MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
HĐQT : Hội đồng quản trị
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
BKS : Ban kiểm soát
TSCĐ : Tài sản cố định
GTGT : Giá trị gia tăng
NVL : Nguyên vật liệu
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
PNK : Phiếu nhập kho
PXK : Phiếu xuất kho
CT : Công trình
HTK : Hàng tồn kho
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển
của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, vai trò của
kế toán ngày càng được khẳng định. Ngày nay, kế toán trở thành một công cụ
không thể thiếu trong quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung và của doanh
nghiệp nói riêng.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến khá vững
chắc. Cơ chế thị trường cùng với các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà
nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới nhưng cũng gây
không ít khó khăn, thử thách cần vượt qua. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa
các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, một doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp xây lắp nói riêng để tồn tại đã khó, để phát triển, làm ăn có lãi
đem lại lợi nhuận cao thì lại càng khó hơn. Để đạt được điều đó thì hoạt động
sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, điều đó có nghĩa là thu nhập phải bù
đắp được chi phí và có doanh lợi. Muốn thực hiện được điều này, công ty
phải có một đội ngũ kế toán năng động, cung cấp kịp thời thông tin về tài
chính kịp thời cho các quyết đinh.
Do đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản là vốn đầu tư lớn, thời
gian thi công thường kéo dài qua nhiều khâu, nên để giải quyết vấn đề là làm
sao quản lý tốt có hiệu quả, đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát
lãng phí trong sản xuất, giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
sức cạnh tranh không phải là việc làm dễ dàng.
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình
sản xuất của Công ty. Nguyên vật liệu của Công ty là nhiều về số lượng, đa
dạng, phong phú về mẫu mã. Chi phí Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng giá thành sản phẩm. Đảm bảo được chất lượng Nguyên vật liệu là
bước đầu đảm bảo chất lượng cho công trình.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Cùng với sự đổi mới về chế độ kế toán của Nhà nước, Công ty đã có
nhiều cố gắng trong cải tiến hạch toán kế toán cho phù hợp với cơ chế quản lý
hiện nay. Song nhìn từ góc độ quản lý và chế độ kế toán hiện hành thì công
tác kế toán vẫn có một số mặt cần bổ sung, hoàn thiện. Nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề kế toán nguyên vật liệu, cũng như qua thời gian nghiên
cứu lý luận và thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần LILAMA 10,
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính - Kế
toán và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Phạm Quang, em đã chọn
đề tài "Hoàn thiện kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần LILAMA
10".Đề tài được chia làm 3 phần chính:
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
PHẦN 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA10
Em xin chân thành cảm ơn sụ hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS
Phạm Quang đã giúp em hoàn thiện đề tài này.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
PHẦN 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần LILAMA 10 tiền thân là Xí nghiệp Lắp máy số 1 Hà
Nội - được thành lập vào tháng 12 năm 1960 thuộc công ty lắp máy. Ngày
25/1/1983 chuyển thành xí nghiệp liên hợp lắp máy số 10 theo Quyết định số
101/BXD_TCCB thuộc liên hiệp các xí nghiệp lắp máy Bộ Xây dựng (hiện
nay đã trở thành Tổng công ty lắp máy Việt Nam). Tiếp đó vào ngày
02/01/1996, công ty đổi tên thành Công ty lắp máy và xây dựng số 10 theo
Quyết định số 05/BXD_TCLD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Trong năm 2006, Công ty có Quyết định chính thức chuyển sang công ty
cổ phần và đã có Giấy đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần ngày
29/12/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp số
0103015215.
Sau đây là một số thông tin chính về Công ty cổ phần LILAMA 10:
Tên công ty : Công ty cổ phần LILAMA 10
Tên Tiếng Anh : LILAMA10 JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : LILAMA 10. ,JSC
Trụ sở chính : Số nhà 989, đường Giải Phóng, phường Giáp Bát,
quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại : (+84)04.8649584 Fax: (+84)04.8649581
Email : hoặc
Website : www.lilama10.com.vn hoặc www.lilama10.com
Tại thời điểm thành lập vốn điều lệ của công ty là 40 tỷ đồng, trong đó:
Vốn thuộc sở hữu Nhà Nước là 20,4 tỷ đồng chiếm 51% vốn điều lệ, vốn
thuộc cổ đông là cán bộ công nhân viên là 11,357.150 tỷ đồng chiếm 28.29%
Trần Xuân Linh Kế toán 46
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
vốn điều lệ, vốn thuộc cổ đông khác là 8,242850 tỷ đồng chiếm 20.61% vốn
điều lệ.
