chữ Hán không theo quy tắc là một trong những lỗi sai điển hình của những người học.
Đặc biệt với những bạn tự học, khơng có người hướng dẫn thì lỗi này càng nặng hơn. Khơng viết
2432


đúng quy tắc, thứ tự các nét thì chẳng khác nào chúng ta đang vẽ chữ cả. Ngoài hệ lụy viết sai ra thì
nó cịn khiến người học trở nên khó nhớ mặt chữ Hán.


2.3.2 Khơng thể tự học một mình
Bạn có thể học các ngơn ngữ châu Âu bằng cách nghe video nhưng điều này là không thể khi học
tiếng Hán. Ta phải học tuân theo 1 chương trình giảng dạy có cấu trúc liên quan đến việc chuyển
đổi các ký tự tiếng Hán được gọi là “Bính âm” trước khi chuyển sang học các giai đoạn phức tạp
khác. Các ký tự được tạo từ một hay nhiều thành phần, vậy nên bạn nên biết các ký tự trước khi đọc
và viết.
Pinyin
Bảng Pinyin của tiếng Hán có những chữ khá giống với chữ Latinh nhưng cách đọc thì khác hồn
tồn. Ví dụ như "d" thì tiếng Hán đọc thành "t", "t" thì tiếng Hán lại đọc thành "th". Vấn đề này khiến
sinh viên rất dễ nhầm lẫn về cách đọc vì đã quen với cách đọc của tiếng Việt. Bên cạnh đó có nhiều
ý kiến cho rằng "Học tiếng Hán gây ảnh hưởng nhiều đến năng lực đọc và phát âm tiếng Anh" của
họ vì cách đọc khơng giống như này. Vì vậy khá nhiều người đã từ bỏ học tiếng Hán vì sợ ảnh
hưởng đến tiếng Anh.
Phát âm: Lẫn lộn thanh 1 và thanh 4
Mặc dù sinh viên Việt Nam có nhiều lợi thế hơn các nước có ngơn ngữ phiên âm Latinh khác khi học
tiếng Hán vì tiếng Việt cũng có thanh điệu nhưng việc phân biệt thanh 1 và thanh 4 có lẽ vẫn là ác
mộng của nhiều bạn bắt đầu học tiếng Trung. Trong khi thanh 2 và thanh 3 có sự phân biệt rõ ràng
thì thanh 1 và thanh 4 lại có nhiều nét tương đồng khiến người học vô cùng dễ nhầm lẫn. Đây có lẽ
là 1 dấu chấm hỏi khó nhất và gây nhiều khó khăn để giải quyết lỗi phát âm này .

Cách ghép câu
Định ngữ: Thứ tự sắp xếp cụm danh từ ngược nhau.
Cụm danh từ trong tiếng Việt thì trung tâm ngữ sẽ đứng trước, định ngữ đứng sau, ví dụ “Mẹ của tơi”
(mẹ là trung tâm ngữ, tơi là định ngữ) nhưng trong tiếng Trung lại hoàn toàn ngược lại, định ngữ
đứng trước, trung tâm ngữ đứng sau), ví dụ “我的妈吗” (我 là định ngữ, 妈妈 là trung tâm ngữ). Một
ví dụ khác, nếu trong tiếng Việt là “một cơ gái xinh đẹp” thì trong tiếng Trung lại là “一个漂亮的女孩 ”.
Ngoài ra trong kết cấu cụm danh từ, thứ tự sắp xếp của tiếng Việt là: Số + lượng từ + trung tâm ngữ
+ tính từ.
Ví dụ: Một (số) + con (lượng từ) + mèo (trung tâm ngữ) + con (tính từ)

Trong tiếng Trung thứ tự sắp xếp lại là: Số + lượng từ + tính từ + trung tâm ngữ.
Ví dụ: 一 (Số) + 只(lượng từ) +小(tính từ) + 猫( trung tâm ngữ)

2433


Trạng ngữ
Trạng ngữ chỉ thời gian: Vị trí của trạng ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt khá linh hoạt, có thể đặt
đầu câu hoặc cuối câu, ví dụ: “Ngày mai tôi đi học” hoặc “tôi ngày mai đi học”. Nhưng trong tiếng
Trung, trạng ngữ chỉ thời gian chỉ có thể đặt ở đầu câu hoặc sau chủ ngữ, ví dụ: “明天我上课” hoặc
“我明天上课” chứ khơng thể nói “我上课明天” được

Về trạng ngữ chỉ mốc thời gian: Người Việt chúng ta thường đọc từ ngày rồi đến tháng rồi mới tới
năm (từ nhỏ đến lớn) nhưng người Trung Quốc và một số nước khác lại ngược lại, họ đọc năm trước,
rồi đến tháng rồi mới tới ngày (từ lớn đến nhỏ). Ví dụ: ngày 12 tháng 2 năm 2018 (tiếng Việt), 2018 年
2 月 12 日 (tiếng Trung).

