Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn thạc sĩ tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn địa bàn thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.26 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN CẨM NHUNG

TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THEO
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2020
1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN CẨM NHUNG

TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THEO PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỰC TIỄNTP. HỒ CHÍ MINH

CHUN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
MÃ SỐ:8380104

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ NGUYÊN THANH

HÀ NỘI, NĂM 2020


2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đề tài luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn chưa từng
ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Cẩm Nhung

3


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỐN TRÁNH
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1.1.1. Khái niệm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong pháp luật hình sự Việt
Nam
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1.2. Kinh nghiệm lập pháp hình sự Việt Nam tội trốn tránh nghĩa vụ
quân sự
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành
Bộ luật hình sự năm 1985
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm
1999
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1999 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015
1.3. Phân biệt tội trốn tránh NVQS với hành vi vi phạm pháp luật hành

chính và một số tội phạm khác
1.3.1. Phân biệt tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với hành vi vi phạm pháp luật
hành chính
1.3.2. Phân biệt tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với tội không chấp hành lệnh
gọi quân nhân dự bị nhập ngũ Điều 333 BLHS
1.3.3. Phân biệt Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với tội cản trở việc thực hiện
nghĩa vụ quân sự Điều 335 BLHS 2015
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
2.1. Dấu hiệu định tội của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
2.1.1 Dấu hiệu thuộc về khách thể của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
2.1.2. Dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
4


2.1.3 Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
2.1 4. Dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
2.2. Dấu hiệu định khung hình phạt
2.3. Hình phạt của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
CHƯƠNG 3: THỰC TIẾN ÁP DỤNG TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ
QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KIẾN
NGHỊ
3.1. Thực tiễn áp dụng tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Những kết quả đạt được
3.1.2. Những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật hình sự
tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự và nguyên nhân
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về tội trốn
tránh nghĩa vụ Quân sự và một số giải pháp khác
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về tội trốn tránh

nghĩa vụ Quân sự
3.3.2. Một số giải pháp khác nhằm bảo đảm áp dụng tội trốn tránh nghĩa vụ
Quân sự
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤC

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BLHS

:Bộ luật hình sự

NVQS

:Nghĩa vụ quân sự

CHQS

: Chỉ huy quân sự

THVP


:Trường hợp vi pham

NVP

:Người vi phạm

TNHS

:Trách nhiệm hình sự

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số liệu xử phạt hành chính lĩnh vực quốc phịng huyện Bình
Chánh từ năm 2014 đến năm 2018
Bảng 2.2 Số liệu xử phạt hành chính lĩnh vực quốc phịng quận Bình Tân
từ năm 2014 đến năm 2018
Bảng 2.3 Số liệu xử phạt hành chính lĩnh vực quốc phịng huyện Hóc
Mơn từ năm 2014 đến năm 2018

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nghĩa vụ thiêng liêng và
quyền cao quý của mỗi công dân, công dân phải thực hiện tốt nghĩa vụ quân
sự, tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Điều đó được Hiến

pháp và pháp luật quy định. Điều 45 Hiến pháp 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ
quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải
thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân”.
Điều hồn tồn đó phù hợp truyền thống một lịng u nước nồng nàn của dân
tộc ta. Tuy nhiên, cũng có những cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự,
làm ảnh hưởng đến nền quốc phịng tồn dân, gây nguy hiểm cho an ninh
quốc phịng. Vì thế, nhà nước có chính sách xử lý đối với những hành vi bị
coi là trốn tránh NVQS ở mức trách nhiệm hình sự. Để cụ thể hóa quy định
này của Hiến pháp năm 2013, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
đã quy định tội trốn tránh NVQS tại Điều 332 Chương XXII - Các tội phạm
xâm phạm về trật tự quản lý hành chính. Nhưng thực tiễn áp dụng những năm
qua cho thấy, quy định của Điều 332 về tội trốn tránh NVQS đã bộc bộ những
bất cập, hạn chế nhất định, gây khó khăn, vướng mắc cho thực tiễn áp dụng.
Thực tiễn trong những năm qua trên tồn quốc nói chung, và Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng, hành vi vi pham tội phạm NVQS có xu hướng tăng,
diễn biến tội phạm ngày càng phức tạp, thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh
vi.Tuy có khả năng truy cứu TNHS nhưng lại khó chứng minh dấu hiệu pháp
lý hoặc do địi hỏi phải bị xử lý hành chính trước đó, nên khơng truy cứu trách
nhiệm hình sự được, dẫn đến hiệu quả răn đe thấp. Các quy định của pháp
luật cũng chưa bao quát được hết những hành vi phạm tội của loại tội phạm
này dẫn đến công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trên thực

