Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai tap tinh huong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.76 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI TẬP TÌNH HUỐNG</b>



<b>Phiếu bài tập số 1: </b>Đọc mẩu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi sau:


<i>Có sự khác biệt nào giữa Bách và Đức trong cách diễn giải và ứng xử đối </i>
<i>với hiện tượng An cười ? Có mối liên hệ nào giữa việc nhận dạng (hay diễn </i>
<i>giải) hành vi ( hoặc sự việc) và thái độ và hành vi ứng xử ?</i>


Bách và Đức vừa đi ngang qua chỗ nhóm bạn cùng lớp đang đứng thì thấy
An ( người mà Bách khơng ưa) đưa mắt về phía Bách và Đức và cười. Bách
nghĩ rằng An cười đểu mình nên rất tức giận và muốn xông vào đánh An. May
quá Đức đã kịp kéo Bách đi qua và giải thích việc An nhìn về phía họ và cười
chỉ là sự ngẫu nhiên, mà không hàm chứa ẩn ý nào. Đức cịn giải thích thêm,
Đức hiểu An khơng phải là người thiếu thiện chí và nhỏ nhen đâu. Trong số
bạn bè cùng lớp Bách tin Đức nhất, vì vậy sự tức giận đã qua đi.


<b>Phiếu bài tập số 2</b>


<b>Đọc mẩu chuyện dưới đây rồi trả lời câu hỏi sau:</b>


<i>Cần tính đến những yếu tố, yêu cầu nào khi quyết định giải quyết vấn đề </i>
<i>trong tình huống có liên quan đến học sinh? </i>


<b> 'Thầy tặng em 20.000 đồng...'</b>


<i>Tôi bối rối, vì chưa bao giờ gặp tình huống như thế. Khơng xử thì khơng </i>
<i>được vì em học sinh rất bức xúc và lại trình bày trước lớp. Cịn nếu xử thì sẽ mất </i>
<i>thời gian, cháy giáo án và chưa hẳn tìm ra được em lấy cắp.</i>


Năm đầu tiên dạy học, trong giờ Giáo dục Cơng dân, có 1 em hoc sinh đứng dậy:
- Thưa thầy, em bị mất 20.000 đồng.



- Em xem lại có để qn ở đâu khơng?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thật sự lúc đó, tơi bối rối, vì chưa bao giờ gặp tình huống như thế. Khơng xử thì
khơng được vì em học sinh rất bức xúc và lại trình bày trước lớp. Cịn nếu xử thì
sẽ mất thời gian, cháy giáo án và chưa hẳn tìm ra được em lấy cắp.


Tơi đã nói trước lớp:


Bạn nào lỡ lấy của bạn mình thì cuối giờ gặp riêng thầy và trả lại cho bạn, thầy sẽ
giấu tên em. Nếu em cần thì thầy sẽ tặng cho em 20.000 đồng khác.Cịn em khơng
nói thì thật sự thầy không biết em là ai nhưng bản thân em biết và người ta sẽ đánh
giá là cha mẹ giáo dục mình khơng tốt. Chỉ có 20.000 đồng mà làm ảnh hưởng đến
cha mẹ thì thật là tội lỗi.


Rồi tôi lại tiếp tục bài giảng.


Ngày hôm sau, tôi gặp em bị mất tiền và nói:


- Bị mất tiền rồi, sao em không cảnh giác, lại để mất đến 3 lần?
- Dạ thưa thầy, bạn ấy đã trả lại em 20.000 đồng rồi ạ.


Biết được tên của học trò lấy tiền của bạn, tôi gặp riêng em:
- Như đã hứa, thầy tặng lại em 20.000 đồng.


- Thưa thầy em khơng có lấy, chỉ lượm được thơi.


- Thầy gặp riêng là đã tôn trọng em, sao em không nhận lỗi? Cịn 2 lần trước sao
em khơng trả cho bạn, hay là em đã xài hết rồi? Thầy sẽ cho để em trả lại cho bạn.
- Dạ, em xin lỗi, em không nhận tiền của thầy. Em sẽ nhịn tiền quà sáng để trả lại


cho bạn.


Và tuần sau, tôi gặp lại em bị mất cắp, em ấy cho biết là bạn đã trả lại đủ 3 lần.
Từ đó, tơi rút ra cho bản thân mình bài học quý giá: Hãy dùng tình thương giáo
dục, cảm hóa học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Phiếu bài tập số 3</b>
<b>Tình huống 1</b>


Hơm đó, tơi được phân cơng dạy 1 tiết tại chính lớp mình chủ nhiệm. Tiết dạy có
các thầy cơ trong tổ ngoại ngữ, các thầy của tôi ở trường ĐH đến dự giờ cùng các
bạntrongnhómthực tập.


Trước giờ lên lớp, mọi người vào lớp ngồi nghe thầy giáo hướng dẫn thực tập giới
thiệu về tiết dạy của tôi.


Tôi vừa ngồi xuống ghế (dành riêng cho giáo viên thực tập sắp lên lớp) thì phát
hiện ai đó đã kịp bơi mấy cục hắc ín lên mặt ghế và dĩ nhiên là mặt sau của cái
quần dài của tôi đã bị "lâm nạn".


