Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tăng cường vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua các cuộc thi khởi nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.83 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

________________________________

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: TĂNG CƯỜNG VAI TRỊ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP THÔNG QUA CÁC
CUỘC THI KHỞI NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: TS. Hoàng Thị Bảo Thoa

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: Nguyễn Thu Hồng

LỚP

: QH–2016–E KTQT

HỆ

: CLC

Hà Nội – Tháng 4 Năm 2020



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tăng cường vai trò của trường đại học
trong hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua các cuộc thi khởi nghiệp trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo
điều kiện của tập thể lãnh đạo, các cán bộ, chuyên viên Khoa Kinh tế & Kinh
doanh quốc tế, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Bảo Thoa
– giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn và kiên trì chỉ bảo để em
hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn !

i


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ___________________________________________________ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG _________________________________________________ v
PHẦN MỞ ĐẦU_________________________________________________________ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ _________________________ 8
1.1. Cơ sở lý luận về khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp ____________________________ 8
1.1.1. Khởi nghiệp _____________________________________________________________________ 8
1.1.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp __________________________________________________________ 10

1.2. Hệ thống khởi nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc ________________________ 16
1.2.1. Nội dung chính của bối hội nhập kinh tế quốc tế ________________________________________ 16
1.2.2. Cơ hội mang lại cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế __ 20
1.2.3. Thách thức mang lại cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ______________________________ 22

1.3. Kinh nghiệm tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học của một số quốc gia trên thế
giới theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế _________________________________________ 25

1.3.1. Kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường đại hoc của Phần Lan ____________________________ 25
1.3.2. Kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường đại học Hoa Kỳ _________________________________ 27
1.3.3. Kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường đại học Singapore _______________________________ 28

1.4. Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp ___________________________ 30
1.5. Các cuộc thi khởi nghiệp ____________________________________________________ 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA CỦA
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ____________ 37
2.1. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam _________________________________________ 37
2.1.1. Tình hình hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện nay ________________________________ 37
2.1.2. Cơ hội của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam __________________________________________ 43
2.1.3. Thách thức của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ______________________________________ 46

2.2. Thực trạng về vai trò của trường đại học Việt Nam trong hệ sinh thái khởi nghiệp _______ 47
2.2.1. Khảo sát đánh giá vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp _________________ 47
2.2.2. Khó khăn, thách thức của trường đại học trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ____________ 51

2.3. Thực trạng các cuộc thi khởi nghiệp ở các trường Đại Học Việt Nam _________________ 52
2.3.1. Lợi ích khi tham gia các cuộc thi khởi nghiệp __________________________________________ 53
2.3.2. Khó khăn thường gặp của các cuộc thi khởi nghiệp _____________________________________ 54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP __________________________________ 55
ii


3.1. Định hướng trong hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên _______________________ 55
3.2. Xây dựng chương trình, chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các
trường đại học ________________________________________________________________ 56

3.3. Hình thành trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, vườn ươm công nghệ ______ 57
3.4. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học và doanh nghiệp ___________________ 58

KẾT LUẬN ___________________________________________________________ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ________________________________________________ 62

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1

APEC

2

ASEAN

Khoa học và công nghệ

3

EDTECH


thương mại điện tử và công nghệ giáo dục

4

FINTECH

công nghệ tài chính

5

FTA

Hiệp định thương mại tự do

6

GEN

Mạng lưới khởi nghiệp tồn cầu

7

IPP2

8

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ


9

M&A

mua bán và sáp nhập

10

R&D

nghiên cứu và phát triển

11

SME

Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa

12

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

13

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc


14

VCCI

15

WHO

Tổ chức y tế thế giới

16

YIC

Công ty đổi mới non trẻ

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương

Chương trình hợp tác đổi mới Việt Nam –
Phần Lan

Phịng Thương Mại và Cơng Nghiệp Việt
Nam

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

Tên bảng
Mức độ tham gia cuộc thi khởi nghiệp
của sinh viên
Kinh nghiệm khởi nghiệp của sinh
viên
Những yếu tố quan trọng để bắt đầu một
dự án khởi nghiệp

v

Trang
48

49

49


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong xu thế hội nhập tồn cầu và làn sóng cách mạng cơng nghiệp lần
thứ tư tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, khởi
nghiệp đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm và tranh luận tại nhiều
quốc gia trên thế giới, của cả giới doanh nhân và cả giới nghiên cứu, trong đó
có Việt Nam. Hệ sinh thái khởi nghiệp chính là tập hợp các thành tố tạo nên

môi trường cho khởi nghiệp phát triển. Hiện nay, tuy mơi trường khởi nghiệp
Việt Nam cịn rất non trẻ so với thế giới nhưng chúng ta vẫn có nhiều tiềm
năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp một cách mạnh mẽ: còn đang ở trong
(cuối) thời kì dân số vàng, nền kinh tế đang phát triển, hơn nửa triệu doanh
nghiệp đang hoạt động, hàng trăm trường đại học và trung tâm nghiên cứu
đang hoạt động trên khắp cả nước. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra lâu nay là
chúng ta đang thiếu những giải pháp căn cơ về đổi mới nền giáo dục; thiếu
các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp từ chính quyền các cấp; đặc biết
thiếu những giải pháp tạo dựng nền văn hóa khởi nghiệp, văn hóa chấp nhận
“thất bại” cho người dân, đặc biệt cho giới trẻ. Cần phải hình thành tinh thần
khởi nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bài học từ
các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, ý chí tự làm chủ của con người
phải được tôi luyện trong hệ thống giáo dục và xã hội ngay từ khi còn nhỏ. Vì
vậy, việc cải cách hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng gắn
giáo dục - đào tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy
văn hóa khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành
ý chí tự thân lập nghiệp. Đồng thời, cần xây dựng chương trình, lộ trình cụ
thể để nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho người dân nói
chung trong tất cả các định chế xã hội.
Trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái khởi nghiệp,
1


