Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

lich su dia phuong huyen uy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.62 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỚP 6 ỨNG HÒA – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ứng Hòa là một huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng, cũng chính là nền văn hóa Đông Sơn thời đại các vua Hùng dựng nước.. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH Trên đất Ứng Hòa, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trống đồng Phương Tú, các mộ tang truyền ở Hòa Lâm, Kim Đường, Minh Đức, Trầm Lộng…chứng tỏ Ứng Hòa thuộc văn hóa Đông Sơn, là vùng đất quần cư của người Việt cổ. Thời kỳ Bắc thuộc, đất Ứng hòa là một bộ phận của quận Giao Chỉ và hình thành gắn liền với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Ứng Hòa đã có nhiều lần đổi tên: Thời Lý, năm Canh Tuất (1010) gọi là phủ Ứng Thiên, Năm 1407 ( thuộc Minh) đổi thành huyện Ứng Bình. Đến thời Lê (năm 1469 đời Lê Quang Thuận) đổi tên lại thành phủ Ứng Thiên. Đến năm 1815 (đời vua Gia Long thứ 14) bắt đầu mang tên phủ Ứng Hòa. Năm 1888, tỉnh Hà Đông được thành lập, phủ Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Đông. Năm 1891, thành lập phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông, bao gồm huyện Yên Đức, Chương Mỹ và Sơn Lãng. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, huyện Sơn Lãng đổi tên là huyện Ứng Hòa, huyện Yên Đức đổi tên là huyện Mỹ Đức. Ngày 21/4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông Năm 1976, Quốc hội khóa VI đã phê duyệt sáp nhập hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Sơn Bình Năm 1991, kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 1/8/2008, huyện Ứng Hòa được sáp nhập, là huyện phía Nam của thủ đô Hà Nội. Như vậy tính đến nay, huyện có 29 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 28 xã) với diện tích là:183,72km2 và dân số: 195.941 người 29 đơn vị hành chính bao gồm: Thị trấn Vân Đình (năm 2003 sáp nhập toàn bộ xã Tân Phương vào thị trấn); các xã: Viên An, Viên Nội, Hoa Sơn, Trường Thịnh, Quảng Phú Cầu, Cao Thành, Sơn Công, Đồng Tiến, Liên Bạt, Phương Tú, Trung Tú, Đồng Tân, Minh Đức, Kim Đường, Hòa Lâm, Trầm Lộng, Tảo Dương.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Văn, Đông Lỗ, Đại Hùng, Đại Cường, Hòa Phú, Đội Bình, Hồng Quang, Lưu Hoàng, Phù Lưu, Hòa Nam, Vạn Thái, Hòa Xá. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của tên gọi Ứng Hòa? II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CON NGƯỜI ỨNG HÒA 1. Điều kiện tự nhiên Về vị trí địa lý: Huyện Ứng Hòa cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km. Phía Bắc giáp hai huyện Chương Mỹ và Thanh Oai. Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (Hà Nam), phía Đông tiếp giáp huyện Phú xuyên và phía Tây tiếp giáp huyện Mỹ Đức. Huyện nằm bên dòng sông Đáy uốn lượn từ ngã ba Ba Thá theo hướng Tây bắc- Đông nam, hết địa phận Hà Nội xuôi về Hà Nam, Ninh Bình rồi đổ ra biển. Có Quốc lộ 21B và các tỉnh lộ 73, 73B, 75, …… Về khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa đồng thời là mùa hạ tương đối nóng ẩm; mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23,5 đến 28,7 độ C. Về địa hình: là vùng đồng bằng, tương đối bằng phẳng gồm vùng ven đáy (gồm 14 xã và 01 thị trấn là những xã nằm dọc sông Đáy); vùng vàm và trũng (14 xã). Địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Về tài nguyên: Có một số tài nguyên khoáng sản như: Than bùn (Đồng Tân, Trung Tú, Hòa Lâm, Minh Đức…) là nguồn nguyên liệu làm phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho trồng trọt. Ngoài ra còn có cát phục vụ xây dựng. Nêu đặc điểm nội bật về điều kiện tự nhiên của Ứng Hòa 2. Con người Ứng Hòa. Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ứng Hòa là mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sinh ra nhiều nho, những người đỗ đạt cao dưới các triều đại phong kiến, những tấm gương đấu tranh anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm làm rạng danh non sông đất nước như: Nguyễn Bá Kỳ (đỗ Hoàng Giáp năm 1448); Nguyễn Danh Thế (đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi năm 1598); Nguyễn Duy Tôn (đỗ Hoàng Giáp khoa Nhâm Thìn năm 1712); Mai Danh Tông (đỗ Tiến sĩ khoa Tân Hợi năm 1731); Mai Nghĩa Chính (đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn năm 1736); cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX: anh em họ Dương (Vân Đình); Nguyễn Thượng Hiền (Liên Bạt); Ba anh em họ Bùi (Làng Bặt) trong đó có cụ Bùi Bằng Đoàn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã trở thành Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Phong trào cách mạng sục sôi trong cả nước đã tác động đến Ứng Hòa. Đầu tháng Tám năm 1945, Cán bộ, Đảng viên, quần chúng Ứng Hòa đã sẵn sàng vùng lên quyết tâm đấu tranh đập tan xiềng xích, xây dựng chính quyền cách mạng. Từ ngày 7 đến ngày 24 tháng 8 năm 1945 khởi nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> giành chính quyền đã giành thắng lợi ở Ứng Hòa. Những năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975), nhân dân huyện Ứng Hòa luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất đóng góp sức người, sức của, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc như: Chiến thắng Khu Cháy, Quê hương “Chiếc gậy Trường Sơn” – Hòa Xá… Trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhân dân huyện Ứng Hòa đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành những mục tiêu, nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng bộ đề ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phát triển kinh tế-văn hóa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, diện mạo của huyện có nhiều khởi sắc, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội được giữ vững ổn định. Những năm gần đây; Ứng Hòa ghi danh nhiều cá nhân nổi bật như : giáo sư Ngô Thúc Lanh, giáo sư Ngô Huy Cẩn, giáo sư Đặng Ngọc Thanh, đặc biệt là giáo sư Ngô Bảo Châu - Người vinh dự nhận giải thưởng Fieds - giải thưởng Toán học danh giá nhất trên thế giới. Người dân Ứng Hòa không chỉ đỗ đạt cao, anh dũng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà còn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và đấu tranh chống thiên nhiên. Huyện vinh dự có 150 bà mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, có 08 đơn vị được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Cán bộ và nhân dân huyện Ứng Hòa, xã Hòa Lâm, xã Liên Bạt, xã Đông Lỗ, xã Đội Bình, xã Đồng Tân, xã Hòa Xá, xã Đại Cường và 2 cá nhân được phong tặng các danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trịnh Tố Tâm (xã Đồng Tân); Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Trường Xuân (xã Cao Thành). Trường mầm non Hòa Xá được phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng (năm 2000). Như vậy, trải qua quá trình lịch sử, nhân dân huyện Ứng Hòa đã tạo dựng nên tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường và lao động cần cù, sáng tạo – thế hệ trẻ của huyện hiện nay tự hào tiếp bước truyền thống cha ông xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp. Nêu những nét đẹp truyền thống của con người Ứng Hòa? CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 1. Nêu quá trình hình thành và phát triển của tên gọi Ứng Hòa? 2. Nêu đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của Ứng Hòa? 3. Giới thiệu những nét đẹp truyền thống của con người Ứng Hòa? 4. Kể tên một số đơn vị và cá nhân của huyện Ứng Hòa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> BÀI SOẠN: Ngày soạn: Ngày giảng:. LỚP 6 ỨNG HÒA – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được - Quá trình hình thành và phát triển của Ứng Hòa qua từng thời kì - Điều kiện tự nhiên hình thành nên huyện - Quá trình đấu tranh và những phẩm chất tốt đẹp của con người Ứng Hòa. 2. Về tư tưởng: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, làm động lực cho thế hệ trẻ phấn đấu xây dựng quê hương sau này. 3. Về kĩ năng: Bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, bản đồ hành chính…. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ hành chính Ứng Hòa - Một số hình ảnh về Vân Đình, Khu Cháy, Hòa Xá… - Tư liệu về Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Bảo Châu III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài học Ứng Hòa là một huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng, cũng chính là nền văn hóa Đông Sơn thời đại các vua Hùng dựng nước. Thế nhưng mấy ai biết được mảnh đất này được hình thành như thế nào cho tới ngày hôm nay. Bài lịch sử địa phương đầu tiên này sẽ giúp các em hiểu được quá trình hình thành và phát triển của Ứng Hòa. 2.2. Nội dung Hoạt động của Thầy và trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: (cả lớp – cá nhân) Tìm hiểu quá I. Quá trình hình thành. trình hình thành và một số tên gọi của Ứng Hòa GV gọi học sinh đọc nội dung của phần I. - Thời Bắc thuộc, Ứng Hòa là 1 bộ phận của quận Giao Chỉ - Sử dụng một số hình ảnh về Trống Đồng, mộ táng thuyền khai quật được ở Ứng Hòa.. nêu vấn đề: Ứng Hòa là mảnh đất có từ lâu đời, thuộc nền văn hóa Đông Sơn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GV Trình bày quá trình hình thành và phát triển của huyện? (thông qua các tên gọi khác nhau của từng thời kì) - Học sinh: tự trả lời theo nội dung SGK. - GV: bổ sung và nhấn mạnh một số mốc quan trọng khác: + 1888: Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Đông + 1891 thành lập phủ Mỹ Đức gồm:Sơn Lãng, Yên Đức và Chương Mỹ + Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Sơn Lãng đổi thành Ứng Hòa + Tỉnh Hà Tây được cấu thành từ tỉnh Sơn Tây và tỉnh Hà Đông. + Năm 1976, Quốc hội khóa VI đã phê duyệt sáp nhập hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. + Năm 1991, kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa 8 thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Tây GV: Em có suy nghĩ khi mình trở thàng công dân của thử đô Hà Nội? - HS trả lời theo suy nghĩ của mình. - GV nêu bật những thuận lợi của huyện khi sáp nhập về Hà Nội…. GV: Hãy nêu diện tích tự nhiên và dân số của toàn huyện? HS: tự trả lời. GV sử dụng bản đồ hành chính huyện Ứng Hòa, yêu cầu học sinh ọc tên các đơn vị hành chính xã, thị trấn của toàn huyện HS quan sát và đọc tên 29 xã, thị trấn trên bản đồ. - Năm 1010 gọi là phủ Ứng Thiên - 1407 đổi thành huyện Ứng Hòa - 1815 huyện bắt đầu mang tên gọi Ứng hòa. - Năm 1965 Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Tây. - Năm 1976 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991 Ứng Hòa trở về tỉnh Hà Tây. Năm 2008, huyện sáp nhập vào Hà Nội.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> GV bổ sung: tháng 9/2003 sáp nhập toàn bộ xã Tân Phương vào Thị trấn Vân Đình Hoạt động 2:(cá nhân) Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của huyện Ứng Hòa GV sử dụng bản đồ hành chính huyện Ứng Hòa, học sinh quan sát kĩ. GV: Em hãy nêu vài nét về điều kiện tự nhiên của Ứng Hòa? HS: trả lời, giáo viên bổ sung và chỉ vào bản đồ. GV: Kể tên các trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện mà em biết? -> Quốc lộ 21B, tỉnh lộ 73, 75…. GV giảng: là vùng đồng bằng, tương đối bằng phẳng gồm vùng ven đáy (gồm 14 xã và 01 thị trấn là những xã nằm dọc sông Đáy); vùng vàm và trũng (14 xã). Địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Ngoài lượng than bùn là tài nguyên khoáng sản chính, Ứng Hòa còn có tài nguyên nước phong phú được cung cấp bởi sông Đáy và sông Nhuệ, tài nguyên du lịch tự nhiên…… Hoạt động 3: (cả lớp – cá nhân) Tìm hiểu nét đẹp truyền thống của con người Ứng Hòa. GV: Em hãy trình bày những nét đẹp truyền thống của con người Ứng Hòa? HS : Đỗ đạt cao, cần cù, anh dũng chống giặc…. GV mở rộng tư liệu về Nguyễn Thượng Hiền Chí sĩ Nguyễn Thượng Hiền (1868 - 1925) tự Đỉnh Nam, hiệu Mai Sơn, quê làng Liên Bạt, tỉnh Hà Đông (nay thuộc xã Liên Bạt - Ứng Hòa).Ông đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1892) khi mới 25 tuỏi, từng được bổ dụng làm Toản tu quốc sử quán, Đốc học Ninh Bình, Nam Định nhưng sau đó từ quan, tham gia hoạt động yêu nước, liên lạc với Phan Bội châu, Phan Chu Trinh,. II. Điều kiện tự nhiên và con người Ứng Hòa. 1. Điều kiện tự nhiên: - Vị trí địa lý: cách trung tâm thủ đô khoảng 40 km, phía Bắc giáp Chương Mỹ và Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Kim Bảng (Hà Nam), phía Đông tiếp giáp huyện Phú Xuyên và phía Tây tiếp giáp huyện Mỹ Đức.. - Địa hình: đồng bằng, tương đối bằng phẳng. - Khí hậu: nhiệt đới, gió mùa - Tài nguyên: than bùn, cát xây dựng… 2.Con người Ứng Hòa - Nhiều nhà nho, đỗ đạt cao trong các kì thi như: Nguyễn Bá Kì, Mai Danh Tông, Nguyễn Thượng Hiền, Bùi Bằng Đoàn…...

