Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

chủ đề môn LHNGĐ (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.09 KB, 17 trang )

1.

Phân tích một số quan hệ nhân thân theo quy định của pháp luật hơn
nhân và gia đình 2014 mà anh, chị tâm đắc nhất.

Quan hệ giữa vợ và chồng là các nhóm quan hệ về nhân thân và tài sản giữa
vợ và chồng. Nhóm các quan hệ về nhân thân bao gồm:
Vợ chồng tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau
Vợ chồng phải chung thủy
Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau
Vợ chồng phải u thương, tơn trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau
Vợ chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú
Vợ chồng có các quyền tự do dân chủ
Vợ chồng có quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập
Trong các nhóm quan hệ nêu trên, nhóm em tâm đắc nhất về hai mối quan hệ
là: vợ chồng phải chung thủy với nhau và vợ chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú
 Vợ chồng phải chung thủy với nhau








Quan hệ vợ chồng là sự thể hiện tình cảm của hai người đối với nhau, là tình
u chung thủy, sắt son một lịng làm trọng
"Ước gì anh hóa ra hoa
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn
Ước gì anh hóa ra chăn
Để cho em đắp, em lăn, em nằm"


Luật Hơn nhân gia đình năm 2000 tại Điều 18 quy định “ Vợ chồng chung
thủy, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bề vững”. Trong luật Hơn nhân gia đình
năm 2014 tại Điều 19 cũng có quy định như sau:
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương u, chung thủy, tơn trọng, quan tâm, chăm sóc,
giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các cơng việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa
thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Tuy luật Hơn nhân gia đình năm 2014 khơng có định nghĩa cùm từ “ chung
thủy” là như thể nào nhưng theo tinh thần của luật Hôn nhân gia đình năm 2000
thì nghĩa vụ chung thủy là việc người vợ, người chồng phải ln chung tình, gắn
bó tình cảm yêu thương với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.
Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng được duy trì trong suốt thời kỳ hơn nhân. Sự
chung thủy là sự gắn kết giữa pháp luật và đạo đức.
1


Trong mỗi giai đoạn lịch sử, những quan niệm về sự chung thuỷ của vợ
chồng cũng có sự khác nhau về cơ bản:

Trong thời kỳ nguyên thuỷ của xã hội lồi người khi con người chưa có
quan hệ hơn nhân và gia đình. Quan hệ giữa người đàn ơng và người đàn bà
mang tính chất bầy đàn và bừa bãi.

Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quan hệ hôn nhân và gia đình
ảnh hưởng nặng nề tư tưởng Nho giáo. Pháp luật nhà Lê đã quy định những
quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng như: Nghĩa vụ đồng cư, nghĩa vụ phù
trợ, nghĩa vụ trung thành và nghĩa vụ tòng phu. Nghĩa vụ chung thuỷ chỉ đặt ra
đối với người vợ vì người chồng có quyền đa thê. Pháp luật thời này cho phép

và khuyến khích người đàn ông lấy nhiều vợ.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, quan niệm chỉ người phụ nữ mới phải thực
hiện nghĩa vụ chung thuỷ vẫn tồn tại và thể hiện rất rõ trong phong tục tập quán
cũng như pháp luật. Khi người chồng chết, một người phụ nữ được coi là tiết
hạnh, được kính trọng khi người phụ nữ này ở vậy để thờ chồng. Điều này thể
hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng trong gia đình.
Ở miền Nam, trong thời kỳ dưới chế độ Việt Nam Cộng hồ thì quan niệm
này đã được thay đổi. Theo Luật gia đình năm 1959 Sắc luật năm 1964, Bộ dân
luật Sài Gòn năm 1972, nghĩa vụ chung thuỷ có tính chất bắt buộc đối với cả hai
vợ chồng: “Vợ chồng phải lấy tình nghĩa thủy chung mà đối đãi với nhau”. Chế
tài đặt ra đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ này là rất chặt chẽ nhằm ngăn ngừa
và trừng phạt các hành vi ngoại tình.
Tuy vậy, trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, những hành
vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy hay cịn được gọi là ngoại tình diễn ra phổ biến.
Hành vi ngoại tình là việc có quan hệ u đương bất chính với người đã có vợ,
có chồng hoặc là hành vi quan hệ tình dục với người khác.
 Vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm ngồi hơn nhân nhưng vẫn thực
hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ với gia đình. Hành vi này khơng gây ra hậu quả
về vật chất, bạo lực gia đình nhưng gây tổn thương sâu sắc đến tinh thần của đối
phương.
Ví dụ cho hành vi trên: Vợ hoặc chồng bị bệnh nằm liệt giường hoặc bị bệnh
tâm thần. Người kia không muốn ly hơn mà vẫn tận tình chăm sóc, họ chỉ muốn
có một quan hệ ngồi hơn nhân để bù đắp những khoảng trống về mặt cảm xúc.
 Vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm ngồi hơn nhân và khơng thực hiện
đầy đủ quyền và nghĩa vụ với gia đình. Quan hệ này có thể cơng khai hoặc bí
mật và có thể kéo dài hoặc nhất thời. Trường hợp này gây ra hậu quả nghiêm
trọng về vật chất lẫn tinh thần của các thành viên trong gia đình lớn hơn so với
hành vi trên.
2