trường đại học là thành tố rất quan trọng. Bên cạnh chức năng đào tạo con
người, vai trò của các trường đại học ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt
động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác với khu vực
doanh nghiệp để thương mại hóa, ứng dụng các kết quả khoa học và công
nghệ. Các trường đại học mạnh là nguồn sản xuất tri thức và công nghệ cho
xã hội, cung cấp ý tưởng sáng tạo dồi dào cho các dự án khởi nghiệp, đóng
góp cho sự gia tăng tài sản trí tuệ và năng lực trí tuệ của các doanh nghiệp. Để

tăng cường hoạt động đào tạo và phát triển doanh nhân trong sinh viên, các
trường đại học cần tạo ra một môi trường tổng thể giúp sinh viên trải nghiệm,
khám phá và tích lũy các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp. Do vậy, tác giả
lựa chọn đề tài: “Tăng cường vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái
khởi nghiệp thông qua các cuộc thi khởi nghiệp trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế” để phân tích vai trị của trường đại học trong hệ sinh thái
khởi nghiệp và đưa ra những giải pháp giúp tăng cường vai trò của trường đại
học trong hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua các cuộc thi khởi nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài khởi nghiệp, hiện nay có nhiều các bài viết, đề tài
nghiên cứu trong nước và quốc tế, các chính sách của Nhà nước và các kinh
nghiệm liên quan đến việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và tạo dựng mơi
trường khởi nghiệp, trong đó có một số bài viết xoay quanh vấn đề khởi
nghiệp của sinh viên tại các cơ sở giáo dục đào tạo:
Đề tài: “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt
Nam” của tác giả Ngô Quỳnh An (2011)[14], theo đó tác giả đã chỉ ra được
đặc điểm của thị trường lao động, các yếu tố tác động tới cung và cầu lao
động thanh niên. Đồng thời cũng kết luận được vai trò của gia đình, nhà
trường và các tổ chức có liên quan trong việc khuyến khích và hỗ trợ thanh
niên tự tạo việc làm thông qua bản thân gia đình, từ các tổ chức trong và
2


ngồi nước, các nguồn vốn xã hội liên kết có được từ sự hỗ trợ của Chính
phủ. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc gọi tên và đưa ra những kiến
nghị, giải pháp mang tính sơ bộ, chưa chỉ ra được cụ thể về việc nguồn vốn
hỗ trợ từ các nguồn đó sẽ được xây dựng như thế nào, sinh viên sẽ làm thế
nào để tiếp cận nguồn vốn đó.
Bài viết “Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên”
của tác giả Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt (2016) [5] nghiên cứu về

những yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp, đề xuất khung lý thuyết về ý định
khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam. Trong bài viết này tác giả mới chỉ nhìn
nhận ở góc độ lý thuyết, tập trung sâu vào việc nghiên cứu các yếu tố hình
thành và khuyến khích sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp.
Bài viết “Vai trị của trường Đại học trong việc xây dựng môi trường
sáng tạo khởi nghiệp” của tác giả Phạm Thị Ly (2016) [24] Tổng thuật Hội
thảo Mạng lưới Xây dựng Tinh thần Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo do Bộ
Khoa học và Công nghệ (Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần
Lan giai đoạn II – IPP2) tổ chức ngày 9-10/12/2015 ở TP.HCM) cũng đã chỉ
ra vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, các
trường Đại học đóng vai trị tích cực trong việc tạo ra mơi trường khích lệ
khởi nghiệp trong xã hội, thông qua kết nối với giới doanh nghiệp và giới làm
chính sách và tham gia vào những dự án nhằm cải thiện mơi trường khởi
nghiệp. Đó chính là cách tăng cường sứ mạng thứ ba của nhà trường, gắn kết
nhà trường với xã hội nhằm tái định hình trường ĐH và khẳng định tầm quan
trọng của nó.
Bài viết “Trường Đại học – Trung tâm của Khởi nghiệp và đổi mới
sáng tạo”, Đặng Tuấn Minh (2017) [16] trên tạp chí Tia sáng cũng đã định vị
được vai trị quan trọng của trường Đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp,
bên cạnh đó bài viết cịn chỉ ra những yếu tố thúc đẩy sự sáng tạo của các
3


trường Đại học để phát huy được mạnh mẽ thế mạnh và thực thi sứ mệnh của
mình hiệu quả.
Cuốn tài liệu Tổng quan “Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi
nghiệp: Vai trị của chính sách chính phủ” được biên soạn bởi Cục Thông tin
KH&CN Quốc gia [5] đã cũng cấp cho độc giả, đặc biệt là các nhà hoạch định
chính sách những khái niệm tồn diện, các đặc điểm và các thành phần của hệ
sinh thái khởi nghiệp và vai trị của chính sách chính phủ trong việc phát triển

