Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Các yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.71 KB, 78 trang )

BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------------------

BÙI NHẬT QUỲNH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ


VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2021


BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------------------

BÙI NHẬT QUỲNH


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ


VIỆT NAM

Chuyên ngành: KINH TẾ DU LỊCH
Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trương Hoàng

HÀ NỘI, NĂM 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Bùi Nhật Quỳnh


năm 2021


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................... i
MỤC LỤC........................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU............................................................................. 1
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................ 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................. 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................... 5
1.5. Khái quát về phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận án............................ 7
1.5.1. Cách tiếp cận............................................................................................................... 7
1.5.2. Khái quát về phương pháp thu thập dữ liệu................................................ 7
1.5.3. Khái quát về phương pháp phân tích dữ liệu.............................................. 8
1.6. Những đóng góp mới của luận án................................................................................... 9
1.7. Kết cấu của luận án........................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................11
2.1. Khái quát về du lịch có trách nhiệm............................................................................ 11
2.1.1. Mối quan tâm và các giai đoạn phát triển trong nghiên cứu về DLTN
....................................................................................................................................................... 11

2.1.2. Khái niệm du lịch có trách nhiệm................................................................... 12

2.2. Mối liên hệ giữa hành vi DLTN và hành vi đạo đức của doanh nghiệp...........15
2.3. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hành vi DLTN của doanh
nghiệp............................................................................................................................................. 19
2.3.1. Các nghiên cứu về yếu tố tác động đến DLTN........................................... 19
2.3.2. Các cách tiếp cận giải thích hành vi DLTN của doanh nghiệp........22
2.3.3. Các nghiên cứu về yếu tố tác động đến hành vi trách nhiệm của doanh nghiệp . 35

2.4. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................................ 43
2.5. Lý thuyết về các yếu tố tác động đến hành vi DLTN của doanh nghiệp.........46
2.5.1. Lý thuyết hành vi động hợp lý và hành vi dự định................................. 46
2.5.2. Cơ sở của quyết định trong doanh nghiệp theo lý thuyết của Niklas Luhmann 49

2.5.3. Lý thuyết giải thích hành vi đạo đức/trách nhiệm của doanh nghiệp dựa trên

cách tiếp cận quy chuẩn.................................................................................................. 50
2.5.4. Lý thuyết thể chế..................................................................................................... 51


iii
2.6. Mơ hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hành vi DLTN của các doanh
nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam...................................................................................... 53
2.6.1. Căn cứ xây dựng mơ hình nghiên cứu........................................................ 53
2.6.2. Hành vi DLTN và các yếu tố tác động đến hành vi DLTN của doanh nghiệp

trong mơ hình nghiên cứu.............................................................................................. 55
2.6.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................. 65
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 67
3.1. Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................................... 67
3.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................... 72
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn............................................................... 72

3.2.2. Quy trình nghiên cứu........................................................................................... 72
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................................... 76
3.3.1. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interview)
....................................................................................................................................................... 76

3.3.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi......................................................... 77
3.4. Xây dựng thang đo và các mệnh đề đo lường........................................................... 81
3.4.1. Thang đo cho dự định thực hiện và thực hiện hành vi DLTN...........82
3.4.2. Thang đo cho thái độ về thực hiện DLTN.................................................... 83
3.4.3. Thang đo cho áp lực xã hội về thực hiện DLTN được nhận thức.....84
3.4.4. Thang đo cho các yếu tố tổ chức tác động đến hành vi DLTN.........86
3.4.5. Thang đo cho biến nhân khẩu học................................................................. 89
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................................... 91
3.5.1. Phân tích dữ liệu định tính................................................................................. 91
3.5.2. Phân tích dữ liệu định lượng............................................................................. 92
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................. 95
4.1. Kết quả phỏng vấn sâu..................................................................................................... 95
4.2. Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi.................................................................................... 97
4.2.1. Thống kê mơ tả dữ liệu......................................................................................... 97
4.2.2. Kết quả phân tích đánh giá thang đo............................................................ 99
4.2.3. Kết quả phân tích bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết 107
4.2.4. Kết quả đánh giá tác động biến nhân khẩu học đến dự định thực hiện DLTN . 114

4.2.5. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu....................121
CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU............................ 124
5.1. Thảo luận các kết quả nghiên cứu.............................................................................. 124
5.1.1. Mối quan hệ tương tác giữa Dự định và Thực hiện hành vi DLTN 124
5.1.2. Tác động của Thái độ về thực hiện DLTN đến Dự định thực hiện DLTN . 124



iv
5.1.3. Tác động của áp lực xã hội về thực hiện DLTN được nhận thức tới hành vi

DLTN......................................................................................................................................... 125
5.1.4. Mối quan hệ giữa thái độ về thực hiện DLTN, áp lực xã hội về DLTN được

nhận thức, và dự định thực hiện DLTN....................................................................127
5.1.5. Tác động của yếu tố tổ chức đến hành vi DLTN của doanh nghiệp
..................................................................................................................................................... 129

5.1.6. Tác động của biến nhân khẩu học đến dự định thực hiện DLTN....133
5.1.7. Thảo luận chung về kết quả nghiên cứu...................................................136
5.2. Bối cảnh phát triển DLTN tại Việt Nam................................................................... 137
5.3. Hàm ý nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành
vi DLTN của doanh nghiệp ở Việt Nam............................................................................ 139
5.4. Những đóng góp của luận án....................................................................................... 144
5.4.1. Đóng góp về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu.....................144
5.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn...............................................................................147
5.5. Hạn chế của luận án và một số hướng nghiên cứu đề xuất............................... 148
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 151
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................................................. 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 155
PHỤ LỤC 1 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ ĐẠO ĐỨC......182
PHỤ LỤC 2 - BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN................................................................. 194
PHỤ LỤC 3 - CÁC TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU........................................................ 199
PHỤ LỤC 4 - PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT................................................................. 201
PHỤ LỤC 5 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA...................................................................... 209
PHỤ LỤC 6 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BẰNG MƠ HÌNH CẤU TRÚC SEM......211
PHỤ LỤC 7 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY........................................................... 213

PHỤ LỤC 8 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT YẾU TỐ ANOVA................................. 215
PHỤ LỤC 9 - THÔNG TIN CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ
THAM GIA PHỎNG VẤN....................................................................................................... 217


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt

1

DNLHQT

2

DLTN

3

MI

4

TRA

5


TPB

6

TNHH


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp một số yếu tố thuộc về tổ chức tác động đến hành vi ra quyết định
đạo đức/trách nhiệm.................................................................................................... 39
Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu........................................................................................... 71
Bảng 3.2: Kích cỡ mẫu.................................................................................................................... 80
Bảng 3.3: Tổng hợp mệnh đề đo lường của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu.......89
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát theo các biến nhân
khẩu học (n=350).......................................................................................................... 98
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA cho tình huống 1....................................................................................... 101
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA cho tình huống 2....................................................................................... 102
Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả phân tích CFA ở tình huống 1 và tình huống 2...................... 106
Bảng 4.5: Kết quả mối quan hệ tác động giữa các biến trong mơ hình ở tình huống 1.108
Bảng 4.6: Kết quả mối quan hệ tác động giữa các biến trong mơ hình ở tình huống 2.111
Bảng 4.7: Kết quả đánh giá tác động tổng hợp của các nhân tố đến thực hiện DLTN
của doanh nghiệp - tình huống 1............................................................................ 113
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá tác động tổng hợp của các nhân tố đến thực hiện DLTN
của doanh nghiệp - tình huống 2............................................................................ 114
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính tác động của biến nhân khẩu học đến
dự định thực hiện DLTN ở hai tình huống nghiên cứu..................................... 116