Ngày 30/6/2007 Công ty tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó Vốn
thuộc sở hữu Nhà Nước là 45,9 tỷ đồng chiếm 51% vốn điều lệ, vốn thuộc cổ
đông khác là cán bộ công nhân viên và cổ đông khác là 44,1 tỷ đồng chiếm
49% vốn điều lệ.
Sau khi chuyển sang công ty cổ phần công ty đã mở rộng về nhiều lĩnh
vực kinh doanh để phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất
nước. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển công ty có đội ngũ cán bộ,
kỹ sư, cong nhân đa ngành nghề, mặt khác lại luôn được bổ sung những kiến
thức khoa học kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại, công ty đã để lại nhiều
dấu ấn trên hàng trăm công trình, hạng mục công trình công nghiệp, dân dụng
quan trọng của quốc gia. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp và năng
động, các công trình và hạng mục công trình,… mà công ty đảm nhận thi
công luôn được thực hiện đúng tiến độ về mặt thời gian và có hiẹu quả hoạt
động tốt, đạt chất lượng cao, phục vụ nhiều lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh
tế quốc dân như: Nhà máy Thuỷ điện Yaly, Thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy
Nhiệt điện Phả Lại I, II, …
Đơn vị không những có thế mạnh về lĩnh vực Lắp máy và Xây dựng mà
còn tham gia chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép. Từ năm 1990, Công ty đã
không ngừng mở rộng về quy mô sản xuất kinh doanh:
- Tháng 4 năm 1990, Công ty thành lập Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng
số 10.1 tại Phường Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
- Tháng 7 năm 1991, Công ty thành lập Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng
số 10.2 tại công trình Thuỷ diện Yaly - tỉnh Gia Lai.
- Tháng 5 năm 1997, Công ty thành lập Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng
số 10.3 tạo thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
- Tháng 10 năm 1997, Công ty đã tiếp nhận Nhà máy cơ khí nông nghiệp
và thuỷ bộ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đổi tên thành “Nhà
máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép” tại tỉnh Hà Nam.
- Tiếp đó Công ty tiến hành sát nhập Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số
10.3 với Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép.
Hiện tại Công ty có 4 xí nghiệp, 1 nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu
thép, 1 chi nhánh, các tổng đội công trình, các liên đội chuyên ngành và các
xưởng sữa chữa cơ giới, xưởng sữa chữa điện, … hoạt động trên phạm vi cả
nước. Với nền tảng vững chắc, cùng với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo và
trên 2000 cán bộ công nhân viên, Công ty đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
mới thời kỳ hội nhập quốc tế của đất nước. Công ty luôn khẳng định, tự tin
với thương hiệu LILAMA 10,JSC, Công ty hoạt động dựa trên phương châm:
“Sẵn sàng liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của mình, lấy chất lượng sản phẩm công
trình, uy tín của công ty lên hàng đầu, đáp ứng yêu cầu đa dạng của mọi
khách hàng khi đến công ty nhằm xây dựng công ty ngày càng phát triển
vững mạnh, nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường”
Từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã đạt được nhiều bằng khen và
phần thưởng cao quý như:
- 01 “Huân chương độc lập hạng nhất” cho tập thể CBCNV Công ty năm
1994 đã có thành tích thi công lắp đặt toàn bộ 08 tổ máy thuỷ điện Hoà Bình.
- 01 “Huân chương độc lập hạng nhì” cho tập thể CBCNV Công ty năm 1989.
- 02 “Huân chương lao động hạng nhì, ba” cho tập thể CBCNV Xí
nghiệp và Lắp máy số 10.
- Liên tục từ năm 1984-2006, được công nhận các danh hiệu và cờ:
+ Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
+ Công đoàn cơ sở vững mạnh.
+ Đoàn thanh niên tiên tiến, …
Trần Xuân Linh Kế toán 46
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Và rất nhiều thành tích khác nữa.
