Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.61 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP LẦN THỨ 4:
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG
Lê Trung Kiên
Giám đốc Sở Kế hoạch v Đầu tƣ - Th nh phố Hải Phịng
TĨM TẮT
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư khởi đầu từ những năm 2000 gọi là cuộc cách
mạng số, thông qua các cơng nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế
ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ
liệu lớn (SMAC)... đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành
phố Hải Phòng. Bài viết với mục tiêu phân tích, đánh giá những tác động của các mạng công
nghiệp 4.0 đối với sự phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hải Phịng, từ đó, xây dựng các
nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, đưa thành phố
Hải Phịng trở thành một trong những trung tâm cơng nghiệp của cả nước.
Từ khóa: Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4, nhiệm vụ trọng tâm
1. KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0
Thuật ngữ Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 hay cịn gọi là cách mạng cơng nghiệp
4.0 được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover - Hội chợ hàng đầu thế giới
về công nghệ và công nghiệp bắt nguồn từ một dự án trong Chiến lược cơng nghệ cao của
Chính phủ Đức, trong đó khuyến khích việc tin học hố sản xuất. Đây là hội chợ hàng đầu
thế giới về công nghệ và công nghiệp, là sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất của ngành,
được tổ chức thường niên bởi Deutsche Messe AG (CHLB Đức). Khái niệm này lần đầu tiên
được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức
thơng qua vào năm 2012. Trong tháng 10/2012, Nhóm cơng tác của Đức về Cơng nghiệp 4.0
dưới sự chủ trì của Siegfried Dais (Robert Bosch GmbH) và Henning Kagermann (Acatech)
đã trình bày một tập hợp các nguyên tắc Công nghiệp 4.0 đề xuất thực hiện đối với Chính
phủ Đức. Ngày 08/4/2013 tại Hội chợ Hannover, báo cáo cuối cùng của Nhóm cơng tác
Cơng nghiệp 4.0 đã được trình bày. Đó là tên gọi làn sóng thay đổi sản xuất đang diễn ra tại
Đức. Ở một số nước khác, nó được gọi là “cơng nghiệp IP”, "sản xuất thông minh" hay “sản


xuất số". Dù tên gọi có khác biệt, nhưng ý tưởng là một: sản xuất tương lai mang thế giới ảo
(mạng) và thực (máy móc) xích lại gần nhau.
Sau đó, khái niệm Cuộc CMCN lần thứ 4 hay Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên đã được
làm rõ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 ngày 20/01/2016 tại thành phố
Davos-Klosters của Thụy Sĩ thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500
quan khách đến từ hơn 100 quốc gia, trong đó có Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng
Anh David Cameron, Bill Gates, CEO của Microsoft Satya Nadella, Chủ tịch của Alibaba
Jack Ma... Tại hội nghị này, Cuộc CMCN lần thứ 4 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ
cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trĩ" đi cùng với các hệ thống vật
lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS).
Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng cơng nghệ số và tích hợp tất cả
các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những
công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là cơng nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công

44


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

nghệ vật liệu mới, cơng nghệ tự động hóa, người máy... Sự phát triển của các mạng Công
nghiệp 4.0 gắn liền với xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng
nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện
toán đám mây. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay
“nhà máy số” trong đó các hệ thống vật lý khơng gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo
ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương
tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thơng qua IoS thì người dùng sẽ được
tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.

Hình 1. Cơng xưởng tương lai, hay Cơng nghiệp 4.0 (CN4.0), nơi các hệ thống thực - ảo xóa
mờ ranh giới giữa con người và máy móc, nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất và cho phép

tạo ra sản phẩm riêng biệt cho đại chúng.
(Nguồn: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2017)
Động lực chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là tạo ra sự thay đổi trong kỳ
vọng của người dùng (sản phẩm theo yêu cầu và giao hàng theo thời gian Internet), cùng với
sự hội tụ của các công nghệ mới như IoT, robot cộng tác (cùng làm với người), in ấn 3D và
điện toán đám mây, cùng sự xuất hiện các mơ hình kinh doanh mới. Thế giới đang chứng
kiến hàng loạt những đột phá khoa học và tiến bộ công nghệ, đây là những xu hướng và
động lực dẫn dắt Cuộc CMCN lần thứ 4.
Tất cả những phát triển mới và các công nghệ mới đó đều có đặc điểm chung là tận
dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và cơng nghệ thơng tin. Xu thế của cơng nghệ 4.0 có thể
được chia thành 3 nhóm: vật lý/hữu hình, kỹ thuật số và sinh học. Trên cơ sở cơng nghệ 4.0
được hình thành từ 3 nhõm lĩnh vực theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố
tháng 9 năm 2015 đã xác định 21 sản phẩm công nghệ sẽ định hình tương lai kỹ thuật số và
thế giới siêu kết nối. Dự tĩnh những sản phẩm này sẽ xuất hiện vào năm 2025

