Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Luận văn thạc sĩ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.58 KB, 72 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, với kết
quả nghiên cứu là trung thực. Nội dung luận văn là kết quả của quá trình học tập và
nghiên cứu của tác giả. Những thông tin số liệu trong luận văn có độ tin cậy, có nguồn
gốc và được ghi chú rõ ràng theo đúng quy định.
Tác giả

Lê Quang Thùy Trinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện luận văn của mình, tơi nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viên
của quý Thầy/Cơ và bạn bè thân thích. Tơi xin xin chân thành cảm ơn đến:
Thầy PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, là người đã hướng dẫn cho tơi trong q trình
thực hiện luận văn.
Quý Thầy/ Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy, truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu để nghiên cứu thực tiễn khi thực hiện luân văn.

Cán bộ và nhân viên của VCB Chi nhánh tỉnh Long An đã giúp đỡ và đóng góp ý
kiến cho tôi khi thực hiện luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã cố gắng nhiều nhưng khó tránh khỏi thiếu
sót, kính mong nhận được những lời góp ý chân thành từ Q Thầy/ Cơ và các bạn.

Tác giả

Lê Quang Thùy Trinh



iii

TĨM TẮT
Với đề tài “Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chi nhánh Long An” Chương 1 của luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận liên quan về
ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, vai trị của tín dụng ngân hàng và hoạt động
tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Chương 1 cịn trình bày về hiệu
quả tín dụng và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng trong nền kinh tế.
Sau khi nghiên cứu lý luận về các nội dung liên quan đến đề tài, chương 2 đã tiến
hành thu thập thông tin số liệu thực tế, phân tích số liệu để trình bày thực trạng hoạt
động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại VCB chi nhánh Long An. Qua phân
tích thực tế luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng và
những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng tại VCB chi nhánh Long An, luận văn
đã trình bày các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại VCB chi nhánh
Long An.
Các giải pháp trình bày trong chương 3 của luận văn là những giải pháp có tính
thực tiễn gắn với tình hình hoạt động tín dụng tại VCB chi nhánh Long An.
Hy vọng các giải pháp này sẽ có tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB chi nhánh Long
An trong giai đoạn mới.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, hiệu quả tín dụng


iv

SUMMARY
With the theme "Credit activities at the Joint Stock Commercial Bank for Foreign
Trade of Vietnam in Long An branch" Chapter 1 of the thesis presented the theoretical
issues related to commercial banks, bank credit, the role of bank credit and credit

operations of commercial banks in the economy. Chapter 1 also presents credit
performance and the factors affecting credit performance in the economy.
After a theoretical study of the contents related to the topic, chapter 2 has
conducted the collection of actual data information, data analysis to present the status of
credit operations and credit performance. at VCB Long An branch. Through practical
analysis, the thesis evaluated the achieved results in credit activities and the
shortcomings and limitations in credit activities at VCB, Long An branch, the thesis
presented solutions to improve credit performance at VCB Long An branch.
The solutions presented in chapter 3 of the thesis are practical solutions
associated with the situation of credit operations at VCB's Long An branch.
Hopefully, these solutions will be effective in improving the efficiency of credit
operations, contributing to improving business performance of VCB Long An branch in
the new period.
Keywords: Commercial Bank, Bank Credits, Efficiency of Credits


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CBTD
CBNV
CBQLKH
CBQLTD
CN
DPRR
DS
ĐB
HĐKD
HĐDV

HĐTD
KHCN
KHDN
QLKH
NHTMCP
NHNN
NHTM
RRTD
TD
TDNH
TDH


TSĐB
VCB


vi

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

Doanh số cho vay tại VCB

2.2

Doanh số thu nợ tại VCB C


2.3

Diễn biến cho vay, thu nợ v
đoạn 2014 -2018

2.4

Dư nợ theo nhóm khách hàn
An

2.5

Dư nợ theo tính chất đảm bả

2.6

Chất lượng tín dụng tại VCB

2.7

Dư nợ tín dụng chi tiết theo
2014 – 2018

2.8

Hệ số rủi ro tín dụng tại VC

2.9

Vịng quay vốn tín dụng tại


2.10

Kết quả hoạt động kinh doa
nhánh Long An

2.11

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (
2014 - 2018


vii

MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG................................................................. 5
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng......................................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng....................................................................................... 5
1.1.3 Vai trị của tín dụng ngân hàng............................................................................................. 6
1.1.4 Quy trình tí dụng ngân hàng.................................................................................................. 8
1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................... 13
1.2.1 Khái niệm về ngân hàng....................................................................................................... 13
1.2.2 Các loại hình ngân hàng trong nền kinh tế...................................................................... 14
1.2.3 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại............................................................. 17
1.3 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 19

