Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân tài khoá và tài khoản vãng lai ở Việt Nam và một số quốc gia mở rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
…………………….

NGUYỄN HỒI BẢO

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN TÀI
KHOÁ VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA MỞ RỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
…………………….

NGUYỄN HỒI BẢO

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN TÀI
KHOÁ VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA MỞ RỘNG
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – ngân hàng
Mã ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “ Nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân tài
khoá và tài khoản vãng lai ở Việt Nam và một số quốc gia mở rộng” là công trình
nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo.
Luận văn là kết quả nghiên cứu độc lập, không sao chép từ bất kỳ tác phẩm nào khác.
Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, được lấy từ các nguồn hợp pháp và đáng
tin cậy. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung mà tơi đã trình bày trong luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 01 tháng 10 năm 2014

Nguyễn Hồi Bảo


1

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
Tóm tắt .......................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................... 2
1.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 4
1.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................. 4

1.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 4
1.5 Cấu trúc luận văn .................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2 – KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN NGÂN SÁCH VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI ............. 6
2.1 Khung lý thuyết ...................................................................................................................... 6
2.1.1 Biện luận lý thuyết về cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai.......................................... 6
2.1.1.1 Chính sách tài khố .......................................................................................................... 6
2.1.1.2 Tài khoản vãng lai ............................................................................................................ 7
2.1.1.3 Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ............................................ 8
2.1.2 Các lập luận về giả thuyết “thâm hụt kép” ........................................................................ 10
2.1.2.1 Lý thuyết Mundell – Fleming .......................................................................................... 10
2.1.2.2 Lý thuyết của Keynes ...................................................................................................... 13
2.1.3 Lý luận về giả thuyết “tài khoản vãng lai mục tiêu” ......................................................... 14
2.1.4 Biện luận về giả thuyết cân bằng của Ricardo ................................................................... 15
2.1.5 Lý giải về mối quan hệ nhân quả hai chiều ....................................................................... 16
2.2 Các kết quả nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng
lai................................................................................................................................................. 17


2
2.2.1 Các nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách sẽ gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai –
giả thuyết “thâm hụt kép” ........................................................................................................... 17
2.2.2 Các kết quả nghiên cứu cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ dẫn đến thâm hụt ngân
sách – giả thuyết “tài khoản vãng lai mục tiêu” ......................................................................... 21
2.2.3 Các nghiên cứu đưa đến kết luận rằng khơng có mối quan hệ nào giữa cán cân ngân
sách và tài khoản vãng lai – giả thuyết cân bằng Ricardo .......................................................... 25
2.2.4 Một số nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa cán cân ngân sách
và tài khoản vãng lai ................................................................................................................... 27
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 32

3.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................................. 32
3.2 Phương pháp kiểm định theo Toda – Yamamoto (1995) ..................................................... 34
3.3 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................................ 37
3.3.1 Dữ liệu Việt Nam ............................................................................................................... 37
3.3.2 Dữ liệu nước ngoài ............................................................................................................ 38
CHƯƠNG 4 - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 39
4.1 Kiểm định tính dừng các biến ............................................................................................... 39
4.2 Kiểm định nhân quả Granger theo phương pháp truyền thống ............................................ 41
4.3 Kiểm định phi nhân quả Granger theo Toda – Yamamoto (1995) ....................................... 43
4.4 Phân tích kết quả kiểm định .................................................................................................. 50
4.5 Mở rộng kiểm định thực nghiệm ở một số quốc gia............................................................. 54
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 58
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B
PHỤ LỤC C
PHỤ LỤC D
PHỤ LỤC E
PHỤ LỤC F
PHỤ LỤC G


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
NSNN: Ngân sách nhà nước
NHNN: Ngân hàng nhà nước
Tiếng Anh:
FDI: Foreign Direct Investment
GDP: Gross Domestic Product

