Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Giải pháp chống thất thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế thị xã tân châu, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.15 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

TRẦN THANH VIỆT

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ HỘ
KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ
THỊ XÃ TÂN CHÂU, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
MÃ NGÀNH: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ ĐÌNH VIÊN

Long An, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của bản thân, có sự hỗ trợ
từ giáo viên hướng dẫn Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đình Viên. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tố
chức khác đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng.
Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
hội đồng cũng như kết quả luận văn của bản thân.
An Giang, ngày 10 tháng 08 năm 2019


Tác giả

Trần Thanh Việt


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hơn hai năm học tập và hoàn thành luận văn này, tác giả đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu tận tình của quý thầy cô, đồng nghiệp và
các bạn. Với sự biết ơn sâu sắc tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu và quý Thầy, Cơ của Khoa Tài chính Quản trị, khoa Sau đại
học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tác giả trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, các cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho
tác giả những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Thầy Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đình Viên đã hết
lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các bộ phận nghiệp vụ
chuyên môn Chi cục Thuế thị xã Tân Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình
học tập và nghiên cứu, cung cấp số liệu để hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã cổ vũ động viên tơi trong suốt
q trình học, làm việc và hoàn thành luận văn.
An Giang, ngày 10 tháng 08 năm 2019
Tác giả

Trần Thanh Việt



iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, và ngày càng trở thành
công cụ quan trọng trong điều tiết và kích thích sự phát triển nền kinh tế của một quốc
gia. Tuy nhiên ngành thuế lúc nào cũng đối mặt với tình trạng một số lượng khơng
nhỏ người nộp thuế cố tình gian lận thuế, kéo dài nợ thuế do động cơ mong muốn
giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và tâm lý muốn chậm thời gian thực hiện
nghĩa vụ thuế. Do đó những năm qua các hành vi trốn thuế, lách thuế của các đối
tượng nộp thuế vẫn tiếp tục diễn ra, một mặt phản ánh ý thức chấp hành của người
nộp thuế chưa cao, mặt khác cho thấy chính sách thuế vẫn cịn có những bất cập so
với u cầu thực tiễn, nếu việc quản lý thu thuế tốt thì sẽ làm giảm bớt những gian lận
về thuế, tăng khả năng tránh được nợ đọng thuế và chống thất thu thuế.
Thời gian qua việc quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể nói riêng và quản lý
thu thuế nói chung trên cả nước đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận góp phần
khơng nhỏ vào nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng như nâng cao ý thức tuân thủ
pháp luật về thuế của người nộp thuế, hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách. Trong
các thành phần nộp thuế có hộ KDCT, mặc dù chiếm số lượng rất lớn nhưng tỷ trọng
nộp ngân sách vẫn chưa tương xứng, tiềm năng ở các hộ KDCT vẫn cịn và có thể
khai thác thu để đạt ở mức cao hơn. Tình trạng thất thu thuế trong thời gian qua tuy có
giảm nhưng vẫn cịn tình trạng quản lý khơng hết hộ kinh doanh, doanh thu tính thuế
khơng sát thực tế, dây dưa nợ đọng thuế cịn nhiều … Tình hình quản lý thu thuế đối
với hộ KDCT tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu cũng nằm trong thực trạng chung đó.
Qua việc giám sát thực hiện của Cục thuế tỉnh An Giang cũng như các cuộc kiểm tra
nội bộ của Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, cho thấy quản lý và khai thác nguồn thu hộ
KDCT còn một số bất cập trong đó nổi cộm là tình trạng quản lý và lập sổ bộ các hộ
KDCT cịn bỏ sót một lượng lớn hộ. Từ đó địi hỏi Chị cục Thuế thị xã Tân Châu cần
sớm tìm ra các giải pháp để nhanh chóng khắc phục.
Nhận thức được tầm quan trọng do thực tiễn đặt ra, với thực tế bản thân có thời
gian dài phục vụ trong ngành thuế mong muốn tìm ra giải pháp hiệu quả để đảm bảo

nguồn thu thuế từ các hộ KDCT trên địa bàn thị xã nên tác giả chọn đề tài: “Giải
pháp chống thất thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu,
tỉnh An Giang” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.


iv

Đề tài đã đưa ra được những lý luận cơ bản về việc quản lý thuế đối với hộ
KDCT trên địa bàn thị xã Tân Châu. Đồng thời, đánh giá thực trạng những thuận lợi
khó khăn trong thu ngân sách đối với hộ KDCT. Thơng qua đó, đề xuất hệ thống các
giải pháp và kiến nghị nhằm từng bước khắc phục những bất cập, thất thu, hạn chế nợ
đọng trong quản lý hộ KDCT góp phần ngày một tăng thu ngân sách phục vụ công
cuộc phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng do kiến
thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi thiếu sót và những vấn đề
cần hồn thiện. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp chân thành từ phía thầy
cơ và các bạn để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.


