Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện Phục hồi chức năng Sơn La từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.47 KB, 33 trang )

1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BN: Bệnh nhân.
- BS: Bác sĩ.
- CN: Cử nhân
- CKI. Chuyên khoa I.
- CNĐD: Cử nhân điều dưỡng.
- DS: Dược sĩ.
- ĐD: Điều dưỡng
- ĐTKT: Đau thần kinh tọa.
- ĐT: Điều trị.
- KTV: Kỹ thuật viên.
- L: Thắt lưng.
- MRI: Cộng hưởng từ
- PHCN: Phục hồi chức năng.
- STT: Số thứ tự
- SL: Số lượng.
- TS: Tổng số.
- TVĐĐ: Thoát vị đĩa đệm
- TKT: Thần kinh toạ
- VLTL: Vật lý trị liệu.
- XQ: X quang


2
MỤC LỤC

Trang

Đặt vấn đề…………………………………………….…………...…… 3
Mục tiêu……………………………………………….……………….. 6


Chương 1: Tổng quan……………………………………………..……7
1.1. Sơ lược giải phẫu cột sống thắt lưng.
1.2. Chức năng và tầm hoạt động của cột sống thắt lưng.
1.3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu…………………...25
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………….………………..25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Các chỉ số nghiên cứu……………………………………... 26
2.5. Các can thiệp điều trị trong nghiên cứu …………………… 27
2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………….…………………28
2.7. Phương pháp xử lý số liệu………………..…………………28
Chương 3: Kết quả nghiên cứu……………………………………….. 29
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân………………………………….29
3.2. Kết quả điều trị……………………………………………....32
Chương 4: Bàn luận………………………………………………….. 35
Kết luận ……………………………………………………………….. 40
Kiến nghị ……………………………………………….………………42
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………..43


3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thần kinh tọa (ĐTKT) còn được gọi là đau thần kinh hông to, được biểu
hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: Đau tại cột sống thắt
lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các
ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.
Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở tuổi lao
động (30-50 tuổi) gặp nhiều hơn. Song các nghiên cứu năm 2019 cho thấy tỷ lệ
nam cao hơn nữ.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Tỷ lệ đau thần kinh
tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại cộng đồng miền Bắc Việt nam là
0,74% (2019). Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là thoát vị đĩa
đệm (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1
tương ứng); trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt
lưng. Các nhóm ngun nhân do thối hóa này có thể kết hợp với nhau.
Các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt
sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai…
Theo tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 60 - 90% những người trưởng thành bị
đau cột sống thắt lưng nói chung ít nhất trong đời, trong đó có đau thần kinh tọa,
có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động của người bệnh. Điều này do chức
năng giải phẫu đặc biệt của vùng cột sống thắt lưng chịu nhiều áp lực và sức nặng
của cơ thể khi hoạt động. Ngồi ra cột sống thắt lưng có tầm vận động rất rộng,
gồm các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay, biên độ vận động lớn và là vùng bản lề,
đảm nhiệm chính động tác cúi, ngửa vùng thắt lưng. Ở nước ta, trong điều tra tình
hình bệnh tật, đau thần kinh tọa chiếm tỷ lệ 2% trong cộng đồng, chiếm 17%
những người trên 60 tuổi (Phạm Khuê - 1979).Theo Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn
Chương, Cao Hữu Hân (1991), đau thần kinh tọa chiếm 27,77% tổng số các bệnh
nhân Khoa nội thần kinh Bệnh Viện Quân Y 103. Ở Việt Nam, đau xương khớp
chủ yếu là do thối hóa chiếm 20% số người đi khám, các vị trí thối hóa, ở cột
sống thắt lưng chiếm nhiều nhất 31%.


4
Đau thần kinh tọa, mặc dù không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng,
nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khoảng 18% dân số trên thế giới, ảnh
hưởng sâu sắc đến năng suất và ngày công lao động.
Ước tính trung bình khoảng 80% người trưởng thành đau thần kinh tọa và đau
cột sống thắt lưng, thời gian nghỉ việc do căn bệnh này chiếm 63% tổng số ngày
nghỉ ốm của những người lao động. Chi phí cho điều trị đau thần kinh tọa và đau

cột sống thắt lưng khá cao, theo ước tính ở Mỹ, tổng chi phí điều trị đền bù sức lao
động và thiệt hại về sản phẩm lao động do đau thần kinh tọa và đau cột sống thắt
lưng gây ra khoảng 63 - 80 tỷ USD. Ở Anh, mỗi năm có 1,1 triệu người đau thần
kinh tọa và đau cột sống thắt lưng, chi phí cho y tế khoảng 500 triệu USD.
Hơn 50 năm nay do có nhiều tiến bộ vượt bậc trong hiểu biết về cơ chế bệnh
sinh của đau đau thần kinh tọa, nên trên thế giới tại các trung tâm điều trị đau và
các bệnh lý cột sống, chương trình điều trị cho bệnh nhân ĐTKT cần có sự kết hợp
giữa các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như: Phục hồi chức năng
(PHCN), Vật lý trị liệu (VLTL), hoạt động trị liệu… Các can thiệp phẫu thuật chỉ
được chỉ định trong các trường hợp điều trị bảo tồn khơng có hiệu quả, hoặc trong
một số trường hợp như: Chèn ép thần kinh nhiều, hội chứng đuôi ngựa, tổn thương
cột sống mất vững…
Các biện pháp Phục hồi chức năng - Vật lý trị liệu đóng một vai trị quan
trọng trong điều trị đau cột sống thắt lưng bảo tồn cũng như trước và sau phẫu
thuật vì giúp bệnh nhân hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc, tiết kiệm chi
phí, quan trọng nhất họ có thể tự kiểm sốt tình trạng đau của mình một cách tích
cực, chủ động lâu dài và bền vững.
Tại tỉnh Sơn La, cho đến nay vẫn chưa có sự phối hợp tốt nhất giữa các
chuyên ngành khác nhau, giữa các bệnh viện đa khoa với bệnh viện chuyên khoa.
Đặc biệt các biện pháp Phục hồi chức năng - Vật lý trị liệu chưa được triển khai
đầy đủ ở các bệnh viện đa khoa của tuyến huyện, nên các biện pháp điều trị ĐTKT
chủ yếu chỉ giới hạn trong dùng thuốc (điều trị nội khoa) mà thôi. Cho nên ĐTKT
thực sự vẫn là một vấn đề khó khăn khơng chỉ cho bệnh nhân mà còn đối với các
thầy thuốc lâm sàng.


