Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu vực 3 thành phố tân an, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN XUÂN HẠNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH KHU VỰC 3 THÀNH PHỐ
TÂN AN, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Long An, tháng 08/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN XUÂN HẠNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH KHU VỰC 3 THÀNH PHỐ
TÂN AN, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM CHUNG

Long An, tháng 08/2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Xuân Hạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với các Thầy, Cô của
trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy trong chương trình Cao
học Kinh tế, Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng; những người đã truyền đạt cho
tác giả kiến thức hữu ích trong ngành Tài chính - Ngân hàng, làm cơ sở cho tác giả
hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn; tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cơ; đặc biệt là TS. Nguyễn Kim Chung. Do đó,
tác giả xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Kim Chung, người thầy đã tận tâm, nhiệt
tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cũng như các anh chị đồng
nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc
thu thập các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động huy động tiền
gửi tại Chi nhánh để tác giả có thể hồn thành luận văn của mình một cách tốt nhất.
Do thời gian làm luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa
nhiều nên luận văn còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q
Thầy, Cơ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Hạnh


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; cũng như các ngân hàng khác,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đang đối mặt với khơng
ít khó khăn, thách thức trong chặng đường hoàn thành mục tiêu là một trong những
ngân hàng hàng đầu của Việt Nam và trở thành một định chế tài chính ngang tầm
khu vực. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên, việc tìm giải pháp nâng cao hiệu quả
huy động vốn luôn là một nội dung trọng tâm trong quá trình hoạch định chiến lược
kinh doanh của Agribank.
Để hoạt động huy động vốn có hiệu quả, các Ngân hàng cần nhận thức đúng
đắn và có tính định hướng trong việc huy động vốn trong dân cư cũng như từ các
đơn vị kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhất là trong thời điểm thị
trường tài chính đang có nhiều biến động như hiện nay. Và đối với Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố
Tân An, tỉnh Long An việc giữ vững và mở rộng nguồn vốn huy động là yêu cầu

cấp thiết đối với Ngân hàng nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị phần nguồn vốn huy
động và góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy
động tiền gửi tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An” trên cơ sở tổng hợp
những lý luận cơ bản về hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM từ các bài báo học
thuật trên những tạp chí có uy tín, các giáo trình chun ngành, các nghiên cứu
trước đây cũng như kết hợp kiến thức được học, kinh nghiệm thực tế của bản thân
và sự tận tình hướng dẫn của giảng viên để hồn thành luận văn này. Luận văn đã
nghiên cứu được một số kết quả sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu và tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động
huy động tiền gửi của NHTM. Trong đó tác giả nêu ra cơ sở lý luận về hoạt động
huy động vốn của NHTM; khái niệm, các hình thức huy động tiền gửi và vai trò của
hoạt động huy động tiền gửi; rủi ro trong hoạt động huy động tiền gửi. Tác giả cũng
nêu ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi của NHTM. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động


iv

huy động tiền gửi tại NHTM và một số bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả
hoạt động huy động tiền gửi tại các NHTM khác;
Thứ hai: Phân tích hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân
An, tỉnh Long An. Trong đó đã phân tích các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2018; phân tích thực trạng hoạt động huy
động tiền gửi tại Chi nhánh; trên cơ sở đó nêu ra những mặt đạt được, những mặt
còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó;
Thứ ba: Xác định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An
trong tương lai; xác định mục tiêu phát triển và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi trong thời gian tới. Qua đó đề xuất các giải
pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhằm tháo
gỡ những khó khăn trong cơng tác quản lý và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động huy động tiền gửi của Chi nhánh.
Hạn chế của đề tài: Đề tài của tác giả còn gặp phải những khó khăn nhất
định như:
+ Khơng gian nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An với phạm
vi nhỏ; do đó kết quả nghiên cứu chỉ đạt ở mức độ nhất định và không tránh khỏi
những khiếm khuyết;
+ Đây là lần đầu tác giả nghiên cứu về lĩnh vực hiệu quả hoạt động huy động
tiền gửi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể trong cách diễn đạt, phân tích cịn
hạn chế. Tác giả rất mong được sự góp ý của Q Thầy, Cơ.


