Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Ứng dụng Hệ thống hỗ trợ quyết định dựa trên cơ sở GIS trong nghiên cứu nguy cơ cháy rừng ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 124 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong đề tài nghiên cứu “Ứng dụng Hệ
thống hỗ trợ quyết định dựa trên cơ sở GIS trong nghiên cứu nguy cơ cháy rừng ở
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được ai công bố. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ và trích dẫn rõ ràng.
Huế, ngày 1 tháng 4 năm 2016
Tác giả

Đinh Văn Quang

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành theo chương trình đào tạo cao học khóa 20 tại
trường Đại học Nơng Lâm Huế.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Huế,
Khoa đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo. Đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn
Lợi, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm cho tôi trong thời gian học tập cũng như cả q trình làm luận văn.
Nhân dịp này tơi cũng xin cảm ơn Hạt Kiểm lâm huyện A lưới, Phòng Tài
nguyên và Mơi trường huyện A lưới, Trạm Khí tượng thủy văn huyện A lưới, Ban
quản lý rừng phòng hộ huyện A Lưới cùng toàn thể đồng nghiệp đã giúp đỡ để tơi
hồn thành luận văn.
Mặc dù tơi đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thành luận văn, nhưng do hạn chế về trình
độ và thời gian nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 1 tháng 4 năm 2016
Tác giả

Đinh Văn Quang

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TĨM TẮT
A Lưới là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế với
tổng dân số 42.072 người gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn 21
xã, thị trấn. Diện tích tự nhiên của huyện 122.463,6 ha, trong đó diện tích đất lâm
nghiệp 91.979,93 ha, chiếm 75,11% diện tích tự nhiên, độ che phủ của rừng hiện tại
đạt 81,3%. Khu vực này nằm trong đới gió mùa, chịu ảnh hưởng chuyển tiếp từ khí
hậu miền Bắc và miền Nam nước ta, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 3 đến
tháng 7 và mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11. Hiện nay trên địa bàn huyện đang trong
thời kỳ cao điểm về khô hạn và cháy rừng, hầu hết những diện tích rừng của địa phương
có nguy cơ cháy rất cao. Nhiều vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn gây nhiều thiệt hại về
kinh tế, làm ô nhiễm môi trường sinh thái... Hệ thống PCCCR chưa đáp ứng đầy đủ và
hiệu quả cịn thấp chính vì thế cần dự báo trước nguy cơ xảy ra cháy rừng và phát hiện
sớm các điểm cháy rừng ln có tầm quan trọng đặc biệt từ đó chủ động lên phương án
và biện pháp khắc phục trong cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng.
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng hệ thống hỗ trợ quyết
định (HTHTQĐ) cảnh báo sớm giúp cho việc xây dựng kế hoạch ứng phó với nguy cơ
cháy rừng có hiệu quả và rất cần thiết trong cơng tác phịng chống cháy rừng về cơ sở
khoa học cũng như thực tiễn.
Đánh giá biến động lớp thảm thực vật qua hai giai đoạn 2005 – 2010 và 2010 –

2015. Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy theo năm nhân tố gồm: Thảm thực
vật rừng, khí hậu, thủy văn, địa hình và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể:
+ Vùng có nguy cơ cháy rất cao với diện tích lớn chiếm 36,63% tập trung chủ
yếu vào đối tượng rừng trồng keo, thông tập trung bao quanh khu vực dân cư và giao
thông của vùng.
+ Vùng có nguy cơ cháy cao chiếm 19,89% diện tích của vùng, tập trung vào
các đối tượng rừng nghèo, phục hồi đất trống giáp ranh với rừng trồng sản xuất và
nương rẫy của người dân.
+ Vùng có nguy cơ cháy trung bình và thấp lần lượt chiếm 19,24% và 10,96%
diện tích của vùng, tập trung các đối tượng rừng trung bình. Vùng có nguy cơ cháy rất
thấp chiếm 13,28% diện tích của vùng, tập trung ở đối tượng rừng giàu.
Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống cháy rừng
chủ yếu là cơng tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tổ chức đào tạo và huấn luyện
PCCCR, củng cố và xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................................... x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 4
1.1.1. Một số khái niêm về cháy rừng ............................................................................. 4
1.1.2. Điều kiện và nguyên nhân cháy rừng ................................................................... 5
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng .................................................................. 5
1.1.4. Dự báo cảnh báo nguy cơ cháy rừng ................................................................... 10
1.2. TỔNG QUAN VỀ GIS ........................................................................................... 23
1.2.1. Hệ thống thông tin địa lý GIS.............................................................................. 23
1.2.2. Hệ thống hỗ trợ quyết định dựa trên cơ sở GIS .................................................. 30
1.2.3. Tích hợp AHP trong GIS .................................................................................... 31
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 32
1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới về GIS trong phòng chống cháy rừng .............. 32

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v

1.3.2. Những nghiên cứu trong nước về GIS trong phòng chống cháy rừng ................ 33
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................... 35
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 35

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 35
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 35
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .................... 35
2.2.2. Đánh giá tình hình cháy rừng và cơng tác phịng chống chữa cháy rừng huyện A
Lưới ............................................................................................................................... 35
2.2.3. Phát triển và nghiên cứu các ứng dụng HTHTQĐ GIS trong nghiên cứu lửa rừng
ở huyện A Lưới.............................................................................................................. 35
2.2.4. Nghiên cứu các chức năng của HTHTQĐ GIS trong quản lý lửa rừng ở huyện A
Lưới ............................................................................................................................... 36
2.2.5. Đề xuất một số biện pháp PCCCR phù hợp trên địa bàn nghiên cứu ................. 36
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 36
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 36
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 36
2.3.3. Phương pháp xây dựng Hệ thống hỗ trợ quyết định ........................................... 36
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC ỨNG DỤNG CHÍNH CỦA HTHTQĐ GIS ... 43
2.4.1. Phương pháp đánh giá biến động diện tích của lớp thảm thực vật giai đoạn 2005
- 2010 và gia đoạn 2010 - 2015 ..................................................................................... 43
2.4.2. Phương pháp xây dựng bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng .............................. 44
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 50
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN A LƯỚI........................................................................................................... 50
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 50
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội...................................................................................... 52
3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHÁY RỪNG VÀ CƠNG TÁC PHỊNG CHÁY
CHỮA CHÁY RỪNG HUYỆN A LƯỚI ..................................................................... 55
3.2.1. Tình hình cháy rừng ............................................................................................ 55