1.3.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng........................................................................................ 19
1.3.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tín dụng.................................................................. 21
1.2.3 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng.............................................................. 21
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng.............................................. 25
1.2.5 Kinh nghiệm về hiệu quả tín dụng của VCB Chi nhánh Long An.............................. 27
Kết luận chương 1......................................................................................................................... 28
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN............................... 29
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VCB....................................................................... 29
2.1.2 Vài nét về VCB Chi nhánh Long An.................................................................................. 31
2.2 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN................34
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại VCB chi nhánh Long An...................................... 34
2.2.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng tại VCB chi nhánh Long An........................................... 40
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN............................... 47


viii

2.3.1 Những kết quả đạt được....................................................................................................... 47
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế.......................................................................................................... 49
Kết luận chương 2.......................................................................................................................... 50
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN................51
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA VCB CHI NHÁNH LONG AN......................... 51
3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam...................51

3.1.2 Mục tiêu hoạt động của VCB Chi nhánh Long An......................................................... 52
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VCB CHI
NHÁNH LONG AN....................................................................................................................... 55
3.2.1 Tăng cường hoạt động tiếp thị về tín dụng...................................................................... 55
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng......................................................................... 55
3.2.3 Quản lý chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân................................................ 57
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ

58

3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự trong hoạt động tín dụng

59

3.2.6 Tăng cường cơng tác chỉ đạo, điều hành tín dụng

59

3.3 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................. 60
3.3.1. Kiến nghị đối với Hội sở VCB........................................................................................... 60
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Long aAn........................... 60
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 62


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ cung ứng một khối

lượng lớn về vốn bằng tiền cho nền kinh tế, nhờ đó các tổ chức kinh tế và cá nhân có
điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đời sống. Hoạt động tín
dụng tạo ra tài sản có sinh lời lớn trong bảng cân đối kế tốn và tạo ra nguồn thu nhập
chính của các ngân hàng thương mại, chính vì vậy, việc phát triển, tăng dư nợ tín dụng
là yêu cầu mang tính sống cịn đối với các ngân hàng thương mại.
Trong điều kiện cần phải đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của giai đoạn 2020 - 2025 để bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của cả thời kỳ chiến lược 2020 – 2030, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Long An là một chi nhánh ngân hàng có nguồn thu nhập
chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Nhiều năm gần đây hoạt động tín dụng của VCB Chi
nhánh Long An đã và đang phát triển tương đối, nhưng nếu xét ở góc độ đáp ứng nhu
cầu vốn của khách cả về số lượng lẫn chất lượng thì VCB Chi nhánh Long An cần có
biện pháp để phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu
định tính với dữ liệu thu thập từ năm 2016 đến 2018 được sử dụng nhằm làm rõ thực
trạng cũng như đề xuất các giải pháp thích hợp để tăng hiệu quả hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An .Với góc nhìn đó,đề tài
“Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An”
được chọn để nghiên cứu là điều rất cần thiết, với mong muốn đóng góp kiến thức và
giải pháp thực tiễn để phát triển hoạt động tín dụng của VCB Chi nhánh Long An.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là khẳng định sự cần
thiết phải phát triển hoạt động tín dụng của các NHTM góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, vì vậy cần có giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng dụng trong các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu chung nhất của đề tài là tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả quản
trị hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam Chi nhánh Long An.


2


Mục tiêu cụ thể:
* Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của VCB Chi nhánh Long An trong

thời gian qua để đánh giá kết quả đạt được cũng như tồn tại hạn chế một cách trung thực
khách quan.
* Có giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển hoạt động tín dụng của VCB Chi

nhánh Long An trong thời gian tới.
* Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, để đưa ra một số giải pháp có

tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng của VCB Chi nhánh
Long An.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi về khơng gian:
Nghiên cứu hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An.
3.2.2 Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu đối tượng trên cơ sở thông tin thực tế trong thời gian 5 năm, giai
đoạn từ 2014 đến 2018 tại VCB Chi nhánh Long An.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để nghiên cứu đề tài này,
gồm:
- Phương pháp kế thừa hệ thống lý luận được trang bị trong quá học tập tại

Trường, để hoàn thành phần lý luận của luận văn về tín dụng ngân hàng.

- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá để phản ánh các thơng tin

từ thực tế hoạt động tín dụng của VCB Chi nhánh Long An trong thời gian qua, giúp
giải quyết nội dung thực tiễn của đề tài luận văn.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp dự báo để đề xuất giải pháp

nhằm phát triển hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tín dụng ngân hàng có vai trị và tác dụng gì đối với nền kinh tế xã hội ?


3
- Hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An trong thời qua như thế nào?
- Cần có giải pháp gì để phát triển hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Long

An?
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học:

Góp phần làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của tín dụng ngân hàng trong nền
kinh tế, từ đó khẳng định phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng là hết sức cần thiết để
thúc đẩy kinh tế phát triển.
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn:
Qua nghiên tình hình thực tế về hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An,
rút ra những vấn đề nảy sinh từ thực tế, làm căn cứ cho việc thực hiện giải pháp để phát
triển hoạt động tín dụng tại VCB chi nhánh Long An trong thời gian tới.
7. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Các nghiên cứu trong nước về tín dụng ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Có
thể liệt kê một số cơng trình sau đây:
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Văn Phận (2005) Trường Đại học Kinh tế


TP. Hồ Chí Minh với đề tài:“Phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp
và Phát triển Nơng thơn Việt Nam”. Luận án khẳng định tín dụng ngân hàng là kênh
cung ứng vốn hàng đầu và đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Qua phân
tích thực tiễn hoạt động tín dụng của NHNN& PTNT Việt Nam, luận án cho rằng hoạt
động tín dụng của NHNN & PTNT cần được phát triển cả về quy mô số lượng và cả về
chất lượng tín dụng để cung ứng vốn cho nền kinh tế.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Bích Liên (2013) : “Mở rơng hoạt động

tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” bảo vệ tại Trường Đại học Tài
chính Marketing. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, vai trị
của tín dụng ngân hàng. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, từ đó đưa ra giải pháp để phát triển
hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
- Luận văn thạc sĩ: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

ngoài quốc doanh – VPBank” của tác giả Nguyễn Ngọc Tâm, bảo vệ tại Đại học Kinh


4

tế Quốc dân Hà Nội, năm 2012. Luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận về rủi ro tín
dụng, trong phạm vi nghiên cứu tác giả đưa đánh giá, nhận xét sát thực, đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
- Luận văn thạc sĩ:“Giảm thiểu rủi ro tín dụng Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát

triển Nơng Thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp”, tác giả Trần Hồng Tuấn, năm
2014. Tác giả đã kế thừa có chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng để tạo
dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu. Thơng qua phương pháp phân tích, so sánh,
đánh gía được thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong thời gian qua, thành

công của tác giả là đưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình tại
đơn vị. Tuy nhiên tác giả chưa nghiên cứu sâu, đánh giá chính sách quản lý rủi ro tín
dụng hiện tại của đơn vị đề đưa có các đề xuất, giải pháp hữu hiệu phịng ngừa rủi ro tín
dụng trong thời gian tới.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Hà (2009)“ Nâng cao chất lượng

hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông” bảo vệ tại
Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn trình bày các vấn đề liên quan đến
chất lượng tín dụng của NHTM, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng, từ đó phân tích lý giải những giải pháp cụ thể để nâng
cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông.
- Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Quốc Anh (2017) Trường Đại học Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh với đề tài “Rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam”. Qua đó chỉ ra rằng rủi ro tín dụng có ảnh
hưởng trực tiếp và ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Từ đó rút
ra kết luận về việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM sẽ là giải
pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
Có thể khẳng định vai trị của tín dụng ngân hàng và phát triển tín dụng ngân
hàng là vấn đề mang tính chất quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Phát triển tín dụng ngân hàng của các NHTM được quan tâm khá nhiều ở các luận văn
thạc sĩ kinh tế. Hầu hết các luận văn đã trình bày được các vấn đề lý luận tín dụng ngân
hàng, vai trị của tín dụng ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của
NHTM.Tham khảo những kết quả nghiên cứu đó, đã giúp tác giả có sự tự tin để thực
hiện đề tài mà tác giả lựa chọn.


