Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bằng phương pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 75 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Hồng Sơn.
Các số liệu, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực
đúng sự thật và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào. Các luận điểm và dữ
liệu trích dẫn từ các công bố đã nghiên cứu của người khác đều được dẫn nguồn gốc thích
hợp rõ ràng.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Huế, ngày ....tháng....năm 2018
Học viên

Lê Duy Báu

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn khoa học này ngồi sự nỗ lực của bản thân, trước tiên
tơi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại
học Nông Lâm Huế, những người đã truyền đạt cho tôi kiến thức hữu ích, khơng chỉ là
nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang q báu trong thực
tiễn công việc sau này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn PGS.TS. Phạm
Hồng Sơn, người đã dành nhiều thời gian q báu tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn đến tất cả các thầy cô, anh chị em tại phịng thí nghiệm Vi trùng
– Truyền nhiễm, bộ mơn Ký sinh - Truyền nhiễm, các thành viên trong nhóm đề tài


nghiên cứu bệnh dại chó đã cùng kề vai sát cánh khắc phục khó khăn trong điều kiện
nghiên cứu cịn hạn chế, thời gian mọi người bên nhau là những kỷ niệm thật khó
qn.
Tơi xin chân thành cảm ơn q Lãnh đạo chi cục Chăn ni và Thú y Quảng
Bình, lãnh đạo Trạm Chăn ni và Thú y Tun Hóa, các anh chị em nhân viên, thú y
viên cơ sở, các hộ gia đình ni chó trong 4 xã, thị trấn huyện Tun Hóa đã hết lịng
giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và thơng tin của luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình
học cũng như thực hiện luận văn này.
Do thời gian, điều kiện và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn có nhiều thiếu sót rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy, cô và các anh
chị học viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày

tháng 05 năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Duy Báu

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii
TÓM TẮT

Nghiên cứu này thực hiện trên 4 địa bàn cấp xã thuộc huyện Tuyên Hóa nhằm khảo
sát chất lượng vaccine được chỉ định sử dụng phịng dại, thơng qua việc đánh giá hiệu giá

kháng thể trong huyết thanh (bằng phản ứng HI) và kháng nguyên virus dại trong nước
bọt (bằng phương pháp SSDHI) ở chó trước và sau đợt tiêm vaccine khảo sát.
Tỷ lệ bảo hộ miễn dịch ở chó ni tại huyện Tun Hóa xét chung vào ngày thứ
22 sau tiêm vaccine khảo sát tăng cao so với trước tiêm hơn 2 tháng, lần lượt trước và
sau tiêm là 29,58% và 75,0%, trong đó ở thị trấn Đồng Lê là 31,67% và 76,67%; xã Lê
Hóa là 33,33% và 75,0%; xã Mai Hóa là 35,0% và 85,0%; xã Tiến Hóa 18,3% và
63,33% và cường độ bảo hộ tương ứng là 3,54 HI và 17,6 HI; 4,09 HI và 17,55 HI;
4,39 HI và 17,35 HI; 4,19 HI và 25,99 HI; 2,09 HI và 12,13 HI. Các cặp tỷ lệ bảo hộ
miễn dịch trước và sau miễn dịch ở địa bàn Tuyên Hóa nói chung cũng như ở các địa
bàn cấp xã đều sai khác có ý nghĩa thống kê (P~0) chứng tỏ vaccine dại đã tạo đáp ứng
miễn dịch tốt.
Độ tuổi không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch với vaccine (P~0): Ở các độ
tuổi trước 6 tháng lần lượt trước và sau tiêm vacine là 25,42% và 72,88, từ 6 đến 12
tháng là 39,06% và 81,54%, và sau 12 tháng là 27,59% và 71,93%.
Giới tính của chó khơng ảnh hưởng đến chất lượng tiêm phòng: Tỷ lệ bảo hộ của
chó cái trước và sau tiêm phịng lần lượt là 31,15% và 27,68% (P~0), và ở chó đực là
74,36% và 75,61% (P~0).
Chó nội đáp ứng với tiêm vaccine giống chó ngoại và lai ngoại nhưng cường độ
miễn dịch sau tiêm thấp hơn. Ở nhóm chó nội tỷ lệ bảo hộ lần lượt trước và sau tiêm là
28,48% và 70,45% (P~0) trong khi ở nhóm chó ngoại lần lượt là 31,46% và 80,56%
(P~0).
Tính chung cả vùng có 3 trong số 240 chó (1,25%) mang virus dại trong nước
bọt, với cường độ nhiễm 1,0473 HI và chỉ phát hiện được ở hai trong số bốn địa bàn
cấp xã.
Giết hủy chó có SSDHI dương tính nhằm loại bỏ nguồn bệnh kết hợp tiêm
vaccine có thể là tiếp cận thích hợp để thanh tốn bệnh dại. Trong đợt lấy mẫu đầu có
3 chó bị giết hủy do mang virus dại sau đó trong đợt sau không phát hiện con nào
mang virus.
Nghiên cứu cũng đã thu được kết quả ban đầu rằng tiêm vaccine tại địa bàn đã
góp phần bảo vệ đàn chó khỏi nhiễm virus dại. Nhóm 90 con đã tiêm vaccine trong

quá khứ không con nào mang virus dại (0%), trong khi 3 (2%) trong số 150 con chưa
được tiêm lần nào mang virus dại trong nước bọt.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii
TÓM TẮT ...........................................................................................................................iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3
1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH DẠI ........................................................................ 3
1.1.1. Lịch sử bệnh dại.......................................................................................................... 3
1.1.2. Tình hình bệnh dại trên thế giới.................................................................................. 4
1.1.3. Tình hình bệnh dại trong nước ................................................................................... 4
1.2. VIRUS DẠI ................................................................................................................... 9
1.2.1. Phân loại ..................................................................................................................... 9
1.2.2. Hình thái và cấu trúc virus........................................................................................ 10

1.2.3. Bộ gen virus .............................................................................................................. 11
1.2.4. Đặc tính ni cấy ...................................................................................................... 12
1.2.5. Chất chứa virus ......................................................................................................... 12
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TẾ HỌC BỆNH DẠI .................................................... 13
1.3.1. Tính cảm nhiễm ........................................................................................................ 13
1.3.2. Khả năng và cơ chế gây bệnh ................................................................................... 13
1.3.3. Phương thức lây lan và truyền bệnh ......................................................................... 14

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
1.3.4. Tuổi và mùa vụ mắc bệnh ........................................................................................ 14
1.3.5. Cơ chế sinh bệnh ...................................................................................................... 15
1.3.6. Đặc điểm lâm sàng và bệnh tích bệnh ...................................................................... 16
1.4. MIỄN DỊCH CHỐNG VIRUS DẠI ............................................................................ 19
1.4.1. Đáp ứng miễn dịch dịch thể...................................................................................... 19
1.4.2. Đáp ứng miễn dịch tế bào ......................................................................................... 21
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐỐN BỆNH DẠI ................................................... 22
1.5.1. Chẩn đốn lâm sàng.................................................................................................. 22
1.5.2. Chẩn đoán tổ chức học ............................................................................................. 23
1.5.3. Chẩn đoán virus học trên kính hiển vi ...................................................................... 23
1.5.4. Tiêm truyền động vật thí nghiệm ............................................................................. 24
1.5.5. Chẩn đốn huyết thanh học ...................................................................................... 24
1.5.6. Phương pháp PCR .................................................................................................... 26
1.6. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI ...................................................... 27
1.6.1. Tuyên truyền về phịng bệnh .................................................................................... 27
1.6.2. Quản lý chó ni....................................................................................................... 27
1.6.3. Giám sát động vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại, giám
sát, phát hiện sớm bệnh dại................................................................................................. 28

