Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

giao an li 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.55 KB, 115 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 06.1.2013 Tuần: 20 Tiết 19. Ngày dạy: 09/ 1/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 11/ 1/ 2013 Lớp 7A, 7B Chương III:. ĐIỆN HỌC. Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT. 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - H/S mô tả được 1 hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. b. Kĩ năng: - Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế ( chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện ) c. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: * Đối với mỗi nhóm học sinh : - 1 thước nhựa dẹt - 1 thanh thuỷ tinh - 1 mảnh ni lông (pôliêtilen) màu trắng đục ( thường dùng làm túi đựng hàng) kích thước 13cm x 25 cm. - Một mảnh phim nhựa kích thước 13cm x 18cm; - Các vụn giấy viết kích thước 1mm x 1mm; - Các vụn nilông kích thước 0.5cm x 0,5cm; - 1 quả cầu bằng nhựa xốp (hoặc bằng bấc ) cỡ 0,5cm3 có xuyên sợi chỉ khâu ; - 1 giá treo miếng nhựa xốp ; -1 mảnh vải khô, 1 mảnh nhựa, 1 mảnh len. - 1 mảnh kim loại (bằng tôn, hoặc bằng nhôm, đồng...) mỏng kích thước 11cm x 23cm; - 1 bút thử điện thông mạch ; b. Học sinh: - Vở viết, SGK, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra trong quá trình dạy. b. Bài mới: * Vào bài (5') ? Ngoài các hiện tượng điện được mô tả trong các ảnh đầu chương 3 (SGK), các em còn biết các hiện tượng điện nào khác ? HS: Đèn điện sáng, quạt điện, bếp điện, bàn là điện, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy bơm nước..... GV: Thông báo một trong các cách làm nhiễm điện các vật là: “ Sự nhiễm điện do cọ sát” (?) Các em đã thấy hiện tượng gì, khi ta cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là khi hanh khô ? - Thông báo hiện tượng tương tự ngoài tự nhiên là hiện tượng sấm chớp nhiễm điện do cọ sát. * Bài mới: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của trò. Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1 (19'). Vật nhiễm điện. - Yêu cầu HS nêu yêu cầu thí nghiệm 1 trong SGK. - Dụng cụ thí nghiệm gồm những gì ? Cách tiến hành ra sao ? - Cho từng nhóm HS đưa từng thước nhựa dẹt, mảnh li nông, thanh thuỷ tinh, mảnh phim nhựa lại gần mảnh giấy viết, vụn linông, quả cầu. - HS thực hiện. - HS suy nghĩ trả lời.. - HS thực hiện theo nhóm bàn.. I - Vật nhiễm điện Thí nghiệm 1 1..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nhựa xốp để kiểm tra và thấy rằng không có hiện tượng nào xảy ra. - Nhóm HS thực hiện. GV: Yêu cầu từng nhóm HS làm thí nghiệm cọ sát thước nhựa bằng miếng vải khô. - Đại diện các nhóm ? Có hiện tượng gì xảy miêu tả hiện tượng ra đối với các mẩu giấy quan sát được. và quả cầu ? - HS thực hiện. - Tương tự làm thí nghiệm theo yêu cầu ở mục 2 và điền kết quả vào mục 3 ( GV treo bảng phụ) - HS thảo luận hoàn ? Qua kết quả thí nghiệm thành kết luận. hãy hoàn thành kết luận 1 trong SGK ? 1-2 HS đọc kết luận. - Yêu cầu HS đọc kết luận. - HS nêu yêu cầu thí - Yêu cầu HS nêu thí nghiệm 2. nghiệm 2 trong SGK. - HS nêu dụng cụ thí ? Dụng cụ thí nghiệm nghiệm. gồm những gì ? - HS nêu cách tiến ? Em hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm. hành thí nghiệm ? - HS quan sát. - GV chuẩn bị thí nghiệm như hình 17.2 - HS nêu dự đoán. ? Nếu dùng mảnh len cọ. 1. Sau khi cọ xát, thước nhựa hút mẩu giấy, hút quả cầu nhựa bằng xốp. 2. 3. Kết quả. Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ sát ( có khả năng hút) các vật khác.. Thí nghiệm 2:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> xát mảnh phim nhựa hãy dự đoán bóng đèn của bút thử điện ? - GV tiến hành làm thí nghiệm cho HS quan sát để kiểm tra dự đoán của HS. ? Dựa vào thí nghiệm vừa quan sát được hãy hoàn thành kết luận 2 trong SGK ? - Yêu cầu HS đọc lại nội dung kết luận. - GV giới thiệu vật nhiễm điện, vật mang điện tích. ? Thế nào là vật nhiễm điện, hay vật mang điện tích ?. - HS quan sát thí nghiệm.. - HS hoàn thành kết Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị luận trong SGK. cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 1-2 HS đọc lại. - HS lắng nghe. - HS suy nghĩ trả lời.. Hoạt động 2 (15'). Vận dụng. - Vật nhiễm điện hay vật mang điện tích là những vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II - Vận dụng ? Yêu cầu HS trả lời các - HS thực hiện. câu hỏi từ C1 đến C 3 trong SGK. C1 Khi trải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc xát vào nhau cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược hút kéo thẳng ra. C 2 Khi thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ sát với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ỏ gần đó. Mép cánh quạt chém vào không khíđược cọ xát mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.. - GV kết luận.. C 3 Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn ti vi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ sát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.. c. Củng cố - Luyện tập (5') ? Qua bài học này ta cần ghi nhớ điều - Ta cần nhớ thế nào là vật nhiễm điện. gì ? - Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. ? Muốn làm vật nhiễm điện ta có cách nào ? - HS lắng nghe. THMT: - Vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> mây và giữa đám mây với mặt đất vừa có lợi, vừa có hại cho cuộc sống con người. - Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây - HS nêu ghi nhớ. dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi. - Yêu cầu HS nêu ghi nhớ trong SGK. d. Hướng dẫn về nhà (1') - Học bài theo SGK và vở ghi. - Làm bài tập 17. 1 – 17. 4 SBT và bài tập trong VBT. - Đọc trước và chuẩn bị bài 18 SGK Tr. 50 “Hai loại điện tích”. * RÚT KINH NGHIỆM. Nội dung:……………………………………………………………………......................... ………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Thời gian:…………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………... Ngày soạn: 12/ 1/ 2013 Tuần: 21. Ngày dạy: 16/ 1/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 18/ 1/ 2013 Lớp 7A, 7B.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết 20. Bài 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyyên tử trung hoà về điện - Biết vật mang điện tích âm nhận thêm electron, vật mang điện tích dương mất bớt electron b. Kĩ năng. - Phát triển kĩ năng quan sát so sánh,phân tích và tổng hợp c. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần hợp tác khi làm việc theo nhóm. - HS có hứng thú học tập. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: - Vở viết, SGK, đồ dùng dạy học. Vẽ to H18.4 SGK. b. Học sinh: * Đối với mỗi nhóm HS: - 3 mảnh nilon. - 1 bút chì vỏ gỗ. - 1 kẹp giấy. - 2 thanh nhựa sẫm màu. - 1 mảnh len. - 1 mảnh lụa. - 1 thanh thuỷ tinh. - 1 trục quay có mũi nhọn 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ (5') * Câu hỏi: Câu 1: Có thể làm nhiễm điện cho vật bằng cách nào? Câu 2: Vật nhiễm điện có những tính chất gì?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Đáp án: Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Câu 2: Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện . b. Bài mới: * Vào bài (2') - Một vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. Nếu hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút hay đẩy nhau ? Nghiên cứu bài hôm nay. * Nội dung: Hoạt động của GV. Hoạt động của HS Hoạt động 1 (8'). Nội dung ghi bảng. Tìm hiểu hai loại điện tích - Yêu cầu HS nghiên cứu mục 1.2. - ? Em hãy cho biết các dụng cụ để tiến hành thí nghiệm? - ? Các bước tiến hành thí nghiệm? Quan sát gì?. I - Hai loại điện tích. - HS tự nghiên cứu mục Thí nghiệm 1 1;2 - HS kể tên + Mảnh nilon. + Bút chì. + Miếng len. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, thống nhất: + B1: Kẹp 2 mảnh nilon vào thân bút chì, nhấc lên, quan sát xem chúng có hút hoặc đẩy nhau không. + B2: Cọ xát 2 mảnh nilon nhiều lần bằng mảnh len, cầm thân bút chì nhấc lên, quan sát xem chúng có hút hoặc đẩy nhau không..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV phát dụng cụ thí - Các nhóm nhận dụng nghiệm. cụ, tiến hành thí nghiệm theo các bước trên, ghi kết quả thí nghiệm. - Yêu cầu đại diện các - Đại diện báo cáo kết nhóm báo cáo kết quả thí quả. nghiệm. - Yêu cầu HS nghiên cứu - HS tự nghiên cứu, mục 3 làm thí nghiệm Hình 18.2 - ? Nêu dụng cụ thí nghiệm – cách tiến hành – - 1 HS nêu tên hs khác cách quan sát? nhận xét. + 2 thanh nhựa sẫm màu. + 2 mảnh vải khô - trục. + Cách tiến hành: Dùng mảnh vải cọ xát 2 thanh nhựa, đặt 1 ( 2 ) thanh lên trục nhọn, đưa các đầu đã cọ xát của 2 thanh lại gận nhau, quan sát chúng hút hay đẩy nhau. - GV phát dụng cụ. - Các nhóm nhận dụng cụ,Tiến hành thí nghiệm – ghi kết quả thí nghiệm. - Yêu cầu đại diện các - Các nhóm báo cáo nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. - Yêu cầu HS làm việc cá - từng HS hoàn thành nhân hoàn thành nhận xét. nhận xét,1hs báo cáo kq hs khác nhận xét.. Nhận xét: Hai vật giống nhau, cùng chất liệu, cùng được cọ xát như nhau nên chúng nhiễm điện cùng loại và khi đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động 2 (9'). Làm thí nghiệm 2, phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại. Thí nghiệm 2 - Yêu cầu HS nghiên cứu - HS tự nghiên cứu. thí nghiệm 2. - ? Nêu dụng cụ cần để - HS nêu tên . tiến hành thí nghiệm? + thanh nhựa sẫm màu. + 1 thanh thuỷ tinh. + 1 mảnh lụa. + 1 mảnh vải khô. - ? Nêu cách tiến hành thí -1HS nêu cách tiến hành nghiệm? + Dùng mảnh lụa cọ xát thanh thuỷ tinh, mảnh vải khô cọ xát thanh nhựa sẫm màu. + Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục, đưa đầu thanh thuỷ tinh đã cọ xát lại gần đầu thanh nhựa đã cọ xát, quan sát. - GV phát dụng cụ thí - HS nhận dụng cụ. nghiệm. - Yêu cầu các nhóm báo - Tiến hành thí nghiệm cáo kết quả. ghi kết quả thí nghiệm. - Yêu cầu HS làm việc cá - Đại diện các nhóm báo nhân hoàn thành câu nhận cáo kết quả thí nghiệm, xét. Nhận xét -- Cả lớp nhận xét. Hai vật mang điện tích Hoàn thành câu nhận khác loại nhau khi đặt gần xét. nhau chúng sẽ hút nhau. - ? Từ nhận xét ở các thí - HS hoạt động cá nhân nghiệm trên em hãy hoàn. * Kết luận Có hai loại điện tích. Các.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> thành câu kết luận?. vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.. THMT: - Trong các nhà máy - HS lăng nghe. thường xuất hiện bụi gây haijcho công nhân. Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân. - GV giới thiệu quy ước về điện tích dương và điện - HS ghi nhớ tích âm.. - Cho HS đọc lại - Yêu cầu hs trả lời câu C1 - 1HS nêu kết luận. - HS HĐ cá nhân C1. Quy ước: Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ sát vào lụa là điện tích dương( + ); điện tích của thanh lụa sẫm màu khi cọ sát vào vải khô là điện tích âm ( - ) C1 Mảnh vải mang điện tích dương vì 2 vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại. Thanh nhựa sẫm màu được cọ xát bằng vải thì mang điện tích âm còn mảnh vải mang điện tích dương.. Hoạt động 3 (10'). Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử. II - Sơ lược về cấu tạo.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> _. - Số điện tích dương bằng số điện tích âm.. _ _ _+ _. _. _ _. - GV: Các vật nhiễm điện là các vật mang điện tích. Vậy những điện tích này do đâu mà có? - GV treo H18.4 lên bảng. - Thông báo về kích thước nguyên tử. - Thông báo về hạt nhân nguyên tử. - Thông báo về electron trong lớp vỏ nguyên tử. - Yêu cầu HS đếm số dấu ( +) ở hạt nhân và số dấu ( - ) ở các electron - GV giới thiệu: nguyên tử trung hoà. - Thông báo các electron có thể dịch chuyển.. nguyên tử. (SGK - Tr 51). + +. - HS nhắc lại các điểm cơ bản.. c. Củng cố - vận dụng (10') III - Vận dụng: - ? Có mấy loại điện tích? - 3 HS nhắc lại. - ? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? - ? Khi nào vật mang điện tích dương, khi nào vật mang điện tích âm? - Yêu cầu HS làm việc cá + 1 HS trả lời câu C2, C 2 Trước khi cọ sát trong nhân trả lời các câu C2, các HS khác nhận xét – mỗi vật đều có điện tích âm C3, C4. bổ sung. và điện tích dương. Các điện + 1 HS trả lời câu C3. tích này tồn tại ở hạt nhân và + 1 HS trả lời câu C4..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> electron. C3. Trước khi cọ sát các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì khi đó chưa có sự thay đổi về điện tích ( vật trung hoà về điện ) C4 Mảnh vải mất electron nên nhiễm điện dương.thước nhựa nhận thêm electron nên nhiễm điện âm - GV nhận xét và cho điểm cá nhân xuất sắc. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') - Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ SGK. - Làm bài tập18.1 – 18.5. - Đọc trước bài 19: Dòng điện - Nguồn điện. Tiết sau học bài mới. * RÚT KINH NGHIỆM. Nội dung:……………………………………………………………………......................... ………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Thời gian:…………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………... Ngày soạn: 19/ 1/ 2013 Tuần: 22 Tiết 21. Ngày dạy: 23/ 1/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 25 1/ 2013 Lớp 7A, 7B. BÀI 19: DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Mô tả được thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển động có hướng. - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với 2 cực của chúng. b. Kĩ năng. - Mắc và kiểm tra để đảm bảo 1 mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động. - Phát triển kĩ năng quan sát, tư duy so sánh, phân tích và tổng hợp một cách có logic. c. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần hợp tác khi làm việc theo nhóm. - HS có hứng thú học tập. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: - Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học. - Tranh vẽ to H19.1. 19.2, Các loại pin, 1 ắc quy. b. Học sinh: - Đối với mỗi nhóm HS: - 1 pin đèn, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối cách điện. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ (6') * Câu hỏi: Câu 1: Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào ? Câu 2: Trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử ? Khi nào vật nhiễm điện dương, khi nào vật nhiễm điện âm? * Đáp án: Câu 1: Có hai loại điện tích. Hai điện tích cùng loại đặt gần nhau thì đẩy nhau, hai điện tích khác loại đặt gần nhau thì hút nhau. Câu 2: Sơ lược cấu tạo nguyên tử: - Tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. - Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. - Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. +) Vật nhiễm điện dương khi mất bớt êlectrôn, nhiễm điện âm khi nhận thêm êlectrôn b. Bài mới: * Vào bài (3') - Có điện thật là ích lợi và thuận tiện. Đèn điện có thể bật tắt dễ dàng ; sáng trương ngay cả dưới trời mưa gió. Ngoài ra còn có quạt điện, nồi cơm điện, máy thu thanh...Các thiết bị này chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì? - "Có điện" và "mất điện" có nghĩa là gì ? Có phải đó là " có điện tích" và " mất điện tích" không ? Vì sao ? * Nội dung: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của HS. Nội dung ghi bảng. • Hoạt động 1 (10') Tìm hiểu dòng điện là gì? I - Dòng điện - Yêu cầu HS quan sát - HS quan sát hình vẽ trả C1 hình 19.1 trả lời câu C1 ? Em hãy nêu sự tương tự giữa điện tích và dòng nước ở hình 19.1a và 19.1b ? ? Ở hình 19.1c cho ta biết điều gì ?. lời câu C1 - Điện tích trên mảnh a) Điện tích của mảnh phim phim tương tự như nước nhựa tương tự như nước trong bình. trong bình.. - Khi chạm bút thử điện, đèn bút thử điện lóe sáng rồi tắt. Có điện tích dịch chuyển qua bút đến tay. ? Nêu sự tương tự giữa - Điện tích dịch chuyển b) Điện tích dịch chuyển từ điện tích và nước ở hình qua bóng đèn tương tự mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 19.1c và 19.1d?. như nước chảy trong ống nước chảy từ bình A xuống thoát. bình B.. ? Khi nước ngừng chảy, ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. Đèn bút thử điện ngừng sáng. làm thế nào để đèn này lại sáng ?. C 2 Cọ xát lần nữa để tăng - Cọ xát lần nữa để tăng thêm điện tích cho mảnh thêm điện tích cho mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử phim nhựa. điện vào mảnh tôn đã được áp sát trên mảnh phim nhựa.. ? Bóng đèn của bút thử - HS hoạt động cá nhân điện sáng khi nào? (điền vào nhận xét). Nhận xét: Bóng đèn của bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó.. GV: Khi các điện tích - HS ghi nhớ dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta thì bóng đèn sáng, ta nói trong bóng đèn có dòng điện chạy qua. ? Vậy dòng điện là gì ? - HS hoạt động cá nhân trả lời. Kết luận: - GVđưa ra khái niệm và - HS ghi nhớ. - Dòng điện là dòng các điện lưu ý từ “ Có hướng ” tích dịch chuyển có hướng. ? Khi nào em biết trong - Khi có dòng điện chạy - Khi các thiết bị điện hoạt bóng đèn hoặc quạt điện qua. động thì có dòng điện. có dòng điện ? • Hoạt động 2 (5') Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng. II - Nguồn điện.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1. Các nguồn điện thường dùng ? Khi mắc các dụng cụ - HS thảo luận nhóm nêu - Nguồn điện có khả năng dùng điện vào nguồn tác dụng của nguồn điện. cung cấp dòng điện điện để điện thì các dụng cụ điện các dụng cụ điện hoạt động. hoạt động. Vậy nguồn điện có tác dụng gì ? - GV giới thiệu cực - HS lắng nghe và ghi - Mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực dương ( + ) và cực dương và âm của pin bài. âm ( - ) ? Hãy kể tên các nguồn - HS kể tên các nguồn C 3 Các nguồn điện là pin điện trong hình 19.2 ? điện đã biết. tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo, ácquy. - Các nguồn điện khác : đinamô ở xe đạp, pin mặt trời, ổ điện trong gia đình, mày phát điện nhỏ,... ? Hãy chỉ ra các cực âm - 1 vài HS nhận biết các và dương của pin ? cực của pin,ắc quy.. • Hoạt động 3 (15') Mắc mạch điện với pin, bóng đèn pin, công tắc và dây điện để đèn sáng. 2. Mạch điện có nguồn điện - Yêu cầu HS quan sát - HS quan sát hình 19.3 H19.3. ? Hãy thảo luận nhóm - HS thảo luận nêu tên nêu các dụng cụ có trong các dụng cụ điện và cách mạch điện và cách mắc mắc. các dụng cụ đó ? - Yêu cầu đại diện các - Đại diện 1 HS nêu, HS nhóm nêu cách mắc các khác nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> dụng cụ trong mạch.. + Nguồn điện ( 2 pin ). + Giá lắp pin. + Bóng đèn pin. + Khoá. + 3 dây dẫn có kẹp. + Bảng điện.. - GV giới thiệu dụng cụ. - HS quan sát. - Phát dụng cụ cho các - Nhóm trưởng nhận nhóm. dụng cụ. - Yêu cầu HS làm TN. - GV theo dõi, uốn nắn, quan sát, lưu ý HS mắc mạch điện nhưng chưa đóng khoá. - GV đến từng nhóm yêu cầu HS đóng khoá, quan sát bóng đèn, nhóm nào đóng khoá đèn không sáng thì yêu cầu các em kiểm tra lại mạch điện. ? Thiết bị điện chỉ hoạt động khi nào ?. - Các nhóm tiến hành mắc.. - Tìm nguyên nhân. (nếu đèn không sáng). - HS thảo luận trả lời. - Thiết bị điện chỉ hoạt động khi mạch kín.. c. Củng cố - vận dụng (5') III - Vận dụng - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Dòng điện là gì? Làm thế nào để có dòng điện chạy qua bóng đèn pin? - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu. - HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi của GV. - HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C4, C5, C6..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> C4, C5, C6.. + 1 HS trả lời câu C4. C4 Cả lớp lắng nghe, nhận - Dòng điện là dòng các điện xét, hoàn chỉnh. tích dịch chuyển có hướng. - Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. - Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. + 1 HS trả lời câu C5. C 5 Đèn pin, radio, máy tính Các HS khác nghe, bổ bỏ túi, máy ảnh tự động, sung. đồng hồ điện, ... C 6 Để nguồn điện này hoạt + 1 HS trả lời câu C6. Các HS khác lắng nghe, động thắp sáng đèn, cần ấn bổ sung. vào lẫy để núm xoay của nó tì sát vào vành xe đạp, quay cho bánh xe đạp quay. Đồng thời dây nối từ điinamô tới đèn không có chỗ hở.. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') - Học thuộc phần ghi nhớ. - Tìm hiểu thêm về các loại nguồn điện. - Làm bài tập 19.1 – 19.5 SBT - Đọc trước bài 20, tiết sau học bài mới. * RÚT KINH NGHIỆM. Nội dung:……………………………………………………………………......................... ………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Thời gian:…………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngày soạn: 26/ 1/ 2013 Tuần: 23 Tiết 22. Ngày dạy: 29/ 1/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 1/ 2/ 2013 Lớp 7A, 7B. Bài 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Nhận biết được vật liệu dẫn là chất cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. b. Kĩ năng: - Kể tên được một số vật liệu dẩn điện và vật liệu cách điện thường dùng. - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. c. Thái độ: - Yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Giáo viên - 1 số loại dụng cụ hoặc thiết bị dùng điện. - Tranh vẽ to hình 20.1, 20.3 (SGK). b. Học sinh (mỗi nhóm) - 1 bóng đèn gài hoặc đui xoáy - 1 bóng đèn pin - 1 phích cắm điện nối với đoạn dây có vỏ bọc cách điện.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - 5 đoạn dây nối - 1 số vật: 1 đoạn dây đồng, dây nhôm, dây nhựa, thanh thuỷ tinh, sứ… 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra trong quá trình dạy. b. Bài mới: * Vào bài (2') - Dòng điện ở mạch điện gia đình nếu chạy trực tiếp qua cơ thể người sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy tất cả các dụng cụ và thiết bị dùng điện đều phải được chế tạo đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chúng gồm những bộ phận dẫn điện và cách điện. Vậy thế nào là vật dẫn điện và cách điện, nghiên cứu bài hôm nay. * Nội dung: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò Hoạt động 1 (15'). Nội dung. Xác định chất dẫn điện và chất cách điện I. Chất dẫn điện và chất cách điện - Yêu cầu hs tự đọc mục - Hs nghiên cứu mục I. I SGK - Tr 55. ? Chất dẫn điện là gì ? HS: Chất cho dòng điện đi qua. ? Chất cách điện là gì ? HS: Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. ? Yêu cầu HS dự đoán - HS đưa ra dự đoán vật vật liệu dẫn điện và cách liệu dẫn điện và cách điện. điện? GV: Dựa vào đó hãy đọc - HS đọc và nghiên cứu trả và trả lời C1. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điên đi qua. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.. C1 Các bộ phận:. lời C1 1. Các bộ phận dẫn điện là: Dây tóc, dây trục, 2 đầu dây.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> đèn, chốt cắm, lõi dây. 2. Các bộ phận cách điện là: Trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen, vỏ dây, vỏ nhựa… GV: Để biết một vật dẫn điện hay cách điện ta phải làm thí nghiệm. ? Làm sao biết chất nào dẫn điện?. - HS đọc và thực hiện thí Thí nghiệm nghiệm như SGK theo nhóm. - Dựa vào bóng đèn: Đèn sáng, chất dẫn điện..... - Yêu cầu HS ghi kết quả - NHS thực hiện. vào bảng như SGK. ? Kể tên một số vật - HS trả lời. C2 thường dùng làm vật dẫn - Dẫn điện: dây đồng, + Dẫn điện: Đồng, nhôm, điện, cách điện? nhôm… chì, ... - Cách điện: Vỏ bút chì, ... +Cách điện: Cao su, nhựa, sứ, ..... ? Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện ?. GV: Nhận xét, kết luận. - Các dây tải điện đi xa, không có vở bọc cách C 3 điện, tiếp xúc trực tiếp với - Các dây tải điện đi xa, không khí. Giữa chúng không có vở bọc cách điện, không có dòng điện nào tiếp xúc trực tiếp với không chạy qua không khí. khí. Giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua không khí. - HS ghi vào vở.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Hoạt động 2 (15'). Tìm hiểu “Dòng điện trong kim loại”. GV giới thiệu: Kim loại HS lắng nghe và ghi vở. là chất dẫn điện. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử.. II - Dòng điện trong kim loại 1. Êlectron tự do trong kim loại a) Kim loại là chất dẫn điện. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử.. ? Nhớ lại cấu tạo nguyên - Gồm hạt nhân mang C 4 tử? điện tích dương (+) và các Gồm hạt nhân mang điện electron mang điện tích tích dương (+) và các âm (-) electron mang điện tích âm (-) ? Khi nguyên tử mất bớt - Điện tích dương (+) e, phần còn lại mang điện tích gì? GV: Thông báo: Các e - Nghe thông báo của Gv. b) Trong kim loại có các e thoát ra khỏi nguyên tử thoát ra khỏi nguyên tử và và chuyển động tự do chuyển động tự do trong trong kim loại đó được kim loại gọi là e tự do. gọi là các êlectron tự do. - GV: treo tranh 20.3 - Quan sát tranh 20.3 ? Hãy quan sát hình vẽ - HS quan sát và trả lời. và trả lời SGK ?. C5. trong. C5 Các eelectron tự do là các vòng tròn nhỏ cóa dấu "–", phần còn lại của nguyên tử là những vòng tròn lớn có dấu "+". Phần này mang.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> điện tích dương. Vì nguyên tử khi đó thiếu eelectron. 2. Dòng điện trong kim loại. - HS quan sát. GV: Treo tranh phóng to hình 20.4 trong SGK. - HS lên bảng chỉ: Cực ? Khi nối 2 đầu dây này (+) hút, cực (-) đẩy nối một nguồn điện là pin thì e tự do bị cực nào của pin hút, cực nào đẩy ? - Bóng đèn sáng.. C 6 Cực dương hút, cực âm đẩy. ? Khi e tự do dịch chuyển có hướng có hiện - Hs lên bảng vẽ thêm tượng gì xảy ra với đèn ? chiều mũi tên. ? Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi e tự do này để Kết luận chỉ chiều dịch chuyển có - Các e tự do trong kim loại hướng của chúng ? - HS dưới lớp hoàn thành dịch chuyển có hướng tạo kết luận. thành dòng điện chạy qua ? Hoàn thành kết luận ? nó. c. Củng cố - Luyện tập (11') III - Vận dụng ? Vật nào dưới đây là vật - HS suy nghĩ trả lời. Là C 7 dẫn điện ? đáp án B B. Một đoạn ruột bút chì A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn ruột bút chì C. Một đoạn dây nhựa D. Thanh thủy tinh C8 ? Hãy suy nghĩ và trả lời - HS: Là đáp án C..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> C8 ? - HS: Là đáp án C. ? Hãy suy nghĩ và trả lời C9 ?. C. Nhựa C9 C. Một đoạn dây nhựa. - Chất dẫn điện là chất cho ? Thế nào là chất dẫn dòng điên đi qua. Chất điện? chất cách điện? cách điện là chất không Nêu ví dụ? cho dòng điện đi qua. Ví dụ: tùy HS ? Dòng điện trong kim - Dòng điện trong kim loại loại là gì? là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.. d. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học ghi nhớ. - Bài tập: 20.1 ’ 20.4 - Đọc mục: Có thể em chưa biết. - Chuẩn bị bài tiếp theo. * RÚT KINH NGHIỆM. Nội dung:……………………………………………………………………......................... ………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Thời gian:…………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ngày soạn: 26/ 1/ 2013 Tuần: 25 Tiết 23. Ngày dạy: 06/ 02/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 22/ 02/ 2013 Lớp 7A, 7B. Tiết 23 Bài 21. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN. 1. Mục tiêu: a. Kiến thức - Nêu được qui ước về chiều dòng điện. b. Kĩ năng - Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẳn bằng các kí hiệu đã được qui ước. - Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. - Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện - Biểu diển được bằng mủi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện. c. Thái độ: - Tích cực trong tiết học, có ý thức tự học. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên - Tranh vẽ to bảng kí hiệu hiển thị các bộ phận của mạch điện (SGK) và sơ đồ mạch điện của 1 ti vi hay của xe máy b. Học sinh (mỗi nhóm) - 1 pin đèn - Dây nối - 1 bóng đèn - 1 đèn pin loại ống tròn - 1 công tắc 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ (5') * Câu hỏi ? Nêu ghi nhớ SGK, biết Bạc là chất dẫn điện tốt nhất, vậy hãy giải thích tại sao người ta không sử dụng Bạc làm vật liệu dẫn điện phổ biến ? * Đáp án:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. - Dòng điện trong kim loại là dòng các eelectrôn dịch chuyển có hướng. Giải thích: Vì Bạc là kim loại quý, hiếm, giá thành đắt nên không dduoacj sử dụng phổ biến làm vật liệu dẫn điện. b. Bài mới: * Vào bài (2') - Các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện đúng như yêu cầu cần có ? Nghiên cứu bài hôm nay. * Nội dung: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Nội dung. * Hoạt động 1 (15'). Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc theo sơ đồ - Gv treo tranh “bảng kí - HS quan sát hiệu 1 số bộ phận mạch điện”.. I - Sơ đồ mạch điện 1. Kí hiệu của 1 số bộ phận mạch điện. SGK - Tr 58. ? Trong tranh là mô hình - HS: Nguồn điện, hai của những bộ phận nào nguồn điện mắc nối tiếp, trong một mạch điện ? bóng đèn, dây dẫn, công tắc. GV: Vậy người ta sử dụng - HS lắng nghe. các kí hiệu này như thế nào trong sơ đồ mạch điện ? Nghiên cứu phần tiếp theo. 2. Sơ đồ mạch điện - GV đưa ra sơ đồ hình - HS quan sát. 19.3. ? Quan sát hình 19.3 nêu - 1 công tắc.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> tên dụng cụ ?. - 1 đèn pin - Dây nối, pin. ? Sử dụng kí hiệu vẽ sơ đồ - HS: Hoạt động cá nhân mạch điện theo đúng các C1 bộ phận mạch điện ?. C1 Sơ đồ mạch điện:. - 1HS lên bảng vẽ.. ? Nhận xét bài của bạn ? GV kết luận.. - HS nhận xét.. ? Hãy vẽ một sơ đồ khác - 1HS lên bảng vẽ so với sơ đồ đã vẽ ở C1. C 2 Sơ đồ mạch điện:. bằng cách thay đổi vị trí kí hiệu trong sơ đồ này ? - HS ghi bài vào vở.. - GV kết luận.. ? Hãy mắc mạch điện theo - Hs hoạt động theo nhóm, lắp sơ đồ mạch điện đã sơ đồ đã vẽ ở câu C2 ? cho.. C 3 SGK - Tr 58. - Yêu cầu kiểm tra xem mạch có kín và đèn có sáng không?. * Hoạt động 2 (15'). Xác định và biểu diễn chiều dòng điện quy ước II - Chiều dòng điện. Quy ước về chiều dòng điện - Gv thông báo quy uớc - Hs nghe.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> chiều của dòng điện. ? Thế nào là chiều của - HS trả lời. dòng điện ?. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.. GV giới thiệu: dòng điện - HS lắng nghe. cung cấp bởi pin hay acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều. C 4 Chiều quy uớc của - Gv treo hình 20.4. - HS quan sát. dòng điện ngược với chiều ? Hãy so sánh chiều quy - HS suy nghĩ trả lời. dịch chuyển có hướng của ước của dòng điện với - Hs biểu diễn chiều dòng các e tự do trong dây dẫn chiều dịch chuyển có điện trong từng sơ đồ kim loại. hướng của các e tự do trong dây dẫn kim loại ? - Gv treo tranh 21.1 - Quan sát hình 21. ? Hãy dùng mũi tên như - HS: Hoạt động cá nhân trong sơ đồ mạch điện C5. hình 21.1a để biểu diễn - Chú ý cách biểu diễn chiều dòng điện trong các của gv. sơ đồ mạch điện hình 21.1b, c, d ? c. Củng cố - Vận dụng (7'). C 5 SGK - Tr 59. III - Vận dụng - Gv yêu cầu hs quan sát - Quan sát hình 21.2 hình 21.2 ? Đèn pin cấu tạo gồm - Bóng đèn, công tắc, pin, những bộ phận nào ?. C6 + Gồm 2 pin + Kí hiệu + Cực (+) của pin lắp về.