Tuy nhiên có trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc
năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc.
Dù đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng những vẫn được pháp luật
công nhận do hồn cảnh chiến tranh.
Tình u thương giữa vợ và chồng khơng giống tình u thương giữa cha mẹ
và con, giữa những người có quan hệ huyết thống nói chung, cũng như giữa
những người bạn, những người đồng nghiệp. Đó là là tình cảm gắn bó giữa hai
con người khác giới tính trong cuộc sống chung. Theo F. Engels, “bản chất của
tình u là khơng thể chia sẻ”.
 Vợ chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú
Để thực hiện quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp cũng
như cũng như nhằm loại trừ định kiến xã hội trong xác định vai trò của người vợ
trong gia đình “ Thuyền theo lái, gái theo chồng”, pháp luật Việt Nam cơng nhận
và bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc lựa chọn nơi cư trú.
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng dựa trên cơ sở sự thỏa thuận, bàn bạc
thống nhất ý kiến với nhau theo quy định tại Điều 20 luật Hơn nhân gia đình năm
2014 “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị
ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính”.
Luật Cư trú năm 2006 tại khoản 1 Điều 12 quy định “ Nơi cư trú của công
dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công
dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”. Để đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định
và điều kiên làm việc của mỗi bên thì chỗ ở của vợ, chồng là do hai người tự bàn
bạc và thỏa thuận.
Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận:
 Vợ, chồng cùng thống nhất ý kiến về chỗ ở chung tạo điều kiện thuận lợi
để tạo thuận lợi cho vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con.
 Vợ, chồng vì điều kiện hồn cảnh, cơng việc khơng thống nhất chỗ ở thì
có quyền lựa chọn chỗ ở.

 Vợ có chỗ ở riêng và chồng cũng như vậy thì cũng khơng ảnh hưởng đến
tài sản cũng như quyền và nghĩa vụ đối với con cái.
2.
Trình bày quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình về chế độ tài
sản theo thỏa thuận.
Tài sản vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng của luật hơn nhân
và gia đình. Sau khi kết hôn, xuất hiện sự phức tạp trong việc xác định tài sản
chung, tài sản riêng vợ chồng cũng như các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt đối với khối tài sản này. Tài sản giữa vợ chồng khi đó bao gồm
khối tài sản được người vợ hoặc người chồng tạo lập trước thời kỳ hôn nhân, khối
3


tài sản được vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, khối tài sản được tặng cho
riêng, được tặng cho chung và các hoa lợi lợi tức phát sinh từ các khối tài sản này.
Nhận thức được tầm quan trọng của chế độ tài sản của vợ chồng, luật Hơn
nhân gia đình 2014 quy định chế độ tài sản theo thỏa thuận giúp cho các cặp vợ
chồng có thêm sự lựa chọn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và bản
thân, đồng thời đảm bảo sự hài hịa với sự đa dạng trong đời sống hơn nhân gia
đình, đảm bảo quyền lợi ích các thành viên trong gia đình.
Chế độ tài sản theo thỏa thuận được quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và
điều 59 của luật Hơn nhân gia đình 2014, và được hướng dẫn bởi 2 văn bản Nghị
định số 126/2014/NĐ-CP (từ Điều 15 đến Điều 18) và Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP (Điều 5 và Điều 6).
A. Căn cứ xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận
Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp hai
bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được
lập trước khi kết hơn, bằng hình thức văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết
hôn”. Theo quy định này, để xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, các bên phải

đáp ứng được các điều kiện sau:

 Thứ nhất, thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận phải được
lập trước khi kết hơn
Điều này có nghĩa là những cặp vợ chồng đã thực hiện việc kết hôn mà muốn
lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì khơng thể lựa chọn được nữa.

