Tải bản đầy đủ (.docx) (229 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu thực trạng thể chất của sinh viên trường đại học quốc gia lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 229 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
––––––––––––––––––––––––––

BOUNLY PATSAPHANH

THỰC TRẠNG THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
QUỐC GIA LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

BẮC NINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
––––––––––––––––––––––––––

BOUNLY PATSAPHANH

THỰC TRẠNG THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
QUỐC GIA LÀO

Ngành: Giáo dục học
Mã số:

9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

2. TS. Đàm Trung Kiên

BẮC NINH, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án
là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào.
Tác giả luận án

Bounly patsaphanh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


MỤC LỤC
Phần mở đầu……………………………………………………………..

1

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu………………………....

6


1.1 Giới thiệu chung về sự phát triển của nước CHDCND Lào........................... 6
1.1.1 về lịch sử………………………………………………………..

6

1.1.2 Về địa lý................................................................................................................................. 6
1.1.3 Về chính trị………………….………….………………….…....

7

1.1.4 Về kinh tế - xã hội............................................................................................................ 7
1.1.5 Về giáo dục………………………………………………..........

8

1.1.6 Về thể dục thể thao.......................................................................................................... 9
1.2 Giới thiệu chung về Trường Đại học Quốc gia Lào........................................... 10
1.2.1 Sự phát triển của Trường Đại học Quôc Gia Lào.......................................... 10
1.2.2 Cơ sở lỵ luận về mục tiều, nhiệm vụ và chường trình GDTC của
nước Cộng Hịa Dân Chủ Nhân Lào................................................................................ 11
1.3 Quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và thể
thao............................................................................................................................................................ 15
1.3.1Quan điểm về giáo dục................................................................................................. 15
1.3.2 Quan điểm về giáo dục thể chất và thể thao.................................................... 17
1.4 Hệ thống một số khái niệm có liên quan................................................................... 19
1.4.1. Sức khỏe............................................................................................................................ 19
1.4.2. Phát triển thể chất......................................................................................................... 20
1.4.3. Hoàn thiện thể chất...................................................................................................... 20
1.4.4. Giáo dục thể chất.......................................................................................................... 21
1.4.5. Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thể chất................................................................ 23

1.5 Các quan điểm phát triển và vai trò tố chất thể lực cho sinh viên
theo lứa tuổi......................................................................................................................................... 26
1.5.1 Các quan điểm phát triển tố chất thể lực cho sinh viên theo lứa
tuổi..................................................................................................................................................... 26
1.5.2 Vai trò của tố chất thể lực trong phát triển thể chất...................................... 29


1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh, sinh viên..............30
1.6.1 Yếu tố sinh lý lứa tuổi................................................................................................. 30
1.6.2 Yếu tố tâm lý.................................................................................................................... 31
1.6.3 Các yếu tố bẩm sinh-di truyền và môi trường................................................ 32
1.6.4 Yếu tố dinh dưỡng......................................................................................................... 33
1.6.5 Yếu tố xã hội..................................................................................................................... 34
1.6.6 Yếu tố hình thái............................................................................................................... 36
1.7 Các cơng trình nghiên cứu có liên quan.................................................................... 37
1.7.1 Cơng trình nghiên cứu ở trong nước…........................................

37

1.7.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài………………………….....

37

Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu......................................................... 41
2.1 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 41
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 41
2.1.2 Phương pháp quan sát sư phạm.............................................................................. 41
2.1.3 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.......................................................................... 42
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm.............................................................................. 43
2.1.5 Phương pháp kiểm tra y sinh………………………………….


48

2.1.6 Phương pháp toán học thống kê............................................................................. 50
2.2 Tổ chức nghiên cứu................................................................................................................. 52
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận................................................................... 53
3.1. Lựa chọn chỉ tiêu, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phát
triển thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào…………..

