Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.64 KB, 80 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, với
kết quả nghiên cứu là trung thực. Nội dung luận văn là kết quả của quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học của tác giả. Những thông tin số liệu trong luận văn có độ tin cậy,
có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng theo đúng quy định.
Tác giả

Huỳnh Công Thịnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện luận văn của mình, tơi nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viên của
quý Thầy/Cơ và bạn bè thân thích. Tơi xin xin chân thành cảm ơn đến:
-

Thầy PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, là người đã hướng dẫn cho tơi trong q trình
thực hiện luận văn.

-

Quý Thầy/ Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy, truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu để nghiên cứu thực tiễn khi thực hiện luận
văn.

-

Cán bộ và nhân viên của VCB Chi nhánh Long An đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến


cho tơi khi thực hiện luận văn này.

Trong q trình thực hiện luận văn, dù đã cố gắng nhiều nhưng khó tránh khỏi thiếu sót,
kính mong nhận được những lời góp ý chân thành từ Quý Thầy Cô và các bạn.
Tác giả

Huỳnh Công Thịnh


iii

TÓM TẮT
Với đề tài “Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam Chi nhánh Long An” Chương 1 của luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận
liên quan về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, vai trị của tín dụng ngân
hàng trong nền kinh tế; quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Qua nghiên cứu lý luận về các nội dung liên quan đến đề tài, Chương 2 của luận
văn đã thu thập thơng tin số liệu thực tế để trình bày thực trạng hoạt động tín dụng và
quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An, từ đó đánh giá những kết quả đạt
được cũng như những hạn chế tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Chi nhánh
Long An.
Trên cơ sở nội dung lý luận Chương 1, kết quả phân tích đánh giá thực tiễn về
hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng ở Chương 2, luận văn đã trình bày và phân
tích các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Chi nhánh
Long An.
Các giải pháp được trình bày trong luận văn là những giải pháp có tính thực tiễn
gắn với tình hình hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Chi nhánh
Long An, với mong muốn thu được hiệu quả cao trong quản trị rủi ro tín dụng, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong q trình phát triển

mới.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro
tín dụng, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.


iv

ABSTRACT
With the theme "Effective credit risk management at Joint stock commercial Bank for
Foreign Trade of Vietnam in Long An branch” chapter 1 of the thesis presented the
theoretical issues related to commercial banks, bank credit, the role of bank credit in
the economy; credit risk management and effectively credit risk management in
commercial activities of commercial banks.
Through theoretical research of the contents related to the topic, chapter 2 of the
thesis has collected actual data to present the status of credit operations and credit risk
management at VCB Long An branch, thereby assessing the achieved results as well
as the existing limitations in credit risk management at VCB Long An branch.
On the basis of theoretical content chapter 1, results of practical evaluation and
assessment of credit activities, credit risk management in chapter 2, The thesis
presented and analyzed the solutions to improve the efficiency of credit risk
management at VCB Long An branch.
The solutions presented in the thesis are practical solutions associated with the
situation of credit operations and credit risk management at VCB Long An branch,
with the expectation of achieving high efficiency in credit risk management,
contributing to improving the business performance of the branch in the new
development process.
Keywords:

Commercial Bank, Bank Credits, Credits Risk, Credits Risk


Management, efficiency in credit risk management.


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CBTD

Tiếng Anh
Credit Oficer

Tiếng Việt
Cán bộ tín dụng

CBNV

Cán bộ nhân viên

CBQLKH

Cán bộ quản lý khách hàng

CBQLTD

Cán bộ quản lý tín dụng

CN

Branch


Chi nhánh

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KHCN

Individual Customers

Khách hàng cá nhân

KHDN

Corporate Customers

Khách hàng doanh nghiệp

LĐPQLKH
NHTMCP

Lãnh đạo phòng quản lý khách hàng
Joint-stock

commercial

bank

Ngân hàng Thương mại cổ phần


NHNN

State bank

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Commercial bank

Ngân hàng thương mại

PQLKH

Phòng quản lý khách hàng

PQTTD

Phịng quản trị tín dụng

RRTD

Credits Risk

Rủi ro tín dụng

TPQLKH
TDNH


Trưởng phịng quản lý khách hàng
Bank credit

Tín dụng ngân hàng

TSĐB

Tài sản đảm bảo
Joint

VCB

stock

commercial

bank for Foreign Trade of
Vietnam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam


vi

DANH MỤC BẢNG
Số
hiệu

Tiêu đề


Trang

bảng
2.1

Doanh số cho vay tại VCB CN Long An năm 2014 - 2018

38

2.2

Dư nợ phân loại theo nhóm khách hàng 2014 – 2018 tại VCB CN

40

Long An
2.3

Dư nợ phân loại theo thời hạn tín dụng tại VCB CN Long An

41

giai đoạn 2014 - 2018
2.4

Dư nợ TD phân loại theo tính chất đảm bảo tại VCB CN Long

43


An giai đoạn 2014 – 2018
2.5

Nợ đủ tiêu chuẩn và nợ quá 2014 – 2018 tại VCB CN Long An

44

2.6

Phân nhóm nợ năm 2014 – 2018 tại VCB CN Long An

45


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

TIÊU ĐỀ

Trang

Biểu đồ 2.1

Doanh số cho vay tại VCB CN Long An đoạn 2014 –

39

2018

Biểu đồ 2.2

Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng tại VCB CN

40

Long An năm 2014 - 2018
Biểu đồ 2.3

Dư nợ tín dụng theo thời hạn tín dụng tại VCB CN Long

42

An năm 2014 -2018
Biểu đồ 2.4

Biểu đồ 2.4 Phân nhóm nợ tại VCB CN Long An năm
2014 -2018

46


viii

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DUNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