1.6.4. Vệ sinh phòng bệnh .................................................................................................. 28
1.6.5. Tiêm phòng định kỳ vaccine dại cho chó, mèo ........................................................ 28
1.6.6. Bắt và xử lý chó thả rơng.......................................................................................... 29
1.6.7. Điều trị ...................................................................................................................... 29
1.6.8. Xử lý vệ sinh............................................................................................................. 30
1.7. CÁC LOẠI VACCINE ĐANG SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI. 30
1.7.1. Các loại vaccine trên người ...................................................................................... 30
1.7.2. Các loại vaccine trên động vật.................................................................................. 32
1.7.3. Nguyên tắc khi sử dụng vaccine............................................................................... 34
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 35
2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................... 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 35

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
2.1.2. Địa điểm thí nghiệm: ................................................................................................ 35
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:............................................................................................... 35
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 35
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 35
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu................................................................................................... 35
2.3.2. Phương pháp pha hóa chất........................................................................................ 36
2.4. PHẢN ỨNG XÉT NGHIỆM ....................................................................................... 37
2.4.1. Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và pha virus 4 HA .......................................... 37
2.4.2. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) và pha kháng thể 4 log2 (hay 16 HI) . 39
2.4.3. Phản ứng trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu (SSDHI) ......................... 40
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................ 42
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 44
3.1. TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN CHĨ NI ĐỊA

BÀN HUYỆN TUN HĨA TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................................ 44
3.1.1. Tình hình đáp ứng miễn dịch theo địa bàn trước và sau tiêm vaccine phòng dại .... 44
3.1.2. Ảnh hưởng của thời điểm sau tiêm vaccine trên chó ở các độ tuổi đến mức kháng
thể miễn dịch ...................................................................................................................... 46
3.1.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ bảo hộ ở chó sau tiêm theo giới tính ..................................... 47
3.1.4. Ảnh hưởng của giống chó đến đáp ứng miễn dịch dưới tác động cảm ứng của
vaccine dại chỉ định tại địa bàn 4 xã, thị trấn huyện Tun Hóa tỉnh Quảng Bình ............ 49
3.2. TÌNH HÌNH CẢM NHIỄM VIRUS DẠI Ở ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA NỬA
SAU NĂM 2017 ĐẾN ĐẦU NĂM 2018 ........................................................................... 53
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm virus theo địa bàn trước và sau tiêm vaccine phòng dại ...................... 53
3.2.2. Ảnh hưởng của việc không tiêm vaccine dại đến tỷ lệ nhiễm bệnh dại ở chó ni . 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 58
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 65

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

GMT

Geometric Mean Titre - Hiệu giá trung bình nhân

HA

Hemagglutination assay - Phản ứng ngưng kết hồng cầu

HC


Hồng cầu

HI

Haemagglutination inhibition - Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu

IHA

Indirect Haemagglutination - Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu
gián tiếp

SSDHI

Shifting Assay of Standarddized Direct Haemagglutination Inhibition Trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn

SSIA

Shifting Assay of Standardized Indirect Agglutination - Phản ứng xê
lệch ngưng kết chuẩn gián tiếp

WHO

The World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Số người tiêm vaccine dại và số ca tử vong do bệnh dại gây ra tại Việt
Nam năm 2000 đến 2015 ................................................................................... 5
Bảng 1.2. Bệnh dại trên động vật giai đoạn 2008 - 2015 .................................... 7
Bảng 1.3. Tình hình tiêm phịng dại trên chó. ..................................................... 8
Bảng 2.1. Sơ đồ phản ứng ngưng kết hồng cầu ................................................. 38
Bảng 2.2. Sơ đồ phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu ................................... 40
Bảng 2.3. Sơ đồ tiến hành phản ứng trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng
cầu.................................................................................................................... 41
Bảng 3.1. Tình hình đáp ứng miễn dịch chống virus dại trên đàn chó ni ở các
địa bàn xã khảo sát qua hai đợt lấy mẫu xét nghiệm ......................................... 44
Bảng 3.2. Hiệu giá kháng thể chống dại trong huyết thanh chó thuộc các độ tuổi
khác nhau trước và sau tiêm vaccine ................................................................ 46
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giới tính đến đáp ứng miễn dịch chống dại sau tiêm
vaccine ............................................................................................................. 47
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của giống chó ni đến đáp ứng miễn dịch dưới tác động
của vaccine ở các địa bàn ................................................................................. 50
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tiêm vaccine đến đáp ứng miễn dịch ở các giống chó
và ảnh hưởng của các giống chó đến hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch của
vaccine ............................................................................................................. 52
Bảng 3.6. Tình hình nhiễm virus dại ở các địa bàn xã khảo sát qua hai đợt xét
nghiệm ............................................................................................................. 54
Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm SSDHI phát hiện virus dại ở hai nhóm chó theo
tình trạng tiêm vaccine trong quá khứ .............................................................. 55

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Tỉnh có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất ............................................. 6
Hình 1.2. Bản đồ phân bố chó ni và tỷ lệ tiêm phịng dại ở chó năm 2015................ 9
Hình 1.3. Hình thái virus dại ...................................................................................... 10
Hình 1.4. Hình ảnh cắt ngang của virus với các phần cấu tạo ..................................... 11
Hình 1.5: Phân bố loại súc vật cắn người ................................................................... 14
Hình 1.6. Tiểu thể Negri ............................................................................................ 19
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ bảo hộ và cường độ miễn dịch của chó ni tại 4 xã, thị trấn
huyện Tun Hóa tỉnh Quảng Bình với virus dại trước và sau thời điểm tiêm phòng
năm 2017 ................................................................................................................... 48
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của giống chó đến đáp ứng miễn dịch của vaccine ....... 51