 Thứ hai, hai bên xác lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa
thuận phải tiến hành đăng ký kết hơn
Vì chế độ tài sản theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn,
nên các bên phải tiến hành đăng ký kết hơn thì mới xác lập được chế độ tài sản
theo thỏa thuận. Do đó, những trường hợp kết hôn trái pháp luật, những trường
hợp đăng ký kết hôn tại cơ quan không đúng thẩm quyền, về nguyên tắc sẽ không
thể xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, dù đã xác lập văn bản thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng trước đó.

 Thứ ba, hình thức của thỏa thuận phải bằng văn bản có cơng chứng
hoặc chứng thực
Đây là điều kiện về mặt hình thức của thỏa thuận. Khoản 2 Điều 117 Bộ luật
Dân sự 2015 quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Như vậy, trong trường hợp này thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trước khi
kết hôn hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung sau khi kết hôn bắt buộc phải lập thành
4


văn bản và có cơng chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Mọi hình thức
cịn lại đều khơng có giá trị pháp lý.

 Thứ tư, thỏa thuận không vi phạm nguyên tắc chung đối với chế độ tài

sản
Khơng xâm phạm đến quyền bình đẳng của vợ chồng, khơng xâm phạm đến
lợi ích chung của gia đình cũng như quyền lợi người thứ ba.


Thứ năm, vợ chồng thông báo cho người có quyền lợi liên quan

Khi vợ chồng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản thì phải thơng báo
cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nhằm đảm bảo việc thỏa thuận của
vợ chồng khơng xâm hại đến lợi ích chung của gia đình và người liên quan.


Thứ sáu, bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình

Vợ chồng có nghĩa vụ thơng báo cho người thứ ba khi xác lập giao dịch, nếu
vợ chồng vi phạm nghĩa vụ thì người thứ ba được coi là ngay tình và được pháp
luật bảo vệ theo điều 133 Bộ luật Dân sự 2015.
Lưu ý:
Đối với giao dịch liên quan đến tài sản ngân hàng, tài khoản chứng khốn,
bất động sản mà theo pháp luật khơng phải đăng ký quyền sở hữu mà được vợ,
chồng cung cấp thông tin liên quan đến việc thỏa thuận tài sản nhưng bên thứ ba
vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với những thơng tin đó.
Người thứ ba biết hoặc phải biết nhưng vẫn xác lập giao dịch trái với thỏa
thuận thì người thứ ba trong giao dịch này không được pháp luật bảo vệ, không
phải là người thứ ba ngay tình.
B. Nội dung cơ bản của chế độ tài sản theo thỏa thuận
Theo Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nội dung cơ bản của thỏa
thuận về chế độ tài sản bao gồm:

 Thứ nhất, tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ,

chồng
 Vợ chồng phải thỏa thuận cụ thể những tài sản nào là tài sản chung,
những tài sản nào là tài sản riêng.
Ví dụ: Vợ chồng có thể thỏa thuận tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn
và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ những tài sản này là tài sản riêng, những tài sản
khác phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung.

5


 Vợ chồng thỏa thuận tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết
hơn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung. Với cách thỏa thuận
này thì hồn tồn khơng tồn tại tài sản riêng cũng như nghĩa vụ tài sản riêng giữa
vợ và chồng.
Cách này hợp với truyền thống của phần lớn con người Việt Nam, với quan
niệm “của chồng cơng vợ” thì tất cả những gì thuộc về vợ hoặc chồng hoặc của
hai người đều được xem là tài sản chung của vợ chồng; khơng có tài sản riêng,
khơng có nghĩa vụ riêng; Vợ chồng phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, cùng
nhau gánh mọi trách nhiệm tinh thần và vật chất.
Vợ chồng có thể tự chọn cho mình một cách thỏa thuận khác, miễn sao phù
hợp với hoàn cảnh của vợ chồng, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

 Thứ hai, quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản
riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu
của gia đình
Khi đã xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, bên cạnh việc
xác định tài sản chung, tài sản riêng, vợ chồng cũng cần phải xác định nghĩa vụ
đối với tài sản chung và tài sản riêng và giao dịch có liên quan để dễ dàng ứng xử
trong quá trình chung sống.
Sử dụng tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống là nghĩa vụ

của cả vợ và chồng dù là sử dụng tài sản chung hay riêng.

 Thứ ba, điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt
chế độ tài sản
Các bên cần thỏa thuận cụ thể về điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia
tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản thỏa thuận để hạn chế xảy ra tranh chấp và tiết
kiệm thời gian khi phân chia tài sản.
C. Căn cứ chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng bị vô hiệu khi có yêu cầu của những người có quyền và lợi ích liên quan
theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
 Thứ nhất, khơng tn thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy
định tại Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Khoản 1 Điều
117 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Chủ
thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
6


Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.