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



vi

3.2.2. Ngun nhân cháy rừng ....................................................................................... 57
3.2.3. Cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng ở huyện A Lưới ....................................... 57
3.2.4. Công tác chữa cháy rừng ..................................................................................... 60
3.3. PHÁT TRIỂN VÀ NGHIÊN CỨU CÁC ỨNG DỤNG HTHTQĐ GIS TRONG
NGHIÊN CỨU LỬA RỪNG Ở HUYỆN A LƯỚI ...................................................... 62
3.3.1. Thiết lập bản đồ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ......... 62
3.3.2. Đánh giá biến động của các lớp thảm thực vật rừng giai đoạn 2005 – 2010 và
2010 – 2015 của huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. ................................................. 82
3.3.3. Xây dựng bản đồ vùng trọng điểm cháy rừng ..................................................... 85
3.4. NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG HTHTQĐ GIS TRONG QUẢN LÝ LỬA RỪNG
Ở HUYỆN A LƯỚI ....................................................................................................... 90
3.4.1. Hiển thị dữ liệu và tạo bản đồ chuyên đề ............................................................ 90
3.4.2. Liên kết dữ liệu GIS với dữ liệu GPS ................................................................. 90
3.4.3. Thực hiện tóm tắt thống kê .................................................................................. 91
3.4.4. Truy vấn và tìm kiếm dữ liệu .............................................................................. 92
3.4.5. Cập nhật và thay đổi dữ liệu ................................................................................ 93
3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PCCCR TẠI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 93
3.5.1. Tổ chức thực hiện PCCCR .................................................................................. 94
3.5.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức BVR-PCCCR ................................................ 94
3.5.3. Xây dựng các cơng trình, mua sắm thiết bị PCCCR ........................................... 95
3.5.4. Kiểm tra thực hiện các phương án PCCCR tại cơ sở .......................................... 96
3.5.5. Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia công tác PCCCR ......................... 96
3.5.6. Giải pháp chữa cháy rừng .................................................................................... 98
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 99
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 99
4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 101

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 104

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

AHP

:

Analytic hierarchy process

BCĐ

:

Ban chỉ đạo

BVR

Bảo vệ rừng

FAO

:

Food and Agriculture Organization


GIS

:

Geographic Information Systems

HTHTQĐ

:

Hệ thống hỗ trợ quyết định

HSTR

:

Hệ sinh thái rừng
Hội đồng nhân dân

HDND
NDVI

:

Normalized Difference Vegetation Index

NN-PTNT

:


Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

PCCCR

:

Phịng cháy, chữa cháy rừng

PCCR

:

Phòng chống cháy rừng

QLBVR

:

Quản lý bảo vệ rừng

THKHBV&PTR :

Thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

UBND

:

Ủy ban nhân dân


VLC

:

Vật liệu cháy

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng1.1. Phân cấp dự báo nguy cơ cháy rừng và các biện pháp thực hiện PCCCR .... 10
Bảng 1.2. Mối quan hệ giữa các nhân tố khí tượng với mức độ bén lửa. ..................... 16
Bảng 1.3. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu bén lửa I (Yangmei). .................. 17
Bảng 1.4. Đánh giá khả năng cháy rừng theo chỉ số Angstrom. ................................... 18
Bảng 1.5. Cách tính chỉ tiêu tổng hợp của Nexterov..................................................... 19
Bảng 1.6. Bảng tra điểm sương ..................................................................................... 19
Bảng 1.7. Cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ số P ............................................................ 19
Bảng 1.8. Chỉ số nguy cơ cháy rừng P hiệu chỉnh ........................................................ 20
Bảng 1.9. Cấp nguy hiểm cháy rừng có thêm yếu tố gió của A.N Cooper (1991) ....... 21
Bảng 1.10. Cấp dự báo cháy rừng theo độ ẩm vật liệu cháy ......................................... 22
Bảng 1.11. Phân cấp nguy cơ cháy theo hệ số khả năng bắt cháy ................................ 22
Bảng 2.1. Ma trận so sánh cặp đôi tầm quan trọng giữa các nhân tố ............................ 44
Bảng 2.2: Thang so sánh cặp nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ................... 44
Bảng 2.3.Ma trận trọng số các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng .................. 45
Bảng 2.4. Nhân tố chính và nhân tố phụ xác định......................................................... 46
Bảng 2.5. Điểm phân cấp nguy cơ cháy rừng theo các lớp nhân tố đầu vào được lựa chọn46

Bảng 3.1. Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện A Lưới ......................... 53
Bảng 3.2. Tổng hợp số vụ cháy qua các năm ................................................................ 56
Bảng 3.3. Phân loại thảm thực vật ở huyện A Lưới ...................................................... 63
Bảng 3.4. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo hiện trạng rừng........................................ 63
Bảng 3.5. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ số thực vật đối với rừng trồng. ......... 65
Bảng 3.6. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ số thực vật đối với rừng tự nhiên ...... 66
Bảng 3.7. Số vụ cháy từ đường giao thông tới điểm cháy. ........................................... 68
Bảng 3.8. Phân cấp nguy cơ cháy theo đường giao thông ............................................ 69
Bảng 3.9. Phân cấp nguy cơ cháy theo dân cư .............................................................. 71
Bảng 3.10. Phân cấp nguy cơ cháy theo dân cư ............................................................ 72
Bảng 3.11. Phân cấp mức độ ảnh hưởng của sông suối ................................................ 74

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix

Bảng 3.12. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo độ cao. ................................................... 75
Bảng 3.13. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo độ dốc. .................................................. 77
Bảng 3.14. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo nhiệt độ ................................................. 79
Bảng 3.15. Các ngưỡng giá trị của K của công thức chỉ số khô hạn cán cân nước ...... 81
Bảng 3.16. Chỉ số khô hạn K qua các tháng .................................................................. 81
Bảng 3.17. Biến động hiện trạng qua từng giai đoạn. ................................................... 84
Bảng 3.18. Ý kiến chuyên gia ....................................................................................... 85
Bảng 3.19. Ma trận so sánh giữa các nhân tố ................................................................ 86
Bảng 3.20. Trọng số của các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ..................... 86
Bảng 3.21. Các thông số của AHP ................................................................................ 87
Bảng 3.22. Tổng hợp phân vùng nguy cơ cháy rừng .................................................... 88

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



x

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Các thành phần của GIS ................................................................................ 24
Hình 1.2. Quan hệ giữa các nhóm chức năng của GIS .................................................. 26
Hình 1.3 Hệ thống hỗ trợ quyết định quản lý và giám sát cháy rừng ........................... 31
Hình 2.1. Trình tự các bước phát triển HTHTQĐ quản lý lửa rừng ............................ 37
Hình 2.2. Sơ đồ tổng quan làm bản đồ bằng GIS .......................................................... 38
Hình 2.3. Quy trình giải đốn ảnh viễn thám bằng phần mềm ENVI ........................... 39
Hình 2.4. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ chỉ số thực vật. ......................................... 40
Hình 2.5. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ khí hậu. ..................................................... 41
Hình 2.6. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ thủy văn. ................................................... 42
Hình 2.7. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ tiếp cận khu rừng. .................................... 43
Hình 2.8. Sơ đồ các bước xây dựng thống kê biến đổi hiện trạng rừng. ....................... 44
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu .................................................................... 50
Hình 3.2. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng theo hiện trạng rừng ............................ 64
Hình 3.3. Bản đồ phân cấp chỉ số thực vật NDVI đối với rừng trồng .......................... 65
Hình 3.4. Bản đồ phân cấp chỉ số thực vật NDVI đối với rừng tự nhiên ...................... 67
Hình 3.5.Tổng hợp số vụ cháy theo khoảng cách đường giao thơng ............................ 68
Hình 3.6. Bản đồ vị trí điểm cháy và đường giao thơng ............................................... 69
Hình 3.7. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy theo đường giao thơng ................................. 70
Hình 3.8.Tổng hợp số vụ cháy theo khoảng cách khu dân cư ....................................... 71
Hình 3.9. Bản đồ vị trí dân cư và điểm cháy ................................................................. 72
Hình 3.10. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy theo khu dân cư ......................................... 73
Hình 3.11. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy theo hệ thủy văn. ....................................... 74
Hình 3.12. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy theo độ cao ................................................ 76
Hình 3.13. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy theo độ dốc ................................................ 77

