Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 30 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC ĐỀ TÀI: NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT ĐỂ HỌC SINH. YÊU THÍCH MÔN ĐỊA LÝ A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1/ Thực trạng của vấn đề 2/ Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 3/ Phạm vi nghiên cứu đề tài II. Phương pháp tiến hành 1/ Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu , tìm giải pháp của đề tài 2/ Các biện pháp tiến hành , thời gian tạo giải pháp . B. NỘI DUNG I. Mục tiêu Nhiệm vụ của đề tài II. Mô tả giải pháp của đề tài 1. Thuyết minh tính mới 2. Khả năng áp dụng 3. Lợi ích kinh tế - xã hội C. KẾT LUẬN - Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng - Triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp. - Đề xuất, kiến nghị Người thực hiện: NGUYỄN KỲ TÂY.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đề tài sáng kiến kinh nghiệm. NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT ĐỂ HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN ĐỊA LÝ A . MỞ ĐẦU I/ Đặt vấn đề : 1. Thực trang của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết Trong những năm gần đây, nước ta trong xu thế hội nhập và phát triển toàn diện. Trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong đó Giáo dục- Đào tạo và Khoa học- Công nghệ là khâu đột phá để đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Điều này khẳng định sự nghiệp trồng người mà vai trò những người thầy như chúng ta là hết sức quan trọng. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, đào tạo thế hệ trẻ năng động sáng tạo, có tri thức vững bước đi vào tương lai trong quá trình hội nhập. Sự phát triển nhanh của dịch vụ INTERNET, trong đó mạng giáo dục đã làm cho học sinh hứng thú nhiều hơn trong học tập, nhưng bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ học sinh lại say sưa, đắm chìm trong các loại game bạo lực, các trò chơi vô bổ… để rồi sao nhãng việc học hành. Là giáo viên đứng lớp trong nhiều năm, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, mình phải tìm ra giải pháp gì? Và phải làm thế nào để học sinh học ngày càng tốt hơn, yêu thích hơn bộ môn địa lý mình đảm trách. Ngoài những đồ dùng trực quan, một số phương tiện hỗ trợ thì chúng ta vẫn còn thiếu rất nhiều, nhưng chúng ta có thừa tự trọng, lòng nhiệt tình, đó là bước đột phá, hãy biến nó thành hành động hiện thực bằng trái tim và khối óc của mình. 2 . Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới : Hiện nay ngành Giáo Dục đang nổ lực thực hiện cải cách, một trong những nhu cầu bức thiết đó là phải đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Định hướng đó đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục: “ Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” từ “Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” sang “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, phải tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy cho các em niềm đam mê, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực trong quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức. Để thực hiện điều này, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải thực hiện tốt việc cải tiến phương pháp dạy và học. Sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá của đất nước có thắng lợi hay không? Bên cạnh sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước thì sự đóng góp của thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước là không thể thiếu. Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục - Đào tạo triển khai thực hiện mô hình xây dựng “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là mô hình cải thiện linh hoạt các hoạt động thường ngày của nhà trường nhằm làm cho các hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo trong Giáo dục. Có nhiều giải pháp để chúng ta lựa chọn, nhưng chúng ta có cùng một mục tiêu cuối cùng đó là chất lượng, hiệu quả đào tạo, bản thân tôi nghiên cứu đề tài này, cố gắng tìm ra những giải pháp mới, nhằm góp một phần nhỏ vào sự nghiệp đào tạo của ngành. 3 . Phạm vi nghiên cứu đề tài Sau một thời gian dài suy nghĩ, tôi tâm đắc với đề tài: NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT ĐỂ HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN ĐỊA LÝ Trong đề tài này tôi đưa ra một số giải pháp định hướng, trong đó người giáo viên đóng vai trò chủ động còn học sinh tích cực tham gia, phạm vi đề tài được áp dụng cho học sinh toàn cấp chương trình trung học cơ sở. Đó là lý do tôi chọn đề tài này .. II/ Phương pháp tiến hành. 1.Cơ sở lý luận và thực tiển có tính định hướng cho việc nghiên cứu , tìm giải pháp của đề tài Địa lí là môn khoa học có từ lâu đời, tri thức địa lí chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp như: quan sát, mô tả thực nghiệm, thực hành, tưởng tượng, liên hệ thực tế…Để thực hiện tốt các bài học trên lớp, giáo viên phải là người hướng dẫn các em chủ động trong giờ học, và để đạt một giờ dạy tốt thì ngoài kinh nghiệm, kiến thức truyền thụ… giáo viên phải biết phối hợp nhịp nhàng nhiều phương pháp, chọn ra giải pháp tối ưu nhất, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh… đó là những điều làm cho tôi trăn trở và suy nghĩ nhiều nhất trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh. Với đề tài “ Những điều cần thiết để học sinh yêu thích môn địa lý” đây là một quá trình tôi đã nghiên cứu và thể nghiệm - Đúc kết từ kinh nghiệm bản thân qua thực tế giảng dạy nhiều năm. - Áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh THCS 2. Các biện pháp tiến hành , thời gian tạo ra giải pháp - Tiến hành áp dụng rộng rãi trên toàn các khối lớp, chủ động trong việc chuẩn bị, xem như mỗi tiết học là một tiết thao giảng, ngoài đảm bảo kiến thức cơ bản, cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức liên quan đến bộ môn bổ ích và hấp dẫn. - Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ lúc triển khai đến ngày 25/ 11/ 2012 - Các tài liệu đã tham khảo: + Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục của nhà xuất bản giáo dục + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kỳ III + Du lịch vòng quanh thế giới nhà xuất bản Thanh niên. + At lát Địa lý Việt Nam của Bộ Giáo dục + Sách giáo khoa các lớp 6,7,8,9.. B . NỘI DUNG.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> I . Mục tiêu Nhiệm vụ của đề tài: - Đưa ra một số biện pháp định hướng và cơ sở giải quyết thuyết phục. - Giúp học sinh ngày càng yêu thích bộ môn, say sưa và hứng thú trong từng tiết học, không còn thái độ thờ ơ, xem thường, cho là môn phụ.. II. Mô tả giải pháp của đề tài 1/ Thuyết minh tính mới. - Địa lý là một khoa học tự nhiên, bên cạnh những dụng cụ trực quan, những mô hình sinh động thì còn nhiều vấn đề vẫn đòi hỏi học sinh phải tưởng tượng vào thế giới vĩ mô. Nếu không có sự đầu tư kỹ từ giáo viên, cứ dạy như sách giáo khoa thì lớp học trở nên buồn tẻ và nhàm chán, việc tiếp thu kiến thức đến việc phát triển tư duy khoa học là một điều khó. - Trong điều kiện hiện tại việc chuyển tải kiến thức từ sách giáo khoa, đến việc lĩnh hội của học sinh thì tôi thấy rằng người thầy vẫn giữ một vai trò quan trọng. - Dạy như thế nào? Học sinh học như thế nào? Lớp học có lôi cuốn hấp dẫn, học sinh có tròn xoe mắt khi thầy nói và thảo luận sôi nổi hay không? Đó là vấn đề cần phải bàn. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, tôi không muốn đánh mất chính mình trước học sinh, mà phải làm thế nào để từ những khái niệm, những con số khô khan trở thành những bức tranh toàn mỹ sinh động. - Trong phạm vi nghiên cứu điều làm tôi trăn trở là tại sao còn nhiều học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, chưa muốn nói là vô cảm. - Đúc kết từ kinh nghiệm bản thân và dự giờ đồng nghiệp tôi rút ra một số nguyên nhân sau đây: * Về phía giáo viên: - Chưa chủ động, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề trước thực trạng của học sinh - Chưa nhiệt tình, sợ khó khăn, tư duy sáo mòn. *Về phía học sinh, phụ huynh. - Học lơ là lười biếng, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Cho là môn phụ - Phụ huynh học sinh thiếu sự quan tâm Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi quyết định nghiên cứu đề tài này, cố gắng tìm ra những giải pháp mới nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy a/Nội dung giải pháp * Đề tài : “ Những điều cần thiết để học sinh yêu thích môn địa lý’’ * Đối tượng học sinh tham gia: Toàn bộ các khối lớp THCS. * Nội dung chính: Như tên đề tài đưa ra, các đồng nghiệp sẽ nghĩ chủ đề tài viết cái gì? Điều đó có phải là cần thiết chưa? Mong các đồng nghiệp lượng thứ, dù gì thì nó cũng là ý kiến chủ quan của tôi, nhưng tôi dám khẳng định rằng những điều cần thiết đó sẽ làm cho học sinh ham học hơn, hứng thú hơn và cuối cùng chất lượng học sinh đạt hiệu quả cao hơn..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Vậy NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT ĐỂ HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN ĐỊA LÝ là gì? Tôi xin trình bày một số nội dung giải pháp sau đây: + Trong một năm học phải tổ chức được 2 lần ngoại khóa. + Làm thêm một số dụng cụ trực quan + Thường xuyên tổ chức giải ô chữ trong củng cố tiết dạy( đặc biệt trong tiết ôn tập thì càng tốt) + Khi dạy về địa lý địa phương ở lớp 9 đọc cho học sinh nghe bài địa lý địa phương, tổ chức học sinh viết bài địa lý địa phương. + Chuẩn bị kỹ càng xem như mỗi tiết dạy là một tiết thao giảng. Những điều tôi nói đừng cho là đơn giản, chúng ta thử bắt tay làm việc và hiệu quả sẽ là thước đo chất lượng công việc. b/Giải pháp thực hiện *Nên tổ chức ngoại khóa Như tôi đã trình bày nên tổ chức ngoại khóa, số lần ngoại khóa khoảng 2 lần / năm, tùy thuộc vào điều kiện, thời gian cho phép. Ở học kỳ I đầu năm nên tổ chức 1 lần và học kỳ II một lần. Nội dung ngoại khóa phải bổ ích, lý thú, hấp dẫn, tùy thuộc vào mảng đề tài mà giáo viên chọn và được sự đồng ý của nhà trường, mục đích là tạo cho các em một dấu ấn khó quên, một tâm lý thoải mái, gần gũi, thân thiện như đang chiêm ngưỡng bức tranh giàu màu sắc. Ví dụ bài ngoại khóa tổ chức đầu năm đó là HÀNH TRÌNH VÒNG QUANH THẾ GIỚI, sau đây là sơ lược nội dung: * Công tác chuẩn bị: Địa điểm: Hội trường( sân trường ) Học sinh toàn trường hoặc một khối lớp Một bản đồ thế giới cỡ lớn. Đèn chiếu * Tiến trình: Hôm nay thầy và các em cùng làm một chuyến du lịch vòng quanh thế giới trên con chim sắt khổng lồ đó là chiếc Bôing 747 của hãng hàng không Việt Nam AIR LINE. Sau khi làm xong thủ tục chiếc Bôing 747 từ từ rời đường băng trực chỉ tuyến bay Việt Nam- Hồng Kông, một cảm giác khó tả lan man bồng bềnh, qua ô cửa sổ là những đám mây trắng xóa, tiếng động cơ rì rì như ru giấc ngủ, tôi lim dim mắt, hình như là không ngủ được vì cái cảm giác của người đi máy bay lần đầu. Sau 3 giờ bay, sân bay Vic-to-ri-a của thành phố Hồng Kông hoa lệ hiện ra, đôi nét sơ lược về thành phố Hồng Kông, đây là thành phố nhượng địa từ thời nhà Thanh (Trung Quốc ) cho nước Anh sau cuộc chiến tranh thuốc phiện và được trao trả về Trung Quốc năm 1997. Hồng Kông nửa cổ kính của người Hoa và nửa hiện đại của người Anh , hiện tại Hồng Kông là trung tâm tài chính của khu vực châu Á Thái bình dương..