Trạng ngữ chỉ địa điểm nơi chốn: Trong tiếng Việt chúng ta khi cần biểu đạt nghĩa “làm gì ở đâu” ta
có thể có rất nhiều cách biểu đạt khác nhau, ví dụ “tơi ở nhà ngủ”, “tơi ngủ ở nhà”. Nhưng tiếng
Trung chỉ có một cách biểu đạt duy nhất đó là “ở đâu làm gì” 在 + (địa điểm) + động từ, ví dụ: “我在
家睡觉” chứ khơng được nói “在家我睡觉“ hoặc“我睡觉在家” là hồn toàn sai.
 Từ định ngữ và trạng ngữ trên sinh viên rất hay nhầm lẫn khi phiên dịch từ Việt sang Trung nếu
chưa quen.

2.3.3 Cơ hội thực hành tiếng Hán quá ít
Hiện nay các trường dạy tiếng Trung trên khắp cả nước vẫn chưa nhiều người nước ngoài dạy như
tiếng Anh và sự phổ biến của tiếng Hán đối với nước ta cịn chưa nhiều nên ngồi mơi trường học
tập các sinh viên có khá ít điều kiện để sử dụng tiếng Hán giao tiếp, từ đó khả năng nâng cao sự
phản xạ trong đối thoại tiếng Hán khá chậm.
2.4 Những giải pháp để khắc phục khó khăn hiệu quả khi học tiếng Trung

Mặc dù học tiếng Hán có rất nhiều mặt khó khăn nhưng hồn tồn có thể khắc phục được.
Nghe: Trước tiên hãy kiên trì luyện tập các bài nghe tiếng đơn giản: nghe, phân biệt cách phát âm
nguyên và phụ âm ---> nghe và viết lại cách phát âm từ vựng ---> nghe các câu đơn giản --->
nghe ác bài đàm thoại cơ bản ---. nghe nhạc, nghe bài học. Để nghe được tốt và làm quen nhanh
hãy bắt đầu với những mẫu câu đơn giản, ngắn được dùng trong cuộc sống hằng ngày để bạn có
thể tiếp thu và có thể thực hành ngay để hiểu và có thể nhớ ngữ cảnh câu khi được dùng. Không
phải nghe để học, để nhớ mà nghe để hiểu. Để việc học nghe khơng cịn nhàm chán hãy tập nghe
từ những bộ phim có bản dịch (cả chữ Hán lẫn dịch nghĩa).
Nói: Học qua phim, qua bài hát. Với cách này bạn có thể học nói và phát âm chuẩn cả về ngữ
pháp lẫn thanh điệu, đồng thơì bạn cịn có thể học theo, làm quen cách nói của nguời bản xứ
(ngồi giảm chi phí học tập đắt đỏ, bạn sẽ hứng thú hơn với cách học này).* Mỗi ngày bạn nên
dành ra cho mình 30-45 phút để tự luyện nói và rèn cách phát âm các thanh điệu.
Đọc: Chúng ta hãy coi việc học tiếng Trung như là một người bạn, hãy học và đọc nó mỗi ngày.
Học thêm từ vựng mới mỗi ngày là cách học chính xác nhất* khi bạn học bất kỳ ngoại ngữ nào.

2434


Nếu bạn có đủ vón từ và khả năng, hãy đọc sách, báo hoặc truyện để tự nâng cao khả năng của
bản thân. *Khơng chỉ học thuộc Bính âm mà phải thuộc cả ký tự Hán ngữ của từ.
Viết: Với người mới bắt đầu, trước tiên nên dành thời gian luyện viết chữ hán. Trang bị cho mình
những bộ thủ quan trọng (hay phổ biến) trong tiếng Hán và học thuộc các quy tắc vết nét chữ. Khi
đã học tiếng Hán một thời gian hãy viết bằng chữ Hán.
Cơ hội giao tiếp: Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều phố người Hoa được biết đến
khá nhiều như khu vực Quận 5 và Quận 6, ở Hà Nội thì nổi tiếng với phố Hàng Buồm - khu vực có
khá nhiều người Hoa sinh sống. Từ đó các bạn sinh viên có thể đến đó dạo chơi, ăn uống hoặc đi
làm thêm, vừa đem lại thu nhập vừa nâng cao được trình độ tiếng Hán và cịn sự hiểu biết về văn
hoá Trung Quốc.

3 KẾT LUẬN

Nghiên cứu này đã chỉ ra những thuận lợi khi học tiếng Trung để sinh viên chúng ta an tâm theo
học mà không phải lo lắng nhiều, đồng thời nêu ra khó khăn khi học và các giải pháp giúp ta giải
quyết khó khăn này. Qua đó mong các bạn sinh viên sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để học tập
tiếng Hán một cách dễ dàng hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Sotaytiengtrung.com – Những khó khăn trong việc học tiếng Trung đối với người Việt.

[2]

Kenhtiengtrung.com – Những khó khăn trong việc học tiếng Trung.

[3]

Thạc sĩ Nguyễn Hà – Giáo trình ngơn ngữ Trung Quốc viết 1.

[4]

Nguyễn Hoàng Thân, Nguyễn Ngọc Chinh, Đại học Đà Nẵng - Đặc điểm tương đồng và dị
biệt của ngơn ngữ và văn hóa Việt, Trung ảnh hưởng tới việc sử dụng tiếp thu tiếng Việt trong
quá trình học tập của sinh viên Trung Quốc.

[5]

Giáo trình Hán ngữ.

[6]


Lê Đình Tư - Ảnh hưởng của tiếng Hán đối với sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.

2435



×