8

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................... 8
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại:.................................................................. 8
1.1.2 Bản chất của ngân hàng thương mại: ................................................................. 9
1.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại ............................................................... 9
1.1.4 Các hoạt động của ngân hàng thương mại ....................................................... 11
1.1.5 Các loại hình ngân hàng trong nền kinh tế ....................................................... 11
1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG . .................................... 17
1.2.1 Tín dụng ngân hàng .......................................................................................... 17
1.2.2 Rủi ro tín dụng ................................................................................................. 22
1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TD ....... 27
1.3.1 Quản trị rủi ro tín dụng ................................................................................. 27
1.3.2 Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại ........................ 29
Kết luận chương 1 .................................................................................................. 33
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH LONG AN ............................................................................. 34
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .... 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VCB ..................................................... 34
2.1.2 Vài nét về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An ..... 36
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CN LONG
AN ............................................................................................................................. 37
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An ........................... 37
2.2.2 Rủi ro tín dụng và quản trị RRTD tại VCB Chi nhánh Long An ........................ 43
2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ TỒN TẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI VCB CHI NHÁNH LONG AN ........................................................... 51



ix

2.3.1 Những kết quả đạt được ................................................................................... 51
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ........................................................... 42
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 55
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI VCB CHI NHÁNH LONG AN ........................................................... 56
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VCB & MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
CỦA VCB CHI NHÁNH LONG AN ..................................................................... 56
3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ............. 56
3.1.2 Mục tiêu quản trị RRTD của VCB Chi nhánh Long An .................................... 57
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
VCB CHI NHÁNH LONG AN ............................................................................... 60
3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng .......................................................... 60
3.2.2 Giám sát chặt chẽ quy trình trước giải ngân và sau giải ngân ......................... 63
3.2.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm sốt tín dụng ........................................ 64
3.2.4 Nâng cao chất lượng nhân sự trong hoạt động TD và quản trị RRTD .............. 65
3.2.5 Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ ............................................... 66
3.2.6 Tuân thủ nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng ................................ 66
3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HỘI SỞ VCB ............................................................. 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 71 


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1 .LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trong nhất của ngân hàng
thương mại. Theo thống kê sơ bộ của tồn hệ thống ngân hàng thương mại, dư nợ tín

dụng của các ngân hàng thương mại hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời
nói riêng và tổng tài sản có nói cung của các ngân hàng. Trong điều kiện cần phải đẩy
mạnh việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2020 - 2025 để
bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả thời kỳ chiến
lược 2020 - 2030, Hoạt động tín dụng tạo ra tài sản có sinh lời lớn, là nguồn thu nhập
chính của các ngân hàng thương mại, chính vì vậy, việc mở rộng hoạt động tín dụng,
tăng dư nợ tín dụng là nhiệm vụ rất quan trọng, ln được đặt ra trong quá trình phát
triển của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ln phát sinh rủi
ro và là rủi ro lớn trong toàn bộ các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Theo cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì rủi ro tín dụng của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiên nay, tuy chưa ở mức nguy hiểm, nhưng
cũng đang ở trong tình trạng báo động, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành theo số liệu thanh
tra là trên 3%. Đây là vấn đề thật sự nguy hại cho nền kinh tế và cho cả hệ thống ngân
hàng. Rủi ro tín dụng với tỷ lệ nợ xấu cao khơng những sẽ gây hậu quả nặng nề đối với
hệ thống ngân hàng, mà cịn đối với tồn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, Ngân hàng nhà
nước Việt Nam đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát, tăng cường công tác quản lý
để giải quyết vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Trên gốc độ của cơ quan quản lý
và trên góc độ kinh doanh của ngân hàng thương mại, việc nâng cao hiệu quả quản lý
rủi ro tín dụng có ý nghĩa tích cực đối với hệ thống ngân hàng cũng như đối với nền
kinh tế nói chung.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An cũng như các
chi nhánh NHTM khác, là một đơn vị giao dịch trong đó nguồn thu nhập chủ yếu từ
hoạt động tín dụng, do đó bên cạnh việc phát triển tín dụng về quy mơ và tốc độ, cần
thiết phải nâng cao hiệu quả về mặt chất lượng tín dụng. Phương pháp nghiên cứu định
tính với dữ liệu thu thập từ năm 2016 đến 2018 được sử dụng nhằm làm rõ thực trạng
cũng như đề xuất các giải pháp thích hợp để tăng hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An . Nhiều năm gần đây hoạt