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tăng Bạt Hổ….Ông là nhân vật trọng yếu của Phong trào Đông du, Tổ chức Việt Nam quang phục hội. Cuối đời ông đi tu ở Hàng Châu (Trung Quốc), rồi mất ngày 28.12.1925. GV mở rộng thêm về Chiếc gậy Trường Sơn, Khu - Nhân dân đóng góp vào cuộc Cháy anh hùng…. đấu tranh chống giặc ngoại xâm và đổi mới đất nước ngày hôm nay. GV: Em hãy cho biết tên một số người con Ứng Hòa đỗ đạt cao mà em biết? GV thống kê: 150 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 8 tập thể và 2 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,. - Một số cá nhân tiêu biểu: + Giáo sư Ngô Thúc Lanh; + Giáo sư Ngô Huy Cẩn, + Giáo sư Đặng Ngọc Thanh, + Giáo sư Ngô Bảo Châu + Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trịnh Tố Tâm (xã Đồng Tân); GV: Với những trang sử hào hùng, vẻ vang của + Anh hùng lực lượng vũ trang huyện, đang là học sinh em có suy nghĩ gì để góp nhân dân Nguyễn Trường Xuân phần xây dựng quê hương? (xã Cao Thành)., HS: tự trả lời GV: giới thiệu một số hình ảnh về huyện Ứng Hòa (sưu tầm ) 3. Củng cố: - Nêu quá trình hình thành và phát triển của huyện Ứng Hòa ? - Nêu đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của Ứng Hòa ? - Giới thiệu những nét đẹp truyền thống của con người Ứng Hòa ? - Kể tên một số đơn vị và cá nhân của huyện Ứng Hòa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ?. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> LỚP 7 ỨNG HÒA DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN THỰC DÂN ( Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ) Dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, nhân dân Ứng Hòa bị bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị và bị nô dịch về văn hóa, cuộc sống tối tăm, cực khổ. Vì thế, nhân dân Ứng Hòa rất hăng hái tham gia cách mạng.. I. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA Sau khi làm chủ tỉnh lị Hà Đông, Sơn Tây, chúng mở rộng địa bàn xuống vùng nông thôn, đánh chiếm phủ Ứng Hòa. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Thực dân Pháp và bọn quan lại ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân qua việc đánh thuế và chiếm ruộng đất làm đồn điền. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế để thu tiền của nhân dân trong đó thuế đinh (sưu) là thứ thuế nặng nề và dã man nhất. Mức thuế nói chung, nhất là thếu đinh mỗi năm một tăng. Đến những năm 30, mỗi suất thuế đinh phải nộp 2,5đ – tương đương 1 tạ thóc. Chúng còn dùng nhiều thủ đọa để cướp ruộng đất của dân ( chiếm đoạt khoảng 34 % ruộng đất) để lập đồn điền nhằm khait hác nguồn nhân công rẻ mạt, dồi dào. Nhà Nông – Phố chiếm đoạt khá nhiều ruộng đất của dân. Bằng hình thức cho vay, nhiều nông dân vì bị bóc lột cùng kiệt không trả được nên phải gán ruộng trả nợ. Thôn Họa Đống có 100 mẫu ruộng thì 30 mẫu thuộc nhà Nông – Phố. Về chính trị: Chúng bắt triều Nguyễn phân lại địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện để áp đặt bộ máy cai trị. Các huyện thuộc tỉnh Hà Nội được phân định lại. Hai huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức được xác lập. Mỹ Đức là một phủ, phủ Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Nội. Ở Hà Đông nói chung và Ứng Hòa nói riêng, thực dân Pháp đều bố trí những tên công sứ nhà nghề lão luyện, nhiều thủ đoạn trong nghề cai trị như Bơ – rit (thuộc loại “tứ hùng” Bắc Kỳ). Trong hàng ngũ quan lại, chúng sử dụng những tên tay sai sắc xảo vào loại đầu xỏ trong