Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.39 KB, 17 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty
1. Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2010 và 2020
Mục tiêu chung: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành
công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu
cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng
cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2020
- Tăng trưởng sản xuất hàng năm 15 – 17% 11 – 12%
- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 14 – 16% 11 – 12%
Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2020:
+ Lấy xuất khẩu làm mục tiêu phát triển cho ngành, tiếp tục mở rộng thị
trường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa.
+ Tập trung nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho
đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam hiện đại, nâng cao năng lực cạnh
tranh để đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Phát triển mạnh các sản phẩm thời trang tại các thành phố và đô thị lớn,
đồng thời thực hiện chuyển dịch các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động ra
các vùng nông thôn.
+ Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp trong ngành dệt may, huy động
mọi nguồn lực đầu tư vào ngành, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
các lĩnh vực mà trong nước các nhà đầu tư còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
+ Ưu tiên phát triển các sản xuất hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may
trong nước, đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia thiết
kế mẫu mã và công nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của
ngành. Đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và
người lao động đảm bảo sự phát triển ổn định của ngành.
+ Phát triển ngành dệt may phải gắn với vấn đề bảo vệ môi trường và xu thế
chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn.


2. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty cổ phần May 10
Mục tiêu lớn nhất của công ty May 10 là trở thành công ty hàng đầu của Việt
Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Vì vậy, công ty đã và
đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tiết kiệm trên mọi mặt của
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời
gian tới công ty tiếp tục giữ vững, mở rộng thị trường nội địa phục vụ cả hai
nhóm khách hàng: nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm cao cấp và nhóm khách
hàng sư dung sản phẩm giá rẻ. Đồng thời duy trì các thị trường xuất khẩu hiện
tại (Mỹ, EU, Nhật Bản…), tăng kim ngạch xuất khẩu sang các nước khác (Nga,
các nước Nam Phi… ), phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu tăng 50%
so với năm 2006.
Quan điểm của May 10 đối với hàng xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong
nước: không chỉ may gia công theo đơn đặt hàng với mẫu mốt sẵn có mà phải
thiết kế tạo ra các sản phẩm “độc” và khó, mà nơi khác không dễ gì làm được,
có như thế thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và nâng cao sức cạnh tranh trên
thị trường. Chính vì thế, May 10 đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Từ các
loại áo sơ mi nam nổi tiếng, May 10 đã cho ra đời các loại áo veston cao cấp (2
cúc, 3 cúc, vạt vuông, vạt tròn, xẻ tà giữa, xẻ hai bên…) với công nghệ đặc biệt.
Gần đây, công ty đưa ra một loạt sản phẩm thời trang cho giới trẻ như các loại
áo boding, quần âu…
Công ty đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang.
Công ty liên kết với các công ty nước ngoài ở Đức, Pháp,… để gửi người đi đào
tạo về thiết kế thời trang. Trong nước, công ty liên doanh với trường Đại học
Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách Khoa tổ chức các khoá đào tạo cả
ngắn hạn và dài hạn chuyên sâu về thiết kế thời trang cho cán bộ kỹ thuật, thiết
kế mẫu, cán bộ quản lý của công ty và các đơn vị, cá nhân có nhu cầu, tạo thành
một mạng lưới thiết kế thời trang. Dự kiến công ty sẽ dành một khoản chi phí
khoảng 650 triệu đồng – 1 tỷ đồng để chi cho hoạt động Marketing. Để nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, công ty tiếp tục duy trì hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9000, 14000, SA 8000 và đặc biệt coi trọng công tác phát