5
Từ năm 2014 được ngành y tế quan tâm đến chuyên ngành Phục hồi chức
năng - Vật lý trị liệu, Bệnh viện được đổi tên từ Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi
chức năng, thành Bệnh Viện Phục hồi chức năng và một số bệnh viện đa khoa ở

tuyến tỉnh và huyện đã được trang bị các thiết bị hiện đại như máy chụp cộng
hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (C.T Scanner) đã được đơng đảo bệnh nhân
đến khám và chẩn đốn chính xác, được nhiều bệnh nhân ĐTKT chuyển đến điều
trị - PHCN tại bệnh viện Phục hồi chức năng Sơn La ngày càng nhiều hơn, từ đó
bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Để tìm hiểu về hiệu quả điều trị
phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lưng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi
chức năng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng tại bệnh viện Phục hồi chức năng Sơn La từ tháng 10 năm 2020 đến tháng
9 năm 2021”.


6
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
- Đánh giá tình hình bệnh nhân đau thần kinh tọa do thốt vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng đến khám và điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện phục hồi chức năng
Sơn La.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Phân tích dịch tễ học lâm sàng của đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
cột sống thắt lưng.
2.2. Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau thần
kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.


7
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về giải phẫu chức năng cột sống thắt lưng:
1.1.1. Đặc điểm chung

- Là vùng gánh chịu sức nặng của cơ thể nên cấu tạo các cơ, dây chằng khỏe,
đốt sống và đĩa đệm có kích thước lớn hơn các vùng khác, nhất là L4 và L5.
- Là đoạn cột sống có tầm hoạt động rất lớn với động tác gấp, duỗi, nghiêng,
xoay có biên độ rộng. Đó là đĩa đệm ở đây có cấu tạo các vịng sợi, mâm sụn, nhân
nhầy có tính chất chịu lực đàn hồi và di chuyển khiến cho đốt sống có khả năng
thực hiện được các hoạt động của cơ thể.
- Các đốt sống thắt lưng có liên quan trực tiếp với tủy sống, đuôi ngựa, các rễ
thần kinh. Ở phần sau của vùng thắt lưng là các chuỗi hạch thần kinh giao cảm,
động và tĩnh mạch chủ bụng. Các tạng ở trong bụng và tiểu khung cũng có những
quan hệ về thần kinh với vùng thắt lưng.
Do đặc điểm giải phẫu chức năng của cột sống thắt lưng và mối liên quan của
nó với nhiều bộ phận khác nên có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau thắt lưng.
1.1.2. Cấu trúc của cột sống thắt lưng.
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt, cong ra trước, di động nhiều.
- Thân đốt sống: Chiều ngang rộng hơn chiều trước - sau. Ba đốt sống thắt
lưng cuối có chiều cao ở phía trước thấp hơn phía sau nên khi nhìn từ phía bên
giống như một cái nêm.
- Mỏm ngang dài và mảnh.
- Mỏm gai rộng, thô, dày ở đỉnh.
- Mặt khớp của mỏm khớp nhìn vào trong và về sau, mặt khớp dưới có tư thế
trái ngược với mỏm khớp trên.
Những đặc điểm cấu trúc này giúp cho cột sống thắt lưng chịu được áp lực
trọng tải lớn, thường xuyên theo dọc trục cơ thể, nhưng các quá trình bệnh lý liên
quan đến yếu tố cơ học thường xảy ra ở đây do chức năng vận động bản lề, nhất là
ở các đốt cuối L4 , L5.


8
1.1.3. Đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa

đệm lưng - thắt lưng và đĩa đệm thắt lưng - cùng). Kích thước đĩa đệm càng xuống
dưới càng lớn, riêng đĩa đệm thắt lưng - cùng chỉ bằng 2/3 chiều cao đĩa đệm L4 - L5.
Do độ ưỡn của cột sống thắt lưng nên chiều cao đĩa đệm ở phía trước lớn hơn
phía sau. Khoang gian đốt thắt lưng - cùng có sự chênh lệch chiều cao giữa phía
trước và phía sau là lớn nhất nên đĩa đệm này có dạng hình thang ở bình diện đứng
thẳng dọc.
- Cấu trúc đĩa đệm:
Đĩa đệm hình thấu kính lồi hai mặt, gồm nhân nhày, vòng sợi và mâm sụn.
+ Nhân nhầy:
Nằm ở khoang nối 1/3 và 1/3 sau của đĩa đệm, chiếm khoảng 40% bề mặt cắt
ngang đĩa đệm. Khi vận động (gấp, duỗi, nghiêng, xoay) thì nhân nhầy dồn lệch về
phía đối diện với chiều vận động.
Nhân nhầy được cấu tạo bởi một lưới liên kết gồm các sợi mềm ép chặt vào
nhau trong chứa một chất cơ bản nhầy lỏng, nhân nhầy ln có khuynh hướng
phình ra do đó nhân nhày đàn hồi và làm giảm chấn động của các thân đốt sống.
Ở người trẻ, giữa nhân nhầy và vịng sợi có danh giới rõ, trái lại, ở người già
do tổ chức đĩa đệm trung tâm mất tính chất thuần nhất keo ban đầu nên ranh giới
không rõ.
Nhân nhầy chứa rất nhiều nước, tỷ lệ nước giảm dần theo tuổi già.
+ Vòng sợi:
Vòng sợi bao gồm những sợi sụn rất chắc và đàn hồi đan ngược lấy nhau theo
kiểu xoáy ốc, xếp thành từng lớp đồng tâm và chạy nghiêng từ thân đốt sống kế
cận. Ở các lớp kế tiếp các sợi xếp theo hướng nghiêng xen kẽ và hợp thành một
góc, những sợi ngồi cùng đi qua bờ của mân sụn gắn vào thân xương, những sợi
sâu hơn gắn vào sụn đặc, những sợi nông phía trước lẫn vào dây chằng dọc trước,
những sợi nơng phía sau lẫn vào dây chằng dọc sau.
Vùng riềm của vịng sợi được tăng cường thêm một dải sợi móc chặt vào riềm
xương.