5

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng và hoạt đơng tín dụng của ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Ngân hàng thương mại (Commercial Bank) là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
của Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/6/2010 nhằm mục tiêu lợi
nhuận
Peter Rose (1996) đã định nghĩa về NHTM như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ
chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là
tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất
so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay
theo nguyên tắc hoàn trả. Nói cách khác tín dụng là sự chuyển giao tạm thời quyền sử
dụng một lượng giá trị được biểu hiện bằng hình thái tiền tệ từ người cho vay sang
người đi vay với những điều kiện nhất định được hai bên đồng ý.
Trong nền kinh tế, nếu xem xét các đối tượng tham gia trong quan hệ tín dụng, tín dụng
được phân loại gốm: Tín dụng ngân hàng; Tín dụng nhà nước và tín dụng thương mại.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả trình bày về tín dụng ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các công ty, tổ
chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra
huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng nói trên.
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và
phát triển của hệ thống ngân hàng. Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng là
hình thức tín dụng chun nghiệp, hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú,
phạm vi hoạt động rộng khắp tất cả các ngành, lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, nghĩa là ngân hàng huy động
vốn và cho vay bằng tiền.
Trong tín dụng ngân hàng, các chủ thể của nó được xác định một cách rõ ràng,
trong đó ngân hàng vừa là người huy động vốn vừa là người cho vay, còn các doanh


7

nghiệp, các tổ chức kinh tế cá nhân vừa là người gửi vốn vào ngân hàng vừa là người đi
vay.
Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với
họat động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng, không
gắn với họat động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy quá trình vận động
và phát triển của tín dụng ngân hàng phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và
lưu thơng hàng hóa.
1.1.4. Vai trị của tín dụng ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại có tác động và ảnh
hưởng tích cực đến tồn bộ nền kinh tế xã hội. Đó chính là vai trị của tín dụng ngân
hàng. Nói đến vai trị của tín dụng ngân hàng, là nói đến sự tác động của tín dụng ngân
hàng đối với nền kinh tế - xã hội. Vai trò đó của tín dụng ngân hàng thể hiện qua các nội
dung như sau:

Một là, Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thơng hàng hóa
phát triển.
Tín dụng ngân hàng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế, nhờ được cung vốn mà các doanh nghiệp có điều kiện để phát triển sản
xuất kinh doanh.
Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng để tập trung vốn cho
nền kinh tế, nhờ đó có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp cá tổ chức kinh
tế, từ đó làm gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng vừa là cơng cụ tập trung vốn cho tồn bộ nền kinh tế mà cịn
là cơng cụ thúc đẩy tích tụ vốn trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.
Có thể nói trong mọi hình thái của nền kinh tế - xã hội, tín dụng ngân hàng đều phát huy
vai trò rất to lớn:
- Đối với doanh nghiệp, tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố định,

vốn lưu động, vốn thanh toán để phát triển hoạt động kinh doanh
- Đối với dân chúng, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
- Đối với xã hội, tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn.

Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế - xã hội khiến tạo ra động lực
phát triển rất mạnh mẽ mà khơng có cơng cụ tài chính nào có thể thay thế được.


8

Tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội; nó có thể
xâm nhập vào các ngành, với nhiều lọai hình và quy mơ họat động lớn, vừa và nhỏ;
không những xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn xâm nhập vào nhiều
lĩnh vực như dịch vụ, đời sống. Vì vậy có thể khẳng định vai trị to lớn của tín dụng
ngân hàng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội.
Tín dụng ngân hàng khơng bị giới hạn về quy mơ, có nghĩa là tín dụng ngân hàng

có thể cung ứng vốn cho nền kinh tế với số lượng rất lớn, với nhiều thời hạn khác nhau,
nhờ đó giúp các donh nghiệp khơng những có vốn kinh doanh, mà cịn có vốn để mở
rộng đầu tư, đổi mới thiết bị, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, như vậy tín dụng ngân
hàng có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Hai là, Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định thị trường giá cả.
Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ,
tín dụng ngân hàng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế,
đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy
góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh… làm cho sản
xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn
định thị trường giá cả trong nước…
Hoạt động của tín dụng ngân hàng cịn có tác dụng và ảnh hưởng lớn đến tình
hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Nhờ họat động của tín dụng ngân hàng mà vốn tiền
tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế; nó vừa có
tác dụng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu chuyển tiền tệ được tập
trung phần lớn qua hệ thống ngân hàng. Đó là những điều kiện quan trọng để ổn định
lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả thị trường
Ba là, Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống, tạo việc làm cho người
lao động góp phần ổn định trật tự xã hội.
Tín dụng ngân hàng là nguồn cung vốn lớn nhất của thị trường tài chính, do đó
tín dụng ngân hàng khơng những thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, mà còn góp
phần ổn định đời sống, tạo việc làm cho người lao động. Một mặt, do tín dụng ngân
hàng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày
càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động, mặt khác, do vốn