v

ABSTRACT
Taxes are a major revenue source of the State budget, and are increasingly
becoming an important tool in regulating and stimulating the economic development
of a nation. However, the tax industry always faces a large number of taxpayers
intentionally cheating taxes, extending tax debt due to the motivation to reduce tax
obligations of taxpayers and the psychology of wanting to delay time. fulfill tax
obligations. Therefore, in the past years, the acts of tax evasion and tax evasion of
taxpayers have continued to occur, on the one hand reflecting the sense of compliance
of taxpayers is not high, on the other hand, it shows that the tax policy is still

available. shortcomings compared with practical requirements, if the management of
tax collection is good, it will reduce tax fraud, increase the ability to avoid tax arrears
and prevent tax losses.
Recently, the management of tax collection of individual business households
in particular and the management of tax collection in general across the country has
achieved remarkable achievements, contributing significantly to the State budget
revenue as well as raising the idea. taxpayers' compliance with tax laws, limit revenue
loss and increase revenues for the budget. Among the taxpayers, there are individual
business households, although accounting for a large number, the proportion of the
budget remittance is still inadequate, the potential of individual business households
remains and can exploit revenue to achieve. at a higher level. Although the situation of
tax revenue loss in recent years has decreased, there is still a situation of incomplete
management of business households, the revenue of tax calculation is not close to
reality, and there are many outstanding debts ... individual business households at the
Tax Department of Tan Chau Town are also in that general situation. Through the
monitoring of the implementation of An Giang Tax Department as well as internal
inspections of the Tax Department of Tan Chau Town, it shows that the management
and exploitation of individual business household revenues still have some
inadequacies in it. Notably, the situation of managing and making register of
individual business households has left a large number of households missing. This


vi

requires Ms. Tan Chau Town Tax Department to soon find solutions to quickly
overcome.
Recognizing the importance of practice, with the fact that we have been in
the tax industry for a long time, we would like to find an effective solution to ensure
tax revenue from infrastructure households in the town. The author chose the topic:
"Solutions to combat tax losses of individual business households at the Tax

Department of Tan Chau Town, An Giang Province" as the master's thesis in
economics.
The thesis has given basic theories on tax administration for infrastructure
households in Tan Chau town. At the same time, assess the status of difficulties and
difficulties in budget collection for infrastructure households. Thereby, proposing a
system of solutions and recommendations to gradually overcome the inadequacies,
loss of revenue and limit of outstanding debts in the management of infrastructure
households to contribute to increasing budget revenues for economic development.
health and social security.
Although many efforts have been made in the process of implementing the
project, due to limited knowledge and experience, it is inevitable that shortcomings
and issues need improvement. The author is looking forward to receiving sincere
contributions from teachers and friends to improve the thesis.


vii

MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1.1 Sự cần thiết............................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 3
1.5 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................. 4
1.6 Những đóng góp mới của luận văn............................................................................... 4
1.7 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 4
1.8 Tổng quan tài liệu................................................................................................................. 4
1.9 Dự kiến cấu trúc luận văn................................................................................................. 7

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ TẠI VIỆT NAM................................................................................................... 7
1.1 Các khái niệm liên quan thuế......................................................................................... 7
1.2 Khái quát về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam.......................12 ..
1.3 Quản lý thuế, gian lận thuế-trốn thuế và chống thất thu thuế..........................18
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể.. 24

1.5 Kinh nghiệm quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể ở một số địa phương tại
Việt Nam..................................................................................................................................................... 27
1.6 Kết luận................................................................................................................................ 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ CHỐNG THẤT THU
THUẾ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ TÂN CHÂU,
TỈNH AN GIANG................................................................................................................................... 31
2.1 Giới thiệu kinh tế - xã hội thị xã Tân Châu, Chi cục Thuế thị xã Tân Châu
và đặc điểm các hộ kinh doanh cá thể tại địa bàn........................................................................ 32
2.2 Thực trạng quản lý thuế và chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang........................................................................ 36
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị
xã Tân Châu, An Giang......................................................................................................................... 51


viii

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ TÂN CHÂU, TỈNH AN
GIANG......................................................................................................................................................... 59
3.1 Định hướng của Cục Thuế An Giang và mục tiêu quản lý thu thuế hộ kinh
doanh cá thể tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang trong thời gian
tới................................................................................................................................................................... 59
3.2 Tăng cường nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại

Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.............................................................................. 60
3.3 Kiến nghị và Kết luận……………………………………………………..70