9
Phần sau và sau bên của vòng sợi mỏng hơn các chỗ khác. Đây là chỗ yếu
nhất của vòng sợi, thêm vào đó, dây chằng dọc trước chắc và đặc biệt rất rộng ở
vùng lưng.
+ Mâm sụn:
Mâm sụn bao phủ phần trung tâm của mặt trên và mặt dưới của thân đốt sống,
phía trước và hai bên được vành xương ngoại vi vây quanh, phía sau trải ra đến
mép của thân đốt sống.
1.1.4. Lỗ gian đốt sống:
Lỗ gian đốt sống được giới hạn ở phía trước bởi một phần của hai thân đốt
sống kế cận và đĩa đệm, ở phía trên và dưới là cuống cung sau của hai đốt sống kế
tiếp ở phía sau là các diện khớp của các khớp nhỏ đốt sống, do đó những thay đổi
tư thế của diện khớp và các khớp đốt sống có thể làm hẹp lỗ gian đốt từ phía sau.
Nói chung các lỗ gian đốt sống đều nằm ngang mức với đĩa đệm .
- Trong lỗ gian đốt sống có dây thần kinh sống chạy qua. Bình thường đường
kính của lỗ gian đốt sống to gấp 5 – 6 lần đường kính của đoạn dây thần kinh
xuyên qua lỗ. Các tư thế ưỡn và nghiêng lưng về bên làm giảm đường kính của lỗ.
Khi đĩa đệm bị lồi hoặc thốt vị về phía bên sẽ làm hẹp lỗ gian đốt sống, chèn ép
dây thần kinh sống gây đau. Riêng lỗ gian đốt thắt lưng - cùng là đặc biệt nhỏ do tư
thế của khe khớp đốt sống ở đây lại nằm ở mặt phẳng đứng ngang chứ không ở
mặt phẳng đứng dọc như ở đoạn L1 - L4. Do đó những biến đổi ở diện khớp và tư thế
của khớp đốt sống dễ gây hẹp lỗ gian đốt sống.
1.1.5. Khớp đốt sống:
- Khớp đốt sống là khớp thực thụ, có diện khớp là sụn, bao hoạt dịch, hoạt
dịch và bao khớp. Các khớp đốt sống cũng được bao bọc bởi bao khớp cấu tạo
bằng những sợi đàn hồi như các khớp tứ chi.Bao khớp và đĩa đệm đều thuộc cùng
một đơn vị chức năng thống nhất, có liên quan chặt chẽ với nhau. Do vị trí của
khớp đốt sống ở hướng đứng thẳng dọc, các diện khớp luôn đối diện nhau nên sột
sống thắt lưng có khả năng chuyển động theo chiều trước – sau trong chừng mực
nhất định. Ở tư thế ưỡn và gù lưng, các diện khớp cũng chuyển động theo hướng

dọc thân.


10
- Sự tăng áp lực cũng như sự giảm áp lực cơ học lên đĩa đệm sẽ làm tăng hoặc
giảm trọng lực cho bao khớp và làm tăng hoặc giảm chiều cao của gian đốt sống,
đĩa đệm và khớp đốt sống do vậy mà đều có khả năng chống chọi theo phương
cách đàn hồi với cả động lực mạnh và nếu chấn thương mạnh sẽ làm gẫy đốt sống
trước khi đĩa đệm và khớp đốt sống bị tổn thương.
- Khi đĩa đệm bị thối hóa hoặc thốt vị, chiều cao khoang gian đốt sẽ giảm,
gây trùng lỏng các khớp đốt sống, dẫn tới sai lệch vị trí của khớp, thúc đẩy nhanh
q trình thối hóa khớp đốt sống và xuất hiện đau cột sống.
1.1.6. Ống sống thắt lưng:
Ống sống thắt lưng được giới hạn ở phía trước bởi thân đốt sống và các đĩa
đệm, phía sau bởi dây chằng vàng và các cung đốt sống, bên cạnh là các cuống
sống, vòng cung và lỗ gian đốt sống. Trong ống sống thắt lưng có bao màng cứng,
rễ thần kinh và tổ chức quanh màng cứng (tĩnh mạch, tổ chức mỡ…). Vì vậy các rễ
thần kinh không bị chèn ép bởi các thành xương của ống sống, kể cả khi vận động
cột sống thắt lưng với biên độ tối đa.
Bình thường lỗ ống sống ở đoạn L1 -. L2, có hình ba cạnh và khá cao (14 – 22
mm), ở đoạn L3 - L5 hình năm cạnh, chỉ cao 13 – 20mm. Trên phim chụp X quang
tiêu chuẩn từ L3 đến L5 đường ngang ống sống tăng dần từ 26,3 đến 33,3mm và
đường kính trước – sau giảm từ 18,2 đến 17,2mm (Hồ Hữu Lương, Dư Đình Tiến,
1986).
1.1.7. Tủy sống thắt lưng:
Tủy sống nằm trong lỗ ống sống được gọi là ống sống, mặt trước của tủy sống
được xương cột sống bảo vệ, mặt sau và mặt ngoài được những cung đốt sống bảo
vệ.
Do tủy sống ngắn hơn cột sống (tủy sống kéo dài từ hành não ngay phía trên
lỗ chẩm đến đốt sống thắt lưng L1 hoặc L2) nên đoạn cột sống thắt lưng chỉ tương