9


tín dụng ngân hàng được cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng
sẵn có trong xã hội và tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất đai, rừng…thu hút nhiều
lực lượng lao động, để tạo ra lực lượng sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xã
hội phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định ai cũng có cơng ăn việc làm là tiền đề
quan trọng ổn định trật tự xã hội.
Bốn là, Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.
Có thể nói tín dụng ngân hàng cịn có vai trị quan trọng để mở rộng và phát triển
các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín
dụng ngân hàng khơng những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra cả phạm vi
quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm
giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu của nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi
nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
Cần lưu ý là, bên cạnh những tác động tích cựu và có lợi cho nền kinh tế xã hội,
tín dụng ngân hàng cũng có những mặt trái của nó, cần chủ động nhận diện để có biện
pháp phịng ngừa và khắc phục hậu quả như:
Tín dụng ngân hàng nếu phát triển với tốc độ quá cao và khơng được kiểm sóat
chặt chẽ theo khn khổ pháp lý thì có thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ từ qui mơ và phạm vi hẹp đến qui mô lớn trên phạm vi rộng gây hậu quả nặng nề
cho nền kinh tế xã hội.
Với sự phát triển của tín dụng ngân hàng, theo hướng tập trung cho những nhóm
khách hàng, những ngành nghề có tính độc quyền hoặc cạnh tranh cao, dẫn đến sự tập
trung và sự phá sản, từ đó có thể làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình
doanh nghiệp, tổ chức đồn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình
thức nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,
đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương



10

tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong
nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong
nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của
nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: Ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển, thì ở
đó sẽ có sự phát triển của nền kinh tế xã hội với tốc độ cao và ổn định. Luật số
47/2010/QH12 Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này, nhằm
mục tiêu lợi nhuận”. (Khoản 4, Điều 4 Luật các Tổ chức Tín dụng).
Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng, gồm: huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung han, dài hạn,
chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh tốn, cho th tài chính, thấu chi, cho vay trả góp,
cho vay tiêu dùng, và cung cấp mọi hoạt động ngân hàng khác. Luật các TCTD cũng
khẳng định tính chất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc
nhất trong nền kinh tế thị trường với nhiệm vụ nhận tiền gửi của cơng chúng dưới hình
thức ký thácvà sửa dụng nguồn lực đó cho các nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu giấy tờ có
giá, đầu tư tài chính và các hoạt động dịch vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Như vậy, có thể nói ngân hàng thương mại là loại định chế tài chính trung gian
quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian
này mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời
sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân.
1.2.2. Các loại hình ngân hàng trong nền kinh tế
* Dựa vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng được phân loại thành 3
loại:
- Một là, Ngân hàng thương mại (Commercial Bank)

Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, đây là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong
nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm huy động vốn cho


11

vay dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, dịch vụ ngân hàng hiện đại và các hoạt động kinh
doanh khác. Là ngân hàng thương mại, trong bảng cân đối kế toán chúng ta nhận thấy
trong phần nguồn vốn, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn vốn chủ yếu
của ngân hàng, còn trong phần tài sản, các khoản cho vay cũng chiếm tỷ trọng lớn và
chủ yếu. Ngoài ra, nếu là ngân hàng thương mại, ngân hàng đó được quyền thực hiện
mọi dịch vụ ngân hàng khác.
- Hai là, Ngân hàng đầu tư (Investment Bank)
Ngân hàng đầu tư là loại hình ngân hàng mà hoạt động chính của ngân hàng này
là hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh chứng khốn. Các ngân hàng đầu tư khơng
được phép huy động vốn, khơng được cấp tín dụng như các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng đầu tư cũng không được cung cấp các dịch vụ ngân hàng như các ngân hàng
thương mại. Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng đầu tư là vốn cổ phần và vốn đi vay
bằng cách phát hành trái phiếu ngân hàng.
- Ba là, Ngân hàng Phát triển (Development Bank)
Ngân hàng phát triển là loại ngân hàng khác hẳn ngân hàng thương mại và ngân
hàng đầu tư. Sự khác biệt này vừa thể hiện qua nội dung hoạt động vừa thể hiện qua
mục tiêu hoạt động. Về nguồn vốn, ngân hàng phát triển dựa hẳn vào nguồn vốn điều lệ
và một phần vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính.
Ngân hàng phát triển sử dụng các nguồn vốn này để đầu tư phát triển các cơng trình
thuộc cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, hoặc tài trợ phát triển cho các đối tượng cần nhận
được sự giúp đỡ. Hoạt động của ngân hàng phát triển không coi trọng kinh doanh mà
coi trọng sự ổn định và phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội, mọi tổ chức và cá nhân
trong xã hội đều hưởng lợi từ những kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển.