Sau đây là một số kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây:
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
09 tháng
đầu năm
2007
% tăng
giảm (*)
Tổng giá trị tài sản 146.430.306 213.627.217 231.972.265 45,89%
Doanh thu thuần 156.042.064 170.980.283 144.660.568 9,57%
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
2.785.146 4.767.218 8.927.773 71,17%
Lợi nhuận khác 654.387 114.194 6.023 -82,55%
Lợi nhuận trước thuế 3.439.533 4.881.413 8.933.796 41,92%
Lợi nhuận sau thuế 2.521.477 3.592.472 8.867.515 42,47%
* Chênh lệch 2006/2005
Bảng 1. Một số kết quả công ty đạt được
Năm 2005, 2006 là hai năm làm ăn thành công của Công ty Cổ phần
LILAMA 10. Cùng với sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành
xây dựng nói riêng, sự gia tăng về nhu cầu lắp đặt và xây dựng các công trình
cũng tăng cao. Giá trị xây lắp trong năm 2006 của toàn ngành xây dựng lên
đến 35.086 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2005 và tốc độ phát triển này có thể
được giữ nguyên trong những năm tới. Doanh thu của LILAMA 10., JSC
cũng tăng theo sự phát triển của ngành: năm 2005 doanh thu của công ty tăng
38.48% so với năm 2004; doanh thu năm 2006 tăng 9.57%. Tính riêng trong 9
tháng đầu năm 2007, tổng doanh thu của Công ty là 144.7 tỷ đồng, tăng gần
45% so với cùng kỳ năm ngoái.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Căn cứ trên cơ sở Luật doanh nghiệp, Nghị định 187/2004NĐ-CP ngày
16 tháng năm 2004 và Quyết định số 1672/QĐ-BXD ngày 12 tháng 12 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển Công ty Lắp máy và Xây
dựng số 10 thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thành Công ty cổ phần
Trần Xuân Linh Kế toán 46
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
quy định phạm vi kinh doanh và hoạt động của công ty như sau:
- Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế,
lắp ráp máy móc cho các công trình;
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn, ô xy, phụ tùng, cấu kiện
kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng …
- Gia công chế tạo, lắp đặt, sữa chữa thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực
(bình bể đường ống chịu áp lực), thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn,
cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy; làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, các dây chuyền công nghệ, vật liệu
xây dựng;
-Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, nhiệt, điều khiển tự động, kiểm
tra chất lượng mối hàn kim loại;
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất;
- Khảo sát, tư vấn xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và các
dây chuyền công nghệ;
- Thiết kế kết cấu: Đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp
phục vụ ngành lắp máy và các ngành nghề khác;
- Thiết kế hệ thống dây chuyền công nghệ chế tạo máy và lắp máy phục
vụ ngành lắp máy và các ngành nghề khác;
- Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt điện đối với công trình công nghiệp;
LILAMA 10., JSC là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác
lắp đặt thiết bị công nghệ. Công ty đã lắp đặt thành công nhiều dây chuyền
công nghệ các nhà máy lớn trong lĩnh vực thuỷ điện, nhiệt điện, hoá chất,
công nghiệp thực phẩm, vật liệu xây dựng, điển hình như: Nhà máy thuỷ điện
Hoà Bình, Vĩnh Sơn, Yaly, Sesan 3, …
Các thiết bị Công ty đã lắp đặt một cách chính xác, an toàn, đúng tiến độ cho
các công trình, ngoài ra Công ty có nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại chuyên
Trần Xuân Linh Kế toán 46
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
dùng trong lắp đặt thiết bị điện như: Máy thử cao áp, dao động kế, máy bơm chân
không, ép đầu cốt thuỷ lực, …Công ty còn thường xuyên có lực lượng thợ hàn trên
400 người, có trình độ chuyên môn cao, luôn được bổ sung trình và đào tạo, cấp
chứng chỉ cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng loại công trình; và nhiều
phương tiện đặc chủng, hiện đại, có cần cẩu tải trọng nặng đến 150 tấn phục vụ vận
chuyển thiết bị nặng, vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng trên đường thuỷ,
đường bộ, lên cao hoặc xuống hầm sâu.