8


tế còn phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) được ban hành nhưng tội trốn tránh NVQS cơ bản
được giữ nguyên không thay đổi. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng kể từ khi
BLHS 2015 có hiệu lực, quy định của BLHS 2015 về tội trốn tránh NVQS
cũng còn có những vướng mắc, bất cập, định tội danh của Tòa án nhân dân

(quận, huyện) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đối với tội trốn tránh
NVQS gặp những khó khăn. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội trốn tránh NVQS là vấn đề cấp thiết.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu tội trốn
tránh NVQS theo pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là từ thực tiễn Thành
phố hồ Chí Minh nhằm làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, làm rõ
những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật thực định, cũng như
những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh,
trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của
BLHS hiện hành về tội phạm này là có tính cấp thiết.
Vì lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình.
2.Tình hình nghiêm cứu đề tài
Để thực hiện đề tài được giao, học viên tham khảo khá nhiều cơng trình
liên quan đến đề tài, trước hết là những tài liệu nghiên cứu tổng quát về dấu
hiệu pháp lý của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, như:
Các Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại học Luật;các sách chuyên
khảo về Định tội danh của các cơ sở đào tạo như: (1) Lê Cảm (Chủ biên)
(2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội; (2) Đinh Văn Quế (2012) Bình luận khoa học Bộ luât hình sự 9


Phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính – Tập 1 (Bình luận chun
sâu), Nxb Lao động; (3) Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm - Quyển 1, Nxb Hồng Đức Hội Luật gia Việt Nam; (4) Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân; (5) Võ
Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội; (6) Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm - Quyển 2, Nxb Hồng Đức - Hội Luật

gia Việt Nam; (7) Nguyễn Đức Mai (2018) Bình luận khoa học Bộ luât hình
sự 2015 (hiện hành), Nxb Chính trị quốc gia sự thật…
Những tài liệu và giáo trình nêu trên là những tài liệu nghiên cứu bắt
buộc trong việc học tập và nghiên cứu luật hình sự. Nội dung chính của các
tác phẩm này là trình bày lý luận chung về tội phạm, định tội danh và quyết
định hình phạt, phân tích từng đặc trưng pháp lý cơ bản của mỗi tội danh nói
chung và tội trốn tránh NVQS nói riêng. Những tài liệu này là tài liệu tham
khảo cho tác giả nghiên cứu về các dấu hiệu pháp lý của tội trốn tránh nghĩa
vụ quân sự trong luận văn.
Có thể nói ở cấp độ Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sĩ chưa có một cơng
trình nào nghiên cứu tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên cơ sở nghiên cứu số
liệu thực tiễn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt trong giai đoạn
BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Do
đó có thể nói, đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến tội trốn tránh
nghĩa vụ quân sự theo quy định của BLHS 2015 từ thực tiễn tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
Học viên chọn việc nghiên cứu tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh cịn

10


là vấn đề cần phải được quan tâm hơn, từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu sâu
hơn, làm rõ hơn những bất cập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quy định của pháp luật hình sự về tội trốn
tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định của BLHS năm 2015 và thực tiễn áp
dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, luận văn hướng
tới mục đích hồn thiện về mặt lý luận và xây dựng các giải pháp đảm bảo áp

dụng đúng quy định của BLHS năm 2015 về tội phạm này trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo
pháp luật hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kiến nghị những giải pháp hồn thiện luật hình sự và đảm bảo áp dụng
đúng quy định của pháp luật hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quan sự trong
thời gian tới.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :
Luận văn tập trung nghiên cứu dấu hiệu pháp lý và hình phạt của tội trốn
tránh nghĩa vụ quân sự.
11


Phạm vị nghiêm cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận, các quy định và thực tiễn áp dụng tội trốn nghĩa vụ qn sự trong luật
hình sự Việt Nam dưới góc độ pháp lý hình sự.
- Phạm vi về thời gian: Khảo sát thực tiễn áp dụng quy định về tội trốn
tránh nghĩa vụ quân sự trong Ban CHQS huyện Bình Chánh, huyện Hóc Mơn
từ năm 2014 đến 2018, có lựa chọn những trường hợp xử phạt hình chính điển
hình cho xu hướng chỉ dừng ở mức chỉ có thể xử lý vi phạm hành chính trong
năm 2017 và 2018.
- Địa bàn nghiên cứu: Khảo sát, nghiên cứu các trường hợp vi phạm
pháp luật hình sự trong lĩnh vực quốc phịng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh.
5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được kết quả, nhiệm vụ mục tiêu đặt ra trong quá trình nghiên
cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, thống kê, nghiên cứu vụ án điển hình….
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa luận:

12


Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn
về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, từ đó, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
hình sự đối với tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Đồng thời đưa ra những yêu
cầu, kiến nghị giải pháp hồn thiện pháp luật hình sự về tội trốn tránh nghĩa
vụ quân sự.
Ý nghĩa thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có giá
trị cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xây dựng hồn thiện
các quy định về trốn tránh nghĩa vụ quân sự và góp phần giải quyết những
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội
phạm này trên đại bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của Luận
văn cịn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo
của chính tác giả và cho những người có quan tâm trong q trình cơng tác,
học tập và nghiên cứu.

7.Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
theo pháp luật hình sự Việt Nam;
Chương 2: Quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội
trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
Chương 3: Thực tiễn áp dụng tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị.

13


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ
QUÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ
quân sự
1.1.1. Khái niệm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong pháp luật hình sự
Việt Nam
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, đó là nghĩa vụ
thiêng liêng của cơng dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự góp phần giữ vững an
ninh quốc phòng, bảo đảm cho độc lập dân tộc, thống nhất và tồn vẹn lãnh
thổ. Vì thế Điều Điều 45 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “1. Bảo vệ Tổ
quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân; 2. Công dân
phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng tồn
dân”. Theo đó, Luật Điều 4. Nghĩa vụ qn sự năm 2015 cũng quy định: “1.
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội

nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ
trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân; 2. Công dân trong độ tuổi thực
hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tơn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện
nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này”. Trên thực tế, vì những động
cơ cá nhân khác nhau vẫn có người trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Điều đó khơng chỉ vi phạm nghĩa vụ cơng dân mà cịn gây nguy hiểm cho nền
quốc phịng tồn dân ở những mức độ khác nhau. Vì thế, để góp phần bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ quân sự, luật nghĩa vụ quân sự, luật hành chính và
14


luật hình sự đều quy định cấm hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó
có “Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự”. Luậthành chính thì quy định xử
phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về đăng ký nghĩa vụ
quân sự;quy định về sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; quy định về kiểm tra, khám
sức khỏe; quy định về nhập ngũ… Luật hình sự cũng quy định trốn tránh
nghĩa vụ quân sự là tội phạm với những hành vi và điều kiện nhất định. Trong
trường hợp, trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị coi là tội phạm thì vấn đề nhận
thức về tội phạm này cũng cần được làm rõ ở góc độ luật hình sự ở góc độ
ngơn ngữ cũng như bản chất pháp lý của tội phạm này.
Tội phạm là khái niệm được quan tâm nghiên cứu trọng tâm trong khoa
học pháp lý hình sự và đã có nhiều quan điểm, định nghĩa về tội phạm. Trên
cơ sở kế thừa những quy định trước đó, Điều 8 BLHS năm 2015, được sửa
đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) quy định: “1. Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,

quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. 2. Những hành vi tuy có dấu hiệu
của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì khơng
phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Theo pháp luật
hình sự, các hành vi thỏa mãn các yếu tố được quy định trong Điều 8 BLHS
nêu trên mới được coi là tội phạm.

15


Theo từ điển Tiếng Việt “trốn tránh” là trốn khỏi phải gặp, phải làm hoặc
phải chịu điều không hay, không muốn [28; 1320]. Theo luật khoản 1, Điều 4
Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 “nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công
dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm
phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị Quân đội nhân dân” .
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, lĩnh vực an ninh quốc phịng
ln chiếm một vị trí quan trọng, bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Lĩnh vực này cần một lực lượng thực hiện
nghĩa vụ ổn định, thường xuyên để duy trì sức mạnh quân sự sẵn sàng chiến
đấu và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Phục vụ
trong các đơn vị quân đội có thể khó khăn, vất vả và hy sinh. Vì thế, thời gian
phục vụ ngắn, cần bảo đảm sức khỏe cần thiết. Cũng vì thế, có những người
vì những động cơ khác nhau đã cố ý trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ, làm
ảnh hưởng đến nền quốc phịng tồn, gây nguy hiểm cho xã hội. Hiện tượng
trốn tránh nghĩa vụ quân sự cũng phổ biến, cần có những biện pháp pháp lý
để xử lý hành vi đó. Tùy tính chất, mức độ vi phạm mà nhà nước xử lý bằng
biện pháp trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Ở mức độ nguy
hiểm đáng kể, nhà làm luật quy định hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự là tội