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hồng Kông nhìn từ trên cao. Ngân hàng HSBC Hồng Kông Sau 2 giờ quá cảnh Hồng Kông chiếc Bôing 747 trực chỉ đường bay thẳng tới Ha-oai (Hoa kỳ ). Sau 5 giờ bay thành phố Ha-oai rực nắng hiện ra với những hàng dừa và bờ.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> cát trắng phẳng lì ven biển. Ha-oai hiền hòa, thành phố trẻ trung với nhiều khu phố người Việt định cư sau năm 1975.. HA-OAI. Biển HA-OAI Chúng tôi nghỉ ở đây 2 tiếng sau đó tiếp tục đường bay Ha-oai – New york sau 6 giờ bay thành phố New york với những tòa nhà chọc trời hiện ra, đường phố rộng thênh.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> thang phố xá tấp nập, New york là thành phố hiện đại, là trung tâm tài chính quốc tế với nhiều ngân hàng, tập đoàn lớn bên cạnh các tổ chức phi chính phủ. Trụ sở Liên hợp quốc sừng sững bên cạnh nhà trắng uy nghi nơi làm việc của chính quyền Liên bang hợp chủng quốc Hoa Kỳ.. Công viên trung tâm của thành phố New York trải dọc theo giao lộ chính Fifth Avenue. Fifth Avenue nổi tiếng là con phố nơi có nhiều cửa hàng mua sắm đắt nhất thế giới. Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thành phố New York.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> TÒA BẠCH ỐC.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Những đoàn xe nối nhau trên đường quốc lộ thuộc quận Queens, New York.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Rời New york chuyến bay thẳng Luân Đôn qua Đại tây dương rộng lớn, sau 4 giờ bay thành phố Luân Đôn sương mù hiện ra, cái băng giá của thời tiết làm cho Luân Đôn đẹp hơn, chúng tôi được tham quan cung điện Buc-king-Ham uy nghi và cổ kính, nơi ngự trị của Nữ Hoàng Anh .. Nữ hoàng Anh Elizabeth II.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Cung điện Westminster, trên bờ sông Thames,Luân Đôn, là trụ sở Nghị viện Anh. Cung điện Buckingham (năm 2007).
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đến châu Âu mà không thăm nước Pháp sẽ là một thiếu sót lớn, thành phố PaRi rộng lớn, có thể nói Pa-Ri là trung tâm của châu Âu, tháp Ep-phen sừng sững là niềm tự hào của người Pháp, hệ thống giao thông của Pháp phát triển ở trình độ cao, một thức uống nổi tiếng của người Pháp đó là rượu vang Bôc-Đô được làm từ một loại nho nổi tiếng ở địa phương, đêm xuống thành phố Pa-Ri tràn ngập ánh sáng.. THANH PHỐ PARI VỀ ĐÊM.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tháp Eiffel.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Quê hương rượu vang Bordeaux (Booc-đô), Pháp Ngắm các nông dân vẫn dụng kĩ thuật buộc các gốc nho non bằng lạt trong trồng và chăm sóc nho, khiến con người thế giới văn minh hiện đại tưởng thời gian như đứng yên tại vùng Château Margaux huyền thoại. Rượu vang vùng Château Margaux là một trong bốn loại rượu được xếp hạng hàng đầu theo Hệ thống phân loại rượu vang Bordeaux 1855, và tất nhiên nổi tiếng nhất đồng thời đắt nhất thế giới..