GNP: Gross National Product
ODA: Official Development Aid
ASEAN: Asia South – East Association of Nations
USD: United State Dollar
OECD: Organization for Economic Cooperation and Development
OLS: Ordinary Least Square
VECM: Vector Error Correction Model
VAR: Vector Autoregression
EMU: Europe Monetary Union
EU: Europe Union
2SLS: Two Stages Least Square
MWALD: Modified Wald
IMF: International Monetary Fund
IFS: International Financial Statistics
GFS: Goverment Financial Statistics.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa
cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai…………………………………………28
Bảng 4.1 : Kết quả kiểm định ADF đối với các biến……………………………………..39
Bảng 4.2 : Kết quả kiểm định Phillips – Perron (PP) cho các biến…………………….....40
Bảng 4.3 : Kết quả kiểm định KPSS cho các biến……………………………………......40
Bảng 4.4 : Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho kiểm định Granger truyền thống…………41
Bảng 4.5 : Kết quả kiểm định nhân quả Granger theo phương pháp truyền thống……….42
Bảng 4.6 : Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu (p) cho các biến trong mơ hình VAR…………44
Bảng 4.7 : Kết quả kiểm định Modified Wald Test theo Toda – Yamamoto (1995)…......45
Bảng 4.8 : Kết quả kiểm định tính dừng các biến………………………………………...57
Bảng 4.9 : Tóm tắt kết quả kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và
cán cân tài khoản vãng lai ở một số quốc gia……………………………………….........59



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam giai đoạn 1991 –
2013………………………………………………………………………………………02
Hình 2.1 : Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai………….……….10
Hình 2.2 : Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai theo mơ
hình Mundell – Fleming (1962)………………………………………………………….11
Hình 4.1 : Kết quả ước lược mơ hình VAR(4) cho cặp biến cán cân ngân sách (GB_VN) và
cán cân tài khoản vãng lai (CA_VN)…………………………………………………….46
Hình 4.2 : Kết quả ước lược mơ hình VAR(4) cho cặp biến cán cân ngân sách (GB_VN) và
cán cân thương mại (TB_VN)………………………………………………………........50



1

Tóm tắt
Nghiên cứu này thực hiện kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa cán cân ngân
sách và tài khoản vãng lai ở Việt Nam, dữ liệu được thu thập theo quý trong giai đoạn 1996
– 2013. Bằng việc sử dụng kiểm định nhân quả Granger theo cách truyền thống và chủ yếu
là phương pháp kiểm định phi nhân quả theo Toda – Yamamoto (1995), chúng tơi khơng tìm
thấy bằng chứng về sự hiện diện của mối quan hệ nhân quả giữa cán cân ngân sách và cán
cân tài khoản vãng lai Việt Nam, kể cả một chiều lẫn hai chiều. Kết quả này ủng hộ giả
thuyết cân bằng Ricardo. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng mở rộng kiểm định thực nghiệm ở
một số quốc gia và đã tìm thấy những bằng chứng khác nhau về mối quan hệ nhân quả giữa
cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai, góp phần làm rõ thêm các giả thuyết đã và
đang được tranh luận gay gắt trong giới nghiên cứu.



2

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU CHUNG
Cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam trong khoảng hai thập
niên gần đây đã liên tục ở trạng thái thâm hụt trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Thâm hụt ngân sách kéo dài và có xu hướng ngày càng gia tăng qua các năm, có thời điểm
đạt mức cao nhất là 7% GDP vào năm 2009. Các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm
1997 và thế giới năm 2008 đã làm cho nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tốc độ
tăng trưởng kinh tế giảm, đã buộc Chính phủ phải thực hiện nhiều chính sách linh hoạt khác
nhau để kích thích kinh tế, như đẩy mạnh các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tăng
mức bội chi, tăng lương tối thiểu, cải cách thể chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường,
mở cửa thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tình hình thâm hụt ngân sách
dai dẳng đã ít nhiều tác động đến kinh tế vĩ mơ trong nước, đặc biệt góp phần gia tăng gánh
nặng nợ công (tỷ lệ nợ công của Việt Nam đã đạt mức xấp xỉ 55% GDP vào năm 2013). Bên
cạnh đó, ngoại trừ trạng thái thặng dư ở mức nhỏ từ năm 2011 đến nay, cán cân tài khoản
vãng lai Việt Nam cũng trải qua một khoảng thời gian dài bị thâm hụt, đáng chú ý là giai
đoạn 1993 – 1996 và 2007 – 2008 với mức thâm hụt vượt 10% GDP. Sự suy giảm kéo dài
của tài khoản vãng lai thời gian qua đã tác động khơng nhỏ đến dự trữ ngoại hối quốc gia.
Hình 1.1 : Thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam
giai đoạn 1991 – 2013

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


3
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua cũng tồn tại những vấn đề lớn cần giải
quyết, đó là nguy cơ lạm phát cao luôn tiềm ẩn, hệ thống ngân hàng yếu kém và đáng chú ý
là thâm hụt ngân sách, tài khoản vãng lai kéo dài. Xu thế tự do hóa thương mại khi Việt
Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào đầu năm
2007, cùng với sự khủng hoảng và bất ổn của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây

đã tác động mạnh mẽ đến thị trường xuất nhập khẩu. Tình trạng nhập siêu và thâm hụt
thương mại ở Việt Nam kéo dài nhiều năm qua đúng là vấn đề đáng lo ngại. Hầu hết các nhà
nghiên cứu đều cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và liên tục là nguyên nhân của sự
mất cân bằng kinh tế vĩ mô, và điều này sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến tiến trình kinh tế dài
hạn. Điều đáng lưu ý là thâm hụt ngân sách ở Việt Nam các năm qua luôn xuất hiện đồng
thời với thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt thương mại (có thể thấy rõ điều này qua hình
1.1). Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai có thể chia thành 4 dạng.
Thứ nhất là thâm hụt ngân sách sẽ gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai, được gọi là giả thuyết
“thâm hụt kép” (theo mô hình Mundel – Fleming và Keynes), xuất hiện lần đầu ở Hoa Kỳ
vào những năm 1980. Thứ hai là thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ gây ra thâm hụt ngân sách,
gọi là giả thuyết “tài khoản vãng lai mục tiêu” (theo Summers, 1988). Thứ ba là có mối quan
hệ nhân quả hai chiều giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai. Và cuối cùng là giả
thuyết cân bằng Ricardo cho rằng cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai là độc lập nhau.
Từ thực tế vừa nêu, có một vấn đề cần quan tâm rằng: liệu việc thâm hụt ngân sách
và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam xảy ra đồng thời trong thời gian qua chỉ là một
hiện tượng mang tính ngẫu nhiên, hay bởi do có tồn tại một mối quan hệ nhân quả giữa cán
cân ngân sách và tài khoản vãng lai? Và việc làm rõ bản chất của mối quan hệ này cũng là
vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu.
Chính vì vậy, tơi chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân tài khoá và tài
khoản vãng lai ở Việt Nam và một số quốc gia mở rộng” làm Luận văn tốt nghiệp với mục
tiêu đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về bản chất của mối quan hệ giữa cán cân ngân
sách và tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thơng qua việc mở rộng nghiên cứu ở
một số quốc gia, chúng tôi cũng nhằm đóng góp thêm những bằng chứng thực nghiệm đối


4
với các giả thuyết về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai vốn dĩ đã và
đang được tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu.
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài

khoản vãng lai ở Việt Nam. Đồng thời, xem xét vai trò tác động của yếu tố thu nhập và
chuyển giao vãng lai đối với mối quan hệ này.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
 Liệu có hay khơng sự hiện diện của mối quan hệ nhân quả giữa cán cân ngân sách và tài
khoản vãng lai ở Việt Nam?
 Vấn đề thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai cùng hiện diện ở Việt Nam
thời gian qua chỉ là hiện tượng mang tính ngẫu nhiên hay bởi do mối quan hệ nhân quả
giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai gây ra?
 Yếu tố thu nhập và chuyển giao vãng lai có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa tài
khoản vãng lai và cán cân ngân sách ở Việt Nam hay không?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp tìm kiếm, tổng hợp, sắp xếp và phân tích các số liệu thứ
cấp, các lý thuyết cơ bản và các nghiên cứu trước, cùng với việc ứng dụng phương pháp
kiểm định nhân quả Granger truyền thống và trọng tâm là phương pháp tiếp cận theo Toda Yamamoto (1995) để đối chiếu các kết quả và đưa ra bằng chứng thực nghiệm.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và kiểm định thực nghiệm sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả
giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2013. Đồng
thời, mở rộng kiểm định tương tự ở một số quốc gia đã và đang phát triển, nhằm cung cấp
thêm bằng chứng thực nghiệm về các giả thuyết đang được tranh luận liên quan đến mối
quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai.


5
1.5 Cấu trúc luận văn
Luận văn có kết cấu bao gồm 5 chương. Theo đó, Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quát về
vấn đề, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 trình bày tổng quan về
kết quả của các nghiên cứu trước đây. Chương 3 sẽ bàn luận chi tiết về phương pháp nghiên
cứu chính và số liệu sử dụng cho việc kiểm định. Nội dung và kết quả nghiên cứu sẽ được
trình bày và phân tích trong Chương 4. Và cuối cùng là Chương 5 – Kết luận chung.