53

3.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn việc lựa chọn các Test đánh giá sự
phát triển thể lực của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào......................... 53
3.1.2. Lựa chọn Test đánh giá phát triển thể chất của sinh viên Trường
Đại học Quốc gia Lào.............................................................................................................. 54
3.1.3. Xác định tính thơng báo và độ tin cậy của Test............................................ 57
3.1.4 Thực trạng phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học quốc
gia Lào............................................................................................................................................. 59


3.1.5 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực trạng phát triển thể chất của
sinh viên trường Đại học quốc gia Lào........................................................................... 62
3.1.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1.......................................................... 66
3.2. Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại
học Quốc gia Lào.............................................................................................................................. 77
3.2.1 Thực trạng chương trình giáo dục thể chất mơn học giáo dục thể
chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào.................................................... 77
3.2.2 thực trạng về các yếu tố và các điều kiện đảm bảo cho công tác
giáo dục thể chất và thể thao Trường Đại học Quốc gia Lào..............................87
2.2.3 . Thực trạng về kết quả học tập và ren luyện thể chất của sinh

viên Trường Đại học Quốc gia Lào.

89

3.2.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2.......................................................... 94
3.3 Đánh giá đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại
học Quốc gia Lào.............................................................................................................................. 99
3.3.1 Tổ chức thực nghiệm.................................................................................................. 99
3.3.2 Diễn biến thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia
Lào…………………………………………………………………….

101

3.3.3 Diễn biến phân loại thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc
gia Lào........................................................................................................................................... 111
3.3.4 Kiểm nghiệm và ứng dụng trong thực tiễn các tiêu chuẩn đánh
giá thực trạng phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc
gia Lào........................................................................................................................................... 124
3.3.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3........................................................ 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................ 132
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUÂN
ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể

Số


loại

TT
3.1

32

3.3

3.4

3.5

3.6

Biểu

3.7

bảng
3.8

3.9

3.10

3.11



3.12


Thể

Số

loại

TT
3.13

3.14

3.15

3.16

3.17

3.18

Biểu

3.19

bảng
3.20

3.21


3.22

3.23



Thể

Số

loại

TT
3.24

3.25

3.26

3.27

3.28

3.29

Biểu

3.30


bảng
3.31

3.32

3.33



Thể

Số

loại

TT
3.34

3.35
Biểu
bảng

3.36

3.37

3.38

3.39


3.40

3.41

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7


Biểu
đồ

3.8
3.9


Thể

Số

loại

TT
3.10
311
3.12

3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đang bước vào thời kỳ
đổi mới cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhất là sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước đã đề ra 4 đột phá phát triển, trong đó quan
trọng nhất là đột phá phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực để
làm cho đất nước thoát khỏi từ đất nước kém phát triển trở thành một đất nước
đang phát triển trong khu vực và thế giới.
Nền giáo dục của nước CHDCND Lào là phát triển theo 5 giáo dục học cơ
bản (bao gồm: Đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, thể chất và giáo dục nghệ thuật) và
3 thuộc tính (bao gồm: tính quốc gia, tính khoa học và tính xã hội).
Giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học là bộ phận đặc biệt quan trọng
không thể thiếu trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất
đạo đức ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đào tạo con
người mới phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mặc dù có tầm quan trọng nhưng khơng có nghĩa là GDTC ở các trường được
thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc và có chất lượng để đạt được những nhiệm
vụ đặt ra. Giờ học GDTC đôi khi chưa được thực hiện đều đặn, trong khi đó thực
trạng cơng tác GDTC ở nước CHDCND Lào nói chung và Trường Đại học Quốc
gia Lào nói riêng cịn nhiều hạn chế như: Chất lượng giờ học GDTC thấp, tài liệu

