Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

HDNGLL 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.34 KB, 35 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG 3: CA HÁT MỪNG NĂM HỌC MỚI, MỪNG THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ Ngày soạn: 28/8/2012 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: 1. Về kiến thức - Giúp học sinh hiểu thêm về nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô, bạn bè và mái trường. 2. Về kĩ năng - Có thái độ, tình cảm yêu quí, biết ơn, vâng lời thầy cô., đoàn kết với bạn bè. 3. Tư duy, thái độ - Rèn luyện kỹ năng phong cách biểu diễn văn nghệ. II. CHUẨN BỊ Các bài hát truyền thống, bài hát quen thuộc trong các hoạt động tập thể của trường, lớp, của đội; các bài hát trong sách âm nhạc. Gợi ý: - Quốc ca - Văn Cao - Đội ca - Phong Nhã - Hành khúc đội thiếu niên tiền phong. - Phong Nhã - Tiến lên đoàn viên. - Phạm Tuyên - Lớp chúng ta kết đoàn. - Mộng Lân - Trái đất này là của chúng mình - Chương Quang Lục - Bụi phấn - Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc - Đi học. - Bùi Đình Thảo- Minh Chính - Em yêu trường em. - Hoàng Vân - Khi tóc thầy bạc - Trần Đức III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG. 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện Cả lớp Người điều khiển Người điều khiển. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Hát bài “Chào người bạn mới đến”. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo, thư kí. - Giới thiệu các hoạt động thi và cách thi: Có 2 phần thi: 1. Biểu diễn văn nghệ, ngâm thơ. 2. Làm thơ (tổ cử). Mỗi phần trang điểm là 20. - Thi hát đồng đội giữa các tổ (tốp ca, đồng ca). - Giới thiệu các tổ trình bày các tiết mục dự thi. - Chaám ñieåm, ghi leân baûng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Thi đơn ca giữa các tổ - Moãi toå thi 2 tieát muïc ñôn ca. - Sau moãi tieát muïc chaám ñieåm.. Người điều khiển. Các tổ. Ban giám khảo. Người điều khiển. Các tổ. Ban giám khảo Người điều khiển GVCN. *HOẠT ĐỘNG 2: Thi các tiết mục tự chọn. - Yêu cầu mỗi tổ chọn một tiết mục dự thi. - Lần lượt trình bày tiết mục của tổ mình đã chọn. Lần lượt từ tổ 1 đến hết,hoặc theo thứ tự bốc thăm giữa các tổ . Tổ nào đến lượt hát mà trong thời gian qui định không hát được thì bị mất lượt và chuyển sang tổ khác - Công bố điểm cho từng đội. *HOẠT ĐỘNG 3: Thi sáng tác thơ - Công bố chủ đề : Thầy cô và mái trường THCS Thị trấn Thanh Hà, nêu thể lệ cuộc thi - Các tổ tự sáng tác và trình bày. - Công bố điểm. - Tổng kết số điểm các tổ đạt được. Công bố đội có số điểm cao nhất - Mời GVCN lên trao phần thưởng cho tổ đạt giải. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : Giáo viên chủ nhiệm tổng kết , dặn dò một số công việc của tuần đến : Các tổ phân công nhau tìm hiểu truyền thống nhà trường để tiến hành thảo luận vào tiết sau ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HOẠT ĐỘNG 4: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG Ngày soạn: 28/8/2012 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: 1. Về kiến thức - Học sinh được củng cố và khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt và học tốt của giáo viên và học sinh của trường. 2. Về kĩ năng - Tìm kiếm và xử lí thông tin về nhà trường 3. Tư duy, thái độ - Phấn khởi tự hào & phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới. II. CHUẨN BỊ - Tuyển tập những bài hát, bài thơ về trường lớp, thầy cô và bạn bè. - Văn bản nói về quá trình phát triển của nhà trường từ khi thành lập - Danh sách Các cán bộ quản lý, các giáo viên điển hình, những học sinh suất xắc... III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận - Phương pháp trò chơi IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động Người thực hiện Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Người điều khiển - Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia ban giám khảo của cuộc thi. - Cán sự văn nghệ - Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em” * HOẠT ĐỘNG 2: Thi hiểu biết về truyền thống - Người điều khiển của trường - Lần lượt nêu từng câu hỏi của cuộc thi. - Các tổ cử đại diện trả lời - Các đội bấm chuông giành quyền trả lời câu hỏi; nếu đội này chưa trả lời chính xác, đội kia có quyền trả lời lại. Nếu cả 3 đội đều trả lời sai thì mời các cổ động viên trả lời. Nếu không ai trả lời đúng thì mời ban giám khảo giải đáp. Câu 1: Trường ta được thành lập ngày tháng năm nào? Câu 2: Cho biết họ và tên thầy hiệu trưởng đầu tiên của trường? Câu 3: Ai là người dạy lâu năm nhất ở trường ta? Câu 4: Cho biết tên một số thầy cô giáo đã có thành tích suất xắc và một số học sinh tiêu biểu của trường ta trong những năm qua? - Người điều khiển * HOẠT ĐỘNG 3: Thi hát về trường lớp thầy cô bạn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> bè - Nêu từng câu đố vui hoặc tên bài hát sau đó lần lượt mời các cổ động viên trả lời hoặc hát, chú ý dàn đều cho cả 3 - Cá nhân hát. tổ. Nếu các cổ động viên không hát được thì mời bạn giám khảo giải đáp: Câu 1: Hãy hát bài hát có từ "Mái trường xinh" - Các tổ thảo luận, trả lời. Câu 2: Hãy hát bài hát có từ "Cô giáo em" - Người điều khiển Câu 3: Hãy hát bài hát có từ chỉ dụng cụ học tập - Đại diện tổ. - Người điều khiển đặt câu hỏi để các tổ thảo luận và trình bày: - Một vài HS. ? Qua hai phần thi trên, bạn hãy sáng tác một đoạn thơ ngắn thể hiện tình cảm của mình đối với nhà trường. - GVCN. ? Qua hoạt động: Thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường bạn rút ra bài học gì cho bản thân? - Các bạn trong lớp suy nghĩ - Yêu cầu vài học sinh trình bày. - Đề nghị học sinh tuyên truyền những hiểu biết của mình về nhà trường, những thành tích nổi bật của trường với gia đình, bạn bè để mọi người cùng nghe. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - GVCN nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của từng tổ, cá nhân. - Khen thưởng, phát giải - Chuaån bò chuû ñieåm thaùng 10: Chăm ngoan học giỏi Ngày…. tháng ….. năm 2012 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI HOẠT ĐỘNG 1: VÂNG LỜI BÁC HỒ DẠY- EM GẮNG HỌC CHĂM Ngày soạn: 25/9/2012 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức - Học sinh hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 2. Về kĩ năng - Rèn kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể. 3. Tư duy, thái độ - Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục học sinh thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập. II. CHUẨN BỊ - Thư Bác gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1945. - Thư Bác gửi các thầy cô giáo ngành giáo dục năm 16/10/ 1968 III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện Cả lớp Người điều khiển. Người điều khiển Học sinh Người điều khiển. Học sinh Người điều khiển Học sinh Người điều khiển Học sinh Người điều khiển. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu Hát bài “Bác Hồ- Người cho em tất cả” Nêu lí do, mục đích, yêu cầu của buổi trao đổi trao đổi tìm hiểu nội dung, ý nghĩ thư của Bác. *HOẠT ĐỘNG 2: Thi tìm hiểu thư Bác Đọc thư Bác có câu “Trước đây cha anh cá em và mới năm ngoái cả các em nữa… một nước đọc lập”, bạn có suy nghĩ như thế nào? Trước đây, cha anh bị thiệt thòi không được học hành chịu cảnh nô lệ. Ngày nay, chúng ta được học hành đầy đủ, được hưởng một nền giáo dục của một nước đọc lập nên chúng ta tự hào, sung sướng và ra sức học tập để đền đáp công ơn Bác, của cách mạng. -Hãy nêu tác dụng của việc học tập? +Học tập giúp con người tiếp thu tri thức cần thiết và ứng xử đúng đắn với mọi người. Nhờ học tập ta mới trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội . ? Bác dặn học sinh cần phải làm gì ?Bác mong muốn điều gì? Để làm được điều Bác dạy hs cần phải làm gì? + Bác dặn cần phải chăm học chăm làm. Để đất nước.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đại diện từng tổ Học sinh Ban giám khảo Giáo viên CN Người điều khiển. Việt Nam trở nên tươi đẹp, có thể sánh vai với các nước khác .Học sinh cần phải học tập tốt, trung thực thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. ? Trong thư thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào?Tình cảm khiến em xúc động nhất ? Vì sao? + Bác quan tâm, chăm lo đến việc học tập tu dưỡng học sinh Bác tin tưởng và đề cao việc học tập, rèn luyện trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. * HOẠT ĐỘNG 3: Biểu diễn văn nghệ . -Nhận xét, ghi nhận động viên các tổ, lớp thực hiện kế hoạch của mình, nêu một số biện pháp theo dõi, kiểm tra đôn đốc. -Công bố kết quả Tuyên dương các tổ đạt kết quả cao . Đánh giá nhận xét ý thức thái độ tham gia của các tổ. Tổng kết lại toàn buổi hoạt động .. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Giáo viên chủ nhiệm tổng kết , dặn dò một số công việc : + Tổng kết các ý kiến + Dặn dò công tác chuẩn bị của tiết tới. HOẠT ĐỘNG 2: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “TIẾT HỌC TỐT”.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày soạn: 28/9/2012 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức - Học sinh hiểu được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học đó; 2. Về kĩ năng - Học sinh rèn luyện, kỹ năng học bài, làm bài, ghi chép, hăng hái, tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học. 3. Tư duy, thái độ - Có thái độ học tập đúng đắn, tự rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập II. CHUẨN BỊ - Nội dung thư của Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với HS. - Đăng kí thi đua giữa các tổ với tiêu đề “Tiết học tốt theo lời Bác dạy ’’ - Chuẩn bị câu hỏi và đáp án trả lời . - Các tổ thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tiết học tốt III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận - Phương pháp trò chơi IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG. 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động.. Người thực hiện - Cán sự văn nghệ - Người điều khiển - Một cá nhân trả lời - Người điều khiển. - Người điều khiển. - Đại diện trả lời. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Lớp chúng ta kết đoàn” của Mộng Lân ? Theo bạn cần phải làm gì để đợt hội giảng của các Thầy cô giáo đạt kết quả cao. ! Phấn đấu đạt được nhiều tiết học tốt. - Để đạt được những tiết học tốt thì cần phải có sự cố gắng, rèn luyện, phấn đấu của tất cả các bạn trong lớp. Đó là lý do của buổi hoạt động hôm nay. * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thư bác - Trước hết chúng ta sẽ thi tìm hiểu thư Bác để các bạn đều biết Bác mong muốn chúng ta học tập như thế nào: Câu 1: Đọc thư Bác có câu “Trước đây cha anh các em và mới năm ngoái cả các em nữa… một nước độc.