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Chữ viết tắt

Giải thích

GTGT

Giá trị gia tăng

KDCT

Kinh doanh cá thể

NNT

Người nộp thuế

TNCN

Thu nhập cá nhân

TTĐB


Tiêu thụ đặc biệt


x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

2.1

Thống kê cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể

2.2

Số lượng tờ khai thuế đã tiếp nhận và xử lý

2.3

Tình hình quản lý doanh thu, mức thuế hộ kinh doanh

2.4

Kết quả điều chỉnh thuế

2.5

Kết quả điều tra doanh thu một số hộ khoán năm 2014


2.6

Kết quả thu, nộp thuế hộ kinh doanh cá thể

3.1

Phân loại đối tượng hộ quản lý thu thuế


xi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ, biểu đồ

A

Sơ đồ

1.1

Quy trình quản lý thu thuế hộ KDCT theo phương pháp khoán

2.1

Tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thị xã Tân Châu

B


Biểu đồ

2.1

Cơ cấu ngành nghề hộ kinh doanh cá thể

2.2

Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế

2.3

Tình hình dự tốn và thực hiện dự tốn hộ kinh doanh


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
1.1.1 Giới thiệu chung
Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, thuế luôn được coi là mối quan tâm hàng
đầu của mọi Nhà nước, bởi nó khơng chỉ là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà
nước mà còn được sử dụng làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua công
cụ thuế, Nhà nước không chỉ tăng thu cho ngân sách, qua đó nhằm đảm bảo cơ sở vật
chất cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh
tế nhanh, bền vững, tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, mà cịn thực
hiện mục tiêu bình đẳng và bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội đồng thời bảo
vệ tài nguyên, môi trường của đất nước.
Hiện nay, Chi cục Thuế thị xã Tân Châu quản lý thu thuế trên một địa bàn
rộng (bao gồm 5 phường và 9 xã) trong năm 2018 quản lý khoảng 4.744 hộ KDCT.

Trong số này có khoảng 2.820 hộ đang lập bộ quản lý thu; khoảng 1.924 hộ ngừng,
nghỉ, không kinh doanh đang kiến nghị thu hồi giấy phép. Từ thực tế công tác quản lý
nhà nước về lĩnh vực thuế cho thấy, hộ KDCT có đặc
điểm chung là việc tuân thủ pháp luật về thuế chưa cao, chưa tự giác đến cơ quan
Thuế để kê khai, nộp thuế. Đa phần các hộ này có quy mơ hoạt động nhỏ, kinh doanh
theo kinh nghiệm, không thực hiện chế độ sổ sách kế tốn, khơng thực hiện khai và
nộp thuế theo thu nhập mà chủ yếu nộp thuế theo phương pháp khốn nộp theo tỷ lệ
ấn định trên doanh thu.Vì vậy, tỷ trọng đóng góp cho ngân sách từ khu vực hộ KDCT
hiện chỉ chiếm khoảng 8,7% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã (Báo
cáo công tác Thuế, 2018).
Để cân bằng giữa nuôi dưỡng nguồn thu và tạo động lực thúc đẩy phát triển
sản xuất kinh doanh thì việc xác định đối tượng hộ KDCT phải chịu thuế ln được
Chi cục Thuế Tân Châu tính tốn thận trọng. Nhằm tránh thất thu thuế đối với vực hộ
KDCT, tăng tỷ trọng đóng góp từ nguồn thu này đối với ngân sách nhà nước, Chi cục
Thuế thị xã Tân Châu đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đề ra tại hội
nghị tổng kết công tác thuế hàng năm. Theo đó, Chi cục tiếp tục nâng cao trách
nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ


2
cơng chức ngành Thuế, đặc biệt là trách nhiệm, tính nêu gương của người đứng đầu
Đội thuế trong việc quản lý hộ KDCT.
Đồng thời, Chi cục Thuế tham mưu cho UBND thị xã có ý kiến chỉ đạo Phịng
Tài chính-Kế hoạch tăng cường phối hợp với cơ quan Thuế thu hồi các giấy phép
kinh doanh đã cấp nhưng người nộp thuế không kinh doanh, địa chỉ không rõ ràng
hoặc đã ngừng, nghỉ từ lâu. Chi cục cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người
nộp thuế biết nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế khi ra kinh doanh. Chỉ đạo các Đội
Thuế liên phường, xã bám sát địa bàn, kịp thời đưa hộ KDCT mới phát sinh vào sổ
bộ quản lý thuế kịp thời, sát đúng với doanh thu thực tế phát sinh; đối với các hộ
KDCT có sử dụng 10 lao động thường xuyên trở lên thì vận động tuyên truyền để họ