2


động tín dụng và chất lượng của hoạt động tín dụng ln được ngân hàng chú trọng,
coi đó là mục tiêu chính để phát triển. Với tinh thần nghiên cứu học tập theo hướng
ứng dụng, tôi chọn đề tài “Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Long An” làm luận văn thạc sĩ với mong muốn vận
dụng những kiến thức mình đã tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường, kết hợp
thông tin thực tế tại chi nhánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và
quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An, góp phần đóng góp giá trị khoa
học và thực tiễn trong quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và phân tích tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan
đến ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng trong ngân hàng thương mại:
• Nghiên cứu lý luận:
- Khái niệm, bản chất, chức năng của ngân thương thương mại
- Các hoạt động của ngân hàng thương mại
- Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng.
- Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
• Nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại VCB Chi
nhánh Long An.
- Phân tích đánh giá về tình hình rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại
VCB Chi nhánh Long An.
- Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tế, đề xuất các giải pháp và kiến nghị để
nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VCB chi nhánh Long An.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu chung nhất của đề tài là tìm giải pháp để nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại nói chung.
Mục tiêu cụ thể: Thực hiên đề tài luận văn nói trên, với các mục cụ thể sau đây:

* Góp phần bổ sung thêm lý luận về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.


3

* Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn
đến rủi ro tín dụng của VCB Chi nhánh Long An.
* Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, để đưa ra một số giải pháp có
tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của VCB Chi nhánh Long
An.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
* Rủi ro tin tín dụng, nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng như thế nào
đối với nền kinh tế và đối với hệ thống ngân hàng thương mại.
* Cần có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Chi
nhánh Long An.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
trong các ngân hàng thương mại.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Nghiên cứu về rủi ro tín dụng và quản
trị rủi ro tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An.
5.2.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu với số liệu thông
tin thực tế trong thời gian 5 năm từ 2014 đến 2018 và các giải pháp cho các năm tiếp
theo.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài luận văn là đề tài nghiên cứu ứng dụng, do đó tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính, gồm:
* Phương pháp tổng hợp và kế thừa hệ thống lý luận được trang bị trong quá

trình đào tạo để hoàn thành chương lý luận của luận văn về tín dụng, rủi ro tín dụng và
quản trị rủi ro tín dụng.
* Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh để phản ánh các thông tin thực tiễn
từ hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của VCB Chi nhánh Long An nhằm
giải quyết nội dung thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp tổng hợp logic để tìm lời giải cho các giải pháp nhằm thực hiện
mục tiêu cuối cùng của đề tài luận văn.


4

7. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
7.1. Đóng góp về phương diện khoa học:
Đóng góp về lý luận có liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM; từ
đó khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM.
7.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn:
Qua nghiên cứu thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại một
chi nhánh NHTM có thể nhân rộng bài học thực tiễn trong quản trị rủi ro tín dụng của
các chi nhánh NHTM khác.
8. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
8.1. Nghiên cứu ở nước ngoài:
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng trên thế giới
sẽ là bài học hữu ích để nâng cao chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại tại
Việt Nam.
* Kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ Ngân hàng thế giới World Bank (WB)
Chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế trong xử lý nợ xấu, ông Sameer Goyal - Chuyên
gia tài chính cao cấp, điều phối viên về tài chính và phát triển khu vực tư nhân ở Việt
Nam của WB tại Việt Nam cho biết, có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong giải quyết
nợ xấu.
Tùy mức độ nghiêm trọng của vấn đề và cấu trúc kinh tế và tài chính đang có,

mà mỗi nước có cách thức tiếp cận và xử lý khác nhau. Khi nợ xấu khơng q cao và
lan rộng thì cách thường làm là khuyến khích các ngân hàng tự giải quyết ngay tại
chính ngân hàng của mình. Trong một số trường hợp, cũng có thể ngân hàng phải thu
hồi tài sản thế chấp và chuyển các khoản tín dụng đó sang đơn vị quản lý tài sản của
mình để khơi phục dư nợ số tiền vay.
Một số nước thành lập các công ty quản lý tài sản tư nhân độc lập để mua lại nợ
xấu từ các tổ chức tài chính và tối đa hóa giá trị các tài sản này thơng qua việc tái cấu
trúc.
Tuy nhiên, khi có khủng hoảng tài chính hoặc nợ xấu ở mức cao và mang tính
hệ thống thì các chính phủ cũng phải thành lập các AMC quốc gia. Hầu hết các AMC
quốc gia được thiết kế đặc biệt để phù hợp với tình hình mỗi nước. Các AMC quốc gia
thường có một số lợi thế: Cho phép các ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh
chính của mình; giúp cho các nền kinh tế thực hiện việc xử lý nợ xấu với các nguồn


5

lực và chuyên môn được tập trung vào một cơ quan; có thể cho phép chứng khốn hóa
do có lượng tài sản lớn; phá bỏ các mối liên kết giữa các ngân hàng và khu vực doanh
nghiệp/người vay và do đó có thể giúp cải thiện khả năng thu hồi các khoản vay; cho
phép áp dụng các thông lệ xử lý nợ xấu thống nhất.
* Kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ Havard
Hội thảo có tựa đề "Giải pháp xử lý nợ xấu cho cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
năm 2008” GS. Jay O.Light - Hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard (Harvard
Business School) đồng thời là Giám đốc Công ty Quản lý Harvard (Harvard
Management Company) đã đưa ra 2 bước hành động cơ bản trong quản trị RRTD như
sau:
Thứ nhất, hệ thống ngân hàng nói chung cần phải duy trì hoặc phục hồi trạng
thái thăng bằng trong hoạt động tín dụng và phải tìm mọi biện pháp để hạn chế RRTD
ở mức thấp nhất có thể.

