Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Hồng

THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
VÀ THƠ VƯƠNG DUY
DƯỚI GĨC NHÌN SO SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Hồng

THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
VÀ THƠ VƯƠNG DUY
DƯỚI GĨC NHÌN SO SÁNH
Chun ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ THU YẾN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Người thực hiện
Bùi Thị Hồng


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành luận văn thạc sĩ
Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam. Tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến
gia đình ln tiếp sức mạnh cho tôi đi hết chặng đường học tập và nghiên cứu vừa
qua.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trường Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã ln tận tụy truyền đạt những kiến thức
q báu cho tơi trong q trình giảng dạy.
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến thầy Lê Quang Trường đã giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập tài liệu tham khảo quan trọng đối với đề tài của mình.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến cô Lê Thu Yến,
người đã truyền tình yêu thơ chữ Hán Nguyễn Du đến với tơi và là người ln tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng là lời cảm ơn đối với bạn bè đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời
gian học tập cũng như nghiên cứu vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.................................................................. 8

1.1. Nguyễn Du và thơ chữ Hán........................................................................ 8
1.1.1. Thời đại ............................................................................................... 8
1.1.2. Cuộc đời ............................................................................................ 10
1.1.3. Thơ chữ Hán Nguyễn Du .................................................................. 13
1.2. Vương Duy và thơ Vương Duy................................................................ 14
1.2.1. Thời đại ............................................................................................. 14
1.2.2. Con người.......................................................................................... 16
1.2.3. Sự nghiệp .......................................................................................... 18
1.3. Nguyên lí văn học so sánh ....................................................................... 19
1.3.1. Nguyên lí chung của văn học so sánh ............................................... 19
1.3.2. Cơ sở để so sánh Nguyễn Du và Vương Duy ................................... 21
Chương 2. NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN
DU VÀ THƠ VƯƠNG DUY............................................................. 25

2.1. Cảm hứng thế sự ...................................................................................... 25
2.1.1. Hiện thực xã hội ................................................................................ 25
2.1.2. Số phận con người............................................................................. 39
2.2. Cảm hứng cá nhân .................................................................................... 48
2.2.1. Tự thán .............................................................................................. 49
2.2.2. Nỗi sầu li biệt .................................................................................... 59
2.3. Cảm hứng về không gian ........................................................................ 66
2.3.1. Không gian lữ thứ ............................................................................. 66



2.3.2. Khơng gian khép kín ......................................................................... 76
Chương 3.

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA THƠ CHỮ HÁN
NGUYỄN DU VÀ THƠ VƯƠNG DUY ........................................ 86

3.1. Tinh thần Phật – Lão ................................................................................ 86
3.1.1. Tinh thần Phật giáo ........................................................................... 86
3.1.2. Tinh thần Lão Trang ......................................................................... 98
3.2. Cảm hứng về thiên nhiên ....................................................................... 107
3.2.1. Vương Duy – hòa vào thiên nhiên .................................................. 107
3.2.2. Nguyễn Du – tả thực và độc lập với thiên nhiên ............................ 114
3.3. Cảm hứng về chủ thể trữ tình ................................................................. 120
3.3.1. Con người nhàn trong thơ Vương Duy ........................................... 121
3.3.2. Con người ràng buộc, lo âu trong thơ Nguyễn Du ......................... 126
3.4. Cảm hứng về thời gian ........................................................................... 134
3.4.1. Thời gian hiện tại trong thơ Vương Duy ........................................ 134
3.4.2. Thời gian quá khứ trong thơ Nguyễn Du ........................................ 139
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 146

PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn học riêng biệt, tuy nhiên trong
quá trình hội nhập giữa các đất nước nền văn học đó lại trải qua một q trình tiếp

nhận, ảnh hưởng và tiếp biến. Do đó văn học của mỗi quốc gia mang tính quốc tế,
nó vừa mang những nét chung của khu vực, của nhân loại lại đồng thời có những
tính chất riêng biệt đặc trưng cho văn học của mỗi dân tộc. Chính vì vậy việc so
sánh các tác giả khác nhau của những dân tộc khác nhau sẽ giúp chúng ta hiểu sâu
hơn, đánh giá toàn diện hơn thành quả nghệ thuật của mỗi người. Khơng chỉ vậy
qua so sánh chúng ta cịn rút ra được bản chất, quy luật tồn tại, phát triển và sáng
tạo của văn học. Đồng thời cũng thấy được sự ảnh hưởng, tiếp nhận và tiếp biến
giữa những nền văn học khác nhau của từng khu vực, từng quốc gia khác nhau.
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là “tập đại thành” của nền văn
học trung đại nước ta, những tác phẩm ông để lại đã trở thành tài sản quý giá, mẫu
mực cho nền văn học cổ điển nước nhà. Vương Duy là nhà thơ nổi tiếng đời
Đường, ông được tôn vinh là Thi Phật, là nhà thơ xuất sắc của phái thơ Điền viên
sơn thủy cùng với Mạnh Hạo Nhiên. Cả hai nhà thơ tuy sống ở thời đại khác nhau
nhưng cùng dùng một ngôn ngữ (chữ Hán) và cùng thể thơ (Đường luật) để sáng
tác, đồng thời đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo cũng như Lão
giáo. Chính vì vậy giữa họ có những nét tương đồng và khác biệt nhất định và có
thể đối thoại, so sánh với nhau. Qua so sánh Nguyễn Du và Vương Duy giúp chúng
ta hiểu rõ nét đặc sắc của mỗi nhà thơ, để tôn vinh những bản sắc riêng ấy cũng
như đặc trưng của hai nền văn học Việt Nam – Trung Hoa.
Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc đã hình thành từ
lâu đời. Sở dĩ hình thành mối quan hệ trên phương diện văn học bởi vì trong lịch sử
dân tộc ta nhiều lần chịu sự xâm lăng cũng như đô hộ của Trung Hoa, nền văn hóa
Trung Hoa đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến văn hóa Việt Nam, văn học cũng là một
loại hình văn hóa cho nên tất yếu cũng chịu ảnh hưởng và hình thành nên mối quan
hệ này. Trong thời kì trung đại, cùng với sự thống trị của nhà nước phong kiến, cả