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định hậu định theo quy mô doanh nghiệp................................. 118
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định hậu định theo loại hình doanh nghiệp............................... 119
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định hậu định theo thị trường mục tiêu doanh nghiệp...........121
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu......................................... 122


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tiến trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu của luận án............................. 9
Hình 2.1: Mơ hình kim tự tháp CSR của Baden (2016) và Visser (2006)........................... 18
Hình 2.2: Phân tích hành vi ra quyết định đạo đức của Dubinsky và Loken......................23
Hình 2.3: Tương tác của quá trình ra quyết định đạo đức trong các tổ chức...................... 27
Hình 2.4: Hành vi ra quyết định đạo đức trong các doanh nghiệp marketing....................28
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu của Hunt và Vitell (1986)...................................................... 29
Hình 2.6: Tổng hợp hành vi ra quyết định đạo đức của Ferrell và cộng sự (1989)...........30
Hình 2.7: Mơ hình hành vi ra quyết định đạo đức của Fritzsche (1991)............................. 31
Hình 2.8: Mơ hình hành vi ra quyết định đạo đức của Jones (1991).................................... 32
Hình 2.9: Mơ hình hành động hợp lý - TRA.............................................................................. 47
Hình 2.10: Mơ hình hành vi dự định - TPB................................................................................ 47
Hình 2.11: Mơ hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hành vi DLTN của doanh
nghiệp lữ hành quốc tế............................................................................................. 66
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu.................................................................................. 75
Hình 3.2: Quy trình lựa chọn mẫu nghiên cứu khảo sát của đề tài....................................... 81
Hình 4.1: Kết quả phân tích CFA của tình huống 1 (chuẩn hóa)........................................ 104
Hình 4.2: Kết quả phân tích CFA của tình huống 2 (chuẩn hóa)........................................ 105
Hình 4.3: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính tình huống 1 (chuẩn hóa).....107
Hình 4.4: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính tình huống 2 (chuẩn hóa).....110



1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lí do chọn đề tài
Phát triển du lịch khơng chỉ mang lại những lợi ích kinh tế, vai trị của du lịch
trong xóa đói giảm nghèo, phát triển dân trí, tăng cường hội nhập, giao lưu văn hóa… đã
được kiểm chứng cả trong lý luận và thực tiễn. Nhiều quốc gia vì vậy đầu tư và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch, dẫn đến sự xuất hiện của trào lưu du lịch
đại chúng (mass tourism). Bên cạnh những lợi ích thu được, phát triển du lịch đại chúng
mang đến những tiêu cực về mặt môi trường và xã hội như ô nhiễm môi trường, biến đổi
khí hậu, phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, và các tệ nạn. Những tác động tiêu cực
cùng suy thối về mặt mơi trường - xã hội do phát triển du lịch đại chúng gây ra là khởi
nguồn cho sự ra đời của một khái niệm mới trong du lịch, đó là du lịch bền vững.
Nhiều thuật ngữ được sử dụng để cụ thể hóa mục tiêu của du lịch bền vững, trong
đó du lịch có trách nhiệm (sau đây được viết tắt thành “DLTN”) được xem là một thuật
ngữ có tính ứng dụng cao (Neto, 2003; Chetttiparamb và Kokkranikal, 2012). Khác với
khái niệm du lịch bền vững mang tính phổ quát, lý thuyết, DLTN mang tính thực tiễn, đề
ra những yêu cầu cụ thể cho các bên tham gia trong hoạt động du lịch xuất phát từ hành
vi của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức (Wheeller, 1993; Mihalic, 2016). DLTN
còn chỉ ra những yêu cầu mà ngành du lịch phải thực hiện trên ba khía cạnh cân bằng
trong phát triển du lịch bền vững gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, khái
niệm DLTN ra đời năm 2002 và ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ ở Việt Nam và trên
thế giới.
Tại Việt Nam, thực trạng ứng dụng và phát triển du lịch bền vững có nhiều khác
biệt so với các quốc gia khác. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV)
hay Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã có nhiều hoạt động thực tiễn hỗ trợ như
đầu tư vào dự án, tổ chức hội thảo về DLTN, hay Chương trình phát triển năng lực có
trách nhiệm với mơi trường và xã hội (ESRT) do EU tài trợ đã đưa ra các nguyên tắc về
DLTN ở Việt Nam. Câu lạc bộ DLTN (RTC) đã được thành lập năm 2009, là một hiệp

hội liên kết các tổ chức, cá nhân, và doanh nghiệp lữ hành quốc tế để thúc đẩy thực hiện
DLTN. Tuy vậy, một số công cụ và hướng dẫn thực hiện DLTN được xây dựng nhưng
chưa phổ biến rộng rãi tới từng chủ thể tham gia hoạt động du lịch hay tại các điểm đến
du lịch. Hơn nữa, những tài liệu này vận dụng những kinh nghiệm DLTN của nước
ngoài, thiếu đi những nghiên cứu đầy đủ về bối cảnh và thực


2
trạng phát triển du lịch của Việt Nam. Điều này dẫn đến việc thực hiện DLTN ở Việt
Nam vẫn chưa đúng hướng và đạt được hiệu quả mong muốn như trong các định hướng
phát triển du lịch.
Ngoài ra, thực hiện hành vi DLTN ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn giới thiệu ban
đầu và mức độ nhận thức về DLTN của các bên tham gia vẫn còn hạn chế. Các nghiên
cứu về DLTN vẫn chủ yếu đưa ra các giải pháp và mơ hình cho các nhà quản lý, vẫn
chưa chỉ ra được động cơ thúc đẩy các bên liên quan hay các rào cản hạn chế việc thực
hiện hiệu quả hành vi DLTN. Ngồi ra, Việt Nam cịn có một số đặc điểm khác biệt về
cấu trúc các tổ chức về du lịch, chính sách về du lịch, vai trò của các trung gian (doanh
nghiệp lữ hành quốc tế), ảnh hưởng của xã hội tới phát triển du lịch..., vì vậy, việc thực
hiện DLTN của các bên liên quan cũng mang nhiều điểm riêng biệt.
Về mặt lý luận, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trong lĩnh vực DLTN. Kết
quả đã chỉ ra được định nghĩa, khái niệm, mơ hình, giải pháp, các yếu tố tác động, và
hướng dẫn thực hiện DLTN ở nhiều quốc gia khác nhau. Nghiên cứu tập trung nhiều vào
phân tích nhận thức, thái độ và hành vi của các bên tham gia trong DLTN. Bên cạnh đó,
các tác giả cũng dựa vào thuyết hành động hợp lý (theory of reasoned action) của
Fishbein và Ajzen (1975) để giải thích cho ý định tham gia và dự đoán hành vi của các
bên trong hoạt động DLTN. Kết quả chỉ ra rằng từ nhận thức, thái độ tới hành vi DLTN
của các bên vẫn chưa thật sự thống nhất hồn tồn (ví dụ, nghiên cứu của Budeanu,
2007).
Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thực
hiện DLTN, nhưng các yếu tố này chưa thực sự rõ ràng. Thực hiện DLTN mang lại lợi

thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với xã hội và các bên liên
quan, giúp mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch, cho khách du lịch và từ đó
giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt trên thị trường (Krippendorf, 1987; Weeden, 2002;
Camilleri, 2015). Đây là một trong những nguyên nhân để các doanh nghiệp lữ hành
quốc tế thực hiện hành vi DLTN. Tuy nhiên, lợi thế này trên thực tế không phải dễ thực
hiện được như lý thuyết đưa ra. Hành động của khách du lịch không phải lúc nào cũng
đồng nhất với nhận thức của họ về DLTN (Goodwin và Francis, 2003). Mặc dù du khách
luôn mong muốn các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thực hiện DLTN, nhưng họ không
sẵn sàng chi trả các mức giá của sản phẩm DLTN. Hành vi ra quyết định tiêu dùng du
lịch của khách còn phụ thuộc vào khả năng chi trả của họ. Các doanh nghiệp lữ hành
quốc tế không thể bỏ qua nguyện vọng của khách du lịch nhưng mặt khác họ không thể
phát triển bền vững nếu không có lợi nhuận. Vì lí do này, các doanh nghiệp không thực
sự gắn kết với thực hiện DLTN. Sheldon và Park (2012) cũng chỉ ra rằng


3
mặc dù có hướng dẫn thực hiện nhưng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế vẫn gặp những
trở ngại trong việc thực hành. Tỷ lệ thực hiện thành công rất thấp, chỉ chiếm 30% tổng
số các doanh nghiệp ủng hộ hành vi DLTN.
Thêm vào đó, các nghiên cứu cịn đưa ra yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện DLTN
của một điểm đến, trong đó đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, đây lại là các nghiên cứu kiểu mẫu, khơng
mang tính khái qt và kết quả thường chỉ phù hợp với một điểm đến cụ thể, chẳng hạn
như nghiên cứu của Xin và Chan (2014), Chettiparamb và Kokkranikal (2012), và
Tearfund (2000).
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra DLTN như một hiện tượng, DLTN có những
giá trị và lợi ích khác biệt so với các khái niệm liên quan đến du lịch bền vững khác, tuy
nhiên bản chất của DLTN, trong đó động cơ dẫn dắt các đối tượng liên quan thực hiện
hành vi DLTN vẫn chưa được làm rõ. Một số cơng trình đã tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến
thực hiện DLTN của doanh nghiệp, nhưng các ngun tắc đó khơng mang tính hệ thống

và khái qt, chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ đưa ra mơ hình lý thuyết
mà khơng tiến hành kiểm định thực nghiệm, ngồi ra, có nghiên cứu thực nghiệm nhưng
mơ hình lý thuyết đơn giản, có đưa ra mơ hình lý thuyết kèm kiểm định thực nghiệm
nhưng lại nghiên cứu trong bối cảnh ở các nước phát triển. Điều này đặt ra sự cần thiết
của việc thực hiện nghiên cứu đánh giá yếu tố tác động đến hành vi DLTN ở các nước
đang phát triển, như ở Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp lữ hành được coi là trung tâm để kết nối các
bên liên quan với nhau, và trong DLTN, các doanh nghiệp sẽ góp phần định hướng và
thúc đẩy DLTN. Một doanh nghiệp lữ hành quốc tế thực hiện hành vi DLTN thì sẽ đưa
ra những sản phẩm, dịch vụ DLTN, từ đó sẽ thu hút và thúc đẩy khách du lịch tiêu dùng
sản phẩm và thể hiện hành vi đi DLTN, và do vậy nâng cao nhận thức của cộng đồng
dân cư địa phương cũng như đóng góp cho điểm đến du lịch những lợi ích bền vững trên
cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường (Camilleri, 2015; Vũ Quốc Trí, 2015).
Hơn nữa, các doanh nghiệp biết làm thế nào để tiếp cận được du khách thông qua các ấn
phẩm, các phương tiện truyền thơng, do đó kết nối được các điểm du lịch bền vững với
khách hàng. Vai trò trung tâm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong thực hiện
DLTN đã được đề cập đến trong nhiều tuyên bố, trong đó có tuyên bố Cape Town năm
2002, tuyên bố Kerala năm 2008, và tuyên bố Alberta năm 2011 (Chettiparamb và
Kokkranikal; 2012). Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu những yếu tố tác động đến việc
thực hiện hành vi DLTN của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế.


4
Hơn nữa, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở mỗi quốc gia có những đặc trưng
riêng biệt do điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội, lịch sử hình thành phát triển khác nhau,
và do vậy các yếu tố tác động đến hành vi của các doanh nghiệp khác nhau (Horner và
Swarbrooke, 2007). Như vậy khơng có cơ sở để khẳng định yếu tố nào trong các nghiên
cứu đã được thực hiện ở các nước phát triển phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Có thể
xuất hiện yếu tố tác động mới do ảnh hưởng của mơi trường, văn hóa bên ngoài, dẫn đến
tác động nhiều hơn của yếu tố bên ngoài đến hành vi DLTN, lấn át yếu tố bên trong.

Những lí do trên đây đã chỉ ra tính cấp thiết để nghiên cứu đề tài “Các yếu tố tác
động đến hành vi DLTN của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu chỉ ra các yếu tố tác động đến hành vi
DLTN của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam. Thông qua việc xây dựng và
kiểm định mơ hình về hành vi của doanh nghiệp, nghiên cứu sẽ đưa ra cơ chế của sự tác
động của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến quyết định thực hiện hành vi DLTN của
các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam, đồng thời làm rõ quá trình diễn tiến của
hành vi của doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm:
- Xác định những yếu tố tác động đến thực hiện hành vi DLTN của các doanh

nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam.
- Đánh giá tác động của những yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tới

quá trình ra quyết định và hành vi tham gia vào hoạt động DLTN của các doanh nghiệp
lữ hành quốc tế ở Việt Nam.
- Tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hành vi của doanh nghiệp lữ

hành quốc tế ở Việt Nam, góp phần xây dựng hành vi DLTN của doanh nghiệp.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Ba câu hỏi nghiên cứu được liệt kê bên dưới nhằm làm rõ các mục tiêu cụ thể nêu
trên, gồm có:
Câu hỏi 1: Yếu tố nào tác động đến thực hiện hành vi DLTN của doanh nghiệp lữ
hành quốc tế ở Việt Nam?
Câu hỏi 2: Các yếu tố khác nhau ở bên trong doanh nghiệp có mức độ tác động khác
nhau như thế nào tới hành vi DLTN của doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam?



