Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo quy định của Công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.14 KB, 6 trang )

HỦY HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN
NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA QUỐC TẾ
Đồn Thị Minh Ngọc, Trần Thị Huyền Trang, Lê Huyền Trân*
Khoa Luật, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Thắng

TĨM TẮT
Biện pháp hủy hợp đồng được xem là chế tài nghiêm khắc nhất, thường được áp dụng khi một bên
có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng một cách nghiêm trọng. Có những trường hợp, việc vi phạm
hợp đồng chưa xảy ra nhưng có những chứng cứ hiển nhiên cho thấy việc một bên sẽ vi phạm hợp
đồng. Nhằm đảm bảo quyền lợi của một bên trong hợp đồng, Công ước Viên 1980 cho phép một
bên áp dụng chế tài hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trong phạm vi bài
viết này sẽ phân tích điều kiện cũng như các trường hợp áp dụng chế tài hủy hợp đồng trước thời
hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế.
Từ khóa: Cơng ước Viên 1980, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hủy hợp đồng trước thời hạn
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, giao kết hợp đồng, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

1 ĐIỀU KIỆN HỦY HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG
Điều kiện hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được quy định trong Công ước
Viên 1980 về cơ bản có 3 trường hợp cụ thể như sau:

Thứ nhất, khả năng một bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng. Vi phạm cơ bản hợp
đồng được nêu ra tại Điều 25 Công ước Viên 1980 (sau đây xin viết tắt là CISG) theo đó ‚một sự vi
phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt
hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi
bên vi phạm khơng tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ khơng tiên
liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự‛. Vi phạm hợp đồng có hai loại: vi phạm thường
và vi phạm cơ bản. Vi phạm cơ bản khác vi phạm thường ở chỗ vi phạm cơ bản là căn cứ để bên bị
vi phạm hủy hợp đồng với bên vi phạm. Trong trường hợp việc vi phạm không phải là cơ bản thì


bên bị vi phạm khơng được phép áp dụng chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng các chế tài khác
như: yêu cầu bên bán giảm giá, bồi thường thiệt hại hoặc gia hạn thực hiện hợp đồng…
Theo Điều 72 (1) quy định: ‚Nếu trước ngày quy định cho việc thực hiện hợp đồng mà thấy rõ ràng
rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng‛.
Điều 72 (1) CISG là một điều kiện đầu tiên, bên dự định tuyên bố hủy hợp đồng được đảm bảo "rõ
ràng" rằng bên kia sẽ vi phạm cơ bản hợp đồng. Ở đây CISG không quy định như thế nào là rõ
1506


ràng không liệt kê các trường hợp chắc chắn dẫn đến vi phạm cơ bản. Trong một phán quyết của
Đức, Langericht (toà án Quận) Berlin[7]. Đã đưa ra quan điểm tư pháp tốt nhất về các tiêu chuẩn về
sự ‚rõ ràng‛ được yêu cầu theo Điều 72 CISG. Tòa đã định nghĩa từ ‚rõ ràng‛ (offensichtlich) về các
xác suất mà vi phạm cơ bản sẽ xảy ra. Tòa tuyên bố rằng một mức độ xác suất rất cao là bắt buộc,
nhưng điều đó khơng có nghĩa là một xác suất gần như đạt đến sự chắc chắn.
Trong vụ kiện Vụ Computer equipment số 161/1994 tại Trọng tài Thương mại Quốc tế, Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Liên bang Nga[6]. Bên bán thực hiện nghĩa vụ sản xuất thiết bị điện tử
cho Bên mua. Theo yêu cầu của hợp đồng, Bên bán đã cung cấp cho Bên mua bản phát thảo sơ
bộ. Bên mua đệ trình ý kiến của các chuyên gia, theo ý kiến của các chuyên gia cho rằng thiết bị
được thực hiện theo bản phát thảo có một số sai sót nghiêm trọng và vi phạm các điều khoản của
hợp đồng, không thể kết nối được với hệ thống máy tính. Theo ý kiến của Trọng tài, Bên mua đã
đưa ra đầy đủ bằng chứng thực tế là các bản phác thảo sơ bộ có những sai sót đáng kể. Bên bán
có trách nhiệm chứng minh rằng anh ta có thể sửa chữa kịp thời các lỗi được phát hiện và sản xuất
và cung cấp thiết bị theo các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, Bên bán đã không đưa ra bằng
chứng như vậy. Trọng tài thương mại quốc tế tại Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Liên bang Nga
kết luận rằng Bên bán được coi là đã có sự vi phạm cơ bản dự đốn trước và Bên mua có quyền
hủy hợp đồng theo Điều 72 CISG.
Nhận thấy một sự sai sót nghiêm trọng trong bản phát thảo cũng cấu thành một vi phạm dự đoán
trước. Khi một bên kết luận rằng bên kia không thể sản xuất một sản phẩm đúng tiêu chuẩn mà họ
đưa ra nếu sản xuất theo bản phát thảo đó, bên bị cáo buộc không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào
cho việc khắc phục theo quy định tại Điều 72 (2) CISG, như vậy, đủ yếu tố ‚rõ ràng‛ bên bị cáo buộc