thành công của các hệ sinh thái khởi nghiệp.
Báo cáo Nghiên cứu Cuốn tài liệu “ Nguyên tắc xây dựng chính sách
tài chính đặc thù cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - nhìn từ kinh
nghiệm quốc tế” của tác giả Phạm Tiến Đạt [25] đã làm rõ các nguyên tắc cơ
bản trong hoạt động xây dựng chính sách tài chính đặc thù cho hoạt động
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên việc nghiên cứu các chính sách, kinh
nghiệm xây dựng chính sách của quốc tế.
Nghiên cứu "Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - Kinh
nghiệm quốc tế - đề xuất giải pháp cho Việt Nam" được biên soạn bởi Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI [28] đã tập trung nghiên cứu
về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo quốc tế, từ đó
đưa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ cho doanh
nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó cũng có những bài viết nghiên cứu tập trung xoay quanh
vấn đề khởi nghiệp của các trường đại học của các nước trên thế giới:
Bài báo cáo “Vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp: nghiên cứu so sánh
giữa hàn quốc và phần lan” của tác giả Matthias Deschryvere-Trung tâm
nghiên cứu Công nghệ Phần Lan và Younghwan Kim - Viện nghiên cứu
Chính sách KH&CN, Sejong-si, Hàn Quốc viết năm 2016 [23] chỉ ra tầm
quan trọng chiến lược của hệ sinh thái đổi mới đang ngày càng nhận được sự
4


quan tâm từ quan điểm khoa học cũng như quan điểm chính sách. Tuy nhiên,
hiện nay có rất ít bằng chứng thực nghiệm cho thấy tầm quan trọng của hệ
sinh thái này từ quan điểm của các doanh nghiệp non trẻ. Nghiên cứu này tập
trung vào vai trò của hệ sinh thái đối với các công ty đổi mới non trẻ (YICs)
và dựa vào dữ liệu điều tra bằng điện thoại tại Phần Lan và Hàn Quốc. Kết
quả này gồm 3 yếu tố: (i) các YIC Phần Lan tham gia tích cực vào hệ sinh
thái khởi nghiệp hơn Hàn Quốc; (ii) YIC Hàn Quốc ảnh hưởng tới hệ sinh

thái thấp hơn YIC Phần Lan; (iii) ở cả 2 quốc gia này, các tổ chức quan trọng
trong hệ sinh thái đại diện là các giám đốc chiếm 1/3 các doanh nghiệp mẫu.
Bài viết “Hệ sinh thái khởi nghiệp - một số kinh nghiệm quốc tế và bài
học cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ và Cao Thị Minh Hảo [22]
đã tổng quan các vấn đề cơ bản của hệ sinh thái khởi nghiệp, về đặc điểm, vai
trò,và các yếu tố cấu thành nên hệ sinh thái đó. Phân tích kinh nghiệm phát
triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Hongkong, tập trung vào các khía cạnh:
Chính sách chính phủ và khuôn khổ pháp lý, tiếp cận thị trường, nguồn nhân
lực và lực lượng lao động, tài trợ tài chính
Các bài viết “Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học
ở Singapore”[6], “Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học ở
Mỹ”[7], “Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học ở Phần
Lan”[8] thuộc bản quyền của ITP group - Khu công nghệ phần mềm - Đại
học quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra được những giải pháp tích cực có thể áp
dụng cho trường học tại Việt Nam. Ví dụ như Việt Nam có thể học hỏi Mỹ
xây dựng các chương trình gắn kết giữa đại học và công nghiệp; Học hỏi
Singapore xây dựng hệ thống vườn ươm, các quỹ hỗ trợ dành cho từng lĩnh
vực như là lĩnh vực media số và tương tác, lĩnh vực năng lượng sạch… Học
tập các trường ở Phần Lan trong việc kết hợp giáo dục và khởi nghiệp, đào
tạo cho sinh viên kinh doanh khởi nghiệp và hỗ trợ tài chính ngay khi mới bắt
đầu khởi nghiệp.
5


3. Mục tiêu nghiên cứu
Một là xác định được thế nào là hệ sinh thái khởi nghiệp cùng các yếu
tố liên quan và cách vận hành.
Hai là phân tích được vai trò của trường Đại học trong hệ sinh thái khởi
nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là hệ thống hóa, mơ tả đặc trưng của các kiểu/loại khác nhau của

các cuộc thi khởi nghiệp và đánh giá được ưu, nhược điểm, tính khả thi, tính
phổ biến, khả năng ứng dụng thực tế trong môi trường Đại học... của từng
loại.
Bốn là phân tích được tác dụng của các cuộc thi khởi nghiệp trong
nước và nước ngoài đối với việc tăng cường vai trò của trường Đại học trong
hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng. Từ đó rút ra được các bài bài học kinh nghiệm từ các cuộc thi Khởi
nghiệp đã từng được tổ chức tại trường đại học trong nước và quốc tế.
Năm là đề xuất được các giải pháp, nguyên tắc, mô hình, quy trình... để
tổ chức các loại hình thi khởi nghiệp khác nhau trong các bối cảnh cụ thể của
trường Đại học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình cuộc thi startup phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao vai trò
của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi tài liệu: các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến khỏi nghiệp
và vai trò của trường đại học với các startup
+ Phạm vi vấn đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm Việt Nam và Quốc
tế về hệ sinh thái khởi nghiệp, vai trò của trường Đại học với hệ sinh thái khởi
nghiệp, các cuộc thi khởi nghiệp; Các giải pháp cụ thể để tổ chức các cuộc thi
khởi nghiệp trong các bối cảnh khác nhau; Các vấn đề liên quan đến tổ chức
cuộc thi Business Challenges 2020.
6


5.

Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát từ sinh viên để thu thập và xử lý thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm và phương pháp tổng kết kinh nghiệm, thu thập
thông tin về cơ sở lý luận.
6.

Kết cấu đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham

khảo, bài khoá luận được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hệ sinh thái khởi nghiệp
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong chương này, tổng quan các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp,
tình hình nghiên cứu và vận dụng lý thuyết về khởi nghiệp. Bối cảnh hội nhập
quốc tế hiện tại và kinh nghiệp tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường
đại học từ một vài quốc gia: Mỹ, Phần Lan, Singapore...Làm rõ được vai trò
của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp và các cuộc thi khởi nghiệp
Chương 2: Thực trạng khởi nghiệp tại việt nam và vai trò của của các
trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp
Chương này chủ yếu nói về tình hình khởi nghiệp hiện nay tại Việt
Nam, chỉ ra được cơ hội và thách thức của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt
Nam… Làm rõ được thực trạng vai trò của trường đại học cũng như thực
trạng các cuộc thi khởi nghiệp hiện nay.
Chương 3: Giải pháp tăng cường vai trò của trường Đại học trong hệ
sinh thái khởi nghiệp
Từ những thông tin tìm hiểu ở các chương trên có thể đưa ra được các
giải pháp giúp cho vai trò của trường Đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp
có sự ảnh hưởng nhất định.

7



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ SINH THÁI
KHỞI NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp
1.1.1. Khởi nghiệp
Khởi nghiệp: Ai bắt đầu một sự nghiệp cũng là một khởi nghiệp, khơng
phân biệt đó là làm thuê hay tự làm. Việc tạo ra một hộ kinh doanh, một
doanh nghiệp hay một cơng việc kinh doanh (khơng có tư cách pháp nhân
nào) hay bắt đầu mở trường học đều có thể gọi là khởi nghiệp. Khởi nghiệp là
một hoạt động gắn chặt với hoạt động kinh doanh. Khởi nghiệp là việc tập
hợp các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền, thời gian...) để tìm kiếm một mô
hình kinh doanh mới và nhanh chóng xây dụng thành một tổ chức/doanh
nghiệp có quy mơ, đồng thời có khả năng lặp lại hay nhân rộng ở các thị
trường khác nhau và thường tận dụng công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh.1
Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho
riêng mình. Qua đó bạn có thể thuê các nhân viên về làm việc cho bạn và bạn
là người quản lý công ty, doanh nghiệp của mình. Khởi nghiệp mang lại rất
nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao
động.
Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo
ra cơng việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm
thuê. Họ được tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì
nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm
thuê mang lại.
Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm
nhiều công ăn việc làm. Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất

1


Robehmed,2013.

8


nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia
đình.
Bằng việc tạo ra lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giữ tỉ
lệ thất nghiệp của nền kinh tế ở mức an tồn, khởi nghiệp thành cơng gián
tiếp góp phần ổn định xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây
ra như trộm cắp, bài bạc, đua xe, ma túy... Khởi nghiệp cũng góp phần giảm
áp lực lên nền kinh tế, trợ cấp xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển.
Khởi nghiệp sáng tạo (startup): là tổ chức đi tìm kiếm một mơ hình
kinh doanh mới, có thể nhân rộng ra được và lặp lại được. Nói một cách khác,
khởi nghiệp sáng tạo thì yếu tố sáng tạo là quan trọng số một. Sự sáng tạo cần
xác định rõ là ở phạm vi nào, quốc gia, khu vực hay quốc tế. Vì cùng là tìm
kiếm những giá trị mới, mô hình mới, sự xuất hiện của các nhà đầu tư là hoàn
toàn dễ hiểu bởi lẽ nhà đầu tư cũng tìm kiếm những thị trường mới, mô hình
mới để đạt khả năng tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ. Do đó, khởi nghiệp sáng
tạo thường gắn với đầu tư, thuyết trình, vườn ươm, tăng tốc.
Tinh thần khởi nghiệp (entrepreneurship) còn được gọi là tinh thần
doanh nhân khởi nghiệp, là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trên thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu thì những doanh nhân có tinh thần khởi nghiệp thật
sự phải là những con người mà bản thân họ có hồi bão vượt lên số phận,
chấp nhận rủi ro với tinh thần đổi mới và sáng tạo; đồng thời dũng cảm gánh
chịu những tai họa nghiêm trọng về vật chất và tinh thần khi làm ăn thua lỗ.
Nhà kinh tế học Mỹ Peter F. Drucker cho rằng “tinh thần doanh nhân khởi
nghiệp được hiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp - người tiến hành
việc biến những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới
thành những sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế. Kết quả của những hành