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều lồi động vật máu nóng và
người, bệnh do một loại virus có tính hướng thần kinh gây nên. Vật và người mắc
bệnh có những biểu hiện rối loạn thần kinh thể điên cuồng hay bại liệt rồi chết. Bệnh
dại do virus thuộc giống (chi) Lyssavirus, họ Rhabdoviridae gây ra, bệnh dại lây sang
người qua đường da, niêm mạc và thường dẫn tới tử vong 100% khi đã có biểu hiện
triệu chứng. Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo ni (5%) và động
vật hoang dã (Ngơ Trần Ái, 2009). Có khoảng 95% - 97% người bị bệnh dại chủ yếu
là do chó dại cắn và 90% số trường hợp tử vong là do chó hay mèo cắn hoặc cào
(Nguyễn Bá Hiên và cs, 2008). Tình trạng chó thả rơng vẫn còn diễn ra phổ biến ở
nhiều địa phương trong khi trong nhiều địa bàn mầm bệnh dại vẫn tồn tại (Phạm Mạnh
Hùng và cs, 2018). Do vậy, tiêm chủng vaccine phịng bệnh dại cho chó là một biện

pháp phịng bệnh mang tính quyết định nhằm ngăn ngừa sự truyền lây virus dại từ chó
sang người. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định được chất lượng vaccine đáp ứng yêu
cầu phịng bệnh và tình trạng lưu hành virus mầm bệnh trong quần thể chó là vấn đề
quan trọng khơng kém. Người ta có thể sử dụng một số phương pháp huyết thanh học
để giải quyết vấn đề này nhưng nhiều phương pháp đòi hỏi thiết bị đắt tiền, phải nhập
khẩu từ nước ngồi nên thiếu tính chủ động. Sau những năm nghiên cứu gần đây,
PGS-TS. Phạm Hồng Sơn, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Huế,
cùng các nhóm nghiên cứu gần đây đã thành cơng với phương pháp xét nghiệm chẩn
đoán mới phát hiện kháng nguyên virus trên nền tảng phản ứng ngưng kết hồng cầu
động vật của một số virus như Newcastle, dại (Phạm Hồng Sơn, 2009; Nguyễn Thị
Hoàng Oanh và cs, 2012)... Là phương pháp chẩn đoán nhanh vận dụng phản ứng
ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) (Haemagglutination inhibition) kết hợp sự đối chiếu
kết quả phản ứng kiểm nghiệm với phản ứng đối chứng âm tính làm chuẩn, phương
pháp trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn (SSDHI – Shifting
Assay of Standardized Direct Haemagglutination Inhibition) là một phương pháp chẩn
đốn khách quan. Bên cạnh đó, đây là phương pháp chi phí thấp với tính chủ động cao
nhờ nguyên liệu sẵn có. Với phát hiện hiện tượng ngưng kết của virus dại đối với hồng
cầu ngan (Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Thị Ngọc Hiền, 2017) chúng ta đã có phương
tiện xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh chó và phát hiện kháng nguyên
virus dại để đánh giá tình hình cảm nhiễm virus dại ở đàn chó cũng như đánh giá chất
lượng vaccine được sử dụng trong công tác phịng chống bệnh dại, góp phần vào

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
“Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới bệnh loại trừ bệnh dại giai đoạn 20172021” theo Quyết định số 193/QĐ-TT ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đặc
biệt trong điều kiện huyện Tun Hóa tỉnh Quảng Bình. Được sự cho phép của trường
Đại học Nông Lâm Huế, sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Phạm Hồng
Sơn, tơi thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch

thể kháng virus dại ở chó ni trên địa bàn huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình,
bằng phương pháp HI và SSDHI”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá tỷ lệ mang kháng thể chống dại ở đàn chó, tỷ lệ mang kháng thể ở nồng
độ (hiệu giá) bảo hộ, ảnh hưởng của một số yếu tố đến đáp ứng miễn dịch dịch thể cho
chó sau tiêm phịng và tỷ lệ chó mang virus dại (Lyssavirus) trong nước bọt trong thời
gian nghiên cứu, trên địa bàn huyện Tun Hóa tỉnh Quảng Bình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu về tình hình cảm nhiễm bệnh dại và hiệu quả vaccine
được chỉ định sử dụng hiện tại.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được hiệu quả của vaccine đang được chỉ định sử dụng hiện tại góp phần
tránh được việc chất lượng khơng đáp ứng u cầu phòng chống bệnh dại trong tiêm
phòng, đồng thời việc đánh giá thực trạng chó mang virus dại góp phần hạn chế rủi ro
cho người đối với bệnh lây chung nguy hiểm này.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH DẠI
1.1.1. Lịch sử bệnh dại
Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên, là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính của hệ thần kinh trung ương, gây ra bởi một loại virus cấu trúc RNA có bao
ngồi thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae. Là căn bệnh được biết đến từ thế kỷ 3
trước công nguyên, những người thầy thuốc cổ phương Đông đã viết về một căn bệnh
tương tự bệnh dại: bệnh sợ nước, sợ gió (Hydrophobia) mà người và chó mắc phải (Võ

Thị Thu Yến, 2015). Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết
cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Nam, 2012).
Từ hàng nghìn năm trước cơng ngun, những người thầy thuốc cổ phương Đông
đã viết về căn bệnh tương tự bệnh dại - bệnh sợ nước, sợ gió mà chó và người mắc
phải. Bệnh dại cũng được người da đỏ, người Ả rập và người Do Thái cổ đề cập trong
y văn với 5 dấu hiệu bệnh dại ở chó: mõm há, chảy nước dãi, tai rủ, đi cụp, giọng
khàn và khuyến cáo nếu gặp các con vật có biểu hiện này phải tiêu diệt ngay bằng
cung tên. Ở Ai Cập, Hy Lạp, La Mã người ta coi bệnh dại là sự trừng phạt của thượng
đế vì sự bí mật của căn nguyên gây bệnh cũng như sự khủng khiếp của các triệu chứng
lâm sàng (Tordo, 1996; Nghị định số 05/2007/NĐ-CP, 2007; Đinh Kim Xuyến, 2011).
Ở nước ta, bệnh dại cũng đã xuất hiện từ xa xưa cùng với việc thuần hóa chó để ni
(Chu Thị Thơm và cs, 2006).
Từ năm 500 đến năm 322 trước công nguyên hai nhà triết học cổ Hy Lạp Đê-mơcrít và A-ri-xtốt đã mô tả căn bệnh dại như một bệnh khủng khiếp do chó truyền sang
người qua vết cắn gây nên cái chết thê thảm cho người bệnh. Một trăm năm sau công
nguyên, Celse đã biết rằng độc tố đã được truyền từ chó sang người và muốn loại bỏ
độc tố này cần phải đốt vết thương bằng que sắt nung đỏ (Qi Liu và cs, 2007). Hai
trăm năm sau công nguyên, Galien đã đề ra phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần cơ thể
bị vết cắn để ngăn ngừa sự phát bệnh dại (Tordo, 1996). Đầu thế kỷ 19, Zinke đã
chứng minh được tính lây nhiễm có trong nước dãi của chó dại. Tại viện Lion, Galtier
đã thành cơng trong việc gây bệnh thực nghiệm trên thỏ và thử nghiệm gây miễn dịch
cho cừu bằng cách tiêm nước bọt của con vật bị bệnh dại vào tĩnh mạch con vật lành.
Năm 1892, Bác sĩ Canada William Osler đã mô tả bệnh sợ nước trong sách giáo
khoa y tế. Ông đề nghị rửa cẩn thận và điều trị các vết thương, không biết đã có bước
đột phá của Pasteur trước đó. Năm 1959 tiến sĩ Robert Kissling phát triển các xét
nghiệm kháng thể huỳnh quang chẩn đoán xác nhận bệnh dại (Dietzschold và
Koprowski, 1996). Năm 1963, Atanasiu cùng cộng sự dùng kính hiển vi điện tử đã