2
hai đất nước đều bị chi phối và ảnh hưởng bởi các học thuyết, tôn giáo, triết học,
đạo đức như Nho, Phật, Lão… Tuy nhiên mỗi nhà thơ lại có một hoàn cảnh riêng,

một thời đại sinh sống và cách sáng tạo nghệ thuật khác nhau chính vì thế mà các
sáng tác cũng sẽ có những khác biệt. Để tìm ra sự khác biệt đó cũng như nhân tố
tạo nên sự khác biệt thì chúng ta cần so sánh để thấy rõ sự khác biệt của các học
thuyết các tư tưởng thẩm thấu qua những nền văn hóa khác nhau sẽ có những biểu
hiện khác nhau ra sao. Từ đó chúng ta đánh giá được sự đóng góp của mỗi tác giả
cũng như đặc trưng dân tộc trong tác phẩm của họ.
Các cơng trình nghiên cứu trước đây về Nguyễn Du đa phần thường tập trung
vào kiệt tác Truyện Kiều, cịn thơ chữ Hán chưa được tìm hiểu và nghiên cứu
nhiều, các cơng trình đã có trước đây chủ yếu đi sâu vào những vấn đề tư tưởng
nghệ thuật, tâm sự cá nhân, tấm lòng nhân đạo…mà Nguyễn Du biểu hiện trong thơ
chữ Hán của ơng. Những cơng trình nghiên cứu theo hướng văn học so sánh về thơ
chữ Hán của Nguyễn Du lại càng ít ỏi. Cịn tác gia Vương Duy thì hiện tại ở Việt
Nam cịn ít được nghiên cứu và ít người biết đến. Chính vì lẽ đó, chúng tơi chọn đề
tài này với mong muốn góp thêm một tiếng nói về Nguyễn Du và Vương Duy.
Sau nữa, chúng tơi chọn thực hiện đề tài này vì sự u thích của bản thân đối
với Nguyễn Du nói chung và thơ chữ Hán Nguyễn Du nói riêng. Và cũng u thích
những bài thơ đậm chất Thiền nhưng khơng khơ cứng mà ngược lại là sự dung hợp
hài hồ giữa con người và tự nhiên, giữa Phật lí và xúc cảm của Vương Duy.
2. Lịch sử vấn đề
Về tác giả Vương Duy, chúng tơi chỉ tìm thấy vài ba cơng trình nghiên cứu đã
được xuất bản. Một là Vương Duy thi tuyển của tác giả Giản Chi, hai là tác giả Vũ
Thế Ngọc với Vương Duy chân diện mục, và ba là nghiên cứu của Nguyễn Thị
Diệu Linh – Trần Thị Thu Hương: Tác giả tác phẩm văn học nước ngồi trong
nhà trường – Vương Duy. Các cơng trình trên đều đi sâu nghiên cứu về cuộc đời,
sự nghiệp thơ văn, thậm chí cả hội họa của nhà thơ Vương Duy. Khi bàn về thơ
Vương Duy, những tác giả trên đều chú ý đến Vương Duy với tư cách là một hiện
tượng “thi tăng” (chữ dùng của tác giả Trần Thị Thu Hương), thơ ông thể hiện nội


3

dung “thiền thú”. Riêng tác giả Trần Thị Thu Hương trước đó đã nghiên cứu sâu về
cảnh giới nghệ thuật trong thơ Vương Duy với cơng trình Một số đặc trưng cảnh
giới nghệ thuật thơ Vương Duy.
Cùng hướng nghiên cứu đó chúng tơi cũng tìm thấy hai bài viết của tác giả
Đinh Vũ Thùy Trang và Võ Thị Minh Phụng về tư tưởng thiền trong thơ Vương
Duy. Đặc biệt là tác giả Võ Thị Minh Phụng đã tiến hành so sánh chất thiền trong
thơ Vương Duy và thơ Huyền Quang để thấy rõ sự “xa rời trần tục mà tu theo tinh
thần xuất thế của Phật giáo”. Ngồi ra cịn phải kể đến cơng trình đặc biệt chun
sâu của Nguyễn Diệu Minh Chân Như so sánh chất “đạm” trong thơ tuyệt cú của
Vương Duy và wabi trong thơ Haiku của Basho. Như vậy, hầu hết các cơng trình
nghiên cứu về Vương Duy đều thiên về tìm hiểu chất “thiền” trong thơ ơng. Cịn lại
những đánh giá khác về thơ Vương Duy xuất hiện trong các sách lịch sử về văn học
Trung Quốc cùng với một vài nhà thơ khác thuộc thi phái Sơn thủy điền viên là
Mạnh Hạo Nhiên, Trừ Quang Hy nhưng cũng chỉ đề cập ngắn gọn về cuộc đời và
sự nghiệp văn học của Thi Phật như Văn học sử Trung Quốc quyển 1 của Dịch
Quân Tả (Huỳnh Minh Đức dịch), Văn học sử Trung Quốc do Đặng Thai Mai
dịch...
Cịn về những cơng trình nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du, đã có những tác
giả trong các chuyên luận và bài viết của mình bàn luận, đánh giá về thơ chữ Hán
của Nguyễn Tiên Điền như Hoài Thanh, Nguyễn Lộc, Mai Quốc Liên, Nguyễn Huệ
Chi, Lê Thu Yến, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Thị Nương,…Các tác giả trên đã tiếp
cận thơ chữ Hán Nguyễn Du dưới những góc độ khác nhau.
Nguyễn Lộc cho rằng thơ chữ Hán Nguyễn Du thể hiện tâm sự của nhà thơ
trước cuộc đời; tác giả Lê Thu Yến khảo sát đặc điểm về nghệ thuật trong thơ chữ
Hán Nguyễn Du; Nguyễn Huệ Chi lại đi sâu phân tích thế giới nhân vật đa dạng
trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du…
Chỉ có vài cơng trình nghiên cứu đi theo hướng văn học so sánh lấy Nguyễn
Du làm đối tượng chúng tơi tìm hiểu được là luận án Tiến sĩ của Hoàng Trọng
Quyền tiến hành so sánh Nguyễn Du và Đỗ Phủ trên phương diện tư tưởng nghệ