hàng ngũ quan lại Bắc Kì là Hoàng Trọng Phu làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông liên tục trong vòng 30 năm (1907- 1938). Để thực hiện chính sách cai trị và bóc lột, Hoàng Trọng Phu đã đào tạo và sắp xếp một đội ngũ tay sai đông đảo, rất mực trung thành là bọn địa chủ ở địa phương như anh em Chánh Vấn, Nghị Dự ở Hoàng Xá. Về văn hóa – xã hội: Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Bằng mội cách chúng hạn chế việc học hành, kìm hãm nhân dân trong vòng tối tăm về văn hóa, tinh thần. Chúng đầu độc nhân dân ta vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượi chè, cúng bái… Cả huyện không có một trường trung học nào mà chỉ có một trường tiểu học (học đến lớp 4) và một số trường sơ học (lớp 1 và lớp 2). Chỉ có con em tổng lý, địa chủ và những gia đình khá giả mới đủ điều kiện học hành. Nội dung học tập mang nặng tính nô dịch, mục đích đào tạo một lớp người có chút văn hóa nhất định để làm tay sai cho chúng mà thôi..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Cả huyện không có lấy một nhà thương, chỉ có mấy nhà hộ sinh xây dựng trong thời kỳ cải lương hương thôn ở các xã Cao Lãm, Hoàng Xá, Viên Nội….. Thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn về chính trị, văn hóa, giáo dục như thế nào ở Ứng Hòa? II. TÌNH HÌNH XÃ HỘI 1. Giai cấp địa chủ Đây là lực lượng chính trị phản động, kẻ thù trực tiếp của nhân dân lao động, họ câu kết và trở thành tay sai của thực dân xâm lược. hình thức bóc lột của địa chủ rất đa dạng, vừa tinh vi, vừa trắng trợn. Nhưng hình thức bóc lột chủ yếu nhất là phát canh thu tô, cho vay nặng lãi. Một số địa chủ, cường hào, quan lại gắn bó với chính quyền thực dân phong kiến. Mặt khác địa chủ cũng không thoát khỏi cái tròng của một đất nước bị nô lệ, nhất là địa chủ vừa và nhỏ bị chèn ép, địa vị bấp bênh. Do đó, ở người này hay người khác chưa hẳn họ đã mất tinh thần dân tộc. Hàng năm đến ngày giỗ của nhà Bát Tường (tức Hồ Hữu Tường) ở Viên Nội, những người nuôi trâu bò rẽ phải đem nộp một đầu trâu là 5 đồng (tương đương một tạ lúa), bò là 3 đồng gọi là làm lễ. Giai cấp địa chủ đã bóc lột nhân dân như thế nào? Ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay ai? 2. Giai cấp nông dân Chiếm trên 90% dân số toàn phủ nhưng họ chỉ có 30% ruộng đất để cày cấy. Nhiều làng như Viên Nội, Hoàng Xá, Viên Đình…bình quân nhân dân chỉ được 7 thước đất 1 đầu (không tới nửa sào Bắc Bộ). Hầu hết đất bị địa chủ chiếm đoạt. Ngoài ra còn có loại công điền, công thổ, ruộng hậu… nhiều gia đình nông dân không có đất cắm dùi. Bị cả hai tầng áp bức, bóc lột tàn bạo của đế quốc, phong kiến, nông dân bị bần cùng hóa nhanh chóng. Cuộc sống vô cùng cực khổ, quanh năm vất vả cày thuê, cấy rẽ, vẫn đói cơm, rách áo, nợ nần chồng chất. Nhiều người phải lìa bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, có người xin vào nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền cao su… bán sức lao động để kiếm sống. Một số có điều kiện thì chuyển sang học và làm nghề thủ công. Nhiều năm mất mùa, đời sống nhân dân lại càng khỏ cực. Nhiều làng, nông dân phải sống bằng nghề kiếm cá, mò cua, bắt ốc. Làng Quảng Tái Tổng Đạo Tú (nay thuộc xã Trung Tú) do bị bóc lột quá mức có tới 1/3 số dân phải bỏ làng đi các nơi khác kiếm ăn. Ngoài nguồn sống chính là làm ruộng, nông dân còn có một số nghề thủ công truyền thống ở một số làng nghề: dệt (Hòa Xá, Phù Lưu), đồ gốm (Vân Đình), rèn (Liên Bạt), Mộc (Trung Tú) và các nghề thêu ren, đan lát, đóng cối…rải rác ở một số làng. Dưới hai tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, đời sống của nông dân như thế nào? 3. Tiểu tư sản Lực lượng này không nhiều nhưng rải rác ở làng nào cũng có, ở vùng trung và phía Bắc huyện nhiều hơn đôi chút. Một số ít thường xuất thân từ các gia đình.