Hình 3.14. Bản đồ nhiệt huyện A Lưới ......................................................................... 78
Hình 3.15. Bản đồ phân cấp mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ (tháng 6) ....................... 80
Hình 3.16. Chỉ số khô hạn tháng trạm quan trắc ........................................................... 81

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


xi

Hình 3.17. Bản đồ chỉ số khơ hạn tháng 6..................................................................... 82
Hình 3.18. Bản đồ hiện trạng rừng năm 2005 ............................................................... 83
Hình 3.19. Bản đồ hiện trạng rừng năm 2010 ............................................................... 83
Hình 3.20. Bản đồ hiện trạng rừng năm 2015 ............................................................... 84
Hình 3.21. Bản đồ vùng trọng điểm cháy rừng huyện A Lưới...................................... 88
Hình 3.22. Bản đồ kiểm chứng vùng trọng điểm cháy tại khu vực nghiên cứu ............ 89
Hình 3.23: Dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính trên Mapinfo .............................. 90
Hình 3.24. Kiểm tra ngoại nghiệp thơng qua hệ thống định vị (GPS) .......................... 91
Hình 3.25. thống kê diện tích hiện trạng rừng huyện A Lưới ....................................... 92
Hình 3.26: Truy vấn và tìm kiếm dữ liệu trong Mapinfo .............................................. 93

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá và có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ đất, giữ nước, chống xói mịn, rửa trơi đất, giảm lũ lụt,
hạn hán... Rừng cũng là nguồn lực để phát triển kinh tế nông thơn miền núi và đảm
bảo an ninh quốc phịng. Trong những thập niên gần đây, do sức ép của phát triển kinh

tế, nhu cầu về tài nguyên tăng cao, gia tăng dân số, đói nghèo, tập quán canh tác, ý
thức bảo vệ rừng…dẫn đến tình trạng suy thối tài ngun rừng nghiêm trọng. Một
trong những nguyên nhân làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng là cháy rừng.
Cháy rừng là một thảm họa thiên tai gây tổn thất to lớn, nhanh chóng về kinh tế
về mơi trường sinh thái. Nó tiêu diệt gần như toàn bộ các giống loài trong vùng bị
cháy, thải vào khí quyển khối lượng lớn khói bụi cùng với những khí gây hiệu ứng nhà
kính như CO2, CO, NO… Cháy rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm
gia tăng q trình biến đổi khí hậu trái đất và các hiện tượng thiên tai hiện nay. Mặc dù
cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng ngày càng hiện đại, nhưng cháy rừng vẫn không
ngừng xảy ra, thậm chí ngay cả ở những nước phát triển nhất. Đấu tranh với cháy rừng
đang được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách của thế giới để bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.
Nhận thức được thiệt hại to lớn của cháy rừng trong những năm qua Nhà nước
ta đã ban hành hàng loạt chính sách và đầu tư các nguồn lực cho phòng cháy, chữa
cháy rừng. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn cháy rừng vẫn thường
xuyên xảy ra. Một trong những nguyên nhân quan trọng là thiếu những nghiên cứu cơ
bản về phòng cháy, chữa cháy rừng, trong đó có nghiên cứu về ứng dụng cơng nghệ
viễn thám trong việc cảnh báo nguy cơ cháy rừng. Đến nay, mặc dù có một vài hiệu
chỉnh nhất định, song việc dự báo nguy cơ cháy rừng về cơ bản vẫn được thực hiện
bằng một công thức chung cho cả vùng rộng lớn, chưa tính đến những đặc điểm cụ thể
của mỗi địa phương, kết quả dự báo thường thiếu chính xác, khơng phù hợp với nguy
cơ cháy rừng thực tế. Điều đó làm giảm hiệu quả của các hoạt động tổ chức phòng
cháy chữa cháy rừng. Trong một số trường hợp gây lãng phí các nguồn lực cho phịng
cháy, chữa cháy rừng.
A Lưới là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế với
tổng dân số 42.072 người gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn 21
xã, thị trấn. Diện tích tự nhiên của huyện 122.463,6 ha, trong đó diện tích đất lâm
nghiệp 91.979,93 ha, chiếm 75,11% diện tích tự nhiên, độ che phủ của rừng hiện tại
đạt 81,3%. Khu vực này nằm trong đới gió mùa, chịu ảnh hưởng chuyển tiếp từ khí
hậu miền Bắc và miền Nam nước ta, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 3 đến