 Thứ hai, vi phạm một trong các quy định sau
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vi phạm quy định bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung của vợ chồng; có sự phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có
thu nhập; vi phạm nguyên tắc bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của gia đình; việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm

phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác; vi
phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng khi nhà là nơi ở duy nhất; vi
phạm các quy định về giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài
khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định
của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
 Thứ ba, nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp
dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha,
mẹ, con và thành viên khác của gia đình
Là trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy
định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 hoặc
để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích
hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật
Hơn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định.
3.

Hãy chỉ ra những điểm mới của Luật hôn nhân và gia đình 2014 so với
Luật hơn nhân và gia đình 2000 liên quan đến việc xác định tài sản
chung, tài sản riêng của vợ chồng về chế độ tài sản vợ chồng theo luật
định
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để cuộc sống của vợ chồng được
duy trì là việc tạo lập tài sản để ni sống gia đình. Việc xác định tài sản chung,
tài sản riêng là việc làm cần thiết. Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 có những
điểm mới về việc xác định tài sản chung, riêng so với luật Hơn nhân gia đình
năm 2000.
3.1. Tài sản chung của vợ chồng
3.1.1. Tài sản do vợ, chồng tạo ra thu nhập do lao động, sản xuất
kinh doanh
Tài sản để xác định là tài sản chung là tài sản mà vợ, chồng có được trong
thời kỳ hôn nhân. Theo khoản 7 điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và

khoản 13 điều 3 Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 có quy định “Thời kỳ hôn
nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký
7


kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Như vây, việc xác định tài sản chung của
vợ chồng được tính từ khi đăng ký kết hôn đến ngày phán quyết ly hơn của Tịa
án có hiệu lực.
Luật Hơn nhân gia đình năm 2000 trước đây cũng xác định tài sản do vợ
chồng tạo ra, thu nhập do lao động là tài sản chung nhưng khi áp dụng đã phát
sinh vấn đề: Trước khi trở thành vợ chồng, người vợ hoặc chồng thực hiện giao
dịch bằng tài sản riêng của mình nhưng giao dịch hoàn thành khi họ đã thành vợ
chồng, vậy tài sản đó được hiểu như thế nào.
Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung và xác định “Tài
sản hình thành từ tài sản riêng là tài sản riêng” theo khoản 2 điều 43.
Ví dụ: Anh A trước khi kết hơn có mua một căn nhà bằng tiền riêng của
mình, hợp đồng đã được cơng chứng. Một tháng sau, anh A kết hơn thì mới được
cấp giâý chứng nhận chủ quyền. Vậy căn nhà là tài sản riêng của anh A.
Vợ chồng tạo ra tài sản của mình dựa trên cơng việc hoặc nghề nghiệp,
pháp luật khơng căn cứ vào cơng sức đóng góp của mỗi người do sức khỏe, trình
độ, năng lực của vợ chồng không ngang bằng nhau.
3.1.2. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
Trên cơ sở khoản 1 điều 27 Luật Hơn nhân gia đình năm 2000 “Tài sản
chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc
được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản
chung”.
Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung điều 33 quy định “
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, trừ trường hợp được quy định tại

khoản 1 điều 40 của Luật này”.
Trước khi có Luật Hơn nhân gia đình năm 2014, khối tài sản từ hoa lợi,
lợi tức chưa được xác định rõ ràng là tài sản chung hay riêng. Với quy định tại
khoản 1 điều 33 của Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 đã xác định

Vợ chồng cùng góp sức trong việc xây dựng, phát triển khối tài
sản chung nên hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng được xác định là tài sản
chung dựa trên cơ sở khoản 1 điều 33 và khoản 4 điều 37 của Luật Hơn nhân
gia đình năm 2014.
Tài sản có trước khi kết hôn  Tài sản riêng  Hoa lợi, lợi tức phát sinh
trong thời kỳ hôn nhân  Tài sản chung

Dựa theo khoản 1 điều 40 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014,
nếu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng có được sau khi chia
tài sản chung thì đây là tài sản riêng.
8