4
thuật, những tương đồng và dị biệt về tư tưởng nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác
của hai nhà thơ.
Tác giả Lê Quang Trường so sánh chất tài tử giữa Nguyễn Du và Lý Thương
Ẩn trong cơng trình Chất tài tử trong thơ Nguyễn Du và thơ Lý Thương Ẩn. Ở
đây tác giả so sánh Nguyễn Du cùng với Lý Thương Ẩn dưới góc nhìn loại hình
nhà nho tài tử để làm rõ tài năng, cá tính và hùng tâm của Nguyễn Du và Lý
Thương Ẩn.
Tác giả Đoàn Lê Giang trong bài viết “Basho – Nguyễn Trãi – Nguyễn Du,
những hồn thơ đồng điệu” in trong Tạp chí văn học số 6, 2003, đã so sánh ba nhà
thơ và đưa ra những điểm tương đồng giữa họ về tình yêu thiên nhiên, tình cảm yêu
thương con người sâu sắc, hướng về con người; Huỳnh Quán Chi trong bài viết
“Phật kinh trong thơ văn Nguyễn Trãi và Nguyễn Du” đã khảo sát những biểu
hiện của tinh thần Phật giáo trong thơ văn Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, dù chưa sâu
sắc và đầy đủ nhưng cũng đã đưa ra kết luận về sự xuyên suốt của mạch thiền trong
dòng chảy văn học trung đại Việt Nam.
Các cơng trình so sánh trên đây tuy theo hướng so sánh Nguyễn Du với những
nhà thơ, tác giả khác nhưng chưa hẳn lấy thơ chữ Hán của ơng làm đối tượng chính
mà bao gồm cả những sáng tác khác của Nguyễn Du để đưa ra những ý kiến so
sánh, bàn luận.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy chưa có một cơng trình nghiên cứu
riêng biệt nào nhìn thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Vương Duy dưới góc nhìn so
sánh. Trên tinh thần tiếp thu và sáng tạo, chúng tôi đã dựa vào những cơng trình
nghiên cứu đi trước ở trên để tham khảo và chọn lựa đề tài này.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tơi chính là ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn
Du và những bài thơ của Thi Phật Vương Duy để qua đó tiến hành phân tích, so
sánh những điểm tương đồng cũng như dị biệt giữa hai nhà thơ để thấy được những
nét riêng của mỗi tác giả và của mỗi nền văn học dân tộc.



5
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là đối sánh thơ của Nguyễn Du và Vương
Duy dựa trên vấn đề cảm hứng trong sáng tác của cả hai nhà thơ. Để từ đó hiểu
thêm về Nguyễn Du trong góc nhìn so sánh với Vương Duy.
Chúng tôi tiến hành khảo sát ba tập thơ của Nguyễn Du với 250 bài và 170 bài
thơ của Vương Duy chủ yếu trong tuyển tập của Giản Chi (134 bài), trong Vương
Duy chân diện mục (Vũ Thế Ngọc) và các tuyển tập thơ Đường ở Việt Nam (36
bài).
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh – đối chiếu: Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm
đặt sáng tác của hai nhà thơ trong thế đối sánh với nhau, so sánh và đối chiếu để rút
ra những điểm gặp gỡ cũng như sự khác biệt trong việc thể hiện cảm hứng sáng tác
mang tính bản chất, tính đặc thù riêng của mỗi tác giả, mỗi nền văn học. Qua so
sánh chúng tôi nhằm xác lập vị trí của hai nhà thơ trong hệ thống văn học cổ điển
mỗi nước.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương pháp này chúng tơi tiến
hành phân tích, khảo sát những biểu hiện, những nét tương đồng của Tố Như và
Vương Duy.
Phương pháp lịch sử - xã hội: Mỗi một nhà thơ sống ở một thời đại khác nhau,
những yếu tố lịch sử, xã hội thời đại có tác động khơng nhỏ đến những sáng tác của
họ. Thơng qua tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, thời đại, cũng như yếu tố văn hóa thời
đại sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn tồn diện và lí giải được những đặc trưng
trong cảm hứng sáng tác của hai nhà thơ.
Phương pháp tiểu sử - thực chứng: phương pháp này nhằm giúp chúng tôi
dùng những cứ liệu lịch sử đã được xác thực để chứng minh, lí giải những ảnh
hưởng của chúng đối với sáng tác của hai nhà thơ.
Phương pháp hệ thống và thống kê: chúng tôi coi mỗi bài thơ của hai nhà thơ
là một yếu tố trong hệ thống tồn bộ sáng tác của họ, qua đó tiến hành khảo sát

những bộ phận đó đặt trong một hệ thống thống nhất để có thể bật lên phong cách
riêng của từng người.


6
5. Đóng góp của luận văn
Trong cơng trình của mình chúng tơi cố gắng để có thể làm rõ sự gặp gỡ,
những điểm tương đồng cũng như những sự khác biệt về vấn đề cảm hứng sáng tác
trong thơ của Nguyễn Du và Vương Duy.
Chúng tôi cũng mong muốn làm rõ thêm sự sâu sắc mang tính đặc thù của văn
hóa mỗi dân tộc thể hiện qua mỗi tác giả, và chỉ ra sự khác biệt trong cách thể hiện
tinh thần của hai học thuyết Phật giáo và Đạo giáo của hai nhà thơ. Đồng thời
mong muốn làm rõ rằng hai nền văn hóa Việt Nam và Trung Quốc tương đồng
nhưng khơng thống nhất sẽ có sự thể hiện khác biệt thế nào trong cảm hứng sáng
tác của mỗi nhà thơ. Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn đặc trưng của văn học
trung đại Việt Nam cũng như bản sắc văn hóa thẩm mỹ của dân tộc Việt trong thế
đối sánh với dân tộc Trung Hoa.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Trong chương này chúng tôi giải quyết những vấn đề chung về hai tác giả
Nguyễn Du và Vương Duy như: thời đại, cuộc đời, và những nét khái quát về sự
nghiệp văn học. Từ thời đại và cuộc đời riêng của hai nhà thơ cũng chính là cơ sở
để chúng tơi lí giải sự tương đồng hay khác biệt trong thơ của họ. Đồng thời chúng
tôi cũng nêu những nguyên lí và cơ sở so sánh hai tác giả này từ bộ môn Văn học
so sánh làm nền tảng lí thuyết cho cơng trình so sánh của chúng tôi.
Chương 2: Sự gặp gỡ giữa thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Vương Duy
Ở chương này chúng tơi tiến hành phân tích những điểm gặp gỡ của thơ chữ
Hán Nguyễn Du và thơ Vương Duy. Đó là sự gặp gỡ về cảm hứng thế sự, cảm

hứng cá nhân và đặc biệt là cảm hứng về không gian.
Chương 3: Sự khác biệt giữa thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Vương Duy
Trong chương này, chúng tôi cố gắng làm rõ sự khác biệt giữa thơ chữ Hán
Nguyễn Du và thơ Vương Duy. Sự khác biệt trong cách thể hiện tinh thần Phật giáo


7
và Đạo giáo; sự khác biệt trong cách cảm hứng về thiên nhiên, về con người; cảm
hứng về thời gian. Chính những dị biệt này đã tạo nên hai phong cách độc đáo của
mỗi người.