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



4
nghiên cứu cấu trúc, hình thái của virus dại trên động vật thí nghiệm và trên lứa cấy tế
bào (Vũ Thị Hà, 2009). Những tiến bộ của kỹ thuật sinh học phân tử, sự phát triển của
công nghệ sinh học,việc sử dụng kỹ thuật kháng thể đơn dòng từ những năm 1980 nhằm
chẩn đoán các chủng virus dại, kỹ thuật PCR và sequencing về trật tự sắp xếp các gene và
trình tự nucleotide của virus dại, sản xuất vaccine dại tái tổ hợp,... đã mang lại nhiều tiến
bộ trong nghiên cứu bệnh dại (Dietzschold và Koprowski, 1996).
1.1.2. Tình hình bệnh dại trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế
giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự
phịng bằng vaccine dại, có khoảng 60.000 - 70.000 người bị chết do bệnh dại, phần
lớn được báo cáo từ các nước thuộc vùng nhiệt đới (Cục y tế dự phòng, 2016). Tại
Châu Âu, bệnh dại chủ yếu xảy ra ở CHLB Đức, Áo, Thụy Sỹ, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba
Lan, Tiệp Khắc, Hungary (Cục y tế dự phòng, 2016). Sự lưu hành bệnh dại rộng rãi ở
loài cáo, số trường hợp mắc dại ở miền Tây Châu Âu đã giảm rất mạnh từ năm 1992.
Bệnh dại ở Mỹ, Canada thường xảy ra chủ yếu ở gấu trúc, chồn, cáo, chó sói đồng và
dơi. Những năm gần đây, các nước này cũng phải sử dụng tới 1,2 triệu liều vaccine tại
các trung tâm phòng dại (Cục y tế dự phòng, 2016).
Ở Châu Phi và Châu Á, chó là nguồn gây bệnh chủ yếu, số người chết hàng năm
vì bệnh dại rất cao: Ấn Độ hàng năm có khoảng 3 triệu người phải tiêm vaccine dại
(trong đó 40% là trẻ em). Năm 2000, Trung Quốc có 226 người chết vì bệnh dại, năm
2007 con số này đã tăng lên 3.300 người chết. Tình trạng chết vì bệnh dại cũng được
thơng báo xảy ra tại Nepal, Sri-Lanca, Bangladesh, Indonesia. Ở các nước Đơng Nam
Á, hàng năm tỷ lệ chết vì bệnh này chiếm 80% trên toàn thế giới. Từ năm 2004 đến
nay bệnh dại tăng lên rõ rệt ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam (Viện y tế
cộng đồng TP. HCM, 2012).
1.1.3. Tình hình bệnh dại trong nước
1.1.3.1. Tình hình bệnh dại trên người
Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành nhiều năm nay và được báo cáo từ những năm
1970. Cơng tác tiêm phịng dại cho người sau khi bị động vật nghi dại cắn cũng đã

được tổ chức thực hiện ở các tuyến cơ sở cấp tỉnh/thành phố, huyện/quận (Võ Thị Thu
Yến, 2015). Tuy nhiên, thông tin về tình hình dại những năm trước năm 1990 cịn
thiếu do cơng tác giám sát, thống kê, báo cáo chưa thực hiện thường xuyên (Võ Thị
Thu Yến, 2015).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5
Bảng 1.1. Số người tiêm vaccine dại và số ca tử vong do bệnh dại gây ra tại Việt Nam
năm 2000 đến 2015 (Cục y tế dự phòng, 2017)
Năm

Số người tiêm vaccine

Số ca tử vong

2000

568.166

90

2001

552.653

65

2002


637.185

47

2003

635.815

34

2004

607.720

84

2005

585.251

84

2006

567.173

82

2007


450.023

131

2008

380.450

91

2009

280.453

68

2010

303.150

78

2011

342.731

110

2012


400.308

98

2013

371.153

105

2014

394.979

67

2015

391.238

78

Tổng

7.468.448

1.312

Ghi chú


Kết quả giám sát bệnh dại của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cho
thấy liên tục trong khoảng 25 năm qua, năm nào cũng có người chết do bệnh dại và số
người chết do bệnh này hàng năm luôn giữ vị trí cao nhất so với số ca tử vong các
bệnh truyền nhiễm gây dịch ở Việt Nam (Cục y tế dự phịng, 2017). Năm 1996, cơng
tác phịng chống bệnh dại được các cấp chính quyền quan tâm hơn và chương trình

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
tiêm phịng vaccine dại cho người bị chó cắn được tổ chức với quy mô rộng tới nhiều
quận/huyện thông qua chỉ thị 92/TTg về tăng cường phòng chống bệnh dại (Cục y tế
dự phòng, 2017). Đầu năm 2007, cả nước đã có 936 điểm tiêm phịng dại cho người và
tại các điểm tiêm đã có sổ sách theo dõi, quản lý và báo cáo thường xuyên theo hệ
thống các Trung tâm Y tế dự phòng. Như vậy trong 12 năm từ 1996 - 2007, trung bình
hàng năm có 107 ca tử vong do bệnh dại, giảm mỗi năm 293 ca so với thời kỳ 1991 1995 (Cục y tế dự phòng, 2017).
Tháng 10 năm 2010, địa bàn xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
một người dân đã bị chó dại cắn và tử vong sau đó vì lên bệnh dại, do chủ quan khi bị
chó dại cắn đã khơng đi tiêm phịng, cụ thể là nạn nhân đã hơn 1 tháng sau khi bị chó
dại cắn, có biểu hiện phát bệnh và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện để cứu chữa
nhưng không qua khỏi. Tại địa phương này đã có 87 người bị chó dại cắn phải đi tiêm
phịng năm 2010 (Bách khoa tồn thư mở Wikipedia, 2014).
Giai đoạn 2011 - 2015: giai đoạn triển khai thực hiện chương trình quốc gia
khống chế và loại trừ bệnh dại, số ca tử vong có giảm xuống với trung bình khoảng 95
ca tử vong/năm với khoảng 380.000 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phịng mỗi
năm (Cottral, 1989).Năm 2013, cả nước có khoảng 300.000 người bị chó dại tấn cơng,
trong đó 99 người tử vong.Có 30% - 50% người sau khi bị chó dại cắn khơng tiêm
vaccine. Năm 2013, tại huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước, có 1 con chó dại cắn 8 người,
mỗi bệnh nhân có ít nhất 3 - 4 vết thương do chó dại cắn, có trường hợp đến 6 vết cắn

(Bách khoa tồn thư mở Wikipedia, 2014).
Năm 2015, cả nước có 78 trường hợp người bị tử vong do bệnh dại. Những năm
gần đây bệnh này gây tử vong trên người nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và
Bắc Trung bộ (Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Lạng Sơn, Phú Thọ, Nghệ An, Cao Bằng,
Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hịa Bình, Tun
Quang…) (Cục y tế dự phịng, 2017).
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

47

44
36

36

32

29

26

18

18

16

15

12

11

10

9

8

8

Hình 1.1. Tỉnh có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất (2011 - 2015)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
Kết quả theo dõi và giám sát bệnh dại trên người trong các năm qua cho thấy:
trong số người đến tiêm vaccine dại có 89,2% là do chó nhà cắn, 8,7% do mèo cắn,
1,6% do tiếp xúc với chó và 0,5% là do các con vật khác như chuột, khỉ... cắn (Cục y
tế dự phòng, 2017).

Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, năm 2016, cả nước đã ghi
nhận 333.037 người bị chó cắn (giảm hơn 60 ngàn người so với năm 2015) phải đi
điều trị dự phịng và đã có 64 người tử vong do bệnh dại (giảm 14 ca so với năm
2015).Các trường hợp tử vong xảy ra tại 23 tỉnh, thành phố (Cục y tế dự phịng,
2016) .
1.1.3.2. Tình hình bệnh dại ở động vật
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, kết quả giám sát bệnh dại ở động vật từ năm
1991 - 1995 có 2.600 ổ dịch dại ở động vật ni (chó, mèo), riêng năm 1996 có 587 ổ
dịch làm chết 16.800 gia súc, trong đó 97% là chó, 3% là mèo và các gia súc khác (Vũ
Văn Tám, 2016).
Bảng 1.2. Bệnh dại trên động vật giai đoạn 2008 - 2015(Vũ Văn Tám, 2016)
Năm

Số tỉnh

Số huyện

Số xã

Số chó chết và tiêu hủy

2008

5

7

28

110


2009

2

4

8

25

2010

8

14

42

150

2011

5

6

11

58


2012

8

19

34

268

2013

10

20

27

260

2014

23

53

65

125


2015

27

52

63

85

Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố
trong cả nước trong giai đoạn từ năm 2008 - 2014, mỗi năm có hàng trăm con chó dại
được phát hiện trên 30 xã, 20 huyện, 10 tỉnh. Do công tác giám sát bệnh này cịn yếu,
nhiều địa phương khơng phát hiện được bệnh dại trên đàn chó, chỉ phát hiện sau khi có
ca bệnh xảy ra trên người cắn (Cục y tế dự phòng, 2017).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trong năm 2015, cả nước có trên 09 triệu
con chó ni, tuy nhiên số chó được tiêm phịng dại là 3,89 triệu con (chiếm tỷ lệ
42,9%). Cả nước có 17/63 tỉnh, thành phố tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 70% tổng đàn chó
ni, 10/63 tỉnh tỷ lệ tiêm phịng đạt từ 50 - 69% tổng đàn chó ni, 36/63 tỉnh có tỷ lệ
tiêm phịng đạt dưới 50% tổng đàn chó, đặc biệt có 8/63 tỉnh tỷ lệ tiêm phịng chỉ đạt
dưới 10% tổng đàn chó (Vũ Văn Tám, 2016).
Bảng 1.3. Tình hình tiêm phịng dại trên chó (Cục y tế dự phịng, 2017).
Năm


Tổng đàn chó

Tỷ lệ tiêm phịng (%)

2011

8.585.856

37,8

2012

8.437.861

38,2

2013

8.239.877

44,2

2014

8.195.809

47

2015


9.080.802

42,9

Việt Nam với vai trò là quốc gia dẫn đầu phòng, chống bệnh dại trong khu vực
ASEAN đã tích cực triển khai Nghị định số 05/2007/NĐ-TT của Chính phủ về việc
phịng chống bệnh dại nhằm giảm thiểu số ca tử vong do dại và hướng tới mục tiêu
loại trừ bệnh dại vào năm 2020 được nêu trong “Chiến lược loại trừ bệnh dại ASEAN”
do Việt Nam là đầu mối xây dựng. Chiến lược này đã được hội nghị Bộ trưởng Bộ Y
tế ASEAN và hội nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp ASEAN phê duyệt
vào năm 2014 và đã được hội nghị Quan chức cao cấp Y tế các nước ASEAN lần thứ
10 được tổ chức vào tháng 9/2015 tại Lâm Đồng, Việt Nam thơng qua cắn (Cục y tế
dự phịng, 2017).
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016 (1/2016 - 24/4/2016), trên địa bàn huyện Văn
Lãng tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện 16 con chó nghi nhiễm bệnh dại trên địa bàn 6 xã
gồm: Hội Hoan, Gia Miễn, Nam La, Bắc La, Tân Việt, Tân Lang. Trong các con chó
nghi nhiễm dại, nhiều con đã cắn chủ nhà, cắn các con chó khác trong thơn, thậm chí
cắn cả lợn, gà (báo cáo của Trạm Thú y huyện) (Đỗ Hoạt, 2016).
Trong năm 2016, có 23 tỉnh, thành phố báo cáo 95 trường hợp chó nghi mắc
bệnh Dại, bao gồm: Bắc Cạn, Bắc Giang, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hịa
Bình, Kiên Giang, Lào Cai, Nghệ An, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn
La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lai Châu,
Bình Phước (Vũ Văn Tám, 2016).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

Hình 1.2. Bản đồ phân bố chó ni và tỷ lệ tiêm phịng dại ở chó năm 2015

(Cục y tế dự phòng, 2017).
1.2. VIRUS DẠI
1.2.1. Phân loại
Virus gây bệnh dại thuộc họ Rhabdoviridae, chi (giống) Lyssavirus. Có khoảng
hơn 100 chủng của họ Rhabdoviridae phân bố trong thiên nhiên có thể gây nhiễm
cho động vật và thực vật (Phạm Hồng Sơn và cs, 2002). Chúng có khả năng gây bệnh
cho động vật máu nóng như chó, mèo, chồn, dơi… Dưới kính hiển vi điện tử virus
được thấy dại có hình trụ dẹt, ở giữa có lõi ribonucleoprotein, có màng ngồi
lipoproteinvà gai bao bọc (Chu Thị Thơm, 2006). Hiện nay người ta đã thống kê
được 32 lồi khác nhau, ngồi ra cịn có 44 lồi được tạm thời xếp vào chi này do
chưa xác định được vị trí phân loại của chúng. Các virus này đều có protein N và
protein NS có tính giao chéo kháng nguyên và đều khu biệt với các vesiculovirus
(Phạm Hồng Sơn và cs, 2002).
Dựa vào đặc tính kháng nguyên trung hoà của protein G, một bộ phận virus được
phân biệt dạng huyết thanh học (serotype 1 đến serotype 5). Trong số đó, các virus

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
serotype 2 - 4 có một phần giao sai với virus bệnh dại type 1, gây bệnh dại ở người và
động vật. Các virus Obodhiang và Kotonkan thuộc serotype 5 phân lập được từ động
vật không xương sống (Phạm Hồng Sơn và cs, 2002).
Bằng kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật kháng thể đơn dòng người ta đã nghiên
cứu nhận dạng các chủng virus phân lập được từ một số loài động vật hoang dã và
phân chia các chủng virus giống (chi) Lyssavirus của họ Rhabdoviridae thành 4 type
huyết thanh học trên cơ sở mối liên quan kháng nguyên và huyết thanh
(Wacharapluesadee và cs, 2012). Type 1 huyết thanh học (serotype 1) gồm chủng
virus thử thách chuẩn (Challenge Virus Standard) bao gồm phần lớn các chủng “hoang
dại” được phân lập từ lồi động vật có vú sống trên cạn, từ lồi dơi ăn cơn trùng ở