Thứ hai, khi RRTD đã xảy ra, các định chế tài chính cần bình tĩnh xử lý bằng
các cơng cụ truyền thống, đồng thời có biện pháp tích cực để ngăn chặn RRTD tiếp
theo.
8.2. Nghiên cứu ở trong nước
Các nghiên cứ trong nước về quản trị rủi ro tín dụng cũng rất đa dạng và phong
phú. Có thể liệt kê một số cơng trình sau đây:
- Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Quốc Anh (2017) Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh với đề tài “Rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam”. Qua đó chỉ ra rằng rủi ro tín dụng có ảnh
hưởng trực tiếp và ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Từ đó
rút ra kết luận về việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM sẽ là
giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
- Luận văn thạc sỹ: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, bảo vệ tại Trường Đại học Ngân
hàng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về
rủi ro tín dụng, tác giả đã vận dụng vào phân tích và đánh giá thực trạng chính sách
quản trị rủi ro tín dụng; kết quả nghiên cứu đã có những nhận xét, đánh giá sát thực
phù hợp với thực tiễn tại ngân hàng. Tuy nhiên trong luận văn, tác giả chưa nghiên cứu


6

sâu những yếu tố tác động công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện tại, từ đó các hướng
giải quyết để hạn chế rủi ro tín dụng chưa được toàn diện.
- Luận văn thạc sỹ: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần ngồi quốc doanh – VPBank” của tác giả Nguyễn Ngọc Tâm, bảo vệ tại Đại học
kinh tế quốc dân, năm 2012. Luận văn đã trình bày được các vấn đề lý luận về rủi ro
tín dụng, trong phạm vi nghiên cứu tác giả đã đưa các đánh giá và nhận xét sát thực, đề
xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng.

- Luận văn thạc sỹ: “Giảm thiểu rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp”, tác giả Trần Hoàng Tuấn, năm
2014. Tác giả đã kế thừa có chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng để
tạo dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu. Thơng qua phương pháp phân tích, so
sánh, đánh giá được thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong thời gian qua để
đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình tại đơn vị. Tuy nhiên tác giả chưa
nghiên cứu sâu, đánh giá chính sách quản lý rủi ro tín dụng hiện tại của đơn vị để đưa
các đề xuất, giải pháp hữu hiệu phòng ngừa rủi ro tín dụng trong thời gian tới.
- Luận văn thạc sỹ: “Hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long”, tác giả Lương Thị
Xuân Đông, năm 2012. Đề tài tập trung đi vào phân tích thực trạng nợ xấu, tìm ra
những hạn chế trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh, từ đó đề xuất các
giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên
hạn chế của luận văn chỉ tập trung quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp phịng ngừa,
chưa đi sâu nghiên cứu đề xuất việc xây dựng và thực hiện quản lý nợ xấu kết hợp các
biện pháp phịng ngừa, kiểm sốt và xử lý nợ xấu thì đề tài sẽ được hồn thiện hơn.
Có thể khẳng định, vấn đề rủi ro tín dụng đã và đang được quan tâm khá nhiều
ở các luận văn thạc sỹ, nhưng khi nghiên cứu sâu vào nội dung, tác giả nhận thấy:
Nhìn chung, hầu hết ở các luận văn đã trình bày được các vấn đề lý luận về rủi ro tín
dụng, quản lý rủi ro tín dụng, trong phạm vi nghiên cứu các tác giả có các đánh giá và
nhận xét sát thực, đưa ra được một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác phịng ngừa
rủi ro tín dụng, quản lý nợ xấu. Tuy nhiên, trong chuỗi thời gian và phạm vi nghiên
cứu các luận văn trên phản ánh và giải quyết được chung nhất vấn đề về rủi ro tín
dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu trong điều kiện kinh


7

doanh ngân hàng còn nhiều thuận lợi, nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát và khả năng
quản lý của NHTM.

Thực tế một mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tín dụng, một chính sách quản lý
nợ xấu chỉ đạt hiệu quả tích cực trong khoảng thời gian, điều kiện và môi trường kinh
doanh nhất định, trong khi hoạt động tín dụng ln nhạy cảm và chịu ảnh hưởng bởi
nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khó có thể lường trước được, có khi nằm
ngồi tầm kiểm sốt và xử lý rủi ro tín dụng của bản thân ngân hàng. Vì vậy, việc quản
lý rủi ro tín dụng địi hỏi cần được nghiên cứu trong một NHTM cụ thể, trong điều
kiện kinh doanh nhất định, nó có ý nghĩa đặc biệt đối với các NHTM đang có rủi ro tín
dụng phát sinh hay có tỷ lệ cao khó thu hồi tìm ra các giải pháp triệt để phịng ngừa,
kiểm sốt và nhanh chóng xử lý, thu hồi những khoản nợ có khả năng mất vốn. Đồng
thời hồn thiện hơn nữa trong công tác quản lý nợ xấu trong thời gian tới để đảm bảo
hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả cao nhất.
9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn có kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và quản trị rủi ro tín dụng
trong ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An.