8

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nguyễn Du và thơ chữ Hán
1.1.1. Thời đại
Nguyễn Du sinh ra trong một thời đại có thể nói là hỗn loạn, rối ren.
Xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX được coi là thời kì khủng hoảng sâu sắc
nhất của chế độ phong kiến, đồng thời đây cũng là thời kì diễn ra những sự kiện
lịch sử trọng đại.
Thứ nhất là sự sụp đổ khơng gì cưỡng nổi của chế độ phong kiến. Chiến tranh
giữa các phe phái bùng nổ mà tiêu biểu là cuộc đối đầu giữa họ Trịnh ở Đàng
Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Đàng Ngoài với cơ chế “Vua Lê chúa Trịnh” đã bức người dân vào tình thế
“một cổ hai tròng”, vua chúa, quan lại chỉ lo ăn chơi hưởng thụ hơn là việc cai trị
đất nước. Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã dành khá nhiều trang viết để
lên án thực trạng sa đọa của quan lại, vua tôi nhà Nguyễn và bè lũ chúa Trịnh cũng
như tình cảnh thống khổ của người dân lúc ấy: “Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân
cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức

thu lấy, không thiếu một thứ gì…Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ
măng, ra ngồi dọa dẫm. Họ dị xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt
khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào” [49, tr.61]. Tình trạng quan
liêu hối lộ, tham nhũng, lộng quyền ngày càng trầm trọng. Không những vậy, thiên
tai, hạn hán liên miên đã làm cho vơ số người dân lâm vào cảnh đói khổ, chết chóc.
Trước tình cảnh ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra dưới sự lãnh đạo
của các thủ lĩnh như Thục Toại, Nguyễn Kim Phẩm… nhưng đều bị đánh tan. Cũng
chính vào thời điểm đó, nội bộ triều đình Lê – Trịnh ngày càng gia tăng mâu thuẫn.
Bè phái Chúa Trịnh từ sau khi Trịnh Sâm lên ngơi ngày càng khơng xem vua Lê ra
gì, thái tử Duy Vĩ bị vu oan và giết chết. Trịnh Sâm say mê Đặng Thị Huệ nên phế
trưởng lập thứ lên làm vua khiến cho phe cánh của Đặng Thị Huệ ỷ thế làm càn.
Tuy nhiên sau khi Trịnh Sâm chết, cục diện trở nên hỗn loạn trầm trọng. Bè cánh
của Trịnh Khải lật đổ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ sinh ra kiêu căng. Chúng làm


9
loạn khắp nơi, uy hiếp, áp bức cả quan lại lẫn dân chúng. Hễ không vừa ý là đe dọa
phá nhà, giết người. Ngay cả Nguyễn Khản anh trai Nguyễn Du cũng bị bè lũ kiêu
binh phá tư dinh ở Bích Câu và phải chạy nạn. Dân chúng đã gọi đây là “loạn kiêu
binh”, sự ra đời của kiêu binh là dấu hiệu báo động sự sụp đổ hoàn toàn của bè lũ
Chúa Trịnh và càng khiến mâu thuẫn với nhân dân trở nên sâu sắc.
Trong khi đó chế độ phong kiến ở Đàng Trong bắt đầu rơi vào khủng hoảng.
Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, cho tiến hành cải cách và tổ
chức lại bộ máy nhà nước. Nhân đó bè lũ quan lại cũng tiến hành xây dựng dinh
thự phục vụ cho việc ăn chơi, hưởng lạc. Việc cải cách không đem lại kết quả tốt
đẹp mà kéo theo đó là cơ hội cho bọn quý tộc, quan lại đua nhau bóc lột nhân dân,
chơi bời xa xỉ. Nhân dân lầm than, xã hội rối ren, chính trị khủng hoảng. Sau khi
Nguyễn Phúc Khoát mất, Phúc Thuần lên thay nhưng vì cịn nhỏ nên quyền lực rơi
vào tay bọn quan tham khiến cho tình hình chính trị càng lúc càng thối nát do sự
tranh giành quyền lực cũng như chém giết giữa các phe phái trong triều đình. Cùng

với đó là hạn hán, đói kém xảy ra, tiền kẽm không tiện lợi để lưu thông dẫn đến
buôn bán khơng thơng. Người dân lại nổi dậy địi quyền sống. Xã hội phong kiến
Việt Nam lúc này dường như đã đi vào con đường sụp đổ không thể cưỡng nổi.
Thứ hai là những cuộc nổi dậy đòi quyền sống của các phong trào nông dân.
Xã hội phong kiến thối nát đã đẩy người dân vào tình cảnh thống khổ vơ cùng,
khơng thể chịu nổi những áp bức đó, họ đã đứng lên đấu tranh.
Tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu
Cầu, Hồng Cơng Chất…và thành công nhất là phong trào Tây Sơn do ba anh em
Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ lãnh đạo đã đánh bại cả ba tập đoàn phong
kiến Lê – Trịnh – Nguyễn. Tiếc thay vị vua anh hùng, sáng suốt của phong trào
nông dân là Nguyễn Huệ lại ra đi một cách đột ngột khi tuổi đời còn trẻ. Người anh
hùng áo vải Quang Trung đã ra đi khi những cải cách thay đổi đất nước còn dang
dở. Từ sau khi ông mất nhân dân hai miền tiếp tục “oằn mình” chịu đựng những
cuộc chiến tranh.


10
Thời kì này chiến tranh diễn ra liên tục, hầu như năm nào cũng có những cuộc
đụng độ giữa các triều đại, các phe phái xảy ra, tầng lớp thống khổ nhất khơng ai
khác ngồi nhân dân lao động.
Sau khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh xây dựng triều Nguyễn. Dưới
sự cai trị khắc nghiệt theo Nho giáo chính thống của nhà Nguyễn, cuộc sống của
người dân dưới chính sách thuế khóa, lao dịch nặng nề hơn thời trước đầy cơ khổ,
lầm than. Chính vì vậy những cuộc khởi nghĩa nông dân tiếp tục nổ ra khiến giai
cấp thống trị hoảng sợ, khủng hoảng trầm trọng.
Nói chung đó là “những cuộc bể dâu”, những “phen thay đổi sơn hà”.
Như vậy, Nguyễn Du đã sống qua ba triều đại lần lượt là: Lê – Trịnh, Tây
Sơn, và Nguyễn. Ông đã chứng kiến tất cả những cuộc binh biến tàn khốc của các
tập đoàn phong kiến cũng như những cuộc khởi nghĩa nơng dân địi quyền sống.
Nhà thơ khơng chỉ chứng kiến mà còn trải nghiệm những nỗi cơ khổ của người

dân, thấy rõ cảnh nghèo đói, thấy rõ cảnh “bãi bể thành nương dâu”. Có thể kết lại
rằng thời đại Nguyễn Du là một thời đại biến động và khủng hoảng trầm trọng cả
bề mặt và chiều sâu tư tưởng và những biến động ấy đã để lại dấu vết không bao
giờ phai trong tư tưởng của nhà thơ.
1.1.2. Cuộc đời
Nguyễn Du sinh năm 1765 tại phường Bích Câu (Thăng Long), quê ở Tiên
Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc nổi tiếng bậc nhất lúc đương thời,
gia tộc ơng có nhiều đời làm quan to, đó là truyền thống của dịng họ Nguyễn, đã
được nhân dân địa phương công nhận bằng hai câu ca dao:
Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan
Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm. Ông là một sử gia, một nhà thơ và đồng
thời là quan lớn của triều Lê. Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần, là vợ thứ ba của
Nguyễn Nghiễm. Bà xuất thân ở vùng quan họ nổi tiếng và nhỏ hơn chồng 32 tuổi.