Nam Mỹ và dơi hút máu ở Mỹ Latin, kể cả các chủng virus cố định dùng trong phịng
thí nghiệm. Type 2 huyết thanh học (serotype 2) gồm chủng Lagos, lần đầu tiên được
phân lập từ não dơi ở Nigeria (Lagos-1), sau đó ở Cộng hoà Trung Phi (Lagos-2) và từ
dơi ở Guinea và mèo ở Zimbabwe (Lagos-3). Type 3 huyết thanh học (serotype 3)
gồm chủng Mokola, đầu tiên được phân lập từ chuột chù ở Nigeria sau đó từ người
(Mokola-1), tiếp theo được phân lập từ chuột chù ở Cameroon (Mokola-2), Cộng hoà
Trung Phi (Mokola-3) và từ chó ở Zimbabwe (Mokola-5). Type 4 huyết thanh học
(serotype 4) gồm chủng Duvenhage, đầu tiên được phân lập từ người ở Nam Phi
(Duvenhage-1), sau đó từ lồi dơi ở Nam Phi (Duvenhage-2) và ở Zimbabwe
(Duvenhage-3).
1.2.2. Hình thái và cấu trúc virus
Virus dại thuộc nhóm RNA virus và dễ phân biệt với các virus cùng họ do có
hình viên đạn khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử.

Hình 1.3. Hình thái virus dại (Naipet.com, 2016)
Cũng như các virus khác thuộc họ Rhabdoviridae, Rabiesvirus có kích thước xấp
xỉ 180 × 75nm và bao gồm hai cấu phần chính là lõi virus (virus core) có cấu trúc
ribonucleoprotein xoắn (RNP) và lớp vỏ bao (virus envelope) lipoprotein bên ngoài
lớp protein nền (matrix protein). Ribonucleoprotein bao gồm RNA mang bộ gen virus
và phần nucleoprotein (N protein) có tác dụng gói RNA.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

Hình 1.4. Hình ảnh cắt ngang của virus với các phần cấu tạo (Naipet.com, 2016)
Nucleocapsid của virus có hình đối xứng xoắn, có đường kính hình xoắn ốc từ 15
đến 18 nm, nếu nucleocapsid trải ra sẽ có chiều dài khoảng 4,2 µm và chiều rộng thay
đổi từ 20 đến 60 Å (Angstron). Lõi của virion là một RNA cuộn lại theo hình xoắn,

trên có những đơn vị cấu trúc protein bám vào sợi RNA. Virion có vỏ kép bọc ngoài
áp sát vào bề mặt nucleotide (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997).
Virus dại có kích thước 100 - 150 nm, phát triển thích hợp trong tế bào thần kinh.
Khi con vật (chó, mèo) bị dại, trong nước dãi có rất nhiều virus, lúc thú cắn người
hoặc đồng loại, virus theo nước bọt chui qua vết thương xâm nhập tế bào thần kinh và
tiến dần về thần kinh trung ương. Virus xâm nhập nơron não làm thay đổi cấu trúc bên
trong tế bào thần kinh khiến (thể Negri trong tế bào nơron) gây rối loạn chức năng
điều khiển, con vật hay người bị bệnh dại khơng cịn bình thường nữa (Võ Văn Ninh,
2001). Thể Negri ở não của súc vật chết vì bệnh dại do nhà khoa học Negri người
Italia đã phát hiện ra năm 1903. Thể Negri có hình dạng thay đổi, là những hạt nhỏ
hình trịn, hình trứng, hình bầu dục, kích thước biến động từ 0,5 đến 30 µm, chúng
thường định vị trong bào tương của nơron thần kinh, chủ yếu ở sừng Ammon, còn ở tế
bào tiểu não thì có ít hơn. Thể Negri là dấu hiệu đặc thù của bệnh dại, khi phát hiện ra
thể Negri trong tế bào não của động vật ốm, thì xác định là con vật mắc bệnh dại
(Nguyễn Bá Hiên và cs, 2008).
1.2.3. Bộ gen virus
Hệ gen của virus dại là một sợi ARN đơn âm, khơng phân nhánh có hằng số lắng
là 45S và trọng lượng phân tử l24,6 10 6 Dalton, có chứa khoảng 12.000 nucleotide.
Sợi ARN chứa 5 gen có trật tự sắp xếp được bắt đầu từ 3’-N–M1–M2–G–L-5’ kết thúc
ở vị trí 5’ (Cherian và cs, 2015). Bộ gen của virus mã hóa 5 gen có trật tự được bảo tồn
cao: nucleoprotein (N), phosphoprotein (P), protein matrix (M), glycoprotein (G), và
một ARN polymerase của virus (L) (Swanepoel và cs, 1993).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
1.2.4. Đặc tính ni cấy
Virus dại có khả năng phát triển trong nhiều hệ thống tế bào được nuôi cấy trong
phịng thí nghiệm, khơng chỉ những tế bào của động vật máu nóng (warm blooded

animals) mà cả trong tế bào động vật biến nhiệt có xương sống (poikilothermic
vertbrate).Virus phát triển trên hệ thống tế bào lưỡng bội của người được dùng để sản
xuất vaccine.Virus cịn được ni cấy thích nghi trên phôi gia cầm (Ngô Trần Ái,
2009).
Nuôi trên phôi gà: virus chỉ có thể thích ứng được sau vài lần ni cấy trên phơi
gà, tiêm virus vào túi lịng đỏ của phôi gà ấp 7 ngày hay tiêm vào màng nhung niệu
của phôi gà ấp 13 ngày, virus sẽ nhân lên trong mô thần kinh và các mô khác của phôi,
hiệu giá virus đạt tối đa ở ngày thứ 9, phơi chỉ phát triển nhưng khơng chết, trong óc
của phơi gà có thể tìm thấy thể Negri (Ngơ Trần Ái, 2009).
Ni cấy tế bào: virus dại có thể nhân lên nhiều trong tế bào, thường những tế
bào tách ra lần thứ nhất (tiên phát: primiere explantation) thì nhạy cảm với sự nhiễm
virus dại như tế bào thận của chuột nhắt, thận của chuột Hamster, thận lợn, thận chó, tế
bào xơ phơi gà (fibroblast), tế bào tuyến nước bọt của chó, tế bào lưỡng bội, tế bào
thường trực, nhưng thích hợp hơn cả là dịng tế bào BHK12 (Baby hamster kidney)
(Ngơ Trần Ái, 2009).
Nói chung ni cấy tế bào, phải sau nhiều lần cấy truyền thì tác dụng hủy hoại tế
bào của virus mới xuất hiện đều đặn và virus mới tích lũy hiệu giá cao. Trong các ni
cấy tế bào bị nhiễm virus dại bằng phương pháp nhuộm Mann, Sellers thấy các thể
hình trịn, có ranh giới rõ rệt đó là thể Negri (Ngô Trần Ái, 2009).
1.2.5. Chất chứa virus
Cảm nhiễm do virus có mặt trong dịch nước bọt của thú bệnh xâm nhập vào cơ
thể động vật bị cắn nhưng cũng có trường hợp lây nhiễm qua bào thai, khí quản và mơ
ghép. Vì có tính chất hướng thần kinh nên từ trục thần kinh ngoại biên virus vừa phát
triển (tái sản) vừa di hành dần về phía thần kinh trung ương và tiếp tục phát triển ở đó.
Trong tế bào chất của tế bào cảm nhiễm virus dại hay tế bào thần kinh động vật bệnh ở
sừng Ammon (cornu Ammoni, hay hải mã, hypocampus) nhuộm Giemsa thường thấy
các thể Negri là những thể ấn nhập ái toan (ưa acid) chứa hạt nhỏ ái kiềm (bắt màu
bazơ) ở bên trong (Đỗ Lương Tâm, 2014).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