phạm.
Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự là việc người trong độ tuổi thực hiện
nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không chấp
hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp
hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh tập trung huấn luyện. Hành vi trốn tránh nghĩa
vụ quân sự tùy thuộc vào mức độ khác nhau mà có thể bị xử phạt hành chính
hoặc xử lý hình sự. Vậy khi nào thì hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự cấu
thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự? Cũng giống như các tội phạm xâm
phạm trật tự quản lý hành chính khác tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành
16


vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan
Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể ở đây là hoạt
động bình thường của cơ quan quân sự địa phương về đăng ký nghĩa vụ quân
sự. Nhận thức về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có sự kế thừa những yếu tố
hợp lý trong định nghĩa khoa học và định nghĩa pháp lý về tội phạm.
Như vậy, hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự cấu thành tội trốn tránh
nghĩa vụ quân sự khi nó được coi là nguy hiểm cho xã hội do BLHS quy định,
xâm phạm trật tự quản hành chính của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân
sự, gọi nhập ngũ và gọi tập trung huấn luyện, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự, thực hiện với lỗi cố ý và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm tội trốn tránh nghĩa
vụ quân sự với nội dung như sau: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi
cố ý không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân
sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện gây
nguy hiểm đáng kể cho xã hội cần thiết phải xử lý bằng biện pháp trách nhiệm
hình sự. Khái niệm này đã phản ánh được các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của
tội trốn tránh nghĩa vụ quận sự về các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ quân sự,
trên cả ba phương diện: khách quan, chủ quan và pháp lý, là cơ sở khoa học

cho việc nhận thức đúng đắn về tội phạm này trên thực tế.
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Việc luật hình sự Việt Nam quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có
một số ý nghĩa sau:
Thứ nhất,tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong luật hình sự bảo đảm
trách nhiệm và sự bình đẳng về việc thực hiện nghĩa vụ cơng dân đối với nhà
nước và xã hội (theo Hiến pháp và pháp luật về Nghĩa vụ quân sự), bảo đảm
pháp chế trong nghĩa vụ quân sự.
17


Điều 15 Hiến pháp quy định “1. Quyền công dân không tách rời nghĩa
vụ công dân … 3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
nước và xã hội”. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm
thiêng liêng của mỗi công dân. Điều đó đã thành ý thức của mỗi người Việt
Nam, xuất phát từ truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc
Việt Nam ta. Bên cạnh những thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ thì có
khơng ít những thanh niên tìm cách trốn tránh nghĩa vụ qn sự. Điều đó cũng
thể hiện sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhà
nước.
Tội trốn tránh NVQS được quy định tại Điều 332, Chương 22 các tội
phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính BLHS 2015. Việc quy định này
tội danh này nhằm đảo bảo cho các quy định của Hiếp pháp và Luật Nghĩa vụ
quân sự được chấp hành nghiêm chỉnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng
nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
trong tình hình mới.
Bảo vệ Tổ Quốc là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân được Hiến pháp
và Luật Hình sự Việt Nam ghi nhận. Việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ
quân sự tại Điều 332 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) góp phần hoàn
thiện hệ thống các chế định về tội danh trong BLHS trên cơ sở kế thừa và

phát huy các BLHS trước đó. Nghiên cứu tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội
phạm, trên cơ sở đó đề ra các phương hướng, cách thức, phương pháp tiến
hành các hoạt động điều tra nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hình sự
liên quan đến tội phạm này. Cấu thành tội phạm có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Bởi lẽ, các dấu hiệp pháp lý đặc trưng
cơ bản trong cấu thành tội phạm mang tính chất đặc trưng của một tội danh cụ
thể, cho phép người áp dụng pháp luật phân biệt tội phạm này với tội phạm
18