6

CHƯƠNG 2 – KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN NGÂN
SÁCH VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI
2.1 Khung lý thuyết
2.1.1 Biện luận lý thuyết về cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai
2.1.1.1 Chính sách tài khố
Chính sách tài khóa (CSTK) là chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định
hướng phát triển của nền kinh tế, mục tiêu điều tiết vĩ mô, ổn định nền kinh tế ở mức sản
lượng mục tiêu (Yp) thông qua hệ thống các giải pháp gồm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu
của Chính phủ.
Chính sách tài khóa, trong ngắn hạn, điều tiết sản lượng thực tế, lạm phát, thất nghiệp
nhằm ổn định kinh tế. Trong dài hạn, chính sách tài khóa điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thúc
đẩy tăng trưởng lâu dài, bền vững.
Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động
kinh tế. Tùy vào thực trạng của nền kinh tế và mục tiêu điều tiết, Chính phủ sẽ sử dụng các
chính sách tài khóa khác nhau:
- Chính sách tài khóa trung lập là chính sách cân bằng ngân sách, khi đó G = T, (trong đó
G: chi tiêu ngân sách Chính phủ, T: thu ngân sách, chủ yếu từ thuế), chi tiêu của Chính
phủ hồn tồn được cung cấp bởi nguồn thu từ thuế và nhìn chung có ảnh hưởng trung
tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế.
- Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thối, Chính phủ có thể áp dụng chính sách tài khóa
mở rộng thông qua việc tăng cường chi tiêu hoặc giảm thuế hoặc kết hợp cả hai (tăng G,
giảm T). Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề (G>T) hơn hoặc thặng dư ngân
sách ít hơn.
- Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng tăng trưởng nóng,



7
Chính phủ có thể thắt chặt chính sách tài khố bằng việc giảm chi tiêu và tăng thuế, có
thể làm cải thiện cán cân ngân sách, gia tăng thặng dư, giảm thâm hụt.
2.1.1.2 Tài khoản vãng lai
Đối với hầu hết các quốc gia, ngồi cán cân tài khoản tài chính, tài khoản vốn, dự trữ
ngoại hối, bộ phận quan trọng nhất của cán cân thanh toán là tài khoản vãng lai (còn gọi là
cán cân vãng lai). Tài khoản vãng lai của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng
hóa, dịch vụ và chuyển giao thu nhập giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài
nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú
ngoài nước được ghi vào bên "nợ". Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh tốn của người cư
trú ngồi nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có". Thặng dư tài khoản vãng
lai xảy ra khi bên “có” lớn hơn bên “nợ”.
Cán cân tài khoản vãng lai bao gồm:
- Cán cân thương mại hàng hóa: ghi lại các giao dịch về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa
của một quốc gia. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần
quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài
sản hay tiêu sản ở nước ngồi lớn thì thu nhập rịng từ các khoản cho vay hay đầu tư có
thể chiếm tỷ lệ lớn. Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và
xuất khẩu rịng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên
tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.
- Cán cân dịch vụ: ghi chép lại các giao dịch về vận tải, du lịch, và các dịch vụ khác của
một quốc gia.
- Cán cân thu nhập: ghi chép những khoản thu nhập của người lao động như kiều hối, thu
nhập từ đầu tư.
- Cán cân chuyển khoản: bao gồm những khoản viện trợ khơng hồn lại, giá trị của những
khoản quà tặng, và các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật cho mục đích tiêu dùng


8
của người cư trú và không cư trú.

Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận thuộc khu vực cơng hay tư nhân đều được gộp
chung vào trong tính toán này.
Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết
kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập khẩu nhiều
hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế
trong tìm kiếm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững.
2.1.1.3 Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai
Qua các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách
và cán cân tài khoản vãng lai ở nhiều nước trên thế giới, có thể có 4 dạng mối quan hệ khác
nhau như sau:
- Mối quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt cán cân vãng lai,
nghĩa là một sự tăng (giảm) trong thâm hụt ngân sách quốc gia sẽ làm trầm trọng (cải
thiện) thâm hụt cán cân vãng lai. Đây được gọi là giả thuyết “thâm hụt kép”. Có 2 mơ
hình giải thích cho mối quan hệ này: theo mơ hình Mundell – Flaming, sự gia tăng trong
thâm hụt ngân sách gây ra một áp lực lên lãi suất, và lãi suất sẽ tác động đến dòng vốn
chảy vào, từ đó sẽ tạo sức ép tăng giá đồng nội tệ, cuối cùng dẫn đến sự gia tăng trong
thâm hụt tài khoản vãng lai. Lý thuyết thứ hai giải thích cho giả thuyết thâm hụt kép là lý
thuyết hấp thụ Keynes, cho rằng sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ gây ra sự hấp
thụ trong nước và do đó tăng nhập khẩu, gây ra sự xấu đi trong cán cân vãng lai.
- Mối quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại từ thâm hụt cán cân vãng lai đến thâm hụt
ngân sách, còn gọi là giả thuyết “tài khoản vãng lai mục tiêu”. Điều này xảy ra khi sự
suy thối trong tài khoản vãng lai như là tín hiệu của sự chậm lại trong tăng trưởng kinh
tế, và chính phủ sẽ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế, do đó dẫn đến
sự gia tăng thâm hụt ngân sách. Điều này đặc biệt đúng đối với các nền kinh tế nhỏ, mở,
đang phát triển phụ thuộc lớn vào dịng vốn đầu tư nước ngồi (đầu tư trực tiếp hoặc gián