thành lập doanh nghiệp…
Trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường của đất nước, Đảng và Nhà nước
ta luôn coi trọng thành phần kinh tế tư nhân, ln tạo mơi trường bình đẳng, thuận lợi
để các thành phần kinh tế cùng phát triển và thực tế những năm qua với một cơ chế
đơn giản, năng động lực lượng hộ kinh doanh cá thể (KDCT) của cả nước đã khơng
ngừng lớn mạnh, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
1.1.2 Lý do chọn đề tài
Thời gian qua cơng tác quản lý thu thuế nói chung và cơng tác quản lý thu
thuế đối với hộ KDCT nói riêng trên cả nước đã đạt được những thành quả đáng ghi
nhận góp phần khơng nhỏ vào nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng như nâng cao ý
thức tuân thủ pháp luật về thuế của các hộ kinh doanh, hạn chế thất thu, tăng thu cho
ngân sách. Tuy nhiên, tiềm năng ở các hộ KDCT vẫn cịn và có thể khai thác thu để
đạt ở mức cao hơn. Tình trạng thất thu thuế trong thời gian qua tuy có giảm nhưng
vẫn cịn tình trạng quản lý khơng hết hộ kinh doanh, doanh thu tính thuế khơng sát
thực tế, dây dưa nợ đọng thuế cịn nhiều (Ngơ Huy Cương, 2011).
Tình hình quản lý thu thuế đối với hộ KDCT tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu
cũng nằm trong thực trạng chung đó. Qua việc giám sát thực hiện của Cục Thuế tỉnh
An Giang cũng như các cuộc kiểm tra nội bộ của Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, cho
thấy công tác quản lý và khai thác nguồn thu hộ


3
KDCT cịn một số bất cập trong đó nổi cộm là tình trạng quản lý và lập sổ bộ các hộ
KDCT cịn bỏ sót một lượng lớn hộ. Từ đó đòi hỏi Chị cục Thuế thị xã Tân Châu cần
sớm tìm ra các giải pháp để nhanh chóng khắc phục.
Nhận thức được tầm quan trọng do thực tiễn đặt ra tơi mong muốn tìm ra giải
pháp hiệu quả để đảm bảo nguồn thu thuế từ các hộ KDCT trên địa bàn thị xã đề tài
“Giải pháp chống thất thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thị xã Tân
Châu, tỉnh An Giang” được chọn để nghiên cứu làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình, nhằm góp phần giải quyết phần nào những vấn đề mà thực tiễn đặt ra đối với

việc chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng thất thu thuế, đề xuất những giải pháp trong công tác
quản lý thu thuế và chống thất thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể của thị xã
Tân Châu, tỉnh An Giang, tạo sự công bằng trong thực hiện chính sách thuế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu Ngân sách Nhà nước
tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu.

-

Đánh giá thực trạng trong công tác quản lý thuế và chống thất thu thuế đối với các hộ
KDCT của thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

-

Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế và chống thất
thu thuế đối với các hộ KDCT của thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý thuế và chống thất thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị xã
Tân Châu, tỉnh An Giang.
1.4 Phạm vi nghiên cứu

-

Về thời gian nghiên cứu: Hoạt động quản lý thu thuế đối với các hộ KDCT trên địa
bàn thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang trong 4 năm, từ năm 2015 đến năm 2018.

- Về không gian nghiên cứu: Các dữ liệu của các hộ kinh doanh cá thể


4
trong phạm vi quản lý thuộc Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
-

Nội dung: Liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế như: tình hình kê khai thuế,
chay lì nợ thuế, các lĩnh vực có khả năng thất thu thuế của các hộ kinh doanh cá thể
và giải pháp phòng chống.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nào được vận dụng trong đề tài đối với hộ kinh doanh cá

thể?
-

Thực trạng thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu,
tỉnh An Giang như thế nào?

-

Những giải pháp cần để hoàn thiện thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục
Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang trong thời gian tới?
1.6 Những đóng góp của luận văn
1.6.1 Đóng góp phương diện khoa học
Đề tài luận văn làm rõ, hệ thống cơ sở lý luận về thuế và quản lý thu thuế đối
với các hộ kinh doanh cá thể.
1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý thuế và chống thất thu thuế đối
với các hộ KDCT của thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Đề xuất các biện pháp để tăng cường quản lý thuế và chống thất thu thuế đối
với hộ KDCT thuộc trách nhiệm quản lý của Chi cục Thuế thị xã Tân Châu nhằm
đảm bảo thu đúng, thu đủ, tạo công bằng trong kinh doanh nhưng không cản trở hoạt
động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận, các quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta; kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các cơng
trình khoa học đã cơng bố.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể những kỹ
thuật sau được sử dụng: Thu thập dữ liệu, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, suy
diễn để tổng hợp cơ sở lý thuyết, nghiên cứu thực trạng và đề xuất những giải pháp
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải pháp chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế thị
xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Nguồn dữ liệu: Nguồn dữ liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu này được thu thập