khác cũng như giúp họ xác định được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội. Trên cơ sở cấu thành tội phạm của một tội danh cụ thể,
người áp dụng pháp luật xác định chính xác TNHS và định tội danh đối với
hành vi phạm tội theo đúng pháp luật cũng như xác định được các vấn đề:
Hành vi phạm tội đó thuộc loại tội phạm nào? Người thực hiện hành vi phạm
tội có phải chịu TNHS hay khơng?... Bên cạnh đó, việc quy định tội trốn tránh
nghĩa vụ quân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định tội danh và
quyết định hình phạt, góp phần vào cơng cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm, tránh bỏ lọt tội phạm.
Việc quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong Bộ luật hình sự Việt
Nam thể hiện sự cần thiết phù hợp với xu thế pháp điển hóa pháp luật hình sự,
ghi nhận các tội phạm mới hình thành để có cơ sở pháp lý trong áp dụng hình
phạt đối với người phạm tội, góp phần răn đe và phịng ngừa chung. Từ đó tác
động tới tâm nhân dân tạo hiệu quả trong cảnh báo và răn đe nếu ai đó thực
hiện hành vi xâm phạm đến thực hiện NVQS. Truy cứu trách nhiệm hình sự
các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính là dạng trách nhiệm pháp
lý cao nghiêm khắc nhất so bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý mà người vi
phạm trật tự quản lý hành chính bị áp dụng theo trình tự thủ tục do luật định.
Như vậy, quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự bảo đảm pháp chế đối

với việc thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự của công dân.
Thứ hai, tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong luật hình sự có ý nghĩa
góp phần bảo đảm nền quốc phịng tồn dân.
Nền quốc phịng tồn dân cần một lực lượng làm nghĩa vụ quân sự ổn
định để bảo vệ đất nước và toàn vẹn lãnh thổ. Thời gian phục vụ tại ngũ của
binh sỹ, hạ sỹ quancó thời hạn nhất định. Trong thời bình, thời gian phục vụ
tại ngũ của binh sỹ là 24 tháng (Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự). Vì vậy cần
19


có lực lượng bổ sung thường xuyên để bảo đảm quân số phục vụ tại ngũ và
sẵn sàng chiến đấu. Nếu công dân trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có
nguy cơ thiếu hụt qn số trong qn đội nhân dân. Điều này đe dọa nền quốc
phịng tồn dân. Luật hình sự quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như
một trong những biện pháp để bảo đảm nền quốc phịng tồn dân.
Thứ ba, tội trốn tránh nghĩa vụ qn sự trong luật hình sự góp phần giáo
dục ý thức pháp luật, ý thức đạo đức và truyền thống cách mạng của công dân
(đặc biệt đối với tuổi trẻ).
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng. Nó là
phương tiện khơng thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường
của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật khơng chỉ là một
cơng cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà cịn tạo mơi trường thuận lợi cho sự
phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hố đời sống xã hội và góp phần
bồi đắp nên những giá trị mới. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay,
việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan.
Điều đó khơng chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương,
văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong
đó có ý thức đạo đức.
Thơng qua quy định của luật hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
đã tác động đến ý thức pháp luật, ý thức đạo đức của công dân, đặc biệt là thế

hệ trẻ về truyền thống, trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc. Nghĩa vụ
quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là vinh sự của
công dân. Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị coi là nguy hiểm, là tội phạm và
bị xử lý bằng biện pháp trách nhiệm hình sự nghiêm khắc. Do đó, việc quy
định tội trốn tránh nghĩa vụ qn sự cịn có tác dụng giáo dục ý thức pháp
luật, ý thức đạo đức của công dân trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

20


1.2. Kinh nghiệm lập pháp hình sự Việt Nam tội trốn tránh nghĩa
vụ quân sự
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1985
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
thành lập, ngay sau khi được thành lập chính quyền cách mạng non trẻ một
lúc phải đối phó với mn vàn khó khăn, thử thách vừa giải quyết những khó
khăn trong đời sống hàng ngày, hậu quả trong chính sách đơ hộ của thực dân
vừa phải đối phó với âm mưu xâm lược của Tưởng Giới Thạch miền Bắc và
thực dân Pháp miền Nam. Trước bối cảnh “thù trong giặc ngoài”, nhiệm vụ
quan trong hàng đầu, bằng mọi hình thức, phương tiện, cơng cụ bảo vệ chính
quyền cách mạng.
Trong thời kì này, Nhà nước ta ban hành sắc lệnh 68/SL ngày 30/9/1945
quy định việc trưng dụng, trưng thu, trưng tập trong thời kháng chiến, trong
đó Điều 2 xác định rõ: “Trưng tập người là bắt những người ấy phải làm cho
nhà nước trong thời gian định trước hoặc không định trước những việc thuộc
về qn sự hoặc về một cơng vụ nào đó. Chế tài áp dụng đối với việc không
tuân hành cũng được quy định (sửa đổi theo Sắc lệnh số 100/SL ngày
30/5/1950): “Người nào nhận được lệnh trưng tập mà không tuân hành sẽ truy
tố trước Tòa án thường và bị phạt tù từ 06 ngày đến 03 tháng, và phạt tiền từ