13
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TẾ HỌC BỆNH DẠI
1.3.1. Tính cảm nhiễm
1.3.1.1. Trong tự nhiên
Trong tự nhiên, tất cả các lồi động vật máu nóng đều mắc bệnh. Mẫn cảm nhất
là chó, chó sói, cáo, trâu, bị, ngựa, lợn, lạc đà, khỉ, gấu, dơi, chuột. Trong đó chó bị
mắc bệnh nhiều nhất. Người cũng rất mẫn cảm với bệnh dại nhưng kém hơn một số
súc vật, cho đến nay chưa biết được tính miễn dịch tự nhiên ở người. Lồi chim khơng
mẫn cảm trừ khi gây bệnh thí nghiệm (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1970)
1.3.1.2. Trong phịng thí nghiệm
Thỏ, chuột lang, chuột nhắt trắng được sử dụng để tiêm truyền. Khi đem virus
dại đường phố tiếp đời nhiều lần qua óc thỏ, tính gây bệnh đối với thỏ tăng lên, thời
gian ủ bệnh ngắn lại, nhưng độc lực được cố định. Đem virus này tiêm dưới da người
và gia súc thì khơng gây bệnh, trái lại được miễn dịch (Bùi Quý Huy, 2002). Tốt nhất
khi tiêm truyền là dùng thỏ, sau đó là chuột bạch, chuột lang, chuột đất vàng. Tiêm
virus lấy từ não của con vật chết vì bệnh dại vào não thỏ hoặc qua đường giác mạc vào
trong tiền phòng hoặc hậu phòng của mắt, tùy theo đường tiêm thời gian ủ bệnh sẽ
khác nhau (từ 12 đến 25 ngày) và diễn biến của bệnh cũng dài ngắn khác nhau. Ban
đầu có hiện tượng co giãn đồng tử vài giờ trước khi xuất hiện những rối loạn hơ hấp và
biểu hiện liệt đầu tiên, sau đó con vật nhanh chóng bị liệt 4 chân, lả đi, kiệt sức và chết
(Nguyễn Như Thanh và cs, 1997).
Với chuột bạch, sau khi tiêm virus qua đường não, sau thời gian ngủ bệnh từ 8 15 ngày, xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh như lông dựng đứng với sự hình
thành một cục bướu ở cột sống và chuột bị kích thích khá mạnh. Cịn các biểu hiện run
rẩy liệt hai chân sau, lan ra toàn thân, rồi mệt lả và chết, các triệu chứng này thường
khơng rõ, nó tùy thuộc vào liều lượng và khả năng gây bệnh của chủng virus được
tiêm (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997).
1.3.2. Khả năng và cơ chế gây bệnh
Đầu tiên virus tìm đến dây thần kinh vận động gần vết thương, từ đó vào tủy

sống và di chuyển về đại não, phá hoại đại não và tủy sống, gây viêm não tủy cấp, làm
tử vong bệnh và người bệnh. Thông qua sử dụng lớp áo ngoài và màng tế bào ký chủ,
virus xâm nhập vào tế bào chất rồi cởi vỏ ở đó. Q trình tái sản diễn ra hồn tồn
trong tế bào chất. Nhờ enzyme sao chép của nucleocapsid virus mà một số loại sợi
RNA dương được tổng hợp và hoạt động như các RNA thông tin sao chép tổng hợp
các protein cấu trúc của virus. Quá trình tái sản RNA geneome như sau: thể phức hợp
RNA–protein N hoạt động như khuôn nucleocapsid tổng hợp nên dạng trung gian hay
dạng RNA tái tạo có thêm RNA sợi dương có độ dài bằng độ dài của RNA genome.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
Từ khuôn là sợi dương của RNA dạng tái tạo, các RNA sợi âm được tổng hợp và kết
hợp ngay với protein N, sau đó với các protein NS và L, hình thành nucleocapsid tập
trung ở trong tế bào chất, thường được quan sát thể ấn nhập. Sau khi kết hợp protein
M, nucleocapsid kết hợp protein G rồi di động về màng tế bào chất ký chủ và nảy chồi
qua màng và hình thành virion thành thục (Madore và England, 1977; Slate và cs,
2009).
1.3.3. Phương thức lây lan và truyền bệnh
Virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe và người qua nước bọt
tại miếng cắn, cào hay vết liếm vào vết thương. Mèo, chó sói, chồn khi bị dại cũng có
virus trong nước bọt và truyền cho các động vật khác, người như bị chó dại cắn
(Hoàng Văn Năm và cs, 2012).
Khả năng gây bệnh giảm khi lây truyền qua tiêm bắp thịt và hầu như khơng gây
bệnh khi tiêm dưới da. Sữa động vật có vú chứa virus dại nhưng khó có thể truyền
bệnh, vì chúng đã khô sữa trước khi bệnh dại xảy ra. Có trong nước tiểu lồi dơi nên
chúng có khả năng truyền bệnh. Bệnh không truyền qua đường máu và trở nên nguy
kịch khi cắn vào đầu, mặt, cổ, chi trên, bộ phận sinh dục. Có trường hợp lây nhiễm qua
bào thai và mô ghép (Phạm Hồng Sơn và Bùi Quang Anh, 2006).

Biểu đồ sau thể hiện về thống kê tỉ lệ vết cắn của các loài lây bệnh dại ở nước ta.

tiếp xúc
0.4%

Khác
0.6%

Mèo
6.4%

Chó
92.6%

Hình 1.5: Phân bố loại súc vật cắn người
1.3.4. Tuổi và mùa vụ mắc bệnh
Hầu hết các loài thú nuôi và thú hoang ở các lứa tuổi khác nhau đều nhiễm virus
dại và mắc bệnh dại (Phạm Sĩ Lăng và Lê Thị Tài, 2009). Tuy nhiên, nguy hiểm nhất
là chó con dưới 3 tháng tuổi, thường hay mắc bệnh dại và hay đùa cắn trẻ em khiến
người ta dễ bỏ qua.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15
Ở nước ta, bệnh xảy ra rải rác quanh năm nhưng tập trung vào các tháng nóng ẩm
từ mùa hè đến mùa thu (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Năm, 2012), bệnh thường phát
ra thành các ổ dịch nhỏ có tính địa phương mà đối tượng chủ yếu là chó và từ chó lây
sang người. Bệnh xảy ra lẻ tẻ tại các vùng nông thôn rộng lớn, nhất là trung du và
miền núi do trình độ dân trí cịn thấp và chó cịn ni theo phương thức thả rơng nhiều