5
Câu hỏi 3: Các yếu tố khác nhau ở bên ngồi có mức độ tác động khác nhau như
thế nào tới hành vi DLTN của doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là hành vi DLTN của các doanh nghiệp lữ hành.
Hành vi của các doanh nghiệp khơng phải mang tính chất cá nhân, mà mang tính chất tổ
chức. Do vậy, hành vi DLTN của các doanh nghiệp lữ hành cần được phân tích trong
mối quan hệ tương tác với yếu tố tổ chức cũng như các đối tượng khác, như là các bên
liên quan trong hoạt động du lịch bao gồm khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương,
cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đầu ra cho
doanh nghiệp, và nội bộ ban giám đốc và đội ngũ nhân viên bên trong doanh nghiệp.
Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (sau
đây viết thành “DNLHQT”) bởi hai lí do chính. Thứ nhất, chức năng, nhiệm vụ của các
DNLHQT hoàn toàn phù hợp với phạm vi đánh giá của DLTN. Các doanh nghiệp lữ
hành đóng vai trị trụ cột trong triển khai DLTN cũng như trong việc chuyển đổi cách
tiếp cận và áp dụng các tiêu chí của phát triển du lịch bền vững vào quá trình của họ
(UNWTO, 2017). Những doanh nghiệp này có thể điều chỉnh chiến lược của họ với mục
tiêu phát triển bền vững bằng cách thúc đẩy DLTN (UNWTO, 2016). Vậy nên, nghiên
cứu DNLHQT sẽ giúp đánh giá một cách tổng thể và toàn diện việc thực hiện hành vi
DLTN của doanh nghiệp.
Thứ hai, nhóm doanh nghiệp lữ hành nội địa chưa có động cơ hay áp lực xã hội
về thực hiện DLTN. Theo Tổng cục Du lịch (2015), số lượng các doanh nghiệp lữ hành
nội địa tăng trưởng nhanh chóng về số lượng (hơn 13000 doanh nghiệp trên cả nước đi
vào hoạt động), tuy nhiên quy định đối với nhóm này cịn khá dễ dàng, chẳng hạn như
khơng cần phải ký quỹ kinh doanh, không cần hướng dẫn viên, và không bắt buộc phải
gửi báo cáo hoạt động kinh doanh, và duy trì các hoạt động. Cơ quan chính quyền địa
phương vẫn chưa có chính sách kiểm sốt và quản lý hiệu quả. Điều này dẫn đến việc
một số doanh nghiệp không đủ năng lực kinh doanh, kinh doanh tự phát, manh mún,

chạy theo lợi nhuận, và thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành các quy định của pháp
luật (Viện Nghiên cứu lập pháp, 2016).
Trong khi đó, các DNLHQT nâng cao cả về chất lượng và số lượng, nhiều doanh
nghiệp xây dựng thương hiệu ngang tầm quốc tế và khu vực, nhiều tập đoàn lữ hành
quốc tế đầu tư vào Việt Nam. Để có thể cạnh tranh trong mơi trường quốc tế, các doanh
nghiệp càng cần nắm bắt các xu hướng du lịch và đưa ra các sản phẩm phù hợp


6
để thỏa mãn khách du lịch đồng thời tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý, mà xu
hướng hiện nay là du lịch bền vững. Vậy nên, nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào các
DNLHQT để thu thập dữ liệu và phân tích.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Thời gian điều tra và thu thập dữ liệu của nghiên cứu kéo dài
từ năm 2018 đến năm 2020. Trong đó, các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong hai giai
đoạn, cụ thể từ tháng 10/2018 đến tháng 01/2019 và trong tháng 5/2020. Dữ liệu từ điều
tra bảng hỏi được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 06/2019 đến tháng 02/2020.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung điều tra các DNLHQT ở thành phố Hà
Nội và Hồ Chí Minh bởi hai lí do chính sau. Thứ nhất, đặc điểm của phát triển du lịch có
tính phân vùng do sự khác biệt về tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế xã hội và hạ tầng
có sở vật chất kỹ thuật của từng vùng, do vậy việc lựa chọn các DNLHQT để khảo sát
cũng sẽ phân theo vùng địa lý. Thứ hai, theo thống kê của Tổng cục Du lịch (2018a),
tổng số các DNLHQT tập trung ở hai thành phố lớn của Việt Nam đã chiếm gần 80%
tổng số DNLHQT trên cả nước. Ngoài ra, hai thành phố này thuộc hai vùng phát triển du
lịch khác nhau là Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc và Vùng Đông
Nam Bộ. Vậy nên, việc lựa chọn tập trung nghiên cứu các DNLHQT ở thành phố Hà
Nội và Hồ Chí Minh là hồn tồn phù hợp.
Phạm vi nội dung và vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu của luận án sẽ tiếp cận
DLTN theo cách chú trọng vào tính trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động du
lịch. Tính đạo đức được xác định một cấu phần của tính trách nhiệm, và có thể đại diện

để giải thích cho hành vi có trách nhiệm của doanh nghiệp (Carroll, 1991; Carroll, 2016;
Baden, 2016). Do vậy, luận án sẽ tập trung vào hành vi đạo đức, một khía cạnh của hành
vi có trách nhiệm, để giải thích cho hành vi DLTN của doanh nghiệp. Phần giải thích chi
tiết về cách tiếp cận sẽ được trình bày trong Chương 2 của luận án.
Burrai và cộng sự (2019) đã tổng quan các quan điểm và cách tiếp cận với
DLTN, và đưa ra hai kết luận chính rằng: (1) Thứ nhất, vẫn cịn tồn tại những tranh luận
xung quanh khái niệm về DLTN. Tính trách nhiệm bao hàm nhiều khía cạnh, nhiều cấu
phần khiến cho việc giải thích khái niệm DLTN cũng được tiếp cận theo các cách khác
nhau. Trong một số tài liệu, các thuật ngữ góp phần giải thích cho DLTN có thể được sử
dụng thay thế cho khái niệm này. Cụ thể hơn, Stanford (2008) kết luận rằng đạo đức và
trách nhiệm là các thuật ngữ hay được nhắc đến trong các nghiên cứu về DLTN và được
một số tác giả sử dụng thay thế lẫn nhau (Goodwin & Francis, 2003). (2) Thứ hai, DLTN
có sự khác biệt về mặt khái niệm với du lịch bền


7
vững bởi lẽ DLTN nhấn mạnh vào tính thực tiễn, vào những hành vi thực hiện nhằm góp
phần đạt được mục tiêu du lịch bền vững. DLTN được coi là thực tiễn hóa khái niệm bền
vững vào hoạt động du lịch. Đến thời điểm hiện tại, nhận thức về DLTN trong xã hội nói
chung và của các học giả nói riêng như phân tích ở trên là căn cứ để tác giả lựa chọn
phạm vi nghiên cứu của luận án.