100 đồng đến 2. 000 đồng hoặc một trong hai hình phạt ấy. Nếu tái phạm sẽ
phạt tù từ hai năm và phạt tiền 300 đồng và 20.000 đồng”.
Để đảm bảo đủ lực lượng tham gia kháng chiến năm 1950 Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 93/SL ngày 22/5/1950 quy định kể từ khi
ký sắc lệnh này cho đến khi kháng chiến thành công tất cả công dân Việt
Nam, không phân biệt nam, nữ từ 16 tuổi đến 55 tuổi, đều có nghĩa vụ kháng
21


chiến, tức là phải tham gia làm công vụ do nhu cầu kháng chiến trực tiếp hay
gián tiếp đặt ra. Đảm bảo Sắc lệnh 93/SL ngày 22/5/1950 được nghiêm chỉnh
chấp hành Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh 106/SL ngày 15/6/1950
Sắc lệnh định việc trừng trị những tội làm chậm trễ hay ngăn trở việc thi hành
nghĩa vụ quân sự và lệnh tòng quân, tại Điều 1 Sắc lệnh này quy định:
“Những người không tuân hay chậm trễ tuân lệnh làm nghĩa vụ quân sự;
Những người tự huỷ hoại thân thể hoặc dùng những mưu chước gian dối để
được hoãn làm nghĩa vụ quân sự. Sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”, theo
Điều 2 quy định: “Những người không tuân hay chậm trễ tuân lệnh tòng
quân; Những người bị huỷ hoại thân thể hoặc dùng những mưu chước gian để
được hỗn tịng qn Sẽ bị phạt tù từ một năm đến 5 năm và có thể bị tước tất
cả quyền công dân theo pháp lệnh này”. Còn tại Điều 4 quy định “Những
người tuyên truyền bằng lời nói hay việc làm để người khác trốn nghĩa vụ
quân sự hay trốn tòng quân; Những người đã rủ nhau và cùng nhau trốn
nghĩa vụ quân sự hay trốn tòng quân. Sẽ bị phạt từ 5 năm tù đến tử hình, tịch
thu một phần hay tồn thể gia sản và bị tước tất cả quyền công dân”. Đây
được coi là văn bản pháp luật đầu tiên trừng trị những tội trốn tránh nghĩa vụ
quân sự thời bấy giờ, các nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh chống
xâm lược của bọn thực dân Pháp.
Đến năm 1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh 11/SL ngày
28/4/1960 về Luật NVQS có hiệu lực thi hành ngày 15/4/1960. Để huy động

thanh niên nhập ngũ tham gia chống Mỹ cứu nước đáp ứng yêu cầu xây dựng
lực lượng vũ trang của nhân dân, miền Bắc tiến hành xây dựng chế độ nghĩa
vụ quân sự để củng cố quốc phịng, giữ gìn hồ bình, bảo vệ thành quả của
cách mạng và sự nghiệp lao động hồ bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để bảo
đảm thực hiện nghiêm chỉnh Luật nghĩa vụ quân sự góp phần nâng cao sức
mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần giữ vững an
22


ninh chính trị và tăng cường bảo vệ trật tự trị an xã hội đến năm 1980 Chính
phủ ban hành Quyết định số 191/CP ngày 23/06/1980 về các thức xử lý đối
với quân nhân đào ngũ, thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân phục vụ tại ngũ
và người có hành vi phá hoại, cản trở việc thi hành chế độ nghĩa vụ quân sự.
Do yêu cầu công tác bảo vệ và xây dựng Đất nước trong thời kỳ mới
Luật nghĩa vụ quân sự 1981 ra đời, tại khoản 1 Điều 69 quy định “Người nào
đang ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành đúng những quy
định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh
gọi tập trung huấn luyện thì tuỳ mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện
pháp hành chính, bị phạt cải tạo khơng giam giữ từ ba tháng đến hai năm,
hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội trong thời chiến hoặc có
tình tiết tăng nặng khác thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”
Tội trốn nghĩa vụ quân sự là tội phạm đã được quy định trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1985, nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến tranh
chống xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy cịn sơ khai
nhưng đã bước đầu khái quát và nhận diện tội trốn tránh NVQS làm cơ sở cho
việc xét xử của Tòa án.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1999
Đến năm 1985 bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống
nhân dân dần được nâng cao kéo theo đó là tình hình tội phạm có xu hướng