không thể thực hiện được hợp đồng, bên cáo buộc có quyền tuyên bố hủy hợp đồng theo Điều 72
CISG.
Ngoài ra, những trường hợp sau đây cũng được áp dụng Điều 72(1) liên quan đến người mua:
người mua khơng thanh tốn cho các lơ hàng trước đó, người mua khơng mở được thư tín dụng,
người mua khơng mở được thư tín dụng phù hợp, người mua đã không trả tiền cho một lô hàng và
không cung cấp một sự đảm bảo đầy đủ về việc thực hiện. Những trường hợp sau đây cũng được
áp dụng Điều 72 (1) liên quan đến người bán: người bán không giảm giá và cam kết giao hàng thời
trang đúng hạn, người bán cố tình chấm dứt việc giao hàng, người bán từ chối thực hiện yêu cầu
rằng toàn bộ một con tàu được thuê riêng để vận chuyển hàng hóa, người bán từ chối cam kết đến
ngày giao hàng và khuyên người mua mua hàng hóa thay thế, người bán tuyên bố rằng khơng thể
tìm thấy hàng hóa và khả năng tìm thấy hàng hóa thay thế là thấp, người bán đã cung cấp các bản
phác thảo thiếu sót cho việc sản xuất hàng hóa và khơng cung cấp sự đảm bảo đầy đủ về việc cải
thiện chúng kịp thời [4].
Trong vụ Shoes case Germany 14 January 1994 tại Tòa Phúc thẩm Düsseldorf [8]. Vào ngày 31
tháng 3 năm 1992, Người mua đã đặt hàng 140 đôi giày từ Nhà sản xuất giày (Người bán). Người
bán không giao giày nếu không nhận được một khoản đảm bảo để thanh toán tiền hàng. Do bên
mua vẫn cịn các hóa đơn khác chưa thanh tốn đúng thời hạn trước đó. Tuy nhiên, Người mua
cũng không trả tiền và cung cấp đảm bảo việc thanh tốn hóa đơn giày đã đặt. Do đó, Người bán
1507


đã thông báo cho Người mua rằng Người bán sẽ xem xét việc hủy hợp đồng nếu bên mua không
cung cấp bảo đảm đầy đủ thanh tốn. Người bán khơng nhận được bảo đảm bên bán đã tuyên bố
hủy hợp đồng. Tịa Phúc thẩm khẳng định: ‚Người bán có quyền tuyên bố hủy hợp đồng thứ hai
theo Điều 72 (1) và (2) CISG, kể cả trước khi giao hàng rõ ràng là người mua sẽ không trả tiền. Người
mua đã không thực hiện theo hợp đồng trước mặc dù người bán đã u cầu nó nhiều lần và thậm
chí đã bắt đầu một hành động pháp lý... ‛Như vậy việc khơng đảm bảo khả năng thanh tốn tiền
hàng cho những hợp đồng trước đó đủ yếu tố rõ ràng rằng bên mua có khả năng gây ra một vi
phạm cơ bản đến hợp đồng và bên bán tuyên bố hủy hợp đồng theo Điều 72 CISG để hạn chế tổn
thất khi bên mua khơng thanh tốn tiền cho đơn hàng tiếp theo.

Những trường hợp sau đây không thể áp dụng Điều 72 CISG: Người bán giữ lại hàng hóa do tranh
chấp giữa các bên, người bán bày tỏ sự quan tâm đến việc ngừng giao hàng nhưng cũng đồng ý
tiếp tục đàm phán, người mua không trả tiền được một lần [5].