ứng với phần cuối của tủy sống: Đốt sống thắt lưng L 1 tương ứng với đoạn tủy
cùng; Gian đốt sống L1 - L2 tương ứng với phần cuối nón tủy; dưới L 2 tương ứng
với đuôi ngựa.
1.1.8. Các dây chằng cột sống thắt lưng:


11
- Dây chằng dọc trước.
Dây chằng dọc trước là một dải rộng phủ mặt trước thân đốt sống và phần
bụng của vòng sợi đĩa đệm từ đốt sống cổ thứ nhất đến xương cùng. Những sợi
trong cùng hòa lẫn với vòng sợi trải từ thân đốt này qua đĩa đệm đến thân đốt sống
kế cận. Các sợi này cố định đĩa đệm vào bờ trước thân đốt sống, còn các sợi mỏng
trải trên các thân đốt và cố định các thân đốt với nhau.
- Dây chằng dọc sau.
Dây chằng dọc sau nằm ở mặt sau của thân đốt sống cổ thứ hai đến xương
cùng. Dây này dính chặt vào sợi và dính chặt vào bờ thân xương, ở phía trên dây
chằng dọc sau rộng hơn ở phía trước. Khi tới thân đốt sống thắt lưng dây chằng
này chỉ còn là một dải nhỏ, khơng phủ kín hồn tồn giới hạn sau của đĩa đệm.
Như vậy phần sau bên của đĩa đệm được tự do nên thoát vị đĩa đệm thường xảy ra
nhiều nhất ở đó và tỷ lệ thốt vị đĩa đệm sau – bên nhiều hơn là thoát vị đĩa đệm
giữa – sau. Phần bên của dây chằng dọc sau bám vào màng xương của các cuống
cung thân đốt, khi các sợi này bị căng ra do đĩa đệm bị lồi có thể xuất hiện triệu
chứng đau, nhưng chính là đau từ màng xương.
- Dây chằng bao khớp.
Dây chằng bao khớp bao quanh giữa khớp trên và khớp dưới của hai đốt sống
kế cận. Trường hợp vận động quá tầm, những dây này sẽ giãn ra để cho các diện
khớp trượt lên nhau và giữ cho khớp được vững.
- Dây chằng vàng.
Dây chằng vàng phủ phần sau của ống sống, bám từ cung đốt này đến cung
đốt khác và tạo nên một bức vách thẳng ở phía sau ống để che chở cho tủy sống và

các rễ thần kinh. Dây chằng có tính đàn hồi, khi cột sống cử động, nó góp phần kéo
cột sống trở về nguyên vị trí. Sự phì đại của dây chằng vàng cũng là một nguyên
nhân gây đau rễ thắt lưng cùng nên dễ nhầm với thoát vị đĩa đệm.
- Dây chằng trên gai và dây chằng liên gai.
Dây chằng trên gai và dây chăng liên gai nối các mỏm gai với nhau.


12
Dây chằng trên gai là dây mỏng chạy qua đỉnh các gai sống, góp phần tham
gia phần sau của đoạn vận động cột sống khi đứng thẳng nghiêm và khi gấp cột
sống tối đa.
Những đặc điểm của hệ thống dây chằng cột sống thắt lưng kể trên có liên
quan trực tiếp đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
1.2. Chức năng và tầm hoạt động của cột sống thắt lưng
1.2.1 Chức năng của cột sống thắt lưng:
- Là vùng gánh chịu sức nặng của cơ thể nên cấu tạo các cơ,
dây chằng khỏe, đốt sống và đĩa đệm có kích thước lớn hơn các
vùng khác, nhất là đốt L4 và đốt L5.
- Là đoạn cột sống có tầm hoạt động rất lớn với động tác gấp,
duỗi, nghiêng, xoay có biên độ rộng. Đó là do đĩa đệm ở đây có
cấu tạo các vịng sợi, mâm sụn, nhân nhầy có tính chất chịu lực
đàn hồi và di chuyển khiến cho đốt sống có khả năng thực hiện
các hoạt động của cơ thể.
1.2.2. Tầm hoạt động của cột sống thắt lưng:
Cột sống thắt lưng có tầm hoạt động: Gập ( cịn gọi là độ giãn cột sống thắt
lưng, được đánh giá bằng chỉ số Schober); Duỗi ( động tác ngửa); Nghiêng phải,
nghiêng trái.
- Động tác gập: Đo độ giãn cột sống thắt lưng (Schober) bằng cách cho người
bệnh đứng thẳng đánh dấu vị trí điểm giữa L5 - S1 và điểm phía trên cách điểm ban
đầu 10cm. Cho người bệnh cúi lưng xuống tối đa. Độ giãn cột sống thắt lưng là

hiệu số của hai số đo trên. Bình thường ở người lớn khoảng 4 - 6cm.
- Động tác duỗi: (động tác ngửa)
+ Nằm sấp duỗi được 200.
+ Đứng duỗi được 300.
- Động tác nghiêng phải, nghiêng trái: Được 600.
Tất cả các động tác hoạt động của cột sống thắt lưng đều được đánh giá bằng
thước đo góc theo phương pháp Zero khởi đầu.
1.3. Đặc điểm giải phẫu và chức năng của dây thần kinh tọa.