* Xét theo loại hình và tính chất hoạt động ngân hàng
Xét theo tính chất hoạt động, ngân hàng được phân loại thành hai loại hình,
gồm:
- Một là, Ngân hàng bán buôn (Wholesale Banking)
Ngân hàng bán buôn là ngân hàng mà hoạt động của nó có những đặc điểm
như:
Khách hàng vay vốn của ngân hàng bán buôn là những khách hàng lớn.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng bán buôn nhằm vào các đối tượng là các ngân
hàng thương mại có quy mơ vừa và nhỏ. Các ngân hàng thương mại có quy mơ


12

vừa và nhỏ, nhất là những ngân hàng quy mô nhỏ, thường không đủ khả năng để huy
động vốn cho hoạt động tín dụng, những ngân hàng này sẽ thiếu vốn và sẽ đi vay các
ngân hàng lớn; Các tổ chức tín dụng khác như Cơng ty Tài chính, Cơng ty Cho th tài
chính; Các Tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty có quy mơ lớn.
Các khoản tín dụng có giá trị lớn: Có thể phân biệt quy mơ và giá trị tín dụng qua
phương pháp thống kê những khách hàng vay vốn lớn tại một ngân hàng, hoặc có thể
phân biệt giá trị tín dụng lớn hay nhỏ qua phân cấp thẩm định giá trị tín dụng.
Các khoản tín dụng được thực hiện thơng qua thị trường liên ngân hàng, hoặc
được thực hiện trực tiếp giữa ngân hàng bán bn với các tổ chức tín dụng, hoặc được
thực hiện theo hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng bán bn với các tập đồn kinh tế, các
tập đồn kinh tế, các tổng công ty.
- Hai là, Ngân hàng bán lẻ (Retail Banking)
Ngân hàng bán lẻ là những ngân hàng có quy mơ nhỏ và vừa, những ngân hàng
này sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trực tiếp cho “người tiêu dùng” từ các
sản phẩm huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân
hàng khác. Sự thỏa mãn của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng
cho họ, là thước đo để đánh giá quy mô, mức độ của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Hoạt

động ngân hàng bán lẻ, hiểu một cách đơn giản nhất – chính là đưa sản phẩm dịch vụ
ngân hàng đến mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội với sự đa dạng, phong phú và
tiện ích, trong đó, phát triển sản phẩm ngân hàng điện tử sẽ là bước đột phá có ý nghĩa
quyết định.
Đối tượng mà hoạt động ngân hàng bán lẻ hướng đến bao gồm hai nhóm:
Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đây là nhóm đối tượng rất phổ biến, đặc
biệt đối với Việt Nam, đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, số lượng các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam rất lớn và rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tài chính của
hệ thống ngân hàng – phục vụ và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho DNVVN
chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, khách hàng cá nhân: Khách hàng cá nhân trong hoạt động ngân hàng
bán lẻ chiếm vị trí đặc biệt, vì nó khơng những có số lượng cực lớn mà cịn liên quan
đến tồn bộ q trình tiêu dùng của xã hội. Cá nhân có tiền để dành, hoặc tiết kiệm sẽ
khơng có nơi nào an tồn tiện lợi hơn khi gửi vào hệ thống ngân hàng thương mại, cá
nhân cũng có q nhiều nhu cầu tài chính để phục vụ đời sống của họ. Nếu các ngân