Thứ hai, một bên tuyên bố không thực hiện hợp đồng. Tại Điều 72 (3) CISG quy định: ‚Các quy định
của khoản trên không áp dụng nếu bên kia đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của
mình‛.
Hợp đồng có thể được hủy bởi một bên nếu, như được dự tính rõ ràng như Điều 72 (3) CISG, bên kia
từ chối hợp đồng nói trên, thơng qua hành động của họ, hoặc bằng cách tuyên bố rằng họ sẽ
khơng thực hiện nghĩa vụ của mình. Ví dụ, người bán hoặc người mua được coi là đã từ chối hợp
đồng nếu người bán hoặc người mua tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình,
hoặc nếu người bán hoặc người mua từ chối sự tồn tại của hợp đồng mua bán. Ngoài ra, người
bán được coi là đã từ chối hợp đồng nếu người bán bán lại cho bên thứ ba hàng hóa mà người
bán đã ký hợp đồng để giao cho người mua, hoặc nếu người bán bán lại nhà máy nơi người bán
đã cam kết sản xuất hàng hóa cho người mua, hoặc các máy móc mà người bán đã đồng ý sản
xuất hàng hóa cho người mua. Vì vậy, các cáo buộc nếu được chứng minh, người bán nói rằng sẽ
‚khơng còn cảm thấy bắt buộc‛ phải thực hiện và sẽ ‚bán nguyên liệu ở nơi khác‛ cho phép người
mua hủy hợp đồng. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là nếu bên bị thiệt hại không phản hồi lại việc
từ chối bằng cách tuyên bố hủy hợp đồng, người bán có thể phải chấp nhận thực hiện nếu bên từ
chối hợp đồng thay đổi quyết định [1].
Sự tuyên bố của một bên khơng thực hiện nghĩa vụ của mình ngay lập tức tạo điều kiện cho bên
cịn lại có quyền hủy hợp đồng theo Điều 72 (1) (3) CISG. Vì căn cứ để hủy hợp đồng là rất ‚rõ ràng‛
dựa trên ý chí của bên tuyên bố, bên tuyên bố hủy hợp đồng đã có căn cứ chắc chắn là bên kia sẽ
vi phạm hợp đồng mà khơng có biện pháp nào khắc phục, bên có khả năng bị vi phạm hợp đồng
tuyên bố hủy hợp đồng để xử lý hợp đồng ngay và hạn chế tối đa tổn thất xảy ra.

Thứ ba, thông báo trước khi áp dụng biện pháp hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng. Nếu có đủ căn cứ rõ ràng bên kia sẽ vi phạm cơ bản hợp đồng, bên có khả năng bị vi
phạm hợp đồng phải gửi thơng báo cho bên kia thể hiện ý định hủy hợp đồng và cho phép bên có
khả năng vi phạm hợp đồng cung cấp những đảm bảo cho khả năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

khi đến thời hạn quy định trên hợp đồng.

1508


Căn cứ khoản Điều 72 (2) CISG: ‚Nếu có đủ thời giờ, bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng phải gửi
một thông báo cho bên kia một cách hợp lý để cho phép họ cung cấp những đảm bảo đầy đủ rằng
họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình‛. Việc hủy hợp đồng ln đi cùng với nghĩa vụ thông báo.
Căn cứ Điều 26 CISG quy định ‚Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được
thông báo cho bên kia biết.‛ Điều 72 (2) CISG quy định nếu bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng
nếu có đủ thời gian phải thông báo cho bên kia. Tuy nhiên, CISG không quy định như thế nào là ‚có
đủ thời giờ‛. Như vậy có thể hiểu là bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng ngay lập tức phải gửi
thông báo cho bên cịn lại. Vì vậy căn cứ Điều 26 và Điều 72 CISG trường hợp hủy hợp đồng bên
tuyên bố hủy hợp đồng phải gửi thông báo về việc hủy hợp đồng cho bên kia và không chậm trễ.
Hợp đồng có thể được tun bố hủy hợp đồng mà khơng cần thơng báo trước về ý định, nếu thơng
báo đó sẽ dẫn đến sự chậm trễ sẽ gây phương hại đến lợi ích của bên liên quan. Gửi thơng báo về
ý định không phải là điều kiện để tuyên bố hủy nếu khoảng thời gian giữa thời điểm thông báo sẽ
được đưa ra và hết thời gian thực hiện sẽ quá ngắn để người nhận thông báo cung cấp đảm bảo
thực hiện đầy đủ phù hợp với Điều 72 (2) CISG. Nói cách khác, thơng báo cho bên kia là không cần
thiết trong trường hợp ngày giao hàng gần đến mức không thể đảm bảo đầy đủ kịp thời. Thật vậy,
"đối tượng của yêu cầu thông báo là cho phép bên kia cung cấp sự đảm bảo thực hiện đầy đủ.‛
Thông báo phải "hợp lý" và chỉ hợp lý nếu người nhận có cơ hội đảm bảo thực hiện [1]. CISG buộc
bên có ý định hủy hợp đồng phải cho phép bên kia thể hiện khả năng thực hiện hợp đồng khi đến
hạn. Đây có thể được xem là bước xác minh khả năng thực hiện hợp đồng của bên có khả năng vi
phạm nhằm củng cố thêm về sự phán đốn của bên có ý định hủy hợp đồng. Trong trường hợp
bên có khả năng vi phạm khơng thể bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn
thực hiện nghĩa vụ thì bên cịn lại có thể thực hiện chế tài hủy hợp đồngmà khơng phải lo lắng về
phán đốn của mình [2].