1.5. Khái quát về phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận án
Đề tài sẽ áp dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng để kiểm định giả thuyết nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đưa
ra. Phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành bằng phỏng vấn chuyên sâu các
chuyên gia, đại diện DNLHQT, và cơ quan quản lý về du lịch nhằm mục đích kiểm tra
đánh giá và phát hiện ra các nhân tố tác động mới trong bối cảnh văn hóa xã hội Việt
Nam. Kết quả của nghiên cứu định tính sẽ làm tiền đề để xây dựng phiếu điều tra cho
nghiên cứu định lượng được tiến hành sau đó.


1.5.1. Cách tiếp cận
Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hành vi DLTN của các DNLHQT ở Việt
Nam được tiếp cận theo cách tiếp cận hệ thống. Hoạt động du lịch mang tính liên ngành,
có nhiều bên tham gia, liên kết với nhau. Hành vi của các chủ thể tham gia trong hoạt
động du lịch có tác động tương hỗ lẫn nhau và đều chịu tác động của bối cảnh như điều
kiện kinh tế, chính trị, chính sách pháp luật, trình độ phát triển xã hội…Do vậy, việc
phân tích đánh giá các yếu tố tác động ở Việt Nam cần đặt trong bối cảnh xã hội Việt
Nam với các đặc trưng kinh tế - xã hội và các nét riêng biệt của điểm đến du lịch. Ngồi
ra, phân tích hành vi của doanh nghiệp cần đặt trong mối quan hệ tương tác giữa yếu tố
cá nhân và yếu tố tổ chức bởi vì doanh nghiệp là một tập hợp của những cá nhân có
cùng mục đích, mong muốn và cùng thực hiện theo văn hóa doanh nghiệp. Mối quan hệ
tương tác này sẽ tạo ra những tác động khác nhau đến từng giai đoạn trong hành vi ra
quyết định tham gia vào thực hiện DLTN. Các yếu tố tác động sẽ được tổng hợp lại và
phân tích trong các chương sau của luận án.

1.5.2. Khái quát về phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu sẽ tập hợp và hệ thống các
cơng trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học, các bài viết, số liệu thống kê ngành du lịch
và các ngành liên quan về vấn đề hành vi doanh nghiệp, hành vi đạo đức/trách nhiệm
của doanh nghiệp, các yếu tố tác động đến hành vi trách nhiệm/ đạo đức của doanh
nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phát triển DLTN, và phát triển du lịch bền
vững. Trên cơ sở tổng hợp và đánh giá thông tin từ nguồn tài liệu có sẵn này,


8
nghiên cứu sẽ phác họa tổng quan về phát triển DLTN trong các doanh nghiệp lữ hành
quốc tế ở Việt Nam, từ đó cũng đưa ra được khoảng trống nghiên cứu của luận án. Bên
cạnh đó, trong q trình phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp, luận án cịn sử dụng phương
pháp so sánh, đối chiếu. So sánh với hệ thống cơ sở lý luận đã có, so sánh giữa các tài

liệu của Việt Nam và quốc tế nhằm xác định những khoảng trống về mặt thực tiễn và lý
luận về thực hiện trách nhiệm trong phát triển du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, từ
đó đề xuất mơ hình nghiên cứu của luận án.
Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này sẽ được áp dụng với ba nhóm đối
tượng gồm có (1) DNLHQT (nhằm đánh giá mức độ phát triển DLTN ở Việt Nam dưới
góc nhìn của tổ chức/doanh nghiệp, xác định nhận thức, thái độ, hành vi cũng như
những yếu tố tác động tới các nội dung này của doanh nghiệp); (2) đại diện cơ quan
quản lý về du lịch (để lấy ý kiến của họ về thực trạng phát triển du lịch, tính trách nhiệm
và các yếu tố tác động đến thực hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế),
(3) chuyên gia trong lĩnh vực du lịch (để nhằm thu thập thông tin về đánh giá mơ hình,
đánh giá thang đo cho các biến trong mơ hình và một số đề xuất giải pháp cho nghiên
cứu).
Phương pháp bảng hỏi: Phương pháp này được áp dụng để thu thập thông tin
định lượng bằng cách phát phiếu bảng hỏi đối với các doanh nghiệp. Phương pháp này
sẽ giúp lượng hóa các nội dung liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi và mối quan hệ
giữa các nhóm yếu tố. Quy mơ mẫu thực tế thu thập được là 350 phiếu khảo sát từ
350 doanh nghiệp. Quy mô mẫu này đảm bảo với khả năng tiếp cận đồng thời đảm bảo

tính thống kê trong phân tích.

1.5.3. Khái quát về phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu định tính sau khi thu thập sẽ được mơ tả (descriptive), so sánh (the
making of comparions), và phát hiện ra mối quan hệ bản chất, góp phần vào điều chỉnh
và xây dựng mơ hình nghiên cứu (pattern), đồng thời bàn luận và lý giải kết quả từ
nghiên cứu định lượng.
Thơng tin định lượng sẽ được phân tích với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 22.0
và AMOS 22.0. Các kết quả thu được có tác dụng thống kê mơ tả (sử dụng Descriptive
statistics), giúp đưa ra các số liệu chứng minh cho mức độ dự định thực hiện hành vi,
thực hiện hành vi cũng như mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mơ
hình nghiên cứu (sử dụng phân tích bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM và phân tích

hồi quy).
Sơ đồ tiến trình nghiên cứu xin xem hình 1.1 bên dưới.


9

Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu
thứ cấp

Phân tích, so sánh, đối chiếu
các tài liệu

Phỏng vấn sâu

Điều tra bảng hỏi

Phân tích dữ liệu

Tổng hợp kết quả, viết đánh
giá, và nhận xét

Hình 0.1: Tiến trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả thiết kế

1.6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã giải thích được mức độ tác động khác nhau của các yếu tố đến hành
vi DLTN của DNLHQT ở Việt Nam bao gồm yếu tố cá nhân, yếu tố tổ chức, và áp lực

xã hội, trong đó áp lực xã hội là yếu tố tác động chính. Trong các nghiên cứu trước,
hành vi có trách nhiệm của doanh nghiệp chịu tác động chủ yếu bởi thái độ bên trong,

tác động của yếu tố xã hội bên ngoài khá mờ nhạt; tuy nhiên nghiên cứu hiện tại đang
chỉ ra xu hướng, đó là hành vi DLTN được quyết định bởi điều kiện xã hội bên ngoài.
Các nghiên cứu đi trước đã tiến hành kiểm chứng tác động của yếu tố xã hội đến
hành vi trách nhiệm ở những khía cạnh khác nhau, lĩnh vực, và phạm vi nghiên cứu khác
nhau; trong đó, chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing, kế toán
kiểm toán, sản xuất kinh doanh, ngân hàng, tại những nước phát triển như Bắc Âu, Úc,
NewZealand, Bắc Mỹ, và một số đến từ Trung Quốc. Nghiên cứu của luận án được thực
hiện ở Việt Nam, góp phần bổ sung một khía cạnh của khoảng trống nghiên cứu về


10
hành vi có trách nhiệm thay đổi theo bối cảnh. Nghiên cứu đã phân tích được yếu tố áp
lực xã hội trong thực tiễn ngành du lịch ở Việt Nam, đồng thời chứng minh tác động chủ
đạo của yếu tố này đến hành vi DLTN của các DNLHQT. Kết quả này đóng góp một
kiểm định thực nghiệm để chỉ ra một hành vi cụ thể, trong một xã hội cụ thể, đó là xã
hội Việt Nam.