5
từ các báo cáo định kỳ (năm) của hoạt động quản lý thu thuế đối với các hộ bàn thị
KDCT trên địa xã Tân Châu, tỉnh An Giang, số liệu từ năm 2015 đến giải pháp đến
năm 2018. Các năm 2020.
1.8 Tổng quan tài liệu
Từ trước cho đến nay, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt về vấn
đề quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An
Giang, bởi lẽ đó “Giải pháp chống thất thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục
Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang” là đề tài mang tính thực tiễn cao, phù hợp
với yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và định hướng phát triển ngành Thuế,
hướng chủ trương nộp thuế điện tử hiện nay. Trong thời gian qua có một số nghiên
cứu về vấn đề này ở các địa phương sau:
Tác giả Trương Minh Tâm (2011). Nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Quận Ninh Kiều, TP Cần

Thơ”, nghiên cứu này nhằm giúp cho công tác thu thuế tại Hộ kinh doanh đạt được
mục tiêu đảm bảo thu đúng, thu đủ cho NSNN, đáp ứng được công bằng trong nghĩa
vụ nộp thuế giữa các đối tượng nộp thuế, bài viết này tập trung đánh giá tình hình
đăng ký kê khai nộp thuế, thanh tra thuế, hạn chế nợ đọng thuế nhằm ngăn chặn các
hành vi gian lận thuế, chống thất thu thuế đối với hộ sản xuất kinh doanh, nâng cao
tính tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế tại Chi cục Thuế Ninh Kiều, TP Cần
Thơ.
Bài viết chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh – trường hợp của Chi cục
Thuế Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa của tác giả Võ Văn Cần năm 2014. Nghiên cứu này
nhằm giúp cho công tác thu thuế tại Hộ kinh doanh đạt được mục tiêu đảm bảo thu
đúng, thu đủ cho NSNN, đáp ứng được công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế giữa các
đối tượng nộp thuế, bài viết này tập trung đánh giá tình hình đăng ký kê khai nộp
thuế, thanh tra thuế, hạn chế nợ đọng thuế nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thuế,
chống thất thu thuế đối với hộ sản xuất kinh doanh, nâng cao tính tuân thủ pháp luật
của đối tượng nộp thuế tại Chi cục Thuế Cam Lâm, tỉnh Khánh Hịa.
Luận văn: “Đánh giá hiệu quả cơng tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang 2009 của tác giả Nguyễn Phạm Mỹ


6
Duyên. Nghiên cứu này nhằm giúp cho công tác thu thuế tại Hộ kinh doanh đạt được
mục tiêu đảm bảo thu đúng, thu đủ cho NSNN, đáp ứng được công bằng trong nghĩa
vụ nộp thuế giữa các đối tượng nộp thuế, bài viết này tập trung đánh giá tình hình
đăng ký kê khai nộp thuế, thanh tra thuế, hạn chế nợ đọng thuế nhằm ngăn chặn các
hành vi gian lận thuế, chống thất thu thuế đối với hộ sản xuất kinh doanh, nâng cao
tính tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế tại Chi cục Thuế huyện Châu Thành
tỉnh Tiền Giang.
Nhìn chung, các đề tài trên đã khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận
về quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể qua đó các tác giả đã phân tích, đánh
giá thực trạng và đưa ra những giải pháp thực tiễn về công tác quản lý thuế đối với hộ

kinh doanh cá thể trên địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác giả chưa đưa ra được
những phân tích sâu rộng về thu thuế đối với hộ gia đình đặc điểm theo từng vùng
miền trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, đề tài này nhằm hồn thiện cơng tác thu thuế đối
với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang có ý nghĩa thực
tiễn cao.
1.9 Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1. Lý luận về thuế và quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Việt
Nam.
Chương 2. Thực trạng về quản lý thuế và chống thất thu thuế hộ kinh doanh cá
thể tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Chương 3. Các giải pháp quản lý thuế và chống thất thu thuế hộ kinh doanh cá
thể tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
*Dự kiến kết quả đạt được
Trình bày được cơ sở lý luận, đưa ra được ưu nhược điểm những nghiên cứu
trước đó về cơng tác quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thị xã Tân
Châu, tỉnh An Giang, phân tích được thực trạng cũng như đưa ra được những giải
pháp mang tính thực tiễn cao nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế hộ kinh
doanh cá thể tại Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.