động này là tạo nên những tổ chức mới hoặc góp phần tái tạo những tổ chức
đã “già cỗi”. Hình thức rõ ràng nhất của tinh thần doanh nhân khởi nghiệp là
9


bắt đầu xây dựng những doanh nghiệp mới”. Tổng quát, có thể nói tinh thần
khởi nghiệp là tinh thần đổi mới, sáng tạo.
1.1.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp
1.1.2.1. Định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp
Theo Cục thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, Hệ sinh thái khởi
nghiệp được định nghĩa: “là một tập hợp các tác nhân kinh doanh tiềm năng
và hiện tại liên kết với nhau, các tổ chức kinh doanh như các công ty, các nhà
đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần - angels, các ngân hàng, các định
chế trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, các thực thể tài
chính) và các quá trình kinh doanh như tỷ lệ thành lập doanh nghiệp, số các
công ty tăng trưởng cao, mức độ “khởi nghiệp bom tấn”, số các doanh nhân
khởi nghiệp liên tục (serial entrepreneur), mức độ tâm lý bán tháo (sellout
mentality) trong công ty và mức độ tham vọng kinh doanh, tất cả hợp nhất
chính thức và khơng chính thức để kết nối, dàn xếp và chi phối các hoạt động
trong môi trường doanh nghiệp địa phương” [5].
Khái niệm “hệ sinh thái khởi nghiệp” đề cập đến mối tương tác diễn ra
giữa một loạt các bên liên quan là các tổ chức và cá nhân để thúc đẩy sự hình
thành các công ty khởi nghiệp nhỏ và vừa (SME), có tính đổi mới sáng tạo và
khả năng tăng trưởng cao.
1.1.2.2. Các đặc điểm của hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp thường hình thành ở những nơi có các tài sản
mang đặc tính địa phương. Các hệ sinh thái khởi nghiệp có đặc trưng là
những nơi đáng sống hoặc nhờ vào sức hấp dẫn về văn hóa hay các thuộc tính
tự nhiên tạo ra các cơ hội cho các hoạt động kinh doanh. Các hệ sinh thái này
thường có xu hướng thiên về các lĩnh vực có cường độ tri thức chuyên sâu, sử

dụng những số lượng lớn nhân sự tốt nghiệp đại học. Trong một số trường
hợp, một hệ sinh thái khởi nghiệp có thể xuất hiện từ một truyền thống công
10


nghiệp trước đó.
Hệ sinh thái khởi nghiệp cịn mang đặc trưng “giàu thông tin". Trong
môi trường như vậy, các cá nhân có thể truy cập và tiếp cận các thơng tin về
nhu cầu của người mua mới, về các công nghệ mới, về các khả năng vận hành
hoặc giao dịch, về tính khả dụng của máy móc, về các dịch vụ marketing…,
và do đó có thể dễ dàng nhận thấy những lỗ hổng trong các sản phẩm, dịch vụ
hoặc nhà cung cấp để khắc phục. Một số nghiên cứu đã xác định các cá nhân
mà họ gọi là “nhà giao dịch” (deal-maker) là những người đóng vai trị trung
tâm trong quá trình chia sẻ thông tin. Họ được xác định là những người có
kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ, họ có các kỹ năng, tri thức và có thể kết
nối con người với nguồn lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp non trẻ Bằng
cách chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, thông tin và các nguồn lực, và cung
cấp các mối quan hệ với các cá nhân và các tổ chức thích hợp (ví dụ như
khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ, nhân tài) họ có thể giúp các cơng ty hiện
thực hóa được tiềm năng tăng trưởng của mình.
Các khía cạnh văn hóa cũng là những đặc điểm quan trọng của các hệ
sinh thái khởi nghiệp. Quan điểm “cho trước khi nhận” (give-before-you-get)
đã ăn sâu vào trong cộng đồng khởi nghiệp, nền văn hóa chia sẻ rộng rãi kinh
nghiệm kiến thức và chuyên môn. Thái độ đối với thất bại cũng rất quan
trọng: Các nhà khởi nghiệp không xấu hổ khi thất bại. Họ ngay lập tức có thể
được chào đón như một nhà tư vấn cho các công ty khác, các khởi nghiệp gia
tại chỗ đối với các công ty đầu tư mạo hiểm, và các nhà cố vấn hoặc điều
hành cho tổ chức thúc đẩy kinh doanh... Mặc dù nhiều người tạm nghỉ một
thời gian nhưng họ thường trở lại cuộc chơi một cách nhanh chóng. Đi kèm
theo đó là triết lý thử nghiệm và thất bại nhanh. Trong các cộng đồng khởi

nghiệp sôi động, nhiều người đang thử nghiệm những ý tưởng mới và tự
nguyện thất bại nhanh để tìm ra những ý tưởng phù hợp và có thể thành cơng.
11


Sự sẵn có nguồn lực tài chính là một đặc điểm quan trọng khác của hệ
sinh thái khởi nghiệp. Điều đặc biệt quan trọng là số lượng cần thiết các nhà
đầu tư khởi sự và vốn mồi để cung cấp tài chính và sự hỗ trợ khác. Các nhà
đầu tư thiên thần, các nhà khởi nghiệp hiện thời và các nhà quản lý cấp cao
đều đóng một vai trị quan trọng. Các nhà đầu tư địa phương phải có các mối
liên kết với các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia và quốc tế để làm tăng các
khoản đầu tư và tiếp tục đầu tư vào các giai đoạn sau, cung cấp các dạng hỗ
trợ giá trị gia tăng cần thiết cho các doanh nghiệp phát triển.
Quá trình “tái tạo khởi nghiệp” được hiểu như sau: Các doanh nhân đã
từng xây dựng thành cơng các cơng ty và sau đó bán đi, họ thường sẽ rời khỏi
công ty ngay sau khi nó được bán (mặc dù một số vẫn làm việc trong một thời
gian ngắn để có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý trong một công ty được
phát triển ở tầm cao hơn). Nhưng điều quan trọng là họ vẫn tham gia trong
cụm/hệ sinh thái, tái đầu tư của cải và kinh nghiệm để tạo ra thêm các hoạt
động khởi nghiệp sáng tạo. Một số sẽ trở thành doanh nhân khởi nghiệp, bắt
đầu bằng các doanh nghiệp mới. Số khác có thể trở thành nhà đầu tư thiên
thần, cung cấp kinh phí khởi nghiệp cho các doanh nghiệp mới và đóng góp
kinh nghiệm của họ thơng qua một vị trí trong ban giám đốc; hoặc họ cũng có
thể thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm. Một số trở thành các nhà tư vấn và cố
vấn, các thành viên hội đồng quản trị và tham gia vào giảng dạy kinh doanh
với vai trị “pracademics” (chuyên gia có kinh nghiệm thực tế). Một số doanh
nhân bỏ tiền ra tham gia vào việc thành lập và hỗ trợ các hoạt động cải thiện
mơi trường khởi nghiệp sáng tạo, ví dụ như bằng cách vận động Chính phủ và
thành lập các tổ chức hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp. Sự tham gia của các
doanh nhân giàu kinh nghiệm là nguyên nhân thành công chủ yếu của một hệ