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Người điều khiển. - Đại diện tổ trả lời. - GV chủ nhiệm. lập”, bạn có suy nghĩ như thế nào? ! Trước đây, cha anh bị thiệt thòi không được học hành chịu cảnh nô lệ. Ngày nay, chúng ta được học hành đầy đủ, được hưởng một nền giáo dục của một nước đọc lập nên chúng ta tự hào, sung sướng và ra sức học tập để đền đáp công ơn Bác, của cách mạng. Câu 2: Hãy nêu tác dụng của việc học tập? ! Học tập giúp con người tiếp thu tri thức cần thiết và ứng xử đúng đắn với mọi người. Nhờ học tập ta mới trưởng thành. trở thành người có ích cho xã hội . Câu 3: Bác dặn học sinh cần phải làm gì? Bác mong muốn điều gì? Để làm được điều Bác dạy học sinh cần phải làm gì? ! Bác dặn cần phải chăm học chăm làm. Để đất nước Việt Nam trở nên tươi đẹp, có thể sánh vai với các nước khác. Học sinh cần phải học tập tốt , trung thực thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Câu 4: Trong thư thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào? Tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao? ! Bác quan tâm, chăm lo đến việc học tập tu dưỡng học sinh Bác tin tưởng và đề cao việc học tập, rèn luyện trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. * HOẠT ĐỘNG 3: Thảo luận về tiết học tốt - Lớp ta sẽ chia thành 3 tổ. Mỗi tổ sẽ trả lời các câu hỏi ra giấy và cử một bạn đại diện lên trả lời: Câu 1: Thế nào là một tiết học tốt . ! Một tiết học được coi là tốt nếu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học, tích cực tham gia phát biểu ý kiến, hiểu bài vận dụng tốt kiến thức của mình , giữ trật tự, kỉ luật theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Câu 2: Tác dụng của những tiết học tốt là gì? ! Nó giúp chúng ta chủ động trong học tập nắm bài sâu hơn, không khí học tập sôi nổi ,nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao.. Câu 3: Để có những tiết học tốt học sinh cần phải làm gì ? ! Học sinh cần phải ôn bài, làm bài tập trước khi đến.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tổ trưởng. lớp, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, giao nhiệm vụ tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, tự tin trình bày suy nghĩ kết quả bài của mình. - Cán sự văn nghệ - Tổng kết lại ngắn gọn những nội dung chính về một tiết học tốt * HOẠT ĐỘNG 4: Đăng kí và giao ước thi đua : - Qua phần thảo luận ở trên. Mỗi tổ đọc đăng kí thi đua của tổ mình và treo đăng kí đó lên bảng. - Đọc bản giao ước thi đua của tổ. - Bắt nhịp cả lớp hát bài: “Bác Hồ- Người cho em tất cả”. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia buổi thảo luận đồng thời động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn trong năm học này để xứng đáng với lòng mong mỏi của Bác đối với thế hệ mai sau của đất nước. Ngày…. tháng ….. năm 2012 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO HOẠT ĐỘNG 2: HÁT VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG Ngày soạn: 25/10/2012.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức - Hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với HS. -Hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và nhà trường . 2. Về kĩ năng - Giáo dục thái độ thái độ, tình cảm yêu quí, biết ơn, vâng lời thầy cô giáo . - Có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tật tốt, tiết thu sự dạy dỗ của thầy cô. 3. Tư duy, thái độ - Rèn luyện kĩ năng trao đổi ý thức và các kĩ năng khác trong học tập. II. CHUẨN BỊ - Các tiết mục văn nghệ, cá nhân, tập thể . - Các loại nhạc cụ . - Cây hoa dân chủ với các phiếu yêu cầu hát, đọc thơ, kể chuyện . III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp giao lưu văn nghệ. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện Cả lớp Người điều khiển. Người điều khiển. Học sinh Người điều khiển. Học sinh Người điều khiển. Học sinh Người điều khiển. Học sinh Người điều khiển. Học sinh. Người điều khiển.. Nội dung hoạt động HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu Hát bài “ Trái đất này là của chúng em” Tuyên bố lí do. Giới thiệu đại biểu. Giới thiệu chương trình HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu công ơn của thầy cô giáo ? Bạn có biết, thầy cô giáo làm việc vất vả như thế nào trong việc giảng dạy, giáo dục HS? TL: Thầy cô dành rất nhiều thời gian để soạn giáo án, sưu tầm tài liệu chuẩn bị đồ đạc dạy học, chầm bài làm việc đến khuya. Tìm tòi sáng tạo để truyền đạt kiến thức một cách tốt nhất cho HS. Rút kinh nghiệm để xem tiết sau dạy dược tốt hơn. Bên cạnh đó còn qua tâm đến từng HS để giáo dục các em thành người công dân tốt. -Hỏi: Thầy cô mong đợi gì, hi vọng gì ở HS chúng ta? Tl: Mong chúng ta tiến bộ, trở thành con ngoan, trò giỏi; trở thành người công dân tốt có ích cho GĐ và XH. -Hỏi: Bạn có thể làm được những việc gì để giúp thầy cô dạy tốt? TL: Chăn chỉ nghe thầy cô giảng bài, thực hiện đầy đủ yêu cầu, bài tập, bài soạn thầy cô nêu ra, lễ phép.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Học sinh. Người điều khiển. Học sinh. Cán bộ lớp. Người điều khiển Tổ 1 Cá nhân Người điều khiển Tô2 Cá nhân Người điều khiển Tổ3 Cá nhân Người điều khiển Tổ4 Cá nhân Người điều khiển. kính trọng thầy cô giáo, im lặng trật tự trong giờ học… -Hỏi: Để dền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo, HS cần phải làm gì? TL:Thực hiện tốt nội qui của trường, lớp, chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, vâng lời và nhớ đến công ơn của thầy cô giáo. -Hỏi: Đối với những HS phạm lỗi, thầy cô giáo không vui lòng, có khi sử phạt. Bạn có đồng ý với việc làm của thấy cô không? Tại sao? TL: Có. Vì việc dạy dỗ của thầy cô là giúp HS luôn tiến bộ để sau này thành những con người có ích. Việc phạt là chỉ nhằm mục đích để HS nhận ra lỗi lầm của mình, sửa chữa lỗi lầm và nhờ đó mà tiến bộ hơn. Trao phần thưởng cho những câu TL hay nhất. Văn nghệ. HOẠT ĐỘNG 3: Hát về thầy cô và mái trường Giới thiệu chương trình biểu diễn của tổ 1 Biểu diễn chương trình của tổ 1 Chơi hái hoa dân chủ Giới thiệu chương trình biểu diễn của tổ 2 Biểu diễn chương trình của tổ 2 Chơi hái hoa dân chủ Giới thiệu chương trình biểu diễn của tổ 3 Biểu diễn chương trình của tổ3 Chơi hái hoa dân chủ Giới thiệu chương trình biểu diễn của tổ 4 Biểu diễn chương trình của tổ 4 Chơi hái hoa dân chủ Mời thầy cô cùng tham gia văn nghệ Cảm ơn thầy cô đến dự . Nhận xét về tinh thần thái độ tham gia của các tổ và cá nhân Nhận xét về kết quả tìm hiểu công ơn thầy cô và sự tham gia của các tổ trong việc đăng kí thi đua. Chúc các tổ thực hiển tốt những nội dung đã đăng kí. Cám ơn đại biểu, tuyên bố kết thúc hoạt động. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : Giáo viên chủ nhiệm tổng kết , dặn dò một số công việc của tiết đến: Các tiết mục văn nghệ gồm hát, ngâm thơ, đọc thơ, kể chuyện …về công ơn, tình cảm thầy trò, buổi họp mặt giữa học sinh, thầy cô giáo và đại diện phụ huynh để chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam .20 –11 HOẠT ĐỘNG 3: TỔ CHỨC LỄ KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11 Ngày soạn: 26/10/2012.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức - Hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với HS. - Hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 –11. 2. Về kĩ năng - Biết hành động làm theo lời dạy của thầy cô trong : Học tập, sinh hoạt, giao tiếp. - Rèn luyện kĩ năng trao đổi ý thức và các kĩ năng khác trong học tập. 3. Tư duy, thái độ - Giáo dục thái độ thái độ ,tình cảm yêu quí ,biết ơn ,vâng lời thầy cô giáo . - Có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tật tốt, tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô. II. CHUẨN BỊ - Lời chúc mừng các thầy cô giáo. - Các tiết mục văn nghệ gồm hát, ngâm thơ, đọc thơ, kể chuyện… về công ơn, tình cảm thầy trò. - Chuẩn bị câu hỏi và đáp án thông qua GVCN. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp giao lưu văn nghệ. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện - Cán sự văn nghệ. - Người điều khiển - Một học sinh đại diện. - Đại diện tổ. - Người điều khiển. - Thành viên các tổ. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát: "Bông hồng tặng cô". *HOẠT ĐỘNG 2: Lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam - Mời một bạn đại diện lên phát biểu chúc mừng Cô giáo và tặng hoa. - Học sinh lên đọc lời chúc mừng rồi tặng hoa cho Cô giáo chủ nhiệm. *HOẠT ĐỘNG 3: Trao đổi và bình chọn tranh và bình hoa dự thi. - Đại diện mỗi tổ lên treo báo và trình bày bài thuyết trình của tổ mình về bài báo. Nói về tâm tư, suy nghĩ, ý tứ của mình khi sáng tác. *HOẠT ĐỘNG 4: Hát về thầy cô và mái trường - Tổ chức trò chơi: "Hái hoa dân chủ". Lớp sẽ chia thành 4 tổ. Đại diện từng tổ lần lượt lên hái hoa, sau đó mang về tổ của mình thảo luận trong 10 giây rồi cử một bạn lên thể hiện trước lớp. +) Tổ 1 cử đại diện lên hái hoa: Giới thiệu và Biểu diễn chương trình của tổ 1 +) Tổ 2 cử đại diện lên hái hoa: Giới thiệu và Biểu diễn chương trình của tổ 2.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - GVCN. +) Tổ 3 cử đại diện lên hái hoa: Giới thiệu và Biểu diễn chương trình của tổ 3 +) Tổ 4 cử đại diện lên hái hoa: Giới thiệu và Biểu diễn chương trình của tổ 4 - Nhận xét về tinh thần thái độ tham gia của các tổ và cá nhân Biểu diễn các tiết mục văn nghệ . - Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau trong 1 phút: ? Qua buổi hoạt động hôm nay. Em hãy nói lên suy nghĩ của mình về công ơn của các Thầy cô giáo dành cho HS.. - Giáo viên CN - HS trình bày trong 1 phút. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, dặn dò một số công việc của tuần đến: Sưu tầm các tư liệu về các anh hùng, liệt sĩ của quê hương, đất nước .. Ngày…. tháng ….. năm 2012 Ký duyệt. CHỦ ĐIỂM THÁNG 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG NGƯỜI CON ANH HÙNG CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ngày soạn: 25/11/2012 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức - Học sinh hiểu được sự hi sinh xương máu cho tự do, độc lập dân tộc đem lại hoà bình cho đất nước của những người con thân yêu của đất mẹ Việt Nam. - Học sinh có niềm tự hào và biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng và toàn thể quân đội nhân dân Việt Nam. 2. Về kĩ năng - Hiểu biết những truyền thống cách mạng, sự kiện vẻ vang của quê hương. 3. Tư duy, thái độ - Biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì quê hương đất nước. - Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học tập và rèn luyện theo gương tốt của các thế hệ cha anh. II. CHUẨN BỊ - Các tư liệu về anh hùng, liệt sĩ của quê hương, đất nước. - Các bài hát, bài thơ, chuyện kể... về các anh hùng, liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội anh hùng, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho địa phương III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận - Phương pháp cuộc thi IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện Cả lớp Người điều khiển. Đại diện các tổ Ban giám khảo Người điều khiển Các tổ. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Hát tập thể một bài hát liên quan đến chủ đề hoạt động. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do sinh hoạt, nêu chương trình hoạt động, giới thiệu ban giám khảo thư kí. *HOẠT ĐỘNG 2: Thi tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương đất nước - Báo cáo kết quả tìm hiểu các tổ về "Những con người anh hùng của quê hương, đất nước": + Người điều khiển mời lần lượt từng tổ lên báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu của tổ mình. + Ban giám khảo chấm điểm công khai và ghi điểm mỗi tổ lên bảng. - Hát, ngâm thơ về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh. + Yêu cầu hát, ngâm thơ, kể chuyện ca ngợi anh hùng, liệt sĩ. + Chia học sinh lới thành 2 đội ( mỗi đội đặt tên cho đội mình).