v

ABSTRACT
In terms of international economic integration, as well as other banks,
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development is facing many difficulties
and challenges in the process of achieving it’s goal as one of the Vietnam's leading
bank and become a regional financial institution. To achieve the goal effectively,
finding solutions to improve capital mobilization efficiency has always been a key
content in the process of planning business strategies of Agribank.
In order to implement capital mobilization activities effectively, banks
should be aware of mobilizing capital from customers to response for the
development of the economy rightly and orientedly, especially in the present time.
The financial market is experiencing many changes. And in case of Vietnam Bank
for Agriculture and Rural Development - Branch Area 3 of Tan An City, Long An
Province; maintaining and expanding mobilized capital is an urgent requirement for

the Bank’s target to take over market share of mobilized capital and contribute to
enhancing business performance.
The thesis with topic: “Improving the efficiency of the deposit-receiving
activities at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Branch Area
3 of Tan An City, Long An Province" bases on the synthesis of the basic theory of
deposit mobilization activities at commercial banks from academic articles in
prestigious journals, specialized textbooks and previous studies as well as
combining the learned knowledge and real-life experience and the guidance of the
instructor to write this thesis. The thesis has studied the following results:
Firstly: Research and synthesize basic theoretical issues about deposit
mobilization activities of commercial banks. In which, I raised the theoretical basis
for capital mobilization activities of commercial banks; picking thoughts, forms of
deposit mobilization and the role of deposit mobilization; risk in deposit
mobilization activities. I also point out criteria to assess the effectiveness of deposit
mobilization activities of commercial banks. Besides, I have also studied the factors
affecting the efficiency of deposit mobilization activities at commercial banks and
some lessons learned about improving the efficiency of deposit mobilization
activities at other commercial banks;


vi

Secondly: Analyze the effectiveness of deposit mobilization activities at
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Branch Area 3 of Tan An
City, Long An Province. I also analyze the business activities of the Branch for the
period from 2016 to 2018; analyzing the status of deposit mobilization activities at
the Branch; On the basis of that, I outline the aspects that have been achieved, the
limitations and the causes of the limitations;
Finally: Determine the development direction of Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development - Branch Area 3 of Tan An City, Long An

Province in the future; identify development objectives and propose solutions to
improve the effectiveness of deposit mobilization activities in the future. Thereby
proposing solutions for Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development to
solve difficulties in management and contribute to improve the efficiency of deposit
mobilization activities of the Branch.
Limitations of the thesis: This thesis encountered some difficulties such as:
- This thesis is just in case study at Vietnam Bank for Agriculture and
Rural Development – Branch Area 3 of Tan An City, Long An Province with small
scale so that the research results are only to a certain extent and unavoidable vacant.
- This is the first time that I have researched about deposit mobilization
activities so I do not have much experiences in this topic. Therefore, I possibly have
made some mistakes in terms of expression and analysis. Thank you for your time
and looking forward to your comments.


vii

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ........................................................................ xii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài ....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...........................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................2
4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................................3
6.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................................3
6.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................................4
7. Kết cấu của luận văn.....................................................................................................4
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước..............................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................7
1.1. Nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ................7
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của Ngân hàng thương mại ...........................................7
1.1.2. Phân loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại .............................................7
1.2. Hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại ...........................10
1.2.1. Khái niệm hoạt động huy động tiền gửi ..........................................................10
1.2.2. Các hình thức huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại.........................10
1.2.3. Vai trò của hoạt động huy động tiền gửi .........................................................12
1.2.4. Rủi ro trong hoạt động huy động tiền gửi .......................................................14
1.2.5. Nội dung hoạt động huy động tiền gửi ...........................................................16
1.3. Hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại ............17
1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi ...........................................17


viii

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng
thương mại ................................................................................................................18
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi của Ngân
hàng thương mại ........................................................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH KHU VỰC 3 THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN ...............28

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh tỉnh Long An và Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long
An ........................................................................................................................................28
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh tỉnh Long An và Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An
...................................................................................................................................28
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An giai
đoạn 2016 - 2018 .......................................................................................................32
2.2. Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An,
tỉnh Long An ............................................................................................................36
2.2.1. Đặc điểm môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền
gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu
vực 3 Thành phố Tân An, Long An ..........................................................................36
2.2.2. Thực trạng triển khai các hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân
An, Long An..............................................................................................................39
2.3. Phân tích kết quả huy động tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố
Tân An, tỉnh Long An .............................................................................................42
2.3.1. Về quy mô tiền gửi ..........................................................................................42
2.3.2. Về cơ cấu nhận tiền gửi...................................................................................44


ix

2.3.3. Chi phí huy động tiền gửi................................................................................50
2.4. Đánh giá chung về hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố

Tân An, tỉnh Long An .............................................................................................52
2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................52
2.4.2. Những mặt còn hạn chế ...................................................................................53
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................56
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHU VỰC 3 THÀNH PHỐ
TÂN AN, TỈNH LONG AN ............................................................................................57
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành
phố Tân An, tỉnh Long An ..............................................................................................57
3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam ...................................................................................................................57
3.1.2. Định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An .........................................58
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực 3 Thành
phố Tân An, tỉnh Long An .....................................................................................60
3.2.1. Thực hiện phân khúc khách hàng đến gửi tiền ...............................................60
3.2.2. Chính sách chăm sóc khách hàng ..................................................................61
3.2.3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận ................................................64
3.2.4. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động ..............................................................65
3.2.5. Thực hiện tốt chính sách Marketing ngân hàng ..............................................66
3.2.6. Thực hiện chiến lược cạnh tranh hiệu quả ......................................................68
3.2.7. Tiếp tục phát triển kênh phân phối..................................................................69
3.2.8. Xây dựng văn minh giao tiếp khách hàng .......................................................70
3.2.9. Tạo cơ chế động lực cho cán bộ làm công tác huy động tiền gửi ...................71



x

3.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................71
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh tỉnh Long An .........................................................................................71
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An 72
KẾT LUẬN .......................................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ I


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

1

ATM

Tiếng Anh
Automated Teller
Machine
Vietnam Bank for

2

Agribank


Agriculture and Rural
Development

Tiếng Việt
Máy rút tiền tự động
Ngân

hàng

Nông

nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam

3

NHTM

Ngân hàng thương mại

4

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

5

POS


6

TCKT

Tổ chức kinh tế

7

TCTD

Tổ chức tín dụng

8

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

Point of Sale

Máy POS

Công ty trách nhiệm

9

VAMC

Vietnam Asset
Management Company


hữu hạn một thành viên
Quản lý tài sản của các
Tổ chức Tín dụng
Việt Nam

10

VHĐ

Vốn huy động


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ

Trang

Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
2.1.

thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An,

34


tỉnh Long An
Số hiệu
bảng

Tên bảng biểu

Trang

biểu
Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
2.1.

triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố

35

Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Tình hình cho vay tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
2.2.

Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân

37

An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Kết quả tài chính tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
2.3.

Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân


38

An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
2.4.

Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng trên địa bàn Thành phố
Tân An

43

Quy mô nhận tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
2.5.

triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố

46

Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tại Ngân hàng Nông nghiệp và
2.6.

Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành

48

phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
2.7.


Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành
phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018

49


xiii

Tỷ trọng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại Ngân hàng Nông
2.8.

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu
vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 –

50

2018
Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
2.9.

Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành

52

phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Chi phí trả lãi tiền gửi tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
2.10.

triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố
Tân An, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018


54


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan
trọng nhất của Ngân hàng thương mại, góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng
thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Có thể nói tiền gửi là nền tảng cho sự
thịnh vượng và phát triển của ngân hàng; tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho
ngân hàng nhưng tiền gửi là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong
ngân hàng vì tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay của ngân hàng đối với
nền kinh tế. Thông qua hoạt động huy động tiền gửi, Ngân hàng thương mại có thể
đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, từ
đó NHTM có các biện pháp khơng ngừng hồn thiện nâng cao chất lượng phục vụ
để giữ vững và mở rộng nguồn vốn huy động. Mặt khác hoạt động huy động tiền
gửi của NHTM có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng khi cung cấp cho họ một
kênh tiết kiệm và đầu tư an toàn, sinh lợi và tạo cơ hội cho công chúng tiếp cận, sử
dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Trên đà cổ phần hóa tồn ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam cũng như tất cả các ngân hàng khác phải chịu sự cạnh
tranh khốc liệt của thị trường. Trước tình hình đó các Ngân hàng phải ln đảm bảo
có được một nguồn vốn huy động đủ lớn mới có thể hoạt động vững mạnh và nâng
cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy để hoạt động vốn có hiệu quả, các Ngân hàng cần
nhận thức đúng đắn, sâu sắc các quan điểm có tính định hướng cho việc huy động
vốn ở các đơn vị kinh tế cũng như trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế, nhất là trong thời điểm thị trường tài chính đang có nhiều biến động như
hiện nay. Và đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –

Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An cũng không là ngoại lệ;
việc giữ vững và mở rộng nguồn vốn huy động cũng là yêu cầu cấp thiết đối với
Ngân hàng nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị phần nguồn vốn huy động và góp phần
tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Xuất phát từ nhận thức trên và nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, tác giả
lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực 3 Thành


