Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Marketing quốc tế Xuất khẩu tôm của công ty thủy sản minh phú vào thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN

MARKETING QUỐC TẾ
Đề tài:

“Xuất khẩu Tôm của Công ty CP Tập đoàn
Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp)
vào thị trƣờng Nhật Bản”
Giảng viên : ThS. Hoàng Cửu Long
Nhóm

: 01 – Thủy Sản

Lớp

: LT22-FT003

TP.HCM, Tháng 10 năm 2018


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ...........................................1


CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY CP TẬP ĐỒN THỦY SẢN MINH
PHÚ ................................................................................................................................2
2.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển công ty ...........................................2
2.1.1.Giới thiệu sơ lược về công ty ................................................................................2
2.1.2. Tóm tắt q trình hình thành và phát triển ...........................................................3
2.1.3. Mơ hình quản trị của tập đồn ..............................................................................4
2.1.4. Tầm nhìn và Sứ mệnh của công ty .......................................................................4
2.2. Giới thiệu các sản phẩm hiện có của cơng ty ......................................................5
2.2.1. Mơ tả sản phẩm.....................................................................................................5
2.2.2. Tiêu chuẩn về chất lượng .....................................................................................6
2.3. Giới thiệu sản phẩm mà công ty xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài .........8
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN ............................... 10
3.1. Giới thiệu tổng quan về thị trƣờng Nhật bản.................................................... 10
3.2. Phân tích P.E.S.T (Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Cơng nghệ) ............................. 11
3.2.1. Chính trị - pháp luật ........................................................................................... 11
3.2.2. Kinh tế ................................................................................................................ 14
3.2.3. Văn hóa - xã hội.................................................................................................. 15
3.2.4. Khoa học – kỹ thuật – công nghệ ....................................................................... 17
3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp .............................................................. 19
3.3.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước ............................................................................ 19
3.3.2. Đối thủ cạnh tranh ngoài nước ........................................................................... 24
3.3.3. Phân tích SWOT Tập đồn Thủy sản Minh Phú ................................................ 27
3.4. Phân tích khách hàng mục tiêu .......................................................................... 28
Nhóm: 01 – Thủy Sản

i


Marketing Quốc tế


Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH MARKETING MIX .................................................... 30
4.1. Phân tích sản phẩm.............................................................................................. 30
4.1.1. Sản Phẩm ............................................................................................................ 30
4.1.2. Chính sách về nhãn hiệu sản phẩm..................................................................... 32
4.2. Phân tích về giá sản phẩm .................................................................................. 33
4.3. Phân tích hệ thống phân phối ............................................................................. 35
4.4. Phân tích các chƣơng trình xúc tiến, tiếp thị, quảng bá .................................. 36
CHƢƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP XUẤT SẢN PHẨM TÔM SANG THỊ TRƢỜNG
NHẬT BẢN ................................................................................................................. 38
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 41

Nhóm: 01 – Thủy Sản

ii


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

Việt Nam là quốc gia có điều kiện thuận lợi về tự nhiên rất lớn để khai thác,
nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đặc biệt, Tơm ngày càng chiếm vị trí quan trọng, tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu tơm trung bình chiếm khoảng 50% trong tổng xuất khẩu
thủy sản cả nước. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 99 thị trường, với tổng
giá trị đạt 3,85 tỷ USD, một số thị trường chủ lực của tôm Việt Nam là: Mỹ, EU, Nhật

Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản ngày càng trở thành một bạn hàng quan
trọng của nước ta với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đứng đầu trong số những
nước có quan hệ thương mại với Việt nam. Và thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền
thống và chiến lược của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.
Đối với ngành thủy sản, Nhật Bản luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất
của Việt Nam. Nhờ có xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, các doanh nghiệp mới có
nhiều cơ hội giao thương, hợp tác quốc tế, phát triển và xây dựng thương hiệu trên
trường quốc tế, mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều công dân Việt Nam, đem
lại nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
Ở Việt Nam, khi nhắc đến tơm xuất khẩu thì khơng thể nào không nhắc đến
“Vua Tôm Minh Phú” với hơn 25 năm hoạt động trong ngành thủy sản. Với chất
lượng đáp ứng được với các thị trường lớn và đòi hỏi chất lượng Tôm cao như là EU,
Mỹ, Nhật Bản. Minh Phú có những chiến lược phát triển hợp lý cùng đội ngũ lãnh đạo
tài giỏi đã giúp tập đoàn ngày càng vươn lên top thế giới.
Để tìm hiểu rõ hơn các hoạt động marketing về tơm xuất khẩu của Việt Nam
nói chung và Minh Phú nói riếng. Nhóm quyết định chọn đề tài “Xuất khẩu Tơm của
Cơng ty CP Tập đồn Thủy sản Minh Phú vào thị trường Nhật Bản” để nghiên cứu.

Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 1


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY CP TẬP ĐỒN THỦY SẢN
MINH PHÚ

2.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển cơng ty
2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty
Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phú Seafood Corp) hiện
tại là doanh nghiệp thủy sản đứng đầu về xuất khẩu tôm của Việt Nam. Minh Phú
Seafood Corp là một trong những doanh nghiệp thủy sản đầu tiên trong nước được
công nhận tiêu chuẩn Global Gap (Thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt theo tiêu
chuẩn tồn cầu) do Intertek cấp về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Công ty áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, GMP, SSOP, BRC, ISO 22000, IFS và
tiến đến các tiêu chuẩn ACC, Global GAP,... để khẳng định: tiêu chuẩn về chất lượng
và an tồn là tiêu chí được cơng ty đặt lên hàng đầu.
Tên công ty : Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
Tên giao dịch : Minh Phu Seafood Corp
Tên viết tắt : MINH PHÚ
Logo:
Địa chỉ trụ sở chính : KCN Phường 8, Tp. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
Lĩnh vực hoạt động: Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu
EU Code: DL 145, DL 734, DL 321
HT QLCL: HACCP, GMP, SSOP, BRC, ISO 22000, IFS, ACC, Global GAP
Vốn điều lệ đăng ký: 700.000.000 vnd
Mã chứng khoán: MPC
Điện thoại

: (84-290) 3839 391

Email

:

Website


: www.minhphu.com

Fax: (84-290) 3668195

Văn phòng đại diện: Lầu 6, tịa nhà Minh Phú, 21 Lê Q Đơn, Phường 6, Quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 84-08-3930 9631.