2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH HỦY HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC

HIỆN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã đem lại cho
Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam những lợi ích đáng kể cả về kinh tế lẫn pháp lý. Trong 85 quốc
gia thành viên của Công ước Viên năm 1980, có sự góp mặt của các quốc gia thuộc các hệ thống
pháp luật khác nhau, các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển trên mọi châu
lục. Hầu hết các cường quốc về kinh tế trên thế giới (Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Australia, Nhật
Bản,…) đều đã tham gia CISG. Sự thành công của Công ước Viên 1980 được khẳng định trong thực
tiễn với hơn ¾ giao dịch thương mại được CISG điều chỉnh và là một phần không thể thếu trong nền
kinh tế nước ta (cả xuất khẩu và nhập khẩu) [3]. Thực tiễn áp dụng biện pháp hủy hợp đồng trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng phổ biến ở pháp luật các nước thành viên.
Chế tài hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định ở Điều 72 CISG nếu
trước ngày quy định cho việc thực hiện hợp đồng mà thấy hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi
phạm cơ bản đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng. Một bên trong hợp đồng có
1509


quyền tuyên bố hủy hợp đồng trước ngày thực hiện hợp đồng nếu có bằng chứng cho rằng bên
cịn lại khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Trong Luật Thương mại 2005 Khoản 2 Điều 313 quy định ‚Trường hợp một bên không thực hiện
nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ
bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền
tun bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là
bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý‛. Theo đó một bên có quyền hủy hợp đồng
nếu trước đó bên cịn lại khơng thực hiện nghĩa vụ cho một lần giao hàng hay cung ứng dịch vụ
làm cơ sở để hủy hợp đồng cho những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó. Khác với CISG Luật
Thương mại 2005 cho phép bên bị vi phạm hợp đồng hủy hợp đồng khi hợp đồng bắt đầu có hiệu
lực bên thực hiện nghĩa vụ vi phạm một phần hợp đồng là căn cứ để bên bị vi phạm hủy một phần
hợp đồng còn lại. CISG cho phép bên bị vi phạm tuyên bố hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện

nghĩa vụ khi thấy chắc chắn rằng bên còn lại sẽ vi phạm cơ bản hợp đồng, không để đến khi bên vi
phạm thực hiện nghĩa vụ thì có căn cứ xác định vi phạm mà CISG cho phép bên bị vi phạm được
quyền hủy hợp đồng nếu chắc chắn rằng bên còn lại sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng
khi hợp đồng chưa được thực hiện. Luật Thương mại 2005 chỉ thừa nhận việc hủy hợp đồng trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng giao hàng từng phần, cung ứng dịch vụ. CISG cho phép
hủy mọi hợp đồng trong phạm vi áp dụng của công ước (CISG không áp dụng cho hợp đồng cung
ứng dịch vụ Điều 3.2 CISG).
Trong Bộ luật Dân sự 2015 Điều 425 quy định ‚Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện
được một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền khơng thể
đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại‛. Theo quy định
tại Điều 425 BLDS thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền hủy hợp đồng khi bên vi phạm không thực
hiện một phần hay tồn bộ nghĩ vụ của mình, vì nhiều ngun nhân khác nhau như: khơng có khả
năng thực hiện nghĩa vụ, xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan… Tương tự như
luật thương mại bộ luật dân sự cho phép bên bị vi phạm có quyền hủy hợp đồng. Khi hợp đồng bắt
đầu thực hiện mà bên vi phạm khơng có khả năng thực hiện được hợp đồng thì bên có quyền u
cầu hủy hợp đồng. Việc không thực hiện được nghĩa vụ cả hai bên trong hợp đồng đều thấy rõ
ràng sự vi phạm. Bên có quyền nhận thấy bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện được nghĩa vụ dẫn
đến mục đích hợp đồng không đạt được nên việc hủy hợp đồng trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện
và yêu cầu bồi thường thiệt hại là việc cần thiết để tránh những tổn thất khơng đáng có.
Có thể nhận thấy Điều 72 CISG quy định một bên hủy hợp đồng khi bên còn lại chưa đến hạn thực
hiện hợp đồng. Luật Thương mại 2005 cho phép bên bị vi phạm hủy trong trường hợp giao kết hợp
đồng giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần mà bên vi phạm đã vi phạm trong việc thực hiện
nghĩa vụ trước đó. Ở đây điểm giống nhau là Luật Thương mại 2005 cho phép hủy hợp đồng trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cho những lần giao hàng tiếp theo mà bên bị vi phạm cho
rằng việc không thực hiện nghĩa vụ cho lần giao hàng trước đó dẫn đến những lần giao hàng tiếp
theo sẽ khơng có khả năng thực hiện. Vì vậy pháp luật Việt Nam cần học hỏi CISG quy định chi tiết
hơn trong trường hợp hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nhằm giúp cho
1510



bên bị vi phạm chủ động hơn, đặc biệt là khi bên kia cố ý hoặc tuyên bố rõ ràng ý định khơng thực
hiện hợp đồng.
Tóm lại, qua những vấn đề phân tích tác giả nhận ra rằng biện pháp hủy hợp đồng dựa trên một vi
phạm được dự đoán trước chứ không phải là một hành vi thực sự xảy ra cần phải được kiểm sốt
chặt chẽ. Mục đích chính của CISG là bảo vệ lợi ích của bên mà họ đã trở nên "rõ ràng" một cách
khách quan sau khi ký kết hợp đồng, rằng bên kia sẽ vi phạm cơ bản. Luật Thương mại 2005 đã có
đề cập đến vấn đề hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, Bộ luật Dân sự năm
2015 cũng có đề cập nhưng chưa được hồn chỉnh. CISG đã có điểm tiến bộ vượt trội hơn so với
pháp luật Việt Nam. Một bên không nên tiếp tục bị ràng buộc bởi hợp đồng khi bên kia không thể
thực hiện được nghĩa vụ cơ bản của mình, thậm chí là trước thời hạn các bên thực hiện hợp đồng.
Pháp luật hợp đồng của Việt Nam nên học hỏi CISG hoàn thiện quy định hủy hợp đồng trước thời
hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Hiện nay luật thương mại năm 2005 mới cho phép hủy hợp
đồng khi có hành vi vi phạm của một bên. Nói cách khác, cơ sở hủy hợp đồng của Luật Thương mại
năm 2005 là hành vi vi phạm và những tổn thất thực tế. Tuy nhiên, cơ sở hủy hợp đồng của Công
ước Viên năm 1980 lại là khả năng thực tế mà một bên gây ra hành vi vi phạm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Mercédeh Azeredo da Silveira, Anticipatory Breach under the United Nations Convention on
Contracts for the International Sale of Goods, xem tại
Truy cập ngày 25/5/2020.

[2]

Tài liệu học tập Luật Thương mại quốc tế, 2019, Trường Đại học Cơng nghệ TP.HCM, Nguyễn
Chí Thắng.

[3]


Ủy ban tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - VCCI, Báo cáo đề xuất Việt Nam gia nhập
Công ước Viên 1980. Nguồn: truy cập ngày 26/4/2020.

[4]

UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of
Goods, 2012, Digest of Article 72 case law‛, mục 6 và 7. Nguồn
truy cập ngày 20/4/2020.

[5]

Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods, 2012,
Digest of Article 72 case law‛, mục 8. Nguồn />
[6]

Vụ Computer equipment số 161/1994 tại Trọng tài thương mại quốc tế, Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Liên Bang Nga Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại
/>
[7]

Vụ Shoes 1992 tại Tòa án Quận Berlin, Đức, Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại
/>
[8]

Vụ Shoes case Germany 14 January 1994 tại Tòa phúc thẩm Düsseldorf, Xem tình tiết và
phán quyết tại />1511




×