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Chúng tôi rời Pa-Ri tiếp tục đi về phía Đông đến đất nước Ấn độ, thành phố Niu-Đê-li hiện ra, bên cạnh nét hiện đại, vẫn thấp thoáng nhiều khu nhà ổ chuột. Ấn độ là quốc gia đông dân và phát triển nhất khu vực Nam Á, Ấn độ nổi tiếng với đền thờ Tat-MaHan được xây dựng từ những phiến đá ngọc thạch khổng lồ, theo tín ngưỡng Ấn độ thì sông Hằng là dòng sông linh thiêng và nước sông Hằng là nước thánh, người dân Ấn độ ít nhất trong cuộc đời mình phải có một lần tắm nước sông Hằng. Xem kìa giữa đường phố đông đúc lại có một đàn bò nhởn nhơ dạo chơi, các em có biết tại sao không? Vì Ấn độ có nhiều tôn giáo, có tôn giáo coi bò là vật thiêng để thờ. Đền Taj Mahal tại Agra là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> SÔNG HẰNG( ẤN ĐỘ).
<span class='text_page_counter'>(18)</span> ĐÀN BÒ TRONG THÀNH PHỐ Ở ẤN ĐỘ.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Rời Ấn độ chiếc Bôing đưa chúng tôi bay về Sin-ga-po, từ trên cao nhìn xuống đất nước Sin-ga-po giống như chiếc mâm xôi phủ toàn màu xanh, Sin-ga-po đi lên từ một hòn đảo trơ trụi toàn cát và đá, ngày nay Sin-ga-po là một trong những quốc gia có nền giáo dục hàng đầu, nhiều trường đại học công nằm trong tốp đầu của châu Á, cả đất nước Sin-ga-po là một thành phố xanh, sạch, đẹp. Dù là trong công viên, trên đường phố, hay một khoảng sân nhà, ở đâu các em cũng gặp hoa là hoa, người dân Sin-ga-po văn minh và lịch sự. Chúng tôi rời Sin-ga-po về Việt Nam trong lưu luyến.. THỦ TƯỚNG LÝ QUANG DIỆU.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đất nước Singapore có quá nhiều thứ để tìm hiểu. THÀNH PHỐ SINGAPORE.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Toàn cảnh sông Singapore. Đã từng là trung tâm thương mại trong thời kỳ thuộc địa, hiện nay là một địa điểm du lịch với nhiều quán bar, quán rượu và nhà hàng thức ăn biển dọc sông. Nhà hát trái Sầu Riêng Singapore.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Nhạc nước ở đảo Sentosa Singapore.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> MỘT THÀNH PHỐ XANH VÀ SẠCH. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NANGYAN.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> (Trong khuôn khổ có hạn tôi chỉ trình bày vắn tắt ). MỜI CÁC ĐỒNG NGHIỆP XEM THÊM CHUYẾN DU LỊCH QUA ĐĨA DVD CÓ HƯỚNG DẪN KÈM THEO Ở CUỐI ĐỀ TÀI. * Phải làm thêm đồ dung dạy học Ngoài một số tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, dụng cụ dạy học, giáo viên có thể làm thêm một số dụng cụ. Ví dụ1: Trong bài “ Địa hình bề mặt trái đất” ta có thể làm thêm mô hình núi lửa bằng đất sét, kích thước cỡ bằng cái nón, rỗng ruột, dưới đáy đặt một cái lon có chứa đá các bia (CaC2), dọc theo ống phun bỏ muối hột, trên miệng bỏ tro bếp, đổ nước vào lon đựng đá các bia, khí a-xê-ty-len sinh ra, đốt khí sinh ra ta có núi lửa phun kèm theo hiện tượng có tiếng nổ, có tro bụi mù mịt Ví dụ 2: Trong cảnh quan hoang mạc nhiệt đới ở địa lý 7 ta có thể làm mô hình hoang mạc. Chuẩn bị một cái hộp hình hộp chữ nhật kích thước: 4dm x 8dm x 0,5dm bằng gỗ mỏng tận dụng, đổ đầy hộp bằng cát biển hoặc cát sông, điểm vài bụi xương rồng mi ni ta có một hoang mạc nhiệt đới hoàn chỉnh Phải nói là rất dễ làm nhưng hiệu quả giảng dạy rất cao. * Củng cố kiến thức học sinh bằng giải ô chữ. Trò chơi giải ô chữ được tổ chức rộng rãi cho các khối lớp ở cuối tiết học hoặc trong tiết ôn tập, chỉ cần đầu tư một ít thời gian đảm bảo tiết học lúc nào cũng sôi động và hấp dẫn. Ví dụ: Ô chữ củng cố cuối tiết học “ Địa hình bề mặt trái đất” Các câu hỏi ô chữ: 1. Đường nối từ CB đến CN. 2. Vòng tròn lớn nhất chia quả địa cầu làm 2 nửa bằng nhau. 3. Vua Hùng đày An Tiêm ra đảo này. 4. Năm có 365 ngày 6 giờ là năm gì? 5. Trong cấu tạo của Trái Đất thì lớp này dày gần 3000 km. Đó là? 6. Đại dương có diện tích đứng thứ 3 trong 4 đại dương. 