sinh thái khởi nghiệp.

12


1.1.2.3. Vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp có vai trị cung cấp các cơ hội mới cho các cá
nhân, tổ chức nằm trong hệ thống. Hệ sinh thái khởi nghiệp không chỉ giúp
tăng trưởng trong cơ hội việc làm, mà còn thúc đẩy quá trình hình thành của
các ngành công nghiệp mới. Điều này sẽ lại làm đa dạng hóa cơ hội việc làm
và giúp các cá nhân có kinh nghiệm và tài năng tìm được việc làm.
Hệ sinh thái khởi nghiệp càng hỗ trợ đổi mới trong các ngành công
nghiệp mới thì sẽ càng đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng, làm tăng thu
nhập cho người dân địa phương và tạo nhiều cơ hội to lớn cho thị trường xuất
khẩu. Hệ sinh thái khởi nghiệp càng có tính ủng hộ cao thì sẽ mức độ phát
triển nhanh hơn và đảm bảo cho địa phương sở hữu hệ sinh thái khởi nghiệp
đó có thể dẫn đầu thế giới về tinh thần kinh doanh và đổi mới.
Việc phát triển tinh thần doanh nhân không chỉ tập trung vào kinh
doanh mà còn ở cấp cơ sở giáo dục. Một hệ sinh thái khởi nghiệp tốt cần phải
chuyển đổi từ nền giáo dục truyền thống và đảm bảo cho các thế hệ tương lai
được giáo dục về các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ mới nổi, và học
tập kinh nghiệm để nắm bắt được tinh thần kinh doanh cho giới trẻ; cần phải
xóa bỏ sự kỳ thị tiêu cực xung quanh các loại hình và phương thức giáo dục
phi truyền thống, khuyến khích các tổ chức trao quyền cho học sinh, sinh viên
theo đuổi những ý tưởng và những kế hoạch kinh doanh của mình.
1.1.2.4. Các yếu tố cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp
Một là Tiếp cận thị trường. Tiếp cận thị trường với khách hàng trả tiền
là huyết mạch của tất cả các công ty vì lợi nhuận. Các công ty khởi nghiệp rất
đa dạng về thời gian dự kiến thu hồi vốn, cũng như mức độ doanh thu ban
đầu. Mốc thời gian khi mà doanh thu bắt đầu tăng trưởng có thể khác nhau

đối với các công ty khác nhau, nhưng nhu cầu có doanh thu bền vững ở một
vài giai đoạn quan trọng là sự quan tâm trọng yếu của tất cả các công ty. Sự
13


sẵn có của các thị trường có thể tiếp cận rất quan trọng với sự phát triển của
các công ty. Một khía cạnh chính của tiếp cận thị trường là số lượng và loại
khách hàng tiềm năng. Một khía cạnh khác là liệu khách hàng tiềm năng đang
ở trong nước hay ở nước ngồi. Đối với các cơng ty khởi nghiệp của một khu
vực cụ thể, khi quy mô tiếp cận thị trường của họ tăng, thì khả năng đẩy mạnh
doanh thu cũng tăng theo.
Hai là nguồn nhân lực và lực lượng lao động. Việc mở rộng quy mô
của một công ty khởi nghiệp được tăng cường bởi chất lượng và số lượng
nhân viên tiềm năng. Các yếu tố cấu thành của thành phần này là: tài năng
quản lý; tài năng kỹ thuật; kinh nghiệm của các doanh nhân; khả năng thuê
ngoài; tiếp cận nguồn nhân lực nhập cư. Những yếu tố trên thừa nhận tính
khơng đồng nhất của nguồn nhân lực có thể ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ
tăng trưởng của công ty.
Ba là tài trợ và tài chính. Các cơng ty có dự trữ tài chính lớn có lợi ở
sự linh hoạt trong việc thu thập nhiều nguồn lực giúp duy trì sự tăng trưởng
của họ. Nguồn tài chính là yếu tố chủ chốt để có
thể thuê nhân sự, mua hoặc cho thuê các tòa nhà và thiết bị, đầu tư vào tiếp thị
và bán hàng, tạo điều kiện cho khách hàng dùng thử... Các công ty khởi
nghiệp có nhiều lựa chọn để xây dựng các nguồn lực tài chính của mình. Các
lựa chọn này bao gồm: doanh thu từ khách hàng; hỗ trợ từ các đối tác liên
minh; vốn từ bạn bè và gia đình; nhà đầu tư thiên thần; cổ phần tư nhân; vốn
đầu tư mạo hiểm; và tiếp cận nợ. Nguồn tài chính càng có sẵn thì các cơng ty
khởi nghiệp càng có địn bẩy để mở rộng quy mơ nhanh hơn, theo một cách
bền vững hơn. Trong một số trường hợp, một quỹ mạo hiểm đủ mới hoặc
khác biệt mới có thể thu hút nguồn tài chính khơng có sẵn cho nhiều cơng ty

khởi nghiệp. Hỗ trợ tài chính từ nhà nước cũng đóng một vai trị quan trọng
trong việc thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp.
14