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2

tháng 7 và mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11. Hiện nay trên địa bàn huyện đang trong
thời kỳ cao điểm về khô hạn và cháy rừng, hầu hết những diện tích rừng của địa phương
có nguy cơ cháy rất cao. Nhiều vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn gây nhiều thiệt hại về
kinh tế, làm ô nhiễm môi trường sinh thái... Hệ thống PCCCR chưa đáp ứng đầy đủ và
hiệu quả cịn thấp chính vì thế cần dự báo trước nguy cơ xảy ra cháy rừng và phát hiện
sớm các điểm cháy rừng ln có tầm quan trọng đặc biệt từ đó chủ động lên phương án
và biện pháp khắc phục trong cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng.
Ở Việt Nam việc nghiên cứu và ứng dụng hệ thông tin địa lý cũng mới chỉ bắt
đầu và chỉ được triển khai ở những cơ quan lớn như Tổng cục địa chính, trường Đại
học mỏ Địa chất, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện địa chất … Đồng thời mức độ
ứng dụng còn hạn chế và mới chỉ có ý nghĩa nghiên cứu hoặc ứng dụng để giải quyết
mốt số các nhiệm vụ trước mắt.
Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám để xây dựng hệ
thống hỗ trợ quyết định (HTHTQĐ) cảnh báo sớm giúp cho việc xây dựng kế hoạch
ứng phó với nguy cơ cháy rừng có hiệu quả và rất cần thiết trong cơng tác phịng
chống cháy rừng về cơ sở khoa học cũng như thực tiễn.
Từ những vấn đề trên tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng hệ thống hỗ trợ quyết
định dựa trên cơ sở GIS trong nghiên cứu nguy cơ cháy rừng ở huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế”
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng HTHTQĐ dựa trên cơ sở GIS nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn
cho việc xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng, từ đó đưa ra một số giải pháp
PCCCR tại khu vực nghiên cứu.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác đinh được quy luật biến đổi của điều kiện khí tượng và ảnh hưởng của nó
đến độ ẩm vật liệu cháy và mức độ nghuy hiểm của cháy rừng ở khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng được HTHTQĐ dựa trên cơ sở GIS về đối tượng nghiên cứu và các
nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng.
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng và lợi ích của HTHTQĐ dựa trên cơ sở GIS
trong lĩnh vực quản lý rừng ở cấp huyện.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nguồn số liệu từ đề tài cung cấp những thơng tin cơ bản làm tư liệu cho việc
phân tích các dữ liệu ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng thông qua công nghệ GIS và
viễn thám.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám
trong việc xây dựng quy hoạch các phương án cảnh báo nguy cơ cháy rừng tại Thừa
Thiên Huế.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua hệ thống thông tin địa lý GIS và viễn thám để xác định được vùng
trọng điểm xảy ra cháy, xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng, đề xuất một số
giải pháp và các phương án quy hoạch phòng cháy chữa cháy rừng tại Thừa Thiên Huế.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Một số khái niêm về cháy rừng
Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra ở nước ta và nhiều
nước trên thế giới, nhiều khi nó là thảm họa khơn lường, gây thiệt hại to lớn về người
và tài nguyên rừng cũng như tài sản của người dân sống gần rừng…Vì vậy, nghiên cứu
phịng cháy chữa cháy rừng và giảm thiểu những thiệt hại do nó gây ra đã được đặt ra
như một yêu cầu cấp bách của thực tiễn với hoạt động nghiên cứu khoa học. Những
nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháy rừng, đã được tiến hành từ nghiên cứu định tính
đến những nghiên cứu định lượng, nhằm tìm hiểu bản chất của hiện tượng cháy rừng
và mối quan hệ giữa các yếu tố gây ra cháy với nhau và với mơi trường xung quanh.
Từ đó đề ra những giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Sự cháy: Là một phản ứng hóa học, phân hủy những hợp chất hữu cơ phức
tạp thành những chất vô cơ đơn giản hơn. Trong q trình đó cịn tỏa ra một lượng
nhiệt lớn.
+ Cháy rừng: là những đám cháy xuất hiện và lan tràn ở trong rừng mà khơng
có sự kiểm soát của con người, gây ra những thiệt hại nhiều mặt về tài nguyên của cải
và môi trường sinh thái.
Theo FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng và đến nay thường được sử dụng
trong tài liệu về quản lý lửa rừng:“Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những
đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người; gây nên những
tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường” (Cẩm nang ngành Lâm
nghiệp, 2004).
+ Thảm thực vật rừng dễ cháy: Trong công tác PCCCR ở Việt Nam đã xuất
hiện khái niệm rừng dễ cháy. Theo đó, rừng dễ cháy là các loại rừng có khả năng tích
lũy khối lượng vật liệu lớn, rất dễ xảy ra. Theo phân loại, thảm thực vật rừng dễ cháy ở
Việt Nam gồm: rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng
keo các loại, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, rừng đặc sản,... (Cẩm nang

ngành Lâm nghiệp, 2004).
+ Phòng cháy rừng: Phòng cháy rừng là việc thực hiện đầy đủ các biện pháp tổ
chức, kinh tế, xã hội, pháp chế, khoa học- công nghệ để dự báo/cảnh báo, tuyên truyền
giáo dục, điều tiết các hoạt động của con người trong và gần vùng rừng, làm giảm
thiểu các nguy cơ cháy và xây dựng các cơng trình phịng lửa nhằm ngăn chặn không
để xẩy ra cháy trong vùng rừng cần bảo vệ (Bế Minh Châu, 2001).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

+ Chữa cháy rừng: Chữa cháy rừng là việc tổ chức huy động lực lượng,
phương tiện và thực hiện các hoạt động/biện pháp để dập tắt kịp thời đám cháy vừa
được phát hiện; không để lửa lan tràn, hạn chế và chấm dứt thiệt hại do cháy rừng gây
ra (Bế Minh Châu, 2001).
1.1.2. Điều kiện và nguyên nhân cháy rừng
+ Điều kiện cháy rừng
Cháy rừng chỉ có thể xảy ra khi có sự kết hợp đồng thời của 3 nhân tố cơ bản:
Oxy, vật liệu cháy và nhiệt lượng. Nếu thiếu một trong 3 nhân tố đó, sự cháy sẽ không
xảy ra. Sự kết hợp của 3 nhân tố này tạo nên một tam giác lửa (Lê Quang Huỳnh, 1985).
+ Nguyên nhân gây cháy rừng
Nguồn lửa là nguyên nhân cơ bản của cháy rừng. Phần lớn các vụ cháy rừng
chủ yếu đều liên quan đến hoạt động của con người.
- Đốt phá làm nương rẫy, xử lý thực bì bằng lửa khi canh tác trong rẫy, đốt
ruộng và đồng cỏ.
- Sử dụng lửa rừng trong rừng và ven rừng thiếu cẩn thận.
- Sử dụng lửa để phục vụ một số các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
- Đốt rừng để trả thù và đánh lạc hướng các cơn quan chức năng.
Trong các nguyên nhân trên, cháy rừng do hoạt động canh tác nương rẫy chiếm

tỉ lệ lớn nhất. Ngồi ra nguồn lửa gây cháy rừng cịn có thể do các quá trình tự nhiên
như: Sấm sét, núi lửa, động đất, những nguyên nhân này rất khó khống chế. Tuy nhiên
cháy rừng xảy ra với những nguồn lửa như vậy chỉ xuất hiện trong những điều kiện
thời tiết hết sức thuận lợi cho quá trình cháy.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng
1.1.3.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
a) Kiểu thảm thực vật rừng và loại hình thực bì: VLC gồm thảm khơ (cành,
nhánh, lá, vỏ, hoa, quả, trảng cỏ, cây bụi,...), cây khô, than bùn, thân cây và cành lá
cịn tươi có chứa tinh dầu,... Nguy cơ cháy rừng tăng lên cùng với sự gia tăng VLC.
Kiểu rừng và loại hình thực bì có liên quan trực tiếp tới nguồn VLC, tính chất
và khối lượng VLC do đặc điểm của kiểu rừng và loại hình thực bì quyết định, từ đó
dẫn đến tính bắt lửa và quy mô đám cháy.
Ở các kiểu rừng thông, tràm, bạch đàn, rừng khộp sản phẩm rơi rụng là những
cành, lá, hoa quả, vỏ cây và thân cây khô… thường có tinh dầu hoặc nhựa rất dễ bắt lửa
và cháy rất đượm. Những khu rừng tre nứa thuần loài hoặc tre nứa chiếm ưu thế, ngồi
những cành khơ, lá rụng, cây chết, cịn có trường hợp tre nứa bị hiện tượng “khuy” chết

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

hàng loạt, vì vậy nguồn VLC sẽ rất lớn. Một số loại rừng rụng lá theo mùa (như rừng
khộp) cũng là nguồn VLC tiềm tàng tại thời điểm rụng lá hoặc tích lũy hàng năm.
b) Điều kiện thời tiết và các nhân tố khí tượng: Thời tiết và các nhân tố khí
tượng là một tác nhân cho sự phát sinh, phát triển của một đám cháy rừng.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy rừng như
làm khơ, nỏ VLC; làm độ ẩm khơng khí giảm và bề mặt đất nóng lên,… Khi xem xét
vai trò của nhiệt độ đối với cháy rừng thường đánh giá ảnh hưởng của nó tới các mặt:
+ Nhiệt độ làm rút ngắn q trình khơ của VLC.