9
tiếp nước ngoài) để tài trợ cho sự phát triển kinh tế. Nói cách khác, ngân sách quốc gia sẽ
bị ảnh hưởng bởi dịng vốn chảy vào lớn hoặc thơng qua tích luỹ nợ và điều này cuối

cùng sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách.
- Mối quan hệ nhân quả hai chiều có thể tồn tại giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai. Trong khi thâm hụt ngân sách có thể gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai,
sự tồn tại của thông tin phản hồi có thể tạo ra mối quan hệ nhân quả trong cả hai chiều.
Mối quan hệ nhân quả này thông qua hai kênh: một cách trực tiếp giữa thâm hụt ngân
sách và thâm hụt tài khoản vãng lai và một cách gián tiếp thơng qua lãi suất và tỷ giá hối
đối.
- Cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai không liên quan nhau. Thâm hụt ngân
sách không gây ra bất kỳ sự thay đổi nào về lãi suất và tỷ giá hối đối, do đó khơng ảnh
hưởng đến sự mất cân bằng tài khoản vãng lai, hay có thể nói thâm hụt ngân sách và
thâm hụt tài khoản vãng lai là độc lập nhau. Đây được gọi là giả thuyết cân bằng
Ricardian. Điều này có thể được hiểu rằng sự sụt giảm tiết kiệm khu vực công do thâm
hụt ngân sách sẽ được bù đắp bởi sự gia tăng tương ứng trong tiết kiệm tư nhân. Nghĩa là
người tiêu dùng tin rằng sự cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu của chính phủ hơm nay mà
kết quả là thâm hụt tài khoá sẽ dẫn đến sự gia tăng thuế trong tương lai để phục vụ nợ
cơng; do đó, họ sẽ tăng tiết kiệm hôm nay để chi trả tiền thuế trong tương lai.


10

Hình 2.1 : Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai
Thâm hụt ngân
sách (BD) và
Thâm hụt tài
khoản vãng lai
(CAD)

BD  CAD

BD  CAD


BD <-> CAD

BD X CAD

Giả thuyết
“thâm hụt kép”

Giả thuyết “tài
khoản vãng lai
mục tiêu”

Mối quan hệ
nhân quả hai
chiều

Giả thuyết cân
bằng Ricardian

Nguồn: Jui-Chuan Chang và Zao-Zhou Hsu (2009)
2.1.2 Các lập luận về giả thuyết “thâm hụt kép”
Giả thuyết thâm hụt kép cho rằng thâm hụt ngân sách sẽ gây ra thâm hụt tài khoản
vãng lai. Có thể giải thích điều này thơng qua hai lập luận, đó là lý thuyết Mundell-Fleming
và lý thuyết hấp thụ của Keynes.
2.1.2.1 Lý thuyết Mundell – Fleming
Theo lý thuyết này, một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng lãi suất nội
địa, do đó tác động đến dòng vốn chảy vào, gây sức ép tăng giá đồng nội tệ. Cuối cùng,
đồng nội tệ tăng giá sẽ dẫn đến sự gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai (do nhập khẩu tăng).



11
Mơ hình Mundell – Fleming có thể được dùng để phân tích một cách rõ ràng mối
quan hệ năng động trong ngắn hạn giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai
đối với nền kinh tế mở, hoạt động dưới cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. Hình 2.2 diễn tả lý
thuyết Mundell – Fleming.
Hình 2.2 : Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai theo
mơ hình Mundell – Fleming (1962).