45


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Các sản phẩm này được sắp xếp theo số lượng ý kiến giảm dần xác định thông qua
một cuộc khảo sát được tiến hành bởi hội đồng nghị sự toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế
giới, trong đó có hơn 800 giám đốc điều hành và chuyên gia từ các lĩnh vực thông tin và
công nghệ truyền thông tham gia.
Bảng 1: 21 sản phẩm dự kiến sẽ xuất hiện vào năm 2025
1. 10% dân số mặc quần áo kết nối với internet.
2. 90% dân số có thể lưu trữ dữ liệu khơng giới hạn và miễn phí (có kèm quảng
cáo).
3. 1 nghìn tỷ cảm biến kết nối với internet.
4. Dược sĩ robot đầu tiên ở Mỹ.

5. 10% mắt kính kết nối với internet.
6. 80% người dân hiện diện số trên internet.
7. Chiếc ô-tô đầu tiên được sản xuất hồn tồn bằng cơng nghệ in 3D.
8. Chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn.
9. Chiếc điện thoại di động cấy ghép vào người đầu tiên được thương mại hóa.
10. 5% sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ in 3D.
11. 90% dân số dùng điện thoại thông minh.
12. 90% dân số thường xuyên truy cập internet.
13. 10% xe chạy trên đường ở Mỹ là xe không người lái.
14. Cấy ghép đầu tiên gan làm bằng công nghệ in 3D.
15. 30% việc kiểm tốn ở cơng ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo.
16. Lần đầu tiên chính phủ thu thuế qua một blockchain.
17. Hơn 50% lượng truy cập internet ở nhà liên quan đến các thiết bị dân dụng.
18. Trên toàn cầu những chuyến đi du lịch hay công tác sẽ được thực hiện qua các
phương tiện chia sẻ cũng nhiều hơn so với các phương tiện cá nhân.
19. Thành phố đầu tiên với hơn 50.000 người khơng có đèn giao thơng.
20. 10% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu được lưu trữ trên blockchain (một giao
thức an tồn trong đó một mạng các máy tính cùng nhau xác thực một giao dịch
trước khi được lưu trữ và chấp thuận).
21. Máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên được sử dụng cho một hội đồng quản trị công ty.
(Nguồn: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2017)
Như vậy, qua phân tích bản chất và những đặc trưng cơ bản của cách mạng công
nghiệp 4.0 cho thấy sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia trên thế giới, mỗi tỉnh, thành phố và các sở ban ngành đều
phải nhận thức được sự tác động to lớn đó để nắm bắt cơ hội và hạn chế được những rủi ro,
thách thức vì sự phát triển của xã hội tương lai.
2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ- XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Cụm từ "cách mạng công nghiệp" (CMCN) hàm chứa sự thay đổi lớn lao, khơng chỉ
biến đổi kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện. CMCN lần thứ 4 đang mở ra


46


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam nâng cao năng
suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như
TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu ... việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất
mới để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
là nhu cầu cấp thiết. Ngày 04/05/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CTTTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trong xu thế chung, thành phố Hải Phòng cũng đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển
khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để chủ động tiếp cận cuộc CMCN lần thứ 4.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết, Quyết
định về phát triển khoa học và cơng nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế đến 2020, tầm nhìn 2030. Sớm ban hành Kế hoạch triển khai các Nghị
quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, số 35//NQ-CP ngàỵ 16/5/2016 của Chính phủ
nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đấy sự phát triển của doanh nghiệp
tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản
xuất mới. Chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch về: hỗ trợ xây dựng dự án nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực trọng điểm cho doanh nghiệp; hỗ trợ hệ
sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ phát triển nhãn sinh thái thành phố Hải
Phòng. Ký kết và triển khai thỏa thuận hợp tác về khoa học và công nghệ giữa thành phố và
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
giai đoạn 2016 - 2020. Kỷ kết và phối hợp với Tập đoàn FPT triển khai các đề án về chính
quyền điện tử, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực. Ký kết Bản hợp tác chiến lược về Viễn
thông - Công nghệ thông tin với Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam -VNPT giai
đoạn 2013- 2020. Nghiên cứu xây dựng Đề án xây dựng Hải Phịng thành thành phố thơng
minh.