Nhóm: 01 – Thủy Sản

Fax: 84-08-3930 9625.

Trang 2


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hồng Cửu Long

2.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
-

Ngày 14/12/1992: Tiền thân của cơng ty là Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu
Minh Phú, được thành lập với vốn điều lệ 120 triệu đồng;

-

Ngày 01/07/1998: Cơng ty đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến thủy sản Minh
Phú đồng thời vốn điều lệ tăng lên 5 tỷ đồng;


-

Ngày 10/8/2000: Tăng vốn điều lệ lên 79,60 tỷ đồng;

-

Tháng 12/2002: Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH XNK Thủy sản
Minh phú và tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng;

-

Ngày 21/10/2003: Tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng;

-

Ngày 31/ 5/2006: Công ty chuyển sang hình thức Cơng ty cổ phần với số vốn
điều lệ là 600 tỷ đồng và trở thành Công ty mẹ của các Công ty Minh Quý,
Minh Phát, Công ty CP Thủy hải sản Minh phú Kiên Giang,Cty Giống Thủy
sản Minh Phú Ninh Thuận;

-

Ngày 27/12/2006: Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên sàn HASTC;

-

Ngày 25/05/2007: Tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng;

-


Ngày 05/12/2007: Công ty hủy niêm yết trên sàn HASTC và chuyển sang niêm
yết tại HOSE;

-

Ngày 20/12/2007: 70 triệu cổ phiếu của Cơng ty chính thức được niêm yết và
giao dịch trên sàn HOSE;

-

Ngày 31/03/2015: Hủy niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh (HOSE);

-

Ngày 16/10/2017: Giao dịch trên thị trường UPCOM;Với sự lãnh đạo của ông
Phạm Anh Thu và bà Trần Thị Hương Giang sau hơn 7 năm hoạt động dù gặp
khơng ít khó khăn nhưng cơng ty cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 3


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hồng Cửu Long

2.1.3. Mơ hình quản trị của tập đoàn
Minh Phú được định hướng xây dựng dựa trên mơ hình tập đồn hiện đại, mang lại

hiệu quả tối ưu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như kết nối và truyền
thông.
Hiện tại, Minh Phú có tổng cộng 10 cơng ty thành viên, bao gồm 4 nhà máy chế biến
tôm và 8 công ty trực thuộc tập đồn. Mỗi thành viên là một mắt xích quan trọng
trong tồn bộ chuỗi giá trị sản xuất tơm của Minh Phú.

Nguồn:(www.minhphu.com)
2.1.4. Tầm nhìn và Sứ mệnh của cơng ty
 TẦM NHÌN
Thơng qua việc sở hữu các chuỗi giá trị khép kín và có trách nhiệm; Minh Phú
đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh, mang lại những giá trị tốt đẹp cho
tất cả các thành viên liên quan, đưa Việt Nam lên bản đồ thế giới với vị thế là nhà
cung ứng tôm chất lượng hàng đầu.
 SỨ MỆNH
Tại Minh Phú, chúng tôi không ngừng kết hợp kinh nghiệm, sự sáng tạo, và
trách nhiệm trong tồn bộ chuỗi giá trị sản xuất tơm, từ khâu đầu đến khâu cuối. Sứ
mệnh của chúng tôi là cung cấp cho thị trường tồn cầu những sản phẩm tơm Việt
Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 4


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

Nam tốt nhất, sạch nhất, và dinh dưỡng nhất; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng
sự an tâm và trải nghiệm tuyệt vời nhất trên từng bàn ăn, trong từng bữa ăn.
Điều tạo nên những giá trị khác biệt ở Minh Phú đó chính là việc chúng tơi sản
xuất các sản phẩm của mình khơng chỉ dựa trên nhu cầu tiêu dùng thơng thường, mà

cịn được thúc đẩy bởi các giá trị lịch sử, văn hoá, và các mục tiêu phát triển bền vững
như: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ mơi trường, cân bằng lợi ích xã hội,
và quan tâm đến quyền lợi vật nuôi.
2.2. Giới thiệu các sản phẩm hiện có của cơng ty
2.2.1. Mơ tả sản phẩm
Minh Phú luôn cung cấp cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng chất
lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng với các sản phẩm đa
dạng về quy cách, mẫu mã, và chứng nhận, gắn liền với các 3 dịng sản phẩm chính:
sản phẩm tươi, sản phẩm hấp, sản phẩm giá trị gia tăng

Hiện nay các loại sản phẩm chủ lực của công ty là: Tôm Sú (Black Tiger) và Tôm thẻ
chân trắng (White Vannamei) chính là hai sản phẩm chủ lực tạo nên danh tiếng của
tập đồn thuỷ sản Minh Phú

Ngồi ra, cơng ty cịn cung cấp các sản phẩm như: tơm NOBASHI, tơm tươi đông
Block, tôm xiên que, tôm SUSHI, Semi Block, tôm tươi đơng IQF, tơm Semi IQF,

Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 5


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hồng Cửu Long

tơm hấp đơng IQF, tôm NOBASHI xẻ bướm bao bột, tôm Ring, tôm Tempura tẩm bột
chiên, tơm tẩm vị.
 Một số hình ảnh sản phẩm


2.2.2. Tiêu chuẩn chất lƣợng
Loại tôm dành cho xuất khẩu phải đạt các chỉ tiêu sau:
-

Tơm khơng có mùi ươn.

- Tơm khơng có điểm đen trên thân hoặc nếu có thì khơng q 3 vết đen. Mỗi vết
đen khơng quá 1,5mm và không ăn sâu vào thịt. Vành bụng cho phép đen nhạt.
- Tôm không bị bể vỏ hoặc nếu có thì chỉ chấp nhận trên 3% tổng số. Vỏ tơm
cho phép mềm nhưng khơng bị bong tróc ra khỏi thân tơm và có màu tự nhiên, sáng
bóng.
-

Thịt tơm có màu sắc đặc trưng và săn chắc.