giảng dạy chưa đủ, giáo viên giảng dạy cịn ít, trình độ chun mơn cịn chưa đồng
đều, đặc biệt là trang thiết bị, dụng cụ tập luyện. Ngoài ra việc bồi dưỡng nâng cao
trình độ, chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý GDTC và thể thao trường học cịn ít
được quan tâm do đó chất lượng cịn yếu và khơng đều. Điều này ảnh hưởng khơng
nhỏ đến q trình tổ chức rèn luyện thể chất cho sinh viên.
Để đạt được những mục tiêu của GDTC cho sinh viên trước tiên cần phải
đánh giá đúng thực trạng rèn luyện thân thể đối với sinh viên theo độ tuổi trong
những giai đoạn cụ thể. Việc tổ chức nghiên cứu xây dựng rèn luyện thân thể cho
sinh viên khơng chỉ có ý nghĩa đánh giá về sức khoẻ, mà còn căn cứ để so sánh


2

sự phát triển năng lực vận động của sinh viên giữa các vùng, hoặc giữa các quốc
gia trong khu vực và thế giới, cũng như tìm ra các quy luật phát triển thể chất
theo lứa tuổi đối với Quốc gia Lào. Đó là cơ sở khoa học để xây dựng nội dung,
chương trình giáo dục thể chất cho phù hợp và đạt hiệu quả cao trong các nhà
trường và Trường Đại học Quốc gia Lào.
Trong những năm gần đây công cuộc đổi mới của đất nước, công tác thể
dục thể thao trường học càng trở thành công việc quan trọng và cấp bách nhằm
phục vụ đắc lực trong chiến lược đào tạo con người của Đảng và Nhà nước, đặc
biệt là sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhân dân cách mạng
Lào. Tình hình kinh tế - xã hội nước CHDCND Lào đã và đang có những
chuyển biến tích cực theo đường lối đổi mới đó là những nhiệm vụ hết sức quan
trọng và cấp bách đối với những người làm cơng tác GDTC nói chung và cán bộ
thể thao nói riêng. Đặc biệt là trực tiếp phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo
đội ngũ cán bộ của nhà trường.
Trường Đại học Quốc gia Lào là trường đại học lớn nhất của nước
CHDCND Lào. Trường Đại học Quốc gia Lào được thành lập theo nghị định số
50/TTCP, ngày 09/06/1996 của Thủ tướng Chính phủ và mở lớp đại học đầu tiên

vào ngày 05/11/1996, đến nay Trường Đại học Quốc gia Lào đã trở thành trung
tâm đào tạo nguồn nhân lực của nước CHDCND Lào. Trường Đại học Quốc gia
Lào gồm 13 trường Đại học thành viên, đào tạo hơn 96 chuyên ngành với 171
chương trình đào tạo khác nhau. Trường nằm ngay thủ đô Viêng Chăn.
Trong những năm gần đây, Trường không chỉ là trung tâm đào tạo các
ngành nghề cho các cơ quan trên cả nước mà còn là trung tâm điều hành Liên
đồn thể thao sinh viên Lào, có trách nghiệm tổ chức hoạt động thi đấu Đại hội
TDTT sinh viên Toàn quốc, chuẩn bị và đưa VĐV đi thi đấu tại Đại hội TDTT
sinh viên Đông Nam Á và Đại hội TDTT sinh viên Châu Á, Thế giới.
Trường Đại học Quốc gia Lào là trường đại học lớn nhất của cả nước với mục
tiêu chung đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ
năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học
và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có khả năng sáng


3

tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với mơi trường làm việc, có ý thức
phục vụ nhân dân. Chương trình GDTC của Trường Đại học Quốc gia Lào gồm
80 tiết, học duy nhất một học kỳ, thực hiện không đồng đều và chưa có bộ tiêu
chuẩn đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, trong thời gian qua hầu như chưa có cơng
trình nào nghiên cứu liên quan đến trực trạng thể chất tại Trường Đại học Quốc
gia Lào.
Vấn đề nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn thể lực đối với sinh viên các
trường đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Lê Trí Trường (2013),
Phạm Đức Tồn (2014), Đỗ Hữu Trường (2014), Phạm Quang Long (2013),
Đồng Hương Lan (2016)... những cơng trình trên là cơ sở trong nghiên cứu về
thể chất đối với sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào. Song từ trước đến nay
ở Trường Đại học Quốc gia Lào chưa có cơng trình nào nghiên cứu về phát triển
thể chất đối với sinh viên cũng như chưa có bộ tiêu chuẩn nào dành riêng cho