+ Làm nóng và khơ nhanh mặt đất dẫn đến lớp khơng khí sát mặt đất nóng lên.
Như vậy, nhiệt độ gồm hai thành phần là nhiệt độ đất và nhiệt độ khơng khí.
- Độ ẩm: Độ ẩm là nhân tố gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình
phát sinh cháy rừng và quy mơ đám cháy. Độ ẩm khơng khí càng cao thì VLC càng
ẩm, khó xảy ra cháy. Ngược lại, độ ẩm thấp VLC khô dẫn tới dễ xảy ra cháy rừng và
cháy lớn. Để có biện pháp phòng ngừa và cảnh báo cháy rừng cụ thể, độ ẩm được chia
làm 3 loại sau:
+ Độ ẩm khơng khí: Nhìn chung, độ ẩm khơng khí ở các vùng có rừng cao hơn
nhiều so với các khu vực khơng có rừng. Ngun nhân là do sự thốt hơi nước của
thực vật. Mặt khác, do đất dưới tán rừng ln ẩm ướt, q trình bốc hơi vật lý thường
xun xảy ra cung cấp độ ẩm cho lớp khơng khí. Ngồi ra, ở trong rừng tính từ giới
hạn mặt đất tới tán cây, do mật độ cây dày, cành lá rậm rạp làm cho dịng bốc thốt hơi
trong rừng diễn ra chậm, làm độ ẩm khơng khí trong rừng cao hơn bên ngoài rừng.
+ Độ ẩm VLC: Độ ẩm của VLC tỷ lệ thuận với độ ẩm của khơng khí và ảnh
hưởng tới khả năng bén lửa. Độ ẩm càng thấp khả năng bén lửa càng cao và ngược lại.
Mặt khác, độ ẩm VLC còn phụ thuộc vào lượng mưa. Mưa càng lâu, càng lớn thì độ
ẩm VLC càng cao và thời gian ẩm ướt kéo dài.
+ Độ ẩm của đất: Lượng nước tạo thành độ ẩm của đất trong rừng gồm nước
mưa đọng trên mặt đất; lượng nước thực tế trong tầng đất mặt và nước ngầm thường
xuyên duy trì và làm ẩm mặt đất bằng hiện tượng mao dẫn (mực nước ngầm thường
xuyên biến động theo mùa, về mùa khô thường nằm sâu hơn so với mùa mưa, cịn ở
địa hình đồi núi cao mực nước ngầm ít có ảnh hưởng tới độ ẩm của lớp bề mặt).
Nhìn chung, độ ẩm tương đối của đất rừng cao hơn so với bên ngoài và phụ
thuộc nhiều vào các đặc điểm của cấu trúc rừng gồm: mật độ cây rừng, lồi cây, tính
chất đất, dạng địa hình, hướng phơi,... Nước trong đất rừng thường xuyên bốc hơi làm
tăng độ ẩm khơng khí trong rừng, thời gian ẩm kéo dài thì khả năng bắt lửa của VLC
giảm đi. Nói chung, với độ ẩm của đất rừng thích hợp, dưới tác động của nhiệt độ
khơng khí và nhiệt độ đất, vi sinh vật hoạt động thuận lợi, đẩy nhanh quá trình phân

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



7

giải VLC trên mặt đất, kể cả q trình khống hoá các chất hữu cơ nằm dưới mặt đất.
Trong những trường hợp như vậy, khả năng tích luỹ các chất hữu cơ dưới và trên mặt
đất càng giảm nhanh. Điều này cũng giải thích vì sao ở trên những vùng rừng ở độ cao
từ 800 - 1000 m trở lên, lớp cành khơ lá rụng thường phủ dày vì tốc độ phân huỷ kém.
Kết quả khảo sát của nhiều đoàn điều tra rừng thuộc khu vực núi Phan Xi Păng cho
thấy, từ độ cao 1000 m trở lên, dưới mặt đất rừng thông, Pơ mu, Samu gần như thuần
loại, tầng thảm mục có chỗ dày trên 1m nên ở đây rất dễ phát sinh cháy rừng bề mặt và
cháy ngầm (Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, 2004).
- Gió: Là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy nhanh q
trình làm khơ VLC; làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh tốc độ đám cháy; mang theo
tàn lửa gây các đám cháy khác, làm đám cháy phát triển nhanh và lan rộng.
Phần lớn diện tích rừng của Việt Nam phân bố trên các dạng địa hình đồi núi và
thung lũng. Mỗi dạng địa hình gây ra hồn lưu gió cục bộ, địa phương khác nhau. Điển
hình nhất là hệ thống gió núi và thung lũng, chúng hình thành theo từng khoảng thời
gian trong ngày.
Ở các thời điểm khác nhau trong ngày, hệ thống gió núi và thung lũng phụ
thuộc rất chặt chẽ vào sự phân bố năng lượng nhiệt của mặt trời, từ đó chi phối hồn
lưu gió theo thời gian cũng khác nhau, làm cho quy mô và mức độ lan tràn của một
đám cháy ở thung lũng cũng khác nhau. Tuy nhiên, sự lan tràn này cịn phụ thuộc vào
vị trí của đám lửa phát sinh ở bìa rừng hoặc ở phía trong sát bìa rừng hoặc nằm sâu
trong rừng. Vì vậy, sự xâm nhập của gió vào trong rừng, ở các vị trí khác nhau tác
động tới đám cháy ở mức độ khác nhau. Nói cách khác, sự xâm nhập của gió theo
chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng cũng có những tác động khác nhau tới sự phát
triển ban đầu của đám cháy, do đó biện pháp hạn chế lửa lan tràn khơng thể không đề
cập tới yếu tố này.
Ở Việt Nam, khi phân tích ảnh hưởng của tốc độ gió đến nguy cơ cháy rừng

Cooper (1991) đã đề nghị hiệu chỉnh chỉ tiêu P của Nesterop dùng để phản ánh nguy
cơ cháy rừng.
- Mưa: Chế độ mưa và mùa mưa sẽ ảnh hưởng và quyết định đến nhân tố độ
ẩm. Khi có mưa làm tăng độ ẩm của VLC, ít có nguy cơ cháy rừng. Ngược lại, khi
khơng có mưa hoặc lượng mưa nhỏ (dưới 5 mm/ngày) thì VLC sẽ khơ và khi đó nguy
cơ cháy rừng có thể xảy ra.
c) Điều kiện địa hình: Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy
rừng và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đám cháy; có tác dụng ngăn chặn các
hệ thống gió, hình thành các khu vực tiểu khí hậu khác nhau như: tạo ra các khu vực
thường xun có mưa hoặc các khu vực khơ hạn ít mưa.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