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DUNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại (Commercial Bank) là loại hình ngân hàng được thực

hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
của Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/6/2010 nhằm mục tiêu lợi
nhuận
Peter Rose (1996) đã định nghĩa về NHTM như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ
chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là
tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất
so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình
doanh nghiệp, tổ chức đồn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình
thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành trái phiếu, trái phiếu, đồng
thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện
thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong nền
kinh tế.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong
nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của
nền kinh tế xã hội chứng minh rằng: ở đâu có một hoạt động hệ thống ngân hàng
thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã
hội.
Như vậy, ngân hàng thương mại là loại định chế tài chính trung gian quan trọng
nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà
các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử
dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế
xã hội.
1.1.2. Bản chất của Ngân hàng thương mại.
NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt và là một tổ chức tín dụng hoạt động
kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng.


9


Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh, các
NHTM phải có vốn (vốn được cấp nếu là ngân hàng cơng, được cổ đơng góp vốn nếu
là ngân hàng cổ phần), phải tự chủ về tài chính (tự lấy thu nhập để bù đắp chi phí; đặc
biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt
động kinh doanh của NHTM cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Tuy nhiên việc tìm
kiếm lợi nhuận là phải chính đáng trên cơ sở chấp hành luật pháp của nhà nước.
Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng. Đây là lĩnh vực đặc biệt vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các
ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và mặt khác lĩnh vực tiền tệ
ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, nó địi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều
hành hoạt động để tránh những thiệt hại cho xã hội. Lĩnh vực hoạt động này của
NHTM góp phần cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế - xã
hội.
Như vậy, ngân hàng thương mại là loại định chế tài chính trung gian quan trọng
nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà
các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử
dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế
xã hội.
1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại.

¾ Chức năng trung gian tín dụng.
Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng nhất và cơ bản nhất của NHTM,
nó khơng những cho thấy bản chất của NHTM mà cịn cho thấy nhiệm vụ chính yếu
của NHTM. Trong chức năng “trung gian tín dụng” NHTM đóng vai trò là người trung
gian đứng ra huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao
gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh
tế, v.v) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu
cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu tiêu dùng cho xã
hội. Chức năng trung gian tín dụng của NHTM thể hiện qua các nghiệp vụ cụ thể sau:
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức và

cá nhân bằng đồng tiền trong nước và bằng ngoại tệ.
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân.
+ Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngang hàng để huy động vốn trong xã hội.


10

+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân.
+ Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá đối với các tổ chức.
+ Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác đối với tổ
chức và cá nhân. 

¾ Chức năng trung gian thanh tốn.
Đây là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM
mà cịn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM.
NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán
giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán… để hoàn tất các quan hệ kinh tế
thương mại giữa họ với nhau, là nội dung thuộc chức năng trung gian thanh toán của
NHTM.

¾ Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng.
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán vốn đã mang
lại những hiệu quả to lớn cho nền kinh tế - xã hội. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì
chưa đủ, các NHTM cần đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng có liên quan đến
hoạt động ngân hàng. Đó chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng. Ưu thế của ngân
hàng thương mại là có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp, khơng những ở trong
nước mà cịn ở các nước; có quan hệ với nhiều cơng ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế…do
đó, nắm bắt được tình hình sản xt kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng
một cách cụ thể sâu sắc, biết được những điểm mạnh và điểm yếu của từng khách
hàng; có trang bị hệ thống thông tin hiện đại, đồng thời thu nhận và nắm bắt được

nhiều thơng tin về tình hình kinh tế, tài chính, tình hình tiền tệ, giá cả và diễn biến của
nó trên thị trường trong nước và quốc tế.
Dịch vụ ngân hàng mà NHTM cung cấp cho khách hàng không chỉ thuần tuý để
hưởng hoa hồng và dịch vụ phí, yếu tố làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho nhà ngân
hàng, mà dịch vụ ngân hàng cũng có tác dụng hỗ trợ các mặt hoạt động chính của
NHTM mà trước hết là hoạt động tín dụng. Vì vậy, các NHTM chỉ nhận cung ứng các
dịch vụ có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
1.1.4 Các hoạt động của ngân hàng thương mại.
1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là hoạt động cơ bản của NHTM. Với hoạt động huy động vốn,
các ngân hàng thương mại được phép sử dụng tất cả những công cụ và phương pháp