1.7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được kết
cấu gồm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Bàn luận kết quả và hàm ý nghiên cứu.


11

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về du lịch có trách nhiệm
2.1.1. Mối quan tâm và các giai đoạn phát triển trong nghiên cứu về DLTN
Khái niệm DLTN ra đời từ những năm 1980, nhưng đến đầu những năm 2000
khái niệm này được đề cập rộng rãi ở Việt Nam. Hội thảo đầu tiên về chủ đề DLTN
được tổ chức ở Cape Town năm 2002, ngay trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về
du lịch bền vững tại Johannesburg. Hội thảo này đã đưa ra Tuyên bố Cape Town về
DLTN; theo đó DLTN được thực hiện trên ba phương diện: thứ nhất, phát triển du lịch
giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư tại điểm đến du lịch; thứ hai,
du lịch giúp tạo cơ hội kinh doanh tốt hơn; thứ ba, chương trình du lịch mang lại nhiều
trải nghiệm cho du khách trong chuyến đi.
Ở Việt Nam, cách tiếp cận phổ biến vẫn coi DLTN là một phương thức của phát

triển du lịch bền vững. Về mặt lý luận, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng DLTN là một định
hướng mà các bên tham gia trong lĩnh vực du lịch cần phải nhận thức được, để từ đó có
hành vi tương xứng nhằm hướng tới mục đích lâu dài là phát triển bền vững (Nguyễn
Văn Lưu, 2012; Trang Lê, 2013; Dương Quế Nhu, 2013; Vũ Quốc Trí, 2015). Các
nghiên cứu mới chỉ đưa ra các yếu tố tác động nhưng chưa làm rõ yếu tố tác động ra sao,
mức độ tác động thế nào. Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu đã chỉ ra được mơ hình các
bên liên quan trong DLTN, nêu rõ vai trị và vị trí của các bên liên quan, đề xuất yêu cầu
cụ thể cho các bên liên quan trong phát triển DLTN.
Tuy vậy, Wheeler (1991) đã chỉ trích quan điểm này khi cho rằng không thể coi
DLTN là một giải pháp để hướng tới phát triển bền vững bởi DLTN chỉ đưa ra những đề
xuất tầm vi mô trong khi phát triển bền vững cần những giải pháp vĩ mô lâu dài.
Goodwin (2011) cũng cho rằng bản chất của DLTN không đơn thuần là giải pháp của
phát triển bền vững. Đó là sự nhận thức và thực hiện hành vi có trách nhiệm của các bên
liên quan trong hoạt động du lịch, trong đó trách nhiệm lớn nhất thuộc về các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khách du lịch để có thể mang lại “những nơi
tốt đẹp cho mọi người sinh sống và viếng thăm” (tr, 102). DLTN chỉ ra những tác động
tiêu cực của phát triển du lịch đại chúng với mong muốn giảm thiểu tác động đó, đồng

thời chỉ ra cách thực hiện hoạt động du lịch nhằm tăng cường những tác động tích cực.
Cách tiếp cận của Goodwin (2011) về DLTN được đồng thuận bởi Leslie
(2012) và Mihalic (2016). Theo Leslie (2012), DLTN nên được hiểu là một đặc điểm


12
hành vi, ở đây là hành vi chịu trách nhiệm cho những hệ quả của việc sản xuất và tiêu
dùng du lịch tạo ra. Bên cạnh đó, Mihalic (2016) đưa ra mơ hình gồm 3 nhân tố - nhận
thức (awareness), chương trình nghị sự (agenda), và hành động (action) giải thích rõ q
trình diễn biến từ nhận thức đến hành vi trong DLTN.
Bên cạnh cách tiếp cận về DLTN như một phương thức để đạt được mục tiêu
phát triển bền vững, một số nghiên cứu đã đề cập đến nội hàm bên trong, cho thấy
DLTN tập trung nhiều vào ý thức và hành vi của các bên liên quan (Đỗ Cẩm Thơ, 2012;
Zhang và Lei, 2012; Ayazlar và Ayazlar, 2016). Tác giả Phạm Trương Hoàng (2015) đã
đưa ra các giai đoạn triển khai DLTN tại doanh nghiệp, cho rằng từ nhận thức đến hành
vi là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau của mỗi cá nhân và tổ chức tham
gia.
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng DLTN thực chất là quá trình diễn tiến của
hành vi, từ nhận thức tới dự định thực hiện, và ra quyết định thực hiện. Quá trình này
chịu sự tác động của các yếu tố nội bộ bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

2.1.2. Khái niệm du lịch có trách nhiệm
Khái niệm DLTN (responsible tourism) được nhìn nhận với nhiều quan điểm
khác nhau. Spenceley và cộng sự (2002) đưa ra một cách giải thích dễ hiểu về DLTN.
Theo các tác giả, DLTN nghĩa là mang lại những trải nghiệm du lịch tốt hơn cho khách
du lịch, những cơ hội kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp DLTN cũng như đảm
bảo cho cộng đồng dân cư địa phương có cuộc sống tốt hơn thơng qua việc gia tăng các
lợi ích kinh tế xã hội và nâng cao việc quản lý tài nguyên tự nhiên. Ngoài ra, Bramwell
và các cộng sự (2008) đã chỉ ra một số cách tiếp cận khác nhau trong các nghiên cứu về
DLTN. Cách tiếp cận đầu tiên chú trọng vào việc tiêu dùng và sản xuất các sản phẩm

dịch vụ du lịch, hay nói cách khác gắn DLTN với hành vi mua và tiêu dùng các sản
phẩm du lịch của khách du lịch (Budeanu, 2005; Budeanu, 2007; Kasim, 2007; Caruana
và cộng sự, 2014; Stanford, 2014).
Cách tiếp cận thứ hai tập trung vào phân tích các bên liên quan và mối liên hệ
giữa các bên quá trình thực hiện DLTN, cụ thể là doanh nghiệp, nhân viên trong các
doanh nghiệp, khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, và cơ quan quản lý du lịch.
Mối liên hệ giữa các bên là một trong những quan tâm hàng đầu của phát triển du lịch
bền vững, cụ thể là giữa lợi ích, nhu cầu, nguồn cung, tiêu dùng và sản xuất. Driha
(2018) đã chỉ ra nhiệm vụ, thách thức, và mối liên kết giữa các bên liên quan trong phát
triển du lịch bền vững. Camilleri (2015) cho rằng du lịch và các sáng kiến trách nhiệm
tạo ra những lợi ích chung cho cả doanh nghiệp và các bên liên quan trong du