-

Tơm có đầu dính chặt vào thân tơm và tơm khơng bị dập nát.

Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 6


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

 Thành phần hóa học của tơm thẻ ngun liệu
Thành phần

Protit
Lipit
Nước
Tro
Gluxit
Canxi
Photpho
Sắt
Na

Đơn vị
g/100g
Mg/100g
-

Tơm
19 – 33
0,3 – 1,4
76 – 79
1,3 – 1,87
2
29 – 50
33 – 67,6
1,2 – 5,1
11 – 127
(Nguồn: )

 Thành phần dinh dƣỡng của tôm thẻ nguyên liệu
Thành phần dinh dưỡng (cho mỗi 100g sản phẩm tôm thẻ tươi)
Năng lượng


399 (95 calo)

Cholesterol

121 mg

Natri

185 g

Chất béo tồn phần

0,8 g

Chất béo bảo hịa

36% chất béo

Chất béo khơng bão hịa đơn

23% chất béo

Chất béo khơng bão hòa đa

41% chất béo

Omega-3, EPA

39 mg


Omega-3, DHA

49 mg

Omega-6, AA

45 mg
(Nguồn: )

 Các chỉ tiêu vi sinh của tôm đông lạnh
Chỉ tiêu vi sinh

Tôm đông lạnh (TCVN 5289 – 1992)

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

≤ 106 khuẩn lạc/g sản phẩm

Coliforms

≤ 2*102 khuẩn lạc/g sản phẩm

Staphylococcus

Khơng cho phép có

Salmonella

Khơng cho phép có


Shigella

Khơng cho phép có

E.coli

Khơng cho phép có
(Nguồn: )

Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 7


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

2.3. Giới thiệu sản phẩm mà công ty xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài
 Về sản phẩm xuất khẩu:
Sản phẩm xuất chủ yếu của tập đoàn thuỷ sản Minh Phú là các mặt hàng tôm
đông lạnh xuất khẩu. Tôm Sú (Black Tiger) và Tôm thẻ chân trắng (White
Vannamei) là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tập đoàn thuỷ sản Minh Phú.
 Về thị trƣờng xuất khẩu:
Trong những năm gần đây, Việt Nam ln nằm trong nhóm 5 quốc gia xt
khẩu tôm lớn nhất thế giới. Sản phẩm tôm của Việt Nam đã xuất khẩu hầu hết các thị
trường trên thế giới. Các thị trường lớn của tôm Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU,
Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tiêu thụ tơm trến thế giới được dự kiến có mức tăng
trưởng ổn định. Khoảng 3-5%/năm.

Việt Nam có lợi thế thiên nhiên, đất đai về nuôi trồng thủy sản, đặt biệt là tôm.
Tuy nhiên những năm gần đây dịch bệnh trên tôm cũng phát triển và diễn biến khó
lường. Thêm vào đó việc giá cả tơm cịn phụ thuộc vào thị trường thế giới nên nhiều
khi giá tôm nguyên liệu trong nước cịn cao hơn giá xuất khẩu khiến các doanh nghiệp
khó cạnh tranh.
Minh Phú chủ động một phần nguyên liệu nhờ vào vùng ni sẵn có và vùng
ln liên kết. Thêm vào đó, cơng ty cũng tiến hành nhập khẩu một phần để chủ động
trong sản xuất.

(Nguồn: Báo cáo cổ đông thường niên 2018 của Tập đoàn thủy sản Minh Phú)
Các thị trường xuất khẩu chính của cơng ty bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, EU,
Canada, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan, Hồng Kơng và một số thị trường khác. Cơng ty có
thế mạnh lớn tại thị trường Mỹ so với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam do cơng ty
Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 8


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

đã được rút ra khỏi vụ kiện Chống bán phá giá tôm của Mỹ. Ngồi ra với lợi thế quy
mơ cơng suất lớn nên có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn với thời gian
nhanh, giá thành cạnh tranh.
Ngoài các thị trương truyền thống, công ty cũng đang tập trung phát triển các
thị trường ở Đông Âu, Trung Quốc để gia tăng doanh số xuất khẩu và lợi nhuận của
mình.
Trước đây, công ty không chú trọng vào thị trường nội địa do tập quán tiêu
dùng của Việt Nam không hay tiêu thụ đồ đông lạnh. Tuy nhiên, hiện nay do quá trình

đơ thị hóa cũng như sự phát triển và thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt, cơng
ty đã thành lập bộ phận nội địa để phát huy lợi thế của mình. Thị trường nội địa hiện
chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh số của công ty nhưng cũng là mảng rất tiềm
năng với mức tăng trưởng hai con số mỗi năm.

Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 9


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN
3.1. Giới thiệu tổng quan về thị trƣờng Nhật Bản
Tên nước: Nhật Bản ( Japan)
Thủ đơ: Tokyo
Quốc khánh: 23/12
Chính phủ: Qn chủ lập hiến
Diện tích: 379.954 km2
Dân số: 126.740.000 (Ước lượng 2017)
Ngơn ngữ chính thức: tiếng nhật
Đơn vị tiền tệ: Đồng Yên (JPY)
Múi giờ: GMT + 9
Tôn giáo: 51.82% Thần đạo, 34.9% Phật giáo, 4% Các giáo phái Shinto, 2.3% Ki-tô
giáo, 6.98% các đạo khác

Quốc kỳ


Hồng gia huy

Nhật Bản theo tiếng Hán có nghĩ là “Mặt trời”, cho nên nước Nhật mới được
gọi là đất nước mặt trời mọc. Với diện tích gần 400.000km2, trải dài từ bờ biển
Okhotsk ở phía Bắc đến phía Nam biển Đơng Hải của Trung Quốc. Phía Đơng giáp
với Hàn Quốc và Nga đã tạo cho Nhật Bản một địa thế giao thương thuận lợi. Đặc
biệt, Nhật bản còn là đất nước có nhiều đảo nhất thế giới với gần 7.000 hịn đảo, trong
đó có 5 đảo lớn nhất và có nhiều người sinh sống nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu,
Shikoku và Okinawa.
Do nằm trên vành đai Thái Bình Dương, nên khí hậu Nhật Bản thuộc vùng ơn
đới, với 4 mùa rõ rệt và thiên nhiên tươi đẹp, cây cối màu mỡ, xanh tốt, thực vật
phong phú và đa dạng. Bởi thế mà không phải tự nhiên Nhật Bản được xếp vào 10
những đất nước đẹp nhất thế giới
Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 10