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Gv chỉ những bộ phận. ? Nguồn pin gồm mấy - 2 pin pin? Kí hiệu như thế nào ? - Yêu cầu hs trả lời C6. phía đầu của đèn pin. - Hs lên bảng vẽ.. - Yêu cầu HS nêu ghi nhớ - HS thực hiện. SGK và đọc mục: Có thể em chưa biết. ? Nếu để dòng điện xoay - Gây nguy hiểm tới tính chiều đi qua cơ thể người mạng. có thể gây hậu quả gì ? d. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học và làm bài 21.2 ’ 21.3 - Chuẩn bị bài 22 - Tiết sau học bài mới. * RÚT KINH NGHIỆM. Nội dung:……………………………………………………………………......................... ………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Thời gian:…………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………... Ngày soạn: 24/ 2/ 2013 Tuần: 25 Tiết 24. Ngày dạy: 27/ 02/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 01/ 03/ 2013 Lớp 7A,7B. Bài 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ. TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - H/S nêu được dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. - Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với ba loại bóng đèn: Bóng đèn pin (đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn LED). b. Kỹ năng: - Mắc mạch điện đơn giản. c. Thái độ: - Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: - Giáo án, SGK, đồ dùng học tập. - Cả lớp: - 1 ắc qui 12v (hoặc 1 bộ chỉnh lưu hạ thế), 5 dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt mảnh  0,3mm, dài 150mm đến 200mm, 3 đến 5 mảnh giấy nhỏ (2cm x 5 cm)(giấy lau tay), một số cầu chì như ở mạng điện gia đình. - Tranh vẽ sơ đồ mạch điện h22.1; h22.5. b. Học sinh: - Vở viết, SGK, đồ dùng học tập. - Mỗi nhóm: 2 pin loại 1,5v với đế lắp pin, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 bút thử điện (tháo sẵn bóng đèn khỏi bút), 1 đèn LED. 3. Tiến trình dạy học: a. Kiểm tra bài cũ (5') * Câu hỏi: ? Nêu bản chất dòng điện trong kim loại ? Nêu qui ước về chiều của dòng điện ? * Đáp án: - Dòng điện trong kim loại là dòng các e tự do dịch chuyển có hướng. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> b. Bài mới: * Vào bài (2') - Căn cứ vào đâu để biết có dòng điện chạy trong mạch? Ta có thể quan sát các tác dụng do dòng điện gây ra để nhận biết sự tồn tại của nó, vậy các tác dụng đó là gì? Bài học hôm nay chúng ta lần lượt đi tìm hiểu các tác dụng đó. * Nội dung: Hoạt động của thầy. Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động1 (18') TÌM HIỂU TÁC DỤNG NHIỆT CỦA DÒNG ĐIỆN I - Tác dụng nhiệt - Hướng dẫn HS thực hiện - 1, 2 HS nêu tên một số C1 Đèn điện dây tóc, bàn câu C1. dụng cụ, thiết bị thường là, bếp điện, lò sưởi…. dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. - Yêu cầu HS thảo luận về - Lớp thảo luận chung về các dụng cụ bạn đã nêu. các dụng cụ, thiết bị do các bạn đã nêu. - Y/c HS đọc câu hỏi C2, - HS đọc câu C 2 mắc mạch điện theo sơ đồ, thảo luận câu trả lời. ? Nhìn vào sơ đồ ta có - Pin đèn, bóng đèn pin, những dụng cụ gì ? dây dẫn, công tắc. - Yêu cầu HS lắp mạch - HS hoạt động theo nhóm: điện như sơ đồ. Lắp mạch điện theo sơ đồ bên H 22.1. thảo luận nhóm, trả lời câu C 2. C2 a) Bóng đèn nóng lên. Xác nhận qua cảm giác bằng tay hoặc có thể sử dụng nhiệt kế. b) Dây tóc bóng đèn bị đốt.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> nóng mạnh và phát sáng. c) Dây tóc đèn thường được làm bằng vonfram để không bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của vonfram rất cao là 33700C. ? Vật dẫn nóng lên khi Vật dẫn nóng lên khi nào? - Khi có dòng điện chạy có dòng điện chạy qua. qua. ? Dây tóc bóng đèn nóng lên khi có dòng điện chạy qua. Với một dây sắt, khi có dòng điện chạy qua có nóng lên không? Muốn trả lời câu hỏi đó theo em, ta sẽ tiến hành TN như thế nào? - GV gọi vài HS nêu các phương án TN. - GV đưa ra phương án: Dùng giấy lau tay để lên dây. - GV làm TN yêu cầu HS quan sát, nêu kết quả.. * Lưu ý: Khi đóng công tắc vài giây, thấy giấy cháy rơi xuống hoặc cháy thành vệt đen trên giấy thì ngắt công tắc ngay tránh hư hại ắc qui.. - HS nêu phương án TN: Mắc dây sắt vào mạch điện cho dòng điện chạy qua dây.. C3. - HS lắng nghe. a) Mảnh giấy bị cháy đứt - HS quan sát TN, thấy và rơi xuống. hiện tượng giấy bị cháy. b) Dòng điện làm dây sắt Từ đó rút ra được KL. nóng lên..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - GV thông báo: Các vật nóng tới 5000C thì bắt đầu - HS lắng nghe. phát ánh sáng nhìn thấy.. THMT: Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện - HS lắng nghe. là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi, có thể có hại. Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ. Việc sử dụng nhiều kim loại làm vật liệu dẫn điện dẫn đến việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay người ta đang cố gắng sử dụng vật liệu siêu dẫn ( có điện trở suất bằng không) trong đời sống và kĩ thuật.. *Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C 4. - HS trả lời.. C4 Khi đó cầu chì nóng lên.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> tới nhiệt độ nóng chảy và bị đứt. Mạch điện bị hở (bị ngắt mạch), tránh hư hại và tổn thất có thể xảy ra. Hoạt động 2 (12') TÌM HIỂU TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN II - Tác dụng phát sáng - GV giới thiệu tác dụng - HS lắng nghe. quan trọng của dòng điện là tác dụng phát sáng. 1. Bóng đèn bút thử điện - GV yêu cầu HS quan sát - HS quan sát bóng đèn của - Hai đầu dây không tiếp bóng đèn của bút thử điện bút thử điện (h22.3). xúc với nhau Hình 22.3. ? Hãy nêu nhận xét về hai - HS nêu nhận xét. C 5 Hai đầu dây trong đầu dây bên trong của nó ? bóng đèn của bút thử điện tách rời nhau - GV: Cắm đầu bút thử - HS quan sát. điện vào ổ điện (cho bóng đèn sáng), y/c HS quan sát trả lời câu hỏi C 6 ? Quan sát bút thử điện khi phát sáng: Đèn sáng do hai đầu dây nóng sáng hay do chất khí phát sáng ? - Yêu cầu HS tìm từ thích hợp điền vào kết luận. Ghi vào vở.. - HS trả lời.. C 6 Đèn sáng do chất khí giữa hai đầu dây bên trong đèn phát sáng. - HS thực hiện. Kết luận : Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2. Đèn điôt phát quang (LED) - HS mắc đèn LED vào C 7 Đèn điôt phát quang - Yêu cầu HS quan sát đèn mạch điện theo nhóm,....trả sáng khi bản kim loại nhỏ LED hình 22.4, đọc mục lời câu C7. hơn bên trong đèn được nối II.2.a,b thực hiện mắc đèn với cực dương của pin và vào mạch điện theo hướng bản kim loại được nối với dẫn, trả lời câu hỏi C7. cực âm.. - GV yêu cầu HS hoàn - HS hoàn thành kết luận. thành kết luận. Ghi vào vở.. *Kết luận : Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.. - HS lắng nghe. THMT: Sử dụng điôt trong thắp sáng sẽ góp phần làm giảm tác dụng nhiệt của dòng điện, nâng cao hiệu suất sử dụng điện. c. Củng cố - Vận dụng (7') ? Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình - HS trả lời. thường ? A. Bóng đèn bút thử điện B. Đèn đi ốt phát quang. C. Quạt điện. D. Đồng hồ dùng pin. III - Vận dụng 1 vài HS đọc ghi nhớ SGK. - Nghiên cứu trả lời các câu hỏi C8, C9: C 8 Đáp án E.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> E. Không có trường hợp nào. C9 ? Hãy trả lời C 9. - HS trả lời.. Chạm hai đầu dây đèn LED vào hai cực của pin. Nếu đèn không sáng thì đổi ngược lại. - Khi đèn sáng, bản kim loại nhỏ trong đèn LED được nối với cực nào thì đó là cực dương, cực kia là cực âm.. - Gọi 1 HS đọc phần ghi - HS đọc. nhớ trong SGK. - HS đọc “có thể em chưa - Yêu cầu HS đọc mục “có biết”. thể em chưa biết” d. Hướng dẫn học ở nhà (1') - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 22.1 đến 22.3(SBT tr23). - Đọc trước và chuẩn bị bài 23 SGK Tr. 63 “Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện”. * RÚT KINH NGHIỆM. Nội dung:……………………………………………………………………......................... ………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Thời gian:…………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(38)</span>

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Ngày soạn: 24/ 2/ 2013 Tuần: 26 Tiết 25. Ngày dạy: 27/ 02/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 08/ 03/ 2013 Lớp 7A,7B. Bài 23. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN. 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng diện. - Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện. b. Kĩ năng: - Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng đện khi đi qua cơ thể người. c. Thái độ:.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Ham hiểu biết, có ý thức sử dụng điện an toàn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: - SGK, giáo án, đồ dùng dạy học. - Cả lớp: + 1 kim nam châm, 1 nam châm thẳng, một vài vật nhỏ bằng sắt, thép. + 1 chuông điện, 1 bộ nguồn 6V (4pin 1,5V). + 1 ăcquy 12V hoặc bộ chỉnh lưu hạ thế dùng lấy ra nguồn 1 chiều 12V, 1 bình điện phân đựng dung dịch CuSO4. + 1 công tắc, 1 bóng đền loại 6V, 6 dây dẵn có vỏ bọc cách điện. + Tranh vẽ phóng to hình 23.2 (chuông điện). b. Học sinh: - 1 nam châm điện dùng pin(3V). - 2 pin 1,5V trong đế lắp pin. - 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện. - 1 kim nam châm được đặt trên mũi nhọn. 3. Tiến trình dạy học: a) Kiểm tra bài cũ (5') * Câu hỏi ? Dòng điện gây ra những tác dụng gì trong các vật dẫn thông thường ? * Đáp án - Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng. - Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát sáng quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. b)Bài mới: * Đặt vấn đề (2') - Cho học sinh quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở trang đầu chương III. GV đặt vấn đề: Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có câu trả lời. * Nội dung: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò Hoạt động 1 (13'). Nội dung ghi bảng.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> TÌM HIỂU NAM CHÂM ĐIỆN I - Tác dụng từ Tính chất từ của nam châm - GV yêu cầu HS nhớ lại tính chất từ của nam châm đã được học ở lớp 5. ? Hãy cho biết: Nam - HS nhắc lại tính chất - Nam châm có tính chất từ vì châm có tính chất gì? của nam châm: Hút sắt, có khả năng hút sắt và thép. thép. Mỗi nam châm có Mỗi nam châm có hai cực. hai cực ? Khi các nam châm gần - Cùng cực thì đẩy nhau, các cực của nam nhau, khác cực thì hút châm tương tác với nhau nhau. như thế nào ? - GV giới thiệu về nam - HS lắng nghe. châm điện. - Y/c HS quan sát mạch điện H 23.1 SGK Tr. 63 mắc mạch điện theo nhóm, khảo sát và trả lời câu hỏi: ? Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ; có hiện tượng gì xảy ra khi đóng; ngắt công tắc?. Nam châm điện. - Quan sát mạch điện H 23.1 SGK Tr. 63 mắc mạch điện theo sơ đồ, khảo sát và trả lời câu hỏi C1. - HS mô tả hiện tượng C1 quan sát được. a) Khi công tắc ngắt: Không có hiện tượng gì. - Khi công tắc đóng: Đầu cuộn dây hút các đinh sắt, không hút dây đồng hoặc nhôm. ? Khi đưa một trong hai - HS mô tả hiện tượng b) Khi đưa một cực kim nam cực của kim nam châm lại quan sát được. châm lại gần đầu cuộn dây thì gần đầu cuộn dây và đóng cực này hoặc bị hút hoặc bị đẩy công tắc, có hiện tượng gì?.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> ? Nếu đổi đầu cuộn dây hoặc đổi cực kim nam châm, hiện tượng xảy ra thế nào ?. - HS: Nếu đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm c) Nếu đảo đầu cuộn dây, cực lúc trước bị hút, nay bị của nam châm lúc trước bị hút, đẩy và ngược lại. nay bị đẩy và ngược lại.. - GV thông báo: cuộn dây có lõi sắt có dòng điện chạy qua là nam châm điện. - Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.. - HS lắng nghe và ghi vở.. - HS hoàn thành kết luận trong SGK. *Kết luận: 1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. 2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. THMT: Tìm hiểu chuông điện Dòng điện gây ra xung SGK - Tr 64 quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có - HS thực hiện. thể gây ra từ trường mạnh, những người dân sống xung quanh đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng, sự nhiễm điện do hưởng ứng đó có.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi. Để giảm thiểu tác hại này cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư. - GV yêu cầu HS tự đọc thêm phần tìm hiểu chuông điện. Hoạt động 2 (13'). TÌM HIỂU TÁC DỤNG HOÁ HỌC CỦA DÒNG ĐIỆN - Chúng ta hãy tìm hiểu một tác dụng nữa của dòng điện qua thí nghiệm sau. - GV giới thiệu các dụng cụ TN, mắc mạch điện hình 23.3 (chưa đóng công tắc). Cho HS quan sát màu sắc ban đầu hai thỏi than, chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực âm của nguồn điện. Đóng mạch điện cho đèn sáng. ? Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách điện ? ? Dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện ? Vì sao em biết ?. II - Tác dụng hóa học Quan sát thí nghiệm của giáo viên. - Theo dõi GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm hình 23.3. Nhận xét mầu sắc ban đầu của thỏi than chì (màu đen).. - Than chì là vật liệu dẫn điện. - HS nêu được: Than C 2 chì và dung dịch CuSO4 Dung dịch muối đồng sunfat là đều là chất dẫn điện vì chất dẫn điện ( đèn trong mạch.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> nó đều cho dòng điện đi sáng) qua, biểu hiện là đèn sáng. - Sau vài phút ngắt công tắc, GV nhấc thỏi than nối với cực âm của ắcquy. C 3 Sau thí nghiệm, thỏi than ? Hãy nhận xét màu sắc - HS nhận xét: Sau khi nối với cực âm được phủ một của thỏi than so với ban có dòng điện chạy qua lớp đỏ nhạt. đầu là màu đen ? thỏi than được nối với cực âm của nguồn điện biến đổi màu thành màu đỏ nhạt. - GV thông báo: Lớp màu - HS lắng nghe. đỏ nhạt đó là kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học. * Kết luận: - Y/C HS hoàn thành kết - Hoàn thành kết luận Dòng điện đi qua dung dịch luận tr. 64-SGK. Gọi 1,2 SGK tr.64, ghi vở kết muối đồng làm cho thỏi than HS đọc kết luận, sửa sai luận đúng. nối với cục âm được phủ một nếu cần. lớp vỏ bằng đồng. - GV thông báo một số - HS lắng nghe. ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện trong thực tế và yêu cầu HS về nhà đọc phần “ Có thể em chưa biết” để tìm hiểu thêm. THMT: - Dòng điện gây ra các.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> phẩn ứng điện phân, Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch ( than đá, dầu mỏ, khí đốt,...) và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí thải độc hại (CO, CO2 , NO, NO2 , SO, SO2 , H 2 S ,....) Các khí này hòa tan trong nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học). Để giảm thiểu tác hại này cần bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu khí thải độc hại trên. Hoạt động 3 (5'). TÌM HIỂU TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN III - Tác dụng sinh lí của dòng điện. - GV yêu cầu HS tự đọc - HS thực hiện. thông tin trong SGK mục III trong SGK. ? Nếu sơ ý có thể bị điện - HS trả lời như SGK.. - Nếu sơ ý để cho dòng điện đi.