13
1.3.1. Đặc điểm giải phẫu của dây thần kinh tọa.
- Tại cột sống dây thần kinh toạ bắt nguồn từ các rễ thần kinh thắt lưng 5 (L5)
và dây cùng 1 (S1), xuất phát từ tuỷ sống. Ngồi ra nó còn nhận thêm các rễ thần
kinh thắt lưng 4, và các rễ cùng 1,2,3 thuộc đám rối cùng. Rễ L5 rời bao màng
cứng ở mức bờ dưới thân đốt sống L4, còn rễ L5 ở bờ dưới thân đốt sống L5. Tại
phần gốc của mình, thân dây thần kinh toạ có mặt cắt ngang hình ơ van, có chiều
rộng gần 1,5 cm và dày tới 0,5 cm ở người trưởng thành.
- Trong vùng khung chậu nhỏ, TKT nằm trước cơ lê rồi chui qua dưới cơ lê
qua lỗ mẻ hông to đi vào vùng mông. Ở trong khung chậu, dây thần kinh toạ nằm
trước khớp cùng chậu. Tiếp đó, TKT thoát khỏi khung chậu khi đi qua khoảng giữa
mấu chuyển lớn của xương đùi và ụ ngồi để xuống đùi.
- Ở chi dưới, dây TKT chạy dọc theo mặt sau đùi, chạy dọc xuống khoeo chân
và phân chia thành 2 nhánh hơng khoeo trong (thần kinh chày) và hơng khoeo
ngồi (thần kinh mác chung) ở đỉnh trên của khoeo chân. Dây hông kheo trong,
chứa các sợi thuộc rễ S1, tới mắt cá trong, chui xuống gan bàn chân và kết thúc ở
ngón chân út. Dây hơng khoeo ngồi có các sợi thuộc rễ L5, đi xuống mu chân, kết
thúc ở ngón chân cái.
1.3.2. Chức năng của dây thần kinh tọa.
- Dây thần kinh chi phối các động tác của chân như duỗi háng, gấp đầu gối,

ngồi xổm, gấp bàn chân, kiễng gót chân hay kiễng ngón chân, góp phần làm nên
các động tác đi lại, đứng, ngồi của hai chân. Chính vì vậy nên đây là một dây thần
kinh rất quan trọng của cơ thể.
- Mỗi rễ của dây TKT phân chia ở chân có vai trị riêng. Rễ thắt lưng L5
(nhánh hơng khoeo ngồi) chịu trách nhiệm chi phối vận động các cơ ở cẳng chân
trước ngoài (thực hiện các động tác như gấp bàn chân, duỗi các ngón chân, đi trên
gót chân) và chi phối cảm giác một phần mặt sau đùi, mặt trước ngoài cẳng chân
và các ngón chân cái và các ngón lân cận. Rễ cùng S1(nhánh hông khoeo trong)
chi phối vận động các cơ ở cẳng chân sau (thực hiện các động tác như duỗi bàn
chân, gấp các ngón chân, đi trên đầu ngón chân) và chi phối cảm giác mặt sau đùi,
mặt sau cẳng chân, bờ ngoài bàn chân và 2/3 ngoài gan chân.


14
1.4. Liên quan các cấu trúc giải phẫu khác của cột sống thắt lưng và đau thần
kinh tọa.
Vùng thắt lưng được giới hạn trên bởi bờ dưới xương sườn 12, hai bên bởi
khối cơ thẳng cạnh cột sống và phía dưới là xương chậu. Đoạn cột sống thắt lưng
bao gồm 5 đốt sống và 6 đĩa đệm (trong đó có 2 đĩa đệm chuyển đoạn). Cấu tạo nói
chung gồm thân đốt sống cứng, còn đĩa đệm, dây chằng và bao khớp thì đàn hồi,
cho phép cột sống đảm bảo được chức năng của mình. Vùng cột sống thắt lưng
phải gánh chịu sức nặng của cơ thể nên các thành phần cấu tạo (cơ, dây chằng)
chắc, khoẻ, thân đốt sống và đĩa đệm có kích thước lớn hơn các đoạn cột sống
khác.
TKT cũng như các rễ thần kinh tuỷ khác có mối liên quan chặt chẽ với ống
sống, đĩa đệm, mâm sụn, cũng như các khớp liên mấu sau, dây chằng... Mỗi thay
đổi của một cấu trúc nói trên đều có thể gây đau cột sống thắt lưng và đau thần
kinh toạ.
- Giải phẫu các dây chằng: Các dây chằng có nhiệm vụ gia cố, làm tăng độ
vững chắc của cột sống, đảm bảo chức năng vận động. Các dây chàng chính là dây

chằng dọc trước, dọc sau và liên gai. Dây chằng dọc trước phủ thành trước của
thân đốt sống, đây chằng dọc sau phủ phần sau của vòng sợi đĩa đệm song không
phủ hết, để lại phần sau bên của sợi tự do nên hay gây thoát vị ở vùng này nhất.
- Các lỗ liên đốt: Lỗ liên đốt cho rễ dây TKT đi qua nên đóng vai trị rất quan
trọng. Do ở sát các đĩa đệm và rễ, nên chỉ cần một thay đổi nhỏ (thoát vị đĩa
đệm...), rễ thần kinh thoát ra cũng bị chèn trong lỗ liên đốt, gây đau.
- Khớp liên đốt sống: Ở đoạn cột sống thắt lưng, lỗ liên đốt được giới hạn phía
sau bởi các diện khớp nhỏ đốt sống. Những thay đổi của các diện khớp này có thể
gây hẹp lỗ liên đốt.
Ngồi ra cịn có các yếu tố khác như các bất thường về chu vi đĩa đệm, các di
lệch cột sống... Cũng ảnh hưởng đến các rễ thần kinh chui qua lỗ, là các nguyên
nhân gây đau cột sống thắt lưng và đau thần kinh toạ.
Tóm lại, biết được các đặc điểm giải phẫu, phân bố và chức năng của dây
TKT, người ta có thể chẩn đốn được đau thần kinh toạ, hiểu được rễ nào bị tổn


15
thương, cũng như lý giải được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó chúng ta có biện pháp
điều trị phù hợp với kết quả cao.
1.5. Đau thần kinh tọa.
1.5.1. Định nghĩa
Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn được gọi là đau thần kinh hông to, được
biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: Đau tại cột sống
thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngồi cẳng chân, mắt cá ngồi và tận ở
các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.
1.5.2. Nguyên nhân
- Tổn thương rễ thần kinh thường gặp nhất (trên 90%), còn lại tổn thương dây
và/hoặc đám rối thần kinh. Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là
thoát vị đĩa đệm (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5
hoặc S1 tương ứng); trượt đốt sống; thối hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống

thắt lưng. Các nhóm ngun nhân do thối hóa này có thể kết hợp với nhau.
- Các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt
sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai…
1.5.3. Chẩn đoán
1.5.3.1. Chẩn đoán xác định
*) Lâm sàng
- Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới
mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.
Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: Tổn thương rễ
L4 đau đến khoeo chân; tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón
chân cái (ngón I); tổn thương rễ L5 đau lan tới lịng bàn chân (gan chân) tận hết ở
ngón V (ngón út). Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc
chân. Triệu chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa là quan trọng nhất trong
chẩn đoán xác định.
- Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại
nhiều. Trường hợp có hội chứng chèn ép: tăng khi ho, rặn, hắt hơi. Có thể có triệu
chứng yếu cơ (khó kiễng chân, khó đứng trên đầu ngón chân). Giai đoạn muộn có