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ban giám khảo Cả lớp Người điều khiển. + Tổ chức bốc thăm cho đội hát trước. Mỗi đội hát 1 bài (có thể hát cá nhân, nhóm hoặc cả đội), hát đúng được 10 điểm. Hát sai chủ đề hoặc hết giờ quy định bị điểm 0. Sau thời gian lần lượt quy định, đội nào được điểm cao đội đó thắng. + Ban giám khảo chấm điểm công khai và ghi điểm mỗi tổ lên bảng. - Hát tập thể. - Người điều khiển chương trình thay mặt lớp cám ơn và chúc sửc khoẻ cô giáo và tất cả các bạn đã tham gia nhiệt tình.. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : GVCN tổng kết: + Nhận xét các tiết mục + Đánh giá xếp hạng từng tiết mục.. HOẠT ĐỘNG 2: HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG VÀ QUÂN ĐỘI ANH HÙNG Ngày soạn: 25/11/2012 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Học sinh biết một số bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng. - Học sinh có niềm tự hào và yêu quê hương dất nước, yêu quý và biết ơn bộ đội Cụ Hồ. 2. Về kĩ năng - Nắm được những ngày lễ quan trọng của Việt Nam. - Tìm tòi, khám phá lịch sử. 3. Tư duy, thái độ - Luôn biết ơn những người đã ngã xuống vì quê hương, đất nước. - Coù tinh thaàn daân toäc. II. CHUẨN BỊ - Chuaån bò caùc tö lieäu coù lieân quan. - Nguoàn goác cuûa ngaøy QÑNDVN. - YÙ nghóa cuûa ngaøy naøy. - Câu hỏi thảo luận và đáp án. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận - Phương pháp cuộc thi IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện - Cán sự văn nghệ. - Người điều khiển - Đại diện các tổ - Ban giám khảo. - Đại diện các tổ. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát: "5 anh em trên một chiếc xe tăng" *HOẠT ĐỘNG 2: Thi kể chuyện - Mỗi tổ cử một đại diện lên kể một câu chuyện về một thời kỳ lịch sử. - Các tổ khác nêu cảm nghĩ và nhận xét câu chuyện được kể. - Chấm điểm cho các tổ: Chấm điểm kể chuyện và điểm nêu được ý nghĩa và bài học của câu chuyện. + Tổ 1: Đại diện tổ kể câu chuyện về Lệ Chi Viên. + Tổ 2: Đại diện tổ kể câu chuyện về Vua Lê Thánh Tông. + Tổ 3: Đại diện tổ kể câu chuyện về Vua Lý Công Uẩn. - BGK (GVCN và Đại biểu) nhận xét và chấm điểm cho 3 tổ. *HOẠT ĐỘNG 3: Hát về chủ đề ngày 22/12 - Mỗi tổ chuẩn bị 1 bài hát để lên biểu diễn. + Tổ 1: Đại diện tổ hát bài "Mầu áo chú bộ đội". + Tổ 2: Tốp ca hát bài: "Màu xanh áo lính".

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Tổ 3: Đại diện tổ hát bài: "Em thích làm chú bộ đội". - Chấm điểm cho các tổ: Chấm điểm về ý nghĩa bài hát và điểm biểu diễn. - GVCN - Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau trong 1 phút: - Giáo viên CN ? Qua buổi hoạt động hôm nay. Em rút ra bài học gì cho bản thân về sự biết ơn các thế hệ Cha ông ta và - HS trình bày trong 1 phút. các anh hùng đã hy sinh cho đất nước. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. - Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập xứng đáng với quê hương, xứng đáng với công lao của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh thân mình đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho chúng ta ngày hôm nay.. Ngày…. tháng ….. năm 2012 Ký duyệt. CHỦ ĐIỂM THÁNG 1+2: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN HOẠT ĐỘNG 1: MÙA XUÂN VÀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC Ngày soạn: 25/12 /2012 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 1. Về kiến thức - Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước trong không khí mừng Xuân đón Tết cổ truyền của dân tộc. - Học sinh có niềm tự hào và yêu mến quê hương, đất nước. 2. Về kĩ năng - Nắm được các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của quê hương đất nước. 3. Tư duy, thái độ - Tự hào và yêu mến quê hương , đất nước. - Biết tôn trọng và gìn giữ , bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống , phong tuïc taäp quaùn, phaùt huy baûn saéc daân toäc Vieät Nam. II. CHUẨN BỊ - Các tư liệu về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón Tết của quê hương, đất nước, của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. - Những bài thơ, bài hát, các câu chuyện... liên quan tới chủ đề hoạt động. - Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án và thang điểm chấm cho cuộc thi. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện - Cả lớp - Người điều khiển. - Người điều khiển - Các tổ. - Các tổ - Ban giám khảo - Các tổ. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Lớp hát tập thể bài hát Mùa xuân của nhạc sĩ Hoàng Vân. - Người dẫn chương trình nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động và thể lệ cuộc chơi, giới thiệu ban giám khảo. *HOẠT ĐỘNG 2: Cuộc thi giữa các tổ - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi - Hãy kể về phong tục đón tết của người Việt Nam?(TL:Dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ bày mâm ngũ quả , Cúng hết năm, đón giao thừa, con cháu mừng tuoåi oâng baø, cha meï …) - Hãy kể về phong tục đón tết của một dân tộc mà em bieát ?(dtoäc Hoa,… ?) - Hãy trình bày một bài hát về mùa xuân. - Ban giám khảo chấm điểm và ghi lên bảng để cả lớp cùng theo dõi. - Nếu tổ nào trả lời trước chưa đúng thì các tổ khác sẽ trình bày đáp án của mình và cũng được chấm điểm..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Ban giám khảo - Giáo viên chủ nhiệm. - Trong quá trình thi có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ để tạo không khí sôi nổi, vui tươi. Người dẫn chương trình: - Công bố kết quả thi. - Nhân xét kết quả và tinh thần tham gia hoạt động của cá nhân, tổ, lớp.. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Nhận xét kết quả và tinh thần tham gia hoạt động của cá nhân, tổ, lớp.. HOẠT ĐỘNG 2: TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG NÉT ĐỔI THAY CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC Ngày soạn: 26/12 /2012 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất... và những nét đổi thay ở quê hương, địa phương mình do Đảng lãnh đạo. 2. Về kĩ năng - Nắm được những đổi thay ở quê hương đất nước 3. Tư duy, thái độ - Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương, càng yêu mến làng xóm, trường, lớp mình. - Tự giác học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương. II. CHUẨN BỊ - Các tư liệu : tranh ảnh, bài viết, thơ ca về truyền thống cách mạng ở địa phương; các tấm gương tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất xây dựng bảo vệ quê hu6ơng ; các thành tựu và di sản văn hoá ở địa phương. - Các câu hỏi cho chủ đề hoạt động. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện - Người điều khiển. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm, các học sinh của lớp. - Cán sự văn nghệ. - Bắt nhịp bài hát tập thể: “Em là mầm non của Đảng”.. - Người điều khiển. *HOẠT ĐỘNG 2: Toạ đàm: - Lần lượt nêu các vấn đề và câu hỏi:. - Các thành viên trong lớp. + Bạn hãy kể tên các anh hùng liệt sĩ của thị trấn Thanh Hà. + Bạn hãy kể chuyện về 1 tấm gương sáng Đảng viên của thị trấn Thanh Hà trong phong trào xây dựng thị trấn vững mạnh. + Thị trấn Thanh Hà của chúng ta trong những năm gần đây có những đổi thay như thế nào?. - Người điều khiển. - Các thành viên trong lớp. - Trong quá trình toạ đàm, hãy mời cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ bổ sung ý kiến làm sáng tỏ thêm các vấn đề đặt ra trong cuộc toạ đàm này. *HOẠT ĐỘNG 3: Văn nghệ: - Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> giới thiệu các bài hát ca ngợi vẻ đẹp của mùa Xuân của quê hương đất nước. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.. Ngày…. tháng ….. năm 2013 Ký duyệt. HOẠT ĐỘNG 3: GIAO LƯU VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN Ngày soạn: 25/01/2013 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức - Giáo dục cho HS lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Tôn trọng giữ gìn, bảo vệ những nét đẹp văn hoá. 2. Về kĩ năng - Có kỹ năng tự tin biểu diễn văn nghệ trong khi tham gia giao lưu. 3. Tư duy, thái độ - Tự hào yêu mến quê hương. II. CHUẨN BỊ - SGK và sách tham khảo môn Âm nhạc. - Bài hát về truyền thống quê hương đất nước. - Hệ thống các câu hỏi, câu đố và đáp án kèm theo. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận - Phương pháp cuộc thi IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện - Cán sự văn nghệ. - Người điều khiển. - Đại diện tổ trả lời.. - GVCN. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát: "Mùa xuân và tuổi thơ" (Nhạc và lời Bùi Anh Tú). *HOẠT ĐỘNG 2:Hái hoa dân chủ tìm hiểu truyền thống văn hóa quê hương. - Chia tổ xong, đại diện tổ lên hái hoa, đọc câu hỏi và trả lời. Câu 1: Ngày 3/2 là ngày gì? (thành lập Đảng CSVN) Câu 2: Cho biết loài hoa đặc trưng cho mùa xuân ở miền Bắc và miền Nam của nước ta? - miền Bắc : hoa Đào - miền Nam: hoa Mai Câu 3: Kể tên một vài trò chơi dân gian trong dịp Tết - Chơi ô quan, Đá cầu, Kéo co, Nhảy dây, Cướp cờ, Đập niêu… 3) Em hãy cho biết ngày đầu xuân ở Việt Nam, chúng ta thường làm một việc gì để nhớ tổ tiên? Tảo mộ Câu 4: Kể tên một vài món ăn truyền thống trong dịp Tết Bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, thịt kho nước dừa, canh khổ qua hầm… - Sơ kết vòng 1. Công bố điểm của các tổ. Câu 5: Trong tháng 3 có những ngày lễ nào? Đó là ngày gì? (8/3, Quốc tế phụ nữ; 26/3 Thành lập Đoàn)..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Người điều khiển - Đại diện các tổ thi. - Người điều khiển - Đại diện các tổ thi. - GVCN. - GVCN. *HOẠT ĐỘNG 3: Thi văn nghệ giữa các tổ Phần 1: Hiểu biết và ghi nhớ - Yêu cầu các tổ kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề ca ngợi đảng, mùa xuân, quê hương. - BGK chấm điểm kể được nhiều tên bài hát và đúng tác giả. Phần 2: Mình cùng hát - Các tổ lần lượt bốc thăm hát bài hoặc đoạn có từ: đất nước, đảng, mùa xuân, tình bạn. Yêu cầu hát đúng nhạc. - Tổ nào đến lượt mà không hát đúng yêu cầu coi như thua cuộc. Lúc đó dành thời gian cho cổ động viên. - Ban giám khảo cho điểm mỗi tổ lên bảng. - Lớp trưởng mời GVCN nhận xét, tổng kết - Công bố kết quả cuộc thi. Trao phần thưởng.. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm thêm các bài hát về chủ đề Đảng, mùa xuân và quê hương đất nước.. HOẠT ĐỘNG 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “TRƯỜNG XANH, SẠCH ĐẸP” Ngày soạn: 25/01/2013 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Hiểu rõ ý nghĩa việc xây dựng, môi trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khoẻ con người, chất lượng học tập 2. Về kĩ năng - Tích cực tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện: “Trường xanh – sạch – đẹp ”. 3. Tư duy, thái độ - Biết gắn bó, yêu thương trường lớp thể hiện bằng những việc làm cụ thể hàng ngày. II. CHUẨN BỊ - Bản dự thảo nội dung kế hoạch “Trường xanh – sạch – đẹp ”. - Câu hỏi thảo luận. Thu thập và sưu tầm các tình huống. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận - Phương pháp xây dựng kế hoạch. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện - Cán sự văn nghệ. - Người điều khiển. - Đại diện các tổ - GVCN - Người điều khiển - Đại diện các tổ. - Người điều khiển. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát: " Mái trường mến yêu ". *HOẠT ĐỘNG 2: Thảo luận giải quyết tình huống - Lớp trưởng lần lượt đưa ra các tình huống và mời các tổ thảo luận rồi đưa ra phương án giải quyết tình huống đã nêu. TH 1: Trong giờ ra chơi 2 bạn học sinh ngồi trò chuyện dưới sân trường, mồ hôi nhễ nhại, tay này cầm vở che đầu, tay kia cầm vở quạt. TH 2: Hai bạn học sinh đi dạo dọc theo hành lang lớp học, vừa đi vừa đùa giỡn vừa ăn bánh kẹo vừa xả rác. TH 3: Một bạn HS đang ăn bánh, khi thấy Cô giáo bước vào lớp liền vội vàng nhét túi đựng bánh vào trong ngăn bàn. TH 4: Sau giờ thực hành Công nghệ, các bạn trong lớp vứt rác bừa bãi khắp nơi trong lớp học. - Đại diện tổ trình bày kết quả thảo luận. - Lớp trưởng mời GVCN nhận xét *HOẠT ĐỘNG 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện “Trường xanh – sạch – đẹp” - Mời đại diện các tổ trình bày kế hoạch đã chuẩn bị trước và phương án thực hiện kế hoạch đã đề ra của tổ mình. - Mỗi tổ cử một đại diện lên đọc kế hoạch mà tổ mình đã xây dựng. - Mời GVCN nhận xét về kế hoạch của các tổ.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Thống nhất về kế hoạch thực hiện trường xanh sạch, đẹp của cả lớp: Tập thể lớp thực hiện giữ gìn vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh, tạo một môi trường học tập trong lành, xanh, sạch, đẹp.. - GVCN. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Yêu cầu học sinh về nhà hãy xây dựng kế hoạch của riêng mình để góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngày…. tháng ….. năm 2013 Ký duyệt. CHỦ ĐIỂM THÁNG 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN HOẠT ĐỘNG 1: THI TÌM HIỂU VỀ ĐOÀN Ngày soạn: 25/02 /2013 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 1. Về kiến thức - Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3. - Nhớ những mốc lịch sử của Đoàn, những gương Đoàn viên tiêu biểu. 2. Về kĩ năng - Học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn. 3. Tư duy, thái độ - Tự hào và yêu mến tổ chức Đoàn. II. CHUẨN BỊ - Lịch sử ngày Thành lập Đoàn. - Những truyền thống của Đoàn TNCS HCM, những tấm gương sáng Đoàn viên. - Các tư liệu tìm hiểu về truyền thống của Đoàn. - Một số tiết mục văn nghệ. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận - Phương pháp cuộc thi IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện - Cán sự văn nghệ - Người điều khiển - Đại diện tổ 1. - Đại diện tổ 2,3 - GVCN. - Người điều khiển - Đại diện các tổ. - Người điều khiển - GVCN. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát: "Nối vòng tay lớn". *HOẠT ĐỘNG 2: Sinh hoạt truyền thống - Lớp trưởng mời đại diện tổ trình bày nội dung được phân công chuẩn bị: - Trình bày về lịch sử ngày thành lập Đoàn, những truyền thống của Đoàn TNCS HCM, gương sáng Đoàn viên: Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng... - Thảo luận. - Nhận xét và bổ sung thêm. - Tổng kết. *HOẠT ĐỘNG 3:Sinh hoạt văn nghệ chủ đề về Đoàn TNCS HCM - Giới thiệu các tiết mục văn nghệ theo trình tự đăng ký: + Tổ 1: Bạn Duyên hát bài "Bốn phương trời". + Tổ 2: Tốp ca hát bài: "Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh" + Tổ 3: Bạn Hà hát bài: "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ". - Lớp trưởng mời GVCN nhận xét, tổng kết.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: ? Nếu vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đoàn, là một đoàn viên, em sẽ làm gì để luôn là tấm gương sáng cho các bạn Đội viên phấn đấu noi theo.. HOẠT ĐỘNG 2: CHÚNG EM HÁT VỀ MẸ VÀ CÔ GIÁO Ngày soạn: 25/02/2013 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức - Học sinh biết thêm các bài hát về mẹ và cô giáo nhân kỷ niệm ngày 8 – 3..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ của học sinh. 3. Tư duy, thái độ - Học sinh tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam, biết ơn mẹ và cô giáo. II. CHUẨN BỊ - Các bài hát về mẹ, cô giáo và về người phụ nữ Việt Nam. - Các bài thơ, câu chuyện liên quan đên chủ đề hoạt động. - Các câu hỏi theo chủ đề hoạt động và đáp án. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận - Phương pháp cuộc thi IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Cả lớp - Hát tập thể bài: “ Em yêu trường em” Nhạc và lời Hoàng Vân - Người điều khiển - Tuyên bố lý do, giới thiệu ban giám khảo - Các tổ tham gia thi tự giới thiệu - Các tổ *HOẠT ĐỘNG 2: Cuộc thi - Lần lượt nêu các câu hỏi yêu cầu. - Người điều khiển + Haõy keå teân caùc baøi haùt veà meï? + Hãy hát một câu, một đoạn bài hát có từ “mẹ” + Haõy trình baøy moät baøi haùt haùt veà meï. - Các tổ + Haõy haùt moät baøi haùt veà coâ giaùo. + Hãy đọc một bài thơ về mẹ hoặc về cô giáo. - Tổ nào có tín hiệu sẽ được thực hiện trước. - Ban giám khảo sẽ chấm điểm, điểm của từng tổ - Ban giám khảo được ghi lên bảng. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Cô giáo chủ nhiệm trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc. - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. - Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập. Ngày…. tháng ….. năm 2013 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 4: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ HOẠT ĐỘNG 2: TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ Ngày soạn: 27/03/2013 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức - Hiểu được một số đặc điểm về cuộc sống, học tập và vui chơi giải trí của thiếu nhi các dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 2. Về kĩ năng - Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp, của trường, của địa phương. 3. Tư duy, thái độ - Thông cảm, tôn trọng và đoàn kết với thiếu nhi các dân tộc trong nước và quốc tế. II. CHUẨN BỊ - Đoàn kết toàn dân phụng sự tổ quốc. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, NXB Thanh niên 3/2007, Tr 136. - Tranh ảnh tư liệu về cuộc sống học tập vui chơi, giải trí của thiếu nhi các dân tộc. - Một bài hát, câu chuyện câu đố vui, điệu múa của thiếu nhi các dân tộc. - Trang phục của thiếu nhi các dân tộc đã được lựa chọn. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận - Phương pháp cuộc thi IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu - Cán sự văn nghệ bắt nhịp cả lớp hát bài : "Yêu dân - Cán sự văn nghệ tộc Việt Nam"Tác giả Ngọc Sơn. - Lớp trưởng hỏi cả lớp: bài hát nói về điều gì? (Một - Lớp trưởng (Dẫn chương vài học sinh phát biểu ý kiến: Bài hát nói về sự đoàn kết thân ái giữa các dân tộc của Việt Nam). trình) - Lớp trưởng nhắc lại yêu cầu của buổi hoạt động hôm nay để chuẩn bị bước vào các hình thức hoạt động tiếp - Cá nhân trả lời theo.(Vậy cuộc sống, học tập và vui chơi giải trí của các bạn thiếu nhi các dân tộc như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong hoạt động hôm nay) *HOẠT ĐỘNG 2: Trình bày kết quả tìm hiểu - Lớp trưởng mời đại diện từng tổ trình bày kết quả - Lớp trưởng sưu tầm của tổ mình về cuộc sống, học tập, vui chơi, giải trí của thiếu nhi một số dân tộc trong nước (phải nói rõ về số lượng tranh hoặc bài viết mà các thành viên của tổ sưu tầm được đồng thời giới thiệu nội dung của các tranh ảnh và bài viết đó để các bạn cùng nghe) Lớp trưởng (Dẫn chương - Từng tổ lần lượt trình bày kết quả sưu tầm: số lượng tranh ảnh, bài hát, bài viết... về thiếu nhi các trình) nước nói rõ về nội dung. - Ban giám khảo cho điểm từng tổ. - Ban giám khảo *HOẠT ĐỘNG 3: Biểu diễn văn nghệ.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Lớp trưởng mời lần lượt các tiết mục văn nghệ đã - Đại diện 3 tổ được chuẩn bị lên trình diễn nói về tình đoàn kết hữu nghị, về cuộc sống học tập và rèn luyện của thiếu nhi các dân tộc. - Các tiết mục văn nghệ cần phong phú: Đó là những bài hát, điệu múa, một bài thơ hay, một câu chuyện - Lớp trưởng(Dẫn chương hấp dẫn về tình đoàn kết hữu nghị và rèn luyện của trình) thiếu nhi cádân tộc - Cán sự văn nghệ, - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Câu chuyện Quả cá nhân, tập thể. táo của Bác Hồ bài; thơ của Bác viết cho thiếu nhi thế giới và Việt Nam. *HOẠT ĐỘNG4: Trình diễn trang phục thiếu nhi - Giáo viên CN dân tộc - Lớp trưởng nêu yêu cầu và cách thức trình diễn mỗi - Lớp trưởng(Dẫn chương tổ có 2 bạn (một nam một nữ) trong trang phục thiếu nhi dân tộc cùng nắm tay nhau đi diễu qua một vòng trình) trước lớp để các bạn cùng quan sát. Cả lớp vỗ tay động viên những cặp đôi này. - 3 cặp đôi nam nữ - Sau khi diễu hành một vòng trước lớp, các cặp đôi này đững giữa lớp và nắm tay nhau cùng hát vang bài hát: Trái đất này là của chúng em trong nhịp vỗ tay tán thưởng của các bạn trong lớp. - Giáo viên gợi ý HS để các em phát biểu bổ sung - Giáo viên CN thêm những hiểu biết của mình về thiếu nhi các dân tộc. - Hỏi: Bằng những kiến thức hoặc những tư liệu sưu tầm được, nêu hiểu biết của em về thiếu nhi các dân - Cá nhân trả lời tộc? - Học sinh viết ra giấy hoặc suy nghĩ một phút rồi trình bày. - Hỏi: Qua tìm hiểu hoạt động, em hãy thể hiện tình - Giáo viên CN cảm của em đối với thiếu nhi các dân tộc? - Hỏi: Bác Hồ là một tấm gương sáng về tình đoàn kết giữa các dân tộc, tinh thần quốc tế, qua lời dạy của Bác, câu chuyện kể về Bác với thiếu nhi, em hiểu gì về tình cảm của Bác với thiếu nhi các dân tộc? (Bác Hồ yêu thương các cháu thiếu nhi và nhi đồng các dân tộc Việt Nam và thế giới bằng những tình cảm cử chỉ thân thiết ruột thịt) - Toàn lớp cùng hát tập thể bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. - Cả lớp - Ban giám khảo công bố kết quả của từng tổ. (Có xếp.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> loại Nhất, nhì, ba và trao phần thưởng) V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : Chuẩn bị nội dung cho tiết sau: - Chủ điểm: Hòa bình hữu nghị - Nội dung : Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30/4. HOẠT ĐỘNG 3: HÁT MỪNG NGÀY CHIẾN THẮNG 30-4 Ngày soạn: 27/03/2013 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1. Về kiến thức - Ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 2. Về kĩ năng.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Luyện tập các kỹ năng tham gia các hoạt dộng văn nghệ tập thể. 3. Tư duy, thái độ - Có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước. II. CHUẨN BỊ - Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh ... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975. - Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. - Tặng phẩm. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. - Phương pháp thảo luận - Phương pháp cuộc thi IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp 2. Nội dung hoạt động. Người thực hiện. Nội dung hoạt động *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:. - Người điều khiển. - Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các bạn trong lớp tham gia cuộc họp.. - Cán sự văn nghệ. - Bắt nhịp bài hát tập thể: “Em bay trong đêm pháo hoa” của nhạc sĩ: Hàn Ngọc Bích. *HOẠT ĐỘNG 2: Biểu diễn văn nghệ:. - Người điều khiển - Giáo viên chủ nhiệm. - Giới thiệu cô giáo chủ nhiệm nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4.. - Đại diện học sinh. - Đại diện học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình về ngày này.. - Người điều khiển. - Lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.. - Cá nhân hoặc cả tổ - Cán sự văn nghệ. - Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình. - Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa. - Kết thúc phần văn nghệ bắt nhịp bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.. Ngày…. tháng ….. năm 2013 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(36)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×