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

Thế nhưng, cũng chính vì địa thế này mà mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu
hàng trăm trận động đất, núi lửa phun trào và sóng thần lớn nhỏ. Vì những thiên tai
này mà đất nước Nhật Bản đã tưởng như bị xóa sổ khỏi bản đồ. Nhưng với ý chí kiên
cường, mạnh mẽ và quyết tâm, người dân đất nước này đã chung tay xây dựng và giữ
vững quê hương của mình.
Phải chịu nhiều thiên tai, lại rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và khống
sản, nhưng Nhật Bản ln là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ,
đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh

vực đầu tư cho quốc phịng. Khơng chỉ vậy, Nhật Bản còn xếp thứ 4 thế giới về xuất
khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên thường trực của
Tổ chức Liên Hợp Quốc. Vậy lý do nào đã khiến nước Nhật mạnh mẽ, vững chắc và
kiên cường như vậy.
Đó chính là những con người Nhật Bản. Học khơng chỉ có tính hiếu kỳ, nhạy
cảm với văn hóa nước ngồi và hiếu học. Họ cịn có một ý thức tập thể cao, óc thẩm
mỹ và sáng tạo thiên bẩm, luôn tôn trọng thứ bậc, địa vị (đây là phong tục của người
Nhật). Nếu được dùng 5 từ để nói về người Nhật thì đó chính là: CẦN CÙ – THƠNG
MINH – TIẾT KIỆM – TRUNG THÀNH – TRÁCH NHIỆM CAO. Chính nhờ những
đức tính như vậy mà nước Nhật mới có thể đạt được những thành tựu vượt bậc như
ngày hôm nay. Người Nhật chính là một tấm gương sáng để cả thế giới soi mình và
học tập theo.
Người Nhật rất coi trọng việc học và việc học tập từ công việc thực tế đang
làm. Tỷ lệ biết chữ ở Nhật Bản gần như là 100%, tỷ lệ thất nghiệp cũng rất thấp. Đặc
biệt họ rất ý thức về việc bảo vệ tài sản và văn hóa của mình, cho nên Nhật Bản là một
trong những nước giữ lại được nhiều nghề truyền thống nhất.
3.2. Phân tích P.E.S.T (Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Cơng nghệ)
3.2.1. Chính trị - Pháp luật
Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ
tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự
giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các
quyết định vi hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc
Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này. Theo hệ
thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có nền dân chủ
đầy đủ (ưu việt nhất).
Ở Nhật Bản, Hoàng đế được gọi là Thiên hoàng. Thiên hồng có quyền lực rất
hạn chế ở nhà nước qn chủ lập hiến này. Theo Hiến pháp Nhật Bản (1947), Thiên
hồng chỉ "tượng trưng cho nước Nhật".
Nhóm: 01 – Thủy Sản


Trang 11


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

Quốc hội Nhật Bản cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện và thượng
viện
Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước
có nền dân chủ đầy đủ.
Tuy vậy do đặc trưng văn hóa và nếp nghĩ của Nhật Bản, nền dân chủ kiểu đầu
phiếu và nền tự trị địa phương đã không phát triển thành như phương Tây mà biến
thành kiểu tập quyền vào cơ quan ở trung ương.
 Đƣờng lối đối ngoại
Thủ tướng Nhật Bản đã nêu ra những trụ cột chính trong đường lối đối ngoại
của Nhật Bản
- Nền tảng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản: mối quan hệ
đồng minh Mỹ-Nhật cần tiếp tục được cải thiện.
- Thắt chặt mối quan hệ hợp tác với các nước châu Á-Thái Bình Dương, cụ thể là
với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga.
- Thực hiện quá trình mở cửa đất nước và thúc đẩy quan hệ đối tác tồn diện
chính là cách thức tối ưu giúp quốc gia này có thể cùng chia sẻ sự thịnh vượng với các
nước khác trên thế giới.
- Nâng cao tính cạnh tranh của các công ty Nhật Bản. Để đạt được mục tiêu này,
kể từ năm tài khóa 2011, Nhật Bản cắt giảm 5% điểm thuế của các liên hiệp công ty.
Mặc dù vẫn lấy quan hệ Nhật-Mỹ làm nền tảng chính sách đối ngoại, song gần
đây Nhật Bản tăng cường chiến lược “Trở lại châu Á”, phát huy vai trò người đại diện
cho châu Á trong Khối G8, lấy châu Á làm bàn đạp để từng bước đưa Nhật Bản trở
thành cường quốc về chính trị; thúc đẩy cải cách Liên Hiệp Quốc, thực hiện mục tiêu

trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua các
đề nghị, các đóng góp cụ thể trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và các vấn đề toàn
cầu.
Tuy nhiên hiện Nhật Bản vẫn còn một số hạn chế cơ bản: nội bộ chưa thống
nhất, còn nhiều tranh cãi; hạn chế về hiến pháp và các luật lệ trong nước; bị kiềm chế
bởi các cường quốc khác.
Nhìn tồn cục, ở chừng mực nhất định, vai trò quốc tế của Nhật Bản đã được
cải thiện hơn; vị thế của Nhật Bản đã được coi trọng hơn trong một số vấn đề quốc tế
và khu vực.

Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 12


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

 Quan hệ đối ngoại với Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ 21/9/1973.
Hiện nay, Nhật Bản có Sứ quán tại Hà nội và Lãnh sự qn tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
Việt Nam hiện có ba cơ quan đại diện ngoại giao ở Nhật Bản, gồm Đại sứ quán
tại thủ đô Tokyo và các tổng lãnh sự ở các thành phố Osaka (miền Trung) và Fukuoka
(miền Nam). Ngồi ra, Việt Nam đã mở văn phịng lãnh sự danh dự thứ nhất ở thành
phố Nagoya (Aichi) và ở thành phố Kushiro (Hokkaido).
 Hợp tác thƣơng mại
Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản
Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt – Nhật,

tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt
Nam.
Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).
VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính tồn diện bao gồm các lĩnh vực như
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di
chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật…
 Pháp luật và các hàng rào thƣơng mại
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP): Nhằm đảm bảo ATTP, Bộ Y tế và
Phúc lợi Nhật Bản (MHW) đã ban hành luật vệ sinh thực phẩm và các luật, các quy
định khác có liên quan. Các văn bản này chứa đựng tất cả các yêu cầu đối với cá và
hải sản với mục đích bảo vệ người dân Nhật khỏi ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe,
nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường sống. Những
văn bản này bao gồm các điều, yêu cầu, quy định liên quan đến độc tố của sinh vật
biển, các tiêu chuẩn về vi khuẩn, vi lượng, và định rõ đối với các sản phẩm cá, môi
trường có chứa chất độc hại, thuốc kích thích ni trồng và sử dụng phụ gia thực
phẩm. Nhật Bản là nước tuyệt đối tuân thủ chặt chẽ về VSATTP, họ thường xuyên
kiểm tra các mẫu tôm và sẵn sàng hủy tại chỗ hoặc trả lại nếu phát hiện tạp chất, thậm
chí ngưng nhập khẩu. Để nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản, các khâu kiểm tra vô
cùng gắt gao. Các doanh nghiệp phải khai báo, có các chứng từ về y tế, có kết quả
kiểm tra tự nguyện, và bắt buộc kiểm tra chặt chẽ với những lô hàng đáng nghi.
Những yêu cầu rất cao của Nhật Bản về chất lượng và an tồn vệ sinh thực phẩm đối
Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 13


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long


với hàng thủy sản đôi khi vượt quá khả năng đáp ứng của các nước đang phát triển để
có thể xuất khẩu thủy sản sang Nhật và tạo thành những rào cản kỹ thuật rất khó vượt
qua. Và Việt Nam, khi xuất khẩu thủy sản sang Nhật cũng không tránh khỏi. Nhiều
sản phẩm nội địa và tất cả các sản phấm nhập khẩu vào Nhật Bản đều phải qua khâu
kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn này được coi là hai yếu
tố cực kỳ quan trọng để một hàng hóa được lưu thơng tại Nhật Bản.
Hiện Nhật Bản là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có u cầu rất khắt khe với mục đích bảo vệ
sức khỏe cộng đồng. Các tiêu chuẩn của của nước này hầu như tương đương, thậm chí
cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường nhưng được áp dụng phù hợp với
ngun tắc của WTO.
Ngồi ra, hàng hóa sẽ không được phép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản
nếu khơng có Giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm của Chính phủ nước xuất khẩu cấp.
Khi kiểm tra tại cảng nhập khẩu nếu phát hiện có dấu hiệu lây nhiễm hay ký sinh
trùng trên sản phẩm thì hàng hóa sẽ bị gởi trả lại người xuất khẩu hoặc bị hủy bỏ tùy
theo kết quả kiểm tra.

3.2.2. Kinh tế
 Tổng quan
Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc,
với năng suất và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một
điểm xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ
kinh tế Nhật Bản” trong những năm 70.
Tháng 3 năm 2011, thảm họa kép sóng thần và động đất tại vùng Đông Bắc
Nhật Bản đã khiến nước này rơi vào tình trạng vơ cùng khó khăn. Hiện nay, Nhật Bản
đang thực hiện tái cơ cấu, khôi phục lại nền kinh tế. Với truyền thống cần cù, sáng tạo,
tiềm lực về khoa học cơng nghệ và tài chính hùng mạnh, kinh tế Nhật sẽ sớm phục
hồi và tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế thế giới.
 Các ngành kinh tế mũi nhọn:
Kinh tế Nhật Bản được chia theo 3 ngành chính: Dịch vụ, Cơng nghiệp và Nơng

nghiệp

Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 14


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

-

Ngành dịch vụ: thương mại và tài chính.

-

Ngành cơng nghiệp: chế tạo tàu biển, xe hơi, xe gắn máy.

-

Ngành nông nghiệp: đánh bắt và ni trồng thủy sản.

 Các chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, XNK, thuế…
Năm 2011, Nhật Bản áp dụng chiến lược tăng trưởng kinh tế 21 điểm, trong đó
nhấn mạnh yếu tố năng suất lao động, ổn định nhu cầu nội địa, tập trung vào 6 trọng
tâm, gồm:
-

Phát triển năng lượng


-

Đẩy mạnh y tế, du lịch

-

Thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật

-

Tạo thêm công ăn việc làm tại các địa phương

-

Bồi dưỡng nhân tài

-

Hướng về châu Á

3.2.3. Văn hóa - Xã hội
 Con ngƣời
Người Nhật Bản có tính cách hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ những tính cách này, người
Nhật đã biến đất nước nghèo tài ngun, khí hậu khắc nghiệt của mình thành một
cường quốc. Có thể tóm tắt những tính cách đặc trưng đó như sau:
- Có tinh thần cầu tiến và nhạy cảm với những thay đổi trên thế giới. Sẵn sàng
tiếp nhận những cái mới nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình.
- Đề cao cái chung, cái tập thể, gạt bỏ cái tơi cá nhân. Các tập thể có thể cạnh
tranh với nhau gay gắt nhưng cũng có thể liên kết với nhau để đạt được mục đích

chung.
- Khơng thích đối đầu với người khác, đặc biệt là đối đầu cá nhân. Họ chú tâm
giữ gìn sự hịa hợp. Việc giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là quan trọng nhất.
-

Tiết kiệm và làm việc chăm chỉ.