7
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ
KINH DOANH CÁ THỂ TẠI VIỆT NAM
1.1 Các khái niệm liên quan thuế
1.1.1 Khái niệm về thuế
Như chúng ta đã biết, mỗi nhà nước muốn tồn tại thì phải có một nguồn vật
chất nhất định để duy trì sự tồn tại và thực hiện chức năng của nhà nước. Nguồn vật
chất đó hình thành từ nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là

hoạt động thu thuế. Việc thu thuế tạo ra một nguồn thu tài chính lớn cho nhà nước,
qua đó nhà nước có thể tồn tại và thực hiện chức năng của mình. Do vậy thuế là một
hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng các hiện tượng kinh tế xã hội khác, nó có
thể khái quát qua định nghĩa như sau: “Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà
các tổ chức cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định” (Lê
Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến, 2013).
Như vậy có thể thấy thuế là một khoản giá trị mà người có nghĩa vụ thực hiện
phải nộp cho nhà nước theo quy định pháp luật thuế.Thuế là nghĩa vụ của người nộp
thuế.Trong lịch sử, khoản giá trị đó có thể tồn tại dưới dạng vật có giá trị nhưng hiện
tại thì thuế tồn tại dưới dạng tiền tệ.
Vậy ta có thể hiểu: “Thuế là khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp
nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng
cho mục đích cơng cộng.”
1. 1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hộ kinh doanh cá thể trong nền kinh tế
1. 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm hộ kinh doanh cá thể

Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh
nghiệp, hộ KDCT được định nghĩa như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc
một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một
địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh.”.


8
Hộ KDCT có chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình, khơng có
tư cách pháp nhân, khơng có con dấu riêng và phải chịu trách nhiệm vô hạn trong
hoạt động kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của bản thân và
hộ gia đình mình là chính. Quy mơ nhỏ lẻ, tản mạn, rời rạc, điều kiện áp dụng khoa

học công nghệ tiên tiến hạn chế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hộ
KDCT phát triển khá nhanh trong cả nước, hoạt động trong mọi ngành nghề như sản
xuất, giao thông vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ... Đặc điểm của hộ KDCT
là dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, người chủ kinh doanh tự quyết định từ
quá trình sản xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Hoạt động
mang tính tự chủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn, sức lao động, rất nhạy bén trong
kinh doanh, dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của
thị trường và nền kinh tế. Có một tiềm năng to lớn về trí tuệ, sáng kiến, được phân bổ
rộng rãi ở mọi nơi, mọi lúc. Có kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất và những bí
quyết sản xuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ, qua đó cho phép phát huy
những ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã
hội và xuất khẩu.
1.1.2.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh cá thể khơng có tư cách pháp nhân:

Các phân tích trên cho thấy, hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập có bản
chất là cá nhân kinh doanh, do đó khơng thể là pháp nhân. Nó khác với cơng ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên. Bởi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là
một thực thể tách biệt với chủ sở hữu của nó. Trong khi đó hộ kinh doanh khơng phải
là một thực thể tách biệt so với cá nhân thành lập nên nó. Mọi tài sản trong của hộ
kinh doanh đều là tài sản của cá nhân thành tạo lập nó. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh
hưởng toàn bộ lợi nhuận (sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thanh tốn theo
quy định của pháp luật) và gánh chịu mọi nghĩa vụ. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh có
thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ án liên quan tới hoạt động của hộ kinh
doanh (Ngô Huy Cương, 2011).
Trong trường hợp kinh doanh được lập bởi hộ gia đình, thì hộ kinh doanh có
bản chất là hộ gia đình kinh doanh. Do đó hộ kinh doanh cũng khơng phải là


9

pháp nhân. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay dồn tất cả quyền lợi và gánh nặng
quản trị hộ gia đình vào chủ hộ. (Ngơ Huy Cương, 2011).
- Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh quy mơ rất nhỏ
Đặc điểm này không xuất phát từ bản chất bên trong của hình thức kinh doanh
này mà xuất phát từ những quy định của pháp luật Việt Nam căn cứ trên số lượng lao
động được sử dụng trong hộ kinh doanh. Điều này gây tốn kém không cần thiết cho
người kinh doanh và có thể trái với ý chí và khả năng kinh doanh của họ. Việc buộc
hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động phải đăng ký kinh doanh dưới
hình thức doanh nghiệp có lẽ chưa tính đến đặc trưng của từng ngành nghề kinh
doanh. Với một cửa hàng bia hơi con số phục vụ có thể lên tới cả chục người với các
công việc như nấu ăn, chạy chợ, phục vụ bàn, vệ sinh, trông xe…(Ngô Huy Cương,
2011).
Hộ kinh doanh theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP chỉ được tiến hành kinh doanh
tại một địa điểm. Cụm từ “một địa điểm” ở đây cũng cần được giải thích. Nếu một địa
điểm không phải là một địa phương như xã (phường), quận (huyện) hoặc tỉnh (thành
phố) thì có nghĩa mỗi hộ kinh doanh chỉ có thể là một cửa hàng hoặc một cơ sở sản
xuất kinh doanh đặt trên một địa phương nhất định. Ý thứ hai có lẽ phù hợp hơn quy
định tại Điều 38, khoản 1 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Các quy định trên thực chất
không cho phép hộ kinh doanh cá thể mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hay nói
một cách khác là hạn chế kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Như vậy quyền
tự do kinh doanh phần nào có sự hạn chế (Ngô Huy Cương, 2011).
- Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của
hộ
kinh doanh.
Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, tách biệt với chủ nhân của
nó. Nên về nguyên tắc chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối
với khoản nợ của hộ kinh doanh. Có nghĩa là chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu
trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình kể cả tài sản không đưa vào kinh doanh.
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về trách nhiệm của chủ hộ
kinh doanh đối với các khoản nợ phát sinh