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> giật làm chết người. Điện giật là gì ?. - GV giới thiệu tác dụng sinh lí của dòng điện. ? Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại? cho ví dụ chứng tỏ điều đó ?. qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm cho các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện. - HS lắng nghe. - Có hại, làm tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt, .... ? Nếu dòng điện của - Nếu dòng điện trong mạng điện gia đình trực mạch điện ở gia đình tiếp đi qua cơ thể người trực tiếp đi qua cơ thể có hại gì ? người có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng con người.. - GV lưu ý HS: Không - HS lắng nghe. được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. THMT: Dòng điện gây ra tác dụng sinh lí: +) Dòng điện có cường độ 1A đi qua cơ thể người gây cảm giác tê, co cơ bắp (điện giật). Dòng điện. - Nếu dòng điện trong mạch điện ở gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, trong y học có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Dòng điện ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở. Nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong. +) Dòng điện có cường độ nhỏ được dùng để chữa bệnh (điện châm). Trong cách này các điện cực được nối với các huyệt, các dòng điện làm các huyệt được kích thích hoạt động. Việt Nam là nước có nền y học châm cứu tiên tiến trên thế giới. Biện pháp an toàn: Cần tránh bị điện giật bằng cách sử dụng các chất cách điện để cách li dòng điện với cơ thể và tuân thủ qui tắc an toàn điện.. c. Củng cố - Vận dụng (5') IV - Vận dụng - Vận dụng trả lời câu hỏi - Cá nhân HS hoàn thành C4, C5. câu hỏi C4, C5. - Gọi 1, 2 HS đọc phần ghi - HS thực hiện.. C 4 Chọn C C 5 Chọn D.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> nhớ cuối bài.. d. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Học thuộc phần ghi nhớ - Đọc phần “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập: 23.1, 23.2, 23.3, 23.4, (tr.24-SBT). - Chuẩn bị bài tiết sau: ôn tập. Trả lời câu hỏi bài tổng kết chương 3, mục tự kiểm tra từ câu 1 đến câu 6. Mục vận dụng trả lời từ câu 1 đến câu 5. - Tiết sau ôn tập. * RÚT KINH NGHIỆM. Nội dung:……………………………………………………………………......................... ………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Thời gian:…………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………... Ngày soạn: 02/ 3/ 2013 Tuần: 27 Tiết 26. Ngày dạy: 06/ 3/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 15/ 03/ 2013 Lớp 7A,7B. ÔN TẬP.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu, hệ thống hoá kiến thức đã học về điện. b. Kỹ năng: - Có kỹ năng vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi và bài tập. - Có kỹ năng phân tích các hiện tượng về điện trong thực tế. - Sử dụng các kí hiệu vẽ được một số sơ đồ mạch điện đơn giản và lắp được mạch điện theo sơ đồ. c. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập. - Trung thực, hứng thú học tập bộ môn. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: - SGK, giáo án, đồ dùng dạy học. - Hệ thống câu hỏi và bài tập có đáp án. - Tranh vẽ sơ đồ nam châm điện. - Mẫu vật: một số thiết bị điện: pin; ắc qui; đèn điện; bút thử điện; đèn đi ốt b. Học sinh: - SGK, vở viết, đồ dùng học tập. - Ôn tập và trả lời trước câu hỏi giao về nhà làm. 3. Tiến trình dạy học: a) Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra trong quá trình dạy b. Bài mới * Vào bài (2') - Để củng cố lại kiến thức từ đầu Chương 3 đến bài 23 và chuẩn bị cho tiết kiểm tra 45 phút, ta sang tiết luyện tập. * Nội dung Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 (17') CỦNG CỐ, HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VỀ ĐIỆN..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - GV nêu một số câu hỏi hướng dẫn HS trả lời. ? Vật mang điện tích có khả năng gì ?. ? Có mấy loại điện tích ? Đó là những loại điện tích nào ? ? Các điện tích (hay các vật mang điện tích) tương tác với nhau như thế nào khi đặt gần nhau ?. I - Điện tích 1. Câu 1: Vật mang điện tích có khả - HS: Vật mang điện năng hút các vật khác. tích có khả năng hút các vật khác. 2. Câu 2: - HS: Có hai loại điện Có hai loại điện tích: Đó tích: Đó là điện tích là điện tích dương (+) và điện dương (+) và điện tích tích âm (-) âm (-) - HS: - Điện tích cùng dấu thì - Điện tích cùng dấu thì đẩy đẩy nhau. nhau. - Điện tích khác dấu thì - Điện tích khác dấu thì hút hút nhau. nhau.. ? Khi nào vật nhiễm điện - HS: Một vật nhiễm dương ? Khi nào vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm điện âm? êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.. 3. Câu 3: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.. II - Dòng điện 1. Câu 1: ? Điền cụm từ thích hợp - HS: Dòng điện là dòng (các vào câu sau ? điện tích dịch chuyển) có a) Dòng điện là dòng ...... Dòng điện là dòng hướng. có hướng. (các điện tích dịch chuyển) có hướng. b) Dòng điện trong kim Dòng điện trong kim Dòng điện trong kim loại loại là dòng ......có hướng. loại là dòng (các là dòng (các êlectron tự do êlectron tự do dịch dịch chuyển) có hướng..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> chuyển) có hướng. ? Thế nào là chất dẫn điện? - HS: Chất dẫn điện là Chất cách điện ? chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.. ? Người ta qui ước về - HS: Chiều dòng điện chiều dòng điện như thế là chiều từ cực dương nào ? qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.. ? Dòng điện có những tác - HS trả lời. dụng nào?. 2. Câu 2: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.. 3. Câu 3: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. III - Các tác dụng của dòng điện Dòng điện có những tác dụng sau: - Tác dụng nhiệt. - Tác dụng phát sáng. - Tác dụng từ. - Tác dụng hoá học. - Tác dụng sinh lý.. Hoạt động 2 (20') VẬN DỤNG IV - Vận dụng - GV đưa ra một số câu hỏi - HS hoạt động nhóm, và bài tập vận dụng để thảo luận trả lời các câu khắc sâu kiến thức cho HS. hỏi của GV. 1. Câu 1: ? Để ý thấy ở cánh quạt HS: Cánh quạt thông Cánh quạt thông gió, quạt thông gió, quạt điện, gió, quạt điện…. là điện…. là những vật bị nhiễm thường bị bám nhiều bụi những vật bị nhiễm điện điện do cọ xát với không khí.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> bẩn ?. do cọ xát với không khí (khi quay), do vậy bụi thường (khi quay), do vậy bụi bị hút bám vào. thường bị hút bám vào.. ? Giải thích vì sao kim loại là vật dẫn điện tốt ? - HS: Kim loại dẫn điện tốt vì ở điều kiện bình thường kim loại có sẵn các êlectrôn tự do dễ dàng dịch chuyển GV treo bảng phụ bài tập trên bảng.. 2. Câu 2: Kim loại dẫn điện tốt vì ở điều kiện bình thường kim loại có sẵn các êlectrôn tự do dễ dàng dịch chuyển.. 3. Câu 3: BT: Trong các sơ đồ mạch điện sau, hình nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện ?. Sơ đồ có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện là: hình a và c. HS quan sát hình và trả lời: Hình a và c a). b).

<span class='text_page_counter'>(53)</span> c). d) ? Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện ? A, Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở. B, Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm. C, Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa. - HS: Đáp án D D, Cọ sát mảnh thước nhựa vào miếng vải khô.. 4. Câu 4: Đáp án D. c. Củng cố (5') ? Hãy vẽ một sơ đồ mạch - 3 HS lên bảng vẽ điện gồm bóng đèn, nguồn điện và công tắc đang mở ?. BT: Sơ đồ mạch điện..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> ? Qua tiết ôn tập hôm nay - HS: Ôn tập về điện tích, ta đã ôn tập những kiến dòng điện và các tác dụng thức đã học nào ? của dòng điện.. d. Hướng dẫn về nhà (1') - Ôn tập lại các kiến thức đã học - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút. * RÚT KINH NGHIỆM. Nội dung:……………………………………………………………………......................... ………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Thời gian:…………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn: 17/ 3/ 2013 Tuần: 28 Tiết 27. Ngày dạy: Ngày dạy:. / 3/ 2013 Lớp 7C / 03/ 2013 Lớp 7A,7B. KIỂM TRA 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: - Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh qua việc học tập và nghiên cứu kiến thức chương trình giữa học kì II. b) Về kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích, vẽ sơ đồ mạch điện. c) Thái độ: - Làm bài cẩn thận, chung thực. 2. Đề bài: a. Ma trận đề: * TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Nội dung Hai loại điện tích Dòng điện Các tác dụng của dòng điện Tổng. 2 2. Số tiết thực LT VD 1,4 0,6 1,4 1,6. Trọng số LT VD 20 8,6 20 22,8. 2. 2. 1,4. 0,6. 20. 8,6. 7. 6. 4,2. 2,8. 60. 40. Tổng số tiết 2 3. Lí thuyết. * TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ Cấp độ. Nội dung (chủ đề). Cấp độ 1,2 (Lí thuyết). Hai loại điện tích Dòng điện Các tác dụng của dòng điện Cấp độ 3,4 Hai loại điện tích (Vận dụng) Dòng điện Các tác dụng của dòng điện Tổng * Ma trận đề lớp 7A Nhận biết Chủ đề 1/ Hai loại điện tích Số câu hỏi Số điểm 2/ Các tác dụng của dòng điện Số câu hỏi Số điểm 3/ Dòng điện. TN. TL. Nhận biết được có hai loại điện tích là điện tích âm và dương 0,5 1 Nêu được 5 tác dụng chính của dòng điện 0,5 2. Trọng số 20 20 20 8,6 22,8 8,6 100. Thông hiểu TN. TL. Số lượng câu (chuẩn Điểm cần kiểm tra) số T.số TN TL 2,0 ≈ 2 1 (2 đ) 2,0 2,0 ≈ 2 1 (2 đ) 2,0 2,0 ≈ 2 1 (3 đ) 3,0 0,86 ≈ 1 2,28 ≈ 2 1 (3 đ) 3,0 0,86 ≈ 1 10 4 (10đ) 10 Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao TN TL TN TL. Khi các điện tích đặt gần nhau xảy ra các tương tác như thế nào. 0,5. 1,0 2,0 = 20%. 1 Nêu các tác dụng sinh lí của dòng điện 0,5. 1,0 3,0 = 30%. 1 Hiểu thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. Cộng. Vẽ được sơ đồ mạch điện theo yêu cầu. - Lấy được.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> ví dụ về chất dẫn điện, cách điện. 1,5. Số câu hỏi. 0,5. Số điểm. 1,5. 3,5. TS câu hỏi. 1,0. 1,5. 1,5. TS điểm. 3,0. 3,5. 3,5. Nhận biết. Thông hiểu. 2,0 5,0 = 50% 4,0 10,0 = 100%. * Ma trận đề lớp 7B. Chủ đề 1/ Hai loại điện tích Số câu hỏi Số điểm 2/ Các tác dụng của dòng điện Số câu hỏi Số điểm. TN. TL. TN. TL. Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao TN TL TN TL. Nêu được 5 tác dụng chính của dòng điện 1,0 Hiểu thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. Số câu hỏi Số điểm TS câu hỏi TS điểm * Ma trận đề lớp 7C:. 1,0 3,0 = 30%. 2. 3/ Dòng điện. Cộng. 0,5. Vẽ được sơ đồ mạch điện theo yêu cầu. - Lấy được ví dụ về chất dẫn điện, cách điện. 1,5. 1,5. 3,5. 1,0. 1,5. 1,5. 3,0. 3,5. 3,5. 2,0 5,0 = 50% 4,0 10,0 = 100%.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Nhận biết Chủ đề 1/ Hai loại điện tích Số câu hỏi Số điểm 2/ Các tác dụng của dòng điện Số câu hỏi. TN. TN. TL. Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao TN TL TN TL. Nêu được 5 tác dụng chính của dòng điện 1,0. Số điểm 3/ Dòng điện. TL. Thông hiểu. 1,0 3,0 = 30%. 3 - Nêu được thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. Cộng. Nêu được quy ước chiều dòng điện, chiều dòng điện trong kim loại. 1,0. Vẽ được sơ đồ mạch điện theo yêu cầu.. Số câu hỏi. 1,0. 1,0. Số điểm. 2. 2. 3. TS câu hỏi. 2,0. 1,0. 1,0. TS điểm. 5. 2. 3. 3,0 7,0 = 70% 4,0 10,0 = 100%. b. Đề kiểm tra * Đề kiểm tra lớp 7A Câu 1: Có mấy loại điện tích ? Các điện tích khi đặt gần nhau tương tác với nhau như thế nào ? Câu 2: Thế nào là chất dẫn điện ? Chất cách điện ? Lấy ví dụ về chất cách điện và chấtt dẫn điện ? Câu 3: Dòng điện có các tác dụng nào ? Nêu tác dụng sinh lí của dòng điện ? Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện hở gồm một bóng đèn, một công tắc, một nguồn điện mắc nối tiếp ? * Đề kiểm tra lớp 7B Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào câu sau ? a) Dòng điện là dòng ...... có hướng. b) Dòng điện trong kim loại là dòng ......có hướng..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Câu 2: Thế nào là chất dẫn điện ? Chất cách điện ? Câu 3: Nêu các tác dụng chính của dòng điện ? Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện hở gồm một bóng đèn, một công tắc, một nguồn điện mắc nối tiếp ? * Đề kiểm tra lớp 7C: Câu 1: Nêu qui ước chiều dòng điện ? Câu 2: Thế nào là chất dẫn điện ? Chất cách điện ? Câu 3: Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì sẽ gây ra tác dụng gì ? Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện hở gồm một bóng đèn, một công tắc, một nguồn điện mắc nối tiếp ?. 3. Đáp án và biểu điểm: * Đáp án và biểu điểm lớp 7A Câu 1. 2. 3. Đáp án - Có hai loại điện tích, đó là điện tích âm (-) và điện tích dương (+) - Các điện tích cùng dấu đặt gần nhau thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua - Ví dụ : +) Chất dẫn điện: Nhôm, đồng, bạc, ..... +) Chất cách điện: Nhựa, giấy, vải khô, thủy tinh,..... - Các tác dụng của dòng điện: +) Tác dụng nhiệt. +) Tác dụng phát sáng +) Tác dụng từ +) Tác dụng hóa học +) Tác dụng sinh lí - Tác dụng sinh lí của dòng điện: Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. - Sơ đồ mạch điện. 4. * Đáp án và biểu điểm lớp 7B. Điểm 1 1 1,5 1,5 1,5. 1,5 2.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Câu. 1. 2. 3. Đáp án - Điền cụm từ thích hợp vào câu: a) Dòng điện là dòng (các điện tích dịch chuyển) có hướng. b) Dòng điện trong kim loại là dòng (các elêctrôn tự do dịch chuyển) có hướng. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua - Các tác dụng của dòng điện: +) Tác dụng nhiệt. +) Tác dụng phát sáng +) Tác dụng từ +) Tác dụng hóa học +) Tác dụng sinh lí - Sơ đồ mạch điện:. Điểm 2. 2 3. 3. 4. * Đáp án và biểu điểm lớp 7C Câu Đáp án - Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị 1 điện tới cực âm của nguồn điện. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất 2 không cho dòng điện đi qua - Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. - Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. phải hết 3 sức thận trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện ở gia đình. Tuy vậy, trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh. - Sơ đồ mạch điện: 4. Điểm 2 2 3. 3.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> * RÚT KINH NGHIỆM. Nội dung:……………………………………………………………………......................... ………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Thời gian:…………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………….. * Ma trận đề lớp 7D Nhận biết Chủ đề 1/ Hai loại điện tích. TN. TL. Thông hiểu TN. TL. Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao TN TL TN TL. Cộng.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Số câu hỏi Số điểm 2/ Các tác dụng của dòng điện Số câu hỏi. Nêu được 5 tác dụng chính của dòng điện 1,0. Số điểm 3/ Dòng điện. 1,0 3,0 = 30%. 3 - Nêu quy ước chiều dòng điện. Hiểu thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. Vẽ được sơ đồ mạch điện theo yêu cầu. - Lấy được ví dụ về chất dẫn điện, cách điện. 1,5. Số câu hỏi. 1,0. 0,5. Số điểm. 1. 1,5. 4,5. TS câu hỏi. 2,0. 1,5. 1,5. TS điểm. 4,0. 1,5. 