tăng nhanh và diễn biến ngày càng phức tạp. Đáp ứng công cuộc đấu tranh
phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành
chính nói riêng (xâm phạm quản lý hành chính là hành vi xâm phạm đến hoạt
động bình thường của cơ quan nhà nước về lĩnh vực quản lý hành chính) xây
dựng hành lang pháp lý để xử lý kịp thời tội phạm thời kỳ này, trong tình hình
23


mới và quy định cụ thể thống nhất về tội phạm và hình phạt. Nhà nước ta đã
ban hành BLHS năm 1985. Bộ luật hình sự năm 1985 được Quốc hội thơng
qua vào ngày 27/6/1985, có hiệu lực vào ngày 01/01/1986. Đây là giai đoạn
đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam pháp điển hóa luật hình sự, đáp ứng u cầu
bảo vệ Tổ Quốc xây dựng Quân đội nhân dân chính quy tin và hiện đại, tăng
cường quốc phịng, bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tội trốn tránh NVQS được quy
định tại Điều 206, chương XIII các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
được quy định như sau:
“1- Người nào đang ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự mà không chấp
hành đúng những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành
lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử lý hành chính mà
cịn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một
năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lơi kéo người khác phạm tội”
Kế thừa khoản 1 điều 69 Luật NVQS 1981, BLHS 1985 đã quy định cụ
thể hơn. Với quy định này, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, tội trốn tránh
NVQS được ghi nhận trong BLHS 1985. Sau khi BLHS năm 1985 được ban
hành, TANDTC đã có các văn bản hướng dẫn áp dụng một số quy định của

Bộ luật này. Đó là Nghị quyết số Nghị quyết số 01/89- HĐTP ngày 29/4/1989
của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số
quy định của BLHS. Tại mục 9 về dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính mà cịn vi
phạm” là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, thiếu nó chưa là phạm tội
24


người phạm tội cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý hành
chính về hành vi tương tự, cho nên người chưa bị xử lý hành chính được coi
là khơng có trách nhiệm hình sự ngay cả trong trường hợp hành vi của họ đã
thực hiện có các tình tiết định khung hình phạt cao hơn. Thời gian phạm tội
không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng là tình tiết định khung hình phạt.
Chủ thể của tội phạm cứ Điều 12 Luật NVQS 1985 “Công dân nam giới
đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 27
tuổi” đối với công dân nam. Đối với công dân nữ chỉ có thể trở thành chủ thể
của tội này khi có chun mơn cần cho qn đội, trong thời bình không chấp
hành đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc không chấp hành lệnh gọi huấn luyện.
nếu trong thời chiến thì họ có thể trở thành chủ thể của tội phạm này đối với
cả hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
Điều này khiến cho việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm này phụ
thuộc quá nhiều vào Luật hành chính và các quy định của Luật NVQS. Kỹ
thuật lập pháp khi mô tả cấu thành tội phạm cơ bản của tội này còn chung
chung, chưa xác định yếu tố định lượng dẫn đến cách hiểu mọi hành vi trốn
tránh NVQS điều chỉ bị xử lý hành chính.
BLHS năm 1985 với bốn lần sửa đổi, bổ sung các năm 1989, 1991, 1992
và 1997 vẫn tiếp tục quy định tội trốn tránh NVQS là tội phạm xâm phạm
xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Như vậy, kể từ khi BLHS 1985 được
công bố và áp dụng đến trước khi ban hành BLHS 1999 tội phạm trốn tránh
NVQS đã được quy định thành Điều luật riêng biệt để đáp ứng yêu cầu phòng
chống tội phạm về trật tự quản lý hành chính.

Từ quy định trong văn bản riêng lẻ đã được pháp điển hố trong văn văn
bản có hiệu lực pháp lý cao là BLHS; từ việc chỉ quy định các hành vi bị
trừng trị đến việc có tên tội danh, khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng
25


×