Ở những khu vực có địa hình cao thường khơ hạn kéo dài, nắng nhiều và dao
động nhiệt lớn hơn rất nhiều so với nơi thấp. Ở địa hình sườn dốc, do khác hướng phơi
nên năng lượng nhận được khác nhau, sườn dốc còn tạo điều kiện thuận lợi cho các
dòng đối lưu phát triển mạnh hơn so với khu vực khác. Ngồi ra, các loại gió địa
phương do sự điều chỉnh của địa hình đối với hệ thống gió chính có thể làm tăng tốc
độ gió,… Các yếu tố địa hình tạo ra có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện bốc hơi nước
và độ ẩm của VLC hoặc chi phối quy mô, tốc độ lan tràn các đám cháy rừng.
1.1.3.2. Các nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội
a) Do các hoạt sản xuất của con người:
- Đốt rừng để lấy đất sản xuất, tập quán đốt nương làm rẫy ở miền núi và đốt
rơm rạ ở đồng ruộng gây cháy lan sang rừng, đốt quang thực bì để thu nhặt kim loại,
đốt dọn VLC dưới các tán rừng khơng có kiểm sốt, đốt dọn và làm đường giao thơng,
hun khói để lấy mật ong gây cháy rừng,...
- Vào rừng khai thác gỗ, củi vô ý gây cháy rừng. Nhiều diện tích rừng trồng

xong khơng được chăm sóc kịp thời làm tăng nguồn VLC nên về mùa khô gặp tàn
thuốc lá là bốc cháy.
b) Do hoạt động xã hội:
- Trẻ em chăn trâu sưởi ấm vào mùa đông, đốt hương vào các dịp tết và tảo mộ
thanh minh. Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thả đèn trong các ngày lễ hội vô
ý gây cháy rừng.
- Khách tham quan du lịch sinh thái trong rừng vô ý gây cháy rừng.
- Các hoạt động dã ngoại và bắn đạn thật trong quân đội gây cháy rừng.
1.1.3.3. Nhân tố về quản lý và điều hành
Công tác PCCCR đã được quy định trong hệ thống văn bản chỉ đạo và điều
hành của Chính phủ và Bộ NN-PTNT, được củng cố và hoàn thiện tới cấp xã. Các
phương án PCCCR được triển khai mạnh mẽ ở các cấp. Tuy nhiên, việc kiểm soát
cháy rừng và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là:
- Thiếu hệ thống quản lý chặt chẽ từ Trung ương xuống cơ sở về lĩnh PCCCR.
Công tác chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt được thông tin kịp thời và chính
xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị chỉ đạo, chỉ huy. Việc triển khai tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, các chủ trương chính sách và chỉ đạo ở cấp huyện, xã,
các thơn bản cịn chậm, nhiều hạn chế. Chính quyền địa phương, đặc biệt cấp xã ở
nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức, đúng trách nhiệm theo Quyết định 245/1998/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 12 năm 1998 về thực hiện trách nhiệm
quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

Tính thực tiễn của các phương PCCCR chưa cao cũng là nguyên nhân làm giảm
hiệu quả của công tác PCCCR. Các phương án PCCCR thường không nêu ra vùng
trọng điểm cháy rừng, những hành động thích hợp nhất đối với cán bộ chỉ huy, lực
lượng dập cháy, lực lượng hậu cần ứng với những trường hợp cháy rừng cụ thể của địa

phương. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng lúng túng trong tổ chức và thực
hiện các hoạt động PCCCR, đặc biệt khi có cháy lớn xảy ra.
Công tác dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm điểm cháy của lực lượng Kiểm lâm
đã được triển khai nhưng cịn nhiều hạn chế do thiếu kinh phí, trang thiết bị. Mặt khác,
nguồn số liệu tập hợp để đưa vào tính tốn cấp dự báo chưa đại diện cho các vùng và
tiểu vùng trong cả nước, cũng như tính khoa học của việc tính tốn cấp dự báo khơng
cao. Hiện tại chỉ mới dự báo nguy cơ cháy rừng trên diện rộng, chưa dự báo trực tiếp
các vị trí, khu vực trọng điểm, chưa phát hiện sớm được điểm cháy để kịp thời xử lý.
- Khơng có lực lượng chữa cháy rừng chuyên trách, trong khi Luật phòng cháy,
chữa cháy có quy định. Lực lượng thường trực PCCCR hiện nay chủ yếu là lực lượng
Kiểm lâm, nhưng lại rất mỏng, phân tán; trình độ chun mơn, nghiệp vụ về cơng tác
PCCCR cịn hạn chế. Cục Kiểm lâm chưa được đầu tư để xây dựng, đào tạo huấn
luyện một lực lượng chữa cháy rừng có tính chun nghiệp cao. Trung bình trên 1.200
ha rừng/01 biên chế kiểm lâm; biên chế trực tiếp cho lực lượng chữa cháy rừng khơng
có,... Vì vậy, khi cháy rừng xảy ra và cháy lớn, mặc dù huy động rất nhiều người tham
gia chữa cháy song hiệu quả chữa cháy rừng vẫn rất thấp.
- Nhiều địa phương kinh phí đầu tư cho cơng tác PCCCR rất hạn chế; phương
tiện, trang thiết bị vừa thô sơ, lạc hậu, vừa thiếu, chỉ có một số máy bơm cơng suất nhỏ
và chủ yếu là dụng cụ chữa cháy thủ công như: cuốc, xẻng, dao phát,...
- Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa nhịp nhàng,
chưa thống nhất, kém hiệu quả, lúng túng trong chỉ đạo điều hành, không phân định rõ
cơ chế chỉ đạo, điều hành và cơ chế phối hợp. Lực lượng chữa cháy đơng nhưng khơng
có nghiệp vụ, hiệu quả chữa cháy rừng thấp. Đây là bài học kinh nghiệm được rút ra từ
02 vụ cháy lớn tập trung ở Kiên Giang và Cà Mau trong năm 2002; vụ cháy rừng ở
VQG Hồng Liên trong những năm gần đây.
- Xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đã và đang thực hiện có
hiệu quả ở địa phương, các cấp chính quyền, chủ rừng và các tầng lớp xã hội bước đầu
đã nhận thức được vai trò, tránh nhiệm của mình trong cơng tác PCCCR. Tuy nhiên,
lực lượng này chỉ có thể tham gia giập tắt những đám cháy nhỏ, cịn các đám cháy lớn
khơng thể kiểm sốt được.