Bốn là hệ thống hỗ trợ và cố vấn. Các khu vực ngành nghề, các công ty
khác nhau rất nhiều về chiều rộng và chiều sâu của năng lực nhân sự và của
các cơ chế tạo điều kiện kinh doanh, từ đó hỗ trợ các cơng ty khởi nghiệp kết
nối với các yếu tố khác trong nền kinh tế để mở rộng quy mô công ty. Các cơ
chế này cũng là các yếu tố cấu thành của thành phần hệ thống hỗ trợ và cố
vấn như sau: các nhà cố vấn; các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp; vườn ươm
doanh nghiệp; và mạng lưới các doanh nhân khởi nghiệp.
Năm là chính sách chính phủ và khn khổ pháp lý. Có sự khác biệt
đáng kể giữa các khu vực về cách mà chính sách chính phủ và khn khổ
pháp lý giúp gia tăng hoặc làm kìm hãm việc bắt đầu và mở rộng quy mô của
các công ty khởi nghiệp. Về khía cạnh này, ba yếu tố cấu thành chủ chốt là:
điều kiện dễ bắt đầu kinh doanh; ưu đãi thuế; và hệ thống luật cũng như các
chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Các yếu tố cấu thành còn lại bao gồm
những khác biệt chính về cơ sở hạ tầng trên các khu vực cũng có thể ảnh
hưởng đến sự phát triển của công ty khởi nghiệp: tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ
bản (nước, điện, khí, các nguồn năng lượng khác); tiếp cận với viễn thông; và
tiếp cận với giao thông (đường bộ, đường sắt, đường hàng không).
Sáu là giáo dục và đào tạo. Các công ty khởi nghiệp có thể hưởng lợi từ
sự sẵn có lực lượng lao động có học vấn. Giáo dục giúp nâng cao năng lực học
hỏi những điều mới mẻ và người lao động có sự đánh giá tốt hơn về những cơ
hội và thách thức trên thị trường và nơi làm việc. Nhiều khoản đầu tư cho giáo
dục phổ thông được thực hiện ở cấp chính phủ có thể có tác động lâu dài. Giáo
dục còn được thể hiện ở mức độ đào tạo chuyên biệt cho doanh nhân, và điều
này phụ thuộc một phần vào sự sẵn có các doanh nhân, các tổ chức khuyến
khích tinh thần kinh doanh, các nhà giáo dục…; và những người này bằng cách

đúc kết các kinh nghiệm quan trọng từ các khu vực mà họ đã làm việc, có thể
phát triển vốn nhân sự khởi nghiệp trong các khu vực tương ứng.
15


Bảy là các trường đại học đóng vai trị xúc tác. Các cơ sở giáo dục như
Đại học Stanford và Đại học California Berkeley ngay từ đầu và ngày nay vẫn
tiếp tục đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh doanh ở Silicon
Valley. Chức năng của các trường đại học lớn hình thành nên các yếu tố cấu
thành của thành phần này là: thúc đẩy văn hoá tơn trọng tinh thần kinh doanh;
đóng vai trị chính trong việc hình thành ý tưởng cho các công ty mới; và
đóng vai trị chính trong việc cung cấp sinh viên tốt nghiệp cho các công ty
mới.
Tám là hỗ trợ văn hoá. Nhiều diễn đàn thảo luận về các hệ sinh thái
kinh doanh hàng đầu đã đề cập đến sức mạnh của hỗ trợ văn hố cho doanh
nhân để giải thích sự khác biệt giữa các khu vực trong sự đóng góp của các
cơng ty kinh doanh. Các khía cạnh khác nhau của hỗ trợ văn hoá tạo thành
yếu tố cấu thành của thành phần này bao gồm: khoan dung với rủi ro và thất
bại; sự ưu tiên cho lao động tự làm chủ; các mô hình về câu chuyện thành
công; văn hố nghiên cứu; hình ảnh tích cực về tinh thần kinh doanh; và có
các lễ kỷ niệm, tán dương sự đổi mới.
1.2. Hệ thống khởi nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
1.2.1. Nội dung chính của bối hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1.1. Hội nhập trong khuôn khổ ASEAN
Trong bức tranh phát triển chung của ASEAN hơn 50 năm qua, hợp tác
kinh tế là mảng sôi động với nhiều kết quả cụ thể và thiết thực. Thành tựu nổi
bật nhất dưới trụ cột kinh tế là chúng ta đã tranh thủ được những cơ hội trong
hội nhập kinh tế ASEAN để mở rộng thị trường xuất khẩu, bước đầu tham gia
vào chuỗi giá trị khu vực, góp phần thức đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách
chính sách trong nước, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với

yêu cầu hội nhập. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN đã tạo ra cơ hội cho Việt
Nam cũng như các nước thành viên khác. Chúng ta có được mơi trường hịa
16