7. Ngày 22/6 là ngày gì? 8. Vĩ tuyến 23027’ B còn gọi là gì ? 9. Hành tinh nằm gần Mặt Trời. 1 2 3 4 5 6 7 8 9. K. I X N. T T A. R N. H C. H. S. N I. H C. G H U Đ A I A. A. T H S E. I N. U Đ O N G Ư I Y H. G D H U. Ô C T O. T. Y A N V I Ơ E U. E O. N. A A N. N N G. N. B. A. Y. Các từ trong ô chữ: N. I. A. T. G. Ô. H. N. T. C.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Hãy tìm chìa khóa của ô chữ. Nếu học sinh không tìm ra chìa khóa ô chữ thì lần lược gợi ý: Gợi ý 1: Đây là một danh thắng của tỉnh Lạng Sơn. Gợi ý 2: Hình ảnh một người con gái bế con đợi chồng. Gợi ý 3: Ngọn núi này là hình ảnh của câu ca dao: “Đồng Đăng …”. Giải ô chữ: NÀNG TÔ THỊ * Giáo dục học sinh yêu quê hương qua bài địa lí địa phương: Đặc biệt là học sinh khối 9 cuối năm khi đang học phần địa lí địa phương tỉnh Bình Định. Những lúc hứng khởi có thể đọc cho học sinh các khối lớp khác nghe bài địa lí địa phương, qua đó giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước. Bài địa lí địa phương:. Bình Định quê hương mến yêu. Ai có về miền trung nhớ ghé thăm quê mình Bình Định quê tôi. Miền thùy dương cát trằng Quê tôi nghèo lớn lên trong đạn lửa. Thuở xa xưa: Quang Trung người anh hùng áo vải Đã làm nên trang sử liệt oanh. Đến hôm nay Đèo Nhong Núi Chéo hùng anh Nay tiếp bước trang sử vàng dân tộc Quê tôi đó đổi thay trong cuộc sống Ai có về Qui Nhơn thăm bến cảng quê tôi Chiều về từng đoàn thuyền ngoài khơi, đầy khoang trắng cá Những con nục, con bông, con hồng, con đé Bán đảo Phương Mai vươn cánh tay dài Như người mẹ hiền ôm ấp đứa con Thị Nại thân yêu những chiều lộng gió Ghềnh Ráng chiều nay sắc hồng ráng đỏ Dốc Mộng Cầm, Ai đó! Vẫn còn đây. Ai có về Tuy Phước hôm nay Nước mắm vạn Gò Bồi dằm trái ớt cay. Bữa cơm giữa trưa hè, thơm mùi cá rô đồng kho tộ. Ai có về An Nhơn, nhớ ghé thăm Bình Định. Nhỏ giọt lệ rơi, thành Đồ Bàn dân Hời còn đó. Đã qua rồi một thời khốn khó. Phù cát quê tôi vững bước đi lên. Đâu còn mũi đạn, hòn tên. Cát sơn, Cát hiệp đã quên những ngày gian khó. Dừa Tam Quan từng chùm reo trong gió. Đong đưa mùa bưởi chín trên cây..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Hoàng hôn buôn dần ngã trời tây. Cô thôn nữ đội bèo về xóm nhỏ… Ai có về An Lão Nhớ nhắn nậu nguồn. Ngày xuân hát hội lùng tùng. Mùa này cá niên còn béo. Dòng Kim Sơn mùa trong, mùa đục. Nhắn lời thăm cô gái hái dâu. Áo nâu mưa nắng dãi dầu. Cho tằm lên kén, nương dâu mượt mà. Quê hương đâu cũng là nhà. Mảnh tình vẹn giữ, quê xa thấy gần. Nguyễn Kỳ Tây. Tháng 8 năm 1990 Bài địa lý địa phương. CHÀO XUÂN QUÊ HƯƠNG Mùa xuân về trên dòng Kim Sơn. Đàn én chao nghiêng, bay lượn trên đồng. Quê tôi vào vụ mới. Đất nở hoa, lòng người phơi phới. Mùa vàng lên, đời sống ấm no. Có gì hơn độc lập, tự do. Dân quê tôi, dập dìu hợp tác. Nghĩa nặng, tình sâu, một đời ơn Bác. Đã cho ta cuộc sống hôm nay. Làm sao quên, những tháng ngày Sống trong đạn lửa, vòng vây kẻ thù. Đây Gò lôi! Núi Chéo. Ta lại về một thời niên thiếu, bi tráng, hào hùng. Giành giật nhau từng vạt đất, cánh rừng. Máu bao người đã đổ hôm qua Cho hôm nay, bãi mía, nương dâu trên mảnh đất này Xanh lên niềm hy vọng. Ơi! Cô gái hái dâu, áo nâu, má thắm. Vội gì, mà nón lá che nghiêng. Đường quê quang gánh chung chiêng. * * * Mùa xuân về thị tứ đông vui. Người đi như trẫy hội, tới lui. Đôi bướm vờn hoa, lung linh trong nắng. Mai, hồng khoe sắc thắm bên đời. Công trường, nhà máy mới xây. Làng quê đổi mới kể từ đây. Cô thôn nữ đi vào nhà máy. Ươm chặng đường xuân, dệt những tháng ngày..