16
teo cơ tứ đầu đùi, hạn chế vận động (đi lại khó khăn, khó cúi), có thể có tư thế
giảm đau, co cứng cơ cạnh cột sống.
- Một số nghiệm pháp:
+ Hệ thống điểm đau Valleix (ấn dọc đường đường đi của thần kinh tọa có các
điểm đau chói); dấu chng bấm (ấn ngón cái giữa các mỏm gai L4-L5 hoặc L5-S1
gây đau lan theo rễ thần kinh).
+ Dấu hiệu Lasègue dương tính (bệnh nhân nằm ngửa, người làm nghiệm
nâng chân lên cao, duỗi thẳng chân, gây đau dọc dây thần kinh tọa, hạ thấp chân
trở lại làm đau giảm hoặc mất).
+ Các dấu hiệu khác có giá trị tương đương dấu hiệu Lasègue: dấu hiệu

Chavany (bệnh nhân nằm ngửa như làm nghiệm pháp Lasègue vừa nâng vừa dạng
chân sẽ gây đau); dấu hiệu Bonnet (bệnh nhân nằm ngửa, nâng chân và khép đùi
từng bên một gây đau).
+ Phản xạ gân xương: Phản xạ gân bánh chè giảm hoặc mất trong tổn thương rễ
L4, phản xạ gân gót giảm hoặc mất trong tổn thương rễ S1.
*) Cận lâm sàng

- Các xét nghiệm về dấu hiệu viêm trong xét nghiệm máu âm tính, các chỉ số
sinh hóa thơng thường khơng thay đổi. Tuy nhiên cần chỉ định xét nghiệm bilan
viêm, các xét nghiệm cơ bản nhằm mục đích loại trừ những bệnh lý như viêm
nhiễm, ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc.
- Chụp X quang thường quy cột sống thắt lưng: Ít có giá trị chẩn đốn ngun
nhân. Đa số các trường hợp X quang thường quy bình thường hoặc có dấu hiệu
thối hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống. Chỉ định chụp X quang thường quy
nhằm loại trừ một số nguyên nhân (viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng hủy đốt sống
do ung thư…)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng: Đây là kỹ thuật chẩn đốn
hình ảnh quan trọng và có giá trị nhất nhằm xác định chính xác dạng tổn thương
cũng như vị trí khối thốt vị, mức độ thốt vị đĩa đệm, đồng thời có thể phát hiện
các ngun nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …).


17
- Chụp CT- scanner: Do hiệu quả chẩn đoán kém chính xác hơn nên chỉ được
chỉ định khi khơng có điều kiện chụp cộng hưởng từ.
- Điện cơ: Giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.
1.5.3.2. Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt với các trường hợp giả đau thần kinh tọa
- Đau thần kinh đùi, đau thần kinh bì đùi, đau thần kinh bịt
- Đau khớp háng do viêm, hoại tử, thối hóa, chấn thương.

- Viêm khớp cùng chậu, viêm, áp xe cơ thắt lưng chậu.
1.5.4. Điều trị
1.5.4.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng)
- Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
- Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.
- Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm
giác.
- Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: Điều trị giải ép cột sống kết hợp
điều trị chuyên khoa.
1.5.4.2. Điều trị cụ thể
*) Nội khoa
- Chế độ nghỉ ngơi
Nằm giường cứng, tránh võng hoặc ghế bố, tránh các động tác mạnh đột ngột,
mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.
- Điều trị thuốc
+ Thuốc giảm đau. Tùy mức độ đau mà sử dụng một hoặc hoặc phối hợp các
thuốc giảm đau sau đây:
. Thuốc giảm đau: Paracetamol 1-3 gam/ngày chia 2-4 lần. Trường hợp đau
nhiều, chỉ định paracetamol kết hợp với opiad nhẹ như Codein hoặc Tramadol 2-4
viên/ngày.


18
. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Tùy đối tượng bệnh nhân, có
thể dùng một trong các NSAID khơng chọn lọc hoặc có ức chế chọn lọc COX-2, ví
dụ: Ibubrofen (400 mg x 3-4 lần/ngày), naproxen (500 mg x 2 lần/ngày, diclofenac
(75-150 mg/ngày), piroxicam (20 mg/ngày), meloxicam (15 mg/ngày), celecoxib
(200 mg/ngày), etoricoxib (60 mg/ngày). Cần lưu ý các tác dụng phụ trên đường

tiêu hóa, thận, tim mạch. Để giảm nguy cơ tiêu hóa (đặc biệt khi sử dụng các
NSAID khơng chọn lọc) nên xem xét sử dụng phối hợp với một thuốc bảo vệ dạ
dày thuốc nhóm ức chế bơm proton (PPI ) .
Tramadol tiêm bắp 100 mg x 2-3 lần/ngày (khơng q 300 mg/ngày).
Trong trường hợp đau nhiều có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc
phiện như morphin (rất hiếm khi được chỉ định).
+ Thuốc giãn cơ: Tolperisone (100-150 mg x 3 lần uống/ngày) hoặc Eperisone
(50 mg x 2-3 lần/ngày) …
+ Các thuốc khác: Khi bệnh nhân có đau nhiều, đau mạn tính, có thể sử dụng
phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh như:
Gabapentin: 600-1200 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều 300/ngày trong tuần
đầu)
Pregabalin: 150-300 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều 75 mg/ngày trong tuần
đầu)
Các thuốc khác: các vitamin nhóm B hoặc Mecobalamin…
+ Tiêm corticosteroid ngồi màng cứng: Mục đích giảm đau do rễ trong bệnh
thần kinh tọa, tuy nhiên hiệu quả giảm đau ngắn hạn. Trường hợp chèn ép rễ, có
thể tiêm thẩm phân corticosteroid tại rễ bị chèn ép dưới hướng dẫn của chụp cắt
lớp vi tính.
*) Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Nhiều năm nay, ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác đã áp dụng rộng rãi
các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho đau thần kinh toạ do thoát
vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đã cải thiện được các triệu chứng trên lâm sàng rất
tốt, bao gồm: Paraphin, chiếu hồng ngoại, Điện phân, Điện xung, Sóng ngắn, kéo