 Văn hóa kinh doanh
Người Nhật ln đề cao tính kỷ luật và hiệu quả cao trong công việc, những
yếu tố dưới đây làm nên sự thành cơng của họ.
Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 15


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

- Trân trọng danh thiếp: Trao đổi danh thiếp là một phương thức gây ấn tượng
quan trọng khi gặp gỡ làm ăn. Người Nhật khơng bao giờ để danh thiếp vào ví, vì đối
với họ đó là sự bất kính.
- Kính trọng người lớn tuổi, thứ bậc và địa vị: Văn hóa kinh doanh ở Nhật đề cao
vị trí của các bậc trưởng bối vì sự uyên thâm và kinh nghiệm quý báu mà họ đã đóng
góp cho cơng ty.
- Thấm nhuần động cơ làm việc: Làm việc với động cơ rõ ràng kết hợp với sự
hăng hái là vô cùng quan trọng. Những mục tiêu dài hạn của công ty cần được củng cố
thường xuyên.
- Nghiêm túc trong công việc: Người Nhật ln tạo ra khơng khí trang nghiêm
tại nơi làm việc. Sự hài hước hiếm khi được sử dụng, ngoại trừ trong giờ giải lao.

- Tận dụng các mối quan hệ như là một sự ủng hộ: Có được sự tán thành của
những người thành đạt, bạn sẽ trở nên đáng tin cậy trong con mắt của nhiều người và
tạo nền tảng vững chắc để đảm nhận những vị trí cao hơn.
 Thói quen tiêu dùng
Hiểu được yêu cầu về sở thích và thị hiếu của người dân Nhật Bản là yết tố
chính yếu quyết định việc tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản có thành cơng hay khơng.
Người Nhật cực kỳ quan tâm tới mùi vị, vẻ bề ngoài, độ tươi mới của thuỷ
sản...Người Nhật Bản rất có gu thẩm mỹ, sản phẩm được ưa chuộng phải có mẫu mã
đẹp, bảo đảm yếu tố nhã nhặn và độ tinh xảo, họ khơng thích những thứ q lịe loẹt.
Đặc biệt, yếu tố tươi mát, tiện lợi, an toàn thực phẩm và giá thấp là những yếu tố có
thể coi là quyết định tới việc người Nhật mua thủy sản. 65% người tiêu dùng coi độ
tươi mới là yếu tố quan trọng nhất, 33% coi trọng nơi xuất xứ và thương hiệu, 30%
coi trọng chất lượng và hàm lượng chất béo, 20% coi trọng giá, 10% coi trọng vị, 8%
coi trọng màu sắc, 6% coi trọng độ lành mạnh, tự nhiên và 6% coi trọng khối lượng.
Cá và tơm có tầm quan trọng tuyệt đối trong chế độ ăn uống của người Nhật, chính vì
vậy họ có nhu cầu rõ rệt về sản phẩm này. Ngày nay, hầu hết người Nhật thích mua
cá, tôm tươi và hải sản tại các siêu thị do vị trí thuận tiện của nó và độ an tồn mà siêu
thị mang lại.
Người dân Nhật Bản có đời sống cao, kinh tế cực kỳ ổn định và cao cấp, chính
vì vậy, bản thân mỗi người dân đều u cầu rất cao và đơi khi là khó tính đối với chất
lượng của sản phẩm, đặc biệt là thủy sản, thực phẩm chính của họ. Chất lượng hàng
hóa phải ổn định và đồng đều.
Người Nhật nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày: họ khơng chỉ u cầu hàng
hóa chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng phải tốt mà còn
muốn mua với giá cả hợp lý.
Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 16



Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

Người Nhật ưa chuộng sự da dạng của sản phẩm: hàng hóa có mẫu mã đa dạng,
phong phú sẽ thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Nhưng họ lại chỉ mua với số
lượng ít vì khơng gian chỗ ở nhỏ và để tiện thay đổi cho phù hợp với mẫu mã mới.
Các lơ hàng nhập khẩu hiện nay quy mơ có xu hướng nhỏ hơn nhưng chủng loại lại
phải phong phú hơn, đa dạng hơn.
Người Nhật Bản cực kỳ quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Họ ý
thức về việc bảo vệ chất lượng sống, chất lượng môi trường sống và không ngừng
nâng cao cuộc sống mỗi ngày. Nhiều năm qua, người dân Nhật đã loại bỏ việc đóng
gói hàng hóa bằng vỏ nhựa hóa học, vật liệu khó tiêu hủy. Các sản phẩm được tiêu thụ
tại Nhật phải tuân thủ yếu tố thân thiện với môi trường, không gây độc hại với môi
trường. Họ không chấp nhận sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ độc hại, nguồn gốc xuất
xứ không rõ ràng. Người Nhật và doanh nghiệp Nhật coi trọng đảm bảo yếu tố chất
lượng, giá cả và sự chuyển giao hàng đúng thời hạn . Theo đó, các sản phẩm khi sang
thị trường Nhật phải đảm bảo chất lượng đồng loạt tương đương nhau.
Nhu cầu tiêu thụ tôm và hải sản tăng mạnh trong các ngày lễ tại Nhật Bản như
Tuần lễ Vàng (đầu tháng 5), Lễ hội mùa hè (tháng 7, 8) và năm mới Dương lịch. Vùng
tiêu thụ nhiều tôm nhất ở Nhật Bản là vùng Kansai (Osaka, Kyoto, Kobe…).
3.2.4. Khoa học – Công nghệ
 Các quy định nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản
Đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, bao gồm tôm, người mua hàng Nhật Bản đều
quan tâm đến vấn đề sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng Nhật Bản. Vì thế, khi
xuất khẩu tơm vào Nhật Bản cần phải tuân thủ đúng theo pháp luật về Luật Kiểm dịch
và Luật Vệ sinh Thực phẩm Nhật Bản. Các yêu cầu sẽ gồm có:
-

Luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản (Food Sanitation Law)

Quy định và tiêu chuẩn thực phẩm và phụ gia thực phẩm 2010.

-

Thủ tục nhập khẩu theo luật vệ sinh thực phẩm.

-

Quy định chung về đảm bảo ATTP của Nhật Bản.