đối tượng các cấp học của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào.
Từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn có được thơng tin chính xác và
khách quan, kịp thời nắm bắt được thực trạng phát triển thể chất của sinh viên
Trường Đại học Quốc gia Lào hiện nay, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên
cứu đề tài “Thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường Đại
học Quốc gia Lào, chúng tơi tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu có tính khả thi để
đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào, góp
phần phát triển phong trào TDTT cho Trường và đất nước. Kết quả nghiên cứu
của luận án sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác rèn luyện thể chất cho sinh viên
Trường Đại học Quốc gia Lào nói riêng và sinh viên các trường Đại học của
nước CHDCND Lào nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:


4

Nhiệm vụ 1. Lựa chọn chỉ tiêu, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phát
triển thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào
Nhiệm vụ 2. Thực trạng công tác GDTC cho sinh viên Trường Đại học
Quốc gia Lào.
Nhiệm vụ 3. Đánh giá đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên Trường
Đại học Quốc gia Lào
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
-


Thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào.

Khách thể nghiên cứu: Cán bộ, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Lào và

sinh viên nam, nữ năm thứ nhất đến năm thứ tư Trường Đại học Quốc gia Lào

-

Số lượng mẫu nghiên cứu: 30 chuyên gia, 50 cán bộ, giảng viên và 1782

sinh viên nam, nữ Trường Đại học Quốc gia Lào
-

Địa điểm nghiên cứu tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và Trường Đại

học Quốc gia Lào.
-

Thời gian nghiên cứu: tháng 12/2015- tháng 12/2020

Giả thuyết khoa học:
Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào
cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình kiểm tra và chưa đáp ứng đầy đủ yêu
cầu cơng tác GDTC. Ngun nhân chính khơng chỉ do sinh viên mà do cả quá
trình đào tạo GDTC và đơn vị thực hiện GDTC. Nếu đánh giá đúng thực trạng
thể chất và tìm ra các giải pháp phù hợp sẽ khắc phục được những khó khăn và
hạn chế nói trên, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại
học Quốc gia Lào. Trên cơ sở đó có định hướng nâng cao thể chất cho sinh viên
các trường đại học ở nước CHDCND Lào.
Ý nghĩa khoa học của luận án:

Kết quả nghiên cứu của luận án đã đánh giá được công tác GDTC, xây
dựng được các Test đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên và đánh giá được


5

mặt bằng chung về thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia
Lào cũng như công tác GDTC của Nhà trường, từ đó tiến hành tổ chức, quản lý
hoạt động tập luyện TDTT phù hợp với điều kiện thực tiễn của Nhà trường, góp
phần phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Đánh giá thực trạng công tác GDTC, điều kiện đảm bảo và nội
dung GDTC của Trường Đại học Quốc gia Lào. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh
giá thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Quốc gia Lào. Đồng thời
xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất của đối tượng nghiên cứu, từ
đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDTC trong điều kiện thực
tiễn hiện nay.