Nguồn: Dominick Salvatore (2006)
Đường IS biểu diễn các kết hợp khác nhau của lãi suất (r) và thu nhập quốc gia (Y)
mà khi đó thị trường hàng hố cân bằng. Hệ số gốc âm của đường IS cho thấy rằng lãi suất
thấp hơn sẽ dẫn đến mức đầu tư cao hơn và liên đới đến mức thu nhập quốc qia cao hơn.
Đường LM thể hiện sự cân bằng trong thị trường tiền tệ. Đường BP diễn tả các kết hợp khác
nhau của r và Y mà tại đó, cán cân thanh toán của quốc gia đạt trạng thái cân bằng với một
mức tỷ giá hối đoái cho trước. Cán cân thanh toán cân bằng khi một mức thâm hụt thương
mại sẽ được bù đắp bởi một dòng vốn vào tương ứng. Đường BP dốc lên bởi vì lãi suất cao


12
hơn sẽ thu hút dòng vốn vào nhiều hơn (hoặc dịng vốn chảy ra ít hơn) và phải được bù lại
với mức nhập khẩu và thu nhập quốc gia cao hơn để đảm bảo cán cân thanh toán cân bằng.
Ở phía bên trái của đường BP, quốc gia có cán cân thanh tốn thặng dư và trái lại ở phía bên
phải thể hiện cán cân thanh toán thâm hụt. Một sự giảm giá hoặc sự định giá thấp đồng nội
tệ sẽ làm đường BP dịch chuyển xuống vì cán cân thương mại được cải thiện, và vì thế một
mức lãi suất thấp hơn và dòng vốn vào nhỏ hơn (hoặc dòng vốn ra lớn hơn) được đòi hỏi để
giữ cho cán cân thanh toán cân bằng. Mặt khác, một sự tăng giá hoặc định giá cao đồng nội
tệ sẽ làm đường BP dịch chuyển lên trên.
Hình trên cho thấy ban đầu quốc gia có sự cân bằng trong thị trường hàng hoá, thị
trường tiền tệ và cán cân thanh toán tại điểm E, là giao điểm của cả 3 đường IS, LM và BP.
Giả định rằng mức cân bằng của thu nhập quốc gia (Y) tại điểm E là dưới mức tồn dụng lao

động và quốc gia sử dụng chính sách tài khố mở rộng để giảm thất nghiệp. Chính sách tài
khố mở rộng (điều mà có thể dẫn đến sự gia tăng thâm hụt ngân sách của quốc gia) sẽ làm
đường IS dịch chuyển sang phải thành IS’ cắt đường LM tại E’, kết quả tạo ra mức thu nhập
quốc gia (Y’) và lãi suất cao hơn (r’). Do điểm E’ nằm phía trên đường BP, nên quốc gia có
sự thặng dư bên ngồi nhờ dịng vốn ngoại chảy vào dưới tác động của lãi suất tăng. Điều
này đã gây ra sự tăng giá của đồng nội tệ, làm dịch chuyển đường BP lên trên thành đường
BP’. Sự tăng giá của đồng nội tệ sẽ làm xấu đi cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia, làm
đường IS’ dịch chuyển xuống trở lại đến IS’’. Đồng nội tệ tăng giá cũng sẽ làm giảm giá
nhập khẩu (tính bằng đồng nội tệ) và mức giá chung của quốc gia. Với mức giá nội địa thấp
hơn và mức cung tiền cố định, đường LM sẽ dịch sang phải đến LM’ (bằng với một sự gia
tăng trong cung tiền danh nghĩa). Điểm cân bằng cuối cùng là E’’, là giao điểm của 3 đường
IS’’, LM’ và BP’, theo đó xác định lãi suất cân bằng là r’’ và mức thu nhập quốc gia cân
bằng là Y’’.
Cần lưu ý rằng lãi suất trong nước đầu tiên tăng từ r đến r’ và sau đó giảm ngược lại
xuống r’’. Điều này dẫn đến một sự tăng giá đồng nội tệ (khi r tăng lên r’), tiếp đó lại sụt
giảm một phần khi r’ giảm xuống thành r’’. Hình 3.2 cũng thể hiện rõ khoảng tăng giá rịng
của đồng nội tệ. Vì vậy, thâm hụt ngân sách lớn hơn sẽ gắn liền với một dòng vốn vào lớn


13
hơn và thâm hụt tài khoản vãng lai cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng phụ
thuộc vào một số giả định lý thuyết. Vì vậy, tiến trình động từ thâm hụt ngân sách dẫn đến
lãi suất tăng, gây sức ép tăng giá đồng nội tệ và cuối cùng gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai
dường như dựa trên phân tích lý thuyết hồn tồn. Trong thực tế hiện nay, tất nhiên tiến
trình này có thể khơng đúng và sẽ có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng trong điều kiện
bình thường chúng tơi kỳ vọng lập luận trên đây được chấp nhận.
2.1.2.2 Lý thuyết của Keynes
Theo Keynes, ông cho rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách (có thể do giảm
thuế hay tăng chi tiêu chính phủ) sẽ làm tăng sức cầu nội địa, từ đó nhu cầu nhập khẩu gia
tăng và tác động xấu đến cán cân vãng lai.

