Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giao an tu chon van 10 tiet 26 Ha Tot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.07 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 26. Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) Ngày soạn: 17/2/2013 Ngày dạy: Lớp 10B: 21/2 Lớp 10A: 23/2/2013 A. Môc tiªu bµi häc Gióp häc sinh : - Nắm đợc kiến thức cơ bản: + Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả sinh động. + Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi: nhạy cảm với thiên nhiên và cuộc sống đời thường của nhân dân + Thấy được ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi, sáng tạo thể thơ Nôm-một thể thơ có bản sắc riêng của thơ ca Việt Nam. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ ca dân tộc ( thơ Nôm - từ láy sinh động; câu thơ lục ngôn tự nhiên) - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi. B. ChuÈn bÞ 1. Thầy: Giáo án, SGK nâng cao 2. Trò: Đọc hiểu, soạn bài theo câu hỏi và hướng dẫn của thầy C.TiÕn tr×nh d¹y häc I. ổn định lớp: Sĩ số: 10 A:…………….10 B:…………………………. II. KiÓm tra bµi cò: HÖ thèng l¹i kiÕn thøc c¬ b¶n tiÕt 25 ( thu một số bài làm của HS) III. Bµi d¹y: Hoạt động của thầy. Néi dung. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung + GV yeu cầu HS tái hiện xuất xứ và chủ đề bài thơ + HS trả lời + GV nhận xét, chốt lại Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản + GV nêu vấn đề, HS thảo luận, trả lời: - Cảnh ngày hè được Tg cảm nhận trong tâm trạng như thế nào? Căn cứ nào cho biết điều đó? - Vẻ đẹp của thiên nhiên được Tg cảm nhận như thế nào? Hãy diễn ra văn xuôi câu 2-4. + GV nhận xét , chốt lại vấn đề.. I. Tìm hiểu chung: 1. Xuất xứ bài thơ: Là bài 43 thuộc chùm thơ "Bảo kính cảnh giới" trong "Quốc âm thi tập" 2. Chủ đề : Bộc lộ nỗi lòng và chí hướng của tác giả II. Đọc hiểu văn bản: 1. Nội dung: a. Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên: + Tác giả cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên với một tâm trạng thư thái, thanh thản (câu 1): - Câu 1: "Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường" * "Rồi": nhàn nhã, không vướng bận điều gì chỉ ngắm phong cảnh "hóng mát" thuở ngày dài, thả hồn sống với thiên nhiên và mơ ước. * Câu 2,3,4: Tâm trạng phấn chấn trong nét bút giàu sức gợi tả (qua các động từ, tính từ). + Mọi hình ảnh đều sống động: - Cây hoè trước sân: lá lục đùn đùn, tán rợp giương ra - Cây lựu ở hiên trong khi còn liên tục phun những bông hoa đỏ thắm thì sen hồng ngoài ao đã kịp nức.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + GV cho HS thảo luận nhóm đôi về: - Không khí của bức tranh làng quê? - Tấm lòng và tâm trạng nhà thơ trong cảnh chiều hè nơi thôn dã? + HS trả lời, nhận xét, bổ sung + GV chốt lại + GV hỏi: - Tg ngắm cảnh thụ động hay chủ động? Tại sao? - Có ý kiến cho rằng: Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa hè; mà còn là "nhân tình sinh cảnh". Điều đó đúng hay sai? Tại sao? + HS suy nghĩ, trả lời. + GV giải đáp.. Hoạt động 3: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản + GV gợi mở để HS tìm ra nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ + HS trả lời; GV chốt lại.. mùi hương. => Gợi tả sức sống căng đầy từ bên trong tạo vật tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng. + Mọi màu sắc, hương thơm đều đậm đà hoè lục, lựu đỏ, sen hồng "nức mùi hương" kết hợp nhịp thơ luôn biến đổi: 4/3; 1/3/3; 3/4 => tạo cho cảnh vật vẻ rộn ràng, . b. Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: + Âm thanh chiều hè làm nổi bật không khí nhộn nhịp của chiều hè nơi làng quê. Các từ tượng thanh:"lao xao", dắng dỏi" đặt trước các danh từ: "chợ cá", "cầm ve" . + Nhà thơ lắng nghe không khí làng quê với tấm lòng trìu mến: tiếng người mua bán cá lao xao vẳng đến từ chợ cá làng chài hoà với tiếng ve "dắng dỏi"- nó trở thành tiếng đàn vang dội, râm ran khiến không khí trong lầu rộn rã hẳn lên. c. Niềm khát khao cao đẹp của một tấm lòng luôn tha thiết với đời: + Cảnh ngày hè không có tính chất thuần tuý khách quan mà theo sức tưởng tượng mạnh mẽ của con người. Cảnh hoà quyện với tình như một sự hoà điệu, cộng hưởng sâu sắc. Con người như trẻ lại, muốn được hoạt động sôi nổi, muốn được gắn bó với đời, với con người. + ý kiến trên hoàn toàn đúng: Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa hè mà còn là "nhân tình sinh cảnh" => Tả cảnh không chỉ vì cảnh mà còn vì niềm rung động trong lòng mình. + Chính sự rung động sâu sắc trước cảnh vật và cuộc sống đã khiến nhà thơ mơ ước có cây đàn của vua Thuấn gảy khúc "Nam phong" cầu mưa thuận gió hoà để "dân giàu đủ khắp đòi phương". Ngay trong lúc thư nhàn nhất, Nguyễn Trãi lại lấy Nghiêu, Thuấn làm gương báu răn mình. Đó chính là sự bộc lộ một chí hướng cao cả: suốt đời luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng yêu nước thương dân. 2.Nghệ thuật: + Ngôn từ tả cảnh ngụ tình, sử dụng đối và điển tích + Sử dụng từ láy tinh tế tự nhiên + Những sáng tạo độc đáo tạo sự khác biệt với thể thơ Đường luật (...). 3. ý nghĩa văn bản:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi là tư tưởng yêu nước thương dân được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè. IV. Củng cố: 1. Bài thơ thể hiện niềm vui sống, háo hức, tươi tắn, trẻ trung của một tâm hồn nghệ sĩ luôn có những mơ ước cao cả. 2. Bài thơ là một sáng tạo về hình thức thơ, ngôn ngữ thơ mở đường cho sự hình thành văn học viết bằng tiếng Việt cho nền văn học dân tộc. V. Hướng dẫn tự học: 1. Học thuộc lòng bài thơ 2. Hãy bình luận về ước vọng cao đẹp của Nguyễn Trãi trong bài thơ, nhất là hai câu cuối bài. 3. Ôn tập và đọc SGK nâng cao phần: Văn thuyết minh ( Đọc-hiểu, có ghi chép theo phiếu câu hỏi hướng dẫn). D. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................ *************************.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×