2

phố Tân An, tỉnh Long An” làm luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chuyên ngành Tài chính
– Ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt
động huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động tiền gửi
của Ngân hàng thương mại.
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố
Tân An, tỉnh Long An trong thời gian vừa qua.
(3) Xác định những kết quả đạt được, những mặt tồn tại và nguyên nhân của
tồn tại trong hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An; từ
đó đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để gia tăng quy mô và nâng
cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An
trong thời gian tới.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động huy động tiền gửi của Ngân
hàng thương mại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu trong hoạt động huy
động tiền gửi theo khái niệm nhận tiền gửi nêu trong Luật Tổ chức tín dụng 2010.
Về khơng gian: Nghiên cứu các dữ liệu về hoạt động huy động tiền gửi thu
thập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Về thời gian


3

Số liệu được sử dụng phân tích trong đề tài được thu thập từ năm 2016 đến
năm 2018.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau đây:
(1) Vì sao phải nghiên cứu hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng
thương mại?
(2) Hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An
trong giai đoạn 2016 - 2018 diễn biến thế nào, có những hạn chế gì cần khắc phục
và nguyên nhân của những hạn chế đó?
(3) Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An cần triển khai thực hiện những giải
pháp nào để gia tăng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi của
khách hàng?

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp này dựa trên những thông
tin chọn lọc từ các dữ liệu kinh doanh trong giai đoạn năm 2016 đến 2018 tại Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3
Thành phố Tân An, tỉnh Long An để ghi nhận những thuận lợi, khó khăn mà ngân
hàng đang gặp phải trong hoạt động huy động tiền gửi. Từ kết quả nghiên cứu sơ
bộ, tác giả có những định hướng về hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng tại
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3
Thành phố Tân An, tỉnh Long An và đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng quy
mô và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng tại
Chi nhánh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa các khái niệm, nguyên nhân và các giải
pháp cơ bản về hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại.


4

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho các Ngân
hàng thương mại khác có điều kiện và bối cảnh tương tự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng
thương mại.
Chương 2. Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân

An, tỉnh Long An.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành
phố Tân An, tỉnh Long An.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
Nhìn chung trong phạm vi tài liệu mà tác giả tiếp cận được cho đến nay thì
vấn đề huy động vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn cũng
được đề cập nhiều trên các tạp chí hay các bài nghiên cứu khoa học. Đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu sâu về hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng thương
mại được đăng trên các tạp chí và một số đề tài nghiên cứu trong những năm gần
đây như:
Nguyễn Thị Hiền (2013) nghiên cứu đề tài "Các hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng thương mại”, Luận văn thạc sĩ - Học viện Tài chính. Luận văn chỉ đề
cập sơ qua về các hình thức huy động vốn, khơng đi sâu vào lĩnh vực này và cũng
khơng có tính cập nhật trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tác giả
thiên về đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Từ Thị Đức (2014) “Nâng cao hiệu quả huy
động vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Bà Rịa – Vũng Tàu”
bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã nghiên cứu các nội dung nâng cao
hiệu quả huy động vốn tương đối đầy đủ và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
huy động vốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


5

Luận văn này là cơ sở để kế thừa những cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả huy
động vốn và các biện pháp nhằm huy động vốn trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay.
Nguyễn Thị Thiên Hương (2015), “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Đăk Lăk”, Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Học
viện Tài chính. Đối với đề tài này, luận văn cũng đã hệ thống hóa được các vấn đề

cơ bản về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại, nêu các phương
thức huy động vốn, quan niệm về hiệu quả huy động vốn, các tiêu chí đánh giá hiệu
quả huy động vốn, các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng thương mại, kinh nghiệm và bài học của một số ngân hàng. Luận văn phân
tích thực trạng cơng tác huy động vốn tại Chi nhánh và đánh giá công tác nâng cao
hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh. Từ đó đưa ra những giải pháp như: Nhóm
giải pháp đa dạng hóa hình thức và phương thức huy động; Xây dựng cơ chế lãi
suất huy động vốn linh hoạt; nhóm giải pháp cải thiện cơ cấu nguồn vốn, sáng tạo
trong việc cung cấp các sản phẩm của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế; tăng
cường công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, chăm sóc; mở rộng, đa dạng hóa
khách hàng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Luận văn Thạc sĩ – Học viện tài chính của tác giả Lê Thanh Hiền (2015)
“Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội”, trong phần cơ sở lý luận đã nghiên cứu khá
chi tiết về các nguồn vốn của NHTM. Tác giả đã nêu ra được các tiêu chí đánh giá
và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Qua đó phân
tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy
động vốn tại Ngân hàng.
Tuy có rất nhiều điểm có thể kế thừa từ các nghiên cứu trên nhưng qua tổng
quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể nhận thấy được khoảng trống nghiên cứu:
Hoạt động huy động vốn đã được nghiên cứu khá nhều do tính chất quan trọng của
nó cả về lý luận lẫn thực tiễn. Đa số các đề tài nghiên cứu ở trên thường thực hiện
cho cả hệ thống NHTM hoặc từng ngân hàng cụ thể. Kết quả của những nghiên cứu
trên đây đã chỉ ra được mặt ưu và nhược điểm của hoạt động huy động vốn, cũng
như đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác huy động vốn, các nghiên cứu
cũng nêu ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc gửi tiết kiệm và tầm quan trọng của