19
giãn, các bài tập làm mạnh cơ lưng và hai chân, hoạt động trị liệu, dụng cụ trợ
giúp, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu...
- Paraphin:

Miếng Paraphin 500 đắp lên vùng thắt lưng, thời gian 20 đến 30 phút. Người ta
tính được khi đắp Paraphin ở nhiệt độ 52 0 thì cứ 1gam Paraphin cung cấp cho cơ
thể một nhiệt lượng là 44,60. Trong đó một gam nước (420) chỉ cung cấp cho cơ thể
80.
+ Tác dụng của Paraphin:
. Tăng tốc độ tuần hoàn
. Làm giảm đau
. Làm giãn cơ, tăng ni dưỡng tổ chức, tăng chuyển hố tại chỗ.
- Hồng ngoại:
Dùng đèn hồng ngoại chiếu 15-20 phút/ lần/1 ngày, khoảng cách 50 - 60cm.
+ Tác dụng của hồng ngoại:
. Thư giãn cơ
. Giảm đau
. Tăng lưu lượng tuần hoàn
- Điện phân:
Có thể dùng 2 cực hoặc 4 cực, có tác dụng:
+ Chống viêm
+ Giảm đau
+ Tăng chuyển hoá, giãn mạch, tăng tuần hồn
. Ở cực dương: Giảm kích thích, giảm co thắt, giảm đau.
. Ở cực âm: Tăng mẫn cảm và tăng trương lực.
. Giữa điện cực: Có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hồn, tăng chuyển hố và
dinh dưỡng, tăng cường sức mạnh của các cơ cạnh cột sống và độ linh hoạt của cột
sống.
- Điện xung:
Sử dụng dòng giảm đau của Berrnard, biến điện chu kỳ ngắn và chu kỳ dài
thay đổi xen kẽ, xung hình sin, tần số 50- 100Hz.


20

Tác dụng: Giảm đau, chống viêm, tăng tuần hoàn máu, giảm co rút cơ, giảm
phù nề.
- Kéo giãn cột sống thắt lưng:
Có tác dụng điều trị:
+ Giảm đau: Do làm giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm, làm tăng cường ni
dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
+ Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng
giải phẫu bình thường của cột sống.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát vị ở mức độ nhẹ và vừa có
thể trở lại vị trí cũ.
- Vận động trị liệu – xoa bóp trị liệu:
Là một phương pháp điều trị quan trọng, xoa bóp và tập bài tập vận động cột
sống thắt lưng có tác dụng:
+ Làm giảm đau
+ Cải thiện tuần hoàn.
+ Tăng cường sức mạnh cơ
+ Tăng tầm vận động khớp, sửa dáng đi đúng.
- Các bài tập tác dụng làm giãn cột sống thắt lưng và mạnh khối cơ lưng:
Các bài tập cột sống thắt lưng được áp dụng cho các bệnh nhân đau cột sống
thắt lưng nói chung và đau TKT do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, hoặc để dự
phòng đau cột sống thắt lưng tái phát do thối hóa hoặc thốt vị đĩa đệm ở thể nhẹ
và vừa. Trong đó các bài tập có tác dụng làm giãn cột sống, tác dụng tương tự như
kéo giãn cột sống thắt lưng, có bài tập làm mạnh các cơ thành bụng và khối cơ
lưng, giúp giữ vững cột sống thắt lưng. Các bài tập đều có tác dụng tăng cường
dinh dưỡng cho đĩa đệm, phục hồi chức năng vận động của cột sống. Cần tập hằng
ngày, mỗi ngày một đến hai lần, mỗi lần 30 phút, mỗi tuần ít nhất 5 ngày. Với
người đau thắt lưng cần tập một đợt ít nhất hai tháng. Một người tập luyện đều đặn
sẽ duy trì được cột sống trẻ lâu, chậm thối hóa đĩa đệm, khả năng chịu lực trọng
tải của cột sống tốt hơn, với những người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, tập luyện
còn làm giảm được bệnh lý loãng xương.



21

Các bài tập tác dụng làm giãn cột sống TL và mạnh khối cơ lưng:
- Hoạt động trị liệu:
Bơi, tắm nóng, tắm nước khống, có tác dụng giảm các triệu chứng đau, thư
giãn cơ, tăng cường tuần hoàn.
- Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình:
Mặc áo mền hoặc đeo đai cột sống thắt lưng, để hạn chế vận động cột sống
thắt lưng và giữ tư thế sinh lý thích hợp của thắt lưng, nhưng khơng đeo q lâu, có
thể dẫn tới phụ thuộc vào đai.
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm
+ Glucosamine sulfate và Chondroitin sulphat, uống trước ăn 15 phút, dùng
kéo dài, chia nhiều đợt trong năm.
+ Thuốc ức chế IL1: Diacerhein 50mg (viên 50mg) 1-2 viên /ngày, dùng kéo
dài chia nhiều đợt trong nhiều năm.
*) Điều trị ngoại khoa
- Chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép
nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…).
- Tùy theo tình trạng thốt vị, trượt đốt sống hoặc u chèn ép cũng như điều
kiện kỹ thuật cho phép mà sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau (nội soi,