Tài sản chung  Chia tài sản  Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được
chia  Tài sản riêng
3.1.3. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn
Theo khoản 1 điều 27 Luật Hơn nhân gia đình năm 2000 “ Quyền sử dụng
đất mà vợ chồng có được sau khi kết hơn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền
sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hơn, được thừa kế riêng
chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận”.
Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 đã bổ sung thêm“ Quyền sử dụng đất
mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường
hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thơng
qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Quyền sử dụng đất được nói đến là quyền sử dụng đất được nhà nước giao

cho vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng. Được Nhà nước cho thuê, được chuyển đổi,
chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp.
Theo nghị định 126 của Chính phủ, ngày 31/12/2014, những tài sản chung
mà vợ, chồng phải đăng ký quyền sở hữu và ghi tên cả hai vợ chồng: Quyền sử
dụng đất, những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký.
Nếu tài sản chung mà chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ chồng có
quyền u cầu cơ quan có thẩm quyền đổi giấy chứng nhận sở hữu, quyền sử
dụng đất ghi tên hai vợ chồng.
3.2. Tài sản riêng
Khoản 1 điều 32 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có quy định “Tài sản
riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản
được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được
chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật
này; đồ dùng, tư trang cá nhân”.
Đến Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 đã sửa đổi,bổ sung thêm một số loại
tài sản riêng khác theo quy định tại khoản 1, 2 điều 43 "Tài sản phục vụ nhu cầu
thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở
hữu riêng của vợ, chồng; Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ,
chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng; Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng trong thời kỳ hôn nhân ".
3.2.1. Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng
Trong cuộc sống thường ngày, mỗi người đều cần có những đồ dùng phù
hợp phục vụ nhu cầu sinh hoạt và cuộc sống. Ví dụ như: quần áo, giày dép, sách
vở,... Luật Hơn nhân gia đình năm 2000 quy định đồ dùng, tư trang cá nhân
được mua sắm từ tài sản chung của vợ, chồng là tài sản riêng của người đó. Tuy
nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt
của con người ngày càng cao, những đồ dùng tư trang cá nhân cũng ra mắt
phong phú và có giá trị.
9



Việc xem xét, giải quyết theo quy định luật năm 2000 cịn gặp nhiều khó
khăn. Nên Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 đã sửa đổi thành tài sản phục vụ
nhu cầu thiết yếu của vợ chồng, quy định này nhằm đảm bảo quyền tự do cá
nhân và cuộc sống riêng tư của vợ chồng.
3.2.2. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn
nhân
Xuất phát từ thực tế cuộc sống, Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 trên cơ
sở kế thừa Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đã xác định hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tài sản chung hoặc riêng
của vợ, chồng tùy theo trường hợp:

Vợ chồng cùng góp sức trong việc xây dựng, phát triển khối tài
sản chung tạo nên hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng được xác định là tài
sản chung dựa trên cơ sở khoản 1 điều 33 của Luật Hơn nhân gia đình năm
2014.

Dựa theo khoản 1 điều 40 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014,
nếu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng có được sau khi chia
tài sản chung thì đây là tài sản riêng.
4.
Trong những trường hợp nào vợ, chồng có quyền định đoạt tài sản
chung mà khơng phụ thuộc vào ý chí của chồng, vợ họ.
Việc định đoạt tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì
khơng phụ thuộc vào ý chí của vợ, chồng.
Vợ, chồng và các con khác nhau về giới tính, độ tuổi, sức khỏe, cơng việc,
… Mà nhu cầu của mỗi người đều khác nhau. Việc đảm bảo nhu cầu thiết yếu
được thực hiện bằng tài sản chung của vợ, chồng và là nghĩa vụ chung của cả
hai.
Đối với những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị khơng lớn

hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu hằng ngày của gia đình thì chỉ cần một bên vợ
hoặc chồng thực hiện hoặc đương nhiên coi là sự đồng ý của người còn lại.
Mặc dù giao dịch đó chỉ một bên vợ, chồng thực hiện với người thứ ba
nhưng vẫn được thừa nhận là phù hợp với pháp luật, vợ hoặc chồng không thể
yêu cầu tuyên bố hợp đồng này bị vô hiệu với lý do chưa có sự đồng ý của mình.
Việc thực hiên hợp đồng phải bằng tài sản chung của vợ chồng và vợ,
chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt thiết yếu hằng ngày theo điều 27, 30 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Có
như vậy quyền lợi của người thứ ba tham gia xác lập hợp đồng liên quan đến tài
sản chung của vợ chồng mới được đảm bảo.
Ví dụ: Người vợ ký với ông A hợp đồng vay tài sản với số tiền 5.000.000
để mua thuốc chữa bệnh cho con. Trong trường hợp này người vợ vay tiền phục
vụ nhu cầu thiết yếu là chăm sóc sức khỏa cho con nên cả hai vợ chồng đều có
trách nhiệm trả nợ cho ông A. Nếu tài sản chung không đủ trả thì vợ chồng có
nghĩa vụ thanh tốn bằng tài sản riêng.
10