Theo lập luận tài khoản quốc gia, thu nhập quốc gia đối với một nền kinh tế mở được
xác định như sau:
Y=C+I+G+X–M

(1)

Trong đó, Y là thu nhập quốc dân, C là tiêu dùng tư nhân, I là đầu tư của khu vực tư
nhân, G là chi tiêu chính phủ, X là xuất khẩu hàng hố và dịch vụ và M là nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ.
Từ phương trình (1), tài khoản vãng lai (CA) có thể được định nghĩa bằng sự chênh
lệch giữa xuất khẩu (X) và nhập khẩu (M), có thể được viết lại là:
CA = Y – (C + I + G)

(2)

Với ( C + I + G) được xác định là chi tiêu nội địa của nền kinh tế, bao gồm chi tiêu
của khu vực tư nhân và khu vực công. Trong một nền kinh tế đóng, khơng có thương mại
quốc tế và chu chuyển vốn, tiết kiệm (S) bằng đầu tư (I): S = I. Tuy nhiên, trong một nền
kinh tế mở, tiết kiệm (S) có thể được định nghĩa là:
S = I + CA

(3)


14
Từ phương trình (3), chúng ta biết rằng trong một nền kinh tế mở, một quốc gia có
thể tìm kiếm nguồn vốn cả trong nước và quốc tế để phục vụ các các nhu cầu chi tiêu và đầu
tư. Tiết kiệm quốc gia có thể được chia thành tiết kiệm tư nhân (Sp) và tiết kiệm Chính phủ
(Sg). Theo đó:
Sp = Y - T – C


(4)

Sg = T – G

(5)



Trong đó, T là doanh thu thuế của Chính phủ. Sau đó, chúng ta thế phương trình (4)
và (5) vào phương trình (3) và có được kết quả như sau:
Sp = I + CA – Sg

(6)

Hay
Sp = I + CA + (G – T) (7)
Hay
CA = Sp – I – BD

(8)

Phương trình (8) cho thấy rằng sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một sự gia
tăng tương tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai, nếu tiết kiệm và đầu tư tư nhân giữ nguyên
hoăc không thay đổi nhiều. Điều này ủng hộ quan điểm của Keynes.
2.1.3 Lý luận về giả thuyết “tài khoản vãng lai mục tiêu”
Giả thuyết này cho rằng có mối quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt tài khoản
vãng lai đến thâm hụt ngân sách thông qua cơ thế thông tin phản hồi. Nghĩa là một sự thâm
hụt tài khoản vãng lai hàm ý sự suy giảm tăng trưởng kinh tế nội địa (do giảm xuất khẩu,
tăng nhập khẩu); vì vậy, chính phủ sẽ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để hỗ trợ và kích thích

nền kinh tế, điều này sẽ làm suy giảm cán cân ngân sách, thậm chí có thể dẫn đến thâm hụt.


15
Có thể giải thích rõ hơn mối quan hệ này theo hai lập luận sau. Thứ nhất, một dòng
vốn vào sẽ gây sức ép tăng giá đồng nội tệ, và làm xấu đi cán cân tài khoản vãng lai. Mặt
khác, một cú sốc ngoại sinh ví dụ như cú sốc thị hiếu người tiêu dùng có thể dẫn đến sự sụt
giảm xuất khẩu hoặc sự gia tăng nhập khẩu. Sự suy giảm trong cán cân tài khoản vãng lai
phản ánh sự thay thế sản xuất nội địa bằng hàng nhập khẩu (vì rẻ hơn một cách tương đối),
điều này sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng trong nước, dẫn đến sự sụt giảm doanh thu thuế
và từ đó có thể gây ra thâm hụt ngân sách. Thứ hai, chính phủ có thể đưa ra những khuyến
khích tài khố nhằm cố gắng giảm nhẹ tác động của thâm hụt tài khoản vãng lai đến sản
lượng nội địa. Trong trường hợp này, thâm hụt tài khoản vãng lai gây ra một sự suy giảm
kinh tế, mà theo đó có thể làm gia tăng chi tiêu chính phủ và giảm doanh thu thuế. Điều này
hàm ý rằng thâm hụt ngân sách chính phủ không xác định thâm hụt vãng lai; mà trái lại, có
một mối quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại từ cán cân tài khoản vãng lai đến thâm hụt
ngân sách.
2.1.4 Biện luận về giả thuyết cân bằng của Ricardo
Theo Ricardo, không tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai. Một sự cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu (có thể làm gia tăng thâm hụt ngân
sách) sẽ khơng có tác động đến tiết kiệm quốc gia (xem Barro, 1989). Sự sụt giảm của tiết
kiệm khu vực công do thâm hụt ngân sách gia tăng sẽ được bù đắp hoàn toàn bởi sự gia tăng
tương ứng của tiết kiệm tư nhân. Lý giải cho điều này là vì người dân nghĩ rằng sự cắt giảm
thuế gây ra thâm hụt ngân sách hôm nay sẽ dẫn đến sự gia tăng thuế trong tương lai để phục
vụ nợ công, nên họ sẽ tăng tiết kiệm để trả cho gánh nặng thuế gia tăng trong tương lai.
Lý thuyết cân bằng Ricardo đặt vấn đề về khả năng tác động đến tổng cầu và cuối
cùng là tai khoản vãng lai của các quyết định tài trợ ngân sách của chính phủ. Lý thuyết cho
rằng, với một mức chi tiêu chính phủ đã định, sự thay thế nợ cho thuế sẽ khơng có tác động
đến tổng cầu lẫn lãi suất. Giải thích cho lập luận này như sau. Trong tình thế hạn hẹp của
ngân sách chính phủ, với một mức chi tiêu không đổi, một sự cắt giảm thuế hiện tại hàm ý

