Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de thi hoc ky II mon van 12 GDTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.52 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 12 BT THPT NĂM HỌC 2012 - 2013. ĐỀ CHÍNH THỨC. MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Ơ-nit Hê-minh-uê. Câu 2 (3,0 điểm): Viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sau: “Công việc tránh cho ta ba cái hại lớn: buồn chán, hư đốn, túng thiếu”. (Voltaire) Câu 3 (5,0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. _____________Hết___________. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. HDC KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 12 BT THPT.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> LẠNG SƠN. NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN. (Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 02 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm đợc nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá đợc một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt những yêu cầu của hướng dẫn chấm, nªn sö dông nhiÒu møc ®iÓm mét c¸ch hîp lý; khuyÕn khÝch nh÷ng bµi viÕt cã c¶m xóc vµ s¸ng t¹o. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhng đáp ứng đợc các yêu cầu cơ bản của đề. Điểm toàn bài khụng làm trũn, để lẻ đến 0.5 điểm. B. yªu cÇu cô thÓ Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Ơnitx Hêminhue. (2.0 điểm) - Ơ-nit Hê-minh-uê (1899-1961) là một nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết 0.5 truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Ông đạt giải Nô-ben về văn học năm 1954. - Tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và trở về với những chấn thương tinh thần, thể xác. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông tình nguyện 0.5 làm phóng viên mặt trận, hăng hái nhiệt tình tham gia chống chủ nghĩa phát xít. - Là người đề xướng nguyên lý “tảng băng trôi” và khát vọng “Viết một 0.5 áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. - Các sáng tác tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), 0.5 Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952). 2 Suy nghĩ về quan niệm: “Công việc tránh cho ta ba cái hại lớn: buồn (3.0 điểm) chán, hư đốn, túng thiếu”. (Voltaire) 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0.25 2. Giải thích ý nghĩa câu nói. - “Công việc” là tất cả những việc làm, những hoạt động của con người 0.25 được thực hiện bằng chân tay hoặc bằng đầu óc. - Câu nói đề cập tới vai trò và ý nghĩa của công việc trong cuộc sống con người: có công ăn việc làm con người sẽ tránh được ba cái hại lớn: buồn 0.5 chán, hư đốn và sự túng thiếu. 3. Bàn luận về quan niệm. - Trong cuộc sống, ai cũng phải làm việc, mỗi người ít nhất có một công việc hay còn gọi là nghề nghiệp chủ yếu. Công việc sẽ đem lại cho chính cá 0.25 nhân và xã hội những ý nghĩa to lớn. - Công việc khiến con người phải vận động chân tay và hoạt động trí não 0.25 nhờ đó trở nên khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần. - Công việc lại giúp chúng ta tránh được ba cái hại lớn: buồn chán, hư 0.5 đốn, túng thiếu. Bởi vì, công việc phủ kín thời gian, cuốn người ta vào sự đam mê, yêu thích không còn thời gian trống để buồn chán. Có công việc và nỗ lực làm việc, con người sẽ có được cuộc sống đủ đầy, tốt đẹp, có tương lai tươi sáng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Có việc làm, người ta cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa. Làm việc, con người sẽ có thể đóng góp sức mình cho cuộc đời, cho xã hội, từ đó, con người sẽ được xã hội trân trọng. Nhờ có việc làm, con người sẽ nhận ra giá trị của mình trong cuộc sống, tìm thấy niềm vui trong công việc và biết sống có ích. - Nếu không có việc làm hoặc lười biếng, không chịu làm việc, con người dễ sinh ra buồn chán, bi đát, thất vọng, dễ buông thả, sa ngã, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, sống không ý nghĩa và trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Không có việc làm, lười lao động, con người sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn túng thiếu. 4. Bài học nhận thức và hành động. - Dù ở hoàn cảnh nào, điều kiện sống ra sao, mỗi người đều phải làm việc. Đối với học sinh, chỉ có say mê học tập mới không sinh ra buồn chán, hư đốn. Chỉ có học tập mới có được tương lai tươi sáng và cuộc sống ấm no. - Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa, giá trị câu nói: câu nói chứa đựng một quan niệm sống đúng đắn và sâu sắc, nó có ý nghĩa với bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào, đúng với mọi thế hệ, mọi thời đại. Câu 3 Diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân) (5.0 điểm) - Về hình thức và kĩ năng: thí sinh cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản. Bài làm phải nắm vững kiến thức về tác phẩm, về nhân vật trong tác phẩm. Kết cấu bài viết khoa học, mạch lạc. Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, bài viết giàu chất văn. - Về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau: 1. Nêu vấn đề nghị luận (về tác giả, tác phẩm và nhân vật Bà cụ Tứ). 2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật: - Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng: giữa những ngày đói, bà cụ Tứ cũng giống mọi người, lần hồi kiếm miếng ăn và lo lắng vì sự ám ảnh của cái đói thì anh Tràng- con trai bà bỗng nhiên nhặt được vợ. - Diễn biến tâm trạng: + Khi trở về nhà, nhìn thấy người đàn bà lạ xuất hiện trong ngôi nhà của mình, nét tâm lí đầu tiên của bà cụ Tứ là thái độ hết sức ngạc nhiên, bà không tin ở mắt mình. + Sau khi nghe Tràng xác nhận đó là người vợ nhặt của Tràng, người mẹ nghèo hiểu ra bao cơ sự vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình; bao nỗi niềm tâm tư ngổn ngang trào dâng giằng xé trong bà. Lòng bà trào dâng nỗi tủi phận và cả sự lo lắng; bà lo cho con bằng nỗi lo của người mẹ nghèo từng trải đã biết thế nào là đói khát. Bởi vậy nỗi lo càng trở nên đớn đau đến quặn thắt. - Khi nhìn người con dâu, lòng người mẹ nghèo không khỏi xót thương cho cảnh ngộ của chị. Bà hiểu và không chút coi thường, khinh rẻ mà dành cho người vợ nhặt của Tràng sự đồng cảm, xót thương, bà cư xử dịu dàng, ân cần và trìu mến đối với chị.. 0.25. 0.25. 0.25. 0.25. 0.5. 0.5. 0.5. 0.5. 0.5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Mở lòng đón nhận người con dâu, tâm trạng của bà chuyển sang niềm vui và hi vọng. Bà an ủi, động viên con cũng chính là động viên mình bằng một niềm tin rất chân thật. - Hạnh phúc của đứa con khiến người mẹ có nhiều đổi thay khác lạ, trở nên tươi tắn, nhanh nhẹn hơn. Bà cố gắng bằng tấm lòng người mẹ để bù đắp để làm mất đi cái phần tủi sầu, để hạnh phúc của con thêm phần trọn vẹn. - Trong bữa cơm bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau, nhưng niềm vui của bà không trọn vẹn bởi không khí căng thẳng vì cái đói và sự bức bối, ngột ngạt bởi tiếng trống thúc thuế dồn dập. 4. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: - Diễn tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với nhân vật… - Với khả năng đi sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật, diễn tả thật xúc động tâm trạng nhân vật, nhà văn giúp người đọc hình dung rõ hơn nghịch cảnh éo le của người lao động trong nạn đói. 5. Đánh giá chung: - Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí bà cụ Tứ, tác phẩm đã dựng lên hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đó là người mẹ đôn hậu, bao dung, hết lòng yêu thương con, hi sinh tất cả vì con. - Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ được thể hiện chân thực, xúc động, góp phần tạo nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm.. _____________Hết_____________. 0.5. 0.5. 0.5. 0.5. 0.5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×