Sản phẩm đặc thù của ngành kinh doanh xây dựng và lắp đặt công trình
công nghiệp là các công trình, hạng mục công trình mà công ty tham gia xây
dựng hay lắp đặt. Hiện nay Công ty đang tập trung thi công các công trình
trọng điểm của đất nước: Công trình thuỷ điện Sơn La công suất 2400 MW,
Công trình thuỷ điện Sêsan 4 – Gia Lai, …
Những thành tích mà công ty đạt được kể trên là nhờ Công ty luôn chú
trọng vào công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật. Công ty
đã cử hơn 100 kỹ sư, cử nhân có năng lực đi học các lớp bồi dưỡng; mở 25
lợp hoc đào tạo nâng cao trình độ lý thuyết và tay nghề cho trên 1.000 công
nhân các nghề. Song song với việc đào tạo cán bộ Công ty đã đầu tư gần 100
tỷ đồng mua sắm nhiều phương tiện, máy móc, dụng cụ thi công đặc chủng,
hiện đại. Bên cạnh đó tập thể CBCNV Công ty cổ phần Lilama 10 thực hiện
tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luụât của nhà nước, các chỉ
thị, nghị quyết của cấp trên. Công ty đảm bảo đủ việc làm thường xuyên cho
CBCNV; Thanh toán tiền lương, tiền thưởng đến tận tay người lao động và
đúng kỳ hạn; Trích nộp đóng BHXH và mua BHYT cho 100% CBCNV làm
việc đúng kỳ hạn; Giải quyết kịp thời các chế độ trợ cấp: ốm đau,thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Hàng năm trích quỹ từ thiện
nhân đạo giúp đỡ các gia đình CBCNV thuộc diện chính sách xã hội, thưông
binh, liệt sỹ; Gia đình CBCNV có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, bố, mẹ, vợ,
Trần Xuân Linh Kế toán 46
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
chồng, con ốm đau, chết; CBCNV bị tai nạn lao động; Khen thưởng các cháu
học sinh giỏi các cấp với số tiền hơn 300 triệu đồng mỗi năm. Công ty đã tổ
chức tốt điều kiện sống và làm việc cho người lao động ở các công trình: xây
dựng và tổ chức các bếp ăn tập thể phục vụ tốt 2 bữa ăn chính, bữa ăn phụ,
bữa ăn ca cho các công trình trọng điểm, đảm bảo chất lượng, vệ sinh sạch sẽ;
Làm tốt công tác vệ sinh môi trường nơi ở và làm việc, phun thuốc diệt mỗi
tại các công trình, không để xảy ra dịch bệnh. Công ty đã tiến hành thực hành
tiết kiệm trong chi tiêu, mua sắm, chống tham nhũng, lãng phí, không có hiện
tượng tiêu cực; Đảm bảo tốt tình hình an ninh chính trị trật tự xã hội.
1.3. Tổ chức quản lý của công ty
Bộ máy quản lý và tổ chức của Công ty dược tổ chức theo mô hình trực
tuyến-chức năng với sơ đồ như sau:
Trần Xuân Linh Kế toán 46
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Lilama 10
Trần Xuân Linh Kế toán 46
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
CHỦ TỊCH HỘI DỒNG
QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ
TRÁCH KỸ THUẬT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ
TRÁCH NHIỆT ĐIỆN
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ
TRÁCH THỦY ĐIỆN
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
PHÒNG
KINH TẾ
KỸ
THUẬT
PHÒNG
VẬT TƯ
THIẾT
BỊ
TRUNG
TÂM TƯ
VẤN VÀ
THIẾT
KẾ
BQL
DỰ ÁN
NẬN
CÔNG 3
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
Y TẾ
PHÒNG
TỔ
CHỨC
LAO
ĐỘNG
PHÒNG
ĐẦU TƯ
DỰ ÁN
BAN
QUẢN
LÝ MÁY
XÍ NGHIỆP 10-1 XÍ NGHIỆP 10-2 XÍ NGHIỆP 10-4
NHÀ MẤY CHẾ TẠO
THIẾT BỊ VÀ KẾT
CẤU THẾP
PHÒNG ĐẠI DIỆN
PLEIKU
VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN SƠN LA
CÁC ĐỘI CÔNG TRÌNH
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty,
bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có
quyền biểu quyết uỷ quyền.
Hội đồng quản trị
Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên. HĐQT là cơ
quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty,
trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ.
Ban kiểm soát
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra từ 03 đến 05 thành viên để thực hiện giám sát
HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành Công ty.
BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao
Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về điều hành và quản lý mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó tổng giám đốc
Là người giúp tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của Giám đốc và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện.
Có 3 phó tổng giám đốc là:
• Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
• Phó tổng giám đốc phụ trách nhiệt điện
• Phó tổng giám đốc phụ trách thuỷ điện
Các phòng ban chức năng khác
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất
Trần Xuân Linh Kế toán 46
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
kinh doanh, chịu sự lãng đạo trực tiếp của ban giám đốc đồng thời trợ giúp
ban giám đốc công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh đi đúng hướng
mục tiêu đề ra và hoàn thành tốt các mục tiêu đó.
- Phòng kinh tế - kỹ thuật
Lập dự án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho
công trình, hạng mục công trình. Bóc tách khối lượng thi công, lập tiên lượng,
lập tiến độ và biện pháp thi công cho các công trình, hạng mục công trình. Thiết
kế các dự án đầu tư, kết cấu các chi tiết máy móc phục vụ sản xuất và thi công
của công ty kiểm tra giám sát các công trình, lập hồ sơ nghiệm thu bàn giao các
phần việc của từng hạng mục công trình, lập biểu đối chiếu tiêu hao vật tư và
biểu thu hồi vốn. Tổng hợp báo cáo khối lượng công việc của từng hạng mục
theo từng tháng, quý, năm.