rằng sẽ có một sự gia tăng thuế trong tương lai. Vì vậy, do sự vay mượn của chính phủ chỉ là
trì hỗn thuế đến tương lai, nên người tiêu dùng, đồng thời cũng là người trả thuế, hoàn toàn


16
dự đoán được sự gia tăng thuế tương lai, sẽ không quan tâm đến sự cắt giảm thuế hiện tại, và
kết quả là gia tăng thu nhập khả dụng. Bởi thế, nhưng quyết định ngân sách tạm thời của
người tiêu dùng sẽ không thay đổi dưới các quyết định tài trợ thâm hụt của chính phủ; và
như vậy, khía cạnh tiêu dùng khơng bị ảnh hưởng: tồn bộ sự gia tăng trong thu nhập khả
dụng tạo ra từ sự cắt giảm thuế đều được người tiêu dùng tiết kiệm.
Dưới giả thuyết cân bằng Riccardo, người tiêu dùng phản ứng với sự cắt giảm thuế
bằng sự gia tăng tiết kiệm. Sự gia tăng tiết kiệm này được dùng để mua trái phiếu chính phủ
được phát hành mới, đảm bảo cho người tiêu dùng có nguồn tiền để trả khoản thuế gia tăng
trong tương lai. Vì vậy, chính do tiết kiệm tư nhân gia tăng tương ứng bằng với mức thâm
hụt ngân sách, tiết kiệm quốc gia không bị ảnh hưởng; theo đó lãi suất cũng khơng thay đổi.
Hơn nữa, trong một nền kinh tế mở, thâm hụt ngân sách không tác động đến cán cân tài
khoản vãng lai vì sự gia tăng trong tiết kiệm tư nhân đủ để tránh nhu cầu tài trợ bên ngoài.
Do vậy, thâm hụt ngân sách khơng kích thích dịng vốn vào cũng như làm suy giảm cán cân
tài khoản vãng lai. Theo cách này, nợ công không ảnh hưởng đến tài sản khu vực tư nhân;
hay nói cách khác, người tiêu dùng khơng xem trái phiếu chính phủ như tài sản rịng. Bởi
thế, với một mức chi tiêu đã định, nếu được tài trợ bởi nợ hoặc thuế thì thời điểm của thuế
khơng có tác động đến tiêu dùng tư nhân.
2.1.5 Lý giải về mối quan hệ nhân quả hai chiều
Theo giả thuyết này, giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai có mối
quan hệ nhân quả hai chiều. Nếu như một sự thâm hụt ngân sách sẽ gây áp lực tăng lãi suất
nội địa, từ đó làm động nội tệ tăng giá theo và dẫn đến sự xấu đi trong tài khoản vãng lai; thì
trái lại, một sự thâm hụt tài khoản vãng lai cho thấy sự giảm sút của nền kinh tế, và chính
phủ sẽ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để kích thích kinh tế, có thể gây ra sự gia tăng trong
thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, sự sụt giảm doanh thu thuế do sự thu hẹp sản xuất nội địa
(do tăng nhập khẩu, điều dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai) cũng có thể làm xấu đi cán

cân ngân sách.


×