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> có quyền lợi gắn bó với chế độ phong kiến thực dân, có thái độ chính trị tiêu cực. còn phần đông xuất thân từ nhân dân lao động, bị bế tắc về cuộc sống, bất bình trước cảnh áp bức bất công trong xã hội, và đáng quý hơn là họ tiếp thu được truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc, căm ghét kẻ thù xâm lược và bọn cường hào sâu mọt, tay sai. Có hiểu biết, lại có tư tưởng yêu nước tiến bộ nên họ có uy tín, ảnh hưởng đối với nhân dân trong làng xóm. Và họ cũng có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và gây dựng phong trào cách mạng ở địa phương. Nhận xét về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp ở Ứng Hòa? III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN Dưới ách áp bức của thực dân phong kiến, nhiều nhân dân nhiều lần nổi dậy đấu tranh. Tiêu biểu là khởi nghĩa Tư Khẩn (Phú Lương) lãnh đạo đánh đồn Ba Thá, cuộc nổi dậy của nhân dân Giang Triều do Tuần Vương chỉ huy. Tư Khẩn (Chánh Tư làng)- một nông dân yêu nước người làng Phú Lương, tổng Xà Cầu, phủ Ứng Hòa, chỉ huy nông dân kháng chiến suốt 3 năm ròng rã (1887 – 1889), nghĩa quân đã đánh nhiều trần quyết liệt ở một vùng rộng lớn từ Ứng Hòa, Phú Xuyên đến Thanh Oai, Chương Mĩ… đặc bệt là trận đánh đồn Ba Thá (27/9/1889), ông hi sinh trong trận chiến đấu quyết liệt với giặc taih Phú túc (21/10/1889). Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước của nhân dân Ứng Hòa lại hòa nhịp với phong trào yêu nước có khuynh hướng canh tân do các nhà nho khởi xướng. Đó là phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân….đã ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ tới các nhà nho tiến bộ ở Liên Bạt, Quảng Phú Cầu, Họa Đống, Vân Đình, Tử Dương….tiêu biểu cho tư tưởng này là chí sĩ Nguyễn Thượng Hiền. Nguyễn Thượng Hiền (1868 - 1925) tự Đỉnh Nam, hiệu Mai Sơn, quê làng Liên Bạt, tỉnh Hà Đông (nay thuộc xã Liên Bạt - Ứng Hòa).Ông đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1892) khi mới 25 tuỏi, từng được bổ dụng làm Toản tu quốc sử quán, Đốc học Ninh Bình, Nam Định nhưng sau đó từ quan, tham gia hoạt động yêu nước, liên lạc với Phan Bội châu, Phan Chu Trinh, Tăng Bạt Hổ….Ông là nhân vật trọng yếu của phong trào Đông du, tổ chức Việt Nam quang phục hội. Cuối đời ông đi tu ở Hàng Châu (Trung Quốc), rồi mất ngày 28/12/1925. Hãy kể tên các cuộc đấu tranh của nhân dân Ứng Hòa? Em biết gì về chí sĩ Nguyễn Thượng Hiền ? Một số người tuy chưa từ bỏ con đường công danh của quan lại phong kiến, song cũng có thái độ đồng tình như: anh em họ Bùi (làng Bặt); họ Dương (Vân Đình). Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, phong trào yêu nước trong những năm 1925 – 1926 diễn ra sôi nổi trên đất Ứng Hòa. Những thanh niên đã tập hợp thành nhóm, mỗi nhóm là một trung tâm của hoạt động yêu nước ở mỗi vùng. Tiêu biểu là nhóm Họa Đống, nhóm Nam Kim….Họ tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh,.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> tham gia các hoạt động phản đối thực dân Pháp giam giữ, kết án Phan Bội Châu… nhóm này còn bàn luận sôi nổi về thực trạng đất nước, truyền đọc thơ ca, sách báo yêu nước Nhìn chung phong trào yêu nước chống thực dân phong kiến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX của nhân dân Ứng Hòa diễn ra sôi nổi, liên tục. Đây là tiền đề trực tiếp để nhân dân Ứng Hòa nhanh chóng tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa MácLênin, theo ngọn cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản sau này. Như vậy, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ứng Hòa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phản ánh đặc trưng của 1 xã hội thuộc địa nửa phong kiến, chất chứa nhiều mâu thuẫn. Tất cả các mâu thuẫn đề gay găt, quyết liệt, sâu sắc. Song rõ nhất vẫn là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. Cùng chung nhiệm vụ của toàn dân tộc, nhân dân Ứng Hòa luôn luôn tha thiết mong muốn thoát khỏi gông xiềng nô lệ, mong muốn cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc. Vì thiếu 1 đường lối cách mạng đúng đắn nên biết bao lần đã nổi dậy đấu tranh với đế quốc, phong kiến vẫn chưa đi tới thắng lợi. Chỉ tới khi có Đảng ra đời- đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam – lãnh đạo cách