triển nguồn nhân lực bởi con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công
của May 10. Do đó, công ty nỗ lực hết mình đào tạo một đội ngũ nhân viên theo
đúng mục tiêu đã đề ra, có những chương trình hỗ trợ đội ngũ nhân viên phát
triển các kỹ năng nghề nghiệp và trình độ quản lý, tạo môi trường làm việc
chuyên nghiệp để nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, có cơ hội phát
triển nghề nghiệp. Công ty phấn đấu đến năm 2010 đào tạo mới và tuyển dụng
được 8000 lao động, trình độ đại học và trung học chuyên nghiệp các phòng ban
nghiệp vụ đạt 100%. Đồng thời công ty sẽ tiếp tục đầu tư các thiết bị công nghệ,
các dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại và đồng bộ, luôn luôn thực hiện công
tác cải tiến tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực quản lý nhằm nâng cao năng
suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Năm 2007, với sự phấn đấu của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân
viên trong công ty, công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Về lợi nhuận, thực
hiện được 752.516 USD, đạt 123,9%. Hoàn thành kế hoạch về doanh thu đạt
100,1% (thực hiện được 12.750.516 USD) (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động
của công ty năm 2007).
Tại buổi lễ mít tinh kỷ niệm 62 năm thành lập May 10, 49 năm ngày Bác Hồ
về thăm công ty diễn ra ngày 08/01/2008, trên cơ sở những kết quả đã đạt được,
công ty đã thông báo các chỉ tiêu thi đua năm 2008 của May 10 năm 2008 như
sau:
Doanh thu: 590 tỷ đồng, tăng 20% với năm 2007.
Lợi nhuận: 17,5 tỷ, tăng 6% so với năm 2007.
Thu nhập của công nhân: 1.800.000 đồng/người/tháng.
Chi phí giảm: 10% – 15% so với năm 2007.
Giảm lao động không hiệu quả ở bộ phận gián tiếp: 5 – 10%.
II. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị
trường Nhật Bản
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Như chúng ta đã biết, chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu
của cả khách hàng cũng như của doanh nghiệp. Trong thời kỳ giá cả gia tăng

đến “chóng mặt” như hiện nay, giá cả nguyên phụ liệu ngày càng tăng thì doanh
nghiệp không thể dựa vào việc giảm giá bán để cạnh tranh vì như thế sẽ làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động khác của doanh
nghiệp. Biện pháp tốt nhất để cạnh tranh, tạo được uy tín và giữ chân được
khách hàng là nâng cao chất lượng sản phẩm, bao gồm chất lượng thành phẩm
và chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
Để làm được việc đó, trước hết công ty cần phải đảm bảo chất lượng các yếu
tố đầu vào, vấn đề quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Muốn như
vậy, cần quan tâm đến việc xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp
nguyên phụ liệu. Đặc biệt là với các nhà cung cấp nước ngoài do khách hàng chỉ
định. Công ty có thể yêu cầu khách hàng của mình đôn đốc nhà cung cấp thực
hiện cung cấp đầu vào đúng thời gian, tiến độ, đồng bộ đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ công nhân lao động là vấn đề quan trọng
không kém. Chất lượng làm việc của tất cả các công nhân từ cắt, may, là,… đều
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong đó, công nhân may vai trò quyết
định, quan trọng nhất. Bởi vì đặc điểm của sản phẩm may mặc là ngoài thiết kế
đẹp, thời trang, chất liệu tốt thì vấn đề thẩm mỹ của đường may cũng được quan
tâm không kém. Một đường may đẹp, đều, chắc chắn, không bị sùi, đúng quy
cách về ly của khách hàng, ép mép phẳng… tất nhiên được khách hàng ưa thích,
lựa chọn nhiều hơn.
Không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của nhân viên QA và nhân
viên kiểm tra sơ bộ thành phẩm tại mỗi tổ làm việc. Họ là người đảm bảo chất
lượng sản phẩm đúng yêu cầu khách hàng, là người có những sáng kiến về cải
tiến chất lượng sản phẩm. Do đó, họ phải là những người có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cao, tay nghề tối thiểu phải bậc 5, được trang bị những thiết bị
kiểm tra tiên tiến, hiện đại, phải được xây dựng hệ thống thông tin về tiêu chuẩn
chất lượng,… để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng của mình là
kiểm tra chất lượng sản phẩm. Một quyết định sai của nhân viên QA trong quá
trình kiểm tra chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bán