bình và ổn định để tập trung phát triển kinh tế-xã hội cũng như tranh thủ được
sự đồng tình và ủng hộ của các nước trong việc xử lý những thách thức đối
với an ninh và phát triển của ta, nhất là trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích
ở Biển Đơng. Chúng ta có cơ hội lớn hơn trong tiếp cận các thị trường trong
và ngoài khu vực, đồng thời thu hút được ngày càng tăng đầu tư và kinh
doanh từ bên ngồi. Có điều kiện nâng cao năng lực thông qua cơ hội tiếp
nhận được thông tin, khoa học-công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại và
nguồn lực, đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, tạo chuyển biến
tích cực trong việc xây dựng và hồn thiện chính sách, luật lệ và thủ tục trong
nước cho phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập quốc tế.
Ngồi ra cịn có điều kiện thuận lợi để mở rộng và tăng cường quan hệ với
các đối tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, cũng như tham gia sâu rộng
hơn vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế hay liên khu vực rộng lớn hơn; qua đó
góp phần nâng cao vai trị và vị thế quốc tế của Việt Nam.
1.2.1.2. Hội nhập trong khuôn khổ APEC
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của (APEC) vào năm
1998. Thành tựu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta trong hơn
20 năm qua đã khẳng định chủ trương tham gia APEC là hoàn toàn đúng đắn
và đúng thời điểm. APEC đã mang lại nhiều lợi ích về chiến lược, kinh tế,
thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy cải cách trong nước, nâng cao vị thế
quốc tế của Việt Nam. APEC là diễn đàn quy tụ 14 trên 28 đối tác chiến lược,
đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu
của nước ta, chiếm 75% kim ngạch xuất nhập khẩu, 78% tổng vốn đầu tư trực
tiếp và 79% lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam2.
Tham gia APEC góp phần quan trọng nâng cao vị thế quốc tế của Việt

Nam. Là thành viên APEC, Việt Nam có vai trị, tiếng nói bình đẳng trước
2

Số liệu tìm kiếm theo nguồn tổng cục thống kê.

17


nền kinh tế hàng đầu thế giới trong tham gia định hình liên kết kinh tế khu
vực. Bên cạnh đó, diễn đàn APEC cũng là kênh quan trọng để chúng ta thúc
đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều
sâu và thực chất. Điều này có ý nghĩa quan trọng để chúng ta đẩy mạnh triển
khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa
phương.
Tham gia APEC và thực hiện các sáng kiến về mở cửa thương mại, đầu
tư, tạo điều kiện kinh doanh góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách trong
nước, từng bước hồn thiện thể chế chính sách, quy định phù hợp với các cam
kết quốc tế. Tham gia sân chơi APEC tạo tiền đề để Việt Nam tham gia vào
những sân chơi rộng lớn và có mức độ cam kết hơn hơn như WTO, các FTA,
trong đó có những FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao. Việc thực hiện các cam
kết quốc tế cũng là đòn bẩy để hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ
liêm khiết, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Là thành
viên đang phát triển trong APEC, Việt Nam đã đề xuất thực hiện cũng như
hưởng lợi từ các chương trình xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật. Một
trong ba trụ cột chính của APEC là hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH),
hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển nâng cao năng lực, cải cách kinh tế và
hội nhập khu vực, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển. Việc triển khai
các sáng kiến cùng các dự án hỗ trợ của APEC đã góp phần nâng cao năng
lực hội nhập quốc tế cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, tăng
cường kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập.

Diễn đàn APEC cũng mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Hội
đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và Hội nghị thượng đỉnh doanh
nghiệp APEC hàng năm là dịp quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất
khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo, chủ động tham gia đóng góp xây dựng
18


chính sách liên kết kinh tế khu vực, đồng thời tạo khuôn khổ để doanh nghiệp
Việt Nam kết nối với các tập đoàn hàng đầu thế giới. APEC cũng hỗ trợ các
doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong tiếp cận thị trường,
hưởng môi trường đầu tư, kinh doanh và điều kiện đi lại thuận lợi, tìm kiếm
các nhà đầu tư chiến lược, tiếp cận công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến.
1.2.1.3. Tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA)
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán,
ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong bối cảnh hệ thống
thương mại đa biên đang gặp phải những khó khăn nhất định, sự phát triển
hợp tác kinh tế song phương và khu vực, thể hiện qua việc hình thành các
FTA là một sự bổ trợ quan trọng cho mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư
đa phương trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Việc hình thành các FTA với mức
độ tự do hoá sâu rộng đã và đang đem lại những cơ hội và cả thách thức
không nhỏ đối với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Chính vì
vậy, Việt Nam khơng thể đứng ngồi cuộc mà cần phải chủ động nắm bắt xu
thế FTA, tham gia có lựa chọn để nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng
quan hệ kinh tế thương mại với các đối tác quan trọng. Việc Việt Nam ký kết
các FTA song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị
trường toàn cầu,cũng như được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối
tác thuận lợi hơn. Bởi phần lớn các rào cản và điều kiện trong buôn bán đã
được cam kết dỡ bỏ, chủ yếu là các hàng rào thuế quan (hầu hết về 0% hoặc

dưới 5%) đã mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng
sáng lạn cho nhiều ngành sản xuất hàng hóa của chúng ta, kéo theo đó là lợi
ích cho một bộ phận lớn người lao động trong các Cơng ty có hoạt động xuất
nhập khẩu. Hơn nữa, các rào cản về thủ tục pháp lý đồng thời cũng được giảm
thiểu và tối giản hơn, tạo điều kiện để Doanh nghiệp bước ra thị trường quốc
19


×