3,5. Nhận biết. Thông hiểu. 3,0 7,0 = 70% 4,0 10,0 = 100%. * Ma trận đề lớp 7E. Chủ đề 1/ Hai loại điện tích Số câu hỏi Số điểm 2/ Các tác dụng của dòng điện Số câu hỏi Số điểm 3/ Dòng điện. TN. TL. TN. TL. Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao TN TL TN TL. Cộng. .. Nêu được 5 tác dụng chính của dòng điện 1,0 2 - Nêu qui ước chiều dòng điện. Nêu các tác dụng sinh lí của dòng điện 1,0. 20 40 = 40%. 2 Vẽ được sơ đồ mạch điện theo yêu cầu.. Giải thích được vì sao bóng đèn trong.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> sở đồ lại sáng. 0,5 2. Số câu hỏi. 1,0. 0,5. Số điểm. 2. 2. TS câu hỏi. 2,0. 1,0. 0,5. 0,5. TS điểm. 4,0. 2. 2. 2. Nhận biết. Thông hiểu. 2,0 6,0 = 60% 4,0 10,0 = 100%. * Ma trận đề lớp 7G. Chủ đề 1/ Hai loại điện tích Số câu hỏi Số điểm 2/ Các tác dụng của dòng điện Số câu hỏi Số điểm 3/ Dòng điện. TN. TL. TN. TL. Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao TN TL TN TL. Nêu được 5 tác dụng chính của dòng điện 1,0. 1,0 3,0 = 30%. 3 - Nêu được thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. - Nêu được qui ước chiều dòng điện, Chiều dòng điện trong kim loại. 1,0. Vẽ được sơ đồ mạch điện theo yêu cầu.. Số câu hỏi Số điểm. 1,0 2. 2. 3. TS câu hỏi TS điểm. 2,0. 1,0. 2,0. 4,0. 2,0. 3,0. b. Đề kiểm tra * Đề kiểm tra lớp 7A. Cộng. 1,0. 4,0 7,0 = 70% 4,0 10,0 = 100%.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Câu 1: Có mấy loại điện tích ? Các điện tích khi đặt gần nhau tương tác với nhau như thế nào ? Câu 2: Thế nào là chất dẫn điện ? Chất cách điện ? Lấy ví dụ về chất cách điện và chấtt dẫn điện ? Câu 3: Dòng điện có các tác dụng nào ? Nêu tác dụng sinh lí của dòng điện ? Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện hở gồm một bóng đèn, một công tắc, một nguồn điện mắc nối tiếp ? * Đề kiểm tra lớp 7B Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào câu sau ? a) Dòng điện là dòng ...... có hướng. b) Dòng điện trong kim loại là dòng ......có hướng. Câu 2: Thế nào là chất dẫn điện ? Chất cách điện ? Câu 3: Nêu các tác dụng chính của dòng điện ? Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện hở gồm một bóng đèn, một công tắc, một nguồn điện mắc nối tiếp ? * Đề kiểm tra lớp 7C: Câu 1: Nêu qui ước chiều dòng điện ? Câu 2: Thế nào là chất dẫn điện ? Chất cách điện ? Câu 3: Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì sẽ gây ra tác dụng gì ? Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện hở gồm một bóng đèn, một công tắc, một nguồn điện mắc nối tiếp ? * Đề kiểm tra lớp 7D: Câu 1: Thế nào là chất dẫn điện ? Chất cách điện ? Lấy ví dụ ? Câu 2: Nêu qui ước chiều dòng điện ? Câu 3: Nêu các tác dụng chính của dòng điện ? Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm một bóng đèn, một công tắc, một nguồn điện mắc nối tiếp ? * Đề kiểm tra lớp 7E Câu 1: Nêu qui ước chiều dòng điện ? Câu 2: Nêu các tác dụng chính của dòng điện ? Câu 3: Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì sẽ gây ra tác dụng gì ? Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm một bóng đèn, một công tắc, một nguồn điện mắc nối tiếp ? Bóng đèn có sáng không ? Vì sao ? * Đề kiểm tra lớp 7G Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào câu sau ? a) Dòng điện là dòng ...... có hướng. b) Dòng điện trong kim loại là dòng ......có hướng..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Câu 2: Thế nào là chất dẫn điện ? Chất cách điện ? Câu 3: Nêu các tác dụng chính của dòng điện ? Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện hở gồm một bóng đèn, một công tắc, một nguồn điện mắc nối tiếp ? 3. Đáp án và biểu điểm: * Đáp án và biểu điểm lớp 7A Câu 1. 2. 3. Đáp án - Có hai loại điện tích, đó là điện tích âm (-) và điện tích dương (+) - Các điện tích cùng dấu đặt gần nhau thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua - Ví dụ : +) Chất dẫn điện: Nhôm, đồng, bạc, ..... +) Chất cách điện: Nhựa, giấy, vải khô, thủy tinh,..... - Các tác dụng của dòng điện: +) Tác dụng nhiệt. +) Tác dụng phát sáng +) Tác dụng từ +) Tác dụng hóa học +) Tác dụng sinh lí - Tác dụng sinh lí của dòng điện: Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. - Sơ đồ mạch điện. Điểm 1 1 1,5 1,5 1,5. 1,5 2. 4. * Đáp án và biểu điểm lớp 7B Câu Đáp án 1 - Điền cụm từ thích hợp vào câu: a) Dòng điện là dòng (các điện tích dịch chuyển) có hướng. b) Dòng điện trong kim loại là dòng (các elêctrôn tự do dịch chuyển) có hướng.. Điểm 2.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 2. 3. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua - Các tác dụng của dòng điện: +) Tác dụng nhiệt. +) Tác dụng phát sáng +) Tác dụng từ +) Tác dụng hóa học +) Tác dụng sinh lí - Sơ đồ mạch điện:. 2 3. 3. 4. * Đáp án và biểu điểm lớp 7C Câu Đáp án - Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị 1 điện tới cực âm của nguồn điện. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất 2 không cho dòng điện đi qua - Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. - Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. phải hết 3 sức thận trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện ở gia đình. Tuy vậy, trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh. - Sơ đồ mạch điện:. Điểm 2 2 3. 3. 4. * Đáp án và biểu điểm lớp 7D Câu Đáp án - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua 1 - Ví dụ : +) Chất dẫn điện: Nhôm, đồng, bạc, ..... +) Chất cách điện: Nhựa, giấy, vải khô, thủy tinh,..... 2 - Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị. Điểm 3. 1.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 3. điện tới cực âm của nguồn điện. - Các tác dụng của dòng điện: +) Tác dụng nhiệt. +) Tác dụng phát sáng +) Tác dụng từ +) Tác dụng hóa học +) Tác dụng sinh lí - Sơ đồ mạch điện:. 3. 3. 4. * Đáp án và biểu điểm lớp 7E Câu Đáp án - Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị 1 điện tới cực âm của nguồn điện. - Các tác dụng của dòng điện: +) Tác dụng nhiệt. +) Tác dụng phát sáng 2 +) Tác dụng từ +) Tác dụng hóa học +) Tác dụng sinh lí - Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. - Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. phải hết 3 sức thận trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện ở gia đình. Tuy vậy, trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh. - Sơ đồ mạch điện:. Điểm 2 2. 2. 2. 4 - Bóng đèn sáng , vì mạch điện kín, có dòng điện trong dây dẫn nên bóng đèn sáng.. 2. * Đáp án và biểu điểm lớp 7G Câu. Đáp án. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 1. 2. 3. - Điền cụm từ thích hợp vào câu: a) Dòng điện là dòng (các điện tích dịch chuyển) có hướng. b) Dòng điện trong kim loại là dòng (các elêctrôn tự do dịch chuyển) có hướng. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua - Các tác dụng của dòng điện: +) Tác dụng nhiệt. +) Tác dụng phát sáng +) Tác dụng từ +) Tác dụng hóa học +) Tác dụng sinh lí - Sơ đồ mạch điện:. 2. 2 3. 3. 4. 4. Đánh giá, nhận xét: * Nắm kiến thức: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ * Kĩ năng vận dụng: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ * Cách trình bày, diễn đạt:. Ngày soạn: 18/ 3/ 2013 Tuần: 29. Ngày dạy: 20/ 3/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 29/ 03/ 2013 Lớp 7A,7B. Tiết: 28 Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN 1. Mục tiêu: a. Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampekê càng lớn,nghĩa là cường độ của nó càng lớn . - Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì. b. Kĩ năng - Sử dụng được ampekê để đo cường độ dòng điện. c. Thái độ: - Trung trực, hứng thú học tập bộ môn. 2. Chuẩn bị của GV và của HS: a. Giáo viên: - Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học - 2 pin (1,5V), 1 bóng đèn pin, 1 biến trở, 1 ampekế to dùng cho TN chứng minh, 1 vôn kế, 1 đồng hồ vạn năng, 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 công tắc. - Hình 24.2, hình 24.3 phóng to. b. Học sinh: - Vở viết, SGK, đồ dùng học tập. - 2 pin, 1 ampekế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện. 3. Tiến trình dạy học: a. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra trong quá trình dạy b. Bài mới * Vào bài (1') - Dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng này có thể mạnh, yếu khác nhau tuỳ thuộc vào cường độ dòng điện. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cường độ dòng điện qua bài học hôm nay. b. Bài mới: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1 (10 phút) TÌM HIỂU VỀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ ĐƠN VỊ ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I - Cường độ dòng điện. 1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên - GV giới thiệu mạch điện - HS quan sát hình vẽ và TN hình 24.1. thí nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - GV thông báo với HS: Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện để cho biết dòng điện mạnh hay yếu, biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch. - GV làm lại TN, dịch chuyển con chạy của biến trở để thay đổi độ sáng của bóng đèn. Yêu cầu HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh, yếu để hoàn thành nhận xét (chưa yêu cầu HS đọc số chỉ của ampekế).. - HS lắng nghe.. - HS quan xát số chỉ của ampekế tương ứng với khi bóng đèn sáng mạnh, yếu để hoàn thành nhận xét. * Nhận xét : Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng (mạnh) thì số chỉ của ampekế càng lớn.. ? Em nào hoàn thành nhận - HS: Đèn sáng càng xét ? mạnh thì số chỉ của ampekế càng lớn.. - Gọi 1, 2 HS đọc nhận xét, GV sửa cách dùng câu từ của HS và chốt lại nhận xét đúng.. 2. Cường độ dòng điện a) Số chỉ của Ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện được kí hiệu là I..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - HS lắng nghe và ghi - GV thông báo về cường vào vở kí hiệu cường độ độ dòng điện: Số chỉ của dòng điện I và đơn vị đo Ampe kế cho biết mức độ là ampe (kí hiệu là A). mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. - HS: Là mức độ mạnh, b) Đơn vị cường độ dòng ? Thế nào là cường độ yếu của dòng điện trong điện là ampe, kí hiệu là A. dòng điện ? dây dẫn. - Đơn vị cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. - HS lắng nghe. - GV giới thiệu đơn vị đo cường độ dòng điện có cường độ nhỏ là miliampe, kí hiệu là mA.. Để đo cường độ dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA. 1mA = 0,001A; 1A = 1000A. Hoạt động 2 (7 phút) TÌM HIỂU VỀ AMPE KẾ II - Ampe kế ? Qua nghiên cứu phần I, - HS: ampe kế là dụng cụ Ampe kế là dụng cụ dùng cho biết Ampe kế là dụng dùng để đo cường độ để đo cường độ dòng điện. cụ dùng để làm gì ? dòng điện. Tìm hiểu ampe kế * Hướng dẫn HS tìm hiểu C1 SGK - tr 66 ampe kế : + Nhận biết : GV đưa ra - HS quan sát mặt ampe đồng hồ đo điện và vôn kế. kế để nêu được đặc điểm Giới thiệu : Đây là ampekế phân biệt ampe kế với và một dụng cụ đo điện dụng cụ đo điện khác. trông bề ngoài rất giống với ampe kế..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> - Trên mặt ampe kế có ghi A hoặc mA. a) Trên mặt ampe kế có ghi ? Điểm nào trên mặt đồng A hoặc mA. hồ đo giúp chúng ta phân biệt ampe kế với dụng cụ - HS hoạt động theo Bảng 1 đo khác ? nhóm, tìm hiểu một số - Dựa vào quan sát Ampe đặc điểm của ampe kế, Ampe kế GHĐ ĐCNN Hình kế, yêu cầu các nhóm HS điền thông tin vào bảng 11mA 10 mA 24.2a hoạt động điền thông tin 1. Hình vào bảng 1. 6A 0,5A 24.2b - HS: Hình 24.2a,b dùng - GV nhận xét, bổ sung. kim chỉ thị, còn 24.2c b) Hình 24.2a,b dùng kim chỉ thị, còn 24.2c hiện số. ? Cho biết Ampe kế nào hiện số. trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe nào hiện - Ghi dấu âm và dấu c) Ampekế có hai chốt nối số? dương. dây dẫn: chốt dương (+) , ? Quan sát hình 24.3, ở các chốt âm (-). chốt điều chỉnh kim của Ampe kế có ghi dấu gì ?. - HS nhận biết được các chốt nối của ampe kế cụ ? Hãy nhận biết chốt điều thể của nhóm mình. chỉnh của ampe kế của nhóm em ? Hoạt động 3 (18 phút).

<span class='text_page_counter'>(72)</span> MẮC AM PE KẾ ĐỂ XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN III - Đo cường độ dòng điện. - GV: ampe kế trong sơ đồ 1. Vẽ sơ đồ mạch điện mạch điện, được kí hiệu - Vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3. A - êu cầu HS vẽ sơ đồ mạch - HS lên bảng vẽ. điện hình 24.3, chỉ rõ chốt (+) , chốt (-) của ampekế trên sơ đồ mạch điện. Gọi 1 HS lên bảng vẽ. - Yêu cầu HS nhận xét. - Nhận xét sơ đồ mạch điện của bạn ở trên bảng. ? GV treo bảng số liệu - HS dựa vào bảng số H24.4, hãy cho biết liệu và GHĐ của ampe ampekế của nhóm em có kế nhóm mình để trả lời thể dùng để đo cường độ câu hỏi của GV. dòng điện qua dụng cụ nào ? Tại sao ? - GV lưu ý HS khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ dùng điện nào ta phải chọn ampe kế có GHĐ phù hợp, nhưng trong các ampe kế đó ampe kế có ĐCNN càng nhỏ, độ chính xác của kết quả đo càng cao. - Yêu cầu các nhóm mắc - Mắc mạch hình 24.3 mạch điện hình 24.3 (chưa (với nguồn điện 1 pin ) đóng công tắc). GV để theo nhóm. ampe kế của 1, 2 nhóm kim.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> ampe kế chưa điều chỉnh về vạch số 0. - GV kiểm tra mạch mắc của các nhóm. Lưu ý HS mắc đúng đảm bảo chốt (+) được mắc với cực (+) của nguồn, không được mắc trực tiếp chốt (+), chốt (-) của ampekế với hai cực của nguồn điện, nhắc nhở sai sót của HS khi chưa điều chỉnh kim ampe kế về vạch số 0, sau đó cho các nhóm đóng công tắc. ? Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch điện, ta cần phải chọn ampe kế, mắc ampe kế vào trong mạch điện như thế nào?. - Khi GV đã kiểm tra mạch đúng, đóng công tắc và đọc số chỉ của ampe kế, ghi kết quả vào SBT.. - Tự ghi vào vở những điểm cần lưu ý khi sử dụng ampe kế đo cường độ dòng điện. + chọn ampe kế có GHĐ phù hợp với giá trị cường độ dòng điện muốn đo. + Phải điều chỉnh để kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0. + Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế với cực (+) của nguồn điện. ? Đặt mắt đọc kết quả đo + Khi đọc kết quả phải như thế nào để kết quả đặt mắt sao cho kim che chính xác? khuất ảnh của nó trong gương. - Các nhóm tiến hành TN.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> với nguồn 2 pin, quan sát, nhận xét hoàn thành mục 6 và câu hỏi C2. - GV chốt lại một số điểm lưu ý khi sử dụng ampe kế. - Yêu cầu HS các nhóm - NHS thực hiện. mắc thêm 1 pin cho nguồn điện và tiến hành tương tự để đo cường độ dòng điện trong mạch trong trường hợp này, quan sát độ sáng của đèn, hoàn thành mục 6 và trả lời câu hỏi C2.. ?2 Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng (lớn) thì đèn sáng mạnh hơn .. c. Củng cố - Vận dụng (8') - Yêu cầu HS nhắc lại - Nhớ tại lớp các điểm cần những điểm cần ghi nhớ ghi nhớ như trong phần ghi trong tiết học. nhớ SGK. IV - Vận dụng - Hướng dẫn thảo luận câu - Vận dụng làm việc cá ?3 hỏi C3, C4, C5 chốt lại câu nhân trả lời câu hỏi C3, a) 175mA trả lời đúng để HS ghi vào C4, C5 vào vở bài tập. b) 380mA phần trả lời vào vở. c) 1,250A d) 0,280A ?4 2- a; 3- b; 4- c ?5 Chọn a - Còn thời gian cho HS đọc - Đọc phần “ Có thể em phần “Có thể em chưa chưa biết”. biết”. d. Hướng dẫn học ở nhà (1').