11

khác nhau để huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn
vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại huy
động vốn dưới hình thức: Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng VND và bằng
ngoại tệ; nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội bằng VND và bằng
ngoại tệ; các hình thức huy động khác.
1.1.4.2 Hoạt động tín dụng.
Cho vay trực tiếp: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp và tổ
chức kinh tế; cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, các tổ chức; cho vay ngắn hạn đối với
thời hạn từ 1 năm trở xuống; cho vay trung hạn đối với thời hạn từ trên 1 năm đến 5
năm; cho vay dài hạn đối với thời hạn trên 5 năm;
Cho vay gián tiếp: Chiết khấu chứng từ có giá; Bao thanh tốn.
Hình thức cho vay khác: Thấu chi; cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng…
1.1.4.3 Cung ứng dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ.
Thu phát tiền mặt, vận chuyển, bảo quản tiền mặt; cung ứng các phương tiện thanh
toán; thực hiện dịch vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế; bảo quản hiện vật quý, giấy

tờ có giá; nghiệp vụ uỷ thác và đại lý.
1.1.4.4 Các hoạt động khác.
Đầu tư trực tiếp: Góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh tế trong nước;
góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng trong nước; góp vốn, mua cổ phần, liên
doanh với nhà đầu tư nước ngoài; thành lập công ty trực thuộc.
Đầu tư gián tiếp: Đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu
NHTW; đầu tư trái phiếu cơng ty và chứng từ có giá khác.
1.1.5. Các loại hình ngân hàng trong nền kinh tế.
* Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động của ngân hàng:
- Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, đây là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến
trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm huy động vốn (nhận
ký thác) cho vay (cấp tín dụng) dịch vụ thanh tốn, ngân quỹ, dịch vụ ngân hàng hiện
đại và các hoạt động kinh doanh khác. Là ngân hàng thương mại, trong bảng cân đối
kế toán chúng ta nhận thấy trong phần nguồn vốn, nguồn vốn huy động (vốn nhận ký
thác) chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, còn trong phần tài


12

sản, các khoản cho vay cũng chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu. Ngoài ra, nếu là ngân
hàng thương mại, ngân hàng đó được quyền thực hiện mọi dịch vụ ngân hàng khác.
- Ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng đầu tư là loại hình ngân hàng mà hoạt động chính của ngân hàng này
là hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh chứng khốn. Các ngân hàng đầu tư khơng
được phép huy động vốn, khơng được cấp tín dụng như các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng đầu tư cũng không được cung cấp các dịch vụ ngân hàng như các ngân
hàng thương mại. Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng đầu tư là vốn cổ phần và vốn đi
vay bằng cách phát hành trái phiếu ngân hàng. Trong bảng cân đối kế toán của ngân

hàng đầu tư chúng ta thấy rõ sự khác biệt lớn so với ngân hàng thương mại. Trong
phần nguồn vốn, vốn điều lệ là nguồn vốn chủ yếu, bên cạnh đó là vốn đi vay (phát
hành trái phiếu), khơng có vốn nhận ký thác. Trong phần tài sản, chúng ta thấy rõ các
khoản mục đầu tư (đầu tư tài chính), khơng có khoản mục tín dụng. Ở những nước
công nghiệp phát triển, ngân hàng đầu tư có số lượng khá lớn, và hoạt động của nó có
tác động rất mạnh đến thị trường chứng khốn nói riêng và thị trường tài chính nói
chung. Ở Việt nam, hiện chưa có ngân hàng đầu tư, nhưng trong tương lai gần sẽ hình
thành các ngân hàng đầu tư trên cơ sở chuyển đổi mơ hình cơng ty chứng khốn và các
quỹ đầu tư, nếu các tổ chức này hội đủ điều kiện. Những cơng ty chứng khốn khi hội
đủ diều kiện sẽ trở thành các ngân hàng đầu tư với những hoạt động đề cập ở trên.
- Ngân hàng Phát triển.
Ngân hàng phát triển là loại ngân hàng khác hẳn ngân hàng thương mại và ngân
hàng đầu tư. Sự khác biệt này vừa thể hiện qua nội dung hoạt động vừa thể hiện qua
mục tiêu hoạt động. Về nguồn vốn, ngân hàng phát triển dựa hẳn vào nguồn vốn điều
lệ và một phần vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính.
Ngân hàng phát triển sử dụng các nguồn vốn này để đầu tư phát triển các cơng trình
thuộc cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, hoặc tài trợ phát triển cho các đối tượng cần nhận
được sự giúp đỡ. Hoạt động của ngân hàng phát triển không phải là hoạt động kinh
doanh, khơng vì mục tiêu lợi nhuận như ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư,
hoạt động của ngân hàng phát triển là hoạt động vì sự ổn định và phát triển của toàn bộ
nền kinh tế xã hội, mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều được hưởng lợi từ những
kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển.
- Ngân hàng hợp tác.


13

Ngân hàng hợp tác là loại ngân hàng mà thành viên của ngân hàng này là mạng
lưới các Quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động của ngân hàng hợp tác như một ngân hàng
thương mại. Tuy nhiên vì là ngân hàng hợp tác, nên hoạt động chủ yếu và cơ bản của