-

Quy định và tiêu chuẩn thực phẩm và phụ gia thực phẩm cập nhật 30/11/2006

-

Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm 13/3/2012

Các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm được cập nhật thường xuyên trên một số
Website:
-

/> /> />
Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 17


Marketing Quốc tế
-


Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long




 Quy định về nhãn mác sản phẩm của Nhật Bản
Hàng hóa xuất khẩu vào Nhật Bản được dãn nhãn theo thông lệ thương mại, hàng hóa
đã được dán mác ở nước xuất xứ rồi vẫn phải dán nhãn mác ghi bằng tiếng Nhật theo
quy định của Nhật Bản ở vị trí dễ nhận biết hơn

Nghiêm cấm sử dụng rơm rạ làm chất liệu đóng gói hàng hóa vì người Nhật cho rằng
rơm rạ là vật rất dễ là mầm gây bệnh truyền nhiễm, đồng thời đó cũng khơng phải là
vật liệu tốt nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khi giao hàng nên hỏi rõ người
nhập khẩu về cách thức và quy cách đóng gói, bảo quản hàng hóa.
Hàng hóa xuất khẩu vào Nhật Bản được dãn nhãn theo thông lệ thương mại, hàng hóa
đã được dán mác ở nước xuất xứ rồi vẫn phải dán nhãn mác ghi bằng tiếng Nhật theo
quy định của Nhật Bản ở vị trí dễ nhận biết hơn, bao gồm các thông tin:
Thông tin về thành phần sản phẩm,
Thơng tin an tồn thực phẩm, các tiêu chuẩn được quy định bởi chính phủ,
Thơng tin cảnh báo người tiêu dùng,
Thông tin hướng dẫn sử dụng,
Thông tin về xuất xứ, thời hạn sử dụng và các thông tin khác…
 Quy định về Bao bì, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Tiêu chuẩn Tôm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản
Tiêu chuẩn TCVN 4380 – 86 áp dụng cho tôm tươi bỏ đầu đông lạnh xuất khẩu.
- Mỗi bánh tôm vỏ đông lạnh được bao gói bằng một túi PE và đựng trong 1 hộp
giấy, sáu hộp cùng chủng loại, kích cỡ, hạng xếp trong một thùng cacton có đai nẹp
chắc chắn; Hộp giấy, thùng cacton phải là bao bì chuyên dùng và đạt chất lượng quy
định.


Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 18


Marketing Quốc tế
-

Giảng viên: ThS. Hoàng Cửu Long

Phương pháp ghi nhãn trên thẻ cỡ, hộp giấy, thùng cacton theo TCVN 2643 –

78
- Nội dung của nhãn trên thẻ cỡ, hộp giấy, thùng cacton phải thống nhất với sản
phẩm bên trong.
- Tôm vỏ đông lạnh phải được vận chuyển trong các phương tiện có máy lạnh
bảo đảm nhiệt độ bảo quản như sau:
+ Thời gian vận chuyển dưới 10h, nhiệt độ bảo quản không lớn hơn âm 10ºC.
+ Thời gian vận chuyển trên 10 h, nhiệt độ bảo quản không lớn hơn âm 18ºC.
-

Thời hạn bảo quản kể từ ngày đóng gói khơng q 6 tháng.

3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp
3.3.1. Đối thủ cạnh tranh trong nƣớc
Theo số liệu của Hải Quan Việt Nam 2017 về ngành thủy sản nói chung và
ngành tơm nói riêng thì Cơng ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú vẫn đang dẫn đầu về
sản lượng xuất khẩu tôm kế tiếp đến là Cơng ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex),
Cơng ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy sản và XNK Quốc Việt (Quoc Viet

Co.,Ltd), Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau (Cases), Công ty Cổ
phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), BASEAFOOD,... các công ty này ra đời khá
sớm và là những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Chính vì thế họ
có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản. Để duy trì, giữ
vững và phát triển vị trí Top 1 của mình, Tập đồn thủy sản Minh Phú vẫn luôn luôn
cẩn trọng với mọi đối thủ cạnh tranh trong nước.
 MỘT SỐ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
1/ CƠNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SĨC TRĂNG
Được thành lập vào năm 1978, STAPIMEX hoạt động dưới hình thức là nhà
chế biến và xuất khẩu thủy sản và luôn là một trong những doanh nghiệp thủy sản
hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm sú. Sản phẩm của công ty được
khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa chọn hàng đầu nhờ vào chất lượng tốt, an
tồn và ổn định. Từ năm 2003, cơng ty đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất
nguyên liệu đến tận ao nuôi. Với thành tựu đạt được như vậy, STAPIMEX đã đi tiên
phong trong việc quản lý được nguồn nguyên liệu tươi sạch và an toàn.
STAPIMEX chủ yếu là chế biến và xuất khẩu tôm sú với các sản phẩm đa dạng
như tôm NOBASHI, Tẩm bột chiên và tươi ( Breaded shrimp), Sushi, Raw PTO,
CPTO, HLSO, RING shrimp, HLSO, Xuyên que ( Skewer), Raw PD.........Tất cả đều
được đóng gói dưới dạng block, IQF, hút chân khơng hoặc hình thức đóng gói bán lẻ
theo u cầu của khách hàng.
Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 19


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hồng Cửu Long

Tên cơng ty : Cơng ty CP Thủy sản Sóc Trăng

Tên giao dịch : STAPIMEX
Địa chỉ trụ sở chính : 220 Quốc lộ 1A, Phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Lĩnh vực hoạt động: Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu (Tôm đông lạnh các loại)
EU Code: DL 162, DL 447
HT QLCL: HACCP, BRC, IFS, ASC, BAP, GLOBAL GAP
Điện thoại: (0299) – 3822.164;

Fax: (0299) – 3821.801

Email

: ; stapimex.pmtk@.vnn.vn

Website

: www.stapimex.com.vn

Tổng số công nhân: 3.500 người
Tổng công suất chế biến thành phẩm/ngày: 70 tấn
Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001: 2000; BRC; HACCP
Mặt hàng sản xuất chính : Nobashi, CPTO, RPTO; Tơm Tẩm bột, Sushi
 Điểm mạnh:
-

Mơ hình sản xuất lớn

-

Dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại như: HACCP, ISO 9001:2000, BRC


đảm bảo chất lượng theo quy định khắc khe của từng thị trường cũng như từng khách
hàng.
-

Về tài chính, vốn chủ sở hữu tiếp tăng lên góp phần đáp ứng tốt cho hoạt động

sản xuất, kinh doanh của công ty
-

Lực lượng lao động ổn định, tay nghề cao

-

Lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, năng động và tâm quyết

 Điểm yếu:
- Thiếu nhân lực quản lý khi doanh nghiệp đang phát triển nhanh với mơ hình
mới
- Chưa có nhiều kinh nghiệm trong nhập khẩu nguyên liệu trong chế biến thức
ăn, cần có đối tác mạnh
- Các hoạt động Marketing ở mức thấp và chưa thật sự hiệu quả.

Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 20


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hồng Cửu Long


2/ Cơng ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy sản và XNK Quốc Việt
Thành lập từ năm 1996 tại Cà Mau, Công ty TNHH Kinh doanh chế biến thủy sản và
XNK Quốc Việt là một trong những Công ty hàng đầu của Việt Nam về xử lý và xuất
khẩu tôm, với hai thế hệ giàu kinh nghiệm trong việc cung cấp các sản phẩm chất
lượng cao nhất cho thị trường toàn cầu.
Với kiến thức sâu rộng của nghề nuôi tôm, cùng với mối quan hệ thân thiết với những
nhà nuôi tôm của Việt Nam, Cơng ty có thể liên tục cung cấp các sản phẩm tôm chất
lượng cao nhất cho Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, Canada, Australia, Hàn Quốc cũng như
nhiều nước khác trên thế giới.
Tên công ty : Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy sản và XNK Quốc Việt
Tên giao dịch : Quoc Viet Co.,Ltd
Địa chỉ trụ sở chính : 444 Lý Thường Kiệt, P6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Lĩnh vực hoạt động: Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu (Tôm đông lạnh)
EU Code: DL 200, DL 786
HT QLCL: HACCP, ISO17025, ISO22000, ASC, BAP, BRC, GLOBAL G.A.P, FOS,
HALAL, IFS.
Điện thoại: 84 290 3836454
Email

:

Website

: www.qvseafood.com

Fax: 84 290 3832021

Điểm mạnh:
- Có quy mơ sản xuất lớn, với 2 xí nghiệp chế biến cơng xuất trên 15.000

tấn/năm.
- Cơng nghệ, máy móc dây chuyền sản xuất, chế biến sản phẩm hiện đại được
nhập từ Nhật, Mỹ.
- Khả năng tài chính và huy động vốn tốt, do hoạt động kinh doanh có hiệu quả
trong nhiều năm nên Quốc Việt tạo được uy tín đối với các nhà đầu tư cũng như có
mối quan hệ tốt với các ngân hàng thương mại nên việc huy ñộng vốn của công ty là
khá dễ dàng.
- Sản phẩm của cơng ty đa dạng và có chất lượng cao, do công ty sở hữu một dây
chuyền sản xuất hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm
chế biến. Ngồi ra cơng ty cơng ty còn yêu cầu khá cao đối với nguyên liệu đầu vào,
kiểm tra kỹ nguyên liệu khi thu mua. Vì thế sản phẩm đầu ra của cơng ty ln có chất
lượng cao thỏa mãn ñược những yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật.
Nhóm: 01 – Thủy Sản

Trang 21


Marketing Quốc tế

Giảng viên: ThS. Hồng Cửu Long

- Có kênh phân phối sản phẩm và thu mua nguyên liệu rộng. Cơng ty có văn
phịng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh chun lo việc tiếp nhận hàng hóa và xuất
khẩu sang nước ngồi.
Điểm yếu:
- Chưa sử dụng hết cơng suất của xí nghiệp
- Hoạt động Marketing cịn yếu chủ yếu là theo phương pháp truyền thống.
- Hoạt đông nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty chưa được cơng ty
đầu tư cịn nhiều hạn chế.
- Nguồn ngun liệu của cơng ty cịn phụ thuộc nhiều vào bên ngồi. Hiện nay

nguồn ngun liệu của cơng ty tự cung cấp khoảng 5% cho việc sản xuất còn phụ
thuộc hơn 95% từ bên ngồi.
3/ Cơng Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu
Là một doanh nghiệp cổ phần có quy mơ lớn được thành lập từ năm 1981. Sau hơn 35
năm xây dựng và phát triển, Sản lượng thành phẩm xuất khẩu hàng năm đạt 9.000 tấn,
trong đó 90% xuất khẩu, 10% tiêu thụ nội địa. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty
gồm hàng đông các loại như: Tôm, Cá các loại, surimi các loại, Ghẹ, Bạch tuộc, mực
nang, mực ống… nguyên con, phi lê, thành phẩm đóng gói nhỏ phục vụ cho các siêu
thị. Hiện nay, có trên 40 khách hàng các nước thường xuyên quan hệ mua bán với
Công ty. Thị trường lớn nhất là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ukraina, Belarus,
Tây Ban Nha, Mỹ, Đức và một số nước thuộc Trung Đông. Mục tiêu kinh doanh của
Công ty là luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đầu tư nâng cấp các nhà
xưởng, đào tạo đội ngũ cơng nhân lành nghề, có kinh nghiệm trong sản xuất và coi
trọng những yêu cầu về mẫu mã và chất lượng sản phẩm của khách hàng. Công ty
luôn giữ uy tín thương hiệu BASEAFOOD trên thị trường Quốc tế.
Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Tỉnh BR-VT
Tên giao dịch : BASEAFOOD
Địa chỉ: Số 02 Trưng Trắc, Phường 1, TP. Vũng tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu.
Lĩnh vực hoạt động: Tôm, Mực, bạch tuộc, surimi, cá biển, thủy sản khô
EU Code: DL 20, DL 34, DL 484, HK 173
HT QLCL: HACCP, HALAL, ISO 9001: 2008
Điện thoại: 84 254 3837313/
Email

:

Website

: www.baseafood.vn


Nhóm: 01 – Thủy Sản

Fax: 84 254 3837312

Trang 22


×