Tại khoản 1, 2 điều 27 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định
“Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy
định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện
tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37
của Luật này”. Đây là một quy định rất quan trọng và cần thiết nhằm ràng buộc
trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau và đối với cuộc sống gia đình.
Điều này khắc phục được tình trạng đã xảy ra trên thực tế đó là sự thờ ơ,
vơ trách nhiệm của vợ chồng đối với công việc gia đình. Đơi khi vợ chồng tự
mình thực hiện những giao dịch dân sự vì nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình
nhưng khi trách nhiệm phát sinh thì người chồng, người vợ khơng chịu chia sẽ
trách nhiệm, khơng có sự hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau trong cuộc sống gia

đình.
5.
Nêu các nghĩa vụ chung của vợ chồng, vợ chồng phải chịu trách nhiệm
như thế nào đối với nghĩa vụ chung? Hãy phân tích 2 nghĩa vụ chung
của vợ chồng mà anh, chị tâm đắc nhất.
a. Nghĩa vụ chung của vợ chồng
Theo khoản 2 điều 28 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 “Tài sản chung
của vợ chồng được chỉ dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các
nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 đã dành riêng
một điều luật mới quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng theo điều 37.
 Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện
Giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
Giao dịch với tư cách người đại diện
Giao dịch do vợ chồng cùng thực hiện
 Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vợ, chồng cùng chịu trách nhiệm
Thiệt hại do vợ chồng cùng gây ra
Thiệt hại do con gây ra
Thiệt hại do tài sản chung gây ra
 Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
 Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối
tài sản chung hoặc tạo ra thu nhập
b. Trách nhiệm của vợ chồng đối với nghĩa vụ chung
Trong cuộc sống hôn nhân, vợ chồng cùng chung sức để đóng góp và tạo
nên khối tài sản chung nhất định. Với Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, vợ
chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung đối với tài sản của vợ
chồng được quy định tại khoản 2 điều 27 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
– Theo khoản 1 điều 37; Khi vợ chồng đồng thuận cùng nhau thực hiện
giao dịch dân sự như liên quan đến tài sản chung, vay tiền, thế chấp tài sản… thì
vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch đó.
– Theo khoản 2 điều 37; Gia đình là tế bào cần được chăm nom, nuôi

dưỡng, việc chi tiêu cho cuộc sống gia đình là cần thiết, hơn hết hơn nhân được
11


xây dựng dựa trên mong muốn từ hai phía để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi một bên thực hiện nghĩa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
như sửa nhà, ăn uống, chăm con…thì người còn lại cũng phải chịu trách nhiệm
về nghĩa vụ đó.
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển
khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
– Theo khoản 5 điều 37; Ví dụ như trường hợp con chưa thành niên mà
khơng có tài sản riêng gây thiệt hại và phải bồi thường thì cha mẹ cùng phải chịu
trách nhiệm vì trong trường hợp này cha mẹ là người giám hộ của con.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ví dụ: A và B là vợ chồng ( A có tài sản riêng là một chiếc xe ô tô). A làm
nghề chạy xe khách để kiểm sống. Cả nhà A và B đều sống nhờ thu nhập có
được từ nghề chạy xe của A. Khi xe của A gây tai nạn và phải bồi thường thiệt
hại cho người bị thiệt hại một khoản tiền được xác định là 100 triệu, qua điều
tra, được biết, nguyên nhân gây tai nạn là do sự cố của phanh xe khơng cịn an
tồn.
Dựa theo tính chất của quan hệ hơn nhân thì khi tài sản riêng của một bên
đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống
duy nhất của gia đình và tài sản riêng đó gây thiệt hại thì đây cũng là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại chung của hai vợ chồng.
c. Lựa chọn của nhóm
Trong các nghĩa vụ nêu trên, nhóm em tâm đắc nhất là: Nghĩa vụ bồi
thường thiệt hai do tài sản chung của vợ, chồng gây ra; Nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi
thường (Khoản 5 điều 37).


 Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ
luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra là loại
trách nhiệm dân sự, theo đó cha mẹ của đứa trẻ gây ra hành vi gây thiệt hại cho
người khác phải bồi thường những tổn thất mà con mình gây ra.
Theo khoản 1 điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định " Người nào có
hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Tuy nhiên, dựa trên cơ sở phân định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng theo năng lực hành vi dân sự và khả năng kinh tế thì
trong trường hợp người gây thiệt hại chưa thành niên hoặc thành niên nhưng mất
năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ người gây thiệt hại sẽ bồi thường thay. Cụ
12


thể theo Điều 74 của Luật hơn nhân gia đình 2014 " Cha mẹ phải bồi thường
thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự".
Theo quy định tại khoản 2,3 điều 586 Bộ Luật Dân sự 2015
– Khi con dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha mẹ bồi
thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình, con dưới mười lăm tuổi là đối
tượng khơng có năng lực bồi thường thiệt hại. Chỉ trong trường hợp tài sản của
cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì dùng tài sản riêng đó
bồi thường phần cịn thiếu
–Khi con từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì bồi
thường bằng tài sản của mình, khơng đủ thì cha mẹ bồi thường phần còn thiếu.
–Khi cha mẹ là người giám hộ thì dùng tài sản của người được giám hộ
bồi thường, nếu người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong giám

hộ thì khơng cần bồi thường.
Tuy nhiên, theo khoản 1 điều 599 Bộ Luật Dân sự 2015 nếu thiệt hại do
con chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường trực tiếp quản lý mà con gây
thiệt hại thì trường học chịu trách nhiệm bồi thường, lỗi của trường học là thiếu
trách nhiệm, lơ là nhiệm vụ. Nếu nhà trường chứng minh được họ khơng có lỗi
trong việc quản lý thì khơng phải bồi thường.
Ví dụ: A 14 tuổi sang ơng B hàng xóm chơi, do sơ ý nên A đã làm hỏng
chiếc laptop của nhà ông B. Thiệt hại ông B đi mua lại máy tính mới (cùng loại
với máy cũ) hết 12 triệu đồng. Ông B yêu cầu gia đình A bồi thường thiệt hại mà
A đã gây ra với số tiền 12 triệu đồng.
 Nghĩa vụ bồi thường thiệt hai do tài sản chung của vợ, chồng gây ra
Bồi thường thiệt hại do tài sản chung của vợ, chồng gây ra là một dạng
của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bên cạnh việc xem xét các yếu tố để
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn phải căn cứ vào các loại tài sản cụ
thể để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Chính vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây
ra cần phải được xem xét trên những khía cạnh sau:
+ Thứ nhất: Cần phải xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường
thiệt hại ngồi hợp đồng hay khơng, khi tài sản của vợ chồng gây thiệt hại.
Cụ thể là phải được xem xét dựa trên các yếu tố: Có thiệt hại thực tế xảy
ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi và có mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
+ Thứ hai: Cần phải xác định, tài sản gây thiệt hại là tài sản cụ thể nào.

13


Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể những trường hợp tài sản gây
thiệt hại và việc bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong những trường hợp cụ
thể như: đó là tài sản gì, là nguồn nguy hiểm cao độ hay là súc vật, cây cối hoặc

là nhà cửa, các cơng trình xây dựng khác.
+ Thứ ba: Cần phải xác định xem tài sản gây thiệt hại là tài sản chung hay
tài sản riêng của vợ, chồng.
Đây là vấn đề quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
trách nhiệm của một bên vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng.

 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản của vợ chồng là nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra
Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “ Nguồn nguy hiểm cao độ
bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy
công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng
xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.
Như vậy, với tính chất là “nguồn nguy hiểm cao độ”, những tài sản này
tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với đời sống xã hội. Chính vì vậy, người có tài sản
phải thực hiện tốt việc bảo quản trông giữ, vận chuyển và sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra được xác định trước hết là thuộc về chủ sở hữu tài sản.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định là trách nhiệm chung của
vợ chồng. Vợ chồng phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản chung của mình.

 Bồi thường thiệt hại do súc vật thuộc tài sản của vợ, chồng gây ra
Súc vật là thú dữ được thuần hóa, chúng hoạt động theo bản năng, con
người phải kiểm soát hoạt động của chúng để tránh tình trạng chúng gây thiệt
hại cho người khác. Tuy nhiên, trong trường hợp con người khơng kiểm sốt
được và chúng gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
sẽ được đặt ra.
Trường hợp súc vật là tài sản chung của vợ chồng gây thiệt hại “ Chủ sở
hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác…”

( Điều 603 khoản 1 Bộ Luật Dân sự năm 2015). Theo quy định của Bộ luật Dân
sự, nếu tài sản gây thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng.

14


Tuy nhiên, trừ trường hợp người bị gây thiệt hại hồn tồn có lỗi trong
việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình theo ( Điều 603 khoản 2 Bộ Luật Dân sự
năm 2015).