13
lịch. Cùng với đó, DLTN cịn giúp thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng
đồng xã hội và các cơ quan quản lý du lịch, chia sẻ các lợi ích trong việc quản lý nhân
lực, phát triển thị trường, tiết kiệm chi phí, và vận hành kinh doanh. Trong khi đó, Byrd
(2007) lại nhấn mạnh vào vai trị của khách du lịch và cộng đồng chủ nhà trong phát
triển DLTN tại điểm đến, cụ thể là trong phát triển sản phẩm DLTN. Bởi theo tác giả,
mặc dù có nhiều bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch nhưng không nhất thiết
tất cả các bên đều tham gia với vai trị và vị trí như nhau. Ngồi ra, Godfrey (1998) tìm
hiểu về thái độ của các nhà quản lý du lịch đối với việc thực hiện DLTN và kết luận rằng
thái độ của cán bộ quản lý sẽ ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với việc thực hiện và sự
thành công của việc thực hiện DLTN, du lịch bền vững trong thực tế. Tác giả cũng chỉ ra
tính cấp thiết của mối liên hệ giữa cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư địa phương quan hệ công tư trong lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững.
Cách tiếp cận thứ ba xuất phát từ việc lựa chọn phân tích hành vi trách nhiệm và
đạo đức của cá nhân hay hành vi trách nhiệm và đạo đức của tổ chức. Giá trị đạo đức
của cá nhân và các tiêu chuẩn xã hội có mối liên hệ tương hỗ lẫn nhau. Theo Fennell và
Malloy (2007), những tiêu chuẩn về đạo đức là cơ sở cho ý định về DLTN. Các nhà
nghiên cứu về DLTN tập trung vào phân tích thái độ, hành vi, và quá trình ra quyết định

của cá nhân khách du lịch, hay còn được gọi là “khách DLTN” (Caruana và cộng sự,
2014; Goodwin và Francis, 2003; Stanford, 2014; Lee và cộng sự, 2017). Những người
khác nghiên cứu về hành vi trách nhiệm của doanh nghiệp và đặt trong mối quan hệ với
“trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”. Raviv và cộng sự (2013) đã thực hiện nghiên
cứu phỏng vấn với 24 quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và tìm ra
rằng các doanh nghiệp kinh doanh trách nhiệm hiếm khi bị tác động bởi yếu tố bên
ngồi, họ sẽ có xu hướng thực hiện nhiều hơn và đầu tư tiền vào thực hiện; ngược lại các
doanh nghiệp hoạt động theo xu hướng cạnh tranh sẽ chịu nhiều tác động từ mơi trường
kinh doanh bên ngồi và các lợi thế cạnh tranh để tham gia vào thực hiện DLTN, và họ
giải thích DLTN như một cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng cho
thấy nhiều rào cản ngăn cản họ thực hiện các biện pháp thúc đẩy DLTN hơn.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cịn tiếp cận DLTN dưới góc nhìn hành vi thực hiện
hoạt động du lịch, đi từ nhận thức, thái độ, đến hành động. Cụ thể như sau:
“DLTN xuất phát từ nhận thức đến hành vi và trách nhiệm của mỗi cá nhân,
doanh nghiệp, tổ chức đối với môi trường tự nhiên và xã hội, DLTN đưa ra những yêu
cầu cụ thể đối với các bên tham gia trong hoạt động du lịch. Q trình thực hiện DLTN
khơng chỉ là những hành động nhất thời mà là cả một quá trình thay đổi từ


14
nhận thức cho tới cách thức thực hiện hành vi trong hoạt động du lịch của tất cả các
bên có liên quan” (Phạm Trương Hoàng, 2015, tr. 42).
Cách tiếp cận này có sự kế thừa và phát triển các quan điểm về DLTN trong
nghiên cứu của Husbands và Harrison (1996), Bramwell và cộng sự (2008), Goodwin
(2011), và Leslie (2012). DLTN không phải là một sản phẩm hay một thương hiệu du
lịch, mà nó đại diện cho các kế hoạch, chính sách, và các chiến lược phát triển du lịch
nhằm đảm bảo rằng lợi ích được phân chia tối ưu giữa các bên liên quan như cộng đồng
dân cư, chính quyền, khách du lịch, và các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (Husbands and
Harrison, 1996; trích trong Leslie, 2012, tr. 20). DLTN không phải đề cập đến cách thức
thực hiện du lịch với quy mô nhỏ thay cho du lịch đại chúng; thay vào đó nhấn mạnh

vào hành vi của cá nhân, cụ thể hơn là nhận thức được tầm quan trọng cũng như cảm
thấy được trách nhiệm của mình trong việc phát triển du lịch tại các điểm đến du lịch
cùng với các bên liên quan khác (Gilbert và cộng sự, 1994). DLTN đòi hỏi sự thay đổi
của một tập hợp các giá trị, hành động để tiến tới một sự cải tiến trong cách triển khai
hoạt động du lịch của tất cả các bên liên quan bao gồm khách du lịch, nhà cung cấp sản
phẩm dịch vụ du lịch, cộng đồng địa phương, và Nhà quản lý về du lịch. Sự biến chuyển
này có thể là nhận thức hơn về các tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa - xã hội,
quan tâm hơn đến cộng đồng chủ nhà và môi trường của điểm đến du lịch, hay có thể là
chiến lược phát triển du lịch chi tiết và có tính khả thi hơn.
Quan điểm của UNWTO về DLTN cũng nhấn mạnh vào cách thức hoạt động và
vận hành của tồn ngành du lịch theo cách có trách nhiệm nhằm hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững. UNWTO (2016) cho rằng phát triển DLTN phải trở thành cam kết và
trách nhiệm của toàn cầu. Để du lịch đạt được mục tiêu phát triển bền vững và mang lại
nhiều lợi ích hơn cho xã hội, việc cần thiết là phải hoạt động một cách có trách nhiệm.
Cụ thể hơn, đó là ngành du lịch sẽ “… mang lại điều kiện làm việc tốt cho tất cả mọi
người, thúc đẩy văn hóa và các sản phẩm địa phương, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và
do vậy sẽ bảo tồn được tính hấp dẫn độc đáo của mỗi điểm đến du lịch” (tr.5).
Như vậy, qua các định nghĩa và quan điểm khác nhau về DLTN, có thể nhận thấy
rằng DLTN khơng phải là một loại hình du lịch dựa trên nguyên tắc cơ bản là tôn trọng
những người khác và tôn trọng môi trường. DLTN đơn thuần là sự thay đổi, cải tổ trong
quá trình thực hiện hoạt động du lịch để nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do du
lịch mang lại. DLTN đòi hỏi các DNLHQT phải thể hiện tính trách nhiệm trong việc ra
quyết định và thực thi các hành động của mình, đảm bảo mục tiêu gia