mạng, nhân dân ta mới giành được độc lập tự do, phong trào cách mạng của Ứng Hòa mới từng bước vững mạnh và tiến lên giành thắng lợi.. Chú thích: - Họa Đống: là một thôn nhỏ, còn gọi là làng Lau thuộc xã Trường Thịnh. Nơi thành lập nhóm thanh niên tiểu tư sản yêu nước. - Nam Kim: là tên gọi của một nhóm gồm 3 thanh niên kết nghĩa an hem cùng chí hướng muốc tìm đường cứu nước gồm có: Dư Văn Đanh (Kim Châm - Ứng Hòa); Nguyễn Phúc Hồ (Đốc Tín – Mỹ Đức); Lê Hồ (Cao Mật – Kim Bảng – Hà Nam) CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 1. Nêu tình hình chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện Ứng Hòa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? 2. Kể tên các phong trào đấu tranh của nhân dân Ứng Hòa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> BÀI SOẠN: Ngày soạn: Ngày giảng:. LỚP 7 ỨNG HÒA DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN THỰC DÂN ( Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Chính sách cai trị, tình hình chính trị - kinh tế- văn hóa- xã hội của huyện Ứng Hòa từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - Các phong trào đấu tranh của nhân dân Ứng Hòa chống phong kiến thực dân. 2. Về tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào truyền thống chống giặc của cha ông. 3. Về kĩ năng: Bước đầu có kĩ năng nhận định, phân tích lịch sử. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Bản đồ Việt Nam, và huyện Ứng Hòa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài học Năm 1884, hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết. Nhà nước phong kiến Việt Nam chấm dứt với tư cách là một nước phong kiến độc lập. Từ đây, nước ta là thuộc địa nửa phong kiến của Pháp. Sau khi bình định xong tỉnh lỵ Hà Đông, chúng mở rộng vùng bình định về vùng nông thôn trong đó có Ứng Hòa. Dưới chế độ phong kiến thực dân, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Ứng Hòa như thế nào? Những cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. 2.2. Nội dung Hoạt động của Thầy và trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: (cả lớp – cá nhân) Tìm hiểu tình I. Tình hình chính trị, kinh hình chính trị, kinh tế, văn hóa của Ứng Hòa tế, văn hóa. cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX GV gọi học sinh đọc nội dung của phần I. GV sử dụng lược đồ Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX để nhắc lại quá trình xâm lược và bình định của Pháp ở Việt Nam, Hà Đông nói chung và Ứng Hòa nói riêng. GV nêu vấn đề:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Sau khi đánh chiếm, chúng câu kết với bọn địa chủ phong kiến ở địa phương để xây dựng bộ máy cai trị ở Ứng Hòa ? Thực dân Pháp đã xây dựng bộ máy cai trị như thế nào? HS: trả lời theo SGK GV: nhận xét và khái quát: + Thực dân Pháp đều bố trí những tên công sứ nhà nghề lão luyện, nhiều thủ đoạn trong nghề cai trị như Bơ – rit (thuộc loại “tứ hùng” Bắc Kỳ). + + Trong hàng ngũ quan lại, chúng sử dụng những tên tay sai sắc xảo vào loại đầu xỏ trong hàng ngũ quan lại Bắc Kì là Hoàng Trọng Phu làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông liên tục trong vòng 30 năm (1907- 1938). Để thực hiện chính sách cai trị và bóc lột, Hoàng Trọng Phu đã đào tạo và sắp xếp một đội ngũ tay sai đông đảo, rất mực trung thành là bọn địa chủ ở địa phương như anh em Chánh Vấn, Nghị Dự ở Hoàng Xá, Chánh Tổng Khâm (Miêng thượng) ? Thủ đoạn bóc lột chủ yếu về kinh tế là gì? HS: trả lời GV mở rộng: chúng cướp ruộng đất (34%) + Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế để thu tiền của nhân dân trong đó thuế đinh (sưu) là thứ thuế nặng nề và dã man nhất. Mức thuế nói chung, nhất là thếu đinh mỗi năm một tăng. Đến những năm 30, mỗi suất thuế đinh phải nộp 2,5đ – tương đương 1 tạ thóc. ? Em có nhận xét gì về chính sách thuế khóa của Pháp? ? Pháp thi hành những thủ đọan gì trên lĩnh vực văn hóa? - Vì sao Pháp không mở nhiều trường học ? GV: chúng đầu độc dân ta bằng rượi, thuốc phiện.. + Làng Tứ kì có hàng chục người chuyên làm nghề bói toán… + 1925 Ứng Hòa có 19.657 suất đinh, phải mua 309.852 lít rượi, bình quân mỗi suất đinh mua 16 lít.. - Chính trị: Chúng sử dụng bộ máy bọn địa chủ phong kiến ở địa phương. - Kinh tế: chúng bóc lột bằng địa tô, cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta. - Văn hóa: nô dịch, ngu dân, hạn chế mở trường học, không xây dựng nhà thương. Khuyến khích các tệ nạn xã hội..