6


marketing trong hoạt động huy động vốn từ đó giúp ngân hàng nắm bắt được được
yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng và đưa ra những sản phẩm phù hợp.Tuy
nhiên đối với mỗi ngân hàng thì thực trạng huy động vốn là khác nhau do đặc
điểm thực tiễn phát sinh tại mỗi đơn vị là khác nhau cũng như các nghiên cứu được
thực hiện tại một giai đoạn kinh tế khác nhau, tuy cơ sở lý luận và cách tiếp cận
của những đề tài trên là đồng nhất. Hầu như các đề tài chỉ phù hợp với chính ngân
hàng và giai đoạn được nghiên cứu. Mặt khác đề tài nhận tiền gửi lại có khá ít các
nghiên cứu và trong thời gian qua Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An chưa có cơng
trình nào thực hiện nghiên cứu.Vì thế, việc nghiên cứu về hoạt động nhận tiền gửi
tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu
vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An là hết sức cần thiết, giúp cho Ngân hàng
hoạt động an toàn, lành mạnh và có hiệu quả hơn; đặc biệt, nghiên cứu này càng có
ý nghĩa trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam vừa trải qua giai đoạn khó
khăn.


7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của Ngân hàng thương mại
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân
ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc
thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
1.1.2. Phân loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Vốn tự có
Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục

đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn
vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát
triển của một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ của mình,vốn tự có được
xem như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh
tốn trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính tốn
các hệ số đảm bảo an tồn và các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng.
Theo điều 20, Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Vốn tự có của
NHTM bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản Nợ
khác (như chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhận chưa phân phối…)”.
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ được quy định trong điều lệ của NHTM và tối thiểu phải bằng vốn
pháp định. Vốn điều lệ là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng.
Nguồn hình thành vốn điều lệ phụ thuộc vào tính chất sở hữu của từng loại hình
ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước cấp 100%, đối
với ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước (NHTM cổ phần…) được hình thành do
các cổ đơng đóng góp dưới hình thức mua cổ phần hoặc các bên tham gia liên
doanh đóng góp.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định để xây dựng nhà cửa,
cơng trình kiến trúc, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải… phục


8

vụ công tác quản lý, kinh doanh của NHTM. Nguồn hình thành của loại vốn này có
thể do ngân sách Nhà nước cấp (đối với NHTM Nhà nước) hoặc tích lũy trong quá
trình hoạt động của NHTM.
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
Là quỹ được dùng với mục đích tăng cường vốn tự có ban đầu. Lợi nhuận

hàng năm bổ sung vào quỹ này cho đến khi đạt 50% vốn tự có thì sẽ chuyển thành
vốn tự có.
Các loại quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu
Được hình thành theo quy định của pháp luật và nghị quyết của đại hội cổ
đơng, được trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế.
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Đươc trích 5% lợi nhuận sau thuế
hàng năm, nhưng số dư của quỹ không được vượt quá vốn điều lệ
+ Quỹ dự phịng tài chính: Được trích 10% lợi nhuận sau thuế, nhưng
số dư của quỹ không được vượt quá 25% vốn điều lệ.
+ Các quỹ khác: Gồm có lợi nhuận chưa phân phối, quỹ phúc lợi, quỹ
khen thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định.
Thặng dư vốn cổ phần
Là phần chênh lệch mà cổ đông phải trả thêm so với mệnh giá của cổ phiếu,
để được sở hữu cổ phiếu.
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Thể hiện giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản của ngân hàng tại thời điểm lập
báo cáo tài chính só với thời điểm ghi nhận tài sản vào bảng cân đối của ngân hàng.
Lợi nhuận chưa phân phối
Là phần thu nhập của ngân hàng được giữ lại trong quá trình kinh doanh.
1.1.2.2. Vốn huy động
Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
thương mại. Với việc huy động vốn, ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có
trách nhiệm phải hồn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho người gửi. Ngân hàng có thể
huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội... với nhiều hình thức khác
nhau.
Tiền gửi thanh tốn