6

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về sự phát triển của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào
1.1.1. Về lịch sử
Lịch sử phát triển của nước CHDCND Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự
thống trị của vương quốc Nam Chiếu. Mãi cho đến thế kỷ 14, vua Pha Ngum lên
ngôi đổi tên nước thành Vương Quốc Lạn Xang hay còn gọi là đất Nước Triệu Voi.
Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, Vương Quốc Lào Lạn Xang nhiều lần phải chống các

cuộc xâm lược của Miến Điện (Myanma) và Sa Yam (Thái Lan). Đến thế kỷ 18, Sa
Yam giành quyền kiểm soát đất nước Vương Quốc Lào Lạn Xang. Đến thế kỷ 19
các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp và bị sáp nhập vào Đông
Đương vào năm 1893. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở
Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12/10/1945, Lào
tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Vương Quốc Lào Lạn
Xang lần nữa và mãi đến năm 1975 phong trào cộng sản Pa Thet Lào do hoàng thân
Souphanouvong Lãnh đạo đã xóa bỏ chính quyền vương quốc Lào Lạn Xang. Ngày
2/12/1975 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân
chủ, thành lập nước CHDCND Lào. Ngày nay cũng được lấy làm ngày quốc khánh
của nước CHDCND Lào [69].

1.1.2. Về địa lý
Nước CHDCND Lào, trước đây gọi là Vương quốc Lào Lạn Xạng, hay còn
gọi là đất nước Triệu Voi, có tổng diện tích 236.800 km2, có đường biên giới giáp

5 Quốc gia Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Mi-anma 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Campuchia 492 km và
phía Đơng giáp Việt Nam 2.067 km đường biên là đường biên giới dài nhất. Lào có
17 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 10 tỉnh chung đường biên
giới với Việt Nam với chiều dài 2067 km. Dân số của Lào hiện nay có khoảng 6.8
triệu người, bao gồm ba bộ tộc chính là Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Sủng


7

(Hơ mơng), ngồi ra cịn có khoảng gần 5% là người Việt, Người Hoa, người
Thái cùng chung sống, chủ yếu tập trung ở các tỉnh và thành phố.
Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai
mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11,
tiếp theo đó là mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn
khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Cham Pa Sắc.
Lào cũng là quốc gia có nhiều lồi động vật q hiếm trên thế giới sinh
sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ...[77]
1.1.3. Về Chính trị
Đảng chính trị duy nhất của Lào là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người
đứng đầu nhà Nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm.
Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử
và Quốc hội thơng qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo
thơng qua 11 ủy viên Bộ Chính trị và 69 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết
sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.
Lào thông qua Hiến pháp mới lần đầu tiên năm 1991. Trong năm sau đó đã
diễn ra bầu cử Quốc hội với 85 đại biểu. Các thành viên quốc hội được bầu bằng
bỏ phiếu kín. Quốc hội do cuộc bầu cử năm 1997 tăng lên thành 99 đại biểu đã
thông qua các đạo luật mới mặc dù cơ quan hành pháp vẫn giữ quyền phát hành
các sắc lệnh liên quan. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra từ ngày 20 /03/ 2016
với 149 đại biểu [71].
1.1.4. Về kinh tế - xã hội
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, khơng có đường thơng ra biển, có biên giới
giáp với 5 quốc gia như: miền Bắc giáp với Trung quốc, miền Nam giáp với
Campuchia, miền Đông giáp với Việt Nam và miền Tây giáp với Thái Lan và Miến
điện (Meanmar), địa lý chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một
số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng Sơng Mê kông hoặc các phụ lưu như đồng
bằng Viêng Chăn, Sa Văn Na Khêt và Chăm pa sắc. Sau khi giải phong nước


8

CHDCND Lào nền kinh tế còn lạc hậu và kém phát triển và trong những năm gần
đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế - xã hội do các kỳ đại hội và các chương

trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt được
thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ
tăng tốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Lào đã giành được
độc lập, quyền dân chủ, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển thành hệ thống, GDP liên tục phát triển,
thu nhập bình quân đầu người trong năm 2015 đạt 1.970 USD, vượt 16 lần so với
năm 1985, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,59%, tỉ lệ hộ gia đình tiêu thụ điện trên
phạm vi tồn quốc chiếm 89%, 100% các huyện trên phạm

vi
[66].