22
sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống). Hai phương pháp phẫu
thuật thường sử dụng:
+ Phẫu thuật lấy nhân đệm: Cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn
ép thần kinh. Chỉ định sau khi điều trị đau 03 tháng không kết quả. Trường hợp
bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phẫu

thuật sớm hơn. Có khoảng 90 - 95% bệnh nhân giảm đau sau thủ thuật này.
+ Phẫu thuật cắt bản sống (cắt cung sau đốt sống): Chỉ định đối với đau thần
kinh tọa do hẹp ống sống. Có khoảng 70 - 80% bệnh nhân giảm đau sau thủ thuật
này, tuy nhiên phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
+ Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: Cố định bằng
phương pháp làm cứng đốt sống.
2.1. Tiến triển và biến chứng.
2.1.1 Rối loạn vận động chi dưới
Tổn thương thần kinh tọa tiến triển gây hạn chế vận động một phần hoặc hoàn
toàn liệt chi dưới.
2.1.2. Rối loạn cảm giác chi dưới
Một biểu hiện tổn thương thần kinh tọa thường gặp là tê buốt quanh khớp
háng, mặt sau chân và lịng bàn chân, gây yếu chân. Khi có tê buốt và giảm vận
động chân, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời.
2.1.3 Rối loạn cơ vòng (cơ tròn)
Một tiến triển và biến chứng của tổn thương thần kinh tọa là giảm hoặc mất
chức năng cơ vòng đường ruột và bàng quang. Trong trường hợp đau thần kinh tọa
cấp tính kèm các triệu chứng bí tiểu tiện, hoặc đại tiểu tiện không tự chủ, bệnh
nhân cần được nhập viện ngay để được phẫu thuật giải ép cấp cứu.
3.1. Theo dõi và quản lý.
- Đau thần kinh tọa do các ngun nhân thối hóa hay bệnh lý đĩa đệm, hẹp
ống sống, mặc dù có đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật song thường tái
phát nên cần các biện pháp bảo vệ cột sống kết hợp (thay đổi lối sống, có các biện
pháp tránh cho cột sống bị quá tải, nên bơi hàng tuần).


23
- Nếu do các nguyên nhân ác tính tại chỗ hoặc di căn, cần kết hợp điều trị ung
thư (hóa trị, xạ trị), tuy nhiên tiên lượng dè dặt.
- Nên mang đai lưng sau phẫu thuật ít nhất 1 tháng khi đi lại hoặc ngồi lâu.

- Tái khám định kỳ sau điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa theo hẹn.
4.1. Phòng bệnh.

- Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu hoặc lái xe, có thể mang đai
lưng hỗ trợ.
- Tránh các động tác mạnh đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng.
- Luyện tập bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng,
ngăn ngừa tái phát.
CHƯƠNG II:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Xác định đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu trên…… bệnh nhân được chẩn đoán xác định
là đau TKT dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới.
- Các bệnh nhân được chẩn đoán đau TKT do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,
điều trị tại bệnh viện Phục hồi chức năng Sơn La từ tháng 10 năm 2020 đến tháng
9 năm 2021.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng.
- Bệnh nhân đã được chụp cộng hưởng từ (MRI) và được xác định có hình ảnh
thốt vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân viêm nhiễm, hay nguyên
nhân do nội tạng ( sỏi thận, bệnh lý vùng tiểu khung…)


24
- Bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do liên quan đến chấn thương cột sống

thắt lưng.
- Bệnh nhân có tiền sử loãng xương.
- Bệnh nhân đang bị ung thư, lao cột sống.
- Bệnh nhân có rối loạn tâm thần.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian: Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021.
- Địa điểm: Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp, bệnh nhân được điều trị phục
hồi chức năng trong thời gian điều trị 4 tuần, so sánh trước và sau điều trị. Khi ra
viện được hướng dẫn bài tập tác dụng làm giãn cột sống thắt lưng và mạnh khối cơ
lưng.
* Sơ đồ thiết kế nghiên cứu:
Theo mục đích nghiên cứu

Chọn bệnh viện
Bệnh viện phục hồi chức năng Sơn La

Chọn Bệnh nhân
Bệnh nhân có đủ điều kiện đưa ra

Thăm khám lâm sàng
Cận lâm sàng

Thống kê y học

Kết luận :
Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng



25
Về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị

2.4. Các chỉ số nghiên cứu:
- Các đặc điểm dịch tễ: Tuổi, giới, nghề nghiệp, nguyên nhân, thời gian mắc
bệnh.
- Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều được chụp cộng hưởng từ (MRI) khi
vào viện để chẩn đoán xác định.
- Đánh giá tình trạng đau: Mức độ đau của bệnh nhân được đánh giá theo
thang điểm NRS (Numerical Rating Scale). Cách đánh giá:
+ Mức độ đau nhẹ: 1 - 3 điểm.
+ Mức độ đau vừa: 4 - 7 điểm.
+ Mức độ đau nặng: 8 - 10 điểm.
- Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng:
+ Đánh giá động tác gập (độ giãn cột sống thắt lưng, nghiệm pháp Schober):
Bình thường giá trị này từ 4 - 6cm.
. Cách đánh giá: - Tốt: > 4cm.
- Trung bình: 2 - 3cm.
- Kém: < 2 cm.
+ Đánh giá động tác duỗi: - Nằm sấp duỗi 200 là bình thường.
- Đứng duỗi 300 là bình thường.
+ Đánh giá động tác nghiêng phải, trái: 600 là bình thường.
2.5. Các can thiệp điều trị trong nghiên cứu:
- Bệnh nhân được can thiệp trong thời gian điều trị 4 tuần, với những biện pháp:
+ Các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, bao gồm: Parafin, chiếu
hồng ngoại, Điện phân, Điện xung, Sóng ngắn, kéo giãn, các bài tập làm mạnh cơ
lưng và hai chân, hoạt động trị liệu, dụng cụ trợ giúp, xoa bóp bấm huyệt, châm
cứu...
+ Điều trị nội khoa:
. Thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau.



×