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Học thuộc ghi nhớ, trả lời lại các câu hỏi C1 đến C5. - Làm các bài tập 24.1 đến 24.6 SBT - Đọc trước và chuẩn bị bài 25 SGK Tr. 69 “Hiệu điện thế”. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Thời gian cho toàn bài:................................................................................................ - Thời gian cho từng nội dung, phần:............................................................................. - Nội dung kiến thức:..................................................................................................... - Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm.. Ngày soạn: 1/ 4/ 2013 Tuần: 30. Ngày dạy: 3/ 4/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 5/ 4/ 2013 Lớp 7A,7B. Tiết: 29 Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ. 1. Mục tiêu: a. Kiến thức - Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế, khi mạch hở, HĐT giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mổi nguồn điện này. - Nêu được đơn vị đo HĐT - Nêu được khi có HĐT giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với HĐT định mức được ghi trên dụng cụ đó b. Kĩ năng: - Sử dụng được vôn kế để đo HĐT giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở. - Sử dụng được Ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch điện kín..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Biết được ở hai cực của nguồn điện có sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế - Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V) - Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của pin hay ác quy và xác định hiệu điện thế này (đối với pin còn mới ) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ pin. c. Thái độ: - Có ý thức học tập tích cực, nhiệt tình. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: * Đối với cả lớp: - Một số loại pin hay ác quy * Đối với mỗi nhóm học sinh: - 1 pin 3V hoặc 2 pin loại 1,5V - 1 vôn kế có GHĐ và ĐCNN 0,1V - 1 bóng đèn pin (loại 2,5V- 1W) lắp sẵn vào đế đèn - 1 công tắc - 7 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện b. Học sinh: - Vở viết. SGK, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra trong quá trình dạy. b. Bài mới: * Vào bài (2') - Nam: Ông bán cho cháu một chiếc pin ! - Người bán hàng: Cháu cần pin tròn hay pin vuông ? Loại mấy vôn ?. ? Bạn Nam cần 1 chiếc pin. Trên mỗi pin lại có ghi số vôn khác nhau. Vậy vôn là gì ? Cần dùng nguồn điện bao nhiêu là phù hợp với đèn pin. Nghiên cứu bài hôm nay. * Nội dung:.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Ghi bảng. Hoạt động 1 (10'). Tìm hiểu về hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế I . Hiệu điện thế - Giáo viên yêu cầu h/s - Nghiên cứu SGK làm việc với SGK ? Hiệu điện thế có ở đâu ? - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế ? Kí hiệu của hiệu điện - Kí hiệu: U thế như thế nào ? ? Đơn vị của hiệu điện - Đơn vị: vôn (V) thế? milivôn (mV) kilôvôn (KV) 1mV = 0,001V 1KV = 1000V - Học sinh quan sát các - GV cho HS quan sát nguồn điện thật, đọc và pin, acquy yêu cầu HS trả hoàn thành C1 lời C1.. - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế - Kí hiệu: U - Đơn vị: vôn (V) milivôn (mV) kilôvôn (KV) 1mV = 0,001V 1KV = 1000V C1 ● Pin tròn 1,5 V ● Acquy của xe máy : 6 V hoặc 12 V ● Giữa hai lỗ của ổ điện trong nhà : 220 V. Hoạt động 2 (10'). Tìm hiểu Vôn kế II. Vôn kế - GV yêu cầu HS đọc - HS thực hiện. thông tin trong SGK. ? Vôn kế là gì ? - Vôn kế là dụng cụ Vôn kế là dụng cụ dùng để dùng để đo hiệu điện đo hiệu điện thế thế. C 2 Tìm hiểu vô kế - Chúng ta sẽ cùng đi nghiên tìm hiểu về vôn.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> kế. ? GV đưa ra 1ampe kế, - Trên mặt vôn kế có ghi 1vôn kế giống nhau. Hãy chữ V. 1. Trên mặt vôn kế có ghi chữ quan sát dấu hiệu nào để V. nhận biết đâu là vôn kế ? - GV cho HS quan sát và - HS quan sát và nhận nhận biết vôn kế. biết vôn kế.. ? Hãy quan sát các vôn kế - HS trả lời sau ( hoặc quan sát Hình 25.2a,b: dùng kim 25.2) nhận biết đâu là vôn 25.2c : hiện số kế dùng kim hiện số ? ? Hãy nêu GHĐ và - NHS trả lời. ĐCNN của các vôn kế ở H 25.2a. GHĐ: 300V hình 25.2 (hoặc vôn kế ĐCNN: 25V trang bị cho các nhóm) H25.2b . GHĐ: 20V ĐCNN: 2,5V - GV yêu cầu HS quan sát hình 25.3 ( hoặc vôn kế trang bị cho các nhóm). - NHS quan sát.. 2. Hình 25.2a,b: dùng kim Hình 25.2c : hiện số. 3. Bảng 1. Vôn kế GHĐ Hình 25.2a 300 V Hình 25.2b 20 V. ĐCNN 25 V 2,5 V.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> - Có ghi dấu dương (+) và âm (-) - NHS thực hiện.. 4. Ở các chốt nối dây dẫn của vôn kế có ghi dấu dương (+) và âm (-). ? Ở các chốt nối dây dẫn của vôn kế có ghi dấu gì? - GV yêu cầu HS nhận biết chốt điều chỉnh kim của vôn kế của nhóm. Hoạt động 3 (13'). Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở. ? Muốn đo được hiệu điện - HS: Chốt dương thế phải sử dụng vôn kế vôn kế nói với như thế nào ? dương, chốt âm của kế nối với cực âm nguồn điện. ? Hãy mắc mạch điện như hình vẽ 25.3. - GV cho HS nghiên cứu trả lời các yêu cầu 2, 3, 4, 5. - Lưu ý điều chỉnh kim. của cực vôn của. III - Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở 1. Sơ đồ mạch điện - Kí hiệu vôn kế 2. 3.. - HS lên bảng vẽ.. - NHS hoạt động thực hành theo yêu cầu của bài. - Điều chỉnh cho kim về số 0 - Đọc và ghi số chỉ của - Hs đọc và ghi kết quả 4. Bảng 2 Nguồn vôn kế đối với pin 1 và vào bảng 2. điện pin 2.. Số vôn Số ghi trên của vỏ pin kế. chỉ vôn.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Pin 1 Pin 2. 1,5 V 3V. 1,5 V 3V. ? Từ bảng 2, so sánh số - Số chỉ của vôn kế bằng C 3 Số chỉ của vôn kế bằng vôn ghi trên vỏ pin với số vôn ghi trên vỏ nguồn số vôn ghi trên vỏ nguồn điện chỉ số của vôn kế và rút ra điện kết luận ? c. Củng cố - Vận dụng (8’) IV - Vận dụng - GV yêu cầu HS thảo - HS thực hiện. luận trả lời cấc câu hỏi trong phần vận dụng. ? Hãy đổi đơn vị cho các - HS lên bảng điền vào C 4 Đổi đơn vị cho các giá trị giá trị sau ? chỗ trống. sau: a/ 2,5V = ... mV a/ 2,5V = 2500 mV b/ 6KV = ... V b/ 6KV = 6000 V c/ 110V = ... KV c/ 110V = 0,11 KV d/ 1200mV = ... V d/ 1200mV = 1,2 V ? GV yêu cầu HS quan - HS quan sát và trả lời. sát hình 25.4 và trả lời C5 ?. - HS thảo luận và trả lời.. ? Trả lời C 6 ? - GV yêu cầu HS đọc - HS đọc. phần ghi nhớ d. Hướng dẫn về nhà (2’) - BT: 25.1; 25.2 ; 25.3 (SBT) - Học ghi nhớ - Đọc “Có thể em chưa biết”. C5 a/ Dụng cụ có tên gọi là vôn kế. Kí hiệu V b/ GHĐ: 45; ĐCNN: 1 V c/ 3V d/ 42V C 6 2 - a; 3 - b; 1 - c.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Chuẩn bị Bài 26. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dòng điện e. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Thời gian cho toàn bài:................................................................................................ - Thời gian cho từng nội dung, phần:............................................................................. - Nội dung kiến thức:..................................................................................................... - Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm.. Ngày soạn: 7/ 4/ 2013 Tuần: 32. Ngày dạy: 10/ 4/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 12/ 4/ 2013 Lớp 7A,7B. Tiết: 30 Bài 26. HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn - Hiểu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn - Hiểu được mỗi dụng cụ (thiết bị) điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đo. b. Kĩ năng: - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín. c. Thái độ: - Nhiệt tình trong học tập, có ý thức trong việc sử dụng các dụng cụ điện trong gia đình. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: * Đối với mỗi nhóm hs - 2 pin loại 1,5V với giá đựng - 1 vôn kế có GHĐ 5Vvà ĐCNN 0,1V.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> - 1 ampe kế có GHD0,5A và ĐCNN 0,01A - 1 bóng đèn pin (loại 2,5V- 1W) lắp sẵn vào đế đèn - 1 công tắc - 7 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện , mỗi đoạn dài 30cm b. Học sinh: - Vở viết, SGK, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ (7') * Câu hỏi ? Nêu nội dung ghi nhớ trong Sgk ? Đổi các đơn vị cho các giá trị sau đây: a/ 2,5V = ... mV b/ 6KV = ... V c/ 110V = ... KV d/ 1200mV = ... V * Đáp án: - Nội dung ghi nhớ: - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V). Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế. - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. - Đổi đơn vị cho các giá trị sau: a/ 2,5V = 2500 mV b/ 6KV = 6000 V c/ 110V = 0,11 KV d/ 1200mV = 1,2 V b. Bài mới: * Vào bài (1') - GV đưa ra một bóng đèn dây tóc trên có ghi hiệu điện thế định mức (220V), gọi một HS đọc số ghi trên bóng đèn. ? Hỏi : Em có biết ý nghĩa của con số này là như thế nào không? (GV không cần sửa câu trả lời của HS) - Trên các dụng cụ dùng điện thường có ghi số vôn. Liệu ý nghĩa con số này có như bạn vừa trả lời không, ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay. * Nội dung:.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò Hoạt động 1 (5’). Ghi bảng. Làm thí nghiệm 1. - GV viên phát dụng cụ thí - NHS thực hiện. nghiệm cho HS, yêu cầu hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm 1 như hình 26.1. I - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1. Bóng đèn chưa mắc vào mạch điện Thí nghiệm 1: Nối vôn kế với hai đầu bóng đèn.. ? Muốn đo hiệu điện thế - HS: Mắc vào giữa hai giữa hai đầu nguồn điện ta cực của nguồn điện. làm như thế nào ? ? Có một bóng đèn chưa mắc vào mạch điện, muốn đo hiệu điện thế ta làm như thế nào ? ? Nêu dụng cụ và cách tiến hành TN ?. - Nối hai đầu của bóng đèn với hai núm của vôn kế.. ? Quan sát số chỉ của vôn kế. Nêu nhận xé về hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch?. - Giữa hai đầu bóng đèn ■ C1 khi chưa mắc vào mạch Giữa hai đầu bóng đèn khi có hiệu điện thế bằng chưa mắc vào mạch có hiệu không. điện thế bằng không.. - H/s làm thí nghiệm theo nhóm.. Hoạt động 2 (12’).

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Làm thí nghiệm 2 2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện. - GV: Từ kết quả thí - HS lắng nghe. nghiệm 1 ta thấy rằng bóng đèn cũng như mọi dụng cụ và thiết bị khác không tự nó tạo ra hiệu điện thế giữa hai đầu của nó. Để bóng đèn sáng ta phải mắc bóng đèn vào nguồn điện, nghĩa là phải đặt một hiệu điện thế vào hai đầu bóng đèn. - GV yêu cầu HS quan sát - Quan sát Hình 26.2 hình 26.2 ? Nêu dụng cụ thí nghiệm ? - Pin, công tắc, ampe kế, bóng đèn pin, vôn kế ? Chức năng của ampe kế - Ampe kế để đo cường và vôn kế ? độ dòng điện chạy trong bóng đèn, vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn - Gv yêu cầu các nhóm - NHS hoàn thành. hoàn thành bảng nhóm. - Từ kết quả của bảng - NHS thực hiện. nhóm GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời C3, C4 - GV: Số vôn ghi trên các - HS lắng nghe. dụng cụ dùng điện là các giá trị hiệu điện thế định mức. Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình. Thí nghiệm 2:. C2 Bảng 1 C3 - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì (không có) dòng điện chạy qua bóng đèn. - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng (lớn, nhỏ) thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng (lớn, nhỏ)..