CMCN lần thứ 4 sẽ có tác động lớn, tồn diện đến mọi đối tượng, mọi ngành hay lĩnh
vực kinh tế. Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt
Nam nói chung và Hải Phịng nói riêng sẽ phải đối mặt với những thách thức, tác động tiêu
cực như: Sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ
năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống; mất an tồn, an ninh
thơng tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Mặt khác có khả
năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang
phát triển và chậm phát triển.
CMCN lần thứ 4 tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có
trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Trong cuộc cách mạng công nghiệp
thứ tư, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực
lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ khơng cịn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa
nghiêm trọng. Ví dụ, trong lĩnh vực Dệt may, Báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)
cung cấp số liệu đáng lo ngại khi mà hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và
da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa học
công nghệ trong ngành này. Cụ thể, khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động cùa
Campuchia và 64% lao động Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hường
nặng nề từ làn sóng tự động hóa, cơng nghiệp hóa trong ngành.
3. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

47


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

Do những thay đổi mang tính cách mạng về khoa học và công nghệ dẫn tới thay đổi
mạnh mẽ về cơ cấu, mơ hình kinh tế, hệ thống quản lý nhà nước, xã hội cũng như phương
thức hoạt động của các doanh nghiệp. CMCN lần thứ 4 đang đặt ra những thách thức to lớn
đối với toàn bộ các ngành, lĩnh vực. Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết

thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc
CMCN lần thứ 4 đối với Việt Nam, trong thời gian tới, Hải Phòng cần tập trung thực hiện
một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Một là, rà soát lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động để
điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với xu theo phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ
4. Hiện nay các quy hoạch, kế hoạch đang xây dựng của thành phố đã bước đầu tiếp cận, dự
báo các tác động cũng như tận dụng những ưu việt của của CMCN 4.0 để xác định các quan
điểm, mục tiêu, định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội chung của toàn thành phố
cũng như của từng ngành, lĩnh vực và từng quận, huyện. Điển hình là trong Đề án Rà sốt,
điều chỉnh và bổ sung Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hài Phòng
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, khi đánh giá về bối cảnh quốc tể và khu vực đã có
hẳn một nội dung đánh giá đậm nét về Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4, trên cơ sở đó
đã xây dựng các phương án tảng trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Bên
cạnh đó, trong quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
được xác định trong đề án đều có đề cập đến các thành tố của cách mạng công nghiệp 4.0
như: xây dựng đô thị thông minh, giao thơng thơng minh, hồn thành xây dựng chính quyền
điện tử thành phố, định hướng phát triển lĩnh vực thông tin truyền thông, lĩnh vực khoa học
công nghệ, về áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ hiện đại, công nghệ cao trong sản
xuất, tiêu dùng,...
Thời gian tới, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thường trực thẩm định về quy hoạch
phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triên kinh tế - xã hội quận, huyện
cũng như tổng hợp xây dựng quy hoạch, kế hoạch của thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ
tiếp tục cập nhật những xu hướng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào nội dung quy
hoạch, kế hoạch, đồng thời yêu cầu các sở, ngành, địa phương cập nhật xu hướng này vào
quy hoạch của ngành, địa phương mình, đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của thế giới,
đồng thời tranh thủ được những thời cơ do Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và từng ngành, địa phương nói riêng.
Hai là, tăng cường đầu tư cho khoa học và cơng nghệ, đổi mới mơ hình tăng trưởng,
tạo mơi trường kinh doanh năng động để thúc đẩy lan tỏa công nghệ.
- Tập trung tiếp cận, xây dựng, thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, nghiên cứu phát