11
Anh lớn của Nguyễn Du là Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ) cũng là quan lớn
trong phủ Chúa. Nguyễn Khản có một cuộc sống phong lưu, thích thơ phú, soạn
nhạc, trong nhà lúc nào cũng có đàn ca hát xướng.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Ông đỗ thấp (đỗ Tam
trường) nhưng lại thông minh, học rộng, thơng hiểu cả Nho, Phật, Đạo. Dịng họ
Nguyễn khơng chỉ nổi tiếng nhiều đời làm quan mà còn nổi tiếng với truyền thống
văn học, có nhiều người viết sách và làm thơ. Nguyễn Quỳnh, ông nội Nguyễn Du
là một nhà triết học chuyên nghiên cứu Kinh dịch; Nguyễn Nghiễm cha ông là một
sử gia, nhà thơ; Nguyễn Khản là anh cả của Tố Như cũng là một vị quan giỏi làm
thơ, hay đối đáp với Trịnh Sâm; rồi cả Nguyễn Nễ anh cùng mẹ với Nguyễn Du,
Nguyễn Thiện, Nguyễn Hành là cháu ông cũng đều là nhà thơ, nhà văn có tiếng bấy
giờ. Có lẽ chính vì hai truyền thống ấy mà Nguyễn Du có một tâm hồn nhạy cảm

với văn chương, với nghiệp bút nghiên chăng?
Nguyễn Du sinh ra lúc gia đình cịn có cuộc sống sung túc, êm đềm, song đến
năm nhà thơ mười tuổi thì cha mất, hai năm sau đó mẹ cũng mất. Lúc này Nguyễn
Du đến nương tựa tại nhà anh là Nguyễn Khản. Xuất thân từ một gia đình quyền
quý, tuổi thơ vàng son sống trong hạnh phúc ngắn ngủi của Nguyễn Du lại sớm kết
thúc, có lẽ lúc ấy cậu bé họ Nguyễn hụt hẫng biết bao.
Năm 1786, Nguyễn Khản mất, Nguyễn Quýnh (anh cùng cha khác mẹ của
Nguyễn Du) nổi lên chống Tây Sơn bị bắt và cũng bị giết, quân Tây Sơn đốt sạch
dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền. Lúc này Nguyễn Du cùng những anh em còn lại
cũng chia tay nhau mỗi người đi về một hướng khác nhau. Bản thân Nguyễn Du về
quê vợ ở Thái Bình. Sau khi người vợ họ Đoàn mất Nguyễn Du về lại quê nhà Hà
Tĩnh song nhà cửa đã bị quân Tây Sơn phá mất.
Nguyễn Du từng có ý định vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị tướng
Tây Sơn là Nguyễn Thận bắt giam. Song nhờ có anh vợ là Đồn Nguyễn Tuấn và
anh ruột là Nguyễn Nễ đang làm quan cho nhà Tây Sơn nên chỉ bị giam ba tháng
rồi được tha. Từ đó ơng về ở hẳn ở Tiên Điền với những tâm sự nặng nề. Có lẽ


12
những năm gió bụi này đã để lại trong Nguyễn Du bao nỗi niềm giằng xé, đau đớn
với những điều bất đắc chí.
Nguyễn Du sống ở Hồng Lĩnh cho đến năm 1802, tình hình đất nước đổi thay.
Triều Tây Sơn từ sau khi Quang Trung mất đã khơng cịn hưng thịnh nữa, và rồi
không lâu sau bị Nguyễn Ánh tiêu diệt hồn tồn. Nguyễn Ánh lên ngơi, lấy hiệu là
Gia Long. Nguyễn Ánh cho vời những cựu thần nhà Lê ra làm quan, trong đó có
Nguyễn Du.
Dưới triều Nguyễn, Nguyễn Du làm quan được thăng chức rất nhanh, từ Tri
huyện Phù Dung lên Tri phủ Thường Tín, Đơng các học sĩ ở Kinh đô, giám khảo
trường thi ở Hải Dương, Cai bạ ở Quảng Bình, rồi đến Cần Chánh điện học sĩ, rồi
được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, lại phong thành Hữu Tham Tri bộ Lễ.

Giỏi việc quan nhưng Nguyễn Du rất ít nói, trong lịng ơng ln có một nỗi
“canh cánh mối u sầu nghìn năm”, vẫn như một người bất đắc chí và nhà thơ ln
cảm thấy day dứt trăn trở trước cuộc đời, đau đớn vì “những điều trơng thấy”.
Trong suốt những năm tháng làm quan Nguyễn Du bốn lần xin về quê rồi mới ra
làm việc lại. Con đường hoạn lộ thơng thống, ơng cũng không bị đối xử quá khắt
khe với tư cách là di thần nhà Lê, thế nhưng ông lúc nào cũng giữ một thái độ
khiêm nhường bên ngoài, tránh đụng chạm mọi thứ. Đến nỗi vua Gia Long phải lên
tiếng: “Nhà nước dùng người cứ kẻ hiền tài là dùng chứ không phân biệt Nam Bắc.
Ngươi với ta đã được ơn tri ngộ, làm quan đến bực Á khanh, biết việc gì ngươi phải
nói cho hết chức trách của mình, sao lại cứ sợ hãi, chỉ vâng vâng dạ dạ cho qua
chuyện” [53, tr.14].
Năm Canh Thìn (1820), Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi. Nhà vua định cử
Nguyễn Du làm chánh sứ sang Trung Quốc cầu phong, nhưng chưa kịp đi thì
Nguyễn Du mắc bệnh dịch và mất trong năm ấy. Nguyễn Du là nhà thơ lớn của
dân tộc, là “tập đại thành” của văn học trung đại Việt Nam. Trong thơ cũng như
con người ông luôn đậm đà dấu ấn của truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc.
Cuối cùng, con người nặng tình và tài hoa ấy đã yên nghỉ giấc ngàn thu trong lặng
lẽ và cô đơn như chính ơng suốt đời ln cảm thấy cơ đơn [36].