<span class='text_page_counter'>(85)</span> thường khi được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức.. C4 Phải mắc đèn vào hiệu điện thế ≤ 2,5V để không bị hỏng. Hoạt động 3 (12’). Tìm hiểu sự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước II - Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước - GV yêu cầu HS quan sát - NHS thực hiện. 26.3 và yêu cầu thảo luận, trả lời bài tập C5.. ? Dòng nước (b) thì tương tự như gì ở (a) ? ? Máy bơm nước tương tự như gì ? ? Khi nào thì có nước chảy từ A xuống B ? ? Cái gì tạo ra sự chênh lệch mức nước ? - GV kết luận, bổ sung. c. Củng cố - Vận dụng (7'). C5. a) Khi có sự (chênh lệch mực nước) giữa hai điểm A và B thì có (dòng nước) chảy từ A đến B. b) Khi có (hiệu điện thế) giữa hai đầu bóng đèn thì có (dòng điện) chạy qua bóng đèn. c) Máy bơm nước tạo ra sự (chênh lệch mức nước) tương - Nước tương tự như tự như (dòng điện) tạo ra dòng điện . (hiệu điện thế) - Máy bơm nước tương tự như nguồn điện. - Khi có sự chênh lệch mức nước. - Máy bơm nước.. III - Vận dụng - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành C6, C7, C8.. - Hoạt động cá nhân hoàn thành câu C6, C7, C8.. C 6 Chọn C.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> C 7 Giữa hai điểm B và C - Gọi 1 HS đọc to phần ghi nhớ cuối bài, Hs khác lắng nghe ghi nhớ - Đọc phần “ Có thể em chưa biết”. - Ghi nhớ tại lớp những điểm cần ghi nhớ trong bài. - HS đọc phần “có thể em chưa biết”. C 8 Chọn C. - HS lắng nghe và ghi nhớ - GV nhấn mạnh điểm cần những điểm lưu ý khi sử lu ý để đảm bảo an toàn và dụng thiết bị điện. bền lâu khi sử dụng các thiết bị điện. d. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học ghi nhớ, học bài theo SGK - Đọc “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập sách bài tập. - Đọc trước nội dung bài 27. Tiết sau thực hành. e. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Thời gian cho toàn bài:................................................................................................ - Thời gian cho từng nội dung, phần:............................................................................. - Nội dung kiến thức:..................................................................................................... - Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm.. Ngày soạn: 14/ 4/ 2013 Tuần: 33. Tiết: 31. Ngày dạy: 17/ 4/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 19/ 4/ 2013 Lớp 7A,7B.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> Bài 27. THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Củng cố lại cách đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc nối tiếp. b. Kĩ năng: - Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn - Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn. c. Thái độ: - Cẩn thận trong thực hành. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: * Nhóm HS: - Một nguồn điện 3V hoặc 6V - Hai bóng đèn pin như nhau - 1 Ampe kế hoặc 1mili ampe kế có ĐCNN: 0,01A; GHĐ: 0,5A - 1 Vôn kế có GHĐ: 6V ; ĐCNN: 0,1V - 1 công tắc - 7 đoạn dây dẫn b. Học sinh: - Mỗi h/s chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra trong quá trình dạy b. Bài mới * Vào bài (1') - Để áp dụng kiến thức đã học về đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp ta sang tiết thực hành hôm nay..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> * Nội dung: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò Hoạt động 1 (12'). Ghi bảng. Mắc nối tiếp hai bóng đèn 1. Mắc nối tiếp hai bóng đèn - G/v kiểm tra phần chuẩn bị của h/s ở mẫu báo cáo.. - Các nhóm trưởng kiểm tra mẫu báo cáo của các thành viên trong nhóm - Đại diện h/s trả lời và bổ sung ý kiến.. - G/v yêu cầu h/s nêu kết quả phần 1 của mẫu báo cáo. - G/v sửa những sai sót của - Mắc mạch điện theo h/s nhóm. - Yêu cầu h/s trả lời C1. - Yêu cầu HS mắc sơ đồ mạch điện theo hình 27.1a. * Điền từ thích hợp vào chỗ trống : a. +) Ampe kế +)Ampe, Miliampe ; A, mA +) Nối tiếp; cực (+) b. +) Vôn kế +) Vôn; milivôn, kilovôn ; V; mV; kV. +) Song song; cực (+) - HS: Ampe kế và công tắc C1. Ampe kế và công tắc được mắc nối tiếp với được mắc nối tiếp với bóng bóng đèn. đèn. - NHS thực hiện, sau đó vẽ sơ đồ mạch điện vào mẫu báo cáo. Hoạt động 2 (14'). Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc nối tiếp 2. Cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc nối tiếp ? Nêu các bước tiến hành - Lần lượt mắc ampe kế thí nghiệm ? vào các vị trí 1, 2, 3 đọc và ghi kết quả số chỉ của ampe kê vào bảng - GV yêu cầu HS thực - Hs làm thí nghiệm theo.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> hành làm thí nghiệm.. nhóm.. ? Nêu nhận xét về cường - Nêu nhận xét dựa vào kết - Trong đoạn mạch mắc nối độ dòng điện trong đoạn quả thí nghiệm tiếp cường độ dòng điện mạch mắc nối tiếp ? bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch. - Sau đó yêu cầu HS vẽ sơ - HS thực hiện. đồ mạch điện vào bản báo cáo thực hành. Hoạt động 3 (14'). Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp 3. Hiệu điện thế trong đoạn mach mắc nối tiếp ? Vôn kế đo gì, mắc vôn kế - Đo hiệu điện thế giữa 2 như thế nào ? đầu đèn 1. Vôn kế mắc song song với đèn 1. ? Muốn vôn kế đo hiệu - Ta mắc vôn kế song song điện thế của đèn ta làm thế với đèn 2 nào ? - Mắc vôn kế song song với đoạn mạch. - GV yêu cầu NHS thực - NHS: Mắc mạch điện hành thí nghiệm. thực hành và ghi kết quả vào báo cáo thực hành. c. Củng cố - Luyện tập (3'). - Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. - HS hoàn thành báo cáo. - GV thu báo cáo thực hành - GV nhận xét về thái độ và ý thức thực hành của lớp - Nêu lại nhận xét về cường độ dòng điện và hiệu điện thế với đoạn mạch mắc nối tiếp - Yêu cầu các nhóm dọn dụng cụ thí - Thu dọn dụng cụ thí nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> nghiệm. d. Hướng dẫn về nhà (1') - Học và tự thực hành ở nhà. - Làm bài tập SBT - Chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành. e. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Thời gian cho toàn bài:................................................................................................ - Thời gian cho từng nội dung, phần:............................................................................. - Nội dung kiến thức:..................................................................................................... - Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm.. ================================================. Ngày soạn: 14/ 4/ 2013 Tuần: 34. Ngày dạy: 17/ 4/ 2013 Lớp 7C Ngày dạy: 19/ 4/ 2013 Lớp 7A,7B. Tiết: 32. Bài 28: THỰC HÀNH Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song. 1. Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> a. Kiến thức: - Củng cố lại cách đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song. b. Kĩ năng: - Biết mắc song song hai bóng đèn - Thực hành đo và phát hiện quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện măc song song hai bóng đèn. c. Thái độ: - Tích cực, cẩn thận trong trong thực hành. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: - Nghiên cứu nội dung bài 28 * Đối với mỗi nhóm học sinh - 1 nguồn điện 3V - Hai bóng đèn pin như nhau - 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN là 0,1V - 1 ampe kế có GHĐ từ o,5A và có ĐCNN là 0,01A - 1 công tắc - Dây dẫn có vỏ bọc cách điện b. Học sinh: - Đọc và xem trước nội dung thực hành bài 28 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra trong quá trình dạy b. Bài mới * Vào bài (1') - Hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì trong đoạn mạch song song ? * Nội dung. Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1 (15'). Tìm hiểu và mắc mạch điện song song hai bóng đèn 1. Mắc song song hai bóng đèn.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> - Gv cho hs quan sát sơ đồ - HS quan sát mạch điện H28.1a,b C1 ? Hai điểm nào là hai điểm - Hai điểm M và N. +) Hai điểm M, N là hai nối chung của các bóng đèn? - HS vẽ sơ đồ mạch điện điểm nối chung. ? Đoạn mạch nối mỗi đèn với hai điểm chung là mạch rẽ. Đó là những mạch rẽ nào? ? Đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn điện là mạch chính. Hãy cho biết đâu là mạch chính ? - Yêu cầu HS mắc mạch điện như hình 28.1a.. - HS: M12N, M34N là 2 +) M12N, M34N là hai đoạn đoạn mạch rẽ mạch rẽ.. - Đoạn mạch chính là +) Đoạn mạch chính là MN MN. - NHS thực hiện mắc mạch điện.. C2 + 2 đèn sáng như nhau + Bóng đèn còn lại sáng hơn. Hoạt động 2 (10'). Đo hiệu điện thế với đoạn mạch mắc song song 2. Đo hiệu điện thế với đoạn mạch mắc song song ? Muốn đo hiệu điện thế - HS: Muốn đo hiệu điện dùng dụng cụ đo nào ? Cách thế ta dùng vôn kế để đo. mắc dụng cụ đo ? Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 2 trong mạch điện. - GV yêu cầu NHS mắc vôn - NHS thực hiện. a) Sgk/79 kế và vẽ sơ đồ mạch điện vào bản báo cáo. ? Cho biết vôn kế được mắc - Vôn kế được mắc song C 3 như thế nào với đèn 1 và đèn song với đèn 1 và đèn 2. - Vôn kế được mắc song 2? song với đèn 1 và đèn 2..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> b) Sgk/80 - GV yêu cầu NHS thực hiện - NHS thực hiện. tiếp yêu cầu mục 2 phần b. - GV yêu cầu NHS thực hiện yêu cầu C4 vào bản báo cáo.. C 4 Sgk/80 Hoạt động 3 (12'). Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc song song 3. Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc song song Sgk/80 ? Muốn đo cường độ dòng - Muốn đo cường độ điện cần dụng cụ đo nào ? dòng điện cần dùng ampe kế. Mắc dụng cụ Cách mắc dụng cụ đo ? đo nối tiếp với mạch điện. - GV yêu cầu nhóm HS thực - NHS thực hiện. hiện như yêu cầu mục 3 và hoàn thành vào báo cáo.. C 5 Sgk/80. c. Củng cố - Luyện tập (5') ? Nêu công thức của cường độ dòng điện - HS nêu: và hiệu điện thế với đoạn mạch mắc song Công thức cường độ dòng điện với mạch song ? mắc song song: I I1  I 2 Công thức hiệu điện thế với đoạn mạch U U1 U 2 - GV nhận xét rút kinh nghiệm của bài mắc song song: thực hành, đồng thời thu bài báo cáo của HS. d. Hướng dẫn về nhà (2) - Tự nghiên cứu và TH ở nhà.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> - Đọc trước nội dung bài tiếp theo. - Tiết sau học bài 29: An toàn khi sử dụng điện. e. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Thời gian cho toàn bài:................................................................................................ - Thời gian cho từng nội dung, phần:............................................................................. - Nội dung kiến thức:..................................................................................................... - Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm. ******************************************** ======================================================. Giáo án Vật lí 7 tuần 34 Ngày soạn: 05.04.2012. Ngày dạy: 10.04.2012 Lớp 7C, 7D Ngày dạy: 12.04.2012 Lớp 7A, 7E Ngày dạy:`13.04.2012 Lớp 7B, 7G. Tiết 33 Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN. 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. b. Kĩ năng: - Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện c. Thái độ: - Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: - Một số loại cầu chì có số ghi ampe (A), trong đó có loại 1A.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> - 1 ắcquy 6V hay 12V (nếu không có ắc quy có thể dùng máy chỉnh lưu hạ thế). - 1 bóng đèn 6V hay 12V phù hợp. - 1 công tắc - 5 đoạn day nối có vỏ bọc cách điện . - 1 bút thử điện - Chuẩn bị sẵn ra bảng phụ và phô tô bài tập cho từng nhóm có nội dung sau : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện: 1- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới ……. 2- Phải sử dụng các dây dẫn có …….. 3- Không được tự mình chạm vào ……và……nếu chưa biết rõ cách sử dụng . 4- Khi có người bị điện giật thì ……. được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách …….công tắc điện và gọi người cấp cứu. b. Học sinh: - 2 pin (1,5V) - 1 mô hình “người điện” - 1 công tắc - 1 bóng đèn pin - 1 ampe kế - 1 cầu chì loại ghi dưới hoặc bằng 0,5A - 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra trong quá trình dạy b. Bài mới * Vào bài (4') - GV: Nêu các tác dụng của đòng điện ? Dòng điện qua cơ thể người là có hại hay có lợi ? Nếu dòng điện qua mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì ? - HS: Dòng điện có 5 tác dụng: Tác dụng nhiệt, phát sáng, từ, hóa học, sinh lí. Dòng điện đi qua cơ thể người có hại khi cường độ dòng điện đi qua cơ thể lớn, có lợi khi người ta sử dụng dòng điện để chữa bệnh. Dòng điện qua mạng điện gia đình đi qua cơ thể người có hại: gây co giật, tê liệt hệ thần kinh, tim ngừng đập dẫn đến tử vong,.......

<span class='text_page_counter'>(96)</span> - GV: Có điện thật là có ích, thuận tiện nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn ? Bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi này. * Nội dung: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (12 phút) TÌM HIỂU CÁC TÁC DỤNG VÀ GIỚI HẠN NGUY HIỂM CỦA DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI I - Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm 1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người - GV cắm bút thử điện vào - HS cả lớp quan sát GV 1 trong 2 lỗ của ổ lấy điện làm thí nghiệm để trả lời để HS quan sát khi nào thì câu C1. đèn của bút thử điện sáng: + GV cầm bút thử điện theo hai cách: cách 1 chỉ cầm tay vào vỏ nhựa của bút thử điện, cách hai tay cầm tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện và thử vào cả hai lỗ của ổ lấy điện. + GV thông báo lỗ mắc với đầu nóng của ổ lấy điện. ? Tay cầm bút thử điện - Yêu cầu HS nêu được: phải như thế nào thì bóng bóng đèn của bút thử điện đèn của bút thử điện sáng? sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây nóng của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với. C1 Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây nóng của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> chốt cài bằng kim loại của chốt cài bằng kim loại của bút thử điện. bút thử điện. ? Nếu tay cầm bút thử điện - Không được vì thanh kim vào đầu bên kia của bút thử loại và người là vật dẫn điện để cắm vào lỗ lấy điện điện. Nếu cầm như vậy có được không? vì sao ? dòng điện sẽ qua cơ thể và có thể nguy hiểm đến tính mạng. - GV có thể bổ sung hoặc sửa những ý sai sót của HS để rút ra nhận sét: như vậy khi sử dụng thiết bị kiểm tra cũng cần phải sử dụng đúng kỹ thuật. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Lắp mạch điện hình 29.1 và thực hiện kiểm tra theo hướng dẵn SGK (TR82) để hoàn thành nhận xét.. - HS làm việc theo nhóm, mắc mạch điện hình 28.1 và kiểm tra theo hướng dẫn SGK để hoàn thành nhận xét.. - GV hướng dẵn HS thảo - Đại diện nhóm nêu nhận xét rút ra được từ việc làm Nhận xét : luận  nhận xét đúng. TN của nhóm mình. Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện có thể (chạy qua) cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại (bất cứ) vị trí nào của cơ Chuyển ý: thể..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Khi dòng điện đi qua cơ thể không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm. Vậy giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện qua cơ thể người là bao nhiêu ? - Cá nhân HS đọc thông - Yêu cầu HS đọc phần báo . thông báo mục 2 trong 2. Giới hạn nguy hiểm đối SGK (TR. 82) với dòng điện đi qua cơ thể - Dòng điện có cường độ người. ? Dòng điện có cường độ trên 10mA. bao nhiêu khi đi qua cơ thể người làm co cơ rất mạnh và không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải ? - Dòng điện có cường độ ? Dòng điện có cường độ trên 25mA. bao nhiêu khi đi qua cơ thể người gây tổn thương tim ? - GV bổ sung thêm: dòng điện có cường độ 70mA trở lên, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên, đặt trên cơ thể người làm tim ngừng đập. Chuyển ý: Một trong những nguyên nhân gây hỏa hoạn, ta thường thấy nói nguyên nhân là do chập điện (hay đoản mạch). Ta sẽ tìm hiểu.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> về hịên tượng này. Hoạt động 2 (15 phút) TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ II - Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì 1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) - GV mắc mạch điện và làm TN về hiện tượng đoản mạch như hướng dẫn SGK. Yêu cầu HS quan sát ghi lại số chỉ của ampe kế và trả lời câu hỏi C2.. - HS quan sát GV làm TN, ghi lại số chỉ của ampe kế lớn hơn nhiều lúc bình thường.. C 2 Nhận xét: - Thảo luận nhóm hoàn Khi bị đoản mạch, dòng thành câu hỏi C2. điện trong mạch có cường độ (lớn hơn).. ? Hãy nhớ lại các tác dụng của dòng điện và thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch ?. Chuyển ý: Để bảo vệ các thiết bị điện, người ta sử. - Thảo luận theo nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch. Yêu cầu nêu được những tác hại sau: - HS quan sát thí nghiệm thấy được hiện tượng xảy ra: khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, cháy đứt và ngắt mạch (đèn tắt)  bóng đèn được bảo vệ.. - Tác hại của hiện tượng đoản mạch: + Gây cháy vỏ bọc dây và các bộ phận khác tiếp xúc với nó gây ra hỏa hoạn. + Làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong các mạch điện của các dụng cụ dùng điện …gây hỏng các thiết bị điện..

<span class='text_page_counter'>(100)</span> dụng cầu chì. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu và cấu tạo và tác dụng của cầu chì. - Yêu cầu HS nhớ lại - HS nhớ lại. những hiểu biết về cầu chì đã học ở lớp 5 và bài 22. - GV làm thí nghiệm đoản mạch như sơ đồ hình 29.3.. 2. Tác dụng của cầu chì. ? Hãy nêu hiện tượng xảy - Cầu chì nóng lên, chảy, C 3 Cầu chì nóng lên, ra với cầu chì khi xảy ra đứt và ngắt mạch. chảy, đứt và ngắt mạch. đoản mạch ? " HS thường cho rằng khi đó đèn cháy " - Vì vậy GV mắc lại mạch điện cho HS thấy đèn vẫn sáng. - GV liên hệ thực tế hiện - HS thấy sự cần thiết khi tượng đoản mạch như vỏ sử dụng cầu chì trong mạch bọc dây dẫn bị hở, 2 lõi điện gia đình. dây tiếp xúc nhau (chập điện ). - Hướng dẫn HS tìm hiểu - HS hiểu được ý nghĩa con C 4 Ý nghĩa: Dòng điện có về cầu chì qua quan sát số ghi tên cầu chì là dòng hình 29.4 và cầu chì thật. điện có cường độ vượt quá cường độ vượt quá giá trị đó giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt. thì cầu chì sẽ đứt. ? Nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì ? - GV có thể lấy 1 ví dụ cụ - Cầu chì ghi 1A có nghĩa thể: Cầu chì có ghi 1A có là cầu chì này sẽ bị đứt khi nghĩa là như thế nào ? cường độ dòng điện qua nó.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> ? Xem lại bảng cường độ dòng điện ở bài 24, cho biết nên dùng cầu chì ghi bao nhiêu ampe cho mạch điện thắp sáng bóng đèn ?. lớn hơn 1 A. - HS căn cứ vào bảng cường độ dòng điện ở bài 24 để thấy cường độ dòng điện qua bóng đèn dây tóc vào khoảng từ 0,1A tới 1A, vì vậy nên chọn cầu chì có số ghi 1,2A.. C 5 Với mạch điện thắp sáng bóng đèn dây tóc (vào khoảng từ 0,1A tới 1A), vì vậy nên chọn cầu chì có số ghi 1,2A hoặc 1,5A.. Hoạt động 3 (5 phút) TÌM HIỂU CÁC QUY TẮC AN TOÀN (bước đầu) KHI SỬ DỤNG ĐIỆN III - Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện - HS đọc phần III và hoàn - Hoạt động cá nhân đọc thành bài tập điền ô trống, phần III, thảo luận nhóm, hoàn thành các quy tắc an hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. toàn như sau: - HS thảo luận theo nhóm 1. Chỉ làm thí nghiệm với thành bài tập. các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V - Gọi 1 HS lên bảng điền 2. Phải sử dụng các dây vào chỗ trống trên bảng dẫn có vỏ bọc cách điện . phụ. 3. Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.. 1. Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V 2. Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện . 3. Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.. 4. Khi có người bị điện giật 4. Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm người đó mà cần phải tìm.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> cách ngắt ngay công tắc cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cầp cứu. điện và gọi người cầp cứu . c. Củng cố – vận dụng (8') - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời câu hỏi C6. - GV chia nhóm 2 HS (1 bàn) thảo luận câu hỏi với hình thức: Mỗi tổ thảo luận 1 trường hợp (VD: tổ 1 thảo luận trường hợp a, tổ 2 trường hợp b ..). Viết ra giấy A2 phần không an toàn và biện pháp khắc phục. Nhóm nào xong trước lên dán vào dưới trường hợp cần thảo luận của nhóm mình lên bảng. - Hướng dẫn thảo luận phần câu trả lời.. - HS thảo luận theo nhóm trường hợp được phân công. - Tham gia nhận xét ý kiến của các nhóm khác trên lớp.. -. C6. a) Không an toàn : Lõi dây điện có chổ để hở, nếu vô ý chạm phải có thể bị điện giật hoạc có thể gây đoản mạch. Khắc phục : Ngắt điện, dùng băng dính cách điện bọc nhiều lớp thật kín hoặc thay đoạn dây mới. b) Không an toàn: Nắp cầu chì ghi 2A lại nối dây chì 10A  nếu có sự cố, dòng điện trong mạch lớn hơn 2A, nhỏ hơn 10A dây chì chưa đứt  không bảo vệ được dụng cụ điện. Khắc phục: dùng dây chì ghi 2A để thay vào nắp cầu chì. c) Không an toàn: Người phụ nữ đang thay sửa bóng đèn, em nhỏ lại đóng (hoặc ngắt) công tắc điện. Nếu đóng công tắc điện có thể.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> - GV đánh giá cho điểm những nhóm làm nhanh và đúng. THMT: - GV: Quá trình đóng ngắt - HS lắng nghe. mạch điện cao áp luôn kèm theo các tia lửa điện. Tia lửa điện làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản ứng hóa học (gây ra khí độc).... Vì vậy cần đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị điện. Tia lửa điện truyền đến các vật liệu bằng xốp, đễ cháy có thể gây hỏa hoạn. - Biện pháp an toàn khi sử dụng điện: + Đề ra các biện pháp an. làm điện giật người phụ nữ. - Chân chị chị này tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà  không an toàn . Khắc phục: phải thông báo không được đóng công tắc điện khi đang sửa chữa điện. - Khi sửa chữa điện , cần đứng trên một vật (dép cao su, ghế nhựa , gỗ…,) . để cách điện với đất..