10
trong quá trình kinh doanh của hộ kinh doanh thì còn rất nhiều vấn đề còn phải bàn.
Trước hết phải nhắc lại định nghĩa về hộ kinh doanh trong Nghị định
78/2015/NĐ-CP để xác định chế độ trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh. Định nghĩa
này có nội dung như sau:“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm
các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử
dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
hoạt động kinh doanh.” (Điều 36, khoản 1). Các quy định này quả thật rất khó xác
định chế độ trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh bởi cách viết như sau:
+

Hộ kinh doanh là một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ.
+ Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm.
+ Hộ kinh doanh không sử dụng quá mười lao động.
+ Hộ gia đình khơng có con dấu.

+

Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh.
Về nguyên lý pháp lý kinh doanh, thương nhân dù là thể nhân hay pháp nhân
đều chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ. Chẳng hạn
một cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đều phải bỏ
tồn bộ tài sản của mình ra trả nợ. Khi nói tới chế độ trách nhiệm vơ hạn, có nghĩa là
nói tới việc các thành viên của cơng ty phải trịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản cá
nhân của mình và liên đới đối với các khoản nợ của cơng ty mà mình làm thành viên.
Vì vậy định nghĩa về hộ kinh doanh của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP làm phát sinh

nhiều vấn đề phải bàn về chế độ trách nhiệm. Cần lưu ý rằng việc bàn luận này phải
gắn chặt với việc phân tích bản chất của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh do một cá
nhân làm chủ, thì người ta có thể quy kết ngày rằng cá nhân làm chủ đó phải chịu
trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh ngoài việc đưa tài sản
kinh doanh ra trả nợ, bởi trong trường hợp này hộ kinh doanh có bản chất là cá nhân
kinh doanh hay thương nhân thể nhân (Ngô Huy Cương, 2011).


11
Nếu hộ kinh doanh do một gia đình làm chủ, thì ngồi việc đưa tài sản kinh
doanh ra để trả nợ, việc xác định trách nhiệm của các thành viên hộ gia đình cần tới
quy định của Bộ luật Dân sự 2017. Theo Bộ luật này, hộ gia đình chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản chung. Nếu tài sản chung khơng đủ để thực hiện nghĩa vụ thì các
thành viên phải trịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình (Điều 110,
khoản 2). Như vậy hộ kinh doanh trong trường hợp này rất gần với công ty hợp danh.
Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì vấn đề sẽ trở lên phức tạp hơn rất
nhiều. Bởi chế độ trách nhiệm của thành viên trong nhóm khơng được pháp luật quy
định cụ thể mà phụ thuộc vào sự giải thích. Nếu xem hộ kinh doanh do một nhóm
người làm chủ là một cơng ty hợp danh khơng có tư cách pháp nhân như trên đã nói
thì các thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với
các khoản nợ của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, Nghị định 78/2015/NĐ-CP có ý khơng
chính xác do ý diễn đạt là hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh. Quy định này cần phải giải thích là hộ kinh
doanh có chế độ trách nhiệm vô hạn, và chế độ này ứng với các thành viên của nhóm
(Ngơ Huy Cương, 2011).
1.1.2.3 Vai trị của hộ kinh doanh cá thể trong nền kinh tế
Với nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay, mọi thành phần kinh tế đều được Đảng và Nhà nước khuyến

khích phát triển. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ

kinh doanh cá thể tại Việt Nam có rất nhiều thuận lợi từ thủ tục thành lập đơn vị kinh
doanh đến cải cách quản lý thuế đối tượng này theo hình thức khốn, khơng cần tập
hợp hóa đơn, ghi chép sổ sách... đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh cá thể phát triển
mạnh mẽ. Hơn nữa, do quy mô các hộ kinh doanh cá thể không lớn (số lượng lao
động không quá 10 người lại hầu hết là người trong gia đình) nên việc quản lý các
đơn vị này cũng khơng q khó khăn, chưa kể đến việc các hộ kinh doanh đăng ký
thuế theo hình thức thuế khốn thì khơng cần tập hợp hóa đơn cũng không cần thực
hiện các ghi chép sổ sách, báo cáo tài chính hay báo cáo thuế theo quy định như các
loại hình doanh nghiệp (DN) khác. Mặt khác, những điều kiện khách quan từ môi
trường và truyền thống của nền văn hóa Việt Nam cũng tạo điều kiện