- Chế độ đãi ngộ với lực lượng tham gia chữa cháy chưa cụ thể, rõ ràng nên
chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia công tác PCCCR một cách chủ
động và tích cực.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

1.1.3.4. Các nhân tố khác
Trên thế giới đã xảy ra hiện tượng cháy rừng do sấm, sét gây ra. Ở Việt Nam
ngun nhân này đến nay chưa có thơng tin nào cập nhật.
Đạn, thuốc súng cịn sót lại trong chiến tranh nằm ở trong rừng gặp thời tiết
nắng nóng, nhiệt độ cao gây nổ dẫn tới cháy rừng. Nguyên nhân này xảy ra chủ yếu ở
khu vực miền Trung.
1.1.4. Dự báo cảnh báo nguy cơ cháy rừng
1.1.4.1. Cấp dự báo nguy cơ cháy rừng
Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng là biện pháp phòng cháy dựa trên mối
quan hệ đa chiều giữa các yếu tố thời tiết, khí hậu, thuỷ văn với nguồn VLC rừng để
dự tính, dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phịng
chống thích hợp và chữa cháy rừng một cách có hiệu quả.
Ở Việt Nam hiện nay, cấp dự báo cháy rừng sử dụng gồm 5 cấp được quy định
trong Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bảng1.1. Phân cấp dự báo nguy cơ cháy rừng và các biện pháp thực hiện PCCCR

STT

Cấp
cháy


Mức độ
Biện pháp thực hiện PCCCR
nguy hiểm

I

Ban Chỉ huy PCCCR cấp xã và các chủ rừng chủ động
Cấp thấp: Ít có triển khai phương án phịng cháy, chữa cháy rừng.
khả năng xảy ra
Cần theo dõi diễn biến thời tiết ở các bản tin tiếp theo
cháy rừng
để chủ động trong cơng tác chữa cháy rừng.

2

II

Cấp
trung
bình: Có khả
năng xảy ra cháy
rừng

3

Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện tăng cường kiểm tra
Cấp cao: Thời đơn đốc cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng của các
III tiết khô hanh, dễ chủ rừng. Cấm phát đốt nương rẫy.
xảy ra cháy rừng

Cần theo dõi diễn biến thời tiết ở các bản tin tiếp theo.

1

Ban Chỉ huy PCCCR cấp xã và các chủ rừng tăng
cường kiểm tra bố trí người canh phịng và lực lượng
sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy rừng; kiểm soát kỹ
thuật phát đốt nương rẫy.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

STT

4

5

Cấp
cháy

Mức độ
Biện pháp thực hiện PCCCR
nguy hiểm

Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện thường xuyên kiểm
Cấp nguy hiểm: tra, đôn đốc công tác PCCCR tại địa phương.
Thời tiết khô

Thông tin cảnh báo liên tục, kịp thời cấp dự báo cháy
hanh, nắng hạn
rừng ở vùng trọng điểm cháy.
IV dài ngày, nguy cơ
cháy rừng cao, Chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra,
nếu xảy ra cháy giám sát chặt chẽ vùng trọng điểm cháy; bố trí lực lượng
lửa dễ lan nhanh canh phòng 24/24 giờ hàng ngày; phát hiện kịp thời
điểm cháy để dập tắt ngay đám cháy không để lây lan.

V

Cấp cực kỳ nguy
hiểm: Thời tiết
khô hanh, nắng
hạn kéo dài, thảm
thực vật khô kiệt,
nguy cơ cháy
rừng rất lớn và
lan nhanh trên tất
cả các loại rừng

Ban Chỉ huy PCCCR cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo kiểm
tra, đơn đốc chính quyền các cấp và các chủ rừng tăng
cường kiểm tra, chủ động và sẵn sàng ứng cứu chữa
cháy rừng.
Thông tin cảnh báo thường xuyên liên tục, kịp thời cấp
dự báo cháy rừng ở vùng trọng điểm cháy.
Bố trí lực lượng canh phịng 24/24 giờ hàng ngày,
khơng cho người qua lại các khu vục trọng điểm. Khi
xảy ra cháy phải khoanh vùng, dập tắt ngay đám cháy.


“Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000”
Các bước dự báo cháy rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn như sau:
- Xác định mùa cháy cho từng tỉnh, vùng sinh thái.
- Xây dựng cấp dự báo cháy rừng theo phương pháp dự báo tổng hợp. Nội dung
của phương pháp là: chỉ tiêu tổng hợp biểu thị mức độ nguy hiểm cháy rừng ở thời
điểm tính tốn, xác định, thường là tính cho một ngày; chỉ tiêu tổng hợp phụ thuộc vào
3 yếu tố chính gồm: nhiệt độ lúc 13 giờ, độ chênh lệch bão hoà lúc 13 giờ và lượng
mưa trong ngày.
- Tính tốn và cơng bố cấp dự báo cháy rừng:
+ Thu thập số liệu quan trắc từ các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn trên địa
bàn toàn quốc, nhập dữ liệu vào phần mềm để xử lý và đưa ra bản dự báo cháy rừng
hàng ngày, theo các cấp dự báo cháy trên nền bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12

+ Phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình để thông báo thường xuyên cấp dự
báo cháy rừng trên chuyên mục dự báo thời tiết.
+Tác hại đến tài nguyên thực vật rừng:
- Cháy rừng làm co hẹp nhanh chóng diện tích rừng, làm giảm độ che phủ của
rừng trên từng vùng lành thổ và cả nước; Làm giảm số lượng và thu hẹp kích thước
các quần thể thực vật rừng.
- Cháy rừng gây tổn thất lớn đến nguồn lâm sản; Về gỗ ước tính có hàng chục
triệu mét khối gỗ đã bị thiệt hại do cháy; Lâm sản ngoài gỗ gồm nhiều loài dược thảo,
song mây, ... bị hủy diệt hoặc khơng cho thu hoạch.
- Cháy rừng làm giảm tính đa dạng các loài thực vật trong HSTR. Nguyên nhân

do các loài nhạy cảm với lửa bị tiêu diệt hoặc do hoàn cảnh sống bị thay đổi đột ngột
hay căn bản khơng cịn phù hợp với đặc tính của lồi; sự chèn ép của nhóm lồi ưa lửa
cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
- Cháy rừng làm suy giảm chất lượng rừng, giảm sức chống chịu và khả năng
phòng hộ của rừng; Rừng bị ảnh hưởng do cháy dễ bị dịch sâu bệnh và gãy đổ do gió
bão dẫn đến tình trạng vệ sinh của rừng kém và thường dễ bị cháy lại do tích lũy nhiều
vật liệu cháy ở nhiều kích thước khác nhau.
- Cháy rừng làm thay đổi cấu trúc và trạng thái rừng; tái sinh và diễn thế rừng
từ đó ảnh hưởng tới các phương thức kinh doanh, lợi dụng rừng.
+ Tác hại tới tài nguyên động vật rừng:
Cháy rừng làm giảm số lượng và thành phần loài động vật hoang dã trong rừng;
Bao gồm các lồi chim-thú rừng, các lồi bị sát, ếch nhái, cua cá, cơn trùng và các lồi
động vật có ích khác (giun đất, kiến, ong...) cũng bị tiêu diệt. Ở Nam bộ, nhiều sân
chim nổi tiếng nay đã bị xóa sổ do đất khơng cịn lành như trước đây.
Ngun nhân làm suy giảm tài nguyên động vật bởi cháy rừng là do tác động
trực tiếp (sức nóng, khói độc, gây ngạt...) hay do tác động gián tiếp do mất rừng
(nguồn thức ăn, nơi cư trú, tiểu khí hậu biến đổi, dịch bệnh, suy thối nịi giống...) và
sự gia tăng các mối đe dọa khác gây ra; Trong đó ảnh hưởng gián tiếp là chủ yếu.
+ Tác hại đối với đất rừng:
Cháy rừng làm thay đổi tính chất và đặc điểm lý-hóa-sinh của đất.
- Về hóa tính:
Hàm lượng một số chất khoáng dễ tiêu trên lớp đất mặt tăng đột ngột ngay sau
khi cháy do sự bổ sung của chất tro có trong vật liệu cháy của rừng; Do ảnh hưởng của
các cation trao đổi mà độ pH của đất cũng tăng lên. Tuy nhiên một thời gian ngắn sau