15
tăng lợi ích kinh tế cho các bên tham gia, bảo tồn văn hóa xã hội, và bảo vệ mơi trường
- tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến du lịch, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực

(UNEP và WTO, 2005). DLTN bao gồm một tập hợp các “nguyên tắc có trách nhiệm”

(responsible principles) mà mọi loại hình du lịch, bao gồm cả các loại hình du lịch thay
thế nên thực hiện theo (Kilipirisa và Zardava, 2012). DLTN thực chất là cách thức thực
hiện hoạt động du lịch, đi liền với tất cả các loại hình du lịch thay thế cho du lịch đại
chúng (Leslie, 2012), hay nói cách khác DLTN chính là những thay đổi trong hành vi
tham gia vào hoạt động du lịch của tất cả các bên liên quan - theo hướng có trách nhiệm
với mơi trường, xã hội, và kinh tế (Goodwin, 2011). Theo đó, DLTN nhấn mạnh vào
hành vi có trách nhiệm với kinh tế, xã hội, và môi trường trong các hoạt động du lịch,
và đây chính là cách tiếp cận về DLTN được sử dụng xuyên suốt trong luận án.
Cách tiếp cận này cũng chỉ ra rằng DLTN chính là cách thức doanh nghiệp thực
hiện trách nhiệm xã hội của mình (CSR) trong lĩnh vực du lịch. Định nghĩa về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đưa ra bởi Sexty (2011) đã khẳng định thêm sự
tương đồng giữa quan điểm DLTN và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh
vực du lịch.
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được hiểu là những hành vi có
trách nhiệm của doanh nghiệp với kinh tế, xã hội, và môi trường để đảm bảo đáp ứng
được kỳ vọng của các cổ đông và các bên liên quan khác trong quá trình vận hành kinh
doanh” (Sexty, 2011: tr. 139).

2.2. Mối liên hệ giữa hành vi DLTN và hành vi đạo đức của doanh nghiệp
Hành vi đạo đức của doanh nghiệp đã được đề cập từ những năm đầu của thế kỷ
20, cụ thể là nghiên cứu của Ross (1930). Tuy nhiên, phải đến cuối những năm 1980 chủ
đề này thực sự trở thành mối quan tâm lớn của các nhà triết học, nghiên cứu, tư vấn, và
quản lý. Hành vi đạo đức được hiểu là những hành vi hợp pháp và được chấp nhận về
mặt đạo đức trong cộng đồng xã hội (Jones, 1991).
Carroll (1991) đưa ra một kim tự tháp để giải thích bản chất hành vi trách nhiệm
của doanh nghiệp đối với xã hội. Theo đó, trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp phải
thực hiện bao gồm bốn cấu phần, sắp xếp thứ tự như bốn nấc thang của một kim tự tháp,
lần lượt là trách nhiệm kinh tế (kinh doanh thu được lợi nhuận); trách nhiệm tuân theo
luật pháp; trách nhiệm thực hiện quy chuẩn đạo đức, tránh gây tổn hại cho xã hội; trách
nhiệm là một doanh nghiệp kinh doanh tốt, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng xã hội.

Trách nhiệm kinh tế ở phía dưới cùng, được coi là nền tảng, chủ đạo. Chỉ khi doanh
nghiệp hoàn thành trách nhiệm kinh tế thì mới thực hiện đến các trách


16
nhiệm tiếp theo. Tuy nhiên, Noamene và Elouadi (2015) cũng chỉ ra rằng mặc dù các
nghiên cứu đều công nhận bốn cấu phần tạo nên trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
xã hội nhưng mức độ quan trọng của mỗi thành phần là khác nhau tùy thuộc vào văn hóa
của từng quốc gia cũng như cấu trúc của mỗi doanh nghiệp.
(1) Carroll (2016) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá lại mức độ quan trọng của

bốn yếu tố cấu thành nên tính trách nhiệm như trong mơ hình kim tự tháp đưa ra năm
1991. Tác giả cho rằng yếu tố đạo đức “thấm vào” (permeate) trong các khái niệm, các
cấu phần của hành vi có trách nhiệm của doanh nghiệp. “… Mặc dù trách nhiệm đạo
đức được mô tả là một nấc thang riêng trong kim tự tháp trách nhiệm của doanh nghiệp
với xã hội, nó cũng nên được xem như một yếu tố “cắt xuyên qua” (cut through) và
“nhúng” (saturate) trong toàn bộ kim tự tháp. Những cân nhắc về đạo đức có trong các
nấc thang trách nhiệm khác...” (Carroll, 2016, tr.5).
Quan điểm về trách nhiệm đạo đức được hiểu là việc doanh nghiệp thực hiện các
hoạt động theo các quy chuẩn và chính sách được mong đợi và khơng bị cấm bởi tồn xã
hội, hướng tới những điều tốt đẹp (Carroll, 2016; Singhapakdi và cộng sự, 1996a; Jones,
1991; Rest, 1986). Theo đó, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm và đáp ứng đầy đủ những
kỳ vọng của khách hàng, của nhân viên, cổ đông của doanh nghiệp, và cộng đồng cùng
với các bên liên quan khác. Yếu tố đạo đức xuất hiện trong cả trách nhiệm kinh tế, trách
nhiệm tuân thủ luật pháp và trách nhiệm từ thiện. Trong trách nhiệm kinh tế, kỳ vọng
phải kinh doanh có lợi nhuận như một phần thưởng xứng đáng cho những gì đã đầu tư
của chủ doanh nghiệp và các cổ đông mang tính đạo đức. Với trách nhiệm pháp lý, cần
thừa nhận rằng hầu hết các luật và quy định được đưa ra, phát triển dựa trên một số vấn
đề đạo đức, ví dụ: mối quan tâm về an tồn tiêu dùng, an tồn của nhân viên, mơi trường
tài ngun, cộng đồng xã hội. Cuối cùng, trách nhiệm từ thiện sẽ được thúc đẩy bởi yếu

tố đạo đức khi mà doanh nghiệp cố gắng để thực hiện những hành vi đúng đắn mặc dù
một số doanh nghiệp theo đuổi các hoạt động từ thiện như một quyết định thực dụng chỉ
để được coi là một doanh nghiệp tốt của xã hội, họ coi đó là điều đạo đức cần làm.
Nhiều học giả cũng đồng tình với quan điểm của Carroll (2016) rằng đạo đức là
khía cạnh chủ đạo trong trách nhiệm mà doanh nghiệp thể hiện với xã hội. Porter và
Kramer (2006) cho rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có liên quan đến bốn luận
điểm chính, bao gồm nghĩa vụ đạo đức, tính bền vững, danh tiếng doanh nghiệp, và giấy
phép kinh doanh. Theo Puncheva-Michelotti và cộng sự (2018), các vấn đề đạo đức
trong kinh doanh buộc doanh nghiệp phải thực hiện hành vi phù hợp với kỳ vọng xã hội
hoặc tiêu chuẩn xã hội, do vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng


×