toàn quốc sử dụng điện thoại, hơn 51.597 km tuyến đường giao thông

1.1.5. Về giáo dục
Lào có lịch sử phát triển giáo dục lâu đời, dân tộc Lào có truyền thống hiếu
học, trong thời kỳ phong kiến, giáo dục chủ yếu để tuyển chọn tầng lớp quan lại
và tầng lớp trí thức nhằm duy trì và phát triển chế độ phong kiến đương thời.
Cuối thế kỳ XIX và đầu thế kỳ XX, nước CHDCND Lào là thuộc địa của
Pháp, nền giáo dục mà người Lào dựng lên trong lịch sử được thay thế bằng nền
giáo dục của Pháp, chủ yếu để đào tạo nhân lực phục vụ cho bộ máy cai trị của
thực dân Pháp.
Sau khi đất nước CHDCND Lào được giải phóng hồn tồn và tun ngơn
độc lập vào ngày 02/12/1975. Trên cơ sở truyền thống phát triển lâu dài của nền
giáo dục Lào, trải qua các thời kỳ sau những lần đổi mới cải cách giáo dục trong
suốt thời kỳ năm 1975 – 2017, hệ thống giáo dục hiện nay được quy định tại
điều 10 của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2007 của nước. Hệ thống giáo
dục hiện nay bao gồm [56; 57; 60; 75]
(1). Hệ thống giáo dục quốc đân gồm giáo dục chính quy và giáo dục
khơng chính quy.

(2). Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục bao gồm:
Giáo dục Mầm non: Có nhà trẻ và mâu giáo


9

Giáo dục Phổ thơng: Có tiểu học, trung học có sở và trung học phổ thơng.
Giáo dục Nghề nghiệp: Có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
Giáo dục Đại học: Có trình độ Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ.
1.1.6. Về thể dục thể thao
Sau khi đất nước được giải phóng hồn tồn, Đảng và Nhà nước chú trọng
phát triển TDTT nhiều hơn và tổ chức lại hệ thống hoạt động TDTT, coi việc
đào tạo nguồn nhân lực và phát triển GDTC là mục tiêu hàng đầu để thực hiện
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với nhiệm vụ to lớn mà Đảng và Nhà
nước giao cho, đến năm 1978, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đổi tên
Trường THCS TDTT Viêng Chăn trở thành Trường Trung học TDTT của Lào
với mục tiêu nâng cao kiến thức cho nhân lực ngành TDTT phục vụ cho các
trường tiểu học, trường phổ thông trung học, trường học nghề.....trên toàn quốc
và làm bước đệm để phát triển phịng trào TDTT cho tồn xã hội.
Đến năm 1980, lần đầu tiên nước CHDCND Lào được tham dự Đại hội
TDTT lớn nhất trên hành tinh đó là Thế vận hội Olympic tại thủ đô Moscow
nước Liên Xô cũ (nay là liên bang Nga). Từ đó đến nay, nước CHDCND Lào là
một thành viên của phong trào Olympic và tham gia tích cực vào các kỳ thế vận
hội như: năm 1988 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, năm 1992 tại Barcelona, Tây
Ban Nha...
Năm 1982, lần đầu tiên nước CHDCND Lào tham dự Đại hội TDTT Châu
Á được tổ chức tại thủ đô New delhi, Ấn Độ và tiếp tục tham dự đến ngày nay.
Trong đó, thành tích tốt nhất của Lào tại Đại hội là giành huy chương bạc môn
Quyền Anh năm 1990 tại Trung Quốc.
Đối với đấu trường khu vực, mãi đến năm 1989, Lào mới tham gia SEA

Games 15 tổ chức tại Malaysia. Đến SEA Games 25, năm 2009, Lào đăng cai tổ
chức.
Với quyết tâm phát triển phong trào TDTT của đất nước, Đảng và Nhà
nước đã quyết định tổ chức Đại hội TDTT Toàn quốc lần đầu tiên năm 1985 tại
thủ đô Viêng Chăn với 12 nội dung thi đấu theo chu kỳ 3 năm một lần.


×