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> * * * Đường tương lai rực sáng quê hương. Mùa xuân về gom cả yêu thương. Cảnh vật đất trời, bừng tỉnh giấc. Chào xuân huy hoàng trên khắp quê hương. Nguyễn Kỳ Tây Tháng 04 năm 2012 2.Khả năng áp dụng * Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả : Đã áp dụng nhiều năm, qua theo dõi chất lượng bộ môn tăng rõ rệt. Trắc nghiệm qua theo dõi thực tế, các em thích bộ môn địa giai đoạn 2010- 2012: Khối Năm 2010- 2011 2011- 2012. 6 Đầu năm 60% 70%. 7 Cuối năm 82% 88%. Đầu năm 63% 75%. 8 Cuối năm 84% 92%. Đầu năm 70% 81%. 9 Cuối năm 89% 96%. Đầu năm 80% 86%. Cuối năm 94% 97%. * Hổ trợ , làm phong phú thêm các giải pháp dạy và học * Khả năng áp dụng : Các nội dung đưa ra không phức tạp, dễ thực hiện, có thể áp dụng cho các khối lớp THCS 3 Lợi ích kinh tế - xã hội * Đề tài đã tạo cho các em nhiều hứng thú với môn học địa lý, việc giảng dạy nhẹ nhàng , thoải mái hơn, học sinh cập nhật thông tin thường xuyên hơn . * Hiệu quả sử dụng : - Học sinh yêu thích bộ môn nhiều hơn. - Lớp học sôi nổi, hào hứng hơn. - Tâm lí thầy và trò thoải mái hơn. - Chất lượng học sinh ngày càng cao hơn. * Tác động tích cực: Thông qua bài học địa lý địa phương và đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa đã truyền cho các em sự đam mê khoa học , lòng yêu quê hương , ý thức bảo vệ môi trường , tinh thần dân tộc , từ đó đề ra hướng phấn đấu cho bản thân về học tập và rèn luyện đạo đức .. C. KẾT LUẬN * Đề tài của tôi được viết sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm giảng dạy, dẫu sao cũng không tránh khỏi những thiếu sót, những ý tưởng chủ quan. Rất mong sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, giúp học sinh có một nền tảng kiến thức vững chắc, tự tin bước vào tương lai. * Triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp: - Đầu tư trong một năm, có thể sử dụng làm nhiều năm. - Có thể sử dụng nhiều giải pháp linh hoạt, cho mục tiêu cuối cùng là chất lượng học sinh * Đề xuất , kiến nghị - Về phía nhà trường :.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> + Có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa hằng năm. + Để cho hoạt động ngoại khóa phong phú nhà trường nên tổ chức nhiều môn học tham gia , dưới hình thức dạ hội như: Dạ hội hoá- lý- sử- địa, dạ hội toán- anh văn – địa- sinh vật … + Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học và thi sử dụng đồ dùng dạy học. + Bổ sung tranh ảnh, sơ đồ, mô hình trực quan còn thiếu. Ân Hảo Đông , ngày 25 / 11 / 2012 Người viết. Nguyễn Kỳ Tây.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Đánh giá xếp loại của Hội đồng xét duyệt sáng kiến ********** ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… ************************.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> TỰ ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI Tính mới : 5 điểm x 3 = 15 điểm - Mức độ sáng tạo đơn giản , mức độ sáng tạo cao . (2,5 điểm) - Tính mới so với đơn vị, tính mới so với trong ngành . (2,5 điểm) Khả năng áp dụng : 6 điểm x 3 = 18 điểm - Thể hiện được khả năng và mức độ triển khai . (2 điểm) - Đã thử nghiệm có kết quả , có khả năng thay thế giải pháp hiện có . (2 điểm) - Áp dụng được ở quy mô nhỏ , có khả năng áp dụng đại trà . (2 điểm) Hiệu quả kinh tế - xã hội : 7 điểm x 4 = 28 điểm - Thể hiện rõ lợi ích có thể đạt được . (2 điểm) - Tính năng kỹ thuật , chất lượng , hiệu quả sử dụng cao . (2,5 điểm) - Tác động xã hội tích cực , cải thiện môi trường , điều kiện lao động . (2,5 điểm) Tổng cộng : 61 điểm Xếp loại : C Ân Hảo Đông, ngày 09 / 03 / 2012 Người xếp loại. Nguyễn Kỳ Tây **************.
<span class='text_page_counter'>(31)</span>