(Phạm Sĩ Lăng và Lê Thị Tài, 2009).
Các đề tài nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm và các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình
khảo sát tài liệu tham khảo được tìm thấy chủ yếu là các nghiên cứu về dịch tễ và cảnh
báo mối nguy dựa trên số ca dại thực tế. Có một số điểm sau đây rất đáng chú ý.
Nghiên cứu Makarov và cs (2002) trong giai đoạn trước năm 1998, tỷ lệ mắc
bệnh dại đã được đăng ký trong khu vực Moscow lên đỉnh điểm, có một sự gia tăng
đáng chú ý trong tần số cáo và mật độ số lượng cáo xảy ra cùng thời điểm, đặc biệt là
trong 3 khu vực đặc hữu của vùng Tây Bắc nước Nga. Xem xét thực tế rằng khu vực
này là loài đặc hữu cho bệnh dại, với mật độ gia tăng số lượng cáo, có lẽ hầu hết, các
yếu tố quan trọng của nguy cơ bệnh lây truyền động vật hoang dã và là ngun nhân
chính của tình trạng khẩn cấp tại bệnh dại năm 1998. Các dữ liệu thu được trong cuộc
điều tra này có thể làm cơ sở thực tế để dự báo về tình hình lây sang người (Makarov
và cs, 2002). Artois (1982) cho rằng số lượng theo tuổi và giới tính, cấu trúc phân bố
giới của chó trong bệnh dại qua bài phân tích khám nghiệm tử thi của 1259 chó từ
khắp nơi trên nước Pháp, từ năm 1976 đến năm 1980, cho phép so sánh các cấu trúc
tuổi của quần thể chó từ các khu vực trong thời gian dài hoặc các khu vực bệnh dại.
Khơng có sự khác biệt rõ ràng tồn tại giữa tỷ lệ giới và tỷ lệ mắc (Artois và Aubert,
1982).
Các nghiên cứu trên chứng tỏ tầm quan trọng của các nhân tố tự nhiên bao gồm
mùa, thời tiết, mùa giao phối các lồi tự nhiên... có ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm. Ngoài
ra các nhân tố như độ tuổi, giới tính cũng được quan tâm nhưng chưa có kết quả nhất
quán, nghiên cứu các mối nguy vẫn và các ưu tiên hàng đầu.
1.3.5. Cơ chế sinh bệnh
Virus dại qua tuyến nước bọt bài thải ra ngồi, từ đó xâm nhập vào cơ thể theo
vết thương (chủ yếu là vết cắn; có thể là vất cào hoặc liếm; nhưng cũng có khi truyền
qua đường máu, hạch lâm ba hay núm nhau). Virus không sinh sản tại vết cắn mà theo
dây thần kinh hướng tâm đến các hạch, tủy sống và thần kinh trung ương. Tại não
virus tác động và sinh sản nhanh chóng, lan tỏa khắp mơ, hành tủy, tủy sống, vào các
hạch thần kinh và tuyến nước bọt. Cũng có khi virus truyền bằng đường máu, qua lâm
ba hay qua núm nhau khi vào đến thần kinh trung ương virus sản sinh rất nhanh, rồi

theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Bấy giờ cơ năng thần kinh chưa bị tổn thương
đáng kể, vì thế nên bề ngồi vật vẫn bình thường, nhưng lúc này trong nước bọt đã có

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16
độc lực. Về sau, virus phá hoại các tế bào thần kinh, do đó lúc đầu con vật bị kích
thích làm thay đổi tâm lý, hung dữ hay sợ sệt rồi dần chuyển qua bại liệt. Có khi virus
nằm tiềm tàng trong vết sẹo, lúc cơ thể yếu thì độc lực tăng lên và gây bệnh. Thời kỳ
nung bệnh rất thay đổi, phụ thuộc vào vị trí vết cắn (gần hay xa thần kinh trung ương),
độ nông sâu của vết cắn, số lượng và độc lực của virus, trạng thái cơ thể của súc vật
lúc đó, điều kiện khí hậu... (Phạm Sĩ Lăng và Lê Thị Tài, 2009).
1.3.6. Đặc điểm lâm sàng và bệnh tích bệnh
1.3.6.1. Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh biến đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số lượng virus xâm nhập
vào cơ thể, độc lực virus mạnh hay yếu; loài gia súc, gia súc non hay già; sự nặng nhẹ
của vết thương và khoảng cách từ vết thương đến bộ não. Nước bọt có men làm kích
thích độc tố của virus tăng lên. Ngồi ra, yếu tố ngoại cảnh cũng làm thời gian nung
bệnh thay đổi: nóng, mệt, chấn thương làm cho thời gian nung bệnh ngắn hơn. Ví dụ
như ở chó nếu vết cắn ở chân sau và đùi sau thời gian nung bệnh là 12 - 15 ngày, còn
vết cắn ở chân trước và đùi trước thời gian nung bệnh là 6 - 8 ngày. Tương tự, ở người
vết thương ở chân thời gian nung bệnh là 45 - 60 ngày, vết cắn ở tay và ngang thắt
lưng thời gian nung bệnh là 15 - 20 ngày. Virus cũng có thể sống hàng tháng, hàng
năm trong mô bào và vết thương đã thành sẹo. Khi có ảnh hưởng khơng có lợi cho cơ
thể: chấn thương, mệt nhọc, xúc động sẽ phát bệnh (Phạm Sĩ Lăng và Lê Thị Tài,
2009).
1.3.6.2. Triệu chứng
Ở bất kỳ con vật nào, triệu chứng đầu tiên là thái độ chúng rất khó phân biệt
được với chúng rối loạn tiêu hóa, bị thương, có vật lạ trong mồm, ngộ độc hay thời

kỳ đầu của bệnh truyền nhiễm. Nhiệt độ không thay đổi đáng kể, có thể chảy rãi.
Con vật thường bỏ ăn uống, đi tìm nơi vắng vẻ. Cơ quan sinh dục tiết niệu bị ngứa
ngáy hay kích thích, thể hiện ở đi đái luôn, dương vật cương lên và thích giao phối
ở con đực. Sau thời kỳ tiền bệnh trong 1 - 3 ngày, con vật có triệu chứng liệt hoặc
trở nên hung dữ (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Năm, 2012).
1.3.6.2.1. Thể dại điên cuồng
Thể này chỉ chiếm từ 15 - 20% chó bị dại (ở các nước nhiệt đới, tỷ lệ này
chiếm lên tới 70%). Biểu hiên lâm sàng của chó chia làm 3 thời kỳ (Nguyễn Kim
Dung và cs, 2011):
Thời kỳ mở đầu con vật thể hiện bằng những thay đổi thói quen thường ngày.
Con vật bỗng trở nên lo lắng, bứt rứt, cau có, giận dữ, hay ngược lại con vật bỗng vui
vẻ hơn, vồn vã hơn, quấn quýt lấy chủ, mắt sáng, tai vểnh lên. Cũng có khi con vật chỉ
buồn rầu thơi, mắt nhìn xa xăm. Con vật vẫn ăn, nhưng khẩu vị đã thay đổi. Chó đực

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×