Thấy không thể lên lớp với cái đít quần bị dính bẩn như vậy (dĩ nhiên sẽ làm trò
cười cho cả lớp trước mặt các thầy cô dự giờ và tiết dạy sẽ bị ảnh hưởng), tôi lập
tức xin gặp riêng thầy hướng dẫn để báo sự việc và xin hoãn tiêt dạy hoặc hủy
ln và thay vào đó bằng 1 tiết dạy môn khác. Nhưng thầy hướng dẫn không đồng
ý mà bảo tôi hãy để thầy xử lý.


Thầy trở vào lớp và "sạc" cho cả lớp 1 bài về chuyện ai đó trong lớp đã làm cái
chuyện "tày đình" vơ văn hóa kia. Xong, thầy bảo tơi bắt đầu giờ dạy.


Tôi đành phải nghe theo và lên lớp trong tâm trạng vừa bực vừa ngượng.


Còn cả lớp ngồi nghe trong khơng khí thật nặng nề ngột ngạt. Cuối cùng, giờ
giảng cũng kết thúc. Và dĩ nhiên đó là giờ lên lớp tệ nhất trong cuộc đời đi dạy của
tơi.


<b>Tình huống 2</b>


Trong lớp có một HS tên là Minh, trùng tên với thầy giáo dạy mơn tốn. Một lần,
thầy đang giảng bài, Minh ngồi không yên, cứ quay lên, quay xuống nói chuyện,
làm ồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Mặt đỏ bừng, ngay lập tức, thầy cho một cái tát như trời giáng, hằn 5 ngón tay lên
má, đuổi cậu ra khỏi lớp. Cả lớp chúng tôi sợ xanh mặt, còn cậu kia đi ra khỏi lớp
nhưng vẫn ngấm ngầm thách thức sau lưng thầy.


<i>Nếu thày, cô ở trong tình huống như thầy dạy tốn trong mẩu chuyện trên thì sẽ </i>
<i>giải quyết như thế nào?</i>


<b>Tình huống 3</b>


Tiết học thứ 2 của buổi sáng hôm ấy, cô giáo Nhung đến lớp sớm hơn một
chút nhưng ở lớp lại xẩy ra một hiện tượng lạ. Cửa sổ lẫn cửa chính đều được khép
kín. Học sinh lớp cơ dạy đều đứng ngồi ngoài hành lang, các em đang bàn tán
chuyện gì đó, mấy đứa túm tụm lại cửa sổ kính ngó vào trong. Nhưng khi cơ lại
gần thì lại im lặng, chỉ có đơi ba tiếng thì thầm nho nhỏ.


Cơ Nhung bước vào cửa lớp, cất tiếng hỏi: “Sao lớp mình lại đứng ở ngồi cả thế
này?”.


Cả lớp không một tiếng trả lời. Một bạn nam cất tiếng nhưng giữa chừng lại đứt
quãng: “Thưa cô, bạn Tuấn và bạn Hiền đang...!”



Cô giáo giật mình, mở cửa lớp. Vừa vào được mấy bước, cơ sững người trước
cảnh tượng dang diễn ra trước mắt: Tuấn và Hiền đang ôm siết lấy nhau và hôn
nhau đắm đuối


<i>Nếu thày, cơ ở trong tình huống như cơ Nhung trong mẩu chuyện trên thì sẽ giải </i>
<i>quyết như thế nào?</i>


<b>Tình huống 4</b>


Vào giờ học, một thầy giáo đang viết trên bảng, ở dưới lớp có tiếng pha trị ồn ào
và tiếng cười khúc khích. Thầy bực mình quay xuống thì gặp một bạn đang nói
chuyện. Sau đây là cuộc đối thoại giữa hai thầy trị:


- GV: Em đang làm cái gì vậy? Tại sao em cười trong giờ học?
- HS: Chẳng có gì cả! Không phải em!


- GV: ( Bực tức hơn) Nếu không phải em, vậy ai cười?
- HS: Em không biết


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- HS: Khơng...vơ lý! Em khơng có lỗi, tại sao em phải ra khỏi lớp.


Khơng khí lớp lúc này trở nên cực kì căng thẳng. Nếu ở trong tình huống đó Thầy
<i>( cơ) sẽ ứng xử như thế nào?</i>


<b>Tình huống 5</b>


Trong lớp thày, cơ có HS thường tìm con nhà giàu để kết thân rủ rê vào nhiều trò
chơi mới. Ban đầu HS này là người chi tiền, sau khi chơi quen HS này hướng dẫn
bạn cách lấy tiền của bố mẹ, người thân để lấy tiền chơi bời. HS này còn bày cách


cho bạn bỏ nhà đi với mục đích đe dọa gia đình.


<i>Thầy ( cơ) sẽ giải quyết như thế nào?</i>


<b>Tình huống 6</b>


T thường chủ động cho bạn vay tiền để đánh bao, đánh đề. Khi chưa có tiền trả
thường bị T khống chế. Trong lớp T thường trêu các bạn nữ một cách thiếu tế nhị,
hoặc gây mất trật tự gây khó chịu, bức xúc cho GV, ảnh hưởng đến việc tiếp th bài
của bạn cùng lớp


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×