- Phòng vật tư - thiết bị
Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật
tư thiết bị chính, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và dụng cụ công
cụ cung cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình.
- Phòng tài chính kế toán
Là bộ phận cung cấp số liệu, tài liệu cho ban Giám đốc phục vụ điều
hành hoạt động sản xuất, thi công, phân tích các hoạt động kinh tế phục vụ
cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng tài chính kế toán có
nhiệm vụ:
Tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện quyền quản lý, sử dụng tài sản,
vốn, đất đai và các tài nguyên khác do nhà nước giao, giúp ban giám đốc quản
lý, điều tiết và phát triển vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty nhằm hoạch định
chiến lược tài chính của Công ty, tìm và lựa chọn phương án tối ưu nhất về
mặt tài chính.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng chế độ và chuẩn mực kế
toán hiện hành. Ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu tình hình luân chuyển
vật tư, tài sản, tiền vốn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, thu
chi tài chính, thanh toán tiền vốn, các chế độ tài chính Nhà nước ban hành.
Định kỳ tiến hành lập các báo cáo theo quy định của chế độ hiện hành.
Kết hợp với các phòng ban chức năng khác để nắm vững tiến độ, khối lượng
thi công các công trình, tiến hành theo dõi khấu hao máy móc thiết bị thi
công, thanh quyết toán với chủ đầu tư, người lao động và CBCNV, thực hiện
nghĩa vụ với nhà nước, bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm y tế cho nhân viên của
Công ty.
- Phòng hành chính y tế
Tổ chức thực hiện, phản ánh và phân công trách nhiệm cho từng nhân
viên, nhằm thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi người
trong một lĩnh vực nhiệm vụ được giao, nắm bắt tình hình đời sống : nơi ăn
chốn ở, nhà cửa của mỗi nhân viên; Quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, tình hình
sức khoẻ, mua bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng các thiết bị văn phòng. tục
- Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép, Xí nghiệp 10-1, 10-2, 10-3:
Có mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh
tương tự các phòng ban của Công ty nhưng số lượng CBCNV ít hơn; Riêng
các công trình dược tổ chức thành các tiểu ban nhỏ có chức năng và nhiệm vụ
giống như các phòng ban thu nhỏ của Công ty.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
1.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Đặc điểm quy trình công nghệ
Sơ đồ 1.2: Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ khi thành lập cho đến nay Công ty luôn khẳng định được vị thế của
mình trên thị trường lắp máy và chế tạo. Để làm được điều đó Công ty đã xây
dựng cho mình một quy trình công nghệ sản xuất hợp lý hoàn toàn phù hợp
Trần Xuân Linh Kế toán 46
Giám sát kỹ thuật,
kiểm tra chất lượng
công trình
Đấu thầu, thương
thảo và ký kết hợp
đồng
Phân giao nhiệm vụ
thành lập công trường
Bóc tách bản vẽ, lập dự toán
biện pháp thi công an toàn
Mua vật tư, điều động thiết bị,
vật tư
Thi công, chế tạo
và lắp đặt
Nghiệm thu, bàn giao
Quyết toán, thanh lý hợp đồng
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
với đặc điểm kinh doanh. Công nghệ thi công xây lắp của công ty kết hợp
giữa thủ công, cơ giới và sản xuất giản đơn.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực chính là chế tạo và lắp đặt thiết bị công
nghệ các công trình công nghiệp nên có những đặc điểm khác với các lĩnh
vực kinh doanh khác. Khối lượng các công trình lắp đặt thường lớn và phức
tạp, bên cạnh đó quá trình lắp đặt thường kéo dài, phát sinh nhiều khoản chi
phí khác. Vì vậy công ty phải tổ chức chia thành nhiều công đoạn nhỏ để tiện
cho việc theo dõi và quản lý chặt chẽ. Ở mỗi giai đoạn công ty tiến hành lập
dự toán. Quy trình công nghệ của Công ty được thiết kế như sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ
Căn cứ vào sơ đồ trên thì quy trình công nghệ của Công ty được chia
thành ba công đoạn. Phần móng là tập hợp các yếu tố ban đầu cho công trình
như: mặt bằng, nguyên vật liệu, nhân công, …Phần thân là việc tiến hành lắp
đặt công trình như: gia công, lắp đặt thiết bị, …Phần hoàn thiện là việc hoàn
tất những công việc cuối cùng trước khi đưa công trình vào hoạt động như:
hoàn thiện hệ thống điện nước, bàn giao và nghiệm thu công trình, . . .
Trần Xuân Linh Kế toán 46
Phần móng:
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, giải tỏa mặt bằng
Tổng kết nguyên vật liệu, thuê nhân công tại chỗ
Xử lý phần móng và thi công.