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13


đó các chất khống sẽ nhanh chóng bị rửa trơi hoặc khuếch tán dưới tác dụng của nước
mưa và gió do thiếu thực bì che phủ. Hậu quả là đất trở nên nghèo dinh dưỡng, bạc
màu, chua và đá ong hóa nhanh chóng. Sức sản xuất của đất giảm và mức độ thối hóa
tỷ lệ thuận với thời gian mất rừng.
Lượng chất hữu cơ và Nitơ trong đất giảm do lớp thảm mục rừng và mùn/than
bùn trong đất bị thiêu hủy, biến đổi thành các chất khí, chất khống dễ hịa tan hay khó
tiêu. Sự thay đổi này diễn ra mạnh ở lớp đất mặt có độ sâu 20-30cm; Đối với rừng
Tràm (Melaleuca spp.) thì độ sâu bị ảnh hưởng lên tới 80-120cm, do cháy hoàn toàn
lớp than bùn được tích lũy hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.
- Về lý tính:
Phá vỡ kết cấu/ cấu tượng đất.
Thay đổi về màu sắc, nhiệt độ, độ ẩm và độ chặt của đất.
Độ thấm nước giảm, khả năng xói mịn tăng (dẫn đến làm thay đổi phẩu diện
đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất; tỷ lệ đá lẫn và các chất rắn mới sinh tăng
lên). Đối với đất cát thì khả năng di động tăng lên; đất ngập nước thì sình lầy,
phèn/mặn hóa.
- Về sinh vật đất:
Thành phần và số lượng các loài vi sinh vật và động vật đất giảm; Một phần do
tác động tiêu cực của ngọn lửa, phần lớn là do sự biến đổi của môi trường sống; Tỷ lệ
các lồi có ích (hoại sinh, cộng sinh, tự dưỡng) giảm; các loài gây hại như VSV ký
sinh, mối, mọt... tăng lên. Điều này làm gia tăng những khó khăn cho các chương trình
phục hồi lại rừng đã mất.
+Tác hại đối với nguồn nước:
Cháy rừng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng nước ở vùng đầu
nguồn;Làm cho đất bị khô và thiếu nước do tăng tốc độ gió và nhiệt độ mặt đất, từ đó
làm tăng lượng bốc hơi nước bề mặt; làm thay đổi tính thấm và giữ nước của đất;
tăng lượng dịng chảy bề mặt; giảm lượng chứa nước mặt do quá trình sa lắng, bồi
lấp và biến dạng vùng chứa nước; hàm lượng các chất khống hịa tan trong nước
tăng lên làm cho nước trở nên cứng hơn; hiện tượng phú dưỡng cũng xẩy ra dẫn đến
một số sinh vật thủy sinh phát triển mạnh rồi tàn lụi theo chu kỳ, làm cho nước bị ơ

nhiễm nặng cả về mặt hố học, vật lý và sinh vật; các chất rắn như tro bụi, phù sa và
xác chết các sinh vật do cháy rừng tạo ra cũng có thể làm ơ nhiễm nguồn nước liên
quan đến khu vực rừng bị cháy; làm tăng nhiệt độ nước do bị phơi trống và do nhiệt
độ của đất tăng lên.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

+ Tác hại đối với khí quyển:
Cháy rừng làm thay đổi thành phần khơng khí theo hướng gia tăng các chất khí
thải của việc cháy các chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật (như N 2, CO, CO2, NO2,
HNO3, H2CO3, C20H120, C2H2...). Các chất này là nguồn gốc gây ô nhiễm không khí,
mưa acid, hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ơ zơn.
Cháy rừng làm giảm diện tích quang hợp của thực vật vì đó mà tăng lượng khí
CO2 do không được hấp thụ trở lại một cách tương ứng. Mỗi hecta rừng trung bình
mỗi năm hấp thụ được từ 5-10 tấn khí CO2; Nên nếu trên trái đất mỗi năm bị cháy 10
triệu hecta rừng thì ngồi lượng ơ nhiễm do cháy cịn có khoảng 5-10 triệu tấn CO2
khơng cịn được cây xanh thu hồi để tái tạo sinh khối thứ cấp. Như vậy cháy rừng gây
"tác động kép" đến vấn đề phát thải khí gây biến đổi khí hậu.
Làm ơ nhiễm khí quyển bởi khói bụi và các chất thải rắn khác; Các chất này có
thể che khuất ánh sáng và làm giảm tầm nhìn gây ảnh hưởng xấu đến nhiều hoạt động
của con người và sinh giới.
Tiểu khí hậu nơi rừng bị cháy thay đổi theo hướng bất lợi và cực đoan. Về mùa
hè, nhiệt độ khơng khí tăng 3-4oC, độ ẩm giảm 15-20% so với nơi cịn rừng. Đất rừng
bị phơi trống và có màu sẫm /đen nên hấp thụ nhiệt mạnh, nhiệt độ đất tăng 6-10oC;
Tốc độ gió và biên độ nhiệt của lớp khơng khí sát mặt đất cũng tăng lên.
+ Tác hại đối với con người:
- Về kinh tế và xã hội: cháy rừng gây tổn thất cho tài nguyên rừng và dịch vụ

rừng từ đó gây nhiều thiệt hại về mặt kinh tế và xã hội.
- Thiệt hại về lâm sản (gỗ, tre nứa, song mây, mật ong, tinh dầu...) ước tính lên
tới hàng chục tỷ đồng thậm chí hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Chưa tính các lồi hải đặc
sản đi kèm như cua, cá, trăn, rắn, ba khía...
- Cảnh quan và môi trường bị phá vỡ làm cho dịch vụ rừng bị thất thu, các
ngành kinh tế khác có liên quan cũng chịu chung những thiệt hại.
- Sinh kế của người dân làm nghề rừng và sống gần rừng bị ảnh hưởng; Tỷ lệ
mất việc làm (khai thác nhựa, thu hái và chế biến lâm sản...) tăng lên.
- Trật tự, an toàn xã hội cũng dễ trở nên phức tạp do tâm lý lợi dụng sự buông
lỏng luật pháp; nền nếp, kỷ cương xã hội bị tha hóa.
- Thiệt hại về tính mạng và tài sản: Chúng ta vẫn ít nghe nói đến điều này,
nhưng trên thực tế đã có những thiệt hại về người và tài sản do cháy rừng gây ra. Điển
hình là năm 1998, cả nước cháy 20 ngàn hecta rừng gây tổn thất hàng trăm tỷ đồng, làm
chết 12 người, hàng trăm nóc nhà bị thiêu rụi cùng với nhiều vườn tược bị tổn hại. Vụ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×