 Bồi thường thiệt hại do cây cối là tài sản của vợ chồng gây ra
“Chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gãy gây ra,
trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do
sự cố bất khả kháng” ( Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2015).
Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì nguyên tắc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước hết được xem xét đối với chủ sở hữu. Vì
vậy, nếu tài sản là cây cối thuộc sở hữu chung của vợ chồng gây thiệt hại thì vợ
chồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản thuộc sở hữu
chung.
 Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng gây ra
Khi tài sản chung của vợ chồng gây thiệt hại mà được xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại là của chủ sở hữu thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp này là trách nhiệm chung của vợ chồng theo điều 605.
Tài sản gây thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng, trên cơ sở này, căn cứ
vào quy định của pháp luật dân sự, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về
vợ chồng cũng như bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị thiệt hại.
6.

Cho một tình huống liên quan đến tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng.

a. Tình huống

Anh A và chị B kết hôn năm 2010, cả hai vợ chồng là công nhân. Trước
khi cưới chị B, anh A được cha mẹ tặng cho riêng 01 căn nhà, hiện được anh A
cho người khác thuê với giá 10 triệu đồng/ tháng. Chị B đề nghị anh A đưa 10
triệu cho thuê nhà hàng tháng để tiết kiệm làm tài sản chung của hai vợ chồng
nhưng anh A không đồng ý vì cho rằng đây là tài sản của anh.
Họ chỉ thống nhất được với nhau là thu nhập lương của 2 vợ chồng đều
đưa chị B quản lý, chi tiêu mua sắm trong gia đình. Mỗi ngày chị B đưa anh A
30.000 đồng ăn sáng, cà phê, xăng xe đi lại. Một hôm anh A mua vé số và may
mắn trúng giải đặc biệt 1,5 tỷ đồng. Anh A nói rằng số tiền 1,5 tỷ đồng là tài sản
riêng của anh vì anh mua vé số từ tiền mà chị B đã chia cho anh mỗi ngày và lập
luận rằng hơm đó anh đã khơng ăn sáng, cà phê mới có số tiền mua vé số. Tuy
nhiên chị B nói rằng số tiền 1,5 tỷ đồng là tài sản chung của 2 vợ chồng.
b. Câu hỏi
15


1. Mười triệu đồng tiền thuê nhà hàng tháng có phải là tài sản riêng của
anh A khơng? Vì sao? Căn cứ pháp lý nào?
2. Tiền trúng vé số 1,5 tỷ đồng có phải là tài sản chung của 2 vợ chồng
anh A chị B khơng? Vì sao? Căn cứ pháp lý nào?

c. Trả lời
1. Mười triệu đồng tiền thuê nhà hàng tháng có phải là tài sản riêng
của anh A khơng? Vì sao? Căn cứ pháp lý nào?
Khoản 1 Điều 33 và Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được
quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài
sản chung...”.
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết
hơn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài
sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của
Luậtnày; tài sảnphục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà
theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.
Căn nhà được mẹ anh A tặng cho trước thời kỳ hôn nhân và trong thời kỳ
hôn nhân anh A với chị B khơng có bất kỳ thỏa thuận nào khác về vấn đề tài sản
chung, riêng do đó theo quy định pháp luật trên thì căn nhà này sẽ là tài sản
riêng của anh A.
Anh A đã cho thuê căn nhà này với giá 10 triệu/tháng - đây là lợi tức phát
sinh từ tài sản riêng do đó đối chiếu với quy định tại Điều 33 Luật Hơn nhân và
gia đình năm 2014 nêu trên thì đây là tài sản chung của vợ chồng anh A, chị B.
2. Tiền trúng vé số 1,5 tỷ đồng có phải là tài sản chung của 2 vợ chồng
anh A chị B khơng? Vì sao? Căn cứ pháp lý nào?
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định:
Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
“Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp
quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này...".
Do vậy, khoản tiền trúng sổ xố được coi là tài sản chung của vợ chồng anh
A, chị B.
16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

Bộ luật dân sự 2015
Luật Hôn nhân và gia đình 2000
Luật Hơn nhân và gia đình 2014
Luật cư trú 2006
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Hôn nhân gia đình
2014
Thơng tư liên tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định
việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật
 Danh mục sách, báo, tạp chí
Giáo trình luật hơn nhân và gia đình 2014
Nguồn: />Nguồn: />Nguồn: />Nguồn: />Nguồn: />Nguồn:
/>
17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×