ngân hàng hợp tác là mở tài khoản tiền gửi và cung cấp tín dụng cho các thành viên là
Quỹ tín dụng nhân dân. Ngồi ra ngân hàng hợp tác còn được thực hiện các nghiệp vụ
huy động - cho vay với các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Quỹ tín
dụng nhân dân.
Có thể nói Ngân hàng Hợp tác Việt Nam là ngân hàng của tất cả các quỹ tín
dụng nhân dân. Thực hiện chức năng điều hịa vốn cho tồn bộ hệ thống các quỹ tín
dụng trên cả nước. Ngân hàng Hợp tác Việt Nam sẽ là tổ chức đầu mối, chịu trách
nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước trong đảm bảo hỗ trợ và kiểm tra giám sát hoạt
động đối với các quỹ tín dụng nhân dân.
* Xét theo loại hình hoạt động.
- Ngân hàng bán bn.
Các tiêu chí để xác định ngân hàng quy mơ lớn gồm có: vốn, tổng tài sản, hệ
thống chi nhánh và số lượng lao động. Việc xác định quy mơ ngân hàng cịn tùy thuộc
vào từng khơng gian cụ thể. Khơng có một chỉ tiêu định lượng chắc chắn để xác định
quy mô của ngân hàng, mà tùy vào đặc điểm của hệ thống ngân hàng của từng nước
mà xây dựng tiêu chí để xác định quy mơ của NHTM.
Khách hàng vay vốn của ngân hàng bán buôn là những khách hàng lớn.
Có thể nói đây là đặc điểm và là tiêu chí chính để phân biệt ngân hàng bán bn
và ngân hàng bán lẻ, vì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và chủ yếu của bất kỳ
một ngân hàng thương mại nào.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng bán buôn nhằm vào các đối tượng sau:
+ Các ngân hàng thương mại có quy mơ vừa và nhỏ.
Các ngân hàng thương mại có quy mơ vừa và nhỏ, nhất là những ngân hàng quy
mô nhỏ, thường không đủ khả năng để huy động vốn cho hoạt động tín dụng, những
ngân hàng này sẽ thiếu vốn và sẽ đi vay các ngân hàng lớn.
+ Các tổ chức tín dụng khác như Cơng ty Tài chính, Cơng ty Cho th tài chính.
+ Các Tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty có quy mơ lớn.
Hoạt động tín dụng mang tính chất bán bn.
Hoạt động tín dụng mang tính chất bán bn, thể hiện qua ba điểm sau:



14

+ Các khoản tín dụng có giá trị lớn: Có thể phân biệt quy mơ và giá trị tín dụng
qua phương pháp thống kê những khách hàng vay vốn lớn tại một ngân hàng, hoặc có
thể phân biệt giá trị tín dụng lớn hay nhỏ qua phân cấp thẩm định giá trị tín dụng;
Thơng thường những khoản tín dụng vượt quá thẩm quyền thẩm định của giám đốc chi
nhánh (đối với ngân hàng loại vừa và nhỏ) hoặc vượt quá thẩm quyền phán đốn của
Trưởng phịng tín dụng (đối với ngân hàng lớn) được coi là khoản tín dụng có giá trị
lớn. Có quan điểm cho rằng nên lấy vốn tự có để so sánh, nếu khoản tín dụng chiếm tỷ
lệ từ 2% vốn tự có trở lên, thì khoản tín dụng đó được coi là khoản tín dụng quy mơ
lớn...
+ Các khoản tín dụng được thực hiện thơng qua thị trường liên ngân hàng, hoặc
được thực hiện trực tiếp giữa ngân hàng bán bn với các tổ chức tín dụng, hoặc được
thực hiện theo hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng bán bn với các tập đồn kinh tế,
các tổng cơng ty 90, 91...
+ Lãi suất tín dụng (lãi suất cho vay) thường được vận dụng theo cơ chế ưu đãi,
thấp hơn lãi suất thị trường.
- Ngân hàng bán lẻ.
Ngân hàng bán lẻ trước hết là những ngân hàng có quy mơ nhỏ và vừa, những
ngân hàng này sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trực tiếp đến “người tiêu
dùng” từ các sản phẩm huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các
dịch vụ ngân hàng khác. Sự thỏa mãn của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm dịch
vụ ngân hàng cho họ, là thước đo để đánh giá quy mô, mức độ của hoạt động ngân
hàng bán lẻ. Hoạt động ngân hàng bán lẻ, hiểu một cách đơn giản nhất – chính là đưa
sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội với sự đa
dạng, phong phú và tiện ích, trong đó, phát triển sản phẩm ngân hàng điện tử sẽ là
bước đột phá có ý nghĩa quyết định.
Đối tượng mà hoạt động ngân hàng bán lẻ hướng đến bao gồm hai nhóm:
+ Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đây là nhóm đối tượng rất phổ biến,

đặc biệt đối với Việt Nam, đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, số lượng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam rất lớn và rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tài
chính của hệ thống ngân hàng – phục vụ và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.