thành phẩm cũng như của thành phẩm, từ đó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động
của công ty.
Vấn đề công nghệ cũng phải được quan tâm khi nâng cao chất lượng sản
phẩm. Công ty cần có sự đầu tư mua các công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, hiện
đại, các dây chuyền sản xuất phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty. Không
thể thiếu được những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của chính đội ngũ lao động
trong công ty, những người am hiểu nhất về tình hình sản xuất của công ty.
Công ty cần phải có những chính sách khen thưởng hợp lý đối với những sáng
kiến, cải tiến của người lao động, có các biện pháp khuyến khích người lao
động phát huy khả năng sáng tạo của họ.
2. Đảm bảo tiến độ sản xuất để thực hiện hợp đồng
Khi thực hiện công tác giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng với các đối
tác, công ty cần thoả thuận thời gian giao hàng hợp lý sao cho khoảng thời đó
đủ cho công ty thực hiện các hoạt động sản xuất để có đủ số lượng sản phẩm
giao cho khách hàng đúng thời hạn cũng như đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
Nếu tiến độ sản xuất không được đảm bảo, công ty giao hàng không đúng thời
hạn đã ký kết hoặc hàng hoá không đảm bảo yêu cầu về chất lượng thì sẽ công
ty phải chịu phạt theo quy định về thưởng phạt trong hơp đồng. Điều này làm
gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
cũng như uy tín của công ty đối với bạn hàng. Mặt khác, việc giao hàng đúng
thời hạn cũng đảm bảo tính thời trang, thời tiết đối với sản phẩm may mặc.
Điểm đáng lưu ý nhất đối với các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường
Nhật Bản là đảm bảo thời gian giao hàng. Các đối tác Nhật Bản rất coi trọng
việc giao hàng đúng thời hạn, đây là yêu cầu khắt khe sau yêu cầu về chất lượng
sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu này của phía đối tác
Nhật thì vừa bị phạt theo hợp đồng (có thể dẫn tới hậu quả là đối tác Nhật
không nhận hàng nữa), vừa không có cơ hội hợp tác lần sau, công ty cũng
không tạo được uy tín đối với đối tác cuả mình.
Để làm đảm bảo được tiến độ sản xuất, công ty phải xây dựng một kế hoạch
thực hiện thật chi tiết, cụ thể theo tháng, từng quý, theo từng lô hàng, từng hợp

đồng xuất khẩu. Kế hoạch này phải được triển khai đến từng bộ phận, phòng
ban trong toàn công ty và phải có sự điều hành, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng. Như thế, mới có thể đảm bảo được
tiến độ sản xuất để có thể giao hàng đúng thời hạn.
Trước hết công ty cần thực hiện tốt công tác thu mua nguyên phụ liệu, trang
bị máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến, thực hiện tốt công tác bảo trì bảo dưỡng
máy móc trang thiết bị sao cho máy móc thiết bị luôn trong trạng thái làm việc
tốt, đạt năng suất cao nhất; sau đó tổ chức thực hiện sản xuất theo quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty. Trong quá trình thực hiện hoạt động
sản xuất cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ cũng như sự phân công công
việc, chức năng rõ ràng giữa các phòng, ban, các bộ phận trong công ty nhằm
đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhanh chóng, không bị
gián đoạn, nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo kịp tiến độ đã ký kết.
Cũng cần có những biện pháp xử lý thích đáng đối với những trường hợp cố
tình làm gián đoạn quy trình sản xuất, công nhân cần có sự chủ động trong
trường hợp máy móc, thiết bị có sự cố, tránh sự ỷ lại vào đội ngũ sửa chữa của
công ty.
3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường
Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay thì việc chủ động tìm đến với thị
trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và
thành công cho doanh nghiệp. Đây là một việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp
công ty có được nguồn thông tin đẩy đủ, chính xác và kịp thời để có thể đưa ra
được những quyết định chiến lược khi xuất khẩu vào thị trường này.
Nhật Bản không chỉ là một thị trường có khả năng tiêu dùng lớn mà còn là
một thị trường gần gũi về mặt địa lý và có nhiều điểm tương đồng về văn hoá
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế
giới của Việt Nam (sau Mỹ) và lớn nhất châu Á. Ở Việt Nam, hơn một nửa các
công ty ty Nhật Bản có văn phòng đại diện và hoạt động của họ rất hiệu quả,

×