9


Đây là khoản tiền của các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng với
mục đích là sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Khoản tiền gửi thanh
tốn này có thể được trả lãi (trả lãi thấp) hoặc không được trả lãi tuỳ thuộc vào mỗi
ngân hàng. Người gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thu hộ tiền, trả hộ
tiền... với một mức phí thấp. Các ngân hàng có thể sử dụng các số dư tiền gửi khách
hàng vào các hoạt động của mình.
Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chi tiền theo các chu
kỳ xác định. Họ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi. Tuy khoản tiền này khơng
tiện lợi bằng tiền gửi thanh tốn (do khi cần tiền phải đến ngân hàng để rút) nhưng
bù lại tiền gửi có kỳ hạn lại có lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn được ghi
trên hợp đồng.
Tiền gửi tiết kiệm dân cư
Trong cộng đồng dân cư ln có những người có khoản tiền tạm thời nhàn
rỗi. Họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm thực hiện các mục đích an tồn và sinh lời đối
với những khoản tiền đó. Người gửi tiết kiệm sẽ có sổ tiết kiệm xác định rõ thời
gian và hình thức trả lãi đã thoả thuận với ngân hàng. Hiện nay tiền gửi tiết kiệm
đang chịu cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại với nhau; để thu hút
nguồn tiền này các ngân hàng luôn đưa ra các hình thức huy động đa dạng với lãi
suất cạnh tranh hấp dẫn và với nhiều kỳ hạn để người gửi có nhiều cơ hội lựa chọn
cho phù hợp, tiện ích nhất.
Tiền gửi của các ngân hàng khác
Đây là nguồn tiền gửi có quy mơ thường nhỏ, giữa các ngân hàng ln có tiền
gửi của nhau. Mục đích của việc gửi tiền này là để đảm bảo thanh toán thuận tiện,
phục vụ tối đa lợi ích cho khách hàng của mình.
1.1.2.3. Nguồn đi vay
Bên cạnh việc huy động tiền gửi, nhiều lúc các ngân hàng cũng phải đi vay để đảm
bảo thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc... Các ngân hàng có thể vay tại các tổ chức sau:
Vay ngân hàng nhà nước
Khi các ngân hàng thương mại có nhu cầu cấp bách về vốn thì người dang tay

cứu giúp sẽ là ngân hàng trung ương. Hình thức vay chủ yếu là tái chiết khấu (hay


10

tái cấp vốn). Các ngân hàng thương mại sẽ mang các trái phiếu mà mình đã chiết
khấu lên ngân hàng trung ương để tái chiết khấu. Thông thường các ngân hàng
trung ương chỉ cho tái chiết khấu những trái phiếu có chất lượng, thời hạn ngắn và
phù hợp với mục tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Vay các tổ chức tín dụng khác
Đây là các khoản vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng hoặc giữa ngân hàng
với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Hình thức vay này rất
đơn giản, ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông
qua ngân hàng đại lý. Các khoản vay có thể khơng cần thế chấp hoặc thế chấp bằng
các chứng khốn của kho bạc. Các khoản vay này thơng thường có thời hạn ngắn
chủ yếu chỉ để giải quyết những nhu cầu tức thời.
Vay trên thị trường vốn
Các ngân hàng có thể phát hành giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị
trường vốn để huy động vốn ngắn hạn hoặc vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng các
nhu cầu cho và các nhu cầu đầu tư khác. Những ngân hàng lớn có uy tín hoặc trả lãi
cao sẽ có khả năng vay được nhiều hơn các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng nhỏ thường
vay gián tiếp thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được sự bảo lãnh của ngân hàng đầu
tư. Khả năng vay mượn này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của thị trường tài
chính, các hình thức phát hành, chuyển đổi, thời hạn của các công cụ nợ...
1.1.2.4. Nguồn khác
Bao gồm nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán, khoản khác.
1.2. Hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm hoạt động huy động tiền gửi
Khái niệm hoạt động nhận tiền gửi của NHTM: Theo Khoản 13 Điều 4 Luật
TCTD 2010: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình

thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng
chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo ngun tắc
có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.”
1.2.2. Các hình thức huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào tổ chức tín dụng trên cơ sở có sự thỏa


×