Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De Van 9 Ky II co Ma tran Dap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.81 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD - ĐT HƯNG HÀ TRƯỜNG THCS BÙI HỮU DIÊN. ĐỀ KIỂM TRA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2012-2013 Thời gian làm bài: 120 phút. 1. Ma trận: Chủ đề. Nhận biết TN TL. Văn học Tiếng Việt. Các cấp độ tư duy Thông hiểu TN TL Câu 2 3 điểm. 2 điểm. Điểm 3 điểm. Câu1 2 điểm. 2 điểm. Tập làm văn Tổng. Vận dụng TN TL. 3 điểm. Câu 3 5 điểm 5 điểm 5 điểm 10 điểm. 2. Đề KT: Câu 1: a)(1,0 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó. -“Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên” ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) b)(1,0 điểm)Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau: “Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang” ( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) Câu 2:( 3 điểm) Viết một bài văn thuyết minh ngắn (không quá 300 từ) giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: a) – Thành phần tình thái: Cũng may (0.5) -Thể hiện thái độ phấn khởi trước những cảm nhận của ông họa sỹ về nhân vật anh thanh niên (0,5) b) Các phép liên kết câu đã được sử dụng: - Phép lặp : Mưa - Phép nối: Nhưng Câu 2: Bài viết đảm bảo những ý sau: 1, Mở bài (0,5 đ) 2, Thân bài :(2.0đ) Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn,(1928-2005), quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Các tác phẩm chính như : " Mắt sáng học trò"(1970), " Nhớ lời di chúc" (1972). " Viếng lăng Bác"là bài thơ được trích từ tập " Như mây mùa xuân" . Bài thơ Viếng lăng Bác viết theo thể thơ tự do được sáng tác tháng 4 năm 1976, sau khi nước nhà thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, được vào lăng viếng Bác. Với niềm xúc động sâu xa, với sự thành kính ngưỡng mộ và cả niềm đau xót xen với tự hào, tác giả đã thay mặt những người con Việt Nam viết bài thơ dâng Bác. Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Khổ 1 là cảm xúc của tác giả khi vừa tới lăng Bác. Khổ 2 là tình cảm niềm tự hào ,lòng biết ơn của tác giả khi đang hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác.Khổ 3 là nièm tiếc thương vô hạn của tác giả khi bước vào lăng. Khổ cuối là tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa Bác trước khi rời lăng. Bài thơ có sức rung động lòng người nhờ giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào... rất phù hợp tâm trạng mà nhà thơ muốn gửi gắm.. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ ngữ... Hình ảnh trong bài thơ giàu tính sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực với hình ảnh biểu tượng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ vừa quen thuộc, vừa phù hợp với văn cảnh lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát cao. 3, Kết bài(0,5 đ) Câu 3: (5 điểm) :Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. a. Mở bài (1 điểm): - (0,5 điểm): Giới thiệu được tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ; Viết khi đang trên giường bệnh. - (0,5 điểm): Bài thơ thể hiện được tình yêu và khát vọng hoà nhập, dâng hiến … b. Thân bài (4 điểm): - (1 điểm): Mùa xuân của thiên nhiên đất trời. + (0,5 điểm): Hình ảnh phân tích: Dòng sông xanh, hoa tím, tiếng chim  Âm thanh, màu sắc, không gian của mùa xuân xứ Huế … + (0,5 điểm): Nghệ thuật: Cách phối màu, sự đối lập, sự chuyển đổi cảm giác nhịp thơ, cách phác hoạ hình ảnh … - (1 điểm): Mùa xuân của đất nước. + (0,5 điểm). Hình ảnh phân tích: Người cầm súng, người ra đồng, lộc biếc, đất nước “vất vả, gian lao”… + (0,5 điểm). Nghệ thuật: Cách sử dụng từ láy, sự so sánh, phép nhân hoá … - (1 điểm). Tâm niệm của nhà thơ:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + (0,5 điểm): Hình ảnh con chim, bông hoa lại xuất hiện nhưng mang ý nghĩa mới  Ước nguyện đẹp…. + (0,5 điểm). Nghệ thuật: Điệp vòng tạo đối ứng đầu cuối. Điệp ngữ “Ta làm”  Tha thiết hoà nhập, dâng hiến. Xưng hô “Tôi”  “Ta”: Ước nguyện chung của nhiều người. Sử dụng từ láy, cách sáng tạo hình ảnh: Mùa xuân nhỏ  nhiều ý nghĩa. - (1 điểm): Lời thơ tổng kết cuộc đời. + (0,5 điểm): Khát vọng dâng hiến: Từ tuổi 20 … tóc bạc, sự khiêm nhường … + (0,5 điểm): Dân ca Huế  Cái hồn âm nhạc dân gian xứ Huế  Âm thanh trẻ trung, vấn vít, xao xuyến  Tác giả sống mãi với cuộc đời. c. Kết bài (1 điểm): + (0,5 điểm): Đánh giá chung: Giọng thơ, hình ảnh, cấu tứ độc đáo  tiếng lòng tha thiết, sự hoà nhập và cống hiến … + (0,5 điểm): Liên hệ: Sống có ích, sống đẹp …. Người phản biện:. Người ra đề:. Nguyễn Thị Thủy. Lê Thị Thanh Huyền Xác nhận của BGH:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×