triển, chuyển giao các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
trong đó bao gồm các nghiên cứu về cơng nghệ thơng tin, vật lý, sinh học, trí tuệ nhân tạo,
vật liệu...
- Khuyến khích mạnh mẽ mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa
học công nghệ, sáng kiến nâng cao năng suất lao động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển. Mở rộng hợp tác phát triển khoa học cơng
nghệ trong và ngồi nước.
Ba là, chính sách về đào tạo, nâng cao kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực để thích
ứng với biến đổi nhanh của công nghệ và sự phát triển của CMCN mới, nâng cao năng suất
lao động.
Dưới tác động của CMCN lần thứ 4, nhiều loại lao động sẽ tăng lên, nhiều loại sẽ
giảm đi và cùng với đó, có nhiều lao động mới dự báo sẽ xuất hiện. Do đó để thích ứng,
người lao động cần phải sở hữu nhiều kỹ năng như quản lý, kỹ thuật số và cả những kỹ năng

48


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

mềm. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho thời chuyển đổi số là bắt buộc và cấp thiết. Chúng ta
cũng phải thay đổi rõ nét về mục tiêu nội dung và cách thức đào tạo để tương thích với thời
đại mới.
Xây dựng cơ chế đổi mới về chính sách đào tạo đặc thù cho ngành CNTT trong giai
đoạn mới với mục tiêu tăng quy mô cả vê sô lượng và chât lượng.
Đối với lao động CNTT, cần đề cao tính sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp. Cịn
những lao động phổ thơng khác, cần có kỹ năng làm chủ bản thân thời chuyển đổi số, kỹ
năng tin học cũng như làm việc tập thể,... Ngoài ra cần có những chính sách tốt nhằm thu hút
nhân tài, nuôi dưỡng lực lượng khoa học tinh hoa, gắn họ với mục tiêu phát triển của đất
nước.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng thành cơng chính quyền điện tử, đổi

mới chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố:
- Hoàn thành và triển khai thực hiện tốt Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, xây
dựng chính quyền điện tử, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng hình ảnh thành
phố hấp dẫn, năng động.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng Chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tinh (PCI). Duy trì vị trí xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính cấp
tỉnh; cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh
(PAPI) của thành phố.
Năm là, đổi mới mơ hình tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế:
- Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong Chương
trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân thành phố
thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi
mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngồi nước, trong đó ưu tiên thu hút các dự án sử
dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, phát triền công nghiệp phụ trợ, bắt kịp các xu
hướng công nghệ của thế giới trong phát triên các ngành, lĩnh vực.
- Tham mưu cho Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố tập trung
hỗ trợ cho các dự án phát triển sản xuất kinh doanh tiếp cận được xu hướng của cách mạng
công nghiệp 4.0 và đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đô thị thông minh, giao thông
thông minh, các dự án khoa học công nghệ, thông tin truyền thông sử dụng công nghệ thê hệ
mới...

1.

2.
3.

4.
5.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bruno, F. S., & Pimentel, F. (2016), Apparel Manufacturing 4.0: A Perspective For
The Future of The Brazilian textile and apparel industry. São Paulo: FASHION
COLLOQUIA.
ILO 2016, ASEAN in transformation textiles, clothing and footwear: refashioning
the future
Jayatilake, H.S.B & Withanaarachchi, A.S (2016), Industry 4.0 In The ApparelManufacturing Sector: Opportunities For Sri Lanka, 1st Interdisciplinary Conference
of Management Researchers, At Sabaragamuwa University of Sri Lanka
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0
– Cơ hội và thách thức, Tạp chí Tài chính, Số 6/2017 (Kỳ 1).
Bài Tổng luận “Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4”, Cục Thông tin KH&CN

49


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Quốc gia ngày 7/8/2017.
6. Thái Hữu Thịnh (2017), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - CMCN 4.0, Tạp
chí khoa học cơng nghệ Nghệ An, số 6/2017, trang 13 - 17.
ABSTRACT
The fourth industrial revolution is taking place in the 2000s called the digital
revolution, through technologies such as the Internet (IoT), artificial intelligence (AI), virtual
reality (VR) virtual reality (AR), social networking, cloud computing, mobile, large data
analysis (SMAC) ... have impacted on all aspects of socio-economic life in the Hai Phong.
This paper aims at analyzing and evaluating the impacts of the 4.0 industrial networks on
Hai Phong's economic and social development. Since then, building the key tasks for socioeconomic development to Hai Phong to become one of the industrial centers of the country.
Keywords: industrial revolution 4.0, important assignmen.


50



×