12
thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình phát triển nhờ tận dụng các bí quyết sản xuất truyền
thống và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. Điều này cho phép phát huy những
ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo phục vụ cho nhu cầu của
xã hội.
Thơng qua các hộ KDCT có thể huy động được nguồn vốn lớn còn đang tiềm
năng trong nhân dân cho nền kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh của nền
kinh tế thị trường, tình trạng thất nghiệp đang ngày càng gia tăng thì chính việc thu
hút một số lượng lao động đáng kể của hộ KDCT đã góp phần giải quyết vấn đề thất
nghiệp cho xã hội đồng thời tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người lao
động. Tuy mức đóng góp của từng hộ KDCT không lớn nhưng theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, hiện nay, cả nước có tổng cộng 4.658 triệu hộ kinh doanh cá thể với số
lượng lao động gần 8 triệu người, chiếm 41,15% lực lượng lao động tồn xã hội,
cũng đã đóng một phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước (Theo tạp chí
Thuế Nhà nước, 2017).
Mặc dù có vai trị hết sức quan trọng song thành phần kinh tế hộ cá thể cũng
có một số mặt hạn chế đó là: Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản
xuất rất hạn chế. Sự năng động mang tính chất tự phát, ln tìm những chỗ sơ hở để

kinh doanh trái phép và trốn lậu thuế, gây khó khăn cho việc quản lý. Chính vì vậy
cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo
ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh, giúp thành phần kinh tế này
hoạt động có hiệu quả.
1.2 Khái quát về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam
1.2.1 Khái niệm chung về thuế, sắc thuế, bộ thuế
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ quan trọng
góp phần điều chỉnh, thực hiện các chính sách kinh tế và quản lý nhà nước. Chính
sách thuế có vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi ngành thuế phải tập trung nghiên cứu
và đề ra các biện pháp công tác cụ thể, phải tạo cho được sự chuyển biến mới, có hiệu
quả thiết thực trên các mặt cơng tác của mình.
1.2.1.1 Sắc thuế


13
Sắc thuế là loại thuế, khoản tiền, hiện vật bắt buộc phải nộp cho Nhà nước khi
tiến hành sản xuất, kinh doanh hay một khoản thu của Nhà nước mang tính nghĩa vụ
bắt buộc đối với mọi cơng dân, mọi tổ chức.
1.2.1.2 Bộ thuế
Là hệ thống sổ bộ được kết xuất và in từ cơ sở dữ liệu tập trung. Bộ Thuế
dùng để ghi nhận thông tin về cá nhân kinh doanh, doanh thu và mức thuế khoán phải
nộp theo yêu cầu quản lý. Bộ Thuế bao gồm Sổ Bộ Thuế ổn định và Sổ Bộ Thuế phát
sinh.
1.2.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế
1.2.2.1 Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách
Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình
thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu cơng cộng, đó là
Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thu khác
nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng.Trong tất cả các
nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu Ngân

sách Nhà nước . Đây là nguồn thu ổn định nhất được kế hoạch hóa tốt trên cơ sở dự
báo kế hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước trong một năm. Hầu như
mọi khoản chi tiêu của Ngân sách Nhà nước đều dựa vào sự đóng thuế của người dân.
Vì vậy, xã hội có trách nhiệm phải tôn trọng người nộp thuế, những người thơng qua
hành vi của mình đóng góp tài chính cho Nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp.
1.2.2.2 Thuế là cơng cụ điều hịa thu nhập, thực hiện cơng bằng xã hội
Kinh tế thị trường làm ra tăng sự phân hố giàu nghèo, sự phân hố này có
những khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xã hội. Do vậy, cần phải có
những biện pháp phân phối lại của cải xã hội nhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành
mạnh xã hội.
Nhà nước dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa người giàu và người
nghèo, thông qua việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hố cơng cộng. Thơng qua thuế thu
nhập, Nhà nước thực hiện vai trị điều chỉnh vĩ mơ trong lĩnh vực tiền lương và thu
nhập, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới cơng bằng xã hội. Một khía cạnh
khác của chính sách thuế nhằm điều chỉnh thu nhập là các khoản thuế đánh vào tiêu
dùng: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị gia tăng.


×