13

hàng khai thác tốt nhóm khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
cho họ, sẽ có tác dụng rất lớn cả trong lĩnh vực kinh tế, đời sống, mà cịn làm cho hệ
thống thanh tốn nói riêng và lưu thơng tiền tệ nói chung của nền kinh tế phát triển tốt
và ổn định.
Khách hàng của ngân hàng bán lẻ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhóm
khách hàng cá nhân chiếm vị trí quan trọng. Chính vì vậy các khoản cho vay của ngân
hàng bán lẻ có giá trị khơng lớn, phần lớn đều nằm trong thẩm quyền phán đoán của cấp
chi nhánh và giá cả tín dụng – lãi suất cho vay phù hợp với giá cả thị trường.
Xét theo hình thức sở hữu: Theo hình thức sở hữu, ngân hàng được chia làm hai nhóm:
ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần. Trong đó ngân hàng
thương mại nhà nước là loại ngân hàng do nhà nước sở hữu 100% vốn, hoặc sở hữu trên

50% cổ phần; còn ngân hàng thương mại cổ phần là loại ngân hàng do các cổ đông cùng
nhau sở hữu cổ phần. Một ngân hàng thương mại cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đơng,
cổ đơng của NH cổ phần có thể là pháp nhân có thể là thể nhân.
1.2.3 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng (cung ứng tín dụng) là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của
bất kỳ một ngân hàng nào. Các ngân hàng hoạt động tín dụng nhằm cung ứng vốn tín
dụng chi nền kinh tế, nhờ đó các tổ chức kinnh tế, các cá nhân đều có thể tiếp cận nguồn
vốn tín dụng của ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng khác. Hoạt động tín dụng của ngân hàng tạo ra tài sản có sinh lời lớn nhất, tạo ra
nguồn thu nhập lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vì vậy các ngân hàng
thương mại đều tập trung mọi nỗ lực để phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại được phâm loại theo nhiều tiêu chí khác
nhau. Sau đây là tiêu chí phân loại hoạt động tín dụng ngân hàng.
- Phân loại tín dụng ngân hàng theo phương thức cho vay, gồm có: Cho vay từng

lần; Cho vay theo hạn mức tín dụng; Cho vay theo dự án đầu tư; Cho vay lưu vụ; Cho
vay theo hạn mức thấu chi; Cho vay theo hạn mức dự phịng; Cho vay tuần hồn; Cho
vay thơng qua phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng; Cho vay tiêu dùng; Các phương
thức cho vay khác.
- Phân lọai tín dụng ngân hàng theo thời hạn, gồm có:


14
+ Cho vay ngắn hạn: Là khoản tín dụng do ngân hàng thực hiện cho khách hàng

có thời hạn đến 12 tháng, để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp, các
nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.

Đây là các khoản cho vay trung hạn của ngân hàng thương mại để người đi vay sử dụng

vốn cho đầu tư trung hạn. Người đi vay được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải
tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh theo dự án đầu tư đã
trình cho ngân hàng
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng. Đây là khoản cho

vay dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, của các tổ chức
kinh tế, trong việc mua sắm tài sản cố định, xây dựng lắp đặt máy móc thiết bị, dây
chuyền sản xuất, nhà xưởng, các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải …có quy mơ lớn,
vịng đời kinh doanh dài.
Phân lọai tín dụng ngân hàng theo mục đích sử dụng vốn:
+ Cho vay sản xuất kinh doanh: là loại cho vay các nhu cầu vốn với mục đích

phục vu trực tiếp hoăc gián tiếp cho sản xuất kinh doanh.
+ Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay các nhu cầu vốn nhằm mục đích phục vụ

cho việc tiêu dung.
+ Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng

nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công ngiệp, thương mại, dịch vụ.
+ Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn

lưu động.
+ Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn: là loại cho vay các đối tượng trên

địa bàn nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thơn.
- Phân lọai tín dụng ngân hàng theo tính chất bảo đảm:
+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố,

hay bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai.
+ Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay khơng có tài sản thế


chấp, cầm cố, bảo lãnh; việc cho vay này do chính các tổ chức tín dụng lựa chọn với
những điều kiện cụ thể nhất định.
- Phân lọai theo xuất xứ tín dụng:


15
+ Cho vay trực tiếp: Cho vay trực tiếp là ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người

có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng. Ngân hàng tài trợ
trực tiếp cho người có nhu cầu và người vay trực tiếp sử dụng vốn và là người trực tiếp
trả nợ cho ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các

khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh tốn như: chiết khấu
thương mại; bao thanh tốn.
Ngồi ra, ngân hàng cịn tài trợ vốn cho người có nhu cầu thông qua tổ vay vốn, các
doanh nghiệp cung ứng và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trên cơ sở thỏa thuận trước
giữa ba bên.
- Phân loại theo khách hàng vay vốn:
+ Cho vay khách hàng là pháp nhân: Tất cả các loại hình doanh nghiệp khơng

phân biệt ngành nghề, khơng phân biệt hình thức sở hữu đều được ngân hàng thương
mại cung cấp tín dụng nếu thõa mãn điều kiện quy định của pháp luật.
+ Cho vay khách hàng là cá nhân: Cá nhân là công dân Việt Nam cũng sẽ được

ngân hàng cho vay để sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu đời sống nếu đáp ứng
các điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.


1.3.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng.
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM.
Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu ở đề tài này tác giả trình bày một số khái niệm liên
quan đến hiệu quả và hiệu quả tín dụng như sau:
Theo từ điển Tiếng Anh, Cambridge Dictionaries: Hiệu quả là sự thành công
hoặc đạt được những kết quả bạn mong muốn. Quan niệm này phản ánh hiệu quả đơn
giản chỉ là đạt đựợc những gì mong muốn trên góc độ cá nhân. (Cambridge
Dictionaries, NXB Giáo dục, Hà Nội)
Theo từ điển Tiếng Việt, Vietnamese Dictionary thì Hiệu quả là kết quả đích
thực. Khái niệm này dùng kết quả để đo hiệu quả cụ thể.
Trong khi đó, theo Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng, hiệu quả là “mức độ
thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các
đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”.
Mặc khác, hiệu quả theo nghĩa phổ biến nhất, là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa


16

kết quả thu được và chi phí của một hoạt động nào đó. Sở dĩ thuật ngữ hiệu quả được sử
dụng phổ biến trong xã hội vì nó phản ánh được mong muốn của con người muốn đạt
được điều mình muốn với nguồn lực chi phí thấp nhất.
Theo nghĩa khác thì hiệu quả sự phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó và được chia thành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Trong đó, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh quan hệ so sánh giữa các kết quả
kinh tế trực tiếp và gián tiếp mà ngân hàng phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Trong hoạt động kinh doanh, hiệu quả thể hiện quan hệ tương quan giữa đầu vào,
đầu ra của doanh nghiệp. Mối quan hệ tương quan này có thể phản ánh mặt lượng của
quá trình hoạt động và được đo bằng hệ thống các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chi
phí…, cũng có thể phản ánh sự thay đổi về chất của doanh nghiệp như uy tín, thị phần,
năng lực tài chính, cơng nghệ, chủng loại sản phẩm…

Kết quả là cái đạt được do hoạt động kinh doanh mang lại nhưng chưa tính đến
các yếu tố chi phí để có kết quả đó. Cịn hiệu quả là sự tương quan, sự so sánh giữa kết
quả với chi phí trong hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, hiệu quả là sự so sánh giữa
cái đạt được với cái đặt ra hoặc cái bỏ ra. Hiệu quả có nội dung rất rộng và được xem
xét dưới nhiều góc độ khác nhau; góc độ kinh tế, góc độ xã hội hoặc mơi trường.
Tín dụng ngân hàng được nghiên cứu trong phạm vi này là hoạt động thuần túy
có tính chất chuyển giao quyền sử dụng tiền từ người này qua người khác, không bao
hàm các hoạt động tác động của con người vào tự nhiên, cũng khơng tính đến hiệu quả
của hoạt động do người vay tiền gây ra cho xã hội nên khó xác định tác động của nó đối
với xã hội và mơi trường. Chính vì thế, quan niệm hiệu quả tín dụng ngân hàng ở đây
chỉ giới hạn ở phương diện kinh tế (gọi là hiệu quả tín dụng về phương diện kinh tế - tài
chính)
Như đã trình bày ở phần mở đầu, đề tài chỉ xem xét về tính hiệu của của hoạt
động tín dụng dưới góc nhìn của ngân hàng. Do đó, tồn bộ phần nghiên cứu hiệu quả
hoạt động tín dụng khơng đề cập tới tính hiệu quả của hoạt động tín dụng trong phạm vi
tồn xã hội.
Hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các
tổ chức kinh tế và dân cư để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, qua
đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nếu dự án, phương án sử dụng vốn của khách
hàng có chất lượng kém, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hoạt động kinh doanh


×