15

+ Thứ hai, khách hàng cá nhân: Khách hàng cá nhân trong hoạt động ngân hàng
bán lẻ chiếm vị trí đặc biệt, vì nó khơng những có số lượng cực lớn mà cịn liên quan
đến tồn bộ q trình tiêu dùng của xã hội. Cá nhân có tiền để dành, hoặc tiết kiệm sẽ
khơng có nơi nào an tồn tiện lợi hơn khi gửi vào hệ thống ngân hàng thương mại, cá
nhân cũng có q nhiều nhu cầu tài chính để phục vụ đời sống của họ. Nếu các ngân
hàng khai thác tốt nhóm khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
cho họ, sẽ có tác dụng rất lớn cả trong lĩnh vực kinh tế, đời sống, mà cịn làm cho hệ
thống thanh tốn nói riêng và lưu thơng tiền tệ nói chung của nền kinh tế phát triển tốt
và ổn định.
Khách hàng của ngân hàng bán lẻ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhóm
khách hàng cá nhân chiếm vị trí quan trọng. Chính vì vậy các khoản cho vay của ngân
hàng bán lẻ có giá trị khơng lớn, phần lớn đều nằm trong thẩm quyền phán quyết của
cấp chi nhánh và giá cả tín dụng – lãi suất cho vay phù hợp với giá cả thị trường.
Ngân hàng bán buôn là một mô hình hồn tồn phù hợp với xu thế phát triển hiện đại
của hệ thống tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế – xã hội. Trong
khi nói đến ngân hàng bán lẻ, người ta liên tưởng đến tính đa dạng, phong phú của sản
phẩm dịch vụ mà nó cung cấp cho xã hội – nói đến ngân hàng bán lẻ đồng nghĩa với
loại hình ngân hàng phục vụ rộng rãi mọi đối tượng trong xã hội là ngân hàng của tồn
dân. Với vơ vàn sản phẩm dịch vụ – đây là loại ngân hàng mà hoạt động của nó khơng
bị bó hẹp trong một ngành nghề, một lĩnh vực nào mà lan tỏa trong nhiều ngành nghề
và lĩnh vực khác nhau của xã hội. Ngân hàng bán lẻ là ngân hàng có hàng trăm đến
hàng ngàn loại sản phẩm dịch vụ. Hoạt động ngân hàng bán lẻ là hoạt động liên quan

đến nhiều đối tượng trong xã hội, liên quan đến những tiện ích mà hệ thống ngân hàng
cung cấp cho xã hội, từ khâu sản xuất đến lưu thông trao đổi tiêu dùng. Hoạt động
ngân hàng bán lẻ phản ánh khả năng xâm nhập sâu rộng vào các lĩnh vực đời sống
kinh tế – xã hội. Mức độ phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ thể hiện sự phát triển
chiều rộng của hệ thống ngân hàng.
Sự phân biệt ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ chỉ có ý nghĩa tương đối.
Một ngân hàng thương mại có quy mơ lớn, đương nhiên vừa hoạt động bán buôn, vừa
hoạt động bán lẻ, một ngân hàng thương mại quy mơ vừa cũng có thể vừa là ngân
hàng bán buôn vừa là ngân hàng bán lẻ, nhưng nếu ngân hàng thương mại có quy mơ
nhỏ thì ngân hàng đó chỉ thuần túy là ngân hàng bán lẻ.


16

* Xét theo lĩnh vực hoạt động.
- Ngân hàng chuyên doanh.
Ngân hàng chuyên doanh là loại ngân hàng mà hoạt động của ngân hàng này có
tính chun mơn hóa cao, có sự phân biệt rất rõ về chuyên ngành và lĩnh vực kinh
doanh:
+ Có sự tách biệt pháp lý giữa hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại,
hoạt động kinh doanh chứng khoán (ngân hàng đầu tư), hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
+ Có sự phân biệt trong hoạt động nghiệp vụ, như ngân hàng tiết kiệm, ngân
hàng cầm cố, ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng chuyên doanh là loại hình ngân hàng chỉ được áp dụng ở một số
nước theo giấy phép cho từng ngân hàng, Sự phân định rõ ràng lĩnh vực và chuyên
ngành hoạt động của ngân hàng chuyên doanh, giúp việc kiểm tra giám sát của cơ
quan quản lý trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bên cạnh các ngân hàng
chuyên doanh, vẫn tồn tại loại hình ngân hàng đa năng, thậm chí có số lượng lớn với
những quy mơ rất lớn.

- Ngân hàng đa năng.
Ngân hàng đa năng là loại ngân hàng mà hoạt động của nó khơng bị bó hẹp trong một
ngành hay một lĩnh vực cụ thể nào thuộc ngành tài chính ngân hàng. Đặc điểm của loại
hình ngân hàng này là:
+ Khơng có sự tách biệt pháp lý giữa hoạt động ngân hàng, kinh doanh đầu tư
chứng khoán và bảo hiểm
+ Khơng có sự phân biệt trong hoạt động nghiệp vụ, những ngân hàng này vừa
nhận ký thác, vừa cho vay, lại vừa kinh doanh đầu tư chứng khoán…
Ngân hàng đa năng, được phân loại theo hai cấp độ tùy theo luật pháp của mỗi nước:
gồm ngân hàng đa năng hoàn toàn và ngân hàng đa năng một phần:
+ Ngân hàng đa năng hoàn toàn là những ngân hàng được cung cấp đầy đủ các
dịch vụ ngân hàng, đầu tư chứng khoán, bảo hiểm. Những hoạt động ở những lĩnh vực
khác nhau như vậy được phép thực hiện trong một thực thể pháp lý, tức là trong một tổ
hợp tài chính ngân hàng đa năng. Mơ hình này áp dụng nhiều ở Đức, Hà Lan, Thụy
Sỹ…
+ Ngân hàng đa năng một phần là những ngân hàng mà trong hoạt động kinh


×