<span class='text_page_counter'>(104)</span> toàn điện tại những nơi cần thiết. + Cần tránh bị điện giật bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với dòng điện có điện áp cao. + Mỗi người cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện và có những kiến thức cơ bản nhất về sơ cứu người bị điện giật. - GV yêu cầu HS nêu nội - HS thực hiện. dung mục ghi nhớ và Có thể em chưa biết trong SGK. d. Hướng dẫn về nhà (1') - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm bài tập 29.1 đến 29.4 (Tr30/SBT) - Làm bài tập phần tự kiểm tra bài ôn tập. Tiết sau ôn tập. e. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Thời gian cho toàn bài:................................................................................................ - Thời gian cho từng nội dung, phần:............................................................................. - Nội dung kiến thức:..................................................................................................... - Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm.. Giáo án Vật lí 7 tuần 35 Ngày soạn: 12.04.2012. Ngày dạy: 18.04.2012 Lớp 7C, 7D Ngày dạy: 20.04.2012 Lớp 7A, 7E Ngày dạy: 21.04.2012 Lớp 7B, 7G.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Tiết 34 - Bài 30. TỔNG KẾT CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC. 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của Chương Điện học. b. Kĩ năng: - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan. c. Thái độ: - Nhiệt tình, tích cực trong giờ học, có ý thức tốt trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: - Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học, bảng phụ vẽ to ô chữ của trò chơi ô chữ. b. Học sinh: - Vở viết, SGK, đồ dùng dạy học - Ôn, trả lời các câu hỏi nội dung phần tự kiểm tra trong SGK. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra trong quá trình dạy. b. Bài mới * Vào bài (1') - Để củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức Chương III: Điện học và vận dụng những kiến thức đó vào trong thực tiễn, trong tiết hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng sang tiết: Tổng kết chương III: Điện học. * Nội dung: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Nội dung ghi bảng.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> Hoạt động 1 (13'). Củng cố kiến thức cơ bản qua phần tự kiểm tra I - Tự kiểm tra - Trong phần này GV hỏi - HS nêu những câu hỏi cả lớp xem những câu hỏi mà mình chưa trả lời nào của phần tự kiểm tra được. chưa làm được và tập trung vào các câu này để củng cố cho HS nắm chắc các kiến thức này. ? Đặt một câu với các từ: - HS: Có thể làm vật 1. Có thể là: Cọ xát, nhiễm điện ? nhiễm điện bằng cọ xát. - Có thể làm vật nhiễm điện bằng cọ xát. - Thước nhựa nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô. ? Đặt câu voái các cụm từ: Vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron, mất bớt electron ?. - HS: Vật nhiễm điện 3. Vật nhiễm điện dương thì dương thì mất bớt mất bớt electron. electron. Vật nhiễm điện âm thì Vật nhiễm điện âm thì nhận thêm electron nhận thêm electron.. ? Hãy kể tên năm tác - HS: Tác dụng nhiệt, phát 6. Năm tác dụng chính của dụng chính của dòng sáng, từ, hóa học, sinh lí. dòng điện: điện? - Tác dụng nhiệt, - Tác dụng phát sáng, - Tác dụng từ, - Tác dụng hóa học, - Tác dụng sinh lí ? Trong mạch điện gồm - HS: Cường độ dòng điện 10. Cường độ dòng điện như hai bóng đèn mắc nối tiếp, như nhau tại các vị trí nhau tại các vị trí khác nhau.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> cường độ dòng điện và khác nhau của mạch. của mạch. hiệu điện thế có đặc điểm Hiệu điện thế giữa hai Hiệu điện thế giữa hai đầu gì ? đầu đoạn mạch bằng tổng đoạn mạch bằng tổng các các hiệu điện thế trên mỗi hiệu điện thế trên mỗi đèn. đèn. ? Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì ?. - HS: Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn.. 11. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn.. Hoạt động 2 (20'). Vận dụng tổng hợp các kiến thức II - Vận dụng - Áp dụng các kiến thức - HS lắng nghe. đã học trong chương ta sẽ vận dụng vào giải các bài tập. ? Trong các cách sau đây, - HS suy nghĩ trả lời bài 1. Đáp án D: Cọ xát mạnh cách nào làm thước nhựa tập 1 Sgk/86. thước nhựa bằng miếng vải dẹt nhiễm điện ? khô. ? Trong mỗi hình 30.1 cả - HS thực hiện. hai vật A, B đều bị nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu điện tích cho vật chưa ghi dấu ? ? Ở hình a) hai quả cầu - HS: Hai quả cầu hút 2. a) (-) tương tác như thế nào với nhau, điền dấu điện tích b) (-).

<span class='text_page_counter'>(108)</span> nhau ? Điền dấu điện tích âm (-), vì hai vật nhiễm nào ? Vì sao ? điện khác loại thì hút nhau. - Tương tự GV cho HS trả lời các hình tiếp theo. ? Cọ xát mảnh nilông bằng một miếng len, cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm e, vật nào mất bớt e ?. - HS: Mảnh ni lông bị nhiễm điện âm, nhận thêm electron. Miếng len bị mất bớt e nên thiếu e (nhiễm điện dương). c) (+) d) (+). 3. Mảnh ni lông bị nhiễm điện âm, nhận thêm electron. Miếng len bị mất bớt e nên thiếu e (nhiễm điện dương).. ? Nêu quy ước chiều dòng - HS: Quy ước chiều dòng điện ? điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. ? Dựa vào đó cho biết - HS: Sơ đồ mạch điện 4. Hình c. trong các sơ đồ mạch điện hình c. hình 30.2, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện ? ? GV yêu cầu HS trả lời câu 5 Sgk/86 ? ? Tại sao các hình khác mạch điện kín nhưng bóng đèn lại không sáng ?. - HS: Hình c - HS: Trong các hình khác, mạch điện kín nhưng sử dụng dây dẫn là những vật liệu cách điện, như trong mạch có sử. 5. Hình c..

<span class='text_page_counter'>(109)</span> dụng dây len, dây nhựa, ... nên bóng đèn không sáng. ? GV yêu cầu HS trả lời - HS: Dùng nguồn điện câu 6 Sgk/87 ? 6V là phù hợp nhất, vì: Hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn là 3V (để sáng bình thường), khi mắc nối tiếp hai bóng đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V.. 6. Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất, vì: Hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn là 3V (để sáng bình thường), khi mắc nối tiếp hai bóng đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V.. - GV bổ sung thêm: Có - HS lắng nghe, có thể ghi thể mắc với nguồn điện vở. 1,5V hoặc 3V, nhưng hai bóng đèn sáng yếu. Không thể mắc với nguồn điện 9V hay 12V được, một hoặc cả hai bóng đèn sẽ cháy dây tóc. ? ? GV yêu cầu HS trả lời - HS: Do cường độ dòng câu 7 Sgk/87 ? điện mạch chính là số chỉ của ampe kế A bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ là số chỉ của. 7. Do cường độ dòng điện mạch chính là số chỉ của ampe kế A bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ là số chỉ của ampe kế. ampe kế A1 và A 2 . Nên số A1 và A 2 . Nên số chỉ của chỉ của ampe kế A 2 là ampe kế A 2 là 0,35A 0,35A - 0,12A = 0,23A. 0,12A = 0,23A. c. Củng cố - Luyện tập (10'). - GV giải thích cách chơi trò chơi ô chữ với tranh vẽ to ô chữ. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(110)</span> - GV chia lớp thành 2 đội để C thi đua với nhau. Theo thứ tụ, A mỗi đội được quyền chọn V Ậ T P bất H kì. Á T S trước một hàng ngang L Trong thời gian quy định, nếu. Ự N D Á Ự N điền từ đúng vào hàng ngang N G U Ồ N Đ đó thì được 1 điểm, nếu điền V sai thì không được điểm và đội khác được quyền trả lời. - Đội nào tìm ra được từ hàng dọc thì được 2 điểm, nếu sai không được quyền chơi tiếp.. C T Ẫ N C H I Ô. D Ò N G Đ I Ệ N. Ư Ơ N G A N Đ I Ệ N Từ hàng dọc là: DÒNG Đ I Ệ N ĐIỆN Ẩ Y Ệ T N K Ế. - GV tổng kết, xếp loại các đội sau cuộc chơi.. d. Hướng dẫn về nhà (1') - Học, ôn tập lại các kiến thức đã học. - Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kì. - Tiết sau kiểm tra học kì II. e. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Thời gian cho toàn bài:................................................................................................ - Thời gian cho từng nội dung, phần:............................................................................. - Nội dung kiến thức:..................................................................................................... - Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm. ************************************** ================================================.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> Giáo án Vật lí 7 tuần 36 Ngày soạn: 12.04.2012. Ngày dạy: 27.04.2012 Lớp 7A,B,C,D,E,G. Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ II. 1. Mục tiêu: +) Về kiến thức: - Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh qua việc học tập và nghiên cứu kiến thức chương trình học kì II. +) Về kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích áp dụng vào thực tiễn sau này. 2. Đề bài: a. Ma trận đề:.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> * TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH. Nội dung Hai loại điện tích Dòng điện Các tác dụng của dòng điện Đơn vị đo của dòng điện và an toàn khi sử dụng điện Tổng. Tổng số tiết 2 3. Lí thuyết 2 3. Số tiết thực LT VD 1,4 0,6 2,1 0,9. Trọng số LT VD 9,3 4,0 14 6,0. 3. 2. 1,4. 9,3. 10,7. 7. 4. 2,8. 18,7. 28. 15. 11. 7,7. 51,3. 48,7. 1,6 4,2 7,3. * TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ. Cấp độ. Nội dung (chủ đề). Hai loại điện tích Dòng điện Cấp độ 1,2 Các tác dụng của dòng điện (Lí thuyết) Đơn vị đo của dòng điện và an toàn khi sử dụng điện Hai loại điện tích Cấp độ 3,4 Dòng điện Các tác dụng của dòng điện (Vận dụng) Đơn vị đo của dòng điện và an toàn khi sử dụng điện Tổng. Trọng số 9,3 14 9,3. Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) T.số TL 0,47 ≈ 0,5 0,5 0,7 ≈ 0,5 0,5 0,47 ≈ 0,5 0,5. Điểm số 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm. 18,7. 0,94 ≈ 1. 1,0. 2 điểm. 4,0 6,0 10,7. 0,2 ≈ 0 0,3 ≈ 0 0,54 ≈ 0,5. 0 0 0,5. 0 điểm 0 điểm 1 điểm. 28. 1,4 ≈ 2. 2. 5 điểm. 100. 5. 5. 10 điểm. * Ma trận đề Nhận biết Chủ đề. TL. Thông hiểu TL. Vận dụng Cấp độ thấp TL. Cấp độ cao TL. Cộng.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> 1/ Hai loại điện tích. Số câu hỏi Số điểm. 2/ Dòng điện Số câu hỏi Số điểm 3/ Các tác dụng của dòng điện Số câu hỏi Số điểm 4/ Đơn vị đo của dòng điện và an toàn khi sử dụng điện Số câu hỏi Số điểm TS câu hỏi TS điểm. - Nêu được - Nêu được tên các loại các đt cùng điện tích. loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau 0,25 0,25 0,25 điểm. 0,5 0,5 điểm = 5%. 0,25 điểm. - Nêu được định nghĩa dòng điện và dòng điện trong kim loại 0,5. 0,5 0,5 điểm = 10%. 1,0 điểm - Nêu được năm tác dụng chính của dòng điện. 0,5. - Nêu được tác dụng sinh lí của dòng điện. 0,5. 0,5 điểm. 1,0 điểm. - Nêu được đơn vị của hiệu điện thế, đo hiệu điện thế bằng vôn kế. 1,0. 1,0 1,5 điểm 15% - Đổi được một số giá trị của cường độ dòng điện. 1,0. 2 điểm. - Dựa vào thức đã nêu được biện pháp người bị giật. 1,0. 2 điểm. 3 điểm. kiến học các cứu điện. 2,25. 0,75. 1,0. 1,0. 3,75 điểm. 1,25 điểm. 2,0 điểm. 3,0 điểm. 3,0 7 điểm = 70% 5,0 10 điểm = 100%.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> b. Đề kiểm tra Câu 1 (2 điểm) Đơn vị của hiệu điện thế là gì ? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào ? Câu 2 (2 điểm) Đổi đơn vị cho các giá trị sau: a) 0,175A = .............mA c) 1250mA = ............A b) 0,38A = ...............mA d) 280mA = ..............A Câu 3 (1,5 điểm) a) Có những loại điện tích nào ? Các điện tích loại nào thì hút nhau ? Loại nào thì đẩy nhau ? b) Điền từ thích hợp vào chỗ trống ( ... ) - Dòng điện là dòng .... có hướng. - Dòng điện trong kim loại là dòng ... có hướng. Câu 4 (1,5 điểm) - Nêu năm tác dụng chính của dòng điện ? Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người, dòng điện sẽ gây ra những tác dụng gì với cơ thể con người ? Câu 5 (3 điểm) Nếu em nhìn thấy một người đang bị một dây điện hở chạm vào người gây điện giật, dựa vào kiến thức đã học em sẽ có những biện pháp và làm gì để cứu người đó ? 3. Đáp án và biểu điểm. Câu Đáp án Điểm 1 - Đơn vị của hiệu điện thế là milivôn (mV), vôn (V), kilôvôn (kV). 1,0 - Đo hiệu điện thế bằng vôn kế. 1,0 2 - Đổi đúng đơn vị mỗi câu được 0,5 điểm 2,0 a) 0,175A = 175 mA c)1250mA = 1,25 A b) 0,38A = 380 mA d) 280mA = 0,28 A 3 a) Có hai loại điện tích, đó là điện tích dương (+) và điện tích âm (-) 0,5 b) - Dòng điện là dòng (các điện tích dịch chuyển) có hướng. 0,5 - Dòng điện trong kim loại là dòng (các electron tự do dịch chuyển) có 0,5 hướng. 4 - Năm tác dụng chính của dòng điện: 0,5 1. Tác dụng nhiệt.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> 5. 2. Tác dụng phát sáng 3. Tác dụng từ 4. Tác dụng hóa học 5. Tác dụng sinh lí. - Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện. - Tìm cách ngắt công tắc dây điện, gọi người đến cấp cứu. - Có thể tìm que, gậy khô gạt dây điện ra khỏi người đang bị điện giật, sau đó tiến hành sơ cứu như hô hấp nhân tạo, ... - Có thể dùng vải khô, quần áo khô kéo nhanh người đó ra khỏi dây điện,.... 1,0 3,0. 4. Đánh giá, nhận xét: * Nắm kiến thức: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ * Kĩ năng vận dụng: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ * Cách trình bày, diễn đạt: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ .........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(116)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×