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Làng Hòa Xá có 70 bàn đèn, 5,6 sòng bạc… ? Em có nhận xét gì về những chính sách và thủ đoạn trên của Pháp? GV: Chính sách, thủ đoạn mạng nhiều vẻ, thể hiện bản chất của chế độ thực dân phpng kiên là: đàn áp, bóc lột, chia rẽ, ngu dân và bần cùng hóa.. Hoạt động 2: (cả lớp – cá nhân) Tìm hiểu thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. GV: Giai cấp địa chủ đã bóc lột nhân dân như thế nào? Ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay ai? GV đưa tư liệu của I-vơ-Hăng -ry : Ứng Hòa có 352 hộ (1932) chiếm từ 50 – 100 mẫu ruộng, chiếm 21% số hộ của tỉnh Hà Đông + Anh em nhà Chánh Vấn, Nghị Dự (Hoàng Xá) chiếm nhiều ruộng đất ở Ứng Hòa, Mỹ Đức + Hồ Hữu Tường (Bát Tường) ở Viên Nội chiếm 400 mẫu ruộng, 200 con trâu, bò cho nông dân nuôi rẽ.. II. Tình hình xã hội. ? Dưới hai tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, đời sống của nông dân như thế nào? HS: tự trả lời. GV: Bên cạnh làm ruộng, một bộ phận cần làm thêm một số nghề thủ công, tập trung ở một số làng nghề. ? Bên cạnh 2 giai cấp trên, trong xã hội còn có tầng lớp nào?Nêu tình hình tầng lớp đó? HS trả lời: Tiểu tư sản GV nhận xét khái quát: Như vậy, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ứng Hòa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phản ánh đặc trưng của một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, chất chứa nhiều mâu thuẫn. Tất cả các mâu thuẫn đều gay gắt, quyết liệt, sâu sắc. Song rõ nhất vẫn là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. Cùng chung nhiệm vụ của toàn dân tộc, nhân dân Ứng Hòa luôn luôn tha thiết mong muốn. - Nông dân: chiếm 90% số dân toàn phủ, bị bóc lột, bần cùng hóa-> là lực lượng đông đảo nhất.. - Địa chủ phong kiến: chiếm nhiều ruộng đất, bóc lột nhân dân thông qua địa tô, cho vay lãi, thuê mướn nhân công với giá rẻ mạt.. - Tiểu tư sản: có hiểu biết, tư tưởng yêu nước, căm ghét thực dân, phong kiến..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> thoát khỏi gông xiềng nô lệ, mong muốn cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc. Hoạt động 3: (cả lớp – cá nhân) Tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân Ứng Hòa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. GV nêu vấn đề: - Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, khi Pháp nổ súng xâm lược và mở rộng xâm lược trên đất Ứng Hòa, nhân dân đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống xâm lược.. III. Phong trào đấu tranh của nhân dân. - Cuối thế kỉ XIX, phong trào khởi nghĩa vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi. + Khởi nghĩa Tư Khẩn (1887 – 1889) + Cuộc nổi dậy của nhân dân ? Hãy kể tên một số phong trào đấu tranh tiêu Giang Triều (1895)….. biểu của nhân dân: + Cuối thế kỉ XIX ? - Đầu thế kỉ XX, phong trào + Đầu thế kỉ XX ? yêu nước có khuynh hướng dân HS: dựa vào SGK để trả lời chủ tư sản. ? Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Thượng Hiền? GV đưa tư liệu Nguyễn Thượng Hiền với xu hướng cứu nước theo hướng dân chủ tư sản. Ủng hộ phong trào Đông du của Phan Bội Châu. ? Nêu tên một số nhóm tổ chức được thành lập ở Ứng Hòa - Kết quả: các phong trào đều ? Nêu kết quả và ý nghĩa của các phong trào đấu bị thất bại tranh? - Ý nghĩa: Làm tiền đề để tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin.. 3. Củng cố: - Nêu tình hình chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện Ứng Hòa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? - Kể tên các phong trào đấu tranh của nhân dân Ứng Hòa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? 4. Hướng dẫn học bài ở nhà..

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×