13
1.1.3. Thơ chữ Hán Nguyễn Du
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung
tạp ngâm và Bắc hành tạp lục.
Thanh Hiên thi tập được sáng tác trong khoảng thời gian 18 năm, từ năm
1786 đến năm 1804, tức là trong chặng đường: “mười năm gió bụi” ở Thái Bình, về
q dưới chân núi Hồng Lĩnh và vài năm đầu ra làm quan. Đó là khoảng đời thanh
niên chí cao mộng lớn nhưng thời vận lỡ làng, số phận long đong. Có thể nói nhà
thơ sinh lầm thế kỉ chăng? Thời đại li loạn, gia đình tan tác, mang thân phiêu bạt,
nương nhờ đất khách, sống đời cùng khó khơng anh em, bạn hữu. Vì thế, trong tập

thơ này mang nặng nỗi buồn cô đơn, ý thức thương cho bản thân mình, thân người,
và chính vì đang ở nơi đất khách, sống trong cảnh nương nhờ nên lời thơ đau đáu
một nỗi nhớ quê nặng trịch, đọc mà thấm thía đến tận xương tủy. Tồn tập thơ gồm
78 bài, chia làm ba mốc: “Mười năm gió bụi” có 27 bài, “Dưới chân núi Hồng
Lĩnh” có 31 bài, “Ra làm quan ở Bắc Hà” có 18 bài.
Nam trung tạp ngâm sáng tác trong khoảng thời gian 1805 – 1812, thời gian
Nguyễn Du làm quan ở kinh đơ Huế và làm Cai bạ ở Quảng Bình. Tập thơ phản
ánh con đường làm quan của Nguyễn Du. Con người phải giữ mình để tránh va
chạm, tránh tị hiềm ghen ghét. Ông làm thơ trong thời gian này để nói lên nỗi buồn
thế thái nhân tình bên cạnh nỗi nhớ quê nhà và nỗi niềm thương thân. Toàn tập thơ
gồm 40 bài.
Bắc hành tạp lục gồm 132 bài thơ chữ Hán, sáng tác trong vòng một năm, từ
tháng 2 đến tháng chạp năm Quý Dậu (1813). Khi ông dẫn đầu một phái đoàn sứ bộ
sang Trung Quốc. Mở đầu tập thơ là bài cảm tác khi trở ra Thăng Long để lên
đường sang Trung Quốc. Cũng giống như hai tập thơ trên, những bài thơ trong Bắc
hành tạp lục cũng là thơ tâm sự. Tuy nhiên, Nguyễn Du có sự đổi mới, đã khơng
cịn những bài thơ riêng về hồn cảnh của mình nữa. Thơ ơng đề cập đến hiện thực
cuộc sống của người dân Trung Hoa và ngâm vịnh về những di tích lịch sử, đồng
thời bày tỏ tình cảm với những danh nhân lịch sử nước bạn. Giọng điệu trong Bắc
hành tạp lục dường như đã bớt u sầu so với hai tập thơ trước.


14
Có thể khái quát về đề tài trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du như sau:
một là đề tài hiện thực cuộc sống của con người, bao gồm cả hiện thực cuộc sống
của chính nhà thơ; hai là đề tài thiên nhiên. Cũng như những nhà thơ trung đại
khác, Nguyễn Du cũng làm thơ về thiên nhiên khá nhiều. Ông đặc biệt viết nhiều
về thiên nhiên quê hương mình với tất cả những gì vốn có của nó, từ hiền hòa êm
dịu cho đến hoang dại, hiểm nguy. Không chỉ vậy, thiên nhiên cũng là đối tượng
hay gợi cho thi nhân những suy nghĩ sâu xa về cuộc đời, về thân phận. Ba là đề tài

lịch sử, Nguyễn Du ngâm vịnh và đánh giá lịch sử Trung Hoa khá sâu sắc. Nguyễn
Du viết nhiều về những nhân vật lịch sử, và cảm thông với cuộc đời những người
tài, người trung nghĩa và phê phán những kẻ xấu xa trong lịch sử Trung Hoa. Nói
như Mai Quốc Liên thì “Nguyễn Du đã làm một việc phi thường là bằng thơ ơng đã
đánh giá nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, từ Tiên Tần cho đến Đường – Tống” [14,
tr.122]. Cuối cùng, là những dòng thơ mang tâm sự cảm thương cho thân mình và
phận người trước biến động của cuộc sống. Về thể thơ trong ba tập, khảo sát thơ
Nguyễn Du thì chúng tơi thu được kết quả, thơ ngũ ngơn chỉ có 44/250 bài (chiếm
khoảng 18%), cịn thất ngơn thì có đến 206/250 bài (chiếm khoảng 80%), cịn lại là
những bài thơ viết theo thể cổ phong tự do.
1.2. Vương Duy và thơ Vương Duy
1.2.1. Thời đại
Vương Duy tên chữ là Ma Cật, ông là nhà thơ thuộc thời đại nhà Đường, nổi
tiếng ở những năm từ Khai Ngun đến Thiên Bảo. Đường là thời kì hồng kim
của thơ ca. Đó là thời kì thơ ca Trung Quốc phát triển rực rỡ nhất, nội dung thì
phong phú, cịn hình thức thì phải nói là đạt đến trình độ điêu luyện.
Đời Đường kéo dài khoảng 300 năm (617 – 907), từ khi Lý Uyên lật đổ nhà
Tùy lập lên nhà Đường cho đến khi Chu Ơn lật đổ nhà Đường.
Trong 300 năm lịch sử đó nhà Đường có thể chia làm ba thời kì là: sơ Đường,
trung Đường, và vãn Đường. Vương Duy sinh năm 701, mất năm 761, ơng sống
trong thời kì Sơ Đường (cịn gọi là Sơ thịnh Đường hay Thịnh Đường) đến vài năm
đầu Trung Đường. Thời kì này kéo dài hơn 100 năm từ Đường Cao tổ (Lý Uyên -


15
617) đến loạn An Sử vào cuối niên hiệu Thiên Bảo (755) của Đường Huyền Tơng
(Lý Long Cơ).
Trong thời kì này kinh tế phát triển. Đặc biệt đáng chú ý là hai niên hiệu Khai
Nguyên và Thiên Bảo dưới triều Đường Huyền Tơng (Đường Minh Hồng). Nền
chính trị lúc này trong sáng, các thế lực bè đảng được tiêu diệt hết. Nhà vua trọng