Phần thân:
- Gia công, cốt thép
Ghép cốt pha
Xây dựng cơ sở
Lắp đặt thiết bị
Phần hoàn thiện:
Hoàn thiện hệ thống điện nước phụ trợ sơn
Tiến hành bàn giao nghiệm thu công trình
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều Tổng Công ty có vốn đầu tư lớn và
công nghệ cao nhưng Công ty với quy trình sản xuất kinh doanh và quy trình
công nghệ trên nên từ khi hình thành đến nay Công ty đã khẳng định được vị
thế của mình trên thị trường lắp máy và chế tạo. Công ty biết phát huy khai
thác các thế mạnh của mình đẻ vươn lên chiếm lĩnh một thị phần đáng kể.
Công ty luôn là đơn vị dẫn đầu trong việc lắp đặt và hoàn thành xuất sắc các
công trình công nghiệp lớn và quan trọng của đất nước.
1.5. Bộ máy kế toán của đơn vị
Do sản phẩm của Công ty là các công trình công nghiệp có quy mô lớn
và địa bàn hoạt động kinh doanh của Công ty là rộng khắp trên cả nước nên
Công ty có nhiều xí nghiệp, đơn vị thành viên với trụ sở giao dịch ở nhiều nơi
trên địa bàn cả nước. Điều này dẫn tới bộ máy kế toán của Công ty được tổ
chức theo hình thức hỗn hợp nghĩa là theo hình thức tập trung nửa phân tán.
Theo hình thức này kế toán tại các đơn vị không hạch toán mà có nhiệm vụ
theo dõi tình hình tăng giảm vật tư, máy móc thiết bị, . . . và hàng tháng tập
hợp số liệu, chứng từ gửi cho phòng kế toán để tập hợp số liệu chung của toàn
Công ty lập báo cáo định kỳ theo đúng quy định của chế độ kế toán.
Phòng kế toán của Công ty có 10 người, trong đó có: 1 kế toán trưởng, 1
kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ, 5 kế toán viên làm từng phần hành khác nhau tại
trụ sở Công ty và 2 kế toán viên đi theo các công trình.
Đối với nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép tổ chức bộ phận kế toán
riêng, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại nhà máy sau đó sẽ tập
hợp và báo cáo gửi lên phòng kế toán Công ty.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.4: Bộ máy kế toán
Trần Xuân Linh Kế toán 46
Kế toán trưởng
Kế toán
vật tư,
hàng hoá
Kế toán
tiền
lương,
BHXH,
BHYT
Kế toán
tiền mặt,
tiền tạm
ứng, thanh
toán
Kế toán tiền
gửi, tiền
vay, tiền
theo dõi
công trình
Kế toán
TSCĐ,
nguồn
vốn
Kế toán
doanh
thu và
thuế
GTGT
Kế toán
tổng
hợp
Thủ quỹ
Các tổ, bộ phận ở đơn vị, xí nghiệp
Kế toán
vật tư
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
các phần
hành
khác
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên trong bộ máy kế toán như sau:
- Kế toán trưởng: là người quản lý, chịu trách nhiệm cao nhất về công
tác kế toán ở Công ty, tham mưu tình hình tài chính, thông tin kịp thời cho
Ban giám đốc Công ty, thông qua các chứng từ, giấy tờ liên quan đén công
tác tài chính – kế toán.
- Kế toán tổng hợp: Hạch toán vào máy các chứng từ của Công ty; Kết
hợp với kế toán công nợ cuối tháng đối chiếu số dư công nợ hàng tháng, quý,
năm; Kiểm tra đối chiếu với các kế toán khác những tài khoản liên quan.
Tổng hợp các thông tin từ các kế toán khác, cuối kỳ lập các báo cáo tài chính.
- Kế toán ngân quỹ: Thực hiện việc thu, chi tiền mặt nhanh gọn chính
xác theo đúng chế độ Nhà nước, không để nhầm lẫn mất tiền; Ghi chứng từ
vào sổ quỹ, đối chiếu với kế toán tiền mặt từng chứng từ thu chi và xác định
tồn quỹ; Cuối tháng đối chiếu số dư tiền mặt với kế toán tổng hợp; Đề xuất
với trưởng phòng khi thấy việc lưu giữ tiền không an toàn. Lập các Ủy nhiệm
thu, Ủy nhiệm chi, kiểm tra số dư tại các tài khoản ở các tổ chức tín dụng.