dụng hai vị lương thần là Diêu Sùng và Tống Cảnh làm tể tướng. Nhờ đó kinh tế
dần phát triển, nông nghiệp đã phát minh ra máy cày tay và đồng xa. Nông nghiệp
được đề cao và quan tâm, đất nước nhờ đó mà ổn định, bước vào thời kì thịnh
vượng. Kinh đơ Trường An đơng đúc và phồn thịnh bậc nhất.
Bên cạnh đó, Đường Huyền Tơng cũng trọng dụng tể tướng Trương Cửu Linh.
Nhà vua nghe theo chính sách cải cách quan lại của ơng, đồng thời quan tâm đến
việc dùng người tài, lại yêu cầu các địa phương bồi dưỡng và tiến cử nho sĩ ưu tú
cho đất nước.
Tuy nhiên những năm cuối đời nhà thơ (755- 761) xã hội xảy ra biến loạn.
Mốc đánh dấu chính là sự kiện loạn An Sử (755). Loạn An Lộc Sơn nổ ra đã làm
cho xã hội nhà Đường rối loạn. An Lộc Sơn là tiết độ sứ người Hồ, nổi lên định
cướp ngôi nhà Đường. Đường Huyền Tông cùng Dương Quý Phi chạy vào đất
Thục. Tuy sau đó nhà Đường đã dẹp được loạn An Sử nhưng từ đây mâu thuẫn dân
tộc, giai cấp vẫn âm ỉ cháy, nhà Đường bắt đầu thời kì xuống dốc.
Tóm lại, trong 300 năm đời Đường, có thể lấy năm 755 – xảy ra loạn An Sử
làm mốc để đánh dấu hai thời kì khác nhau. 100 năm đầu là thời kì thịnh vượng. Từ
sau loạn An Sử là thời kì mà mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, triều đình hủ bại,
chiến tranh xảy ra liên miên, người dân bị đẩy vào cảnh điêu linh. Diễn biến lịch sử
này đã để lại dấu ấn trong thơ ca Đường.
Vương Duy sống trong cả hai thời kì khác nhau của lịch sử nhà Đường, từ thời
kì hưng thịnh đến khi bắt đầu loạn lạc. Tuy loạn lạc xảy ra vào những năm cuối đời
nhà thơ nhưng nó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của ông.


16
Nhìn chung cuộc đời Vương Duy bình lặng hơn và nhà thơ ít trải qua nhiều
biến cố, thăng trầm lịch sử như Nguyễn Du. Điều này cũng là một nhân tố tạo nên
sự khác biệt giữa hai nhà thơ.
1.2.2. Con người
Vương Duy (701 – 761) tự là Ma Cật, người đất Kì, Thái Nguyên (nay thuộc

huyện Kì, tỉnh Sơn Tây). Cha sớm qua đời nên suốt thời ấu thơ Vương Duy tuy
sống trong cảnh đủ đầy về vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm cha con. Gần gũi
với ơng nhất là người mẹ, một người họ Thôi ở Bắc Lăng, bà thờ Phật hơn ba mươi
năm và là một tín đồ Phật giáo. Khơng khí trong nhà vì vậy lúc nào cũng đượm mùi
nhang khói và tiếng tụng kinh, niệm Phật.
Vương Duy từ khi còn nhỏ đã bộc lộ những năng khiếu văn chương, âm
nhạc…tâm hồn nhạy cảm của ông đã sớm tiếp thu không khí sùng đạo Phật trong
gia đình từ rất sớm.
Năm Vương Duy hai mốt tuổi, ông đậu tiến sĩ, được bổ nhiệm quan Đại nhạc
thừa. Sau đó vì phạm lỗi nên bị biếm đi Tế Châu (nay là huyện Trường Thanh, Sơn
Đông) làm Tư khố tham quan cũng tại đây người vợ của nhà thơ qua đời.
Đến năm 734, Trương Cửu Linh chấp chính, Vương Duy làm thơ dâng lên xin
được tiến cử, do đó ông được bổ làm Hữu thập di.
Năm Khai Nguyên thứ 25, Trương Cửu Linh bị biếm, cũng trong mùa thu năm
đó Vương Duy phải đi sứ ngồi biên ải, ở Lương Châu một thời gian. Sau khi đi sứ
ở Lương Châu, Vương Duy về Trường An làm quan một thời gian khá ổn định.
Trong thời gian này vì cơng việc nhà thơ có đi Tứ Xuyên, Hồ Bắc nhưng thời
gian khơng lâu. Ơng sống tương đối ổn định tại ngoại thành Trường An, một nơi
núi rừng tráng lệ.
Trong khoảng thời gian mười lăm, mười sáu năm từ cuối Khai Nguyên đến
cuối Thiên Bảo (740 – 755), Vương Duy sống cuộc đời yên tĩnh của một vị quan
văn, chức tước thăng dần: Khế Bộ Lang Trung năm 742, Cấp Sự Trung năm 755.
Tuy nhiên, cuộc sống chủ yếu của ông lại là gảy đàn, chơi sáo, làm thơ trong
dinh thự của mình tại Võng Xuyên. Cũng vì vậy mà địa danh Võng Xuyên thường


17
xun xuất hiện trong thơ ơng. Đây là thời kì chuyển từ tráng niên sang tuổi già của
Vương Duy, thời kì này ơng sáng tác rất nhiều thơ sơn thủy điền viên.
Năm 755, An Lộc Sơn chiếm Trường An và Lạc Dương, Vương Duy bị bức ra

làm quan cho ngụy triều. Sau khi ngụy triều đổ, Vương Duy suýt bị tội nặng, may
nhờ có em trai là Vương Tấn đứng ra xin từ quan để chuộc tội, Vương Duy mới
được tha. Sau đó, ơng tiếp tục ra làm quan thăng đến Thượng Thư Hữu Thừa.
Tất cả những biến cố trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến tầng lớp trí thức, nho sĩ
đương thời, Vương Duy cũng nằm trong số đó. Chính vì vậy mà những năm cuối
đời của Vương Duy, mỗi khi bãi triều nhà thơ thường ngồi lặng lẽ một mình đốt
hương, đọc kinh, niệm Phật.
Vương Duy sinh ra trong một xã hội mà nền giáo dục Nho giáo phát triển
mạnh mẽ. Chịu sự giáo dục đó, Vương Duy cũng dùi mài kinh sử và đi thi lấy công
danh. Cả cuộc đời Vương Duy là một vị quan luôn làm tròn trách nhiệm. Ngay cả
khi về ở ẩn tại Võng Xuyên, Vương Duy vẫn ngày ngày lên triều rồi sau đó lui về
dinh thự của mình vui với đạo.
Vương Duy có một người mẹ là tín đồ Phật giáo trong nhiều năm, ngay từ thuở
nhỏ ông đã sống trong khơng khí đượm mùi đạo. Tư tưởng của đạo Phật cũng từ đó
ngấm vào tâm hồn nhà thơ. Những bài thơ sơn thủy của thi nhân tinh tế, nhẹ nhàng
nhưng luôn hàm chứa ý vị Thiền sâu sắc. Đối với Lão giáo, Vương Duy cũng thấu
hiểu và yêu thích. Trong thơ mình ơng nhắc đến tấm gương của những bậc cao
nhân Đạo giáo với một tấm lịng ngưỡng vọng, ơng cũng vô số lần bày tỏ ý muốn
được ẩn cư nơi non xanh. Và nửa cuộc đời sau của mình Vương Duy đã thực hiện
trọn vẹn ý định ấy.
Như vậy, con người Vương Duy là sự thống nhất giữa ba tư tưởng Nho, Phật
và Đạo. Ông sống với trách nhiệm làm quan của một nhà Nho, vui với Phật và Đạo.
Trong thơ Vương Duy cũng biểu hiện rõ nét sự thống nhất ấy.
Năm 761, năm Thượng Nguyên thứ hai đời Đường Túc Tơng (Lí Hanh),
Vương Duy qua đời, thọ 61 tuổi.


18
1.2.3. Sự nghiệp
Vương Duy (701 – 761), như vậy sự nghiệp sáng tác của ông nằm trọn trong

giai đoạn Thịnh Đường. Ơng để lại khoảng 400 bài thơ, trong đó có những bài thơ
thời trẻ, bộc lộ tâm trạng của lớp tri thức có tài có chí khơng được dùng, sống trong
cảnh hàn vi, cịn bọn cơng tử q tộc dốt nát lại giàu có, rong chơi xa hoa, trụy lạc.
Những tháng năm ở biên cương, Vương Duy cũng sáng tác những bài thơ biên
tái. Trong những bài thơ này của Vương Duy có tình điệu khẳng khái, hiên ngang,
đề cao lòng yêu nước, tinh thần hăng hái của những người lính canh giữ biên
cương, sẵn lịng vì một triều đại đang mở mang, hướng tới thịnh vượng như: Sứ chí
tại thượng, Lũng đầu ngâm, Lão tướng hành,…
Thơ Vương Duy có một phần nổi bật quan trọng đó là thơ thiên nhiên. Ông
được coi là một nhà thơ tiêu biểu của phái thơ Sơn thủy điền viên cùng với Mạnh
Hạo Nhiên. Do ưa thích một lối sống bình dị, tĩnh lặng, tâm hồn ơng hồ nhập với
cảnh sống thanh bình của núi rừng nên thơ ông miêu tả núi sông hùng vĩ, cảnh làm
ruộng, gặt hái, lấy sự chất phác đôn hậu của đời sống dân chúng cần mẫn trên đồng
ruộng làm nền. Vương Duy là người không chỉ yêu thích mà cịn tinh thơng Phật
học, do đó thơ ơng thắm đượm tư tưởng của đạo Phật. Vương Duy được người đời
sau tôn là “Thi Phật” cùng với “Thi tiên” Lý Bạch, “Thi thánh” Đỗ Phủ là những
nhà thơ nổi tiếng đời Đường.
Vương Duy làm thơ chủ yếu là ngũ ngơn, qua thống kê chúng tơi thấy rằng có
đến 131/170 (chiếm khoảng 77%) bài thơ là thơ ngũ ngôn, trong khi thất ngơn chỉ
có 26/170 bài (chiếm khoảng 15%). Sở trường của Vương Duy là thơ ngũ ngôn,
ông được người đời tôn xưng là “bậc thầy của thơ ngũ ngôn” [20, tr.95] nhất là
ngũ ngôn tứ tuyệt, những bài thơ làm theo thể này vơ cùng ngắn gọn, súc tích, bộc
lộ được ý vị Thiền, cũng như triết lí nhân sinh mà nhà thơ gửi gắm. Số bài thơ làm
theo thể này chiếm đến 68/170 bài (chiếm khoảng 40%), những bài thơ nổi tiếng
của Vương Duy được nhiều người biết đến và yêu thích hầu như đều được làm theo
thể ngũ ngôn tứ tuyệt như: Điểu minh giản, Lộc trại, Sơn thù du, Tân Di ổ, Trúc
Lí quán, Văn hạnh quán…


19

Với Vương Duy, để thể hiện triết lí Thiền tơng cũng như đạt đến sự điêu luyện
của trạng thái giác ngộ thì ơng chọn hình thức thơ nhỏ nhất về mặt dung lượng là
ngũ ngôn tuyệt cú chỉ với hai mươi chữ để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu
sắc. Thơ càng ngắn, càng ít chữ thì càng súc tích, từ đó tạo nên tính chất cơ đọng,
hàm súc. Với dung lượng ít ỏi, thơ Vương Duy chú trọng gợi nhiều hơn tả, đọc
những bài thơ sơn thủy nhưng đậm chất Thiền và Đạo chúng ta phải nghiền ngẫm
thật lâu để có thể ngộ ra diệu ý trong đó. Đó chính là hiệu quả của “ý tại ngơn
ngoại” (ý ở ngồi lời), lời thì giản mà ý thì sâu.
Là một thi nhân, Vương Duy còn nổi tiếng với vai trị là một nhạc sư. Có lần
Kỳ Vương mời Vương Duy lại cung Cửu công chúa, em Kỳ Vương và Đường
Minh Hoàng, gẩy đàn chơi. Sau khi đánh đàn xong cơng chúa hỏi tên khúc nhạc là
gì, Vương thưa: “Uất luân bào”. Rồi hỏi do ai sáng tác, Vương thưa là của mình.
Đến lúc này cơng chúa mới sửng sốt nói: “Ta thường đánh khúc đàn này cho
Hồng huynh nghe. Vẫn tưởng là sáng tác của bậc nhạc sư xa xưa, không ngờ nay
mới biết là của tiên sinh” [42, tr.25].
Ngồi sáng tác thơ ca Vương Duy cịn tinh thơng hội họa. Ông là gương mặt
tiêu biểu cho trường phái tranh sơn thủy của Trung Quốc, và đồng thời là người
sáng lập ra Nam Tông họa phái. Tài tử Tô Đơng Pha khi nhận xét về Vương Duy
đã nói: “Vị Ma Cật chi thi, thi trung hữu họa, quan Ma Cật chi họa, họa trung hữu
thi.” (Thưởng thức thơ của Ma Cật, trong thơ có họa, ngắm họa của Ma Cật, trong
họa có thơ.)
1.3. Ngun lí văn học so sánh
1.3.1. Nguyên lí chung của văn học so sánh
Văn học so sánh hiện nay đã trở thành một bộ môn khá ổn định và có triển
vọng trong giới nghiên cứu văn học. Tuy vậy, không phải văn học nào cũng là văn
học so sánh, nó hồn tồn khác với thao tác so sánh văn chương.
So sánh văn chương là một phương pháp nghiên cứu văn học có đối tượng bất
kì. Chúng ta có thể so sánh hai hay nhiều đoạn văn, đoạn thơ với nhau; hoặc có thể
so sánh tác phẩm này với tác phẩm kia; tác giả này với tác giả khác; giai đoạn văn



×