- Kế toán vật tư: Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá
ở các kho do Công ty trực tiếp quản lý; Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, chính
xác của phiếu nhập xuất, hướng dẫn các bộ phận trong Công ty thực hiện
đúng theo quy định Nhà nước; Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho của
từng kho Công ty; Đối chiếu với kế toán tổng hợp vào cuối tháng; Thực hiện
việc kiểm kê khi có quyết định kiểm kê.
- Kế toán tiền lương: Tính toán tiền lương chính xác, kịp thời khi có bản
lương được lãnh đạo duyệt trên cơ sở quy chế lương: Giám sát việc tính toán
tiền lương của các đơn vị trực thuộc, theo dõi tiền lương của đơn vị đó, trên
cơ sở hợp đồng giao khoán, kế hoạch thi công được duyệt; Theo dõi tiền
lương của từng đợn vị trực thuộc; Tính tiền lương bình quân tháng, tổng hợp
tiền lương toàn Công ty.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
- Kế toán thanh toán: Theo dõi chi tiết tiền mặt, đối chiếu với thủ quỹ
từng phiếu thu, chi tiền mặt, xác định số dư cuối tháng; Kiểm tra tính hợp lý,
hợp lệ của chứng từ theo đúng quy định của Nhà nước; Thanh toán các chế độ
công tác phí, tàu xe, nhiên liệu ô tô con; Theo dõi chi tiết sổ tạm ứng, kiểm tra
và đôn đốc các công trình hoàn tạm ứng Ghi chép, kiểm tra các nghiệp vụ
thanh toán với khách hàng, người bán.
Ngoài ra mỗi nhân viên kế toán phải theo dõi các công trình được giao:
Tập hợp chi phí toàn bộ công trình theo dõi báo cáo trưởng phòng, giám đốc
hàng tháng: số tiền đã chi ra (tạm ứng, thanh toán thẳng, …); Ca xe máy phục
vụ công trình đó (tuỳ từng công trình) Vật tư, công cụ, dụng cụ phục vụ công
trình; Kết hợp với kế toán Doanh thu đốc thúc thu hồi vốn những công trình
được phân giao.
Tại các Xí nghiệp trực thuộc: Được tổ chức các bộ phận kế toán riêng
tương tự như vậy, thực hiện toàn bộ công tác kế toán sau đó lập các báo cáo
gửi lên phòng Tài chính kế toán của công ty. Phòng kế toán có trách nhiệm
tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báo cáo kế toán định kỳ.
1.6. Thực trạng tổ chức công tác kế toán
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 15 của
Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Trên cơ sở chế dộ kế toán
hiện hành Công ty đã tiến hành nghiên cứu và cụ thể hoá, xây dựng lạibộ máy
kế toán phù hợp với chế độ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
mình. Cụ thể như sau:
- Niên độ kế toán của Công ty được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết
thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong hạch toán là đồng Việt Nam. Khi
chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam đồng tại thời điểm phát
sinh theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước công bố trong ngày. Cuối năm tiến hành
đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
- Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Ghi nhận Tài sản cố định theo giá gốc (Nguyên giá TSCĐ = Giá mua theo
hoá đơn + chi phí thu mua, lắp đặt, chạy thử). Khấu hao tài sản cố định được tính
theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao tài sản cố định được thực
hiện theo Quyết định số 206/2003TC-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về chế
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính.
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, do hàng tồn kho của Công ty có
giá trị lớn, xuất dùng không thường xuyên nên Công ty hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị xuất kho nguyên
vật liệu là giá thực tế đích danh (tính trực tiếp).
- Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm cuối
năm căn cứ vào tình hình tồn kho đầu năm, tình hình xuất nhập trong năm và
tình hình biến động giá cả vật tư, hàng hoá để tiến hành xác định giá trị thực
tế của hàng tồn kho và trích lập dự phòng.
- Doanh thu của Công ty được xác định theo giá trị công trình, hạng mục
công trình được nhà thầu chấp nhận. Để xác định phần công việc đã hoàn
thành của hợp đồng xây dựng Công ty sử dụng phương pháp đánh giá.
1.7. Tình hình vận dụng chế độ kế toán của Công ty
- Hệ thống chứng từ: Chứng từ kế toán Công ty áp dụng có nội dung,
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số
129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Chứng từ kế toán của Công
ty chỉ bao gồm các chứng từ in sẵn và lập sẵn không có các chứng từ tự lập.
Dựa vào hệ thống chứng từ này xà các chứng từ bổ sung khác, kế toán tiến
hành đối chiếu, kiểm tra tính chính xác, trung thực của các nghiệp vụ kinh tế
và tổng hợp số liệu, lên báo cáo.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
- Hệ thống tài khoản: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng quy
định của chế độ kế toán hiện hành (Quyết định 15) và phù hợp với đặc điểm
hoạt động kinh doanh của Công ty. Do Công ty đảm nhận rất nhiều công
trình, hạng mục công trình trên khắp đất nước nên tài khoản của Công ty được
chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình khác nhau
- Hệ thống sổ kế toán: Do hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây lắp nên
số lượng công trình mà Công ty đảm nhận rất nhiều và rải rác khắp nơi trên
đất nước vì vậy phát sinh một số lượng chứng từ lớn dẫn tới công việc hạch
toán kế toán rất phức tạp, để thuận tiện vầ đơn giản trong việc hạch toán, theo
dõi và đối chiếu cho nên hiện nay Công ty áp dụng ghi sổ theo hình thức Nhật
Ký chung, bên cạnh đó là phần mềm kế toán Fast Accounting. Cuối mỗi
tháng kế toán có nhiệm vụ in sổ, đối chiếu và rà soát với chứng từ gốc, đồng
thời lấy chữ ký, xác nhận của kế toán trưởng, Giám đốc, người lập biểu. Sau
đó kế toán lưu trữ vào thành một tập hồ sơ để bảo quản và lưu trũ.
- Hệ thống báo cáo tài chính: Căn cứ vào Luật kế toán, chuẩn mực kế
toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chinh” và theo Quyết định sô
15/2006/QĐ-BTC hệ thống báo cáo kế toán của Công ty gồm 4 báo cáo cơ
bản sau:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Theo đó Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh còn dược
Kế toán tổng hợp lập theo từng quý, còn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản
thuyết minh báo cáo tài chinh được lập vào thời điểm cuối năm. Do Công ty
đã cổ phần hoá nên cuối năm phải tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính. Định
kỳ Công ty phải nộp các báo cáo trên cho Cơ quan thuế, Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Bên cạnh những báo cáo cơ bản và bắt buộc trên phòng kế toán của
Công ty còn lập một số báo cáo khác phục vụ cho mục đích quản lý doanh
nghiệp như (báo cáo giá vốn hàng bán, báo cáo hàng tồn kho, báo cáo công
nợ…) đây là những báo cáo kế toán quản trị hết sức quan trọng giúp Công ty
đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh của mình, từ đó tìm ra được những
điểm mạnh, điểm yếu của Công ty trong năm qua và có hướng hoạch định kế
hoạch cho tương lai.
Toàn bộ báo cáo của Công ty do Kế toán tổng hợp lập cuối kỳ. Cuối kỳ kế
toán tổng hợp tiến hành tổng hợp các số liệu kế toán mà các nhân viên kế toán đã
nhập vào máy trong kỳ. Kết chuyển các chi phí và doanh thu trong kỳ vào tài
khoản xác định kết quả, làm cơ sở cho việc lập báo cáo.
Các báo cáo nội bộ được lập theo yêu cầu của Ban giám đốc có mẫu riêng
của Công ty.
Trần Xuân Linh Kế toán 46
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Quang
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
2.1. Đặc điểm và tình hình quản lý NVL tại Công ty cổ phần
LILAMA 10
Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc, … có quy
mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản
phẩm lâu dài… Vì vậy nguyên vật liệu dùng cho hoạt động xây lắp không
những phải có khối lượng lớn mà còn phải phong phú, đa dạng về chủng loại,
mẫu mã để đáp ứng yêu cầu xây lắp. Ví dụ như: sắt, thép, tôn, thủy tinh, …
Do đó chi phí NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Đối với những công trình, hạng mục công
trình mà Công ty đã thực hiện thì chi phí NVL thường chiếm khoảng từ 60 –
70% tổng chi phí.Công trình Thủy điện Yaly có chi phí NVL chiếm 68,96%,
công trình
Nguyên vật liệu doanh nghiệp cùng vào hoạt động xây lắp chủ yếu tham
gia vào một công trình hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất dịnh của
Công ty. Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ bị tiêu hao
toàn bộ như: xi măng, cát, sỏi, … nhưng cũng có thẻ chúng chỉ thay đổi hình
thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái của sản phẩm như: sắt, thép, thủy
tinh, … Tuy nhiên cũng có một số NVL không chỉ tham gia vào một quá trình
sản xuất hay một công trình mà còn tham gia vào nhiều kỳ kinh doanh và vẫn
giữ nguyên được hình thái ban đầu, giá trị của nó chuyển dịch dần vào chi phí
kinh doanh của các kỳ tương ứng. Mặt khác NVL của Công ty thường xuyên
biến dộng tùy thuộc vào